Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số giải pháp để làm tốt công tác huy động và duy trì số lượng học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.71 KB, 18 trang )

1
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vùng miền núi của Việt Nam luôn gắn với đời sống của đồng bào các dân
tộc thiểu số. Nói đến giáo dục miền núi chính là nói đến giáo dục học sinh dân
tộc. Trước cách mạng đồng bào khơng có trường lớp, khơng được học hành vì
chính sách ngu dân của thực dân Pháp. Sau cách mạng, trường lớp được mở rộng
đến tận từng thôn bản xa xôi nên đồng bào ai ai cũng được học hành.
Ngồi hệ thống trường phổ thơng dân tộc nội trú đã được hình thành từ tỉnh
đến huyện (chủ yếu là đào tạo học sinh tốt nghiệp trung học sơ sở và trung học
phổ thông) ở các huyện, tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số vào những năm 80
của thế kỷ XX, thì những năm đầu của thế kỷ XXI, ở miền núi và vùng đồng bào
dân tộc thiểu số ở nhiều tỉnh trong cả nước, một hình thức tổ chức trường lớp
đặc biệt là trường phổ thơng có học sinh bán trú dân ni đã ra đời. Nó xuất phát
từ thực tế địa hình đi lại khó khăn, hiểm trở và để đáp ứng nhu cầu học tập của
con em đồng bào dân tộc thiểu số. Mới đầu tức là phụ huynh tự làm nhà nội trú
bằng tranh tre nứa lá cho học sinh ở xa trường về ở lại suốt tuần học, cử phụ
huynh luân phiên đến nấu ăn cho học sinh hàng tuần hoặc hàng ngày. Kinh phí
hỗ trợ bữa ăn cho học sinh một phần từ hỗ trợ của nhà nước, một phần từ phụ
huynh đóng góp. Nhìn nhận thấy mơ hình trường bán trú cần được đầu tư và
phát huy để đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào cũng như đào tạo cán
bộ cho vùng núi, vùng có đồng bào dân tộc, một mơ hình trường học mới đã
được Nhà nước thành lập: Trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) theo
quy định tại Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005. Để phát huy hiệu
quả hoạt động của trường PTDTBT, ngày 02 tháng 8 năm 2010, Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ban hành
quy chế tổ chức và hoạt động của Trường phổ thông dân tộc bán trú. Ngày
11/12/2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 30/2015/TT-BGDĐT
quy định sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của
trường PTDTBT ban hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT. Như vậy,
“Trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) là trường chuyên biệt, được Nhà


nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc
định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm
góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Trường PTDTBT có số
lượng học sinh bán trú theo quy định”
Hiện nay, hệ thống trường PTDTBT đã, đang hình thành và phát triển ở tất
cả những vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn trên phạm vị tồn
Một số giải pháp để làm tốt cơng tác huy động và duy trì số lượng học sinh ở trường phổ
thông dân tộc bán trú


2
quốc. Trường PTDTBT nằm trong hệ thống các trường chuyên biệt với ba đặc
điểm và nhiệm vụ cơ bản là: Phổ thông, Dân tộc và Bán trú. Thành lập và phát
triển trường phổ thông dân tộc bán trú nhằm tăng tỷ lệ huy động học sinh trong
độ tuổi ra lớp, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện và hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung
học cơ sở ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, góp phần
đào tạo nguồn cán bộ cho các vùng này. Đồng thời tạo nguồn nhân lực có chất
lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương, góp
phần xây dựng thành cơng chương trình xây dựng nơng thôn mới trong thời kỳ
đổi mới đất nước.
Trường PTDTBT là một mơ hình mới, vừa có tính chất phổ thơng, vừa có
tính chất dân tộc và bán trú. Học sinh bán trú được Nhà nước hỗ trợ tiền ăn, hỗ
trợ nhà ở. Trường PTDTBT được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị như:
giường nằm, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, cơng trình vệ sinh và các thiết bị kèm
theo, hàng năm được mua sắm, bổ sung dụng cụ để phục vụ sinh hoạt văn hóa,
thể dục thể thao.
Như vậy, ngoài nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh được quy định tại
Điều lệ trường phổ thơng thì nhà trường cịn tổ chức các hoạt động ni dưỡng,
chăm sóc học sinh, tổ chức các hoạt động ngồi giờ, các hoạt động giáo dục đặc

thù cho học sinh bán trú phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng đơn vị để hoàn
thành các mục tiêu của một trường PTDTBT.
Hiện nay, mơ hình trường PTDTBT đã được mở rộng khắp các xã vùng núi,
vùng có học sinh dân tộc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho con em đồng bào các
dân tộc thiểu số học tập. Hiệu quả về huy động số lượng cũng như chất lượng
dạy học của mơ hình trường PTDTBT đã thực sự rõ nét. Tuy nhiên, trong cơng
tác huy động và duy trì số lượng học sinh nhằm giải quyết dứt điểm vấn nạn học
sinh bỏ học giữa chừng tại các vùng này vẫn còn một số khó khăn nhất định mà
khơng phải ngày một ngày hai là giải quyết được. Xuất phát từ nhận thức trên,
bản thân là một cán bộ quản lý của một trường PTDTBT được thành lập và đưa
vào hoạt động sau gần mười năm học, tơi đã có nhiều trăn trở đưa ra các giải
pháp để thực hiện tốt việc huy động và duy trì số lượng học sinh nhằm ổn định
số lượng của nhà trường, tăng tỷ lệ chuyên cần của học sinh trên lớp, góp phần
quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường PTDTBT, hồn
thành các mục tiêu của từng năm học. Đó là lý do tôi viết sáng kiến kinh nghiệm
“Một số giải pháp để làm tốt công tác huy động và duy trì số lượng học sinh ở
trường phổ thơng dân tộc bán trú”.

Một số giải pháp để làm tốt công tác huy động và duy trì số lượng học sinh ở trường phổ
thông dân tộc bán trú


3
Phạm vi nghiên cứu:
- Sáng kiến kinh nghiệm đề cập đến các giải pháp để thực hiện tốt công tác
huy động và duy trì số lượng học sinh ở trường PTDTBT trong điều kiện của
một xã vùng cao biên giới với 98% là đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều.
- Đề tài áp dụng đối với trường PTDTBT và các trường có học sinh bán trú
nhưng chưa đủ điều kiện để được chuyển đổi sang mơ hình PTDTBT.
2. Điểm mới của đề tài

- Điểm mới của đề tài là đề cập đến biện pháp nhằm huy động và duy trì số
lượng học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTDTBT và chất
lượng phổ cập giáo dục ở các xã vùng đặc biệt khó khăn. Qua đó khẳng định tính
ưu việt của mơ hình trường PTDTBT đối với giáo dục ở vùng đặc biệt khó khăn
với đối tượng là học sinh dân tộc Bru-Vân Kiều.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
Mục tiêu của trường PTDTBT là nhằm tăng tỷ lệ huy động học sinh trong
độ tuổi ra lớp, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện và hoàn thành mục tiêu phổ cập tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở
tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít
người, góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này. Đồng thời đào tạo
nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền
vững của địa phương trong thời kỳ đất nước đổi mới. Do đó, cơng tác huy động
và duy trì số lượng học sinh là yêu cầu cơ bản của trường PTDTBT.
Thực tiễn tại địa bàn vùng cao biên giới, với đối tượng là con em vùng
đồng bào dân tộc Bru-Vân kiều nơi tôi đang cơng tác, cho thấy cơng tác duy trì
số lượng cịn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với học sinh cấp THCS ở
những bản có trình độ dân trí, văn hóa thấp. Hàng năm vẫn cịn có từ 1- 2 học
sinh bỏ học, tỷ lệ chuyên cần trên lớp đạt thấp do học sinh nghỉ học nhiều đặc
biệt là vào mùa mưa. Việc học sinh bỏ học, tỷ lệ chuyên cần thấp ở cấp THCS đã
trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng phổ cập giáo dục trên địa bàn, đặc biệt phổ
cấp giáo dục THCS mức độ 3 theo Kế hoạch 983/KH-UBND ngày 11/5/2018
của UBND huyện Lệ Thủy.
Mô hình trường PTDTBT với chế độ kèm theo cho học sinh đủ điều kiện
được hưởng chế độ bán trú đã tạo cơ hội để các em học sinh nói chung và học
Một số giải pháp để làm tốt công tác huy động và duy trì số lượng học sinh ở trường phổ
thông dân tộc bán trú



4
sinh dân tộc nói riêng ở xa trường học thuộc vùng đặc biệt khó khăn có cơ hội để
học tập, giảm bớt gánh nặng khó khăn cho phụ huynh trong điều kiện hầu hết là
đối tượng thuộc diện hộ nghèo. Tuy vậy, khi thực hiện việc huy động số lượng
học sinh cũng gặp khơng ít khó khăn cần phải giải quyết thấu tình đạt lý từ tâm
lý và nhận thức của người dân đồng bào ít người là “Học khơng học thì thơi.
Học rồi cũng ở nhà làm rẫy. Trời sinh voi trời sinh cỏ”. Mặt khác với địa hình
núi cao, sơng suối cách trở, giao thơng đi lại cịn hạn chế, dân cư phân bố rải rác
thì việc duy trì sĩ số hàng ngày cũng là vấn đề khó khăn. Nhà trường cần có giải
pháp để tạo sự đồng thuận trong phụ huynh đưa đón con em đến trường, về nhà
hàng ngày, hàng tuần mới duy trì được số lượng trong dạy học.
Bên cạnh đó, việc huy động số lượng cịn gặp khó khăn nữa là những học
sinh ở các bản gần trường không thuộc diện học sinh bán trú mặc dù các em vẫn
ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, con em người dân tộc, gia đình nghèo.
Những năm đầu nhà trường mới chuyển sang hoạt động theo mơ hình trường
PTDTBT, đã có một số phụ huynh trao đổi: Cũng là con em người dân tộc sao
có em được hưởng chế độ bán trú mà có em lại khơng được ? Khoảng cách để
bình xét diện học sinh bán trú là do các em ở gần trường nên không thuộc diện
bán trú nhưng nhà các em có khi cịn nghèo hơn những em ở xa trường .... Đề
nghị có chính sách hỗ trợ cho những học sinh ở gần trường..... Những bức xúc
đó làm ảnh hưởng đến công tác huy động số lượng của nhà trường trong từng
năm học.
Một khía cạnh khác nữa đó là trên địa bàn vẫn cịn hiện tượng tảo hơn, hơn
nhân khơng tn thủ pháp luật như khơng đăng kí; hộ khẩu bản này những chỗ ở
bản khác; vợ chồng li dị, li thân kéo theo con cái bị thả lỏng, lúc ở với ông bà,
lúc ở với chú bác, lúc theo mẹ, lúc theo bố rồi di cư các bản ở các xã, huyện
khác xa xơi nên rất khó để làm công tác huy động số lượng đối với những học
sinh thuộc các gia đình này.
Một khó khăn nữa đó là người đồng bào dân tộc là việc quản lí con cái bị
buông lỏng. Con ăn ở đâu, ngủ nhà nào cũng được. Con cái đến tuổi dậy thì thì

tự do đi chơi, đi sim (tìm tình u) mà khơng bị cha mẹ ngăn cấm. Vì thế một số
học sinh THCS đang đến tuổi dậy thì lơ đãng trong học tập. Khi gia đình ít quan
tâm, thầy cơ ít theo sát để nhắc nhở, phân tích, động viên thì các em dễ bị sa ngã
dẫn đến bỏ học và mang theo hệ lụy lớn cho cộng đồng đó là nạn tảo hơn.
Từ thực trạng đó địi hỏi nhà trường phải khôn khéo, linh hoạt trong công
tác tham mưu với lãnh đạo địa phương cũng như phối hợp với phụ huynh trong
việc đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng
Một số giải pháp để làm tốt cơng tác huy động và duy trì số lượng học sinh ở trường phổ
thông dân tộc bán trú


5
và pháp luật của Nhà nước cũng như huy động số lượng học sinh đến trường đạt
hiệu quả cao nhất, tạo được sự đồng thuận trong phụ huynh nhằm tạo điều kiện
cho học sinh đến trường.
2. Các giải pháp
Để làm tốt cơng tác huy động và duy trì số lượng học sinh ở trường
PTDTBT, nhà trường đã tập trung thực hiện những giải pháp sau đây:
2.1. Giải pháp 1: Làm tốt cơng tác tun truyền phổ biến pháp luật có
liên quan đến công tác xét duyệt học sinh thuộc diện bán trú và các văn bản
liên quan đến chế độ của học sinh con em đồng bào dân tộc trong phụ
huynh trên địa bàn.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và tuyên truyền phổ
biến pháp luật có liên quan đến công tác giáo dục miền núi, giáo dục dân tộc cho
phụ huynh và học sinh có một tầm quan trọng đặc biệt, bỡi lẽ:
- Góp phần chuyển tải đến phụ huynh và học sinh về các chế độ chính sách
của Đảng và Nhà nước hỗ trợ cho học sinh, giúp cho phụ huynh nắm và hiểu cặn
kẽ về chế độ chính sách mà con em mình được hưởng và hưởng như thế nào.
- Phụ huynh và nhân dân trên địa bàn thấy được sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước, từ đó cố gắng để cho con em đến trường. Đặc biệt là giúp cho nhân

dân thấy được tính ưu việt mà chế độ ta mang lại cho bà con đồng bào, từ đó
củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Việc phổ biến các chế độ chính sách có liên quan đến những học sinh
được hưởng chế độ bán trú cũng chính là cơng tác tun truyền cho nhân dân
hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đối với con em người dân
tộc, khuyến khích động viên, tạo điều kiện cho những học sinh ở xa trường được
đi học, còn những học sinh ở gần trường khơng được hưởng chế độ bán trú thì
cũng được hưởng các chế độ của học sinh diện hộ nghèo, được UBND huyện hỗ
trợ chi phí học tập từng năm học, được các cấp quan tâm hỗ trợ vật chất, sách vở
để các em đến trường. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động ngay từ đầu năm
học sẽ góp phần làm tốt công tác huy động số lượng học sinh trong suốt cả năm
học ở trường PTDTBT.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan đến quyền lợi và nghĩa
vụ của học sinh góp phần làm tốt cơng tác cơng khai và dân chủ hóa trường học.
Tạo sự đồng thuận cao trong phụ huynh học sinh và nhân đân, từ đó nâng cao ý
thức và trách nhiệm trong cơng tác xây dựng mơi trường xã hội hóa giáo dục
trên địa bàn.
Một số giải pháp để làm tốt cơng tác huy động và duy trì số lượng học sinh ở trường phổ
thông dân tộc bán trú


6
Như vậy, nếu làm không tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật thì
dẫn đến người dân sẽ khơng hiểu hết, hiểu không đến nơi đến chốn, hoặc hiểu
nhầm nhà trường làm sai dẫn đến có sự thắc mắc khiếu kiện. Vì họ thường nghĩ
rằng cùng là con em đồng bào dân tộc nhưng học sinh bản này thì được hưởng
chế độ bán trú mà học sinh bản kia thì khơng được hưởng. Nó sẽ tạo ra sự mất
ổn định cho nhà trường và gây sự khó khăn trong cơng tác huy động và duy trì
số lượng học sinh xuyên suốt cả năm học.
*Các NĐ, QĐ, TT liên quan cần được phổ biến:

Đầu mỗi năm học, nhà trường đã tích cực phổ biến đến phụ huynh học sinh
và CB-GV-NV của trường các Nghị định, Quyết định và Thông tư có liên quan
như sau:
+ Phổ biến Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ
Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó
khăn.
+ Thơng tư số 24/2010/ TT-BGDĐT ngày 02 thàng 8 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ
thông dân tộc bán trú. Thông tư số 30/2015/TT-BGDĐT quy định sửa đổi, bổ
sung một số Điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT ban
hành kèm theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT. Đối với văn bản này, khi họp
với đối tượng là phụ huynh cần phổ biến kỹ hơn các nội dung của Điều 5 “Cơ
sở vật chất và thiết bị của trường phổ thông dân tộc bán trú”, Điều 6 “Chính sách
đối với trường phổ thơng dân tộc bán trú”, Điều 13 “Đối tượng xét duyệt” được
hưởng chế độ bán trú”.
+ Nghị quyết số 48/2018/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Quảng Bình quy định khoảng cách và địa bàn học sinh không thể đi đến
trường và trở về nhà trong ngày; mức khốn kinh phí phục vụ nấu ăn theo Nghị
định 116/2016/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
+ Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ về Quy định
cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 20152016 đến năm học 2020-2021. Với NĐ 86/2015/NĐ-CP, cần giải thích rõ việc
miễn học phí, hỗ trợ chi phí học tập là sự hỗ trợ của Nhà nước đối với tất cả học
sinh thuộc diện các xã đặc biệt khó khăn để các em có điều kiện được đến
trường.

Một số giải pháp để làm tốt cơng tác huy động và duy trì số lượng học sinh ở trường phổ
thông dân tộc bán trú



7
*Hình thức tổ chức tun truyền chế độ chính sách đến phụ huynh học
sinh:
- Để làm tốt công tác tuyên truyền chế độ chính sách của học sinh bán trú
đến với đồng bào dân tộc trước hết cần tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng và
chính quyền địa phương để được sự đồng tình nhất trí và hỗ trợ tích cực trong
cơng tác vận động, tun truyền. Đặc biệt trong thành phần tham gia các cuộc
họp của phụ huynh cần có sự tham gia của đại diện lãnh đạo địa phương, các già
làng, trưởng bản. Trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác tham mưu mà
trong các buổi họp phụ huynh để phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước nói chung; chế độ chính sách đối với trường bán trú, học
sinh bán trú nói riêng đã có nhiều thuận lợi, tạo sự đồng thuận cao trong phụ
huynh và đồng bào dân tộc.
- Để công tác tuyên truyền đến phụ huynh và người dân đạt hiệu quả cao
cần lựa chọn và đa dạng các hình thức tuyên truyền, nội dung phổ biến cho phù
hợp với đối tượng là đồng bào dân tộc. Cụ thể: Hình thức chủ yếu là tổ chức họp
phụ huynh để phổ biến trực tiếp (thơng thường mỗi năm có 3 lần họp phụ huynh)
để vừa trao đổi tình hình học tập rèn luyện của học sinh vừa kết hợp để tuyên
truyền phổ biến và công khai chế độ của học sinh cho bà con, vừa lắng nghe ý
kiến của phụ huynh. Ngồi hình thức trên thì nhà trường cịn gửi văn bản đến
trưởng bản và bí thư chi bộ để nhờ các tổ chức này phổ biến trong buổi họp dân
bản và họp chi bộ; dán thông báo ở bảng tin, đăng Website của trường các Nghị
định, Nghị quyết, Quyết định, Thơng tư có liên quan đến chế độ của học sinh,
CB-GV-NV để cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh đọc, nắm bắt. Với đặc
điểm phụ huynh hầu hết là đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều, trình độ dân trí thấp,
khả năng tự tìm hiểu và hiểu biết pháp luật cịn có hạn chế thì việc lựa chọn nội
dung khi phổ biến và cách phổ biến sao cho cô động, dễ hiểu là một yêu cầu bắt
buộc đối với người phổ biến. Điểm khó khăn nhất là làm cho phụ huynh hiểu và
chia xẻ với những học sinh đi học xa phải ở lại là sự thiệt thòi so với các bạn
cùng trang lứa ở gần trường, nên sự hỗ trợ của Nhà nước đối với những học sinh

ở xa cũng chỉ mang tính động viên để khuyến khích học sinh và phụ huynh khắc
phục khó khăn để các em được đến trường. Mặt khác, củng làm cho phụ huynh
thấy được mọi học sinh con em đồng bào ở vùng khó khăn đều được Nhà nước
hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 86. Nhờ làm tốt cơng tác tun truyền, giải
thích thấu đáo cho phụ huynh mà từ khi trường chuyển sang hoạt động theo mơ
hình trường PTDTBT cho đến nay việc thực hiện chi trả chế độ cho học sinh
được hưởng chế độ bán trú theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP tại trường của
chúng tôi đúng chế độ, đúng đối tượng, khơng có tình trạng thắc mắc, khiếu nại
Một số giải pháp để làm tốt công tác huy động và duy trì số lượng học sinh ở trường phổ
thông dân tộc bán trú


8
rồi cho học sinh nghỉ học vì “con họ có tiền thì họ đi học, con tơi khơng có tiền
thì nghỉ học” như một số đơn vị bạn đã có xảy ra. Thực tế cho thấy, công tác
tuyên truyền phổ biến chế độ của học sinh đến phụ huynh của nhà trường đã góp
phần tích cực vào việc ổn định số lượng học sinh của nhà trường trong những
năm qua, góp phần đạt kết quả phổ cập THCS mức 3 vào tháng 11/2019, trước lộ
trình của UBND huyện 01 năm.
2.2. Giải pháp 2: Thành lập Ban vận động học sinh có nguy cơ bỏ học
trở lại trường; chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn bám sát từng
đối tượng học sinh trong công tác dạy học và vận đợng số lượng.
Đồng bào dân tộc vẫn cịn tồn tại nếp sống tự do, ít theo quy tắc, nề nếp,
khn khổ. Con cái tự do sinh hoạt, đi lại nên việc quản lý con em trong công
tác học tập cũng rất dễ dãi. Nếu học sinh khơng thích đi học thì phụ huynh cũng
thường bng xi theo ý định của con cái. Vì thế cơng tác vận động học sinh
cũng như gia đình đóng vai trị vơ cũng quan trọng trong việc huy động và duy
trì số lượng. Những năm qua để thực hiện tốt công tác này, đơn vị chúng tôi đã
thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Đầu mỗi năm học, chúng tôi thành lập ban vận động học sinh có nguy cơ

bỏ học trở lại trường với thành phần gồm 01 đồng chí phó hiệu trưởng có am
hiểu kĩ về văn hóa người dân tộc, tiếng dân tộc làm trưởng ban; 01 thành viên
trong ban thường trực hội cha mẹ học sinh làm phó trưởng ban; các ban viên là
giáo viên chủ nhiệm các lớp của trường. Phân công cụ thể vào bảng phân công
phần hành của trường từ đầu năm học và khi có thay đổi phần hành trong năm
học.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm khi có học sinh nghỉ học 1-2 ngày phải báo
cáo kịp thời với Ban giám hiệu. Ban giám hiệu sẽ chỉ đạo Ban vận động sẽ cùng
GVCN, một số học sinh là bạn thân với học sinh nghỉ học đó tiến hành đến nhà
học sinh vận động. Thông thường phụ huynh đi làm rẫy suốt ngày nên rất khó
gặp gỡ để trao đổi, chúng tôi thường phải đến nhà học sinh vào cuối ngày hoặc
buổi tối mới gặp được phụ huynh và học sinh. Chúng tơi tìm hiểu ngun nhân
vì sao em nghỉ học, trao đổi chân tình với phụ huynh những khó khăn khi em
đến trường; phân tích hậu quả, tác hại của việc con em nghỉ học giữa chừng; tạo
điều kiện cho học sinh đó trình bày suy nghĩ của mình trước bố mẹ, thầy cơ và
bạn bè. Sau đó nhà trường hứa sẽ giúp đỡ phụ huynh cũng như học sinh trong
điều kiện có thể để em tiếp tục đến lớp. Nếu vẫn chưa đạt kết quả, chúng tôi tiếp
tục vận động lần 2. Chúng tôi báo cáo với UBND xã để chỉ đạo các đồn thể, bí
thư chi bộ, trưởng bản, già làng, đồn biên phòng đến vận động. Thông thường
Một số giải pháp để làm tốt cơng tác huy động và duy trì số lượng học sinh ở trường phổ
thông dân tộc bán trú


9
tiếng nói của già làng và bộ đội biên phịng rất có hiệu quả đối với phụ huynh
trong bản. Vì thế khi có sự hiện diện của các bậc cao niên, bí thư chi bộ, trưởng
bản và bộ đội biên phịng thì các em sẽ có sự chuyển biến tâm lí rõ hơn, biết e sợ
hơn nếu mình tiếp tục nghỉ học từ đó các em sẽ trở lại trường.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thường xun gần gũi với
những học sinh có hồn cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học. Giáo viên chủ nhiệm

thường chia xẻ tình cảm, cơng việc với các em mỗi ngày đến trường. Bên cạnh
đó thường xuyên liên lạc với phụ huynh để quan tâm đến các em hơn. Động viên
các bạn trong lớp gần gũi, chia xẻ cùng các em, giúp đỡ các em trong học tập,
sinh hoạt. Từ những hoạt động đó, các em dần hịa đồng hơn với bạn bè, tập thể,
yêu lớp, yêu trường hơn.
2.3. Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động tập thể trong trường phổ
thông dân tộc bán trú để thu hút học sinh đến trường.
Tại đơn vị tơi, hàng năm có khoảng từ 55% đến 70% học sinh thuộc diện
được hưởng chế độ bán trú theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP, và có từ 45%-50%
học sinh bán trú ở lại tập thể nội trú sinh hoạt và học tập suốt cả tuần học. Các
em được thầy cô hướng dẫn sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu quy định
của Ban quản lý khu nội trú. Để môi trườngcuộc sống tập thể nội trú an tồn
lành mạnh, mang đậm văn hóa trường học và mang đậm bản sắc văn hóa của
trường PTDTBT, chúng tơi thường tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể
dục thể thao cho học sinh. Cụ thể:
- Buổi sáng những ngày trời khô ráo, ban nội trú đánh kẻng cho học sinh
dậy tập thể dục buổi sáng vào lúc 05h45. Hai giáo viên dạy thể dục của nhà
trường sẽ tập bài thể dục buổi sáng cho học sinh để các em cảm thấy thoải mái
hơn đón chào ngày mới.
- Cuối mỗi buổi chiều, vào lúc 16h30 phút hàng ngày, ban nội trú phân
công cán bộ giáo viên phụ trách tổ chức cho học sinh chơi thể thao. Chúng tơi sử
dụng kinh phí hỗ trợ dụng cụ thể dục thể thao từ Nghị định 116 để mua cầu, đá,
cầu lơng, bóng rổ, dây nhảy cho học sinh chơi. Việc sinh hoạt thể thao tạo cho
sân trường khơng khí vui nhộn, khỏe mạnh. Một số học sinh cấp THCS học
chính khóa buổi chiều đến 17h00 mới nghỉ nên các em sinh hoạt thể thao ít thời
gian hơn, trừ những buổi chiều học 4 tiết. Việc sinh hoạt thể dục thể thao cũng là
cơ hội để nhà trường tập luyện đội tuyển học sinh năng khiếu tham gia các giải
thể thao cấp huyện, cấp tỉnh. Qua hoạt động này chúng tôi phát hiện những học
sinh có năng khiếu TDTT để đưa vào đội tuyển tập luyện các môn. Giáo viên
huấn luyện cho các em tập riêng để theo dõi và hỗ trợ.

Một số giải pháp để làm tốt công tác huy động và duy trì số lượng học sinh ở trường phổ
thông dân tộc bán trú


10
- Mỗi tuần, ban quản lí nội trú sắp xếp 01 buổi tối để học sinh nội trú tham
gia sinh hoạt văn hóa văn nghệ từ 19h đến 20h 30 phút, sau đó cho các em vào
học bài. Chúng tơi sắp xếp đan xen theo tuần. Có lúc chúng tơi chiếu phim tuyên
truyền về các ngày lễ trọng đại của dân tộc, có hơm chúng tơi chiếu phim tun
truyền phịng chống ma túy, phịng chống nạn tảo hơn và hơn nhân cận huyết,
tuyên truyền bình đẳng giới. Sau mỗi bộ phim chúng tôi đưa ra những câu hỏi
liên hệ để các em hiểu rõ hơn hậu quả của các tệ nạn đó. Có hơm chúng tơi chiếu
phim tun truyền về chủ quyền biển đảo, chủ quyền an ninh biên giới để các em
hiểu rõ hơn về chủ quyền thiêng liêng của đất nước và dân tộc Việt Nam. Tuần
kế tiếp chúng tôi sẽ tổ chức cho các em sinh hoạt văn nghệ. Chúng tôi tập các
điệu nhảy sạp của đồng bào dân tộc Tây Bắc cho các em dễ sinh hoạt. Hiện tại
chúng tôi đang tập hát và nhảy theo điệu Còng chiêng của người dân tộc Bru
Vân Kiều trên địa bàn. Chúng tơi nhờ những cụ già có kinh nghiệm về hát và
nhảy điệu Còng chiêng đến tập cho các em. Chung tơi mua bộ cịng chiêng đặt
tại phịng truyền thống để sử dụng và mượn thêm một bộ của người trên địa bàn
để tập cho các em. Công việc này được Đảng bộ, chính quyền địa phương và
nhân dân hưởng ứng vì đây chính là nét văn hóa của người Bru Vân Kiều đang
dần bị mai một và cần sớm được phục dựng,
- Với những hoạt động này, chúng tôi không chỉ tổ chức cho học sinh bán
trú ở lại nội trú sinh hoạt mà động viên các em học sinh ở các bản gần trường
đến cùng tham gia để tạo điều kiện cho các em tham gia những hoạt động văn
hóa- thể thao lành mạnh từ đó thay đổi dần nếp nghĩ và những thói quen, lối
sống lạc hậu.
- Đời sống của đa số gia đình học sinh đều khó khăn nên gia đình ít quan
tâm đến sách vở, quần áo của con em. Chúng tôi thường kêu gọi các đoàn thiện

nguyện, nhà hảo tâm hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần cho học sinh. Hằng
năm thường có 3-4 đợt các đồn thiện nguyện đến tặng q cho học sinh. Chúng
tơi cùng bàn bạc với đồn dành một số học bổng để tặng cho những học sinh có
hồn cảnh khó khăn biết cố gắng trong học tập để động viên các em. Chúng tôi
cũng trao đổi với các đoàn giữ một số quà tặng là bánh kẹo để phát cho các em
hàng tuần sinh hoạt văn hóa tập thể nội trú. Các em được sinh hoạt văn hóa văn
nghệ, được xem phim tuyên truyền, được nhảy sạp sau đó được phát bánh kẹo vì
thế mỗi đợt sinh hoạt tập thể là các em thực sự hứng thú, tích cực tham gia. Từ
những hoạt động này nề nếp sinh hoạt tập thể của học sinh ngày càng quy cũ, tạo
được nếp sống nội trú lành mạnh, vui khỏe; học sinh yêu trường yêu lớp hơn,
hứng thú hơn với việc đi học và hạn chế được số lượng học sinh chán học, bỏ
học.
Một số giải pháp để làm tốt cơng tác huy động và duy trì số lượng học sinh ở trường phổ
thông dân tộc bán trú


11
2.4. Giải pháp 4: Nhà trường tích cực tham mưu với chính quyền các
cấp để khơng ngừng tăng trưởng CSVC phục vụ hoạt động dạy học và hoạt
động bán trú.
Sau 8 năm chuyển đổi sang hoạt động theo mơ hình trường phổ thông dân
tộc bán trú, cơ sở vật chất, khuôn viên trường lớp đã thay đổi hẳn. Từ mái trường
chỉ có 10 phịng học thuộc nhà 2 tầng nay đã có 4 dãy nhà 2 tầng với 22 phịng
học, phòng thực hành kiên cố. Hệ thống sân trường, bồn hoa cây cảnh, cổng
trường đảm bảo thẩm quan. Trường có đủ các phịng thực hành bộ mơn HóaSinh, Lý-Cơng nghệ, phòng học ngoại ngữ, phòng học Tin học, phòng Nghệ
thuật. Hệ thống nhà vệ sinh tại trung tâm cũng như khu nội trú đảm bảo sạch sẽ,
đáp ứng các quy định theo tiêu chuẩn. Có 8 phịng nội trú dành cho 110 học sinh
bán trú ở lại suốt cả tuần học và 6 phòng nội trú cho cán bộ giáo viên. Các phịng
nội trú khang trang sạch sẽ. Có hệ thống nước sinh hoạt để cung cấp đủ cho bếp
ăn tập thể nội trú học sinh, cho các em tắm giặt sinh hoạt hàng ngày và phục vụ

hoạt động dạy học. Có được hệ thống cơ sở vật chất như vậy là nhờ sự quan tâm
của lãnh đạo các cấp. Cứ mỗi năm học là một bước tiến để rồi cơ sở vật chất nhà
trường ngày một khang trang kiên cố hơn. Để đạt được những thành quả đó đơn
vị chúng tôi luôn tham mưu với các cấp để tăng trưởng cơ sở vật chất theo 2
hình thức:
- Thứ nhất là tăng cường cơ sở vật chất bên ngoài để làm đẹp thêm mĩ quan
của trường. Năm học 2014-2015, hoàn thành dãy nhà nội trú 6 phòng dành cho
giáo viên để ở gần nội trú học sinh hơn nhằm quản lý các em vào thời gian rảnh.
Năm học 2015-2016 hoàn thành dãy nhà 2 tầng 6 phòng học và dãy nhà hiệu bộ
2 tầng. Năm 2016-2017 hoàn thành xây dựng phịng y tế, phịng bảo vệ. Năm
2017-2018 hồn thành lát đá chống nóng tồn bộ sân nội trú. Năm học 20182019 xây dựng lại hệ thống bồn hoa cây cảnh và cổng trường, lợp lại mái nhà và
sơn lại tường 2 dãy nhà 2 tầng xây dựng trước 2010; xây dựng mới nhà vệ sinhnhà tắm khu nội trú học sinh. Năm học 2019-2020 xây mới nhà 2 tầng làm
phòng học bộ mơn Hóa-Sinh, Lý-Cơng nghệ và phịng sinh hoạt tổ bộ môn.
Chúng tôi cũng tham mưu với UBND huyện để tu sửa lại 3 điểm trường lẻ dành
cho lớp 1-2 của 3 bản xa trung tâm đảm bảo điểm trường lẻ ln khang trang, an
tồn cho giáo viên và học sinh trong dạy học.
- Thứ hai là tăng trưởng cơ sở vật chất bên trong để đảm bảo điều kiện tốt
nhất cho dạy học, sinh hoạt của giáo viên và học sinh. Chúng tơi có một phịng
học Tin học với 20 máy tính hoạt động tốt đảm bảo chưa đầy 2 học sinh/máy
tính (sĩ số lớp đơng nhất là 32 em). Phòng học ngoại ngữ với bàn ghế đạt tiêu
chuẩn, có máy chiếu đa năng, màn hình tương tác và máy chiếu vật thể. Thư viện
Một số giải pháp để làm tốt cơng tác huy động và duy trì số lượng học sinh ở trường phổ
thông dân tộc bán trú


12
gồm 2 phịng với diện tích 100 m2, bàn ghế phòng đọc giáo viên, phòng đọc học
sinh, tủ sách, kệ sách được trang bị mới, thẩm mĩ; sách báo, tài liệu đáp ứng đủ
số lượng, cơ số theo tiêu chuẩn quy định và đáp ứng nhu cầu đọc nghiên cứu,
tham khảo của cán bộ giáo viên và học sinh. Bàn ghế các phòng học, phòng chức

năng đảm bảo đúng quy cách theo từng khối lớp. Mỗi phòng học được gắn 1
màn hình 51 inch phục vụ dạy học trình chiếu ứng dụng công nghệ thông tin.
Đặc biệt cơ sở vật chất phục vụ khu nội trú đảm bảo. Hệ thống bát đĩa, xoong
nồi, bàn ghế đạt quy cách, hợp vệ sinh. Chúng tơi ln đề cao cơng tác an tồn
vệ sinh thực phẩm và xem đây là một công việc quan trọng song hành cùng chất
lượng dạy học. Vì thế hàng ngày cán bộ quản lí phụ trách cơng tác bán trú, cán
bộ y tế học đường luôn kiểm tra việc lưu mẫu thực phẩm sống, chín tại bếp ăn,
kiểm tra cơng tác vế inh bếp ăn, các phịng ở nội trú để nhắc nhở nhân viên cấp
dưỡng, giáo viên trực và học sinh nội trú thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Bữa
ăn của học sinh bán trú ln đảm bảo đúng khẩu phần như đã phân chia tiền bán
trú từng bữa theo cuộc họp phụ huynh đầu năm. Học sinh luôn được ăn no, ăn
sướng hơn ở nhà các em mặc dù mỗi bữa ăn chỉ 10.500 đồng (khơng kể gạo) và
ln đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm. Thực sự học sinh bán trú luôn muốn ở
lại trường để học và sinh hoạt bởi các em đã xác định cuộc sống ở trường tốt hơn
nhiều so với cuộc sống ở gia đình các em. Vì thế cơng tác duy trì sĩ số học sinh
của nhà trường cũng thuận lợi hơn.
Với 2 phương án để tăng trưởng cơ sở vật chất như thế nên hệ thống cơ sở
vật chất của trường ngày một hoàn thiện. Phụ huynh, học sinh ngày càng phấn
khởi hơn bởi con em được ngồi học, ăn ở sinh hoạt trong một môi trường tích
cực, lành mạnh. Vì thế nếp nghĩ của đồng bào đã khác nhiều so với trước đây về
việc học tập của con em. Họ đưa đón con em hàng ngày (đối với những học sinh
đi về trong ngày), hàng tuần (đối với học sinh ở nội trú) một cách tự giác mà
khơng phàn nàn, khơng giao phó cho thầy cơ như trước đây. Họ đã nâng cao
trách nhiệm phối hợp với thầy cơ trong việc giáo dục, chăm sóc con em. Nhờ đó
mà cơng tác huy động và duy trì số lượng học sinh của nhà trường ngày một tích
cực. Năm học 2017-2018, khơng có học sinh bỏ học, năm học 2018-2019 chỉ có
1 học sinh bỏ học trong hè theo bố vào Hướng Hóa. Năm học 2019-2020 chưa
có học sinh bỏ học.
2.5. Giải pháp 5: Công khai minh bạch các chế đợ chính sách của học
sinh được hưởng cho phụ huynh và học sinh được biết qua mỗi đợt nhận

tiền hỗ trợ.
Xác định cơng khai dân chủ chính là động lực, là điều kiện để nhà trường
phát triển nên việc công khai minh bạch quền lợi, chế độ của học sinh luôn được
Một số giải pháp để làm tốt cơng tác huy động và duy trì số lượng học sinh ở trường phổ
thông dân tộc bán trú


13
nhà trường thực hiện minh bạch, kịp thời, được công khai rõ ràng trong các cuộc
họp phụ huynh cũng như trên website của trường. Những khoản tiền chúng tôi
công khai rõ với cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh về chế độ các em được
hưởng:
- Tiền hỗ trợ mua sắm dụng cụ học tập của UBND huyện tặng cho học sinh
miền núi mỗi năm học 1 lần: 140.000 đồng/năm học.
- Tiền hỗ trợ học sinh bán trú: 0,4 mức lương cơ sở/tháng = 596.000
đồng/tháng x 9 tháng. Nếu học sinh bán trú không ăn cơm ở tập thể nội trú thì
được nhận đủ lại tiền khi nhà trường nhận tiền bán trú. Nếu em nào chỉ ăn sáng
và ăn trưa thì sẽ nhận lại tiền ăn bữa tối khi quyết toán. Nhà trường cử 1 nhân
viên chấm cơm và giáo viên chủ nhiệm kí vào sổ chấm cơm hàng ngày, báo cho
nhân viên cấp dưỡng số lượng học sinh ăn để lấy thực phẩm từ nhà cung cấp.
Cuối tháng sẽ cộng lại số bữa ăn từng em và tính số tiền ăn cả tháng, số tiền cịn
lại các em sẽ được nhận lại khi nhà trường quyết toán tiền bán trú hàng quý.
- Gạo hỗ trợ học sinh bán trú: 15 kg/tháng x 9 tháng. Mỗi học kì UBND
tỉnh sẽ phát gạo một lần. Thông thường các em học sinh không thể ăn hết 15 kg
gạo mỗi tháng nên chúng tôi chỉ giữ lại 10 kg/tháng đối với học sinh bán trú ăn 3
bữa tại bếp ăn bán trú/ngày và 5kg/tháng đối với những học sinh chỉ ăn bữa sáng
và bữa trưa (bữa sáng chỉ ăn bánh mì hoặc bánh nếp trị giá 4000 đồng chứ không
nấu cơm). Số gạo còn lại phụ huynh sẽ nhận về nhà.
- Chế độ hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày
02/10/2015 của Chính phủ về Quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở

giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ
trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021. Đơn vị
chúng tơi có trên 60% học sinh diện hộ nghèo. Mỗi tháng các em sẽ được hỗ trợ
100.000 đồng x 9 tháng học. Đây chính là số tiền để hỗ trợ các em mua sách vở,
dụng cụ học tập, thậm chí cả áo quần để các em đi học nữa.
Sau khi chung tôi công khai các khoản các em được hưởng như trên, trong
các cuộc họp hay gặp gỡ phụ huynh giáo viên chủ nhiệm sẽ làm việc với phụ
huynh để thông báo cho phụ huynh biết học sinh nào ăn hết bao nhiêu bữa, bao
nhiêu tiền, nếu nhờ GVCN mua vở, sách bài tập, dụng cụ học tập đầu năm hết
bao nhiêu thì sẽ trích trự lại. Cịn lại phụ huynh sẽ được nhận lại tiền đưa về.
Nhờ làm tốt công tác công khai dân chủ như thế nên những năm học qua
nhà trường khơng có phụ huynh phàn nàn về chế độ được hưởng, chế độ ăn của
con em mình và cũng khơng có đơn thư khiếu nại lên các cấp. Cũng nhờ làm tốt
công tác này mà phụ huynh, học sinh luôn tin tưởng nhà trường trong mọi hoạt
Một số giải pháp để làm tốt công tác huy động và duy trì số lượng học sinh ở trường phổ
thông dân tộc bán trú


14
động, luôn tạo điều kiện cho con em đi học và có trách nhiệm hơn trong việc
phối hợp với nhà trường, với giáo viên để giáo dục con em. Nhờ đó cơng tác huy
động và duy trì số lượng của nhà trường ngày một thuận lợi hơn.
Những kết quả đạt được
Kết quả về duy trì sĩ số qua hàng năm và kết quả phổ cập giáo dục (chỉ tính
5 năm học vừa qua)
- Năm học 2015-2016:
+ Khơng có học sinh bỏ học
+ Kết quả phổ cấp giáo dục tiểu học: 97,0%, đạt mức độ 3.
+ Kết quả phổ cập giáo dục THCS: 85,7%, đạt mức độ 2
- Năm học 2016-2017:

+ Có 01 học sinh bỏ học trong hè 2016 (do ở lại 2 năm liên tục ở lớp 6), Tỉ
lệ bỏ học: 1,09% cấp THCS
+ Kết quả phổ cấp giáo dục tiểu học: 97,2%, đạt mức độ 3.
+ Kết quả phổ cập giáo dục THCS: 83,5%, đạt mức độ 2
- Năm học 2017-2018:
+ Khơng có học sinh bỏ học
+ Kết quả phổ cấp giáo dục tiểu học: 97,9%, đạt mức độ 3.
+ Kết quả phổ cập giáo dục THCS: 89,0%, đạt mức độ 2
- Năm học 2018-2019:
+ Khơng có học sinh bỏ học
+ Kết quả phổ cấp giáo dục tiểu học: 94,7%, đạt mức độ 3.
+ Kết quả phổ cập giáo dục THCS: 91,6%. Tỉ lệ TTN 15-18 tuổi học lên
THPT, GDTX, học nghề: 60/104 = 57,7%. Đạt phổ cấp THCS mức độ 2
- Năm học 2019-2020:
+ Khơng có học sinh bỏ học (cho đến tháng 4/2020)
+ Kết quả phổ cấp giáo dục tiểu học: 94,6%, đạt mức độ 3. (tháng 11/2019)
+ Kết quả phổ cập giáo dục THCS: 92,1%. Tỉ lệ TTN 15-18 tuổi học lên
THPT, GDTX, học nghề: 81/114 = 71,9%. Đạt phổ cấp THCS mức độ 3. Vượt

Một số giải pháp để làm tốt công tác huy động và duy trì số lượng học sinh ở trường phổ
thông dân tộc bán trú


15
trước Kế hoạch phổ cập THCS mức 3 của UBND huyện Lệ Thủy và Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình nhiệm kì 2015-2020 một năm.
III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của sáng kiến
Công tác huy động và duy trì số lượng học sinh là một cơng việc thường
xun trong năm học của trường tất cả các trường học. Làm tốt công tác số

lượng chúng ta sẽ làm tốt hơn công tác chất lượng giáo dục. Song đối với các
trường miền núi, các trường có học sinh dân tộc, việc làm tốt công tác số lượng
không phải là chuyện dễ dàng, chuyện ngày một ngày hai là giải quyết được mà
phải bằng sự kiên trì của cả tập thể hội đồng sư phạm. Bài viết này tơi đã trình
bày 5 giải pháp để thực hiện công tác huy động số lượng. Đó là:
Thứ nhất, chúng tơi làm tốt cơng tác tuyên truyền phổ biến pháp luật có liên
quan đến công tác xét duyệt học sinh thuộc diện bán trú và các văn bản liên quan
đến chế độ của học sinh con em đồng bào dân tộc trong phụ huynh trên địa bàn.
Làm tốt công tác này sẽ thực sự đả thông tư tưởng cho phụ huynh, đặc biệt là
những phụ huynh mà con em không được hưởng chế độ học sinh bán trú. Phải
làm cho phụ huynh hiểu rằng Đảng và Nhà nước quan tâm đến học sinh dân tộc
đều như nhau còn chế độ bán trú là hỗ trợ cho học sinh ở xa trường không thể đi
về trong ngày mà sử dụng số tiền này để ở lại trường ăn ở, sinh hoạt trong năm
học chứ không phải là chế độ hỗ trợ cho toàn thể học sinh dân tộc. Nếu không
làm tốt công tác tuyên truyền sẽ dẽ có nguy cơ phụ huynh viết đơn thư khiếu nại
và lãnh đạo các cấp sẽ đến giải thích là rất phiền phức và ảnh hưởng đến uy tín
nhà trường.
Thứ hai, chúng tôi thành lập Ban vận động học sinh có nguy cơ bỏ học trở
lại trường; chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn bám sát từng đối
tượng học sinh trong công tác dạy học và vận động số lượng. Đây là một việc
làm hàng ngày của nhà trường để đảm bào số lượng học sinh. Làm tốt cơng tác
này chính là làm tốt cơng tác phối hợp giữa các thành viên trong Hội đồng sư
phạm cũng như phối hợp giữa nhà trường với các cơ quan, đoàn thể trên địa bàn
trong việc huy động học sinh đi học. Nếu phối hợp làm tốt công tác vận động,
phụ huynh và học sinh sẽ hiểu rằng nhà trường không bỏ rơi học sinh nào cả,
nhà trường luôn sẵn sàng chia xẻ, giúp đỡ học sinh có hồn cảnh khó khăn, ln
sẵn sàng chia xẻ với phụ huynh trong điều kiện có thể. Từ đó phụ huynh sẽ quan
tâm đến con em mình nhiều hơn.

Một số giải pháp để làm tốt cơng tác huy động và duy trì số lượng học sinh ở trường phổ

thông dân tộc bán trú


16
Thứ ba, chúng tôi tổ chức các hoạt động tập thể trong trường học để thu hút
học sinh đến trường. Chúng tơi ln xác định rằng ngồi nhiệm vụ làm tốt công
tác dạy học trên lớp phải làm cho học sinh yêu trường yêu lớp hơn. Để làm được
điều đó thì phải tổ chức các hoạt động tập thể để thu hút các em đến trường.
Những hoạt động đó khơng phải tự phát mà phải đi vào quy củ, phải được quản
lý, tổ chức khoa học mới thu hút học sinh tham gia nề nếp. Phải tạo ra được màu
sắc tươi vui, khỏe mạnh thông qua các hoạt động để học sinh không nhàm chán.
Làm được như vậy hiệu quả sẽ cao hơn và các em sẽ cảm thấy yêu trường yêu
lớp hơn.
Thứ tư, nhà trường tích cực tham mưu với chính quyền các cấp để khơng
ngừng tăng trưởng CSVC phục vụ hoạt động dạy học và hoạt động bán trú. Đây
là những điều kiện cơ bản liên quan trực tiếp đến cuộc sống cũng như việc học
tập hàng ngày của các em. Cơ sở vật chất phát triển mạnh cả bên trong lẫn bên
ngồi làm cho phụ huynh ln tin tưởng vào tiềm năng của nhà trường, họ yên
tâm gửi gắm con em họ vào sinh hoạt, học tập trong môi trường giáo dục lành
mạnh với cơ sở Thứ năm, chúng tôi luôn công khai, minh bạch các chế độ chính
sách của học sinh được hưởng cho phụ huynh và học sinh được biết qua mỗi đợt
nhận tiền hỗ trợ. Giải quyết được vấn đề này là giải quyết được thắc mắc trong
phụ huynh. Chắc chắn rằng cuối tuần khi học sinh về nhà, phụ huynh sẽ hỏi con
ăn có no khơng, ngon khơng, ở có sạch sẽ khơng, thầy cơ có hướng dẫn, giúp đỡ
việc ăn ở hàng ngày khơng? Nếu nhận được câu trả lời tích cực từ học sinh thì
phụ huynh sẽ tin tưởng hơn vào nhà trường. Mỗi đợt nhận các chế độ nhà nước
hỗ trợ, nhà trường luôn thông báo cho phụ huynh đến nhận chứ không phát cho
học sinh. GVCN sẽ thông báo kinh phí các em đã ăn trong quý vừa qua, thầy cô
đã mua hết bao nhiêu tiên về vở, sách bài tập, dụng cụ học tập mà phụ huynh
nhờ mua trong cuộc họp phụ huynh đầu năm. Còn lại phụ huynh được nhận về

nhà. Những việc làm đó thể hiện sự công khai, minh bạch của nhà trường đối với
chế độ của học sinh, làm cho phụ huynh tin tưởng và uy tín của nhà trường được
nâng lên.
2. Kiến nghị, đề xuất
- Đề nghị cấp trên xem xét đề xuất có phụ cấp bán trú đối với nhân viên bởi
cơng việc của cán bộ giáo viên hay nhân viên đều gắn trách nhiệm với hoạt động
bán trú nhằm đưa mô hình này thiết thực, hiệu quả hơn trong cơng tác giáo dục
học sinh của nhà trường.
- Thực hiện đúng định mức tiết dạy đối với giáo viên trường phổ thông dân
tộc bán trú: cấp TH là 21 tiết/tuần, cấp THCS 17 tiết/tuần theo Thông tư số
Một số giải pháp để làm tốt cơng tác huy động và duy trì số lượng học sinh ở trường phổ
thông dân tộc bán trú


17
28/2009/TT-BGDĐT. Quy đổi theo Thơng tư 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV thì tỉ
lệ giáo viên/lớp cấp TH là 1,7 GV/lớp, cấp THCS 2,1 GV/lớp.
- Tăng chế độ hỗ trợ học sinh bán trú lên 0,6 mức lương cơ sở/tháng/học
sinh. Vì học sinh ở lại tại trường phổ thông dân tộc bán trú nhưng không khác gì
ăn ở sinh hoạt tại trường phổ thơng dân tộc nội trú cả trong khi chế độ hỗ trợ chỉ
bằng ½ học sinh trường nội trú.
Trên đây là một số giải pháp nhằm làm tốt công tác huy động và duy trì số
lượng học sinh ở trường phổ thơng dân tộc bán trú đã được tôi áp dụng trong
công tác quản lý của mình. Qua nhiều năm thực hiện các giải pháp của đề tài đã
thu được những kết quả khả quan. Tuy vậy, trong quá trình quản lý chỉ đạo theo
các giải pháp cũng như trong trình bày, lập luận của đề tài chắc không tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong các nhà quản lý, các thầy cơ giáo đóng góp ý kiến
để sáng kiến có chất lượng hơn, thiết thực hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Một số giải pháp để làm tốt công tác huy động và duy trì số lượng học sinh ở trường phổ
thơng dân tộc bán trú


18

MỤC LỤC

Nợi dung

Trang

I. PHẦN MỞ ĐẦU

Trang: 1 - 3

1. Lí do chọn đền tài.

Trang: 1 - 2

2. Điểm mới của đê tài

Trang: 3

II. PHẦN NỘI DUNG

Trang: 3 - 15

1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu


Trang: 3 - 4

2. Những giải pháp

Trang: 5 - 15

2.1. Giải pháp 1

Trang: 5 - 8

2.2. Giải pháp 2

Trang: 8 - 9

2.3. Giải pháp 3

Trang: 9 - 10

2.4. Giải pháp 4

Trang: 11 - 12

2.5. Giải pháp 5

Trang: 12 – 13

Kết quả đạt được

Trang 14 - 15


III. PHẦN KẾT LUẬN

Trang: 15 - 17

1. Ý nghĩa của đề tài

Trang 15 - 16

2. Kiến nghị, đề xuất

Trang 16 -17

Một số giải pháp để làm tốt công tác huy động và duy trì số lượng học sinh ở trường phổ
thông dân tộc bán trú



×