Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 36 tháng tuổi tại trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.75 KB, 29 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Nằm trong hệ thống giáo dục chung của Việt Nam, giáo dục mầm non được coi
là một ngành học, bậc học giữ vai trị nền tảng. Nó đặt nền móng cơ sở đầu tiên
cho việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ mầm non và chuẩn bị cho trẻ vào
lớp một. Mục tiêu mà giáo dục mầm non vươn tới đó là: Giúp trẻ phát triển về
thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực
và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa
tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc
học tập ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Trách nhiệm này
đặt trên vai ngành giáo dục đòi hỏi ngành phải có những nội dung, chương trình
phù hợp, đổi mới phương pháp hình thức dạy và học một cách tích cực. Giáo
dục khơng chỉ hồn thành việc đào tạo những con người thích ứng với xã hội
mà cịn đào tạo ra những con người đủ phẩm chất và trí tuệ, thể lực để đón đầu
sự phát triển của xã hội.
Trẻ em những năm đầu của cuộc sống còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc
của người lớn, đó là sự chăm sóc khơng chỉ là vật chất mà cịn cả về tinh thần.
Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có những vận động nhưng đó chỉ là
những vận động nhỏ từ các cơ non nớt của trẻ. Cùng với thời gian các cơ trong
cơ thể lớn dần vận động của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt và sự tham gia tích cực
của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân,
cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Nó giúp cho thể lực của trẻ phát
triển hài hịa. Do đó các hoạt động rèn luyện vận động phát triển thể lực cho trẻ
đóng một vai trị cần thiết trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Nó có ý nghĩa


quan trọng đối với sự phát triển thể lực và giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển.

Vai trò đầu tiên của các hoạt động phát triển thể chất là nâng cao phát triển thể


lực sức khoẻ. Các hoạt động tập luyện, vui chơi, ngoài việc giúp trẻ phát triển
các kỹ năng vận động cịn giúp trẻ có sức khoẻ tốt cân đối hài hồ. Có thể thấy
một số cơng trình nghiên cứu khoa học đã xác định được rằng, cử động có mối
quan hệ với q trình nhận thức, vì một lý do nào đó mà cử động phát triển
chậm thì dù có được chăm sóc vệ sinh tốt, trẻ vẫn bị phát triển chậm về thần
kinh, tâm lý.
Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ, ngồi
việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển, trẻ cịn cần phải
có sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xun có mục đích với người lớn
dưới hình thức trị chơi. Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng các vận động cơ bản,
các trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm cho trẻ sảng khoái tinh thần
vui vẻ, trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn, khéo léo và tự tin hơn. Xuất phát từ vai
trò quan trọng của các hoạt động phát triển thể chất nhằm nâng cao thể lực cho
trẻ, tôi thấy việc tổ chức vận động cơ bản, các trò chơi vận động là một việc làm
cần thiết và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trên thực tế hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non, đặc biệt là lứa
tuổi 24 – 36 tháng rất khô khan chỉ thực hiện đúng phương pháp. Các vận động
cơ bản, trò chơi vận động cứ lặp đi lặp lại gây sự nhàm chán đối với trẻ, dẫn đến
trẻ nhút nhát càng nhút nhát hơn, không mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động,
khơng phát huy tính tích cực của trẻ… Chính vì vậy tơi đã chọn đề tài: “Một số
biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi B tại trường mầm non TT
Yên Lạc”.

Với đề tài này mục đích là đánh giá thực chất việc giáo dục thể chất cho
trẻ ở trường Mầm non TT Yên Lạc nói chung, lớp mẫu giáo lớn B1 nói riêng.
Tìm ra các biện pháp sáng tạo trong việc giáo dục thể chất giúp trẻ thích tập


luyện và hào hứng trong các bài tập. Từ đó hình thành cho trẻ có ý thức tập
luyện, nhân cách ban đầu ở trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ

mầm non nói chung và các cháu lớp 24-36 tháng tuổi B trường mầm non TT
Yên Lạc năm học 2015- 2016.
2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 24 36 tháng tuổi B tại trường mầm non TT Yên Lạc”

3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Kim Thị Thanh Hà
- Địa chỉ tác giả sáng kiên: Trường mầm non thị trấn Yên Lạc
- Số điện thoại: 098.157.0168
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Kim Thị Thanh Hà
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Nghiên cứu lĩnh vực " Phát triển thể chất ’’ (Môn thể dục ) cho trẻ 24-36 tháng
tuổi.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2016 đưa các giải pháp áp dụng vào thực
tiễn giảng dạy “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho
trẻ 24-36 tháng tuổi B” ở trường Mầm non thị trấn Yên Lạc - huyện Yên Lạc Tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1 Về nội dung của sáng kiến:
1.

Cơ sở lí luận:


Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, giáo dục thể chất là một
nhiệm vụ hết sức quan trọng và là chuyên đề trọng tâm trong năm học 2015 –
2016 đối với trẻ mầm non nói chung và đặc biệt là trẻ nhà trẻ nói riêng. Phát
triển vận động là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung
quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc,
khám phá thế giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt

động và trẻ sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ đó
mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của
vận động cũng giúp rèn một số kỹ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì…
Tham gia vào các vận động cơ bản, trò chơi vận động trẻ tự điều chỉnh được
nhịp điệu, lượng vận động và loại trừ sự mệt mỏi. Đồng thời các vận động cơ
bản, trò chơi vận động tác động vào hệ thần kinh, các q trình hưng phấn, ức
chế được hồn thiện và cân bằng. Đây chính là điều kiện để hình thành các thói
quen vận động cho trẻ.
Giáo dục thể chất cịn làm thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ, đem lại cảm xúc,
sự vui sướng, tăng q trình tuần hồn, hơ hấp của cơ thể trẻ, làm thay đổi trạng
thái cơ thể giữa các hoạt động. Có thể nói, giáo dục thể chất là hình thức hoạt
động phát triển vận động phù hợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non nói
chung và trẻ nhà trẻ nói riêng. Giáo dục thể chất không những giúp trẻ phát triển
về thể lực mà cịn phát huy tính tích cực, ham muốn vận động. Vì vậy mỗi giáo
viên cần quan tâm đến các vận động cơ bản, trò chơi vận động và sử dụng một
cách tối đa để giúp trẻ phát triển toàn diện.
Giáo dục thể chất mầm non

nhằm giáo dục phát triển tồn diện cho trẻ, thơng qua

các vận động: Đi, chạy, nhảy, bị, trườn, trèo, tung, ném, bắt… trẻ có nhiều cơ
hội để luyện tập vận động, rèn luyện tố chất mạnh dạn, khéo léo, nhanh nhẹn,
dẻo dai của cơ thể.
Ở trường Mầm non việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ thơng qua nhiều nội
dung như: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động tinh – vận động thô


cho trẻ… Do vậy giúp trẻ phát triển thể chất là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của người giáo viên Mầm non.
Việc giáo dục thể chất không chỉ bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà nó cịn là

tiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể, song với tình hình của lớp
tơi là một lớp có tỷ lệ trẻ thấp cịi cao có một cháu béo phì và 100% các cháu
mới lần đầu tiên đến trường lớp học, nên trẻ rất ít tham gia các vận động vì sức
khỏe trẻ khơng đảm bảo và cịn nhút nhát do mới đi học khơng quen. Có chăng
trẻ chỉ vận động một cách đối phó và lười vận đông. Tôi đã đến động viên trẻ
nhưng trẻ vẫn trốn tránh khơng vận động, tơi hỏi trẻ vì sao cháu không lên thực
hiện? Trẻ trả lời: Thưa cô, cháu không làm được. Nắm vững được đặc điểm tâm
lý của trẻ tôi đến bên trẻ động viên trẻ lên thực hiện và kêu gọi lớp động viên cỗ
vũ trẻ lên thực hiện, khi trẻ thực hiện xong thì tuyên dương trẻ kịp thời, hơn nữa
tôi luôn trao đổi với phụ huynh về nhà giúp đỡ động viên trẻ. Song một số trẻ
vẫn chưa hứng thú trong hoạt động, vì thế tơi muốn tìm ra các phương pháp để
giáo dục thể chất cho trẻ giúp trẻ hứng thú và tham gia tích cực các vận động.
Bản thân là một giáo viên mầm non, đây là một đề tài khá khó. Nhưng tơi đã
quyết tâm thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 2436 tháng tuổi B tại trường mầm non TT Yên Lạc”

của mình dựa trên nguyên tắc:

- Nội dung giáo dục thể chất được thực hiện thông qua tất cả các hoạt động
trong ngày của trẻ nhất là qua giờ thể dục sáng, các tiết học thể dục, qua hoạt
động ngoài trời…
- Nội dung giáo dục thể chất được tích hợp phù hợp vào các hoạt động từ dễ đến
khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ.
- Các hoạt động phải gần gũi không xa lạ gắn với thực tế của địa phương, đảm
bảo tự nhiên, nhẹ nhàng.
b. Cơ sở thực tiễn:
b.1. Đặc điểm tình hình chung


Hiện tại trường mầm non thị trấn yên lạc có 25 nhóm lớp trong đó có 2
nhóm lớp 24-36 tháng tuổi với 4 giáo viên giảng dạy. Trong đó có 3 giáo viên

có trình độ Đại học, 1 giáo viên có trình độ Cao Đẳng. Các giáo viên đều được
hưởng mọi chế độ và quyền lợi theo đúng Bộ luật lao động nên các giáo viên
đều yên tâm công tác.
b.2.Thuận lợi:
Các cấp lãnh đạo Sở Giáo dục và phòng Giao dục luôn quan tâm đến việc
phát triển thể chất cho trẻ, mở lớp tập huấn, các buổi kiến tập, nhằm nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện các mục tiêu của ngành.
Được sự động viên giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Ban giám hiệu và của các giáo
viên trong trường tơi ln hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Lớp học tương đối đầy đủ đồ dùng phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ. Có
phịng học rộng rãi thống mát, sân trường sạch đẹp, an tồn, giáo viên có
chun mơn nghiệp vụ, u trẻ, trẻ khỏe nhiệt tình.
Ban đại diện phụ huynh lớp cũng tích cực ủng hộ tơi trong qua trình giảng dạy
và thực hiện nhiệm vụ được giao.
Lớp có 2 cơ đều đạt trình độ trên chuẩn, bản thân tơi ln tìm tòi những bài tập
thể dục, các trò chơi vận động, học hỏi các cách tận dụng những nguồn nguyên
vật liệu thải bỏ để có thể biến chúng thành những dụng cụ học tập và đồ chơi
đơn giản giúp trẻ được học, được khám phá và khắc sâu kiến thức.
b.3. Khó khăn:
Tỷ lệ trẻ nam và trẻ nữ trong lớp còn chênh lệch khá nhiều vì vậy đơi khi cịn
ảnh hưởng đến việc áp dụng trò chơi khi dạy trẻ.
Do đặc thù của khu dân cư phần lớn là dân buôn bán từ các xã khác đến
thuê nhà và sinh sống nên họ cũng chưa quan tâm sát sao đến việc học của con
mình.


Các loại đồ dùng phục vụ cho các tiết học vận động đã cũ và lạc hậu, trang thiết
bị hiện đại còn thiếu.
Đa số trẻ trẻ mới lần đầu đi học cịn nhút nhát chưa tích cực tham gia
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã làm một số khảo sát đối với trẻ:

BẢNG KHẢO SÁT TỈ LỆ TRẺ ĐẦU NĂM
Số trẻ đầu năm: 30 trẻ

Mục tiêu
Nội dung
Trẻ hứng thú tham gia
giờ học

Về giáo dục

Thực hiện được các kỹ
năng vận động
Trẻ tập trung chú ý

Số trẻ

Tỉ lệ

23/30

76,6 %

20/30

66,6%

24/30

80 %


27/30

90%

trong giờ học
Cân nặng
Về sức khỏe
Chiều cao

26/30

86,6%

Qua bảng khảo sát trên tôi thấy việc các mặt phát triển của trẻ còn khá
thấp, trẻ chưa hứng thú tham gia các giờ học thể dục, kỹ năng thực hiện các vận
động còn kém, trẻ chưa tập trung chú ý trong giờ học, trẻ chưa linh hoạt, chưa
nhanh nhẹn, nhiều trẻ có nguy sơ suy dinh dưỡng, thấp cịi nên tơi ln băn
khoăn làm sao để nâng cao tỉ lệ cho trẻ và đưa ra một số biện pháp nâng cao
chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ.


c. Biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phát triển thể chất cho trẻ.
Căn cứ vào kế hoạch nhà trường xây dựng đầu năm học, căn cứ vào kế hoạch
thực hiện chương trình năm học, căn cứ vào các giai đoạn phát triển vận động,
căn cứ vào tình hình thực tế của trẻ 24-36 tháng tuổi tơi phụ trách tôi đã xây
dựng kế hoạch phát triển vận động cho trẻ từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016.
Sau khi xây dựng kế hoạch, trong buổi sinh hoạt chuyên môn đầu năm, tôi cùng
các đồng nghiệp trong khối nhà trẻ trao đổi thảo luận, chỉnh sửa và báo cáo lãnh
đạo chuyên môn nhà trường duyệt đi đến thống nhất.


Tuần

Tên chủ đề

123;

- Thổi bóng
Bé và các
bạn
(3t)

456-

Thể dục sáng

VĐCB

TCVĐ

- Bị trong đường hẹp

- Nu na nu nống

- Đi trong đường hẹp

- Mèo và chim sẻ

- Đi trong đường ngoằn


- Chim sẻ và ô tô

ngoèo
- Chim sẻ

Đồ chơi của

- Bò thẳng hướng trong
đường hẹp ( 2 lần)



- Ơ tơ và chim sẻ
- Con bọ dừa

- Đi bước vào các ô

(4t)

7;
8-

Các bác các

- Thổi bóng

9;

cơ trong nhà - Tập với cờ nơ - Ném bóng về phía
trẻ (2t)


10-11-

Cây và

12-

những bơng

thấp, tập với túi

hoa đẹp (4t)

cát.

13;

- Cây cao cây

- Đi theo hiệu lệnh

- Lộn cầu vồng
- Trời nắng trời

trước

mưa

- Nhảy bật tại chỗ


- Dung dăng

- Ném trúng đích( dự kến
2 lần)

dung dẻ, hái quả.
- Gieo hạt


- Đi bước qua gậy kê cao - Gà vào vườn
hoa
14-1516-17-

- Gà trống

- Tung bóng bằng 2 tay.

- Mèo con

- Đi có mang vật trên tay - Trời nắng trời

- Tập với gậy

- Đứng co một chân ( dự

Những con

18-

vật đáng u


19;

(6t)

kiến 2 lần)

- Mèo và chim sẻ

mưa
- Ơ tơ và chim sẻ

- Trườn sấp dưới vật ( có - Phi ngựa
thể thực hiện 2 lần)
20-2122;

- Tập với cờ,
Ngày tết vui nơ.
vẻ (3t)

23-24-

Mẹ và

25-

những người

26;


thân yêu của
bé (4t)

27-2829-30-

đến khắp

31-

mọi nơi

32;

bằng phương

- Lộn cầu vồng

- Bị thẳng hướng có

- Hái quả

- Cây cao cỏ

mang vật trên lưng.( 2

thấp.

lần)

- Ồ sao bé


- Chạy đổi hướng ( dự

không lắc.

kiến 2 lần)

- Về đúng nhà

- Tập với các

- Bò thấp chui qua cổng

- Gà vào vườn

- Nu na nu nống

động tác hoặc

về nhà ( Có thể thực hiện rau
với gậy, túi cát. 2 lần)
- Lộn cầu vồng
- Máy bay

Có thể đi

- Chạy theo hướng thẳng

- Tập với bóng


- Bật xa bằng 2 chân ( dự - Một đồn tàu
kiến 2 lần)
- Ném bóng về phía
trước.

- Ơ tơ và chim sẻ
- Dung dăng
dung dẻ

- Đứng co 1 chân ( dự

tiện gì? (6t)

kiến 2 lần)
3334;

Mùa hè đến

- Ồ sao bé

- Đi kết hợp với chạy (Đi - Con rùa

không lắc

chạy đuổi bắt theo cô)

- Trời nắng trời


rồi (2t)

35.

Bé lên mẫu

- Tập với nơ

- Bật qua vạch kẻ ( 3

mưa

vạch)
- Thổi bóng

- Tung bắt bóng qua dây

- Phi ngựa

giáo (1t)
* Kết quả:
Kế hoạch phát triển vận động cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi đã được Ban giám hiệu nhà
trường duyệt và tạo những điều kiện tốt nhất để cô và trẻ cùng thực hiện.
Biện pháp 2: Giáo dục thể chất thông qua thể dục sáng:
Như chúng ta đã biết, thể dục buổi sáng hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục
và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ 24-36 tháng tuổi và mầm non. Buổi sáng
ngay sau khi ngủ dậy tập bài thể dục đơn giản, trẻ sẽ tích lũy được sự sảng
khoái cho cả ngày. Tập luyện như vậy nâng cao hoạt động của các cơ quan của
cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các
nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn.
Tiến hành thể dục sáng hàng ngày cho trẻ vào một thời gian nhất định trước các
hoạt động khác trong ngày, thời gian tập khoảng 10 phút. Cũng như các buổi tập

khác, trẻ nên mặc quần áo thích hợp để dễ vận động.
Giáo viên nên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là
cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động
thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đúng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ,
chạy và làm các cử động khác. Số lần lập lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất
mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ. Những bài tập khó, có khối
lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2-3 lần, còn động tác phát triển chung đối với
tay, chân thì nên từ 4-6 lần.
Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết
động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập phải có tác động hồn
thiện kĩ năng đi, chạy, bị, ném… thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, tạo sự


hoạt động tích cực của cơ quan hơ hấp, tuần hồn, các nhóm cơ… Sẽ rất tốt nếu
tổ chức thể dục buổi sáng bằng các trị chơi vận động có chủ đề gồm 3 – 4 động
tác thể dục. Không nên quên đi bộ, đi lại nhẹ nhàng 1-2 phút nhằm hồi tĩnh,
điều hòa hoạt động tim, chuyển dần cơ thể vào trạng thái yên tĩnh bình thường.
Mỗi lần tập thể dục sáng cần thay đổi chủ đề trò chơi. Sự đa dạng đó phụ thuộc
vào óc tưởng tượng của mỗi chúng ta. Có thể soạn các bài tập có động tác bướm
bay, chim bay…
Để hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết ngay từ khi cịn
nhỏ, hàng ngày vào các buổi sáng trường mầm non TT Yên Lạc tổ chức hoạt
động thể dục sáng cho trẻ. Với những động tác đơn giản trẻ được tập theo nhạc
góp phần rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng cảm nhận cái đẹp
qua vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng đúng tư thế, sự hứng thú đối với các loại
vận động và đối với hoạt động tập thể. Rèn luyện tính tổ chức kỷ luật, tinh thần
tập thể, lòng tự tin và khả năng tự lập cho trẻ.
* Kết quả: Qua các bài tập thể dục sáng giúp cho trẻ sảng khối cả ngày, thúc
đẩy sự hình thành tư thế đúng, kích thích hoạt động tích cực của các cơ quan hơ
hấp, tuần hồn, các nhóm cơ… giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt khi bước vào một

ngày mới
Biện pháp 3: Giáo dục thể chất thông qua giờ thể dục
* Khởi động:
Để trẻ tập trung chú ý, giáo viên cần sử dụng tín hiệu khác nhau như: trống, xắc
xơ… Ngồi ra, nếu có điều kiện, giáo viên sử dụng tín hiệu âm thanh – âm
nhạc, đó là tín hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Tuy nhiên, trong một tiết học,
giáo viên nên sử dụng một loại dụng cụ tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng
đến sự chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu trên, giáo viên có thể sử dụng
khẩu lệnh, mệnh lệnh. Trong tiết học thể dục việc sử dụng khẩu lệnh và mệnh
lệnh cũng hết sức quan trọng. Mục đích của khẩu lệnh là giúp trẻ phản ứng kịp


thời khi bắt đầu và kết thúc hoạt động, tốc độ và hướng chuyển động. Mệnh
lệnh là những những lời nói của giáo viên tự nghĩ ra, mệnh lệnh được sử dụng
để thực hiện những nhiệm vụ có liên quan đến việc phân chia và thu dọn dụng
cụ. Nhiều bài tập được tiến hành theo nhạc thì dự lệnh của khẩu lệnh phải bằng
lời nói, cịn phần động lệnh tín hiệu để thực hiện sẽ sử dụng hợp cùng đầu tiên.
Có thể tiến hành phần khởi động như sau:
Giáo viên cho trẻ đi bộ thành vịng trịn khép kín, giáo viên đi vào phía trong
vịng trịn và đi ngược chiều với trẻ để theo dõi và điều khiển trẻ tập. Cho trẻ đi
các kiểu đi: Đi thường 4m, đi nhanh 2m, đi thường 4m, đi chậm 2m. Đi như vậy
khoảng 2 – 3lần. Sau đó chuyển sang phần trọng động.
* Trọng động:
Tập những động tác mới, hoặc ôn động tác cũ hay nâng cao trình độ luyện tập
của trẻ.
+ Rèn luyện phát triển thân thể toàn diện và các tố chất thể lực.
- Thực hiện bài tập phát triển chung:
+ Phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính: Cơ bả vai, cơ chân, cơ bụng…
những động tác hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản.
Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “Ném xa” thì khi chọn động tác cho bài tập

phát triển chung, giáo viên lưu ý chọn động tác tay đưa từ dưới lên cao và tập
động tác này số lần nhiều hơn (Động tác nhấn mạnh) các động tác còn lại. Hoặc
bài tập vận động cơ bản là “Bật xa”, nhiệm vụ chính là tập cho trẻ biết nhún
chân, giáo viên nên chọn bài tập phát triển chung có động tác đứng lên ngồi
xuống nhiều hơn (Động tác nhấn mạnh).
Khi tập, nên cho trẻ cầm các dụng cụ như cờ, nơ, gậy thể dục,… nhưng các
dụng cụ đó phải phù hợp với vận động và khơng gây mệt mỏi cho trẻ. Các dụng
cụ đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp đặt theo từng thể loại


để dễ lấy và phân phát cho trẻ. Khi chia dụng cụ cho trẻ, giáo viên phải lựa chọn
các biện pháp sao cho không mất thời gian và phải được tiến hành nhanh, gọn.
Cần chú ý kết hợp sử dụng dụng cụ và tập tay không cho trẻ để trẻ có cảm giác
đúng về động tác khi tập khơng có dụng cụ.
- Vận động cơ bản
Hình thành và rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản ở trẻ, giáo viên cần hướng dẫn
chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu tiến hành theo các bước sau: Cơ làm mẫu lần
khơng phân tích cách tập, lần 2 cơ làm mẫu phân tích rõ cách tập, cho trẻ lên tập
thử ( Nếu trẻ làm sai cơ sửa sai cho trẻ có thể làm mẫu lại lần nữa và nói rõ cách
tập). Sau đó cơ lần lượt cho cả lớp tập, cô bao quát, theo dõi chú ý sửa sai cho
trẻ, khuyến khích động viên trẻ tham gia vận động. Giáo viên áp dụng các hình
thức tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc vào bài tập và khả năng của trẻ.
Ví dụ:

Dạy cho trẻ thực hiện bài tập “Đi trong đường ngoằn ngoèo” cơ giáo

có thể gợi ý: Đây là đường đến nhà bạn búp bê, hơm nay bạn ấy mời lớp mình
đến thăm nhà bạn, chúng mình muốn đi khơng? Để đến được nhà bạn búp bê
phải đi qua con đường ngoằn ngoèo rất khó đi, khi đi trong đường ngoằn ngoèo
này chúng mình sẽ đi như thế nào?



Hơm nay cơ sẽ cho các con tập bài đi trong đường ngoằn ngoèo
+ Cơ làm mẫu lần 1 ( Khơng phân tích)
+ Cơ làm mẫu lần 2 giải thích: Tư thế chuẩn bị đứng tự nhiên, hai tay thả

xi, mắt nhìn về phía trước, khi có hiệu lệnh cơ đi vào trong đường ngoằn
ngoèo bước khéo léo chân nọ nối tiếp chân kia, hai tay vung tự nhiên, mắt nhìn
thẳng về phía trước. Cứ như thế đi nhẹ nhàng trong đường ngoằn ngoèo sao cho
không dẫm vào vạch đến nhà búp bê cô chào bạn và về cuối hàng
+ Mời 1-2 trẻ lên thực hiện (Cô quan sát sửa sai)
+ Lớp thực hiện lần lượt (Cô quan sát sửa sai)


+ Chia 2 nhóm thi đua thực hiện (Cơ bao qt và sửa sai)
Phương pháp thi đua có 2 hình thức: Thi đua cá nhân và thi đua đồng đội:
Thi đua cá nhân: Giáo viên chúng ta cần lưu ý nên chọn các cháu có sức, mức
độ thực hiện động tác gần ngang nhau để tránh gây chán nản ở trẻ.
Thi đua đồng đội: Giáo viên phải chú ý phân chia đội làm sao cho tương đối
vừa sức, số lượng bằng nhau, các đội bắt đầu thực hiện cùng lúc.
Khi trẻ chơi xong giáo viên phải là người phân xử thắng thua một cách khách
quan, khơng thiên vị thì sẽ có tác dụng giáo dục sự cơng bằng trong một tập thể
trẻ nhỏ.
Khi trẻ thực hiện tránh trẻ hưng phấn quá mức.
- Trò chơi vận động:
Như chúng ta đã biết trò chơi vận động, trò chơi dân gian là hai trò chơi nổi bật
của trẻ mầm non. Cả hai loại trị chơi này đều mang một mục đích đó là giúp trẻ
rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo, phát triển các tố chất vận động cho trẻ. Do vậy
khi lựa chọn các trị chơi tơi ln dựa vào điều kiện của địa phương, trường,
lớp, sự hứng thú và khả năng của trẻ, dựa vào mục đích cần phát triển kỹ năng,

kĩ xảo vận động nào ở trẻ mà lựa chọn trò chơi phù hợp với yêu cầu của giáo
dục và rèn luyện. Lựa chọn trò chơi vận động phải lưu ý thời gian trong
ngày.Vào buổi sáng tơi chọn những trị chơi có vận động tích cực cịn buổi
chiều thì cho trẻ chơi những trị chơi có vận động nhẹ nhàng hơn để đảm bảo
cho trẻ nghỉ ngơi tích cực. Ngồi ra tôi cần chú ý đến thời tiết. Trời lạnh, trẻ
mặc nhiều quần áo do đó tơi khơng chọn những trị chơi có nhiều vận động khó
mà chọn các trị chơi sao cho tất cả trẻ đều được tham gia. Khi lựa chọn các trò
chơi vận động cho trẻ nhà trẻ tơi thực hiện theo các tiêu chí sau:
+ Trị chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
+ Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.


+ Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.
+ Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
Khi chơi trò chơi vận động có tác dụng củng cố nội dung vận động hoặc chuyển
tiếp từ hoạt động động sang hoạt động tĩnh, trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên,
thoải mái.…
Giáo viên cần lựa chọn các trò chơi vận động, trò chơi dân gian, bài đồng dao…
nội dung phải ngắn gọn dễ thuộc và phù hợp với chủ đề chủ điểm, bài thơ và bài
ca phải vui nhộn.
Với trò vận động sẽ giúp trẻ phát triển các cơ, sự khéo léo nhanh nhẹn của
tay chân đồng thời rất hứng thú khi được tham gia các vận động. Khi chơi trò
chơi vận động, hệ vận động được củng cố, các hệ cơ bắp của cơ thể trẻ trở nên
rắn chắc hơn, tăng cường sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho việc rèn luyện thể
lực. Củng cố rèn luyện và hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Giáo viên lựa
chọn những trò chơi vận động cơ bản như trò chơi: Chi sẻ và ô tô, lộn cầu vồng,
bắt chước tạo dáng, cáo và thỏ …
Ví dụ 1: Bài tập vận động đi, chạy thì trị chơi vận động là “Đi, chạy theo
tính hiệu”; ném xa bằng một tay thì trị chơi vận động là “Ném quai dây”. Mục
đích nhằm rèn luyện những kĩ năng của các vận động cơ bản.

Ví dụ 2: Với vận động: “Đi bước qua dây” cơ chọn trị chơi “Phi ngựa”
việc chạy nâng cao đùi sẽ có tác dung hỗ trợ cơ đùi đối với kỹ năng đi bước của
trẻ.
-Hồi tĩnh:
Đưa cơ thể về trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục, Giáo viên
phải làm cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi đỡ mệt mỏi, khơng chán học.
Giáo viên có thể tiến hành nhiều hình thức: Cho trẻ đi nhẹ nhàng vịng trịn, hít
thở, trị chơi vận động chim bay…


* Nhận xét tiết học
Giáo viên có thể nhận xét ngay trong tiết học hoặc cuối tiết học, trong tiết học
khen trẻ kịp thời, động viên trẻ thực hiện. Cuối tiết học chủ yếu động viên trẻ,
khen là chính, những trẻ thực hiện chưa đúng lần sau cố gắng hơn.
* Kết quả: Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung và các trò chơi vận động, trò chơi
dân gian theo chủ đề ngay từ đầu năm và xây dựng kế hoạch sát với tình hình
thực tế nên khi thực hiện rất phù hợp, trẻ có những giờ tập luyện với những trị
chơi vận động vừa sức nhưng cũng khơng kém phần hấp dẫn. Kiến

thức, kỹ năng

được nâng cao rõ rệt. Kết quả nhận thức trên trẻ đạt chất lượng hơn, 96,6% trẻ thực hiện thành thạo kỹ
năng vận động. Đặc biệt là các giờ học thể dục mang tính tổng hợp như: Ném xa – đi trong đường hẹp, bò
chui qua cổng… trẻ thực hiện tốt các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng. Do

đó khơng những trẻ

phát triển được các vận động tinh, thơ, mà bên cạnh đó các tố chất nhanh mạnh,
bền, khéo cũng được phát triển.
Biện pháp 4: Giáo dục thể chất qua các hội thi

Hội khỏe măng non là một hoạt động thể dục thể thao bổ ích của trường
mầm non giúp trẻ được giao lưu học hỏi với các bạn trong trường góp phần
khẳng định những thành tích trong phong trào rèn luyện thân thể, đồng thời là
động lực để đẩy mạnh hoạt động giáo dục thể chất và tinh thần, mạnh dạn tự tin,
tích cực tham gia các hoạt động. Thơng qua hội thi giúp trẻ nhận thức sâu hơn
về bản thân. Phát triển khả năng vận động thô, vận động tinh, khả năng xử lý
các tình huống thường gặp trong cuộc sống.
Dựa vào mục đích của chương trình giáo dục mầm non: Làm sao để tạo cơ hội
cho trẻ được trải nghiệm sáng tạo, thể hiện mình và trẻ có nhu cầu bộc lộ mình
qua phát triển vận động. Từ đó tơi có suy nghĩ và áp dụng liên kết xây dựng hội
thi vào các hoạt động giáo dục thể chất để mọi trẻ đều được tham gia tích cực
vào hội thi đó


Ví dụ: Với hoạt động giáo dục thể chất là: Bị chui qua cổng; Trị chơi: Truyền
bóng.
+ Khởi động: Màn chào hỏi
+ Bài tập phát triển chung: Phần thi đồng diễn (trẻ tập các động tác thể dục theo
hiệu lệnh của cô hoặc theo lời bài hát về chủ đề)
+ Vận động cơ bản: Phần thi tài năng (Trẻ bò chui qua cổng)
+ Trò chơi: Phần thi đồng đội (Chuyền bóng)
+ Hồi tĩnh: (Đi nhẹ nhàng theo vịng trịn)
Với các nội dung xuyên suốt trong hội thi của ngày hội như vậy trẻ thể hiện và
hứng thú tích cực tham gia hoạt động.
Khi dạy trẻ chủ đề “Ngày tết vui vẻ” tôi tổ chức cho trẻ tham gia hội thi: Vui hội
ngày xuân
Ví dụ: Với hoạt động giáo dục thể chất là: Ném xa bằng một tay. Trò chơi: Phi
ngựa
+ Khởi động: Cho trẻ lên tàu đi thăm các vùng miền đất nước
+ Bài tập phát triển chung: Phần thi đồng diễn (Trẻ tập các động tác thể dục

theo hiệu lệnh của cô hoặc theo lời bài hát về chủ đề này)
+ Vận động cơ bản: Phần thi tài năng (Trẻ ném xa bằng 1 tay)
+ Trò chơi: Phần thi nhanh – khỏe (Phi ngựa)
+ Hồi tĩnh: (Đi nhẹ nhàng theo vòng tròn)
Với các nội dung xuyên suốt trong hội thi của ngày hội như vậy trẻ thể hiện và
hứng thú tích cực tham gia hoạt động.
* Kết quả: Việc cho trẻ trải nghiệm qua hội thi trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia
tích cực. Giao tiếp của trẻ đuocj mở rộng và phát triển


Biện pháp 5: Giáo dục thể chất cho trẻ thông qua hoạt động ngồi trời:
Những trị chơi ngồi trời của trẻ là vơ cùng phong phú, song chọn trị
chơi nào cho phù hợp và khiến trẻ hứng thú là cả một vấn đề. Di sản văn hóa
truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói trị
chơi dân gian cũng là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Nó được kết
thành từ q trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui
sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian
với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều
thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia
sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh
các em đẹp hơn và rộng mở, tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý
báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Đúng
như PGS.TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã
nói: “ Cuộc sống đối với trẻ em khơng thể thiếu những trị chơi. Trị chơi dân gian khơng đơn thuần là
một trị chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò
chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các
em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội cơng nghiệp,
chỉ quen với máy móc và khơng có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em
không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước – đang ngày càng bị mai
một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà cịn ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và

quay về nguồn gốc với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”.

Chính vì lẽ đó mà việc chọn các trò chơi để tổ chức trò chơi trong giờ
hoạt động ngồi trời là cần thiết và rất hữu ích, giáo viên cần trang bị cho mình
kiến thức về các trò chơi dân gian và trò chơi vận động sưu tầm thật nhiều các
loại hình trị chơi để thường xun tổ chức và thay đổi cho trẻ.
* Lựa chọn các trò chơi vận động và trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi
của trẻ:
Giáo viên nên có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ trị chơi có luật và cách
chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu, phù hợp với từng lứa tuổi.


Trẻ 24-36 tháng tuổi khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ mang tính
cảm tính, cịn chậm hơn so với trẻ mẫu giáo bé – nhỡ và Lớn. Vì thế, trẻ chỉ
chơi được những trị chơi ngắn, dễ và đơn giản.
Khi lựa chọn các trò chơi cho trẻ 24-36 tháng tuổi, tôi thực hiện theo các tiêu
chí sau:
+ Trị chơi đơn giản, khơng q phức tạp.
+ Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
+ Gây hứng thú, thu hút sự hứng thú của trẻ.
+ Giúp củng cố ngôn ngữ, kỹ năng vận động cho trẻ.
+ Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
Từ những tiêu chí trên, tơi đã lựa chọn các trị chơi sau cho trẻ 24-36 tháng tuổi:
Một số trò chơi phát triển vận động cho trẻ
Chủ đề

Trò chơi vận động

Trò chơi dân gian


Đi theo hiệu lệnh

Nu na nu nống

Đi trong đường hẹp

Chi chi chành chành

Chạy theo hướng thẳng

Kéo cưa lừa xẻ

Đi trong đường ngoằn

Bắt bướm

ngoèo

Lộn cầu vống

Đi bước qua gậy kê cao

Thả đỉa ba ba

Các cơ các bác

Đi có bê vật trên tay

Rồng rắn lên mây


trong nhà trẻ

Tung bóng bằng 2 tay

Thỏ nhảy

Bé và các bạn

Đồ chơi của bé


Đi bước vào các ô

Kéo cưa lừa xẻ

Cây và những

Ném bóng về phía trước

Bắt bướm

bơng hoa đẹp

Bước lên xuống bậc cao

Trời nắng, trời mưa

Chạy đổi hướng

Phi ngựa


Đi kết hợp chạy
Những con vật
đáng u

Tung bắt bóng cùng cơ

Ơ tơ và chim sẻ
Con bọ dừa

Bước lên xuống vịn

Dung dăng dung rẻ

Bật qua vạch kẻ

Con rùa

Nhún bật về phía trước

Lộn cầu vồng

Tung bóng qua dây

Trời nắng, trời mưa

Bò chui qua cổng

Bắt bướm


Bò, trườn qua vật cản

Trời nắng, trời mưa

Đứng co 1 chân

Bịt mắt bắt dê

Ngày tết vui vẻ

Gia đình than yêu
của bé

Bé đi chơi bằng
PTGT gì?

Mùa hè đến rồi bé Bật xa bằng 2 chân
lên mẫu giáo

Lộn cầu vồng

* Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham
gia vào các trò chơi dân gian
– Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho các trò chơi dân gian:
Đồ dùng, đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vơ cùng đa dạng và phong
phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của


từng trị chơi. Mỗi trị chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi
tương ứng mà thiếu nó thì trị chơi khơng thể tiến hành được.

Ví dụ: Trị chơi “Bắt bướm” thì cần phải có 1 con bướm buộc vào 1 sợi
dây. Hay đơn giản như trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” cũng không thể tổ chức nếu
khơng có dải vải hoặc khăn bịt mắt…
Chính vì vậy, trước hết khi tổ chức cho trẻ chơi một trị chơi dân gian nào
đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có
hay khơng có đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trị chơi để từ đó có thể chuẩn bị
đầy đủ yếu tố cần thiết cho trò chơi.
– Dạy trẻ đọc thuộc lời ca (đối với trị chơi có lời đồng dao): Một đặc điểm đặc
trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ khơng bao giờ chỉ thực hiện các
vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa hát hoặc vừa đọc lời đồng
dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho khơng khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp
hơn mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng
phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ. Ví dụ như: Chơi “Chi chi chành chành”,
trẻ hát “Chi chi chành chành – cái đanh thổi lửa – con ngựa đứt cương – tam
vương ngũ đế…”. Câu hát dường như chẳng có mạch ý nào rõ ràng, nhưng
thiếu nó thì trị chơi không thể tiến hành. Hay như chơi “Con rùa”, trẻ đọc: Rì rà
rì rà – Đội nhà đi chơi – Tối lặn mặt trời – Úp nhà đi ngủ.
Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tơi
thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi vào các thời điểm
trong ngày của trẻ như: Hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời… Khi trẻ đã
thuộc lời đồng dao tơi tổ chức cho trẻ chơi các trị chơi tương ứng với lời đồng
dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia vào trị chơi.
– Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi:
Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những
trị chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia


chơi lớn và địi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như: “Lộn cầu vồng”,
“Dung dăng dung dẻ”, “Thả đỉa ba ba”, “Bắt bướm”.
Nhưng lại cũng có trị chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo nhóm nhỏ như: “Chi

chi chành chành”, “Tập tầm vơng “Nu na nu nống’’…
Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng
trị chơi để từ đó lựa chọn địa điểm chơi cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ
chơi.
* Tổ chức các trò chơi phù hợp với tính chất của hoạt động.
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định, hoạt
động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ
chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngồi trời lại giúp trẻ
được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển
thể chất; hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm
sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và
tổ chức các trị chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động.
Hoạt động ngồi trời có ưu điểm tận dụng khơng gian rộng và thống,
giáo viên có thể tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và
phát triển thể lực cho trẻ như: “Dung dăng dung dẻ”, “Bịt mắt bắt dê”, “Thỏ
nhảy”, “Thả đỉa ba ba”…
Ngồi ra khi lựa chọn các trị chơi dân gian một điều cần đặc biệt lưu ý đó
là phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đề tài và chủ đề của bài dạy. Chẳng hạn
như:
+ Chủ đề “Thế giới động vật” có thể tổ chức các trị chơi: “Bịt mắt bắt
dê”, “ Con rùa”, “ Thả đỉa ba ba” “ Bắt bướm”…
+ Chủ đề “Thế giới thực vật” có thể cho trẻ chơi các trị chơi: “Gieo hạt”, “Kéo
cưa lừa xẻ”, “Hái quả”…


* Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trị chơi:
Một ưu thế của trị chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả
những ai muốn chơi. Khơng bao giờ trị chơi dân gian quy định số người chơi
nhất định. Vì vậy tơi ln khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi
càng đông càng vui. Nếu chơi “Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có một người vào thêm,

vịng chỉ rộng ra một chút chứ trị chơi khơng thay đổi. Cịn trị chơi “Dung
dăng dung dẻ” thì thêm một người, hàng sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người
đều được chơi như nhau. Những trò chơi “Thả đỉa ba ba”, “Chi chi chành
chành”, “Thỏ nhảy”… cũng tương tự như vậy. Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình
đẳng như nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ, chơi khơng đúng luật chơi, chen lấn các bạn
khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ bằng cách khơng cho chơi chung. Qua đó
tinh thần tập thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều.
Khi nắm chắc được các vấn đề tổ chức trò chơi dân gian như trên thì tơi tin chắc
rằng tổ chức trị chơi có luật ngồi trời khơng phải là một vấn đề khó thực hiện
mà trẻ của chúng ta vơ cùng hứng khởi, tham gia hết mình vào trị chơi, đồng
thời vun đắp văn hóa người Việt cho thế hệ mai sau ngay từ lứa tuổi mầm non.
* Tổ chức hoạt động chơi tự do cho trẻ đạt hiệu quả.
Đây là hoạt động mà trẻ tỏ ra hứng khởi nhất trong tất cả các hoạt động ở
trường, bởi đây có lẽ là hoạt động duy nhất mà trẻ có thể tự làm theo ý mình mà
khơng có sự can thiệp của cơ giáo.
Vai trị của cơ chỉ là chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi theo định hướng của mình, quan
sát trẻ chơi và thực sự giúp đỡ khi có trẻ u cầu. Chính vì vậy mà ở hoạt động
này cơ giáo không cần thiết phải sử dụng đến thủ thuật nhằm thu hút trẻ, mà tự
bản thân trẻ sẽ tự nguyện tham gia và chơi rất tích cực, tuy nhiên để hoạt động
chơi này diễn ra theo đúng định hướng của chúng ta thì cơ giáo cần chủ động
chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, sân bãi và các dụng cụ chơi cho trẻ thật chu đáo và


phù hợp, cần chú ý đến những trẻ có nhu cầu đặc biệt hoặc trẻ hòa nhập nhằm
đảm bảo tất cả các trẻ cùng được thư giãn trong thời gian này.
* Kết quả: Thơng qua hoạt động ngồi trời giúp hình thành và phát triển
khả năng làm việc theo nhóm, tinh thần tập thể – một đặc điểm rất cần thiết mà
người Việt hiện nay đang thiếu, phát triển thể chất, sức khỏe, sự khéo léo, nhanh
nhạy góp phần hình thành một con người khỏe mạnh, năng động, sáng tạo, phù
hợp với xu thế phát triển của toàn loài người. Cũng thông qua hoạt động chơi tự

do mà gần như mối quan hệ của trẻ được củng cố và phát triển, trẻ bộc lộ
những nhu cầu thiếu hụt của bản thân mình, trẻ bộc lộ khả năng hoạt động trong
tập thể với những vị trí tương ứng.
Biện pháp 6: Giáo dục thể chất thông qua giờ ăn
Trẻ đến trường mầm non được tham gia vào các hoạt động trong chế độ sinh
hoạt một ngày như: Thể dục sáng, hoạt động học tập, hoạt động ngồi trời, hoạt
động góc, hoạt động ăn, hoạt động ngủ…
Giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non có thể thơng qua nhiều biện pháp
như: Tổ chức cho trẻ vận động phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ…
Như vậy, một trong những biện pháp phát triển thể chất là tổ chức bữa ăn cho
trẻ. Cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hồn thiện, do đó nó cần năng
lượng để xây dựng tế bào. Năng lượng đó lại do thức ăn cung cấp, vì thế thức ăn
chỉ phát huy hết vai trị của mình đối với cơ thể khi phù hợp với thể trạng và lứa
tuổi.
Muốn tạo ra cảm giác thèm ăn của cơ thể thì cần phải hình thành ở trẻ những
phản xạ ăn uống có điều kiện và đặc biệt cần hình thành phản xạ có điều kiện ăn
uống về thời gian. Cảm giác muốn ăn của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: Phòng ăn sạch sẽ, thống mát; món ăn hấp dẫn và mùi vị dậy hương là
những nhân tố quan trọng tạo ra cảm giác thèm ăn của cơ thể. Khi nghe cô giới
thiệu món ăn hấp dẫn và mùi vị dậy hương các cháu sẽ có cảm giác thèm ăn, tạo


cảm giác muốn ăn. Trong khi ăn cô tạo bầu khơng khí thoải mái, ấm cúng vui
vẻ, n tĩnh, nhẹ nhàng tránh dọa nạt trẻ và khi được cô động viên khích lệ trẻ
sẽ ăn ngon miệng, ăn hết xuất.
Trẻ em nếu ăn uống điều độ, hợp lý đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thì tất
nhiên sẽ phát triển về chiều cao và cân nặng. Vì vậy trẻ em chỉ phát triển được
hài hoà, cân đối khi mà được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu trẻ ăn uống
thiếu thốn q hay ăn uống khơng điều độ thì sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hố, q
trình trao đổi chất… từ đó làm cho cơ thể trẻ yếu đi và dẫn đến tình trạng suy

dinh dưỡng. Những trẻ suy dinh dưỡng rất dễ mắc các bênh tiêu chảy, viêm
đường hơ hấp… khi mắc bệnh thì thường nặng hơn và có tỷ lệ tử vong cao. Như
vậy, ăn uống có vai trò rất to lớn đối với sức khoẻ và sự phát triển thể chất của
trẻ.
Kết quả: Thông qua các biện pháp trong giờ ăn giúp trẻ ăn ngon miệng,
ăn ngoan, ăn hết xuất, trẻ cảm thấy thèm ăn khi đến giờ ăn, ăn ngon miệng nên
tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể cân nặng và thấp còi của lớp tôi giảm đáng kẻ so với
đầu năm cụ thể: Đầu năm suy dinh dưỡng thể cân nặng là 10% cuối năm còn
0%, suy dinh dưỡng thể thấp còi là 14,4% cuối năm cịn 4,4%, khơng cịn trẻ
béo phì.
* Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến có khả năng áp dụng trực tiếp với giáo viên và trẻ 24-36 tháng tuổi
của trường mầm non thị trấn Yên Lạc - huyện Yên Lạc- tỉnh Vĩnh Phúc và với
những biện pháp thiết thực dễ dàng mà mang lại hiệu quả cao có khả năng sẽ
được áp dụng rộng hơn nữa.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Khơng có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Mua bổ sung thêm một số thiết bị đồ dùng thể chất đúng quy cách cho trẻ.


×