Ủy thác công việc hiệu quả
Các nhà quản lý thường cảm thấy thất vọng khi nhân viên không thực
hiện nhiệm vụ đúng như mong đợi của họ. Điều này có thể được loại bỏ bằng
cách mài sắc khả năng truyền thông của bạn và lấp những lỗ hổng mà khiến
cho nhân viên không thực sự hiểu mong muốn của bạn là gì. Chuyên gia tư
vấn Keith Rosen hướng dẫn 10 bước để các nhà quản lý có thể ủy thác công
việc hiệu quả.
Bước 1: Biết nhiệm vụ đó là gì.
Bước 2: Luôn nhớ kết quả cuối cùng hoặc kết quả mà mình mong muốn.
Bước 3: Tìm người để ủy thác và giao nhiệm vụ cho người đó.
Bước 4: Chia sẻ kết quả mà bạn mong muốn.
Bước 5: Nói cho người đó biết tại sao việc này quan trọng, hơn là chỉ đơn
giản nói họ phải làm gì.
Bước 6: Nói là những thuận lợi đối với người sẽ đảm nhận nhiệm vụ này,
bao gồm cả việc công việc này sẽ có lợi cho người đó như thế nào.
Bước 7. Hỏi xem người đó dự định sẽ thực hiện công việc như thế nào. Hỏi
những câu như: "Anh/chị nghĩ cách nào là cách tốt nhất để làm việc này?"; "Anh,
chị đã từng làm việc gì tương tự như thế này chưa?". Câu trả lời của những câu hỏi
này sẽ xác định liệu người đó có phù hợp để làm việc hay không và liệu người đó
đã có những công cụ, thông tin và chiến lược thích hợp để làm việc này hay chưa.
Bước 8: Xác định thời gian mà bạn muốn nhiệm vụ sẽ được hoàn thành.
"Anh/chị nghĩ khi nào mình sẽ hoàn thành việc này". Để người đó chủ động đưa ra
thời gian sẽ khiến họ tự chủ với công việc hơn. Nếu thời gian người đó lựa chọn
không thích hợp, hỏi xem nếu như muốn hoàn thành công việc sớm hơn thì người
đó cần hỗ trợ những gì.
Bước 9: Xác nhận lại. Chẳng hạn: "Tốt rồi. Vậy là anh/chị sẽ hoàn thành
việc này vào ngày...." hoặc "Thế là tôi có thể hy vọng là sẽ thấy bản kế hoạch đó
trên bàn của tôi vào 10 giờ sáng mai chứ?".
Bước 10: Quan trọng là, hãy chắc chắn bạn có theo dõi quá trình thực hiện
nhiệm vụ để đảm bảo tiến độ.
Bạn là ông sếp làm nhân viên... mất hứng!
Trước khi cố gắng để trở thành mẫu ông sếp khiến mọi người muốn đi
theo, bạn phải nhận ra những dấu hiệu của một ông sếp làm cho nhân viên
cảm thấy... mất hứng làm việc.
1. Bạn có thể nhớ tên mọi thứ đồ khuyến mại khi mua hàng tốt hơn là nhớ
tên vợ hoặc chồng của nhân viên. Các ông sếp truyền cảm hứng luôn thể hiện sự
quan tâm đến cuộc sống cá nhân của nhân viên của họ.
2. Bạn không thể nhắc lại, cho dù một câu từ tuyên bố nhiệm vụ mà chính
bạn đặt ra. Các tuyên bố nhiệm vụ sẽ trở thành vô ích nếu chúng không được biến
thành hành động.
3. Bạn tiết kiệm lời khen một cách quá đáng. Lời khen có thể là một phần
của văn hóa hàng ngày trong môi trường làm việc. Ông
Richard Branson, người
thành lập tập đoàn Virgin từng nói: "Khen mọi người thì họ sẽ lớn nhanh. Chê họ
thì họ sẽ cằn cỗi".
4. Bạn là người cuối cùng đến văn phòng nhưng là người đầu tiên ra về và
lúc nào cũng trong tình trạng "không muốn tiếp nhân viên". Nhân viên sẽ luôn
quan sát mọi "nhất cử nhất động" của bạn, vì thế, hãy lãnh đạo bằng cách làm
gương.
5. Bạn đi quanh văn phòng, hết chỗ của người này đến của người khác, khi
mà chiếc áo trắng bạn đang mặc có một vết cà phê to đùng mà bạn chẳng để ý.
Thể hiện sự tôn trọng thông qua hành động, lời nói và những tín hiệu không lời.
6. Bạn nói dối về việc sa thải: Truyền sự ngưỡng mộ cho nhân viên bằng
việc giải thích tại sao họ bị sa thải và cần phải làm gì để tránh điều tương tự xảy
ra.
7. Bạn không đáp lại thư của nhân viên. Đáp lại thư của nhân viên thể hiện
sự tôn trọng đối với họ và làm gương về việc đáp lại thắc mắc của khách hàng.
8. Khi có khách đến, bạn nhắc nhân viên lau sạch bàn, ghế làm việc nhưng
khu vệ sinh dành cho nhân viên bẩn như thế nào thì bạn chẳng thèm quan tâm. Có
người cho rằng, khu vệ sinh bẩn chính là dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ sếp chẳng
thèm để ý gì đến nhân viên.
9. Ngôn ngữ cơ thể của bạn khiến nhân viên cảm thấy lo thay cho bạn:
Ngôn ngữ cơ thể luôn thể hiện sự tự tin và sự lãnh đạo vững vàng - trong mọi thời
điểm, thuận lợi cũng như khó khăn.
10. Ý tưởng của bạn về các công cụ động viên nhân viên bao gồm những
câu nói như: "Nếu cậu không thích công việc này thì ngay hôm nay tôi có thể gọi
ít nhất 10 người khác đến thay thế vị trí của cậu". Khi đi làm, nhân viên mong
muốn nhiều hơn là việc nhận lương, họ muốn có cảm giác rằng công việc của họ
có ý nghĩa.