Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De thi HSG Sinh 91011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.97 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CHÍNH THỨC. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2010-2011 Môn thi: Sinh học Ngày thi : 16-1- 2011 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể giao đề ). Câu 1: (3 điểm) a. Đa dạng của thực vật là gì ? Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam. b. Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật với tế bào động vật. Câu 2 : (3 điểm) Tóm tắt sơ lược về sự tiến hóa của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh của động vật không xương sống đến động vật có xương sống. Câu 3: (3 điểm) Một nạn nhân bị ngộ độc vì đã dùng than tổ ong (than đá) đun nấu trong phòng kín. Bằng sự hiểu biết của mình về cấu tạo và chức năng của hồng cầu, em hãy giải thích nguyên nhân chính của việc ngộ độc trên. Theo em thì phải làm gì với nạn nhân này ? Câu 4: (3 điểm) So sánh đột biến gen với đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Câu 5: (3 điểm) Ở một bệnh nhân: Người ta đếm thấy trong bộ nhiễm sắc thể có 45 chiếc, gồm 44 chiếc nhiễm sắc thể thường và 1chiếc nhiễm sắc thể giới tính X. a. Bệnh nhân là nam hay nữ? Vì sao? b. Đây là loại bệnh gì? Biểu hiện bên ngoài và biểu hiện sinh lí ra sao? c. Giải thích cơ chế sinh ra trẻ bị bệnh trên. Câu 6: (2 điểm) Gen thứ 1có 900 guanin bằng 30% tổng số nucleotit của gen. Gen thứ 2 có khối lượng 900000 đvc .Hãy xác định gen nào dài hơn ? Câu 7: (3 điểm) Cho các thỏ có cùng kiểu gen giao phối với nhau, thu được ở F1 như sau: 57 thỏ đen, lông thẳng. 20 thỏ đen, lông xù 18 thỏ trắng, lông thẳng. 6 thỏ trắng, lông xù. Biết mỗi gen quy đinh một tính trạng và phân li độc lập a. Xác đinh tính trạng trội, tính trạng lặn. b. Lập sơ đồ lai. ----Hết----.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐÁP ÁN & HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 9 Câu 1a. 1b. 2 (3đ). 3 (3đ). Thang diểm Đa dạng của TV là sự phong phú về loài, các cá thể của loài và môi (0,5đ) trường sống của chúng Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của TV : (1,5đ) - Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của TV -Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài quý hiếm để bảo vệ số lượng - Xây dựng vườn quốc gia, khu bảo tồn….để bảo vệ các loài - Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm. - Tuyên truyền, giáo dục nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng. Điểm giống và khác nhau giữa tế bào TV với tế bào ĐV * Giống nhau:đều có màng sinh chất, chát tế bào,nhân và không bào. (0,4đ) * Khác nhau - Tế bào TV :có vách tế bào –có chứa diệp lục – không bào to. (0,6đ) - Tế bào ĐV: không có vách tế bào – không có chứa diệp lục – không bào nhỏ. Tóm tắt sơ lược sự tiến hóa: * Hệ hô hấp: từ chưa phân hóa đến xuất hiện phổi ngày càng phức tạp (1đ) - Ở ĐV không xương sống, ngành giun hô hấp qua bề mặt cơ thể. - Ngành chân khớp hô hấp qua ống khí, lổ thở. - Đến ĐV có xương sống hô hấp bằng mang, da, phổi. * Hệ tuần hoàn: từ chưa có tim đến tim sơ khai rồi hoàn chỉnh. (1đ) - Ở ĐV không xương sống –ngành giun chưa có tim. - Ngành chân khớp có tim sơ khai. - Đến ĐV có xương sống tim có 2ngăn rồi 3ngăn đến 4ngăn từ 1 vòng đến 2 vòng tuần hoàn. * Hệ thần kinh:từ thần kinh mạng dến thần kinh ống với bán cầu đại (1đ) não ngày càng phức tạp. - ĐV không xương sống từ chưa có hệ thần kinh đến ngành ruôt khoang có thần kinh hình mạng. - Ngành chân khớp có thần kinh dạng chuỗi hạch. - Đến ĐV có xương sống cóhệ thần kinh dạng ống có xuất hiện tiểu não và não trước. Giải thích nguyên nhân làm cho nạn nhân bị ngộ độc khi dùng than tổ ong đun nấu trong phòng kín: - Trong hồng cầu có hemoglobin do protein kết hợp chất sắc đỏ có (0,5đ) chứa sắt Hemoglobin có khả năng kết hợp với ôxi, với CO2 hoặc với CO (0,25đ) Khi máu qua phổi, hemoglobin kết hợp lỏng lẻo với ôxi làm máu đỏ (0,5đ) tươi, máu đến tế bào hemoglobin nhường ôxi cho tế bào Đáp án.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ở tế bào hemoglobin kết hợp với CO2 làm máu đỏ thẩm chuyển về phổi thải CO2 ra ngoài Hemoglobin có khả năng kết hợp chặc chẻ với CO nên việc giải phóng CO ra khỏi hemoglobin rất chậm chạp làm cho hồng cầu mất tác dụng .Nếu 1 người sống trong môi trường có nhiều khí CO thì bị ngộ độc - Nạn nhân bị ngộ độc là do khi dùng than tổ ong đun nấu, trong quá trình cháy than thải ra nhiều khí CO. Trong phòng kín CO không thoát ra ngoài được mỗi lúc càng nhiều hơn .Nạn nhân hít nhiều khí này dẫn đến hiện tượng ngộ độc * Cách giải quyết: đưa nạn nhân ra chỗ thoáng ,dùng hô hấp nhân tạo để cứu ,nếu quá nặng phải đưa đến bệnh viện. 4 So sánh đột biến gen-đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: (3đ) * Giống nhau: - Đều là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc vật chất di truyền trong tế bào (AND) hoặc (NST) - Đều phát sinh từ các tác động của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. - Đều di truyền cho thế hệ sau. - Phần lớn gây hại cho bản thân sinh vật. * Khác nhau: - Đột biến gen; + Là biến đổi cấu trúc gen + Gồm các dạng: mất cặp, thay thế cặp nucleotit - Đột biến cấu trúc NST + Là biến đổi cấu trúc NST + Gồm các dạng: mất đoạn ,lăp đoạn, đảo đoạn 5(3đ) a.Bệnh nhân là nam hay nữ? - Bệnh nhân là nữ - Vì:ở người bình thường bộ NST có 46 chiếc. Trong đó có 1 cặp NST giới tính: XX :nữ / XY: nam Bệnh nhân là nữ (chỉ có 1 chiếc NST X) b. Đây là loại bệnh gì? Biểu hiện bên ngoài –biểu hiện sinh lí? - Là bệnh Tớcno (OX) ,bệnh nhân chỉ có1 NST giới tính và đó là NST X. - Biểu hiện: + Biểu hiện bên ngoài:lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển. + Biểu hiện sinh lí: không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí nhớ và không có con. c. Giải thích cơ chế sinh ra trẻ bị bệnh trên: - Trong giảm phân do các tác nhân gây đột biến dẫn đến cặp NST giới tính của tế bào tạo giao tử của bố hoặc mẹ không phân li, tạo ra 2 loại giao tử.. (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ). (0,25đ). (1đ). (2đ). (0,25đ) (0,5đ). (0,25đ) (0,5đ). (1đ).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Giao tử chứa cả cặp NST giới tính (n+1) + Giao tử không chứa NST giới tính (n- 1) - Trong thụ tinh:giao tử không chứa NST giới tính (n-1) kết hợp giao tử bình thường mang NST giới tính X tạo hợp tử XO (2n-1) phát triển (0,5đ) thành bệnh Tớcnơ. 6 - Gen thứ nhất: (1đ) (2đ) + Số nucleotit của gen thứ nhất :N = 900 x 100 /30 = 3000 (nu) + Chiều dài của gen thứ nhất : L = N /2 x 3 .4 A0 = 3000 /2 x 3 .4 = 5100 A0 - Gen thứ hai: (1đ) + Số nucleotit của gen thứ hai : N = 900 000 / 300 = 3 000 (nu) + Chiều dài của gen thứ hai: L = N/2 x 3.4 A0 = 3 000 /2 x 3.4 = 5100A0. Vậy chiều dài 2 gen bằng nhau. 7 (3đ) a.. Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn (1đ) - Xét tính trạng về màu lông: Lông đen : lông trắng = (57 + 20 ) : (18 +6 ) = 3: 1 Lông đen là tính trạng trội so với tính trạng lông trắng - Xét tính trạng về độ thẳng của lông : Lông thẳng : lông xù = (57 +18 ) :(20 + 6 ) = 3:1 Lông thẳng là tính trạng trội so với tính trạng lông xù . b. Quy ước : Gen A : lông đen a:lông trắng (0,25đ) B :lông thẳng b. lông xù F1 có tỉ lệ 57 :20 :18 : 6 = 9 :3 :3 :1 ,đây là tỉ lệ của qui luật phân li (0,25đ) độc lập của Men đen. Vậy bố mẹ đều dị hợp về 2 cặp gen :AaBb và kiểu hình thỏ đen, lông thẳng Sơ đồ lai : P: AaBb (đen ,thẳng ) x AaBb (đen ,thẳng ) (0,25đ) G :AB ,Ab, aB, ab AB,Ab, aB, ab (0,25đ) F1: 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4 AaBb (9 đen thẳng ) (1đ) 1AAbb : 2Aabb (3đen xù) 1aaBB : 2aaBb (3trắng thẳng ) 1aabb (1trắng xù). -----------------------.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×