Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Doanh nghiệp nhỏ và vừa với chiến lược Marketing Ngày nay, sự phát triển của doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.46 KB, 5 trang )

Doanh nghiệp nhỏ và vừa với
chiến lược Marketing
Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin
luôn đặt doanh nghiệp trước những sức ép cạnh tranh gay gắt. Sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào khả năng thích ứng với những đột
biến của thị trường mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc
hoạch định chiến lược
phát triền dài hạn.
Chiến lược chung của doanh nghiệp bao quát trong đó tất cả các yếu tố, các
mặt liên quan tới sự hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Nó bao gồm các
bộ phận chủ yếu như:
chiến lược sản xuất, chiến lược tài chính, chiến lược con
người và chiến lược Marketing, trong đó chiến lược Marketing đóng vai trò rất
quan trọng.
Chiến lược Marketing của doanh nghiệp là hệ thống các đường lối và giải
pháp nhằm xác lập mối quan hệ thích ứng giữa doanh nghiệp với thị trường. Chiến
lược Marketing trở thành cơ sở để hoạch định chiến lược sản xuất, chiến lược tài
chính và chiến lược con người. Đặc biệt, với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì
chiến lược Marketing có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định hướng đi
cho doanh nghiệp.
Bạn là một doanh nghiệp nhỏ và vừa? Điều đó đòi hỏi với sự hạn hẹp về
ngân sách, chiến lược Marketing của bạn phải thật sự khéo léo và hiệu quả, bởi
bên cạnh bạn luôn có các
đối thủ cạnh tranh lớn mà bạn luôn phải đương đầu.
Marketing của doanh nghiệp nhỏ và vừa cần lưu ý đến một thực tế là bất luận sản
phẩm, dịch vụ của bạn như thế nào thì các đối thủ cạnh tranh lớn đã có sẵn một số
lợi thế như:

Họ đã có những khách hàng quen thuộc trong khi bạn chưa có
và đang bắt đầu tìm kiếm


Họ có nguồn tài chính dồi dào để đáp ứng chiến lược
Marketing của mình

Họ có hằn một đội ngũ Marketing hoăc PR được đào tạo
chuyên nghiệp và am hiểu về Tài chính

Sản phẩm của họ đã có thương hiệu trên thị trường

Họ có thể chơi "trò chơi giá cả" khi bạn khởi nghiệp. Tham
gia vào cuộc chiến giá cả này thì nhiều doanh nghiệp mới ra đời còn yếu về
vốn sẽ rất dễ chết yểu...
Tuy nhiên các doanh nghiệp lớn cũng có một số điểm yếu như:

Họ lớn, đã hoạt động ổn định và có bộ máy cồng kềnh nên
thường phản ứng chậm hơn với những biến đổi của thị trường.

Họ khá thỏa mãn với thành công hiện tại của mình, còn bạn
đang khao khát hướng tới thành công

Bạn có thể thu hút một số khách hàng của họ, trong khi họ ít
có thể thu hút được khách hàng của bạn

Bạn biết về sự tồn tại của họ trong khi họ có thể chỉ biết tới
sự tồn tại của bạn khi bạn đã thực sự trở thành đối thủ cạnh tranh đầy thách
thức đối với họ.

Vị trí của họ đã được xác lập nên bạn có thể rút ra những bài
học kinh nghiệm từ những sai lầm của họ...
Thực tế hiện nay cho thấy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thường
không mấy chú trọng tới chiến lược Marketing. Ngay bản thân trong bộ máy quản

lý doanh nghiệp, các bộ phận sản xuất, kinh doanh hay bán hàng chỉ chú trọng vào
công việc chính là sản xuất và bán sản phẩm cho những khách hàng "có mối làm
ăn" từ trước. Họ ít khi lập ra những chính sách, kế hoạch, những chiến lược
marketing dài hạn, thậm chí là trong ngắn hạn. Chủ doanh nghiệp thì luôn bận bịu
với công việc quản lý và kinh doanh hàng ngày, họ thường nghĩ rằng, "trong đầu"
mình đã vạch sẵn các chiến lược, rằng doanh nghiệp đã có cả một đội ngũ kinh
doanh, sản xuất giỏi, thế là đủ. Song, để có được một chiến lược Marketing hiệu
quả, phải dành một khoảng thời gian nhất định để phân tích thị trường, vạch ra
mục tiêu, định hướng, cách thức...chứ không phải đơn giản chỉ là những suy nghĩ
trong đầu. Điều này đặt ra yêu cầu cho
người quản lý đó là họ phải có những kiến
thức nhất định về lĩnh vực Marketing và các lĩnh vực liên quan.

Một khó khăn cố hữu đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thực
thi chiến lược Marketing, đó chính là vấn đề về vốn. Đối với các doanh nghiệp
lớn, việc xây dựng một chiến lược Marketing được coi là công việc của các
chuyên gia, các nhà tư vấn, thiết kế và để thực hiện những chiến lược này, không
ít những công ty, tập đoàn lớn đã phải bỏ ra một số tiền khổng lồ. Vậy thì làm thế
nào để các doanh nghiệp vừa và nhỏ với vài nhân viên, kinh phí hạn hẹp, không có
nhiều thời gian có thể xây dựng và thực hiện được chiến lược Marketing cho
doanh nghiệp mình? Hiện nay, có không ít các chủ doanh nghiệp vẫn còn giữ quan
điểm làm Marketing có nghĩa là chi tiền để
quảng cáo. Nhưng không, Marketing là
đầu tư để tạo dựng, định vị thương hiệu và tạo sự khác biệt cho thương hiệu.
Chính vì vậy mà khoản tiền chi ra để thực hiện hoạt động Marketing là những
khoản đầu tư cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chứ không phải là chi
phí sản xuất. Những ai đã từng đọc qua các cuốn sách về Marketing đều biết: bài
học đầu tiên của Marketing chính là
phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu.
Một khi doanh nghiệp đã xác định được khách hàng mục tiêu của mình thì phải

biết tìm cách tiếp cận với các đối tượng này. Thông thường, các doanh nghiệp đều
muốn có đơn đặt hàng lớn nhất và cố giành những đơn đặt hàng đó, họ không
quan tâm nhiều đến những giao dịch nhỏ, do vậy, đây có thể là
khách hàng mục
tiêu
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có rất nhiều cách không mấy tốn kém để
tiếp cận và thu hút các đối tượng này như: tạo ra các sự kiện làm cho khách hàng
hài lòng với sản phẩm của doanh nghiệp, gửi email, gửi tin nhắn qua điện thoại
v.v...

Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thực hiện việc thiết lập một
website của riêng doanh nghiệp mình. Đây là một hình thức khá đơn giản Chỉ cần
một máy tính nối mạng, người quản lý biết một vài thao tác về máy tính và chụp
ảnh là có thể thực hiện việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp
với chi phí rất phải chăng. Ngày nay với khoảng 20% dân số tương đương khoảng
16.7 triệu người sử dụng internet thì cách làm này đã tận dụng được tối đa sự phát
triển của internet tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Khi bạn là một doanh nghiệp nhỏ và vừa, đứng trước những doanh nghiệp
lớn, đừng quá bi quan bởi vì mọi doanh nghiệp lớn trên thế giới đều có khởi nguồn
từ những doanh nghiệp nhỏ. Hãy thử nhìn
Microsoft, Toyota v.v..., họ cũng đều
như vậy. Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo, và phải
biết tạo cho mình nét độc đáo, khác lạ để có thể tồn tại trong môi trường cạnh
tranh hiện nay.

×