Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số giải pháp giúp giáo viên dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.66 KB, 17 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

- Tên sáng kiến: Một số giải pháp giúp giáo viên dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ
bản thân trước nguy hiểm
- Tác giả: Nguyễn Thanh Ngân
- Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Phượng
- Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
- Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm

Bình Xun, tháng 02 /2020


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xun
a) Tác giả sáng kiến : Nguyễn Thanh Ngân
- Ngày tháng năm sinh: 09/09/1984; nữ
- Đơn vị công tác : Trường mầm non Hoa Phượng
- Chức danh; Phó Hiệu trưởng
- Trình độ chun mơn; Đại học sư phạm
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (: 100%
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thanh Ngân
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các
thông tin cần được bảo mật (nếu có):
- Tên sáng kiến: Một số giải pháp giúp giáo viên dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ
bản thân trước nguy hiểm.
- Lĩnh vực áp dụng: Quản lý giáo dục


- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến:
Vận dụng các giải pháp thiết thực để giúp giáo viên có kỹ năng dạy trẻ tự
bảo vệ bản thân trước nguy hiểm cụ thể các giải pháp sau:
1. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch , bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên theo chuyên đề : “sinh hoạt tổ chuyên mơn theo nghiên cứu bài học”.
+ Mục đích:
Xây dựng kế hoạch cụ thể, giúp giáo viên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ thông qua chuyên đề : “ Sinh hoạt tổ chun mơn theo nghiên cứu bài học”
giáo viên có kiến thức cơ bản về các nội dung dạy trẻ kỹ năng tự vệ, kỹ năng
bảo vệ bản thân, từ đó tìm ra các giải pháp dạy trẻ tốt nhất, phù hợp với tâm lý
độ tuổi mà mình phụ trách.
+ Nội dung và biện pháp thực hiện:
căn cứ vào điều kiện thực tế của trường, xây dựng kế hoạch cụ thể cho
giáo viên.


Xây dựng các kế hoạch cụ thể được thể hiện trong kế hoạch bồi dưỡng
thường xuyên, kế hoạch kiểm nội bộ, sinh hoạt chuyên môn qua nghiên cứu bài
học từ các kế hoạch trên giáo viên lựa chọn xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, tổ
chuyên môn cùng giáo viên thực hiện nội dung sinh hoạt chuyên đề có lồng
ghép thực hiện các bài dạy kỹ năng cho trẻ
Cung cấp các tài liệu giúp giáo viên kỹ năng cần thiết dạy trẻ tự và và
bảo vệ bản thân trước nguy hiểm trong một số trường hợp cụ thể như: khi tham
gia giao thơng, khi ở nhà một mình, thốt hiểm khỏi đám cháy, bắt cóc…
Quan tâm tới tâm lý, nhận thức của trẻ để tìm ra giải pháp giáo dục phù
hợp với độ tuổi mình phụ trách.
Cùng chia sẻ quan điểm với đồng nghiệp để tìm ra những giải pháp mới
và sáng tạo.
Tham gia các lớp tập huấn của trường và của phòng giáo dục tổ chức, cụ

thể:
BGH nhà trường đã triển khai thực hiện tốt các công tác như tuyên truyền
tới toàn thể các CB, GV, NV trong nhà trường về các văn bản, nội dung liên
quan tới việc giáo dục trẻ các kỹ năng cần thiết ( Kỹ năng sống) và chỉ đạo các
giáo viên cách tuyên truyền tới tồn thể các bậc phụ huynh, gia đình, bạn bè hãy
ln ln cảnh giác trong mọi tình huống, phải giáo dục cho trẻ những kỹ năng
tự vệ và bảo vệ bản thân khi gặp các tình huống nguy hiểm, để làm tốt điều này
chúng tôi đã trang bị những kiến thức về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm
non tới đội ngũ giáo viên để có kiến thức cơ bản dạy trẻ có được những kỹ năng
tự vệ và bảo vệ bản thân thiết thực nhất:
Trước hết tôi đã lựa chọn nội dung cần thiết nhất để xây dựng chương
trình và lập kế hoạch cụ thể để đồi dưỡng cho giáo viên của mình. Cụ thể tơi lựa
chọn nội dung giúp giáo viên dạy cho trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân đó là các kỹ
năng dạy trẻ : “ cách tự vệ bảo vệ bản thân”, giúp giáo viên hiểu được khi dạy
trẻ những kỹ năng đó cần đó cần dạy trẻ những kỹ năng gì? Dạy trẻ như thế nào?

Giúp giáo viên hiểu dạy trẻ kỹ năng tự vệ và bảo vệ bản thân trong đó bao
gồm vấn đề: “ kỹ năng khi tham gia giao thơng, khi ở nhà một mình, thốt khỏi
đám cháy, và khi có nguy cơ bị bắt cóc…” là giáo viên cần dạy trẻ hiểu biết về
những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an tồn đối
với sự việc đó. Trẻ có kỹ năng tự vệ và bảo vệ bản thân sẽ biết cách tự làm thế
nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc có khả năng nhờ sự giúp đỡ của mọi
người xung quanh để bảo vệ bản thân trước các nguy cơ gây nguy hiểm cho
trẻ.Giúp giáo viên trang bị những kiến thức kỹ năng cơ bản nhất để dạy trẻ hiệu
quả. Căn cứ vào đó cán bộ quản lý lập kế hoạch cụ thể bồi dưỡng cho giáo viên


có những kỹ năng cần thiết để dạy trẻ tại lớp mình phù hợp với nhận thức của trẻ
giáo viên được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thông qua các buổi sinh hoạt
chuyên đề“ Sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học” từ cách sinh hoạt

chuyên môn theo tổ, nhà trường giáo viên được trực tiếp tham gia thảo luận,
thực hành giảng dạy về một vấn đề cụ thể : “dạy trẻ tự vệ và bảo vệ bản thân
trước nguy hiểm” từ đó giáo viên nắm trắc kiến thức, tự tin đưa giải pháp, phương
pháp và lập kế hoạch giảng dạy thích hợp nhất cho trẻ của lớp mình .
2. Giải pháp 2: Hướng dẫn giáo viên lựa chọn thực hành các kỹ năng
giúp trẻ bảo vệ bản thân trước nguy hiểm.
+ Mục đích:
Hướng dẫn giáo viên thực hành các kỹ giúp trẻ tự vệ và bảo vệ bản thân
trước nguy hiểm cho trẻ.
Bác hồ từng nói : “ Trẻ em như cái gương trong sáng” chính vì vậy giáo
viên cần dạy trẻ những kỹ năng gì trẻ sẽ thực hiện đúng theo hướng dẫn chính
vì vậy kiến thức kỹ năng cơ đưa ra cần chính xác để trẻ có khả năng ứng phó
đúng với các nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ.
Đối với trẻ mầm non, biện pháp “Dạy trẻ học bằng chơi, chơi mà học” là
quá trình học hỏi, khám phá của trẻ diễn ra thơng qua nhiều hoạt động, chính vì
vậy giáo viên cần dạy trẻ các kỹ năng thông qua các hoạt động hàng ngày và
trong khi trẻ chơi, dạy trẻ mọi lúc mọi nơi từ những tình huống nhỏ nhất cơ tận
dụng để dạy trẻ cụ thể.
+ Dạy trẻ biết thế nào là tự bảo vệ bản thân
Bảo vệ bản thân là khả năng biết đối phó với các tình huống, nguy cơ
nguy hiểm có thể sảy ra với bản thân các nguy cơ có thể gây nguy hiểm như:
thời tiết( Nắng, mưa, bão…), con người và các tác nhân tự nhiên khác.
Cô cần dạy trẻ bảo vệ bản thân trong trường hợp nào?
+ Khi gặp khó khăn, nguy hiểm : Khi bị lạc; khi bị người khác dọa nạt,
đánh đập, ngược đãi, xâm hại, đang mắc kẹt trước nguy cơ gây ảnh hưởng tới
tính mạng.
Giáo viên cần dạy Bé phải làm gì trong những trường hợp gặp nguy
hiểm?
- Dạy trẻ biết chủ động từ chối trong những tình huống sau: Người lạ rủ đi chơi;
người lạ cho đồ chơi, quà bánh, nước uống; người lạ gõ cửa khi ở nhà một mình;

người lạ gọi điện thoại đến lúc ở nhà một mình; người lạ đón trẻ ở trường.
- Dạy trẻ biết phản ứng trước các nguy cơ gây nguy hiểm: thoát khỏi đám cháy,
thốt hiểm khi bị kẹt giữa đám đơng, Khi gặp thời tiết không tốt( Bão, mưa…)


- Dạy trẻ biết cách cầu cứu sự giúp đỡ phù hợp từ những người đáng tin cậy
trong tình huống gặp khó khăn: Khi bị lạc; khi bị người khác dọa nạt, đánh đập,
ngược đãi, xâm hại.
- Day trẻ biết cách bảo vệ bản thân khi có người biểu hiện hành vi xâm hại cơ
thể : Trẻ nhận biết được các hành vi xâm hại tình dục( xâm hại vào các vùng kín
của bé, bé biết cách phản ứng biết kêu cứu, biết nhờ sự giúp đỡ, biết cách phản
kháng.
- Dạy trẻ biết cách sử lý khi bị bắt nạt: Khi bị bạn bè chêu chọc, đánh đập hoặc
trấn lột; khi bị người lớn bạo hành (hành hung, không cho ăn, bắt lao động quá
sức). bị xúc phạm…
Các thời điểm cô cần dạy trẻ học cách tự bảo vệ bản thân :
Khi đi ngoài đường:
Nguy hiểm từ các phương tiện giao thông, súc vật, thời tiết, những nơi
đông người tập chung
Dạy trẻ tự bảo vệ bản thân bằng cách:
Thực hiện đúng luật giao thông thông qua các tiết học tai trường cô dạy
trẻ thực hành trẻ được trực tiếp tham gia thực hành trên sa bàn giao thông tại
trường từ đó trẻ có hành động đúng khi tham gia giao thông.
Dạy trẻ tránh xa những con vật khi đang đi trên đường như chó, mèo…
khi nguy hiểm kêu thật to nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.
Khi đi đường gặp thời tiết xấu tìm nơi an tồn để trú
Tuyệt đối không chạy theo những đám đông. Khả năng bé bị kẹt lại trong
đám đông lớn hơn rất nhiều so với cơ hội thốt ra được, khi có cùng lúc nhiều
người chạy về một hướng. hướng dẫn trẻ quan sát xung quanh tìm những vị trí
thốt hiểm gần nhất và tìm cách di chuyển về hướng đã định vị.Tìm người lớn

giúp đỡ hoặc người lớn đi bên cạnh, bé quan sát xem có người hướng dẫn đang
ở vị trí cao hơn mình khơng( cảnh sát, bảo vệ…). Hãy cố gắng nhìn họ và theo
chỉ dẫn của họ.Nếu bé khơng nên cố gắng đi ngược lại dòng người, sẽ rất mệt
mất phương hướng . Trong trường hợp này bé phải bình tĩnh khơng hoang mang
rất dễ bị ngã khi bị ngã trong một đám đông hoảng loạn, giẫm đạp lên nhau thì
khả năng bị chấn thương cơ thể là rất lớn. Cô cần dạy trẻ con hãy di chuyển đi
cùng dòng người, hãy để lực của người khác đưa con đi, con đừng cố gắng cắt


ngang hoặc đi ngược lại. Di chuyển ngang cùng dòng người và quan sát xung
quanh tìm cơ hội để được giúp đỡ.
Ở gia đình: nguy hiểm từ các vật dụng trong gia đình, những vị khách
lạ
Dạy trẻ tránh xa các đồ vật nguy hiểm: ấm nước , phích nước nóng, nguồn
điện.
Những nguy hiểm có thể đến bất cứ lúc nào các đối tượng có ý đồ xấu
ln rình rập chờ cơ hội khi thấy trẻ ngồi chơi một mình hoặc nhiều trẻ nhỏ, gia
đình chỉ có người già, kẻ xấu sẵn sang vào nhà và bắt cóc trẻ bất cứ lúc nào. Vì
vậy cần dạy trẻ khi ở nhà cần đóng cửa nếu có người gọi cửa hãy quan sát nếu là
người lạ không tự mở cửa mà gọi người lớn ra mở. Không đi chơi khi chưa xin
phép và được sự đồng ý của bố mẹ.
Ở trường: Nguy hiểm từ người lạ và những khu vực nguy hiểm gần
trường cống nước …các đồ vật sắc nhọn
những đối tượng bắt cóc trẻ em thường giả danh là người thân của trẻ đến
đón vì vậy cần dạy trẻ khơng ra về cùng người lạ cô giáo không giao trẻ khi
không chưa có u cầu từ phía phụ huynh nhờ người đón con mình, khơng giao
học sinh cho trẻ dưới 15 tuổi đón, cần dạy trẻ tránh xa những nơi nguy hiểm
nhà kho, hố, mương…
Dạy trẻ kỹ năng ứng xử khi bị người lạ bắt cóc kéo, dắt, lơi đi. Cần huấn
luyện cho bé các kỹ năng gây sự chú ý với mọi người xung quanh như: biết kêu

gào, khóc thật to, giãy dụa, cào cấu vào đối phương để gây sự chú ý, có thể hơ
kêu cứu: “bắt cóc trẻ con, cứu, cứu cháu với”.
Giáo viên cần dạy cho trẻ biết Khơng cho người khác giới đụng vào vùng
giới hạn đó là mơi và vùng kín, đặc biệt giáo viên cần trang bị cho trẻ những
kiến thức cơ bản về giới tính của mình qua các giờ học thơng qua chủ đề bản
thân trẻ biết được giới tính của mình để có những hành động, biểu hiện, sử dụng
trang phục phù hợp với giới tính, qua các hoạt động trong ngày, các hoạt động
vui chơi, xây dựng tình huống giả định để dạy trẻ.
Cơ dạy trẻ kỹ năng thốt khỏi đám cháy
Bé hãy tuân theo hướng dẫn của người lớn.
Cần kêu cứu để được sự giúp đỡ.
Tạo ra các tiếng động lớn như kêu, khóc.
Cơ lên tiết dạy trẻ thực hành kỹ năng thoát khỏi đám cháy dạy trẻ các kỹ
năng để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân khi gặp phải:


Cơ dạy trẻ cần bình tĩnh: Nếu bị kẹt trong đám cháy có người lớn bên
cạnh, các con phải bình tĩnh tuân theo hướng dẫn của người lớn.
Cô dạy trẻ các lối thốt hiểm chính: Trường hợp ở nhà một mình, hãy
chỉ cho bé những lối có thể thốt ra ngồi. nếu nhà chỉ có một cửa ra, đó chính là
lối thốt nạn. Nếu nhà có cửa trước và cửa sau đều dẫn ra ngồi thì 2 lối này
thốt nạn được. Cịn nhà trên tầng, hãy thốt ra bằng cửa vào buồng thang bộ
chống nhiễm khói. Dặn bé cố gắng thốt ra ngồi càng nhanh càng tốt. Tuyệt đối
khơng chần chừ mang theo đồ đạc hoặc nán lại gọi cứu hỏa.
Cô dạy trẻ kêu gọi sự trự giúp: Trường hợp cửa khóa, nếu ngửi thấy
mùi khét hoặc trơng thấy khói, lửa cháy, phải cố gắng giữ bình tĩnh, kêu gọi sự
trợ giúp của người lớn trong gia đình bằng cách hơ lớn "Cháy".
Nếu bên cạnh có hàng xóm, bé hãy nhanh chóng gọi họ giúp đỡ. Cơ dạy
trẻ số máy của đội cứu hỏa, số điện thoại 114 (chỉ bấm 114, không thêm bất cứ
số nào khác, rồi làm theo hướng dẫn của người lớn). Đồng thời cầm khăn vải

sáng màu và di chuyển ra ban công của bất cứ tầng nào của ngôi nhà, tốt nhất
lên sân thượng, đứng vào một bên lan can của ban cơng phía có tường nhà che
chắn để kêu cứu.
Cô dạy trẻ: Nếu ở nhà cao tầng hoặc khu chung cư, trẻ cần hô to tạo
tiếng động thu hút sự chú ý, kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người. Trường hợp cháy
ở nơi khác, khi có chng báo cháy thì cần nhanh chóng di chuyển để thoát nạn.
Khi di chuyển nên mang theo khăn nhúng nước che mũi, miệng để thở. Nếu thấy
các bác, cơ, chú hàng xóm đang thốt nạn thì cầu cứu sự giúp đỡ và di chuyển
cùng họ, bằng không hãy tự mình di chuyển.
Cơ dạy trẻ: Nếu ở chung cư, trẻ hãy di chuyển từ cửa căn hộ, theo hành
lang, đến cầu thang bộ hay cửa vào buồng thang bộ gần , bé hãy quan sát khi
khơng có khói, hãy chạy xuống dưới mặt đất.
Cô dạy trẻ: Khi thấy khói ở cầu thang hoặc mở cửa buồng thang có khói,
nếu con đang ở trên tầng cao, hãy tìm cầu thang bộ hoặc cửa vào buồng thang bộ
khác gần đó. Trường hợp tồn bộ đều có khói, hãy trở về nhà của mình, dùng
điện thoại gọi 114 thơng báo con đang ở nhà số mấy. Tiếp theo đó, cần dùng
khăn nhúng nước, chèn kín vào khe cửa nhà. dùng khăn, vải, áo sáng màu các
màu thu hút được sự chú ý của người khác vẫy kêu cứu.
Cô cần dạy trẻ cách di chuyển khỏi đám cháy, khi thấy khói, hãy dạy
bé dùng khăn hay vải thấm nước buộc quanh mặt ra sau tai hoặc bịt lên miệng,
mũi để hô hấp. Khi di chuyển cúi người ở tư thế đi khom, hạ thấp hoặc bò sát
mặt đất, men theo bờ tường để tìm lối ra.
Hướng dẫn giáo viên dạy trẻ kỹ năng thông qua giảng dạy:


Thiết kế các bài dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân
Giúp giáo viên thiết kế một số bài giảng dạy trẻ thực hành kỹ năng tự bảo
vệ bản thân ví dụ cụ thể: Dạy trẻ kỹ năng thốt khỏi đám cháy
* Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức :

- Dạy trẻ biết một số kỹ năng thoát hiểm cần thiết khi bị kẹt trong đám cháy.
- Trẻ biết về 1 số dụng cụ dung để chữa cháy
- Trẻ biết một số dấu hiệu khi xảy ra cháy.
2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng giao tiếp, trả lời đầy đủ cả câu
- Rèn sự tự tin. Rèn sự tập trung, chú ý
- Trẻ có một số kỹ năng thốt hiểm cơ bản khi có cháy xảy ra
3.Thái độ :
- Trẻ có ý thức tham gia vào bài học.
II. Chuẩn bị :
Các đồ dùng đủ cho cô và trẻ tham gia hoạt động
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. HDD1: Ổn định
* Cô đàm thoại dẫn dắt trẻ vào bài học

- Trẻ lắng nghe

- Hôm nay cô sẽ mang tới cho lớp mình một điều bất
ngờ các con cùng xem đó là điều gì nhé!( Cho trẻ chơi
trò chơi trời tối- trời sáng)
* cho trẻ quan sát trên máy chiếu hình ảnh lính cứu
hỏa đang chữa cháy:
Cho trẻ quan sát sau đó cùng đàm thoại với trẻ về hoạt
động của lính cứu hỏa và các đồ dùng để chữa cháy.
2.HĐ2 : dạy trẻ kỹ năng thoát khỏi đám cháy
2.1. Trò chuyện về các dụng cụ để dập tắt một đám

cháy:
- Các bạn nhỏ ơi? cô đã mang đến buổi diễn tập ngày
hôm nay rất nhiều dụng cụ và đồ dùng khác nhau. Vậy
các con cùng nhìn lên đây xem đó là những dụng cụ gì?
Và những dụng cụ này dùng để làm gì nhé?

-Trẻ trả lời


+ Các con có biết đây là gì khơng? Nó có tác dụng
gì?.... Đây là dây nước, có tác dụng dẫn nước đến nơi
có hỏa hoạn để dập tắt lửa đấy.
+ Cịn đây là gì? Nó có tác dụng gì?.... À đúng rồi! Đây
là bình chữa cháy. Nó có tác dụng là chữa cháy nơi có
hỏa hoạn xảy ra đấy.

- Trẻ quan sát

- Trẻ trả lời

+ Mũ bảo hộ, găng tay, quần áo bảo hộ và ủng có tác
dụng bảo vệ cơ thể khi tham gia chữa cháy.
2.2. Trẻ quan sát đám cháy.
- Và ngày hôm nay đến với buổi diễn tập này, cô đã
chuẩn bị 1 đám cháy nhỏ để cho chúng mình quan sát
xem khi có đám cháy xảy ra thì chúng mình sẽ nhìn
thấy gì và phải làm gì nhé.
+ Các con cho cơ biết? Điều gì đang xảy ra đây?
(Cháy)
+ Khi có đám cháy xảy ra thì chúng mình nhìn thấy gì?

(khói và lửa)

Trẻ trả lời

+ Vậy cháy chúng ta phải làm gì? (dập lửa)
- Bây giờ các con hãy cùng quan sát thật kỹ côthực hiện
các thao tác để dập tắt một đám cháy nhé.
- Để dập được đám cháy này, cô sẽ dùng dây nước để
dập lửa. (Thực hiện thao tác dập lửa).
=> Các em ạ! Đây chỉ là 1 đám cháy nhỏ nên chúng ta
có thể dùng nước hoặc bình xịt cứu hỏa này để dập lửa.
Nhưng khi có những đám cháy lớn hay cịn gọi là hỏa
hoạn, thì chúng ta phải tự trang bị cho mình những kỹ
năng tốt nhất để tự bảo vệ bản thân mình.
2.3. Dạy trẻ kỹ năng thốt hiểm khi gặp hỏa hoạn.
- Các con? Các con sẽ làm gì khi có hỏa hoạn xảy ra?
(chạy thật nhanh ra khỏi đám cháy, hét lên kêu cứu, gọi
114…)

Trẻ trả lời

- Các con có biết số điện thoại gọi cứu hỏa là gì khơng?
- Vậy bây giờ chúng mình cùng gọi cứu hỏa với cô
nhé….1…1…4…. alo…cháy…cháy…. ( Cho trẻ thực
hiện 2-3 lần)
=> Các con ạ! Khi phát hiện ra hỏa hoạn thì việc đầu
tiên là các con phải thật bình tĩnh để có thể thốt khỏi
nơi có hỏa hoạn nhé.
- Trường hợp 1: Nếu có cháy nhỏ, chúng mình sẽ chạy


- Trẻ nghe


thật nhanh ra ngồi.
- Trường hợp 2: Nếu có đám cháy lớn chúng mình sẽ
thực hiện theo các bước sau để có thể thốt khỏi nơi có
hỏa hoạn nhé.
+ Vừa thực hành vừa phân tích cho trẻ hiểu: Khi chúng
mình phát hiện có hỏa hoạn xảy ra, chúng mình sẽ tìm
ngay lấy một cái khăn mặt hoặc một mảnh vải rồi dấp
nước. Sau đó dùng khăn hoặc mảnh vải để che kín mũi
và miệng để tránh hít phải khói độc. Đi khom lưng hoặc
bò mem theo tường và theo lối ra có ánh sáng để thốt
ra ngồi. Các em nhớ là dù có chuyện gì thì cũng khơng
được quay đầu lại vị trí cũ nhé.
- Các con cần chú ý: Trên thực tế sẽ khơng có sẵn khăn
và nước đâu. Vì vậy khi có hỏa hoạn xảy ra, chúng
mình sẽ tìm thật nhanh khăn mềm, vải mềm để dấp
nước và thoát hiểm theo các bước mà anh đã hướng đẫn
để đi ra ngoài nhé. Các con đã nhớ chưa nào?

- Trẻ nghe

- Ai trong lớp mình lên đây cùng cơ để diễn tập kỹ năng
thốt hiểm khỏi nơi có hỏa hoạn nào? ( mời 2-3 trẻ)
- Mời trẻ lên thực hiện
=> Tạo tình huống (có tiếng chng báo cháy thật): Các
bé ơi! Có cháy..có cháy…cháy rồi…cháy rồi. Nhanh
lên nào các bé (cả lớp thực hiện kỹ năng thoát hiểm và
đi ra ngoài)


- Trẻ thực hiện

3. Kết thúc:
Đọc thơ xe chữa cháy chuyển hoạt động
- Trẻ đọc thơ

Ngoài ra cán bộ quản lý cùng giáo viên thiết kế một số bài dạy trẻ cần thiết cho
trẻ có kỹ năng bào vệ bản thân như: Dạy trẻ kỹ năng phòng tránh bắt cóc, dạy trẻ
ý nghĩa của các con số như số nhà, cứu thương, cảnh sát, số điện thoại của bố
mẹ…
3. Giải pháp 3: Thực hiện chuyên đề, dự giờ, kiểm tra nâng cao cơng
tác truyền thơng.
Mục đích:
- Đánh giá kiến thức kỹ năng của giáo viên


- Tìm ra giải pháp phù hợp từ đó điều chỉnh kế hoạch để có kết quả tốt
hơn khi thực hiện chuyên đề.
- Phối hợp cùng gia đình trẻ cùng tham gia giáo dục nhằm hoàn thành tốt
mục tiêu
Nội dung và biện pháp thực hiện:
Lên lịch dự chuyên đề cụ thể, giao cho giáo viên thực hiện chuyên, giúp
cho đồng nghiệp có kinh nghiệm học hỏi trang bị kiến thức còn thiếu hụt về giáo
dục trẻ thực hành kỹ cần thiết, qua dự giờ kiểm tra để nắm bắt được kỹ năng
giảng dạy của giáo viên từ đó có kế hoạch bồi dưỡng trong thời gian tiếp theo
Trực tiếp tham gia dự chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu
bài học qua đó đánh giá, rút kinh nghiệm có biên bản lưu lại trường kèm các
hoạt động giáo viên giảng dạy, làm cơ sở để xây dựng các tiết học nâng cao kỹ
năng giảng dạy cho giáo viên.

Tích cực phát động các phong trào thi đua giữa các tổ,các nhân trong
trường đặc biệt chú trọng công tác truyền thông trong giáo dục, đưa ra các tiêu
chí và tính điểm cộng thi đua cuối năm căn cứ vào số bài tuyên truyền, chất
lượng tuyên truyền của giáo viên tới các bậc phụ huynh trong việc phối kết hợp
để cùng dạy trẻ các kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân trước nguy hiểmthơng
qua góc tun truyền, zalo nhóm, email, gửi bài về trang tin của nhà trường...
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi đại trà, các bậc phụ huynh cũng
có thể tham khảo để thực hiện tại gia đình và dạy cho con cái trong gia đình của
mình.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã
tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử :
+ Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sau khi thử nghiệm, các giải pháp sáng tạo của mình hướng dẫn giáo viên
tôi thấy chất lượng các giờ dạy trẻ kỹ năng được thực hiện tốt hơn.
giáo viên có thêm nhiều kiến thức và trau dồi kiến thức của mình có kỹ giáo
dục dạy trẻ những kỹ năng cần thiết.
Sau khi thực hiện các biện pháp trên cùng với sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt
tình của nhà trường, các đồng nghiệp và học sinh lớp tơi thì đạt được kết quả
như sau:


BẢNG ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
+ Tổng số giáo viên: 19
Giáo Viên có kiến
thức kỹ năng dạy trẻ
T
T


Nội
dung
đánh giá

Trước khi thực hiện
đề tài
Đạt
S
L

1 Nội
dung
lựa chọn
xây
dựng kế
hoạch
dạy trẻ

%

Kết quả sau khi
thực hiện đề tài

Không đạt
SL

%

Đạt

SL

%

Không
đạt
SL %

So sánh kết
quả thực
hiện
Tăng Giảm
%

%

10 52,6
%

9

47,4% 19 100%

0

0

47,4%

0


2 Phương 10 52,6
pháp
%
dạy trẻ
các kỹ
năng
bảo vệ
bản thân

9

47,4% 19 100%

0

0

47,4%

0

3 Một số
hoạt
động
tuyên
truyền

9


47,4% 19 100%

0

0

47,4%

0

10 52,6
%

Ghi
chú

Qua số liệu của bảng trên cho thấy, sau khi áp dụng các giải pháp của
sáng kiến kinh nghiệm đã thu được kết quả rõ rệt trong việc nâng cao kỹ năng
của giáo viên trong việc dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân trước nguy hiểm.
+ Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:
- Mang lại hiệu quả kinh tế:


Giảm tải thời gian phục vụ trẻ ( khi trẻ có kỹ năng cha mẹ người thân có
thể an tâm giao cho một số việc mà không cần thuê người như phục vụ trẻ hoặc
chông trẻ ).
- Mang lại lợi ích xã hội: nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần cho trẻ.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong đó có giáo dục kỹ năng bảo vệ bản
thân tránh bị lạm dụng bắt cóc và phịng tránh một số nguy hiểm là một hoạt
động quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở tuổi mầm non, nó có tác dụng góp
phần tích cực vào việc giáo dục tồn diện cho trẻ cung cấp cho trẻ những kỹ
năng cần thiết cho bản thân. Đây là một nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non
và cho việc học tiếp theo ở trường tiểu học.
Nội dung kiến thức lựa chọn để dạy trẻ phải theo một trình tự từ đơn giản
đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ gần đến xa, từ tổng thể đến chi tiết…trẻ phải
được thực hành trải nghiệm qua các tình huống dàn dựng thực tế.
Tóm lại để làm tốt sự nghiệp giáo dục mầm non thì việc giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ là một nhiệm vụ không thể thiếu và tách rời với các nhiệm vụ trọng
tâm của giáo dục. Qua các phương pháp giải pháp “giúp giáo viên dạy tốt kỹ
năng sống cho trẻ” đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
Để nâng cao hiệu quả day trẻ kỹ năng sống giáo viên cần:
Giáo viên lồng ghép tận dụng các điều kiện sẵn có cho trẻ được tiếp xúc
trực tiếp được thực hành trải nghiệm quan sát các tình huống thực tế trên sự dàn
dựng mơ phỏng thực tế của cô.
- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Khơng
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Điều kiện về cơ sở vật chất:
- Mơi trường học :
Mơi trường trong và ngồi lớp học theo hướng mở, lấy trẻ làm trung tâm,
thân thiện gần gũi.
- Đồ dùng phương tiện dạy trẻ
- Các trò chơi và các dụng cụ, đồ chơi để cho trẻ tham gia thực hành.
- Các nguyên vật liệu ở các góc.
- Lớp học đầy đủ trang thiết bị cần cho trẻ thực hành
+ Điều kiện về giáo viên:
- Giáo viên có năng lực chun mơn, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, yêu
nghề mến trẻ, nhiệt tình, linh hoạt sáng tạo, cùng đồng nghiệp chia sẻ kinh

nghiệm giảng dạy.
- Giáo viên có kiến thức phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống.


+ Điều kiện về trẻ:
- Trẻ trong độ tuổi từ 3-6 tuổi.
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm cho các cơ quan,
tổ chức.
- Sáng kiến có khả năng mang lại hiệu quả cao khi áp dụng đại trà tại
trong các trường mầm non, các bậc phụ huynh có thể tham khảo để dạy con khi
ở nhà.
Trên đây là bản báo cáo kết quả sáng kiến kinh nghiệm ““Một số giải
pháp giúp giáo viên dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm”.Rất
mong được sự quan tâm, giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để bản
thân tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm sâu sắc hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Bình Xuyên, ngày 5 tháng 02 năm 2020
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNGMN HOA PHƯỢNG
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

/BNX-MNHP

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bá Hiến, ngày 05 tháng 02 năm 2020

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
VÀ ĐỀ NGHỊ CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
Trường Mầm non Hoa Phượng nhận được đơn đề nghị công nhận sáng
kiến của Ông (bà) Nguyễn Thanh Ngân
- Ngày tháng năm sinh: 09/09/1984 , nữ
- Đơn vị công tác (hoặc hộ khẩu thường trú):Mầm non Hoa Phượng
- Chức danh; Phó Hiệu trưởng
- Trình độ chun mơn; ĐHSP
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến : 100
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có): khơng
- Tên sáng kiến: Một số giải pháp giúp giáo viên dạy trẻ kỹ năng bảo vệ
bản thân trước nguy hiểm.
- Lĩnh vực áp dụng: Quản lý giáo dục
Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến.
- Tôi tên là: Dương Thị Hà
- Chức vụ: Hiệu trưởng
Thay mặt trường mầm non Hoa Phượng nhận xét, đánh giá như sau:
1.Đối tượng được công nhận sáng kiến: Là giải pháp nào trong các giải
pháp nêu dưới đây:
- Giải pháp quản lý: Giải Pháp Quản lý
2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: Nêu rõ quan điểm của cá
nhân theo các nội dung (bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây):
a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo vì:
- Khơng trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến
nộp trước;



- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật
đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
- Khơng trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp
dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện
để áp dụng, phổ biến;
- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc
phải thực hiện.
b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:
- Mang lại hiệu quả kinh tế: Giảm tải thời gian phục vụ trẻ, Tích kiệm chi
phí th người chơng giữ trẻ
- Mang lại lợi ích xã hội: nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
Bảo vệ an tồn về thể chất, tinh thần cho trẻ.
c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ
chức nào: Áp dụng trong các trường học, giáo dục trẻ tại các gia đình.
3. Kiến nghị đề xuất:
- Nêu rõ đề xuất của mình : Sáng kiến được cơng nhận
Trường Mầm non hoa Phượng Đề nghị Hội đồng sáng kiến xét công nhận
sáng kiến
Xin trân trọng cảm ơn./.
HIỆU TRƯỞNG
(Ký ghi rõ họ và tên)

Dương Thị





×