Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Bài tiểu luận Dự án xuất khẩu thanh long ruột đỏ vào thị trường nhật bản tại công ty Hưng Thịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM
----------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN

ỨNG DỤNG NGHIỆP VỤ QUẢN TRỊ
KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài:

“Dự án xuất khẩu thanh long ruột đỏ vào thị
trường Nhật Bản để sản xuất son môi tại
Công ty TNHH Hưng Thịnh”


Ứng Dụng Quản Trị KDQT

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 03
NỘI DUNG ............................................................................................................................... 4
1.

Giới thiệu công ty ............................................................................................................. 4

1.1.

Những thông tin cơ bản .................................................................................................... 4

1.2.

Đặt tính sản phẩm ............................................................................................................. 5



1.3.

Son mơi được làm từ thanh long ruột đỏ .......................................................................... 6

2.

Thị trường Thanh Long Việt Nam ................................................................................... 6

2.1 Triển vọng xuất khẩu ............................................................................................................ 6
2.2 Diện tích trồng tăng nhanh, cung vượt cầu ........................................................................... 9
2.3. Khoảng trống tiêu thụ sản phẩm ........................................................................................ 11
3.

Phân tích thị trường nhật bản ......................................................................................... 14

3.1 Sơ lược về thị trường Nhật Bản .......................................................................................... 14
3.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 14
3.1.2. Cơ cấu dân số .................................................................................................................. 15
3.1.3 Tơn giáo ........................................................................................................................... 17
3.2 Phân tích mơ hình PEST ..................................................................................................... 18
3.2.1 Chính trị - pháp luật ........................................................................................................ 18
3.2.2 Kinh tế.............................................................................................................................. 21
3.2.3 Văn hóa - xã hội .............................................................................................................. 24
3.2.4 Khoa học – kỹ thuật – công nghệ .................................................................................... 30
3.3 Phân tích thị Trường mỹ phẩm Nhật Bản ........................................................................... 32
3.3.1 Sản lượng tiêu thụ ............................................................................................................ 32
3.3.2 Văn hóa tiêu dùng mỹ phẩm ............................................................................................ 37
3.3.3 Khuynh hướng sử dụng.................................................................................................... 40
3.3.4 Xu hướng phát triển ......................................................................................................... 41

4.

Phân tích ma trậnn SWOT ............................................................................................... 43

4.1 Điểm mạnh .......................................................................................................................... 43
4.2 Điểm yếu ............................................................................................................................. 44
1


Ứng Dụng Quản Trị KDQT
4.3 Cơ hội.................................................................................................................................. 45
4.4 Thách thức .......................................................................................................................... 46
5.

Phân tích đối thủ cạnh tranh .......................................................................................... 46

5.1 Đối thủ cạnh tranh trong nước ............................................................................................ 46
5.2 Đối thủ cạnh tranh nước ngoài ............................................................................................ 47
6.

Chiến lược marketing ..................................................................................................... 47

6.1 Chiến lược thâm nhập thị trường ........................................................................................ 47
6.2 Chiến lược 4p ...................................................................................................................... 48
6.2.1 Sản phẩm.......................................................................................................................... 48
6.2.2 Giá .................................................................................................................................... 49
6.2.3 Phân phối ......................................................................................................................... 49
6.3 Chiến lược phát triển .......................................................................................................... 51
7.


Kỹ thuật trồng và chăm sóc Thanh Long ruột đỏ ........................................................... 51

7.1 Đặc điểm: ............................................................................................................................ 51
7.2 Phương pháp cơ bản ........................................................................................................... 52
7.3 Giai đoạn kiến thiết cơ bản ................................................................................................. 55
7.4 Phương pháp bổ sung.......................................................................................................... 57
8.

Kế hoạch xuất khẩu ........................................................................................................ 59

8.1 Tiêu chuẩn nhập khẩu Thanh long vào thị trường Nhật bản .............................................. 59
8.2 Đặc điểm của hệ thống xử lý hơi nước nóng ...................................................................... 61
8.3 Quy trình xuất khẩu Thanh Long bằng container. .............................................................. 62
9.

Kế hoạch tài chính .......................................................................................................... 64

KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................77

2


Ứng Dụng Quản Trị KDQT

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, việc gia nhập vào WTO đã tạo ra động lực thúc đẩy nền
kinh tế của Việt Nam phát triển mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Đặc biệt
thị trường Xuất khẩu của việt Nam đi nước ngồi ngày càng mở rộng và mang tính cạnh
tranh mạnh mẽ so với các đối thủ cạnh tranh trên trường quốc tế.

Với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, các sản phẩm về hàng trái cây tươi nông sản
được nhiều thế giới nước ưa chuộng với chất lượng ngày càng đảm bảo và đáp ứng được
các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và các nước EU,…Trong đó, sản phẩm
nổi bật nhất là trái Thanh Long, với các rào cản về kỹ thuật, các tiêu chuẩn khắt khe của
các nước khó tính, Việt Nam dần dần đã thuyết phục được họ.
Tuy nhiên với việc diện tích trồng thanh long ngày càng tăng hiện nay, đầu ra cho
việc xuất khẩu vẫn còn hạn hẹp, dễ dẫn đến việc giá trị của thanh long sẽ bị giảm xuống
và ảnh hưởng không nhỏ đến các công ty, bà con nông dân trồng thanh long. Do đó việc
tìm một hướng đi khác cho thanh long là điều cần thiết.
Với mong muốn thực hành tốt nhất những kiến thức đã học trong trường và mong
muốn biết được cụ thể hơn về tình hình xuất khẩu Thanh Long ra nước ngồi ra sao, nên
nhóm chúng em đã quyết định lựa chon đề tài “Dự án xuất khẩu thanh long ruột đỏ vào
thị trường Nhật Bản để sản xuất son môi”.
Tuy nhiên do khả năng có hạn mà lĩnh vực xuất khẩu Việt Nam là một mảng rộng lớn,
đa dạng và phức tạp. Nhóm chúng em đã rất cố gắng cho đề tài của mình nhưng với
những hiểu biết cịn hạn hẹp, chưa có kinh nghiệm hiểu sâu nhiều nên chắc chắn đề tài
của nhóm chúng em sẽ chưa đề cập ra được hết tất cả các vấn đề và không thể tránh khỏi
những sai sót. Mong Thầy tận tình chỉ bảo, sửa sai, giúp nhóm em hiểu rõ, hiểu sâu hơn
vấn đề. Đó là hành trang rất tốt để em vững vàng trong công việc và cuộc sống sau khi tốt
nghiệp ngôi trường mà em yêu quý và tự hào - Trường Đại học Cơng Nghiệp Thành Phố
Hồ Chí Minh.

3


Ứng Dụng Quản Trị KDQT

NỘI DUNG
1. Giới thiệu công ty
1.1. Những thông tin cơ bản

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Hưng Thịnh.
Nhóm doanh nghiệp: Sản xuất và Thương Mại
Vốn điều lệ: 2.000.000.000 đồng
Khu vực: Tỉnh Bình Thuận
Địa chỉ: Lơ 5/10 KCN Phan Thiết, Tp Phan Thiết, Bình Thuận
Số điện thoại: 062 38 38 993 – 0908014478
Fax: 062 3838556
Email:
Website: www.hungthinh.com.vn
Hoạt Động Kinh Doanh
Từ những năm90, Hưng Thịnh chỉ là một hộ kinh doanh gia đình vừa và nhỏ, chuyên
trồng Thanh Long và bán lại cho các vựa thu gom.
Năm 2011, thành lập công ty TNHH Hưng Thịnh xuất khẩu Thanh Long (ruột đỏ và
ruột trắng) đi các nước trên thị trường thế giới theo tiêu chuẩn GAP dựa vào nguồn hàng
sẵn có từ việc trồng trọt trên 8ha đất và thu gom của các cơ sở bên ngoài. Ngoài ra, cơng
ty cịn có một xưởng tập kết hàng và thu gom tại Lơ 5/10 Khu Cơng Nghiệp Phan Thiết,
Bình Thuận.
Cơng ty Hưng Thịnhđã ngày càng phát triển mạnh dựa vào việc áp dụng khoa học kỹ
thuật vào trồng trọt, và ngân sách nhà nước trong chương trình hỗ trợ khuyến khích người
dân Bình Thuận phát triển mạnh ngành trồng và xuất khẩu Thanh Long đi nước ngồi.
Do đó, Hưng Thịnh đã và đang thể hiện mình trước trường quốc tế về việc xuất khẩu
Thanh Long ở một số thị trường lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, và cả thị trường khó tính
như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc…
4


Ứng Dụng Quản Trị KDQT
Sản phẩm tiêu biểu

1.2. Đặt tính sản phẩm

Thanh long ruột đỏ cịn có tên gọi là thanh long Nữ Hồng có nguồn gốc từ sự lai cổ
điển giữa giống thanh long ruột trắng từ Bình Thuận (làm mẹ) và giống thanh long ruột
đỏ từ Colombia (làm bố). Đây là giống được chọn lọc từ 188 cá thể lai qua quá trình đánh
giá thanh cá thể lai, khảo sát năng suất, chất lượng các cá thể lai tuyển chọn và trồng thử
nghiệm.
Đây là giống mới do Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam chọn tạo ra, có năng
suất, chất lượng quả cao, kháng bệnh tốt. Giống thanh long ruột đỏ là một loại cây dễ
trồng, dễ chăm sóc, mau cho thu hoạch, cây càng lâu năm tuổi thì khả năng cho trái càng
cao. Cây sẽ cho quả sau một năm trồng, năng suất đạt 6 - 8 tấn /ha/năm, năm thứ ba đạt
45 - 50 tấn /ha. Trong khi thanh long ruột trắng chỉ đạt 32 - 40 tấn /ha.
Đặc điểm của loại thanh long ruột đỏ là nhìn thì quả nhỏ nhưng lại rất nặng cân. Chất
lượng trái ổn định, thụ phấn tự nhiên, cho năng suất cao và ra hoa sớm hơn thanh long
ruột trắng khoảng 2 tháng nên thích hợp để phân bố vụ nghịch cho giá trị kinh tế cao nhờ
chủ động tránh được điệp khúc “trúng mùa, rớt giá”.
Bên ngoài thanh long đỏ có vỏ cứng, màu đỏ đậm tươi sáng; bên trong ngồi màu đỏ
thẳm như son, lạ mắt thì thành phấn dinh dưỡng gấp đôi thanh long trắng. Với các chỉ số
Vitamin C 12 - 6, Protid 1,30 – 1,08, Vitamin A , Glucid, Lipit thì thanh long ruột đỏ
mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao.
5


Ứng Dụng Quản Trị KDQT
Những đặc điểm nổi trội: vị thanh mát, màu đỏ rực rỡ, bảo quản lâu ngày trong môi
trường tự nhiên… Khi ăn, trái để lại màu đỏ hồng trên mơi tự nhiên rất đẹp. Trái có hàm
lượng màu tự nhiên rất cao, có thể chế biến màu thực phẩm, sản xuất mỹ phẩm như son,
phấn trang điểm.
1.3. Son môi được làm từ thanh long ruột đỏ
Thanh long ruột đỏ là loại trái cây có độ ẩm cao và màu sắc đỏ thắm như son do đó
rất thích hợp làm son mơi.
Son mơi làm từ thanh long sẽ giúp cho làn môi mềm mại, với độ ẩm giữ ẩm và dưỡng

ẩm cao giúp cho đôi môi không bị khơ mà trở nên sáng bóng và khỏe mạnh.

Màu sắc tươi sáng của son môi thanh long đang là màu sắc rất được ưu thích hiện nay.
Son mơi làm từ trái cây có đặc tính giữ được lâu, màu sắc tự nhiên, khơng có chất chì
gây ưng thư nên đang là xu hướng mà các nhà sản xuất mỹ phẩm hướng tới.
Hiện trêm thị trường, đã có thương hiệu Young Blood của Mỹ tung ra thị trường loại
son môi này vào 01/06/2013 và được rất nhiều người ưu chuộng.
2. Thị trường Thanh Long Việt Nam
2.1 Triển vọng xuất khẩu
Cây Thanh Long (tên khoa học: Hylocerut undatus) thuộc họ xương rồng (Cactaceae),
có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Thanh long là loại trái cây phù hợp khi trồng ở
những miền đất khơ nóng. Vì vậy, điều kiện khí hậu và đất đai ở Việt Nam nói chung và
Bình Thuận nói riêng rất phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.

6


Ứng Dụng Quản Trị KDQT
Hiện nay ở nước ta hiện nay trồng chủ yếu hai loại thanh long là: Ruột trắng vỏ đỏ và
ruột đỏ vỏ đỏ. Thanh long ruột trắng vỏ đỏ: hiện được trồng chủ yếu tại các tỉnh Bình
Thuận, Long An, Tiền Giang. Cịn thanh long ruột đỏ vỏ đỏ: có hai loại khác nhau là:
Thanh long ruột đỏ giống Đài Loan và thanh long ruột đỏ lai tạo của 2 giống thanh long
ruột trắng Việt Nam và thanh long ruột đỏ có nguồn gốc từ Cơlơmbia. Hiện nay rất nhiều
bà con các tỉnh đang trồng thử nghiệm.
TS. Lương Ngọc Trung Lập, Trưởng Bộ môn Nghiên cứu thị trường, Viện Nghiên
cứu cây ăn quả (NCCĂQ) miền Nam, cho biết thanh long hiện đang nằm trong nhóm
trái cây xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và tăng đều ở những năm gần đây.
Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu thanh long khoảng 218.500 tấn, với kim ngạch đạt 107
triệu USD, tăng hơn 81% về sản lượng và 90% giá trị so với năm 2010; 6 tháng đầu
năm 2012 thanh long cũng đã mang về 76,8 triệu USD.

Thanh long Việt Nam xuất khẩu sang khoảng 30 quốc gia trên thế giới. Trung Quốc
là thị trường xuất khẩu truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn nhất của thanh long Việt
Nam. Đáng lưu ý là thanh long Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường khó tính như
Mỹ, Nhật, Canada và châu Âu luôn đạt mức giá cao hơn các thị trường khác. Năm 2011
thanh long xuất khẩu sang thị trường Nga đạt mức giá trung bình cao nhất (4.500
USD/tấn), kế tiếp là Nhật (3.630 USD/tấn), Mỹ (2.760 USD/tấn), Canada (2.160
USD/tấn) và Anh (2.100 USD/tấn). Giá trung bình xuất khẩu thanh long của nước ta
năm 2011 sang thị trường Indonesia
và Thái Lan đạt mức giá lần lượt là
565 và 489 USD/tấn. Trong khi đó,
thanh long Việt Nam xuất khẩu
sang Trung Quốc chỉ đạt mức giá là
396 USD/tấn.
Năm 2011, Việt Nam xuất sang
thị trường Trung Quốc đạt 169.500
tấn, tăng hơn gấp đôi so với năm
7


Ứng Dụng Quản Trị KDQT
2010 và giá trị thanh long xuất khẩu năm 2011 đạt 67,3 triệu USD, tăng hơn 2,4 lần so
với năm 2010. Riêng 6 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu thanh long của Việt Nam đạt
136.700 tấn, với kim ngạch đạt 76,8 triệu USD, tăng 78,3% về số lượng và 93,7% về
kim ngạch. Trong đó, thị trường Trung Quốc tăng 107% về số lượng và 176,5% về giá
trị. Tiếp theo là Hàn Quốc (136% và 114%), Canada (105% và 99%), Nhật Bản (14%
và 36%) và Thái Lan (13% và 30%).
Nhu cầu tăng cao ở thị trường Trung Quốc đã đẩy kim ngạch xuất khẩu thanh long
tăng mạnh trong nửa đầu năm 2012. Ngoài ra, yếu tố giá thanh long xuất khẩu cao hơn
năm trước cũng góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu thanh long của nước ta. Giá
xuất khẩu trung bình thanh long trong 6 tháng đầu năm đạt 539,5 USD/tấn (cao hơn gần

6% so với cùng kỳ).
Thị trường tiêu thụ Mỹ hiện nay vẫn ổn, nếu như năm đầu tiên (2008) Việt Nam
được phép xuất khẩu thanh long vào Mỹ, chỉ bán được 100 tấn, thì đến năm 2012 đạt
1.200 tấn. Dự báo năm 2013, nhiều khả năng xuất khẩu thanh long vào Mỹ sẽ đạt 2.000
tấn vì đến cuối tháng 6-2013 xuất khẩu vào Mỹ đã tăng gấp đơi so với cùng kỳ năm
ngối. Riêng xuất vào Nhật Bản và Hàn Quốc đều tăng 25% so với cùng kỳ năm ngối.
Riêng đối với Bình Thuận, nơi có diện tích trồng thanh long nói chung và thanh long
ruột đỏ nói riêng lớn nhất nước ta, hiện đã xuất khẩu sang hàng chục quốc gia và vùng
lãnh thổ. Ở châu Á thì có Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Indonesia, Malaysia,
Singapore… với thị trường châu Âu là Anh, Hà Lan, Pháp, Đức…Thanh Long
Bình Thuận chính là loại trái cây Việt Nam đầu tiên thâm nhập thành cơng thị trường rất
khó tính là Hoa Kỳ.
Thanh long Bình Thuận hiện tiêu thụ trên thị trường ở dạng trái tươi, trong đó tiêu thụ
nội địa khoảng 15-20% và xuất khẩu 80-85%. Châu Á vẫn là thị trường tiêu thụ chủ yếu,
việc mở rộng thị trường tại khu vực châu Mỹ, châu Âu tuy có nhiều dấu hiệu khả quan
song vẫn cịn khó khăn do vận chuyển xa, bảo quản lâu dài khó khăn và rào cản kỹ thuật
về vệ sinh an tồn thực phẩm. Đến nay, thanh long Bình Thuận được xuất khẩu chính

8


Ứng Dụng Quản Trị KDQT
ngạch dến 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, hàng năm xuất khẩu chính ngạch trên 30.000
tấn, đạt kim ngạch khoảng 20 triệu đô la Mỹ.
So với thanh long ruột trắng thanh long ruột đỏ có giá trị xuất khẩu cao hơn, mang lại
lợi nhuận cao hơn cho người nông dân. Hơn nữa, thị trường châu âu, châu Mỹ cũng rất
thích loại quả này nên nhu cầu về loại quả này đang có xu hướng tăng cao.
Hiện nay Hoa kỳ đã cấp code xuất khẩu cho Thanh long ruột đỏ và với kỹ thuật sản
xuất tiên tiến thanh long ruột đỏ là sản phẩm tuân thủ nghiêm ngặt về VSATTP, dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như một số yêu cầu khác… đã được các đối tác xuất

khẩu Mỹ, Nhật, Châu Âu tin dùng.
Nhất là vào dịp lễ tết, nhu cầu của người tiêu dùng đối với thanh long ruột đỏ lại có
xu hướng tăng lên - loại quả tượng trưng cho sự thịnh vượng dự kiến sẽ tăng trong dịp
năm mới của người Châu Á nhất là người Trung Quốc. Trong văn hóa Trung
Quốc, thanh long đỏ được xem như loại quả may mắn và có thể xua đuổi linh hồn ma
quỷ. Trong khi đó Trung Quốc lại là thị trường xuất khẩu thanh long lớn nhất của Việt
Nam.
2.2 Diện tích trồng tăng nhanh, cung vượt cầu
Hiện nay thanh long là 1 trong 5 loại trái cây tươi có sản lượng xuất khẩu cao nhất,
đặc biệt là thanh long ruột đỏ có giá trị xuất khẩu cao hơn thanh long ruột trắng rất nhiều,
giúp cho khơng ít nơng dân xóa nghèo, làm giàu. Vì vậy chúng đã được bà con nông dân
ở nhiều nơi trồng ngày càng nhiều, khiến cho diện tích khơng ngừng tăng lên.
Tính ra, mỗi năm Bình Thuận tăng gần 2.000 ha, gấp đơi số tăng bình qn chung của
cả nước. Sản lượng đạt gần 400 ngàn tấn/năm. Bình Thuận đã tập trung đẩy mạnh xuất
khẩu thanh long và mấy năm nay thì 80% sản lượng thanh long đã được xuất khẩu, trong
đó xuất khẩu chính ngạch đến 14 nước và vùng lãnh thổ với kim ngạch thu được trên 20
triệu USD/năm, còn lại là xuất tiểu ngạch mà Trung Quốc là thị trường lâu năm và chiếm
số lượng lớn. Theo số liệu từ Bộ Công Thương, năm 2012, thanh long Bình Thuận (chủ
lực) và một số nơi đã mang về cho đất nước 150/800 triệu USD tổng kim ngạch xuất
khẩu rau quả. Nhờ thanh long, nhiều nông dân giàu lên. Khơng ít vùng q trước đây
9


Ứng Dụng Quản Trị KDQT
nghèo khó thì nay trên 70% số hộ khá giả, và giàu có. Điển hình, thơn Minh Hịa, xã
Hàm Minh (Hàm Thuận Nam). Một thơn có đến 100 tỷ phú, với hàng chục biệt thự từ 2 2,5 tỷ đồng.
Loại trái cây này ngày càng được thị trường ưa chuộng. Nhờ đó giá cả tiêu thụ khơng
ngừng tăng lên và thúc đẩy diện tích câyThanh Long Bình Thuận mở rộng đáng kể. Đến
năm 2000, diện tích cây Thanh Long Bình Thuận tăng khoảng 3.220 ha và trong mười
năm sau đó (năm 2010) đã phát triển lên hơn 13.400 ha. Trong khi UBND tỉnh phê duyệt

quy hoạch Thanh Long Bình Thuận đến năm 2015 “đóng khung” ở con số 15.000 ha, thì
đến cuối năm 2011 diện tíchThanh Long Bình Thuận đã vượt 18.600 ha. Đến đầu tháng
tư năm nay, tồn tỉnh có 20.000ha thanh long, tăng 13.000ha so với năm 2006; so với quy
hoạch đến năm 2015, vượt 5.000ha. Bình Thuận là tỉnh có diện tích thanh long lớn nhất
nước.
Thành cơng của Bình Thuận với cây thanh long, đồng thời cũng mở ra hướng chuyển
đổi giống cây trồng đối với các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là miền Trung và
các tỉnh phía Bắc. Nhiều tỉnh, thành sau khi nghiên cứu thấy: thanh long không q kén
đất, chịu được khí hậu nóng cũng như lạnh; từ năm thứ hai đã cho trái, rồi từ năm thứ ba
trở đi nếu giá cả khơng q thấp thì mỗi ha cho lãi từ 70 - 150 triệu đồng/năm. Cá biệt có
vườn trên 300 triệu đồng/năm. Từ đó phong trào trồng thanh long ngày một lan rộng.
Đến nay cả nước có 32 tỉnh, thành phố trồng thanh long. Đó là, Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Yên Bái, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng,
Phú Thọ, Quảng Ninh và Hà Nội (phía Bắc); Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận (miền Trung);
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Thuận (Đơng Nam bộ); Trà Vinh, Cần
Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp (miền Tây). Như vậy, nửa nước đã
trồng thanh long. Đáng chú ý là thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, và Trà Vinh.
Thành phố Hà Nội bắt đầu nghiên cứu thanh long ruột đỏ giống Long Định 4 từ năm
2006 và năm 2007 thì xây dựng mơ hình thí điểm tại các huyện: Ba Vì, Thạch Thất,

10


Ứng Dụng Quản Trị KDQT
Chương Mỹ và Mỹ Đức. Đến nay, thanh long của toàn thành phố trên 200ha, tập trung ở
các huyện thuộc Hà Tây cũ.
Tại Quảng Ninh, diện tích thanh long đã trên 100ha, đa phần là giống ruột đỏ, tập
trung tại các huyện: ng Bí, Đơng Triều, Quảng n, Móng Cái và Hồnh Bồ.
Trà Vinh bắt đầu trồng thanh long ruột đỏ từ năm 2006, đã thành lập tổ hợp tác thanh

long và xuất thanh long sang thị trường Mỹ. Từ năm 2013 đến 2015, UBND tỉnh Trà
Vinh dành hơn 2,5 tỷ đồng xây dựng mơ hình trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn
VietGAP với diện tích 10ha, mỗi mơ hình tối thiểu 2.000m². Dự kiến, thành lập 2 đến 3
tổ hợp tác trồng thanh long ruột đỏ nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu khoảng 3.500
tấn/năm.
Tại Tiền Giang, thanh long hiện có 2.600ha, nổi tiếng với thanh long Chợ Gạo Năm
2010, toàn huyện chưa tới 2.000ha, nay vọt lên hơn 3.500ha và đang quy hoạch lên
5.000ha vào năm 2015.
Tại huyện Châu Thành, Long An Năm 2010, tồn huyện chỉ có khoảng 1.000ha, dự
kiến quy hoạch đến năm 2015 lên 1.500ha. Thế nhưng, hiện nay diện tích trồng thanh
long đã lên trên 2.200ha.
2.3. Khoảng trống tiêu thụ sản phẩm
Nguyên nhân chính để người dân bỏ lúa, rau màu chuyển qua trồng thanh long là do
một hai năm nay thanh long có giá, dân trồng lời nhiều nên ai cũng ham mà ùn ùn làm
theo. Bên cạnh đó, nguồn điện cung cấp cho sản xuất (đốt đèn xông thanh long, xử lý cho
ra trái) gần đây cũng được đảm bảo tốt nên tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chuyển
qua trồng thanh long nhiều hơn.
Quả thật, hai năm gần đây, giá thanh long rất cao nên người trồng thu lời rất lớn. Như
thanh long ruột trắng giá trung bình từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, thậm chí có lúc lên trên
30.000 đồng/kg. Còn thanh long ruột đỏ, giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, có lúc lên
60.000 đồng/kg.
Tính ra, nếu trồng thanh long ruột trắng, mỗi hécta lời khoảng 300 - 400 triệu đồng,
còn thanh long ruột đỏ lời khoảng 700 - 800 triệu đồng, thậm chí có người lời hơn 1 tỷ
11


Ứng Dụng Quản Trị KDQT
đồng. Theo tính tốn của người dân, nếu duy trì được mức giá như thế, họ chỉ cần sau 2
năm là có thể thu hồi vốn đầu tư và có lãi (thanh long trồng khoảng 15 - 17 tháng là cho
trái, sang năm thứ 3 trở lên cho trái trung bình từ 10 - 20 tấn/ha).

Tuy nhiên, vấn đề đầu ra và giữ giá ổn định đang là chuyện lo lắng của các địa
phương hiện nay. Chưa rõ thị trường tiêu thụ tới đây thế nào trong khi diện tích cứ tăng
nhanh là điều rất đáng lo ngại. Do lợi nhuận cao nên dân ùn ùn trồng thanh long, thậm chí
có nơi khơng nằm trong vùng quy hoạch cũng trồng thanh long, nên sẽ gặp khó về nguồn
điện sản xuất và nguồn nước tưới tiêu. Nhưng cái khó nhất trong thời gian tới là làm sao
để đảm bảo đầu ra cho trái thanh long và giá cả hợp lý để người dân có lời.
Cái hạn chế hiện nay là thanh long Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc
(gần 80%), nếu đầu ra này gặp trở ngại là người trồng sẽ gặp khó khăn.
Mới đây, PGS-TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam
(Sofri), cho biết Trung Quốc đang có chính sách khuyến khích người dân phát triển trồng
thanh long trên diện tích lớn hơn 20.000ha thanh long, gần tương đương với tổng diện
tích thanh long ở VN. Cụ thể là ở hai tỉnh Quảng Đơng và Quảng Tây, phía Nam Trung
Quốc. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành xuất khẩu thanh long của Việt Nam
những năm tới vì Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam về loại trái cây
này. Khi diện tích thanh long ở Trung Quốc cho thu hoạch thì chắc chắn chúng ta sẽ bị
mất thị trường này và các thị trường khác cũng bị cạnh tranh khốc liệt
Không chỉ Trung Quốc, một số quốc gia, vùng lãnh thổ khác như Thái Lan, Hàn
Quốc, Đài Loan cũng trồng thanh long với diện tích lớn từ nhiều năm nay. Và Trung
Quốc mà trồng nhiều thì chắc chắn ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thanh long Việt Nam.
Dẫn chứng cụ thể là khi giống cây có nguồn gốc Nam Mỹ này nhập vào châu Á, chỉ có
Việt Nam trồng được nhiều nhất vì khí hậu thích hợp. Nhờ vậy, Việt Nam xuất khẩu
thanh long hầu như khơng có đối thủ. Nhưng khi Thái Lan cũng trồng thì thị trường bị
chia s , sản lượng xuất khẩu khơng tăng mạnh như các năm trước đó.
Các nước như Đài Loan, Singapore,,, cũng tiến hành trồng thử nghiệm giống thanh
long bởi tiềm năng kinh tế của nó.
12


Ứng Dụng Quản Trị KDQT
Hằng năm Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thanh long chính của Việt Nam với

gần 80% thị phần. Việc Trung Quốc trồng nhiều thanh long có thể nhằm mục đích chính
là cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, giảm nhập khẩu. Điều này dẫn đến sản
lượng thanh long Việt Nam xuất sang giảm, kéo theo giá trị xuất khẩu giảm.
Bên cạnh đó, thanh long được bà con kích thích ra trái đồng loạt, sản lượng vượt cầu
nên bị ép giá. Theo ông Huỳnh Thanh Cảnh- Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận thì với
diện tích cây thanh long như hiện nay đang có dấu hiệu cung vượt cầu. Vì vậy chủ trương
của tỉnh khơng khuyến khích bà con trồng mới, thay vào đó tỉnh đang tập trung nâng chất
lượng trái thanh long. Kế hoạch năm 2013, phấn đấu có khoảng 7.000 ha thanh long đạt
tiêu chuẩn VietGAP. “Tất cả các thị trường đều coi trọng chất lượng vệ sinh an tồn thực
phẩm (VSATTP). Vì vậy, khâu sản xuất sạch là điều kiện sống còn cho thương hiệu
thanh long Bình Thuận.
Nhiều đơn vị đã mạnh dạn áp dụng và được tổ chức quốc tế công nhận mơ hình sản
xuất Thanh Long theo tiêu chuẩn GlobalGAP (trước kia là EurepGAP). Như: HTX Sản
xuất Thanh Long Hàm Minh (31,7 ha), Trang tại Hoàng Hậu (80 ha), Trang trại Ngọc
Hân (12 ha), Trang trại Duy Lan (11 ha), Công ty TNHH Bảo Thanh (11 ha), Trang trại
Thanh Thanh (9 ha)…
Hiện nay tình trạng tranh mua, tranh bán thanh long trong cộng đồng một số DN tại
địa phương là có thật. Điều này khơng chỉ phương hại đến uy tín ngành thanh long, mà
nó cịn gây thiệt hại trực tiếp cho người nơng dân. Do đó, ngồi việc phát huy vai trị đầu
mối của Hiệp hội, thì các DN cần phải ý thức được việc làm của mình, tránh gây hại cho
nơng dân.
Khơng tránh khỏi tình hình chung, Thanh long Bình Thuận hiện nay cũng đang đứng
trước hai vấn đề quan ngại. Đó là tiêu thụ và giá cả. Hiện nay, mặc dù cố gắng đẩy
mạnh khâu chế biến, đa dạng sản phẩm từ quả thanh long để giải tỏa áp lực về thị trường
song kết quả cũng như thành công trong chế biến sâu quả thanh long (của Bình Thuận)
giống như em bé tập đi chập chững, trong khi sản lượng thì ngày một tăng.

13



Ứng Dụng Quản Trị KDQT
Với thị trường trong nước, dù đã và đang là ông trùm của ngành thanh long cả nước
song đó cũng chẳng là một sự đảm bảo Bình Thuận mãi là thủ phủ “rồng xanh”. Những
cái tên thanh long “Chợ Gạo” – Tiền Giang, thanh long Long An, Tây Ninh... bắt đầu
nổi lên khơng chỉ vì diện tích, sản lượng mà cịn cả về thương hiệu và chất lượng.
Những sản phẩm này không chỉ cạnh tranh thị trường trong nước mà còn cả thị trường
xuất khẩu (thanh long ruột đỏ Tây Ninh đã được xuất 4 tấn sang Mỹ thành công gần
đây).
Mặc dù hết sức lạc quan, song người viết không khỏi không nghĩ đến cảnh: các tỉnh,
thành phố rồi sẽ cạnh tranh trong tiêu thụ thanh long với Bình Thuận; con đường xuất
khẩu thanh long sang Trung Quốc sẽ giảm đi trong vài năm tới khi mà Quảng Đông và
Quảng Tây trồng được thanh long. Khi đó giá thanh long của Bình Thuận sẽ như nào? Ai
cũng biết cung nhiều thì giá sẽ thấp đi. Điều cần lưu ý: Người nơng dân Bình Thuận lúc
này hãy thật tỉnh táo, đừng “say” giá mà chạy trồng thanh long bất cứ giá nào.
3. Phân tích thị trường nhật bản
3.1 Sơ lược về thị trường Nhật Bản
3.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Diện tích: 379.954 km2
Thủ đơ: tokyo
Ngơn ngữ chính thức: tiếng nhật
Mật độ dân số: 335người/km2
Nhật bản nằm phía đơng lục địa châu Á. Đất nước này nằm ở phía đơng của Hàn
Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đơng Trung Quốc
ở phía nam. Là một quần đảo cách xa đại lục nên Nhật Bản giao lưu kinh tế với bên ngoài
chủ yếu bằng đường biển, ngành du lịch biển của Nhật cũng rất phát triển.
Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp cho nông
nghiệp, công nghiệp và cư trú nhưng với nhiều cảnh đẹp, suối khống nóng thu hút nhiều
du khách ghé thăm.

14



Ứng Dụng Quản Trị KDQT
Vị trị địa lý của Nhật Bản khiến nước này là một trong những quốc gia xảy ra
nhiều thiên tai nhất thế giới. Hai mối đe dọa nghiêm trọng nhất là động đất và sóng thần.
Mỗi năm Nhật Bản phải chịu 7500 trận động đất nhẹ, riêng Tokyo có đến 150 trận.
Khí hậu Nhật Bản có sự phân hoá đa dạng theo chiều Bắc – Nam: phía Bắc có khí hậu
ơn đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa ở phía Nam.
Các đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ơn hịa. Ở hầu hết các miền của Nhật Bản
đều có 4 mùa rõ rệt.
Nhật Bản có rất ít tài ngun thiên nhiên. Các khống sản như quặng sắt, đồng
đỏ, kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều
phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nơng dân gặp rất nhiều khó
khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng
một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài.
3.1.2. Cơ cấu dân số
Cuối tháng 9/2012, dân số Nhật Bản xấp xỉ 125,95 triệu người. Theo thông báo mới
nhất của Bộ y tế Nhật Bản, dân số quốc gia này đã sụt giảm kỷ lục trong năm 2012. Tỷ lệ
sinh và tử chênh lệch đến 212 ngàn người.
Số tr em được sinh trong năm này thấp kỷ lục chỉ 1,033 triệu bé (giảm 18 ngàn bé so
với năm 2011), trong khi tỉ lệ tử 1,245 triệu người. Sự chênh lệch giữa số người sinh ra
và mất đi của năm 2012 tại đây là 212 ngàn người.
Viện Nghiên cứu dân số và An sinh xã hội Nhật Bản dự báo, tổng dân số đất nước này
sẽ giảm xuống còn khoảng 86,74 triệu người vào năm 2060.
Hiện Nhật Bản đang phải đối mặt với tốc độ già hóa dân số nghiêm trọng nhất trong
lịch sử. Nguyên nhân là do thế hệ dân số sinh ra trong giai đoạn bùng nổ sinh đ năm
1947-1949 lần lượt bước vào độ tuổi 65 trong năm nay và năm sau.
Theo ước tính ban đầu của Bộ Nội vụ và Truyền thông, số người từ độ tuổi trên 65 đã
tăng hơn 1 triệu người so với năm trước.


15


Ứng Dụng Quản Trị KDQT
Bên cạnh đó, số người già Nhật Bản trên 100 tuổi cũng gia tăng đột biến và đạt kỷ lục
51.376 người, tăng 3.620 người so với năm ngoái, báo cáo của Bộ Y tế, Lao động và
Phúc lợi Nhật Bản cho hay.
Từ năm 2007, dân số Nhật Bản đã bị thu hẹp đáng kể. Năm 2011, có hơn 1,253 triệu
người Nhật qua đời một phần do thảm họa từ trận động đất và sóng thần kinh hồng.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết có 60% người Nhật mất do một trong các căn bệnh sau:
ung thư, tim, viêm phổi và bệnh về mạch máu não.
 Cơ cấu dân số theo tuổi
0  14 tuổi

14.00%

15  64 tuổi

66.27%

> 65 tuổi

19.73%

Nhật Bản là nước có cơ cấu dân số già, tỉ lệ người già > 65 tuổi tăng nhanh cụ thể:
Năm

1985

1997


2004

Tỉ lệ người già(%)

10.5%

16%

19%

 Cơ cấu dân số theo giới tính
Theo kết quả điều tra quốc dân tháng 10 năm 2005, số nam giới ở Nhật là 62,34 triệu
người.
Nữ giới là 65,42 triệu người, nam giới ít hơn nữ giới 3,08 triệu người.
Như vậy tỷ lệ nam giới ở Nhật chỉ là 48,8%.
Tỷ lệ này chỉ cao hơn tỷ lệ năm 1945 (47%) ( chiến tranh), và thấp thứ 2 trong lịch sử.
Nguyên nhân chính của tỷ lệ nam thấp là do tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam.
Tuy nhiên ở một số tỉnh thành dân số nam lại cao hơn nữ, đó là 4 tỉnh thành: Kanagawa,
Saitama, Aichi và Chiba.

16


Ứng Dụng Quản Trị KDQT
 Chất lượng cuộc sống
Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới, trung bình là
81,25 tuổi cho năm 2006
Chỉ số HDI của Nhật Bản năm 2009 là 0,96. là 1 trong 10 nước có HDI cao nhất trên
thế giới

GDP 5085,9 tỷ USD (năm 2009)
3.1.3 Tơn giáo
Có thể nói Nhật Bản là một trong những quốc gia phức tạp nhất thế giới về tôn giáo.
Ở đây cùng đồng thời tồn tại các phong tục tập quán có nguồn gốc và theo phong cách
tôn giáo khác nhau. Người Nhật đến lễ ở các đền của đạo Shinto (Thần đạo) vào năm
mới, đi thăm các chùa chiền của đạo phật vào mùa xuân nhưng tổ chức tiệc tùng và tặng
quà nhau vào dịp lễ Noel theo cách của đạo Thiên chúa. Các đám cưới thường được tổ
chức theo nghi lễ của thần đạo hoặc đạo thiên chúa. Nhưng thủ tục ma chay lại tiến hàng
theo nghi lễ của đạo phật. Có những người một lúc theo hai hoặc ba đạo, do đó vào năm
1995 theo thống kê của cuốn niên giám về tơn giáo của hiệp hội văn hóa thì tín đồ của tất
cả các giáo phái cộng lại là 219,83 triệu, gần gấp đôi dân số Nhật lúc bấy giờ là 120triệu.
Tuy vậy ở Nhật ngày nay đạo phật chiếm ưu thế hơn so với các đạo khác, với khoảng
92 triệu tín đồ, mặc dù trên thực tế thì các tín đồ này cũng khơng tn theo các qui định
của đạo phật một cách nghiêm ngặt.
Đạo cơ đốc cũng khá thịnh hành với khoảng 1,7 triệu giáo dân. Tín đồ cơ đốc giáo
hiện nay bao gồm có tín đồ tin lành và thiên chúa, nhưng tín đồ tin lành đơng hơn. Trong
số các tơn giáo khác, đạo Hồi có khoảng 155.000 tín đồ, bao gồm cả những người nước
ngồi cư trú tạm thời trên đất Nhật.
Đạo gốc của Nhật bản là Shinto (Thần đạo). Thần đạo có nguồn gốc từ thuyết vật linh
của người Nhật cổ. Thần đạo cho rằng cây cối, lồi vật trong thiên nhiên đều có quỉ thần
nên phải được thờ cúng. Phát triển với tư cách tôn giáo của cộng đồng, thần đạo đã sản
sinh ra những miếu thờ gia thần và các thần hộ mệnh của địa phương. Ngoài ra, người

17


Ứng Dụng Quản Trị KDQT
Nhật cũng thờ các anh hùng và các thủ lĩnh xuất chúng của nhân dân qua các thế hệ khác
nhau và thờ cúng hương hồn tổ tiên theo lễ nghi của đạo thần.
Người Nhật cũng coi trọng đạo Khổng, nhưng trên thực tế thì đạo khổng đối với

người Nhật có tư cách như chuẩn mực đạo đức hơn là một tôn giáo.Đạo khổng du nhập
vào Nhật từ đầu thế kỷ thứ 6, có ảnh hưởng lớn tợ nếp suy nghĩ và cách xử sự của người
Nhật, sau này ảnh hưởng của đạo này cũng suy yếu đi nhiều.
3.2 Phân tích mơ hình PEST
3.2.1 Chính trị - pháp luật
Nhật Bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, trong đó Thủ tướng
là người nắm quyền cao nhất về các phương diện quản lý quốc gia và chịu sự giám sát
của hai viện quốc hội cùng tịa Hiến pháp có thẩm quyền ngăn chặn các quyết định vi
hiến của chính phủ. Được xây dựng dựa trên hình mẫu của Vương quốc Liên hiệp Anh và
Bắc Ireland và một số nước phương Tây khác sau này. Theo hệ thống pháp luật thế giới
hiện hành, Nhật Bản được xếp vào các nước có nền dân chủ đầy đủ (ưu việt nhất).
Ở Nhật Bản, hoàng đế được gọi là Thiên hồng. Thiên hồng có quyền lực rất hạn chế ở
nhà nước quân chủ lập hiến này. Theo Hiến pháp Nhật Bản (1947), Thiên hoàng chỉ
"tượng trưng cho nước Nhật".
Quốc hội Nhật Bản cơ quan lập pháp cao cấp nhất, gồm có Hạ viện và thượng viện
Theo hệ thống pháp luật thế giới hiện hành, Nhật Bản được xếp vào các nước có
nền dân chủ đầy đủ.
Tuy vậy do đặc trưng văn hóa và nếp nghĩ của Nhật Bản, nền dân chủ kiểu đầu phiếu
và nền tự trị địa phương đã không phát triển thành như phương Tây mà biến thành kiểu
tập quyền vào cơ quan ở trung ương.
Chính sách đối ngoại
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản được triển khai theo 5 hướng cơ bản là
Giải quyết hịa bình các cuộc xung đột khu vực.
Giải trừ qn bị và khơng phổ biến vũ khí hạt nhân.
Duy trì phát triển kinh tế thế giới.
18


Ứng Dụng Quản Trị KDQT
Hợp tác với các nước đang phát triển và các nước đang trong giai đoạn chuyển đổi

kinh tế.
Giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Mặc dù vẫn lấy quan hệ Nhật-Mỹ làm nền tảng chính sách đối ngoại, song gần đây
Nhật Bản tăng cường chiến lược “Trở lại châu Á”, phát huy vai trò người đại diện cho
châu Á trong Khối G8, lấy châu Á làm bàn đạp để từng bước đưa Nhật Bản trở thành
cường quốc về chính trị; thúc đẩy cải cách Liên Hiệp Quốc, thực hiện mục tiêu trở thành
thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua các đề nghị, các
đóng góp cụ thể trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế và các vấn đề toàn cầu.
Tuy nhiên hiện Nhật Bản vẫn còn một số hạn chế cơ bản: nội bộ chưa thống nhất, còn
nhiều tranh cãi; hạn chế về hiến pháp và các luật lệ trong nước; bị kiềm chế bởi các
cường quốc khác.
Nhìn tồn cục, ở chừng mực nhất định, vai trò quốc tế của Nhật Bản đã được cải thiện
hơn; vị thế của Nhật Bản đã được coi trọng hơn trong một số vấn đề quốc tế và khu vực.
Quan hệ đối ngoại với Việt Nam
Hiện việt nam và Nhật Bản đã ký kết hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
(VJEPA ) được ký kết vào 25/12/2008 có hiệp lực từ ngày 1/10/2009 là sự kiện kinh tế
quan trọng trong quan hệ hai nước
VJEPA là thỏa thuận mang tính tồn diện và bao quát hầu hết các cam kết kinh tế,
thương mại trước đó giữa Việt Nam và Nhật Bản về mở cửa thị trường. Nội dung quan
trọng nhất là lộ trình giảm thuế với Nhật Bản là 10 năm và với Việt Nam là 15 năm,
VJEPA quy định mở hơn các cam kết trong Hiệp định ASEAN – Nhật Bản và cam kết
của mỗi bên trong WTO. Theo VJEPA, hàng hóa của Việt Nam khi vào NB và ngược lại
ngay trong năm đầu tiên của hiệp định, 86% lượng hàng hóa Việt Nam sẽ hưởng thuế
suất 0%, áp dụng trong lộ trình từ 10 đến 15 năm.
Với VJEPA, mặt hàng nơng sản của Việt Nam đang có nhiều lợi thế bởi hiệp định này
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông thủy sản sang với các cam
kết giảm thuế đối với các mặt hàng tương đương với gần 84% giá trị nông sản xuất khẩu
19



Ứng Dụng Quản Trị KDQT
của Việt Nam. Ngay khi VJEPA có hiệu lực, trong số 2020 dịng thuế nơng sản, Nhật
Bản đã xóa bỏ ngay đối với 784 dịng, chiếm 36% tổng số dịng thuế nơng sản và 67,6%
giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Các dịng thuế có lộ trình giảm từ 3 đến 5 năm bao gồm
14 sản phẩm có nhiều tiềm năng xuất khẩu như: mì chính, đậu tương, gừng, các loại hoa
quả là: chuối, sầu riêng, chôm chôm… Kim ngạch xuất khẩu những sản phẩm này chiếm
khoảng 14% tổng xuất khẩu nông sản của nước ta sang thị trường Nhật. Trong 7 năm tới
sẽ có 72 dịng nơng sản được giảm và loại bỏ thuế nhập khẩu và 214 dịng có lộ trình
giảm và loại bỏ thuế quan trong 10 năm. Trong đó, trái thanh long đã được bãi bỏ lệnh
cấm xuất khẩu vào Nhật vào 20/10/2009, và được áp dụng thuế xuất bằng 0% từ thời gian
đó.
Khơng những vậy, theo cam kết Nhật Bản cịn hỗ trợ Việt Nam xây dựng một trung
tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm nơng sản. Theo đó, khi đã được trung tâm này cấp giấy
chứng nhận, hàng xuất vào Nhật sẽ không bị kiểm tra, tránh các rủi ro cho doanh nghiệp.
VJEPA không chỉ tạo nên một khung pháp lý toàn diện, ổn định và thuận lợi cho hoạt
động thương mại và đầu tư của doanh nghiệp hai nước mà còn đem lại rất nhiều cơ hội
cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
 Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
Chất lượng hàng hóa nhập khẩu là vấn đề Nhật Bản khơng bao giờ đàm phán bởi đó
là quy định bắt buộc đối với mọi nhà xuất khẩu khi tiếp cận thị trường này. Hiện Nhật
Bản là một trong những quốc gia đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh
an tồn thực phẩm có u cầu rất khắt khe với mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các
tiêu chuẩn của của nước này hầu như tương đương, thậm chí cao hơn cả những tiêu chuẩn
quốc tế thông thường nhưng được áp dụng phù hợp với nguyên tắc của WTO.
Nhật Bản chỉ cho phép nhập khẩu vào nước này những loại thực phẩm đảm bảo các
qui định về VSATTP. Những loại thực phẩm không được phép nhập khẩu vào Nhật Bản,
bao gồm: thực phẩm chứa các thành phần độc tố hoặc có hại, hoặc bị nghi vấn có chứa
độc tố; thực phẩm bị thối rữa hoặc hư hỏng; thực phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn
và đặc điểm kỹ thuật trong q trình chế biến, cơng thức hoặc nguyên liệu chế biến; thực
20



Ứng Dụng Quản Trị KDQT
phẩm sử dụng chất phụ gia quá mức cho phép; thực phẩm không kèm theo các chứng từ
chứng minh. Một số mặt hàng thực phẩm còn phải đáp ứng đầy đủ các quy định kiểm tra
nghiêm ngặt khác mới được nhập vào Nhật Bản như: không chứa cơn trùng gây bệnh
hoặc có hại tới sức khỏe con người có trong thịt và cá tươi, các sản phẩm thịt chế biến
như hamberger, xúc xích…, trái cây, rau quả hoặc ngũ cốc. Khi tiêu thụ rau tươi phải dán
nhãn quốc gia xuất khẩu theo yêu cầu của Luật về tiêu chuẩn và dán nhãn hàng nông lâm
sản (Luật JAS).
Ngồi ra, hàng hóa sẽ khơng được phép nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản nếu
khơng có Giấy chứng nhận vệ sinh thực phẩm của Chính phủ nước xuất khẩu cấp. Khi
kiểm tra tại cảng nhập khẩu nếu phát hiện có dấu hiệu lây nhiễm hay ký sinh trùng trên
sản phẩm thì hàng hóa sẽ bị gởi trả lại người xuất khẩu hoặc bị hủy bỏ tùy theo kết quả
kiểm tra.
3.2.2 Kinh tế
Kể từ thất bại trong Thế chiến thứ hai, Nhật Bản đã có bước nhảy vọt tuyệt vời để trở
thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Những lĩnh vực sản xuất mang lại
lợi nhuận rất lớn cho nền kinh tế Nhật Bản là ô tô, xe gắn máy, sản phẩm công nghệ cao,
chất bán dẫn, các sản phẩm thép và sắt, đóng tàu, dệt may, thực phẩm chế biến, robot và
hóa chất.
Mặc dù khá khiêm tốn so với các quốc gia khác nhưng ngành nông nghiệp Nhật Bản
lại nằm trong số những nền sản xuất nông nghiệp mang lại nhiều lợi nhuận nhất thế
giới. Nhật Bản hiện là thành viên của G8 và một số nhóm quốc gia giàu có khác trên thế
giới.
Năm 2012, nền kinh tế của Nhật Bản đã rơi vào giai đoạn suy thối do ảnh hưởng
cuộc khủng hoảng nợ cơng ở châu Âu và kinh tế toàn cầu suy yếu. Từ nền kinh tế lớn thứ
2 trên thế giới, kinh tế Nhật Bản đã bị tụt dốc, và nhường lại vị trí thứ 2 lại cho Trung
Quốc.


21


Ứng Dụng Quản Trị KDQT
Sản xuất công nghiệp sụt giảm mạnh, xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm xuống đến
mức thấp kỷ lục do hậu quả của động đất, sóng thần năm ngoái, cũng như do suy thoái
kinh tế thế giới, đồng Yên mạnh và cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài với Trung Quốc.
Số liệu được Bộ Tài chính Nhật công bố ngày 9/11 cho thấy, nợ công của nước này
tăng lên mức cao kỷ lục 983.30 ngàn tỷ yên (tương đương 12,4 nghìn tỷ USD) vào cuối
tháng 9/2012. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí tái thiết đất nước sau thảm họa động đất
và sóng thần đầu tháng 3/2011.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đợt suy thoái này của Nhật Bản không sâu. Nên đầu
năm 2013, kinh tế Nhật đang có dấu hiệu cải thiện nhờ các chương trình kích thích của
chính phủ. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhẹ, lòng tin kinh doanh được cải thiện, vốn đầu tư
tăng.
Nhật Bản nâng triển vọng kinh tế lần đầu tiên trong 2 tháng do xuất khẩu phục hồi
làm tăng kỳ vọng vào sự hồi phục của nền kinh tế Nhật Bản.
Trong báo cáo công bố hàng tháng này 20/5, chính phủ Nhật Bản đưa ra đánh giá về
xuất khẩu, sản lượng công nghiệp và lợi nhuận doanh nghiệp. Theo báo cáo, kinh tế Nhật
Bản đang tăng trưởng "từ từ" và dự báo sự phục hồi của nền kinh tế sẽ được hỗ trợ bởi sự
cải thiện niềm tin người tiêu dùng, các điều kiện xuất khẩu và hiệu quả của gói kích thích
kinh tế.
Trong tháng 5/2013, USD tăng vượt mốc 100 yên/USD và chỉ số Nikkei 225 của Nhật
Bản chạm mốc 15.000 điểm lần đầu tiên trong hơn 5 năm qua do chính sách tiền tệ siêu
lỏng l o của Nhật Bản.
Lợi nhuận của các cơng ty đang có dấu hiệu cải thiện, chủ yếu là các công ty lớn trong
khi xu hướng đầu tư vào kinh doanh giảm đang bắt đầu chạm đáy.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã tăng 0,9% trong quý đầu tiên của năm
2013 so với quý trước. Điều này cũng tương ứng tốc độ tăng trưởng năm của nước này là
3,5%, trong 3 tháng đầu năm khi người tiêu dùng tăng chi tiêu và xuất khẩu sang Mỹ tăng

mạnh do yên giảm, cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng 1% của cả năm 2012.

22


Ứng Dụng Quản Trị KDQT
Nguyên nhân chính cho sự hồi phục này là tiêu dùng cá nhân tăng vọt giúp cổ phiếu
các công ty Nhật tăng điểm trở lại và xuất khẩu hồi phục. Kinh tế Nhật được dự đoán sẽ
tiếp tục tăng trưởng nhờ vào tác động của chính sách kinh tế chi tiêu công ồ ạt và thả lỏng
quản lý tiền tệ của Ngân hàng Trung ương để kích thích nền kinh tế trì trệ.
Mục tiêu của chính sách này là giải quyết tình trạng giảm phát của nền kinh tế Nhật
trong gần hai thập kỷ qua. Giá cả giảm khiến các doanh nghiệp và người tiêu dùng nước
này hạn chế mở hầu bao để chờ giá tốt hơn.
Do đó Ngân hàng Trung ương đã bơm hàng ngàn tỷ yên ra lưu thông làm cho đồng
yên giảm giá.
Biện pháp này đã giúp Nhật tăng cường xuất khẩu do làm cho hàng hóa Nhật r hơn ở
các thị trường nước ngồi và các nhà xuất khẩu có lợi nhuận nhiều hơn khi chuyển đổi
ngoại tệ sang đồng nội tệ.
Đồng yên đã mất khoảng 1/4 giá trị kể từ tháng 11 năm ngoái. Điều này cũng giúp thị
trường chứng khoán Nhật Bản hồi phục mạnh mẽ do các nhà đầu tư tranh thủ mua vào
với dự đốn các cơng ty có nhiều khả năng đạt lợi nhuận cao.
 Cơ sở hạ tầng
Bởi vì Nhật Bản là một quần đảo nhiều núi và diện tích có thể ở được là hiếm và giá
cao nên hệ thống giao thông luôn luôn là vấn đề mấu chốt cho các nhà hoạch định chính
sách ở mọi cấp: quốc gia, vùng và địa phương. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải hiện tại
phản ánh nhu cầu về một hệ thống có thể vận chuyển người, hàng hố và truyền đạt thơng
tin một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nhật bản dẫn đầu thế giới về sự phát triển của
mạng lưới đường sắt cao tốc (shinkansen) và mạng lưới thông tin quốc gia bằng cáp
quang.
Nhật Bản có một cơ sở hạ tầng rất tiên tiến và duy trì tốt, thường xuyên được nâng

cấp và mở rộng. Cả khu vực công và tư nhân đều thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng khác
nhau và các hoạt động dịch vụ của mình.
Nhật Bản có một hệ thống đường xá rất rộng rãi và hiện đại, bao gồm 1.152.207 km
(715.981 dặm) đường cao tốc, trong đó có 863.003 km (536.270 dặm) được trải nhựa. Số
23


Ứng Dụng Quản Trị KDQT
lượng xe động cơ tăng từ 70.106.536 trong năm 1995 lên 73.688.389 trong năm
1999. Chiều dài đường sắt của Nhật Bản là 23.670 km (14.708 dặm). Nhật Bản nổi tiếng
với xe lửa tốc độ cao.
Là một đất nước bao quanh bởi nước, Nhật Bản đã phát triển một hệ thống giao thông
vận tải biển rất phong phú và hiện đại, bao gồm 12 cảng biển lớn là Akita, Amagasaki,
Chiba, Hachinohe, Hakodate, Higashi-Harima, Himeji, Hiroshima, Kawasaki, Kinuura,
Kobe, Kushiro, Mizushima, Moji, Nagoya, Osaka, Saki, Sakaide, Shimizu, Tokyo,
Tomakomai, và Yokohama. Nhật Bản có một hạm đội thương gia biển rất lớn, đó là một
điều cần thiết cho thương mại quốc tế và đảm bảo việc vận chuyển không bị gián đoạn
của nguyên vật liệu, nhiên liệu, thực phẩm, và các sản phẩm cần thiết khác. Hạm đội gồm
662 tàu với tổng cơng suất 13.039.488 tấn.
Nhật Bản có một hệ thống vận tải hàng không hiện đại và rộng rãi. Trong năm 1999,
đã có 171 sân bay, trong đó 140 có đường băng trải nhựa, và 14 sân bay trực thăng. Sân
bay tại Tokyo, Kagoshima, Osaka, và Kansai cung cấp dịch vụ quốc tế. Sân bay quốc tế
lớn là Narita, phục vụ Tokyo, Kansai, phục vụ Kobe, Kyoto và Osaka, và Chitose
(Sapporo) và Sendai ở miền Bắc Nhật Bản, trong đó phục vụ cho nhiều thành phố phía
Bắc.
3.2.3 Văn hóa - xã hội
 Cúi chào
Người Nhật nói chung đều có thói quen cúi đầu chào khách, cả khi gặp mặt cũng như
khi chia tay, họ đều mỉm cười, vừa tỏ thái độ khiêm nhu, vừa cúi nghiêng người để chào
kính cẩn.

Ở đất nước mặt trời mọc, hình ảnh nghiêng người cúi chào thể hiện khái quát về cái
gốc văn hoá của người Nhật Bản : Cúi đầu, nhưng không hạ mình; khiêm nhu, nhưng
khơng hèn yếu. Một thái độ văn hố tơn nghiêm và lịch sự như thế càng làm tăng thêm sự
nể trọng nơi người đối diện.
Nhật Bản luôn được biết đến như một đất nước vô cùng hiếu khách và có tấm lịng
trọng thị, với nghệ thuật giao tiếp và ứng xử tuyệt vời.
24


×