Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Hau qua cua bien doi khi hau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.24 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>6 hậu quả rõ nhất của biến đổi khí hậu</b>



<b>Biển đổi khí hậu khiến hoa nở sớm hơn, mùa sinh sản của động vật thay đổi và hoạt động quân sự tăng </b>
<b>mạnh ở Bắc Cực.</b>


Nhiệt độ trung bình tồn cầu đã tăng khoảng 0,74 độ C trong vịng 100 năm qua. Phân tích vai
trị của biến đổi khí hậu trong từng sự kiện thời tiết là việc khó, song trên thực tế giới khoa học
đã thấy rõ một số hậu quả, <i>Livescience</i> cho biết.


<b>Hoa nở sớm hơn, nhiều loài thực vật biến mất</b>


Một nghiên cứu về thực vật xung quanh thành phố Concord, bang Massachusette, Mỹ cho thấy, so với
những thập kỷ cuối của thế kỷ 19, thời điểm nở hoa của 43 loài cây phổ biến nhất trong khu vực này đến
sớm hơn trung bình 10 ngày. Nhiều lồi thực vật khác, bao gồm 15 loài phong lan, đã biến mất.


Thời điểm nở của nhiều loài hoa đã thay đổi do trái đất ấm hơn. Ảnh: <i>wallcoo.net</i>.
<b>Hoạt động quân sự tăng rõ rệt ở Bắc Cực</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

để chuẩn bị cho hoạt động tuần tra biên giới và phòng ngừa thảm họa khi sự hiện diện của con
người tại Bắc Cực ngày càng nhiều hơn.


<b>Mùa sinh sản của động vật thay đổi</b>


Do nhiệt độ tăng, mùa sinh sản của chim cánh cụt đang thay đổi. Một nghiên cứu, vừa được công
bố vào tháng 3, chứng minh rằng chim cánh cụt Gentoo đã thích nghi rất nhanh với thời tiết ấm
hơn, vì hoạt động sinh sản của chúng khơng phụ thuộc vào băng trên mặt biển như những loài
chim cánh cụt khác.


Chim cánh cụt không phải là những động vật đầu tiên thích nghi với biến đổi khí hậu. Nhiều
trung tâm bảo vệ động vật tại Mỹ cho biết, họ số lượng mèo bị bỏ rơi tăng lên do mùa sinh sản
của mèo kéo dài hơn.



<b>Cuộc sống của gấu trắng khó khăn hơn</b>


Một nghiên cứu vào năm 2011 cho thấy gấu trắng con phải bơi qua chặng đường dài hơn để tìm những
tảng băng ổn định. Tốc độ tan băng nhanh ở Bắc Cực buộc nhiều con gấu trắng bơi liên tục trong hơn 12
ngày để kiếm mồi. Tỷ lệ tử vong của những gấu con tăng tới 45% nếu chúng phải bơi hơn 48 km, trong
khi tỷ lệ đó chỉ là 18% nếu chúng bơi qua khoảng cách ngắn hơn.


Hoạt động kiếm mồi của gấu trắng tại Bắc Cực trở nên khó khăn hơn vì băng tan.
Ảnh: <i>treknature.com</i>.


<b>Động vật di chuyển lên cao hơn</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

bắc bang Arizona, Mỹ kiếm thức ăn ở những sườn núi cao hơn trong suốt mùa đông. Nai sừng
tấm ăn nhiều loại cây quan trọng đối với chim – như thích, dương lá rung – khiến số lượng chim
giảm.


<b>Tốc độ di chuyển của động vật tăng</b>


Các loài động vật đang dịch chuyển khỏi sinh cảnh của chúng với tốc độ lớn chưa từng có: trung
bình 17,6 km về phía hai cực của trái đất mỗi năm. Tốc độ dịch chuyển đạt mức lớn nhất ở
những khu vực mà nhiệt độ tăng nhiều nhất. Chẳng hạn, lồi chim chích Cetti đã di chuyển hơn
150 km về hướng bắc trong hai thập kỷ qua.


<b>Vài trăm lồi chim sẽ biến mất vì biến đổi khí hậu</b>



Các nhà khoa học lo ngại hàng trăm lồi chim nhiệt đới có thể tuyệt chủng ngay trong thế kỷ 21 do hiện
tượng trái đất ấm lên.


Hàng trăm lồi chim có thể tuyệt chủng ngay trong thế kỷ 21 vì hiện tượng ấm lên


tồn cầu. Ảnh: <i>youwall.com</i>.


Cagan Sekercioglu, một nhà nghiên cứu của Đại học Utah tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp dùng
mơ hình để tìm hiểu tương lai của các lồi chim khi nhiệt độ bề mặt trái đất tăng thêm 3,5 độ C.
Mơ hình cho thấy cứ mỗi khi nhiệt độ tăng thêm 1 độ C thì 100 tới 500 lồi chim sẽ chịu tác
động xấu – như môi trường sống thu hẹp, nguồn thức ăn giảm. Trong kịch bản xấu nhất, tối đa
900 lồi chim nhiệt đới có thể biến mất vĩnh viễn trước năm 2100 do nhiệt độ tăng, <i>BBC</i> cho
biết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Sekercioglu nói những lồi chim ở vùng nhiệt đới và sống trên núi sẽ hứng chịu tác động nặng nề
nhất khi địa cầu trở nên ấm hơn.


“Khi nhiệt độ tăng, chim phải thay đổi về mặt thể chất và di chuyển lên vị trí cao hơn để tăng khả
năng sống sót”, ơng giải thích.


Một số nghiên cứu từng chỉ ra rằng thực vật sẽ di chuyển lên những vị trí cao bởi hiện tượng ấm
lên toàn cầu. Như vậy, những khu rừng trên núi sẽ dịch lên phía đỉnh trong tương lai. Song khi
nhiệt độ tăng tới một ngưỡng nào đó, rừng sẽ lên tới tận đỉnh núi rồi biến mất. Lúc ấy chim
khơng cịn chỗ cư trú và kiếm mồi.


Tương tự, những khu rừng ven biển cũng có thể bị tàn phá mạnh hơn bởi xâm thực mặn và bão –
những hiện tượng có xu hướng tăng bởi tác động của biến đổi khí hậu. Tình trạng đó khiến cuộc
sống của những loài chim phân bố ven biển trở nên khắc nghiệt hơn.


Các loài chim sống trong rừng thấp ở những vùng có ít núi – như rừng Amazon hay vùng châu
thổ ở Cộng hòa dân chủ Congo – sẽ khơng thể tìm được mơi trường khác để di trú. Trong khi đó,
những lồi chim sống trong mơi trường mở - như savanna, đồng cỏ, sa mạc – sẽ chứng kiến tình
trạng mơi trường sống thu hẹp.


</div>


<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×