Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Nhà tuyển dụng muốn biết gì qua câu hỏi phỏng vấn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.61 KB, 4 trang )

Nhà tuyển dụng muốn biết gì qua
câu hỏi phỏng vấn?
Bạn đã được nghe kể về nhiều câu hỏi phỏng vấn kỳ lạ, thậm chí là rất
kỳ quặc khi đi xin việc. Sự thực là mỗi nhà tuyển dụng (NTD) đều có
những câu hỏi ưa thích của họ và chúng cùng chung đặc điểm là khó
đoán trước. Sự khác thường của các câu hỏi này buộc nhiều người phải
gãi tai: “Không hiểu các NTD muốn biết gì đây?”
Vì đây là các câu phỏng vấn kỳ lạ, thậm chí kỳ quặc, ứng viên khó lòng
đoán trước để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Vì vậy, đây là lý do khiến NTD
ưa thích các câu hỏi này vì chúng giúp họ hiểu được ứng viên thực sự nghĩ
gì.
Chính vì thế, ngoài việc chuẩn bị tâm lý cho một số câu hỏi thông thường,
bạn không nên chuẩn bị trước quá nhiều câu hỏi cho mình. Nếu chuẩn bị
như vậy, bạn có thể bị căng thẳng và quên mất ý tứ đâu đó. Mặt khác, nếu
bạn tỏ ra sẵn sàng cho mọi câu hỏi, NTD có thể nghĩ rằng bạn đang lặp lại
một số quy trình rập khuôn nào đó chứ không thể hiện suy nghĩ và quan
điểm của chính bạn.

Vậy có cách nào để chuẩn bị cho các câu hỏi như vậy không? Có. Nhưng
thay vì cố tưởng tượng ra các câu hỏi khác thường nhất và chuẩn bị đáp án
cho chúng, bạn nên tìm hiểu những yếu tố giúp NTD đánh giá cao.
Điểm chung của những ứng viên thành công là sự tự tin. Họ thoải mái bộc
lộ năng lực và tính cách của mình. Do đó, những câu trả lời của họ thường
rất thuyết phục các NTD. Nếu bạn có thể cho người phỏng vấn thấy những
câu hỏi của họ, dù khó khăn đến đâu, cũng không làm bạn thấy bối rối, bạn
sẽ chứng tỏ được bản lĩnh, sự bình tĩnh và
tự tin trong mọi tình huống của
mình.
Bên cạnh sự tự tin là tính trung thực. Đừng nghĩ đến chuyện nói dối hay
đánh lừa NTD. Họ là những người có nhiều kinh nghiệm và sẽ nhanh chóng
phát hiện ra ngay sự dối trá. Khi đó kết quả sẽ còn tệ hơn là bạn thú nhận


rằng mình chưa biết vấn đề họ đặt ra.
Một người đi phỏng vấn đã được hỏi liệu anh có phải là người thích hợp cho
công việc này không đã trả lời: “
Tôi muốn tìm hiểu thêm. Tôi tin là tôi có
năng lực nhưng tôi cần phải nghiên cứu thêm về công việc này đã
.” Anh thú
nhận lúc đó đã rất muốn trả lời là có những rồi lại quyết định trả lời một
cách trung thực. Anh đã vượt qua vòng phỏng vấn này và trở thành phó
phòng marketing cho một công ty sản xuất giày.
Cuối cùng, đó là
thái độ tích cực. Câu trả lời đúng hay sai nhiều khi không
quan trọng bằng thái độ của bạn trong cách nhìn nhận và xử lý vấn đề.
Không ai muốn làm việc với một người lúc nào cũng cáu kỉnh và phàn nàn.
Một NTD tại Hà Nội cho biết ông không chú ý nhiều tới các kỹ năng và kinh
nghiệm của một ứng viên bằng thái độ làm việc của người ấy. “
Vì chúng tôi
luôn có những người có năng lực tốt ứng tuyển, nên mối quan tâm số một
của chúng tôi là liệu ứng viên đó có thái độ làm việc phù hợp không. Chúng
tôi sẽ phải làm việc với nhau hàng ngày, họp hành rồi thảo luận, nên tôi
không muốn mất thời gian với những người có thái độ tiêu cực
.”
Như vậy, có thể thấy rằng nếu một NTD phải lựa chọn giữa hai ứng viên có
các điều kiện tương đương, người có thái độ tích cực sẽ chiến thắng. Một
giám đốc nhân sự của một công ty thực phẩm lớn cho biết anh đã từng bị ấn
tượng bởi sự nhiệt tình và say mê của một ứng viên và đã tuyển người đó.
Ông cho biết “
Lúc đầu, mọi người hơi ngạc nhiên khi nhân viên đó được
tuyển vì cậu ta không có năng lực nổi trội lắm so với một vài ứng viên khác.
Tuy nhiên, qua quá trình làm việc, chúng tôi rất hài lòng vì cậu ấy luôn tỏ ra
nhiệt tình học hỏi và đã nhanh chóng thích nghi được với công việc và môi

trường làm việc mới
.”

×