Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số hoạt động nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe nữ giáo viên, nhân viên trong đơn vị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.96 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến :
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CHĂM SÓC SỨC KHỎE NỮ GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRONG ĐƠN VỊ

( Huỳnh Thị Liên Chi - trường THPT Chuyên Bến Tre
Cao Thị Hồng Nhung - trường THPT Chuyên Bến Tre
Trầm Thị Kim Lợi - trường THPT Chuyên Bến Tre
Phạm Ngọc Diệp - trường THPT Chuyên Bến Tre)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Hoạt động đồn thể
3. Mơ tả bản chất của sáng kiến :
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết :
3.1.1. Nhận thức chung về vấn đề
Theo Chỉ thị 03/TLĐ ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Tổng Liên đoàn lao
động Việt Nam về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc
nhà” trong nữ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ); Kế hoạch hành động số
12/KH-TLĐ ngày 30 tháng 3 năm 2016 về Bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020;
Hướng dẫn số 1667/HD-TLĐ ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Tổng Liên đoàn lao
1


động Việt Nam về nhiệm vụ trọng tâm công tác Nữ cơng đều có nhấn mạnh nội
dung tập trung về việc chăm sóc sức khỏe cho nữ CNVCLĐ vì hạnh phúc của mỗi
gia đình, vì sự phát triển bền vững của đất nước.
Với tinh thần trên, Tổng Liên đoàn Lao động cũng đã triển khai thí điểm mơ
hình “Sức khỏe của bạn”. Mơ hình “Sức khỏe của bạn” giúp cho nữ CNVCLĐ có
điều kiện được tuyên truyền, nắm bắt những kiến thức cần thiết để tự chăm sóc, bảo


vệ sức khỏe của mình, tham gia những hoạt động chăm lo thiết thực tới nữ
CNVCLĐ. Thơng qua mơ hình tăng cường nhận thức trong người lao động từ đó
góp phần chăm sóc sức khỏe cho nữ CNVCLĐ.
3.1.2. Thực trạng vấn đề
Nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGV, NV) nhà trường chúng tơi gồm
50/93 CNVCLĐ trong tồn đơn vị (chiếm tỷ lệ 53,76%). Đa số nữ còn trẻ, vừa đảm
bảo chuyên mơn, vừa chăm lo gia đình, có con nhỏ nên ít có thời gian tham gia các
hoạt động phong trào, rèn luyện sức khỏe.
Trong thời gian qua, hoạt động nữ cơng cịn gặp nhiều khó khăn nhất là
Ban Nữ cơng hoạt động chưa đều tay, chưa có kinh nghiệm, chưa chủ động xây
dựng những kế hoạch hoạt động cụ thể (chủ yếu là chờ chỉ đạo hoặc kế hoạch của
các cấp có thẩm quyền). Nếu có xây dựng kế hoạch thì do nhiều điều kiện ảnh
hưởng nên chưa thực hiện theo kế hoạch đề ra. Sự phối hợp giữa Ban Nữ cơng và
Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) của nhà trường chưa chặt chẽ, nhịp nhàng
trong hoạt động, nhất là trong việc chăm sóc sức khỏe cho nữ.
2


Cơng đồn cơ sở (CĐCS), Ban Nữ cơng thường xun tuyên truyền
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy
chế đơn vị cho nữ cán bộ, nhà giáo và người lao động như: Bộ Luật lao động, Luật
Bảo hiểm xã hội, Luật Bình đẳng giới, Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai
đoạn 2011-2020, Kế hoạch Hành động của Ban VSTBPN ngành Giáo dục, Luật
phịng chống bạo lực gia đình…; quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ; vận
động nữ CBGV, NV trong đơn vị thường xuyên khám sức khỏe ở nhiều tuyến...
Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, đa số nữ có con nhỏ nên ít tham gia các hoạt
động phong trào vì khơng có thời gian hoặc đa số còn e ngại khi tổ chức đi khám
sức khỏe chung mà chủ yếu tự mình đi kiểm tra sức khỏe khi có thời gian rảnh rỗi.
3.1.3. Sự cần thiết đề xuất giải pháp
Thấy được thực trạng trên không chỉ ở một đơn vị mà nhiều đơn vị cũng

vướng phải khi tổ chức các hoạt động nữ cơng, ngồi việc tổ chức sinh hoạt, phổ
biến cho mọi người nắm rõ chế độ chính sách của lao động nữ, chế độ nghỉ dưỡng,
chế độ thai sản, quyền lợi…Ban chấp hành CĐCS tổ chức lấy ý kiến trong đơn vị
(nhất là đối với nữ) về phương thức hoạt động của Ban Nữ công, nắm bắt được tâm
tư nguyện vọng của nữ GV, NV để từ đó có những đề xuất, đổi mới trong hoạt
động.
Hoạt động nữ công là một hoạt động thiết thực vừa tạo sự đồn kết, gắn bó
giữa các nữ GV vừa là một sân chơi cho nữ. Hoạt động nữ cơng nếu biết phối hợp
nhịp nhàng hiệu quả thì sẽ lôi cuốn nhiều nữ GV tham gia.
3


Để đáp ứng được yêu cầu chung, Ban chấp hành CĐCS cần chủ động tích
cực tìm ra những giải pháp cụ thể để công tác Nữ công trở nên thiết thực, có hiệu
quả và tạo được sự duy trì liên tục trong đơn vị. Sáng kiến này cũng nằm trong tinh
thần chung ấy.
3.1.4. Đối tượng sáng kiến
- Đề tài chủ yếu tập trung một trong những hoạt động của nữ cơng là đưa
ra giải pháp chăm sóc sức khỏe cho nữ CBGV, NV thông qua việc thành lập các
Câu lạc bộ.
- Toàn thể nữ nhà giáo, người lao động trong đơn vị
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp :
- Đề tài chủ yếu hướng vào một trong những giải pháp thiết thực của hoạt
động nữ ở đơn vị để góp phần tạo điều kiện cho nữ GV có thêm sức khỏe, vui tươi,
trẻ trung, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, làm việc có hiệu quả hơn.
- Đề tài góp phần đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động cơng đồn,
nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơng đồn trong đó có hoạt động nữ
cơng.
- Trao đổi, chia sẻ cùng các đơn vị khác để có hướng tháo gỡ, giải quyết

những khó khăn trong q trình hoạt động nữ cơng ở đơn vị.
3.2.2. Tính mới của giải pháp :

4


Trong chương trình hoạt động hàng năm của tổ chức cơng đồn hay trong
kế hoạch hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ đều có nêu nhiệm vụ trọng tâm
trong cơng tác nữ cơng. Tuy nhiên đó chỉ là những vấn đề mang tính chất lý thuyết,
những định hướng chung. Mỗi đơn vị trong quá trình thực hiện kế hoạch phải từng
bước vận dụng, đổi mới, gắn với điều kiện cơng tác mà cụ thể hóa những định
hướng ấy. Giải pháp mà chúng tơi nêu ra vừa góp phần cụ thể hóa những định
hướng ấy vừa củng cố, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Ban nữ công.
Giải pháp được nêu ra trong đề tài gắn với điều kiện thực tế của đơn vị,
tuy không lớn lao nhưng khi được áp dụng, thực hiện tốt thì hoạt động nữ công của
đơn vị sẽ đa dạng, phong phú hơn, khích lệ chị em tích cực tham gia hoat động
phong trào nhiều hơn.
3.2.3. Cách thực hiện giải pháp:
1. Bước 1. Xây dựng kế hoạch hoạt động nữ công từ đầu năm học
Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào chương trình, kế hoạch của ngành, của
Ban chấp hành Cơng đồn cơ sở, Ban Nữ cơng xây dựng kế hoạch hoạt động nữ
công trong năm học, trong từng học kỳ, trong đó có nội dung chăm lo sức khỏe cho
nữ cơng đồn viên, góp phần “ Xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có tri
thức, có sức khỏe, năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lịng nhân hậu, quan
tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng”. Kế hoạch hoạt động vừa dựa trên sự chỉ đạo,

kế hoạch chung vừa phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị, với nhu cầu
của người lao động.
5



Trong kế hoạch hoạt động chung, Ban Nữ công cũng chú ý xây dựng kế
hoạch thành lập các Câu lạc bộ nữ để thông qua Ban chấp hành CĐCS lấy ý kiến,
trao đổi, hoàn chỉnh kế hoạch để triển khai đến các tổ cơng đồn.
2. Bước 2. Tổ chức tun truyền, vận động
Bên cạnh những nội dung tuyên truyền lớn như tuyên truyền đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế đơn vị
cho nữ cán bộ, nhà giáo và người lao động, Ban Nữ công cũng chú ý tổ chức tuyên
truyền nâng cao nhận thức về giới, các chuẩn mực gia đình ấm no, bình đẳng, tiến
bộ, kiến thức làm vợ, làm mẹ, kỹ năng giao tiếp ứng xử trong gia đình, tập thể và
cộng đồng, thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; xây dựng gia đình
“no ấm bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc”, trong đó thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe
của nữ, vận động nữ tham gia những hoạt động góp phần rèn luyện sức khỏe cho
bản thân, sống vui khỏe góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc. (tập trung vào
những tháng, những ngày kỷ niệm có liên quan đến nữ như Ngày Phụ nữ Việt Nam
(20/10), ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/10)…
Giới thiệu các Câu lạc bộ dự kiến sẽ thành lập, vận động nữ giáo viên
tham gia vừa góp phần thực hiện chương trình hoạt động của Cơng đồn cơ sở, của
Ban Nữ cơng vừa tạo điều kiện cho nữ GV có thêm sức khỏe, vui tươi, trẻ trung,
thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
3. Bước 3. Thành lập các Câu lạc bộ

6


Ban Nữ công vận động nữ CBGV, NV tự nguyện đăng ký tham gia các
Câu lạc bộ mà mình yêu thích như:
- Câu lạc bộ Bóng chuyền hơi nữ
- Câu lạc bộ Khiêu vũ
- Câu lạc bộ Bơi lội

- Câu lạc bộ Yoga
- …………………………….
Sau khi có danh sách, Ban chấp hành Cơng đồn cơ sở chốt lại từng nhóm
và đề cử nhóm trưởng. Nhóm trưởng sẽ tập hợp các thành viên trong nhóm để lên
kế hoạch, thời gian sinh hoạt, rèn luyện. (thời gian phải phù hợp, nếu thuận lợi sắp
xếp thì 01 người có thể tham gia sinh hoạt ở nhiều Câu lạc bộ khác nhau.)
Ví dụ : Câu lạc bộ Bóng chuyền hơi sinh hoạt vào hai buổi chiều thứ hai,
thứ tư từ 17h đến 18h30. Câu lạc bộ Yoga sinh hoạt vào hai buổi tối thứ sáu, chủ
nhật từ 18h đến 19h30…
Câu lạc bộ cũng thông qua kinh phí hoạt động. Đây là hoạt động tự
nguyện tham gia vì vậy kinh phí hoạt động hồn tồn xã hội hóa. Các thành viên
trong nhóm thống nhất mức kinh phí theo buổi, theo tháng…
Ví dụ :
- Câu lạc bộ bóng chuyền hơi nữ đóng góp theo tháng khoảng từ 10.000đ
-20.000đ, chủ yếu hỗ trợ nước uống hoặc mua bóng tập luyện. (Ban chấp hành

7


CĐCS đã vận động một giáo viên trong đơn vị có điều kiện về kinh tế sẵn lịng hỗ
trợ cho nhóm trang phục (01 áo/cơ)
- Câu lạc bộ Yoga đóng góp theo buổi khoảng từ 20.000đ - 40.000đ, chủ
yếu bồi dưỡng cho huấn luyện viên thuê bên ngoài.
- Câu lạc bộ bơi lội thì đóng góp để bồi dưỡng cho huấn luyện viên là
giáo viên dạy thể dục của trường…
Ngoài ra toàn bộ cơ sở vật chất như sân tập bóng chuyền, hồ bơi, khn
viên tập Yoga…đều được sự hỗ trợ của nhà trường.
4. Bước 4. Tổ chức truyền thông và tư vấn sức khỏe cho nữ CBGV,NV
Nhân kỷ niệm các ngày 20/10 hoặc 8/3, Ban chấp hành CĐCS phối hợp
với Ban Vì sự tiến bộ nhà trường mời bác sĩ đến tư vấn cho các chị em về những

căn bệnh phụ khoa, sức khỏe sinh sản. Buổi tư vấn được các chị em nhiệt tình tham
gia và mạnh dạn trao đổi với bác sĩ về những thắc mắc để từ đó biết cách phịng
ngừa, điều trị, rèn luyện sức khỏe.
Tư vấn tại chỗ: nữ giáo viên có thể trao đổi kiến thức về y tế hoặc nhờ giải
đáp thắc mắc từ nhân viên y tế của nhà trường (nhân viên y tế của đơn vị là nữ nên
cũng thuận tiện khi trao đổi)
5. Bước 5. Sơ kết, rút kinh nghiệm
Trên cơ sở triển khai việc thực hiện các kế hoạch hoạt động của các Câu lạc
bộ, các nhóm trưởng của các Câu lạc bộ báo cáo với Ban Nữ công, Ban chấp hành

8


CĐCS để đánh giá kết quả, sơ kết rút kinh nghiệm. Từ đó có cơ sở để tiếp tục duy
trì các Câu lạc bộ, vận động nữ CBGV, NV tham gia với số lượng ngày càng tăng.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động của Cơng đồn cơ sở, của
Ban Nữ cơng, căn cứ vào tình hình thực tiễn của đơn vị, CĐCS cố gắng tìm ra và
đổi mới các giải pháp hoạt động nữ cơng để mang tính khả thi hơn, việc vận động
có hiệu quả hơn.
Giải pháp chúng tơi nêu ra đơn giản, dễ thực hiện. Chúng tôi nghĩ rằng,
những giải pháp này không chỉ thực hiện ở đơn vị mình mà cịn có khả năng áp
dụng ở những đơn vị, những CĐCS khác. Điều quan trọng là ta vận dụng nó một
cách linh hoạt, phù hợp với từng đơn vị, từng tình hình cụ thể. Những hoạt động
này vừa tạo khơng khí vui tươi, thoải mái trong đơn vị vừa là sự quan tâm chăm
sóc, rèn luyện sức khỏe cho chị em để hoàn thành tốt nhiệm vụ chun mơn.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp:
Với các Câu lạc bộ trên, các nữ CBGV, NV tham gia tích cực, đều đặn. Số
lượng tham gia có gia tăng về số lượng. Kỹ năng ở các lĩnh vực của các cô cũng

được nâng lên. Những thành viên trong Câu lạc bộ bóng chuyền hơi nữ tham gia thi
đấu, tham gia giao lưu với các đơn vị ngày càng vững vàng hơn, chuyên nghiệp
hơn và cũng đạt được những kết quả khả quan. Câu lạc bộ Yoga vẫn tiếp tục duy

9


trì, chị em tập luyện ngày càng dẻo dai, điêu luyện, thu hút đủ mọi lứa tuổi tham
gia (giáo viên trẻ, giáo viên đã lớn tuổi)
Riêng Câu lạc bộ khiêu vũ đang tạm ngưng do điều kiện công tác, nữ
CBGV, NV khó tham gia vì khơng sắp xếp thời gian hợp lý. Hy vọng trong thời
gian sắp tới các Câu lạc bộ này được nhân rộng hơn, tiếp tục duy trì và sẽ vận động
nhiều nữ CBGV, NV tham gia để tăng thêm về số lượng. Các tổ cơng đồn sẽ đưa
việc vận động nữ cơng đồn viên tích cực tham gia các Câu lạc bộ vào kế hoạch
hoạt động của tổ trong năm học, qua đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ
trong sinh hoạt tổ chức cơng đồn.
3.5. Tài liệu kèm theo : khơng có
Bến Tre, ngày 16 tháng 3 năm 2018

PHỤ LỤC: MỘT SÁNG HÌNH ẢNH MINH HỌA

10


11


12



13



×