Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

de tai nghien cuu day hoc cong nghe 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.33 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÀ RỊA - VŨNG TÀU KHOA TỰ NHIÊN LỚP 11B2. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 7 CỦA GIÁO VIÊN THCS. GIÁO SINH THỰC TẬP : LÊ NGỌC QUANG. NĂM HỌC: 2009 -2010.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. LỜI NÓI ĐẦU Nghiên cứu khoa học là một trong những việc rất khó khăn và phức tạp ,đòi hỏi phải có sự đầu tư kỹ lưỡng từ khâu đi điều tra ,nghiên cứu,thu thập thông tin và chọn lộ dữ liệu .Nhưng nhờ sự cho phép của BGH trường Cao Đẳng Sư Phạm Bà Rịa-Vũng Tàu và BGH cùng một sô giáo viên quý thầy cô trường THCS Nguyễn Thanh Đằng đã tạo diều kiện cho tôi có được môi trường giảng dạy và nghiên cứu khoa học với thời gian 6 tuần thực tập tại trường đã giúp tôi hoàn thành được đề tài này . Có thể nói đây là thành công bước đầu của tôi trong việc nghiên cứ đề tài khoa học. Qua việc nghiên cứu đề tài này,tôi tự nhận thấy thành công không phaỉ là chỉ ở những kết luận sinh ra từ thực tiễn nghiên cứu mà thành công hơn hết là tôi đã học được phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và bước đầu hình thành cho tôi kỹ ngăng nghiên cứu khoa học để có thể phục vụ cho việc giảng dạy của mình sau nàyvà từ đó có lòng yêu nghề,yêu trẻ hơn đúng với phương trâm giáo dục “tất cả vì học sinh thân yêu” Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua .Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn BGH trường Cao Đẳng Sư Phạm Bà RịaVũng Tàu và BGH cùng một sô giáo viên quý thầy cô trường THCS Nguyễn Thanh Đằng đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài khoa học này . Trong quá trình làm đề tài khoa học không tránh khỏi những thiếu sót rất mong quý thầy cô thông cảm và góg ý . Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hòa Long,Ngày 13 tháng 04 năm 2010 Giáo sinh Lê Ngọc Quang.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2. A. NHỮNG VẦN ĐỀ CHUNG I.. TÊN ĐỀ TÀI TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 7 CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ. II.. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong quá trình dạy học,nâng cao chất lượng thông qua phương pháp dạy học luôn. luôn cần thiết đối với người làm công tác giáo dục và đào tạo.Thế kỷ XXI là thế kỷ công nghiệp hóa- hiện đại hóa ,đó là cuộc cách mạng khoa học công nghệ mang tính phát triển sâu sắc .Đất nước đi lên theo sự phát triển của thế giới trong đó góp phần không nhỏ cho sự phát triển đó chính là sự phát triển của giáo dục đóng vai trò là nền tảng của sự phát triển đất nước . Mục đích giáo dục trong thời đại mới được thực hiện thông qua nghị quyết trung ương Đảng “Nâng cao dân trí ,bồi dưỡng nhân lực vả đào tạo nhân tài” .Giáo dục để tạo ra những con người sáng suốt có năng lực ,có trình độ để phát triển đất nước ,đưa đất nước đi lên thành một nước tiên tiến ,phát triển về mọi mặt ,luôn gắn bó với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là nhiệm vụ và trách nhiệm to lớn của ngành giáo dục .Đây chính là kim chỉ nam xuyên suốt cuộc sống con người .Trong quá trình giáo dục và đào tạo nó góp phần phát triển đất nước tronggiai đoạn hiện nay là xây dựng đất nước giàu mạnh,xã hội công bằng văn minh. Để làm tốt được điều này đòi hỏi người giáo viên phải có nhận thức sâu rộng và phải có óc sáng tạo đối với chuyên ngành của mình,phải biết nghiên cứu ,thấy được mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu khoa học . Nền giáo dục yêu cầu tất cả những người làm công tác giáo dục và đào tạo ngay từ bây giờ phải xác định cho mình mục đích và phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với chương trình và đạt đươc hiệu quả tốt nhất.Đối với các nhà sư phạm trẻ trong tương lai cân phải có một tầm nhìn rộng,một sự hiểu biết cao .Thấy được tầm quan trọng trong chiến lược con người của Đảng và nhà nước ta để từ đó có phương pháp cải thiện giáo dục.Vì vậy ngay từ bây giờ sinhviên sư phạm phải biết rèn luyện và tu dưỡng.,tích lũy cho mình một vôn kinh nghiệm và đặc biệt phải biết nghiên cứu khoa học vì nghiên cứu khoa học không những giúp chúng ta biến lí luận thành thực tiễn,để chứng unh được rằng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> lí luận không phải là lí luận suông.Qua đó giúp chúng ta hiểu được vấn đề của việc nghiên cứu ,biết cách nghiên cứu để sau này ra trường thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người.Vì thế nghiên cứu khoa học đối với sinh viên sư phạm là một vấn đề cần thiết ,nghiên cứu khoa học giúp ta hiểu đầy đủ chính xác hơn về quy luật giáo dục ,về bản chất của hiện tượng giáo dục ,đường lối tổ chức hệ thống giáo dục và phương pháp giáo dục. Thông qua đợt thực tập sư phạm lần này ,tôi nhận thấy trí thức nhà trường mới chỉ là ở elý luận chưa phải là thực tiễn.Do đó việc nghiên cứu khoa học rất có ích,nó là hành trang sau này …Chính vì những lí do trên tôi đi nghiên cứu khoa học để đánh giá chậg lượng nhận thức bản thân mình trong đợt thực tập cũng như trong thời gian ở trường sư phạm.Hơn thế nữa là sự trau đồi tích lũy học tập để có niềm tin vững vàng sau khi ra trường đến với bục giảng nhà trường. Tuy nhiên với thời gian thực tập quá ngắn ngủichỉ với 6 tuần mà vấn đề khoa học thì rất nhiều .Nhìn chung tôi nhận thấy rằng môn “Công Nghệ 7”tuy không phải là một môn học chính.Nhưng nó lại có tác dụng rất lớn đối với học sinh .Đặc biệt là những học sinh ở nông thôn khi ứng dụng vào thực tế cuộc sống lao động như:trồng trọt,chăn nuôi,lâm nghiệp phòng và trị bệnh cho vật nuôi…Để góp phần thúc đẩy sự lôi cuốn và hứng thú học tập của học sinh đối với môn học và thấy được tầm quan trọng của nó trong cuộc sống ,giúp các em vận dụng tốt những điều đã học vào thực tế lao động sản xuất nên tôi mạnh dạn đi nghiên cứu một khía cạnh nhỏ trong đợt thực tập sư phạm vừa qua là: “Tìm hiểu phương pháp dạy học công nghệ 7 của giáo viên THCS”. Nhằm tìm ra phương pháp mà giáo viên áp dụng trong khi dạy một bài công nghệ và áp dụng cho từng nội dung trongbài học .Việc kết hợp các phương pháp dạy học công nghệ 7 .Qua đó đánh giá được mức độ truyền thụ kiến thức cho học sinh của giáo viện dạy công nghệ 7 ở rtường THCS.Thông qua phương pháp dạy học của giáo viên mà học sinh hiểu được bài .Bên cạnh đó còn giúp ta nghiên cứu phương pháp giảng dạy và giáo dục của giáo viên trong một tiết dạy để học sinh nắm được kiến thức tới đâu và biết cách ứng dụng kiến thức vào bài học như thế nào vào cuộc sống lao động . III.GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Trong quá trình dạy học công nghệ 7 không thể có một phương pháp nào được xem là vạn năng và suyên suốt tiết dạy của mình mà cần phải kết hợp linh động và nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học khác nhau mới đạt được hiệu quả cao . Do tính đặc trưng của bộ môn công nghệ 7 nên cần có phương pháp trực quan và thực hành .Phương pháp dạy học công nghệ 7 của giáo viên trung học cơ sở quyết định chất. 3.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> lượng học tập và khả năng vận dụng thực tế của học sinh .Cách thức giáo dục của giáo viên trong một tiết dạy quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. IV.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Tìm hiểu các tài liệu ,tích lũy tư liệu ,có vốn kinh nghiệm,sự hiểu biết về nông nghiệp và những lí luận có liên quan đến phương pháp dạy học công nghệ 7.Từ đó có nghi chép tiết dạy cẩn thận và khoa học . Quan sát học sinh trong tiết dạy để thấy được khả năng và hứng thú với bài học như thế nào . Quan sát các tiết dạy của giáo viên và các sinh viên thực tập khác để đúc kết kinh nghiệm cho mình sau này. Xử lỳ thông tin một cách khoa học để đưa ra kết luận về vấn đề mà mình cần truyền đạt đến học sinh. V. PHẠM VI VÀ ĐỒI TƯỢNG 1.Không gian: Các thầy cô dạy môn công nghệ 7và học sinh các lớp 7A1,7A2 trường THCS Nguyễn Thanh Đằng Xã Hòa Long,Thị Xã Bà Rịa, Tỉnh BRVT. 2.Thời gian : - Thu thập và xữ lý số liệu là 6 tuần thực tập từ ngày 1/3/2010 đến 10/04/2010. VI.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Do môn học công nghệ 7 có nhiều kiến thức ứng dụng thực tế lao động sản xuất rất tốt nên phương pháp nghiên cứu ở đây sẽ bao gồm nhiều phưong pháp sau : - Phương pháp điều tra :Sử dụng điều tra trực tiếp các em ,điều tra bằng phiếu trắc nghiệm. - Phương pháp quan sát :Quan sát học sinh trong tiết dạy của giáo viên bộ môn và quan sát các tiết dạy của giáo sinh thực tập . - Phương pháp giả thuyết - Phương pháp khảo nghiệm thực tế . - Phương pháp trao đổi trò chuyện. B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Phương pháp dạy học là cách thức của giáo viên và học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tốt quá trình dạy học và nhiệm vụ dạy học .. 4.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Các phương pháp dạy học công nghệ 7 rất đa dạng và phong phú .Nên để thuận tiện cho việc nắm vững đặc điểm và mối quan hệ giữa các phương pháp dạy học với nhau để đạt đựơc hiêu quả dạy học ta phân thành các loại phương pháp như sau : - Phương pháp hình thành kiến thức kỹ năng mới : + Phương pháp hỏi đáp + Phương pháp làm việc với SGK và tài liệu tham khảo + Phương pháp quan sát mẫu vật + Phương pháp quan sát băng hình + Phương pháp thực hành quan sát + Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp + Phương pháp thảo luận của học sinh. - Phương pháp dạy học củng cố hoàn thiện kiến thức : + Phương pháp hệ thống hóa + Phương pháp luyện tập - Phương pháp kiểm tra đánh giá: +Phương pháp kiểm tra kiến thức kỹ năng + Phương pháp dánh giá học sinh về việc học môn công nghệ - KTNN lớp 7. - Phương pháp dạy học chuyên biệt: + Phương pháp hoạt động hóa học sinh. + Phương pháp dạy học nêu vấn đề + Phương pháp dạy học theo modun. * Phương pháp hỏi đáp: thầy dưa ra hệ thống các câu hỏi từ đó trò suy nghĩ và tìm ra câu trả lời.Từ nội dung câu hỏi và câu trả lời,Thầy và trò cùng so sánh tổng hợp để rút ra nội dung bài học mới . * Phương pháp làm việc với SGK và tài liệu tham khảo :Giáo viên đưa ra vần đề ,hướng dẩn học trò cách tham khảo tài liệu .Trò nghiên cứu SGK và tài liệu ,tìm cách giải quyết vần đề .Từ đó học sinh sử dụng kiến thức SGK và tài liệu mà gia công lại thành kiến thức của mình theo đinh hướng của giáo viên . + Kỹ năng đọc SGK và tài liệu :Học sinh biết chọn lựa nội dung cơ bản từ tài liêự ->biết cách phân tích nội dung tài liệu -> biết cách sử dụng tài liệu để trả lời các câu hỏi -> biết cách lập dàn bài để trình bày vấn đề.. 5.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Ứng dụng phương pháp sử dụng SGK : Sử dụng SGK để dạy bài mới, trò đọc câu hỏi SGK để trả lời câu hỏi thầy đưa ra .Sử dụng SGK để ôn tập, củng cố kiến thức kết hợp với lời giảng của thầy để tự ghi kiến thức vào vở và hệ thống hóa được kiến thức đã học. * Phương pháp quan sát mẫu vật: Sử dụng các mẫu vật chính xác ,đủ lớn để học sinh quan sát ,các mẫu vật phải trưng bàytheo một trình tự nhất định từ đó hướng dẫn học sinh quan sát phương pháp này có 2 phương pháp nhỏ là : + Quan sát mẫu vật tái hiện :Trò quan sát mẫu vật sau khi đã nắm vững đặc điểm mẫu qua bài học . + Quan sát mẫu vật tìm tòi; Trò quian sát mẫu vật ,phân tích so sánh để tìm ra các đặc điểm đặc trưng của mẫu vật theo câu hỏi gợi ý . * Phương pháp quan sát băng hình: Các yêu cầu của phương pháp: Ttrước khi xem phim thì nêu câu hỏi định hướng để học sinh theo dõi nội dung phim .Sau khi xem phim tổ chức thảo luận và trả lời câu hỏi để rút ra nội dung bài học . * Phương pháp thực hành quan sát: Các yêu cầu của phương pháp:xác định mục dích thực hành -> hướng dẫn học sinh các bước thực hành -> phân nhóm thực hành -> nhận xét kết quả ,rút ra kết luận. * Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp: Giáo viên nêu ra giả thuyết từ giả thuyết đó tiến hành thí nghiệm ,sau thời gian quan sát và thu hoạch thí nghiệm mới rút ra kết luận . Phương pháp này có 2 loại thí nghiệm : + Thí nghiệm trên đồng ruộng :Giống điều kiện tự nhiên nhưng khó chăm sóc và quan sát . + Thí nghiệm vườn ươm : Khác điều tự nhiên lại dễ chăm sóc và quan sát . Yêu cầu của phương pháp thí nghiệm nông nghiệp : + Chuẩn bị đủ dụng cụ,phân công nhiệm vụ + Đảm bảo được các nguyên tắc thí nghiệm + Kết hợp lý thuyết với thực tế địa phương khi lập thí nghiệm . + Phát huy khả năng độc lập sáng tạo của học sinh. Cách tiến hành phương pháp thí nghiệm nông nghiệp: + Chuẩn bị TN + Chọn phương pháp tiến hành + Tổ chức tiến hành thí nghiệm . + Thực hiện thí nghiệm. 6.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Thu hoạch thí nghiệm + Tổng kết thí nghiệm * Phương pháp thảo luận của học sinh. Một học sinh A trình bày nội dung bài học từ đó các học sinh khác đặt câu hỏi về những điều chưa sáng tỏ để học sinh A giải đáp những vấn đề đó .Gv chỉ giải thích thêm ,nhận xét và tổng kết nội dung. * Phương pháp hệ thống hóa: Từ nội dung bài học giáo viên dùng sơ đồ ,bảng tóm tắt,đặt câu hỏi,diễn giải theo trình tự làm học sinh hiểu bài sâu sắc hơn , toàn diện hơn. * Phương pháp luyện tập: Từ nội dung bài học ,giáo viên đưa ra bài tập ,tổ chức thí nghiệm hoặc làm thực hành.Thông qua đó học sinh hiểu bài sâu sắc hơn ,hình thành các kỹ năng cần thiết . * Phương pháp kiểm tra kiến thức kỹ năng: Từ nội dung bài học giáo viên ra câu hỏi mở giúp học sinh vận dụng kiến thức ,lý thuyết sắp xếp thành câu trả lời . Phương pháp này có ưu điểm :Học sinh hiểu bài sâu sắc ,biết cách sắp xếp trình bày vần đề, tuy nhiên có nhược điểm mất thời gian trong quá trình giảng dạy. Hình thức kiểm tra là trắc nghiệm ( câu đúng sai, câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi ghép đôi, câu điền khuýêt) Học sinh sẽ vận dụng kiến thức đã học bvà chọn ra câu trả lời . * Phương pháp dánh giá học sinh về việc học môn công nghệ - KTNN lớp 7: Thông qua các hình tjhức đánh giá định tính ,định lượng.Từ đó đánh giá chuẩn đoán ,đánh giá từng phần ,đánh giá tổng hợp.Thông qua những hình thức đánh giá trên .GV có thể điều chỉnh nội dung,phương pháp dahỵ sao cho phù hợp. * Phương pháp hoạt động hóa học sinh : Lấy học sinh làm trung tâm,coi học sinh là chủ thể và đối tượng dạy học ,giáo viên sẽ xây dựng nội dung bài học theo nhu cầu,lợi ích và khả năng của học sinh.Nhằm tạo cho học sinh tính chủ động ,tính tích cực trong lãnh hội kiến thức . Giáo viên tổ chức cho học sin hoạt động :Đặt ra nhiệm vụ học tập ,hướng dẫn học sinh cách thức giải quyết vấn đề bằng cách dùng phiếu học tập ,câu hỏi gơi mỡ,thực hành thí nghiệm.Nhằm tập cho học sinh khả năng thu thập tài liệu ,làm thí nghiệm và giải quyết vấn đề đặt ra ,rèn luyện được khả năng tự học và phân tích năng lực tự đánh giá ở học sinh.. 7.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> * Phương pháp dạy học nêu vấn đề: Giáo viên tạo tình huống có vấn đề còn học sinh tìm cách giải quyết vấn đề đó .Nhằm nâng cao năng lực tự đánh giá và nghiên cứu ở học sinh . * Phương pháp dạy học theo modun: Modun là một đơn vị kỹ năng không thể phân chia nhỏ hơn tron gmột công việc. Dạy học theo kiểu modun cần phải xây dựng các đơn vị modun và dạy học theo kiểu tích lũy theo các modun này. II. THỰC TRANG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trường trung học cơ sở Nguyễn Thanh Đằng đóng trên đia bàn của xã Hòa Long .Hòa long là một xã vùng ven cách thị xã Bà Rịa theo quốc lộ 56 về hướng đông 5 km,có truyền thống anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ ,được nhà nước phong tặng “XÃ ANH HÙNG”.đồng thời được tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu công nhận là xã văn hóa,được chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng ba. Về mặt kinh tế :Đây là một xã vùng ven cách xa thị xã với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp ,là trung tâm giao lưu chế biến nông sản,tập trung sản xuất nông nghiệp và khuyến khích phát triển các ngành nghề khác . Văn hóa: Đia phương được công nhận chuẩn phổ cậpc THCS năm 2003,được tỉnh BRVT công nhận trường chuẩn quốc gia năm 2005-2010. Về an ninh chính trị và an toàn xã hội luôn luôn được giữ vững và ổn định. Về công tác giáo dục :Vận động nhận dân trong xã tham gia công tác giáo dục:Vận động tích cực học sinh nghỉ,bỏ học ra lớp ,giúp đỡ học sinh khó khăn đựơc tới trường .Vận động 100% họ sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6, đảm bảo duy trì 99.9 % sỉ số học sinh. Trường trung học cơ sở Nguyễn Thanh Đằng là một trường vốn có truyền thống văn hóa từ xưa .Về văn hòa cũng như nề nếp luôn đạt danh hiệu tiên tiến của tỉnh .Nhà trường có 55 giáo viên ,trong đó giáo viên nữ có 35 người,tổng số học sinh là 855 học sinh ,trong đó số học sinh nữ 368 học sinh .Trường được chia thành 24 lớp chia đều cho mổi khối.Trường có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kì thi của tỉnh ,đa số các giáo viên của trường đều có trình dộ đại học ,một số ít là cao đẳng sư phạm . Từ những đặc điểm trên nhà trường còn có những khó khăn và thuận lợi sau : * Thuận lợi :. 8 8.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Nghị quyết 07/NQ – TXU của Thị ủy và đề án 192/ĐA-UB của UBND thị xã Bà Rịa ,tăng cường phụ đạo cho học sinh yếu ,hổ trợ học sinh nghèo , đã tạo mọi điều kiện thuận lợi 9. nâng cao chất lượng dạy và học cho nhà trường. - Đảng uỳ, chính quyền và các ban ngành đoàn thể của địa phương ,ban đại diện phụ huynh học sinh đã giúp dỡ cho nhà trường về tinh thần và vật chất .Nhằm thúc đẩy nângcao chjất lượng dạy và học cho nhà trường. - Đội ngũ Cán Bộ - Giáo Viên – Công Nhân Viêncó tinh thần đoàn kết và trách nhiệm cao . Đa số giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi .Các giáo viên đã thực hiện phương pháp đổi mới ,sử dụng tốt các đồ dùng dạy học hiện có của nhà trường ,tổ chức tốt các hình thức học tập ,phát huy được tính tư duy sáng tạo , độc lập nghiên cứu của học sinh. - Cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà trường khá đầy đủ và đồng bộ . * Khó khăn : - Một số ít học sinh còn chưa chịu khó học bài , làm bài và soạn bài ở nhà,thụ động trong việc tiếp thu kiến thức kiến thức mới. - Việc ứng dụng công nghệ thộng tin trong dạy học vẫn còn hạn chế . - Phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em từ đó học sinh chưa có đủ điều kiện để học tập tốt hơn . III. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU CHUNG * KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU Ngày 15 tháng 3năm 2010 dự giờ tiết dạy của cô Lê Thị Kim C lớp 7A1.Bài 39: “ chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi” - Các bước lên lớp. + Ổn định lớp + Kiểm tra bài cũ + Bài mới. Phương pháp _ Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to mục I và cho biết: + Tại sao phải chế biến thức ăn? + Cho một số ví dụ nếu không chế biến thức ăn vật nuôi sẽ không ăn được. + Chế biến thức ăn nhằm mục đích gì? + Cho ví dụ khi chế biến sẽ làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng.. Nội dung + Cho ví dụ khi chế biến thức ăn sẽ làm giảm khối lượng, giảm độ thô cứng..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> I. Mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn: 1. Chế biến thức ăn: Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hóa, làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ các chất độc hại. + Ví dụ về việc chế biến sẽ khử bỏ chất độc hại. _ Giáo viên tiểu kết, ghi bảng. + Mùa thu hoạch khoai, sắn, ngô có một lượng lớn sản phẩm vật nuôi không thể sử dụng hết ngay. Vậy ta phải làm gì để khi vật nuôi cần là đã có sẵn thức ăn? + Dự trữ thức ăn nhằm mục đích gì? + Hãy cho một số ví dụ về cách dự trữ thức ăn cho vật nuôi. _ Giáo viên sửa, bổ sung, ghi bảng. _ Giáo viên nêu: có nhiều phương pháp chế biến thức ăn khác nhau nhưng thường ứng dụng các kiến thức về vật lí, hóa học, vi sinh vật để chế biến. _ Giáo viên treo hình 66, chia nhóm, yêu cầu nhóm quan sát, thảo luận để trả lời các câu hỏi: + Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình nào? + Bằng phương pháp hóa học biểu thị trên các hình nào? + Bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên các hình nào? + Vậy hình 5 biểu thị phương pháp nào? _ Giáo viên sửa, bổ sung. _ Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc phần kết luận trong SGK và cho biết: + Có mấy phương pháp chế biến thức ăn? _ Giáo viên treo hình 67, nhóm cũ thảo luận và trả lời các câu hỏi: + Có mấy phương pháp dự trữ thức ăn? + Thức ăn nào được dự trữ bằng phương pháp ủ xanh? + Thức ăn nào được dự trữ bằng phương pháp làm khô? _ Giáo viên yêu cầu nhóm thảo luận điền 10 vào chổ trống. _ Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng. 2. Dự trữ thức ăn: Nhằøm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 10. II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn: 1. Các phương pháp chế biến thức ăn:. Có nhiều cách chế biến thức ăn vật nuôi như: cắt ngắn, nghiền nhỏ, rang, hấp, nấu chín, đường hóa, kiềm hóa, ủ lên men và tạo thành thức ăn hỗn hợp. 2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn: Thức ăn vật nuôi được dự trữ bằng phương pháp làm khô hoặc ủ xanh.. Củng cố : 1. Mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn là gì? 2. Có bao nhiêu phương pháp chế biến và dự trữ thức thức ăn vật nuôi ? Đặc điểm của phương pháp đó như thế nào ? Dặn dò : Các em về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bị bài mới bài 40 :”sản xuất thức ăn vật nưôi “  Qua điều tra bằng giao tiếp các học sinh 7A1 sau tiết học và quan sát quá trình học tập của các em,tôi nhận thấy số học sinh hiểu bài khoảng 80% .Nhưng phần I ( mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi ) đi hơi nhanh làm giảm khả năng tiếp thu và tư duy của học sinh khi trả lời các câu hỏi của giáo viên đưa ra. Về mặt phương pháp cô đã sử dụng các phương pháp trực quan ,phương pháp thực hành ,phương pháp hỏi đáp,phương pháp thảo luận,phương pháp tổ chức hoạt động nhóm một cách chặt chẽ và logic . Phương pháp trình bày rõ ràng cô đọng nhấn mạnh trọng tâm của bài ,tạo tình huống có vấn đề lôi cuốn cho học sinh tham gia làm cho không khí lớp sôi động .Theo tôic cô Lê Thị Kim C đã kết hợp được các phương pháp dạy họccông nghệ 7 một cách logic và có hệ thống ,có sức thuyết phục cao . - Ngày 23 tháng 3 năm 2010 dự giờ thầy Hồ Hoàng T dạy lớp 7A5 bài 44:” chuồng nuôi và vệsinh trong chăn nuôi" - Các bước lên lớp + Ổn định lớp + Kiểm tra bài cũ + Bài mới Phương pháp Nội dung _ Yêu cầu học sinh đọc mục 1 và hỏi: + Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?. 11.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> + Cho ví dụ về chuồng nuôi. _ Chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bài tập. _ Giáo viên giải thích từng nội dung, yêu cầu học sinh ghi bài. _ Giáo viên treo sơ đồ 10 và giới thiệu cho học sinh về tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh. _ Giáo viên hỏi: + Chuồng nuôi hợp vệ sinh cần đảm bảo các yêu cầu nào? I. Chuồng nuôi: 1. Tầm quan trọng của chuồng nuôi: _ Chuồng nuôi là “ nhà ở” của vật nuôi. _ Chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khỏe vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất vật nuôi 2. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh: _ Nhiệt độ thích hợp. _ Độ ẩm: 60-75% _ Độ thông thoáng tốt. _ Độ chiếu sáng thích hợp. _ Không khí ít khí độc.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 12. _ Giáo viên nhận xét, bổ sung. _ Yêu cầu nhóm cũ thảo luận và hoàn thành bài tập. _ Giáo viên giảng thêm về mối quan hệ giữa các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm và độ thông gió. _ Giáo viên chốt lại kiến thức cho học sinh ghi bài. _ Giáo viên hỏi: + Muốn chuồng nuôi hợp vệ sinh, khi xây dựng chuồng ta phải làm như thế nào? _ Giáo viên treo hình 69 và hỏi tiếp: + Khi xây dựng chuồng nuôi thì ta nên chọn hướng nào? Vì sao? _ Giáo viên tiếp tục treo hình 70, 71 và giới thiệu cho học sinh về kiểu chuồng nuôi 1 dãy và kiểu chuồng 2 dãy. _ Giáo viên hỏi: + Người ta xây dựng chuồng 1 dãy, 2 dãy nhằm mục đích gì? _ Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức. _ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục 1 và cho biết: + Vệ sinh trong chăn nuôi nhằm mục đích gì? + Hãy cho biết trong chăn nuôi người ta có phương châm gì? + Em hiểu như thế nào là phòng bệnh hơn chữa bệnh? _ Giáo viên nhận xét, bổ sung và giải thích rõ phương châm: Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để vật nuôi không mắc bệnh, cho năng suất cao sẽ kinh tế hơn là phải dùng thuốc để chữa bệnh. Nếu để bệnh tật xảy ra mới can thiệp sẽ rất tốn kém hiệu quả kinh tế thấp. _ Giáo viên cho học sinh ví dụ minh họa _ Giáo viên hoàn chỉnh kiến thức, ghi bảng. II. Vệ sinh phòng bệnh: 1. Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi: _ Mục đích: để phòng ngừa bệnh dịch xảy ra, bảo vệ sức khỏe vật nuôi và nâng cao năng suất chăn nuôi. _ Phương châm: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.. 2. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi: a) Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi: Đảm bảo các yếu tố: _ Khí hậu, độ ẩm trong chuồng thích hợp. _ Thức ăn, nước uống phải đảm bảo hợp vệ sinh. b) Vệ sinh thân thể cho vật nuôi: Tùy loại vật nuôi, tùy mùa mà cho vật nuôi tắm, chải, vận động hợp lí..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 13 12. _ Giáo viên treo sơ đồ 11, giải thích, yêu cầu học sinh quan sát và cho biết: + Vệ sinh môi trường sống của vật nuôi cần đạt những yêu cầu nào? _ Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại kiến thức. _ Giáo viên hỏi: + Muốân cho vật nuôi khỏe mạnh, năng suất cao phải chú ý điều gì? _ Giáo viên bổ sung, chỉnh. _ Giáo viên hỏi: + Vệ sinh thân thể vật nuôi bằng cách nào? + Cho các ví dụ minh họa _ Giáo viên hoàn thành kiến thức và ghi bảng.. .. Củng cố :Câu hỏi trắc nghiệm : Hãy chọn đáp án dúng cho các câu hỏi sau: 1. Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải đảm bảo các yêu cầu nào sau đây ? a. Nhiệt độ độ ẩm b. Độ ẩm,độ thông thoáng tốt ,không khí ít khí độc c.Độ thông thoáng tốt và ít khí độc. d. Nhiệt độ, độ ẩm,độ thông thoáng.độ chiếu sáng,không khí ít khí độc . 2.Vệ sinh môi trường sống và thân thể vật nuôi cần chú ý đến các yêu cầu nào ? a.Khí hậu, cách xây dựng chuồng,thức ăn. b.Nước ,khí hậu, cho ăn uống đầy dủ. c.Thức ăn ,vệsinh thân thể. d.Tất cả các ý trên Qua hai phiếu điều tra trắc nghiệm thu được : Số thứ tự a b c Số học snh 2 2 4 Tần suất 5% 5% 12%. d 30 78%.  Qua hai phiếu điều tra và quan sát quá trình học tập của học sinh trong tiết học của thầy Hồ Hoàng T .Số họcsinh hiểu bài là 78% Về phương pháp thầy đã sử dụng kết hợp các phương pháp : trực quan ,hỏi đáp,đàm thoại thảo luận nhóm ,thuyết trình một cách chặt chẽ ,phương pháp trình bày rõ ràng ,nhấn mạnhvà.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> làm rõ được phần trọng tâm,cô đọng xúc tích ,phân tích rõ ràng , hệ thống câu hỏi đặt ra chính xác ,tạo ra được các tình huống có vấn đề lôicuốn học sinh tham gia tạo thêm tính sinh động cho lớp học . 14 Theo tôi thầy Hồ Hoàng T đã kết hợp các phương pháp dạy học công nghệ 7 có sức thuyết phục cao ,có hệ thống và có tính lôgic. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ *KẾT LUẬN : Vấn đề tìm hiểu phương pháp dạy học công nghệ 7 ở trường trung học cơ sở: Trong quá trình nghiên cứu rút ra được một số kết luận sau đây: Dựa vào kết quả của việc tìm hiểu nghiên cứu phương pháp dạy học công nghê 7 của giáo viên THCS đã được thể hiện cụ thể trong đề tài được kết luận một cách khái quát : Các thầy cô ở trường trung học cơ sở đã phối hợp các phương pháp dạy học một cách chặt chẽ logic có trình tự khoa học và sử dụng các phương pháp thảo luận nhóm ở học sinh ,liên hệ được thực tế nhiều trong khi dạy học công nghệ 7 giúp học sinh tiếp thu bài một cách hiệu quả và ứng dụng tốt vào cuộc sống lao động .Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy giáo viên còn có lúc đi quá nhanh làm cho học sinh tiếp thu không kịp. Các thầy cô dạy học công nghệ 7 ở trường trung học cơ sở đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học như phương pháp trực quan ,hỏi đáp,phương pháp thảo luận nhóm ,trắc nghiệm ,,,để tạo ra tình huống có vần đề lôi cuốn học sinh tham gia tạo cho không khí lớp học thêm sinh động ,dễ tiếp thu bài ,đưa được học sinh đến trọng tâm của bài học . * KIẾN NGHị Về phía nhà trường :cần phải luôn quan tâm đến giáo dục ,tạo mọi diều kiện cho việ dạy học ,giúp đỡ giáo viên cả về vật chất lẫn tinh thần .Một thực trạng đáng phải chú ý đối với giáo viên dạy công nghệ ớ trường THCS thường là những giáo viên không có chuyên môn công nghệ nhưng vẫn được dạy công nghệ ở các trường THCS nên chất lượng học tập và giảng dạy vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.Vì vậy đề nghị các ban ngành liên quan cần phải dổi mới cơ câu cấu tổ chức của mình :ở mỗi trường THCS phải có ít nhất từ 2 đến 3 giáo viên chuyên ngành công nghệ đứng lớp. Đồng thời cần phải xây dựng thêm phòng thực hành công nghệ với đầy đủ trang thiết bị dạy học nghệ nói chung và công nghệ 7 nói riêng .Có như vậy các thầy cô mới gắn bó được với công tác giảng dạy của mình và đáp ứng được mục tiêu giáo đục của Đảng và Nhà Nước đề ra . Về việc dạy học là nhiệm vụ và công việc của người giáo viên nên người giáo viên phải có năng lực sư phạm tốt ,phải nắm vững tâm lý lứa tuổi học sinh, không ngừng nâng cao sáng tạo và nghiên cứu trong quá trình giảng dạy và giáo dục của mình. Về mặt xã hội:Tạo điều kiện cho giáo viên và nhà trường có được mọi điều kiện tốt nhất cho quá trình giáo dục và giảng dạy của mình (CSVC và CSKT ,,,) để nâng cao được chất lượng dạy học.. 15. Mục lục.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Lời nói đầu A.Những vần đề chung I. Tên đề tài II.Lí do chọn đề tài III.Giả thuyết khoa học IV. Nhiệm vụ nghiên cứu V. Phạm vi đối tương VI. Phương pháp nghiên cứu B. Nội dung đề tài I. Cơ sở lí luận II.Thực trạng nghiên cứu III. Thực trạng nghiên cứu chung IV. Kết luậnvà kiến nghị. Trang. 1 2 2 2 3 4 4 4 4 4 8 9 14.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

×