Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh chính sách của nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đối với các cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt – Trung từ 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
__________________________________
XU PENG
(TỪ BẰNG)

SO SÁNH CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
VÀ TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN
KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG
TỪ 1986 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Việt Nam học
Mã số: 60 220 113

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
__________________________________
XU PENG
(TỪ BẰNG)

SO SÁNH CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
VÀ TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN
KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG
TỪ 1986 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Việt Nam học


Mã số: 60 220 113
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Lợi

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của cá
nhân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Phạm Văn Lợi. Nội dung
được trình bày trong luận văn hồn tồn trung thực và khơng trùng lặp với bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào đã được cơng bố.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Xu Peng (Từ Bằng)


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo
tận tâm của Thày PGS.TS. Phạm Văn Lợi trong suốt quá trình viết luận văn tốt
nghiệp. Tại đây tôi xin được gửi đến thày lời cảm ơn chân thành nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thày, Cô trong Viện Việt Nam học và Khoa
học Phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong
những năm tôi học tập ở trường. Hành trang kiến thức mà các thày cô mang sẽ
không chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu luận văn mà cịn là hành trang quý

báu cho công việc và cuộc sống của tôi sau này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn học cùng khóa, các bạn Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi tìm tài liệu, góp ý trong suốt q trình viết luận văn.
Cuối cùng xin được kính chúc q Thày, Cơ và toàn thể các bạn sức khỏe
dồi dào, hạnh phúc, thành công.
Trân trọng cảm ơn!


XÁC NHẬN CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

Tôi đã đọc và đồng ý với nội dung luận văn của học viên.

Ngày

tháng

năm 2015

Người hướng dẫn khoa học
(Ký tên)

PGS.TS. Phạm Văn Lợi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
 Cộng đồng cư dân: CĐCD
 Cơ sở hạ tầng: CSHT
 Dân tộc thiểu số: DTTS
 Kinh tế - Văn hóa - Xã hội: KT – VH – XH
 Kinh tế cửa khẩu: KTCK

 Thủ tướng Chính phủ: TTCP
 Xuất nhập cảnh: XNC
 Xuất nhập khẩu: XNK
 Ủy ban dân tộc: UBDT


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU…………...............................................................………………........1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................7
6. Những đóng góp của luận văn...........................................................................9
7. Bố cục luận văn.................................................................................................9
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU…………..........11
1.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên khu vực
biên giới Việt – Trung..........................................................................................11
1.1.1. Về khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam........................................12
1.1.2. Về khu vực biên giới phía Tây Nam Trung Quốc............................14
1.2. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khu vực cửa khẩu Lào Cai (Việt
Nam) và Hà Khẩu (Trung Quốc)...................................................1 7
1.2.1. Khu vực cửa khẩu Lào Cai Việt Nam..............................................17
1.2.2. Khu vực cửa khẩu Hà Khẩu Trung Quốc........................................18
1.3. Tổng quan về CĐCD khu vực biên giới Việt – Trung..................................21
1.3.1. Một số vấn đề về hành chính, dân số, dân cư................................21
1.3.2. Vấn đề dân tộc và văn hóa xuyên biên giới.....................................22
1.3.3. Một số đặc điểm của CĐCD biên giới............................................24
1.3.4. Hiện trạng của CĐCD khu vực cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu........27

Tiểu kết chương 1................................................................................................31
CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG
QUỐC ĐỐI VỚI CĐCD KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG..............33
2.1. Hệ thống chính sách đối với CĐCD khu vực biên giới của Việt Nam.......33


2.1.1. Tổng quan chiến lược phát triển khu vực biên giới.........................33
2.1.2. Chính sách xây dựng và phát triển Khu Kinh tế cửa khẩu..............34
2.1.3. Các chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư nước ngồi......................37
2.1.4. Các chính sách Văn hóa – Xã hội – Y tế - Giáo dục...................... 41
2.2. Hệ thống chính sách đối với CĐCD khu vực biên giới của Trung Quốc... 47
2.2.1. Tổng quan chiến lược phát triển khu vực biên giới của TQ……...47
2.2.2. Các chính sách phát triển kinh tế....................................................53
2.2.3. Các chính sách văn hóa - xã hội......................................................55
2.3. So sánh hệ thống chính sách đối với CĐCD khu vực biên giới của Việt
Nam và Trung Quốc.............................................................................................56
2.3.1. Sự tương đồng trong chính sách dân tộc.........................................57
2.3.2. Có cùng đặc tính hướng ngoại.........................................................58
2.3.3. Tính tương hỗ - cạnh tranh trong chính sách...................................59
2.3.4. Hiệu ứng lan tỏa từ hệ thống chính sách.......................................61
Tiểu kết chương 2.................................................................................................63
CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG, MỘT SỐ
VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP.................................65
3.1. Tác động của hệ thống chính sách................................................................65
3.1.1. Tác động của hệ thống chính sách đối với CĐCD khu vực biên giới
Việt – Trung của Chính phủ Việt Nam................................................................65
3.1.2. Tác động của hệ thống chính sách đối với CĐCD khu vực biên giới
Việt – Trung của Chính phủ Trung Quốc............................................................67
3.2. Một số vấn đề đặt ra với hệ thống chính sách đối với CĐCD khu vực

biên giới Việt – Trung của Việt Nam và Trung Quốc.........................................72
3.2.1. Một số vấn đề đặt ra với hệ thống chính sách đối với CĐCD
khu vực biên giới Việt – Trung của Việt Nam.....................................................72
3.2.2. Một số vấn đề đặt ra với hệ thống chính sách đối với CĐCD


khu vực biên giới Việt – Trung của Trung Quốc..................................................77
3.3. Một số khuyến nghị giải pháp.......................................................................81
3.3.1. Với hệ thống chính sách của Việt Nam...........................................81
3.3.2. Với hệ thống chính sách của Trung Quốc.......................................84
Tiểu kết chương 3.................................................................................................86
KẾT LUẬN.........................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................92
PHỤ LỤC............................................................................................................97


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có sự tương đồng về nhiều mặt,
khơng chỉ trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng… mà cịn cả trong thể chế chính trị,
kinh tế... Nếu như Trung Quốc tiến hành cải cách từ năm 1978 và đã đạt được
những thành tựu khiến cho cả thế giới phải kinh ngạc, thì chỉ 8 năm sau đó, năm
1986, Việt Nam cũng tiến hành công cuộc cải cách đổi mới, nền kinh tế, văn hóa,
xã hội (KT – VH – XH) có nhiều bước tiến nhanh, mạnh, được mệnh danh là
―Con rồng mới của Châu Á‖.
Kể từ sau khi hai nước tiến hành bình thường hóa quan hệ (từ 1991 đến
nay), quan hệ hợp tác song phương, đặc biệt là hợp tác kinh tế cửa khẩu (KTCK)
tại các vùng biên giới Việt – Trung, như Móng Cái - Đông Hưng; Lào Cai - Hà
Khẩu; Lạng Sơn - Bằng Tường,… đã có sự phát triển nhanh chóng với quy mơ
ngày càng lớn. Chính nhờ vậy mà trong xu hướng hội nhập và phát triển quốc tế

sâu rộng, khu vực biên giới Việt - Trung ngày càng đóng vai trị quan trọng trong
sự nghiệp phát triển KT - VH - XH của hai nước. Chính phủ hai nước Việt Nam,
Trung Quốc luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất với nhiều chính
sách ưu đãi, hỗ trợ cho cư dân các vùng biên giới, đặc biệt là với cộng đồng các
DTTS, khiến vai trò và tầm ảnh hưởng của CĐCD các vùng biên giới ngày càng
được củng cố và nâng cao, đóng góp khơng nhỏ vào cơng cuộc xây dựng và phát
triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh,...
Chính vì tầm quan trọng của CĐCD các khu vực biên giới Việt - Trung
ngày càng được coi trọng và chú ý như vậy cho nên việc nghiên cứu so sánh
chính sách của nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đối với các CĐCD khu vực
biên giới Việt - Trung nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt, cũng
như chỉ ra những tác động của các chính sách tới sự nghiệp phát triển của các
CĐCD ở khu vực này luôn là quan trọng và cấp thiết, không chỉ có giá trị khoa
1


học mà cịn có giá trị thực tiễn, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội, môi trường,… của các CĐCD khu vực biên giới Việt - Trung nói riêng và
của hai nhà nước, hai dân tộc Việt Nam, Trung Hoa nói chung. Đồng thời, đề tài
cũng đã lựa chọn trúng một vấn đề quan trọng mà bất cứ quốc gia nào cũng cần
giải quyết - đó chính là chính sách ứng xử với các dân tộc thiểu số nhằm tạo cơ
hội phát triển bình đẳng cho tất cả các dân tộc của cùng một quốc gia.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước hết, điểm qua các cơng trình nghiên cứu trong nước, các CĐCD
khu vực biên giới Việt – Trung ; các vấn đề phát triển kinh tế cửa khẩu (KTCK)
luôn nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học, các học giả từ khắp mọi miền
tổ quốc. Năm 1994, Chu Tiến Cường cho ra đời cơng trình ―Góp phần nghiên
cứu mơ hình kết hợp quân dân y trong khu vực phòng thủ các tỉnh biên giới phía
Bắc”[9]. Cơng trình nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên và văn hóa, xã hội khu
vực biên giới nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm về công tác kết hợp quân dân

y ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam trong thời gian từ năm 1979 - 1989.
Đặc biệt, tác giả còn triển khai nghiên cứu thực nghiệm mơ hình kết hợp qn
dân y nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm về kết hợp quân dân y trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh biên giới từ năm 1988 - 1992.
Năm 2000, công trình “Vai trị, vị trí, lý thuyết về khuyến khích đầu tư
thương mại vào các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam” do Nguyễn Mạnh Hùng chủ
biên, đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan vai trò, thực trạng phát triển và sự
cần thiết phải phát triển thương mại tại các khu KTCK, qua đó đề xuất các cơ
chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư vào các khu KTCK. Qua cơng trình
của mình, tác giả cũng gợi mở về việc cần mở rộng phạm vi nghiên cứu các
chính sách khác liên quan đến đầu tư vào khu KTCK, như chính sách xây dựng
kết cấu hạ tầng, chính sách thu hút đầu tư, chính sách phát triển các ngành dịch
vụ, du lịch trong khu KTCK...
Năm 2010, Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS Việt Nam cho phát
2


hành cuốn “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam” (NXB Giáo dục Việt Nam). Cuốn
sách với hơn 300 trang đã trình bày, khái qt về lịch sử, văn hóa, phong tục tập
quán của cộng đồng 54 dân tộc đang sinh sống ở Việt Nam và nội dung, ý nghĩa
của Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam, trong đó có đề cập đến
nhiều dân tộc đã và đang cư trú ở khu vực biên giới Việt - Trung.
Năm 2011, tác giả Đặng Xuân Phong bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ
―Phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế‖ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án trình bày cơ
sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển các khu KTCK biên giới trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án cũng trình bày thực trạng, định
hướng và giải pháp phát triển khu KTCK biên giới phía Bắc Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Năm 2012, nhóm tác giả Nguyễn Đình Liêm (chủ biên), Dỗn Cơng

Khánh, Hà Thị Hồng Vân… cho ra đời cuốn sách ―Quan hệ biên mậu giữa Tây
Bắc - Việt Nam với Vân Nam - Trung Quốc (2001 - 2020)”. Cuốn sách đánh giá
một cách khách quan, khoa học về thực trạng quan hệ mậu dịch biên giới giữa
các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc Việt Nam với Vân Nam Trung Quốc trong thời
gian qua và định hướng phát triển trong thời gian tới. Cuốn sách cũng phân tích
bối cảnh mới của tình hình quốc tế và khu vực tác động đến quan hệ mậu dịch
biên giới, dự báo động thái, đề xuất giải pháp, kiến nghị phát triển trong thời
gian tới.
Năm 2014, tác giả Giàng Thị Dung1 với Luận án Tiến sỹ Kinh tế “Phát
triển khu KTCK với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai” cũng mang lại nhiều
giá trị tham khảo cho những người nghiên cứu, luận án trên cơ sở nghiên cứu
những vấn đề lý luận có liên quan và đánh giá thực trạng phát triển khu KTCK
với xoá đói giảm nghèo tại tỉnh Lào Cai trong những năm gần đây và đề xuất
một số định hướng, giải pháp chủ yếu, là căn cứ lý luận, cơ sở thực tiễn tiếp tục
1

Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương.
3


phát triển khu KTCK gắn với xố đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai.
Thứ hai, về các nghiên cứu ở nước ngoài, đã từ lâu và nhất là trong bối
cảnh hội nhập quốc tế, hợp tác toàn diện hiện nay, vấn đề xây dựng, áp dụng các
chính sách dân tộc của Nhà nước với cư dân các vùng biên giới, đặc biệt là cư
dân xuyên biên giới Việt – Trung đã nhận được sự quan tâm, chú ý của rất nhiều
nhà kinh tế học, nhà nghiên cứu từ nhiều nơi trên thế giới. Có thể kể đến một số
nghiên cứu có giá trị và tính ứng dụng cao sau:
Các tác giả Zhou Yi Qin với đề tài “Hai hành lang – một vành đai và
công cuộc xây dựng trung tâm vận chuyển, giao nhận mang tính khu vực giữa
Trung Quốc và Asean”[23]; tác giả Zhou Ying Hu với đề tài “Nghiên cứu về

thương mại biên giới giữa Quảng Tây và Khu mậu dịch tự do Asean trong bối
cảnh nhất thể hóa Kinh tế khu vực”[30], đều thơng qua việc đề cập đến thực
trạng phát triển kinh tế - thương mại biên giới của Quảng Tây sau hơn 15 năm kể
từ khi Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ năm 1991 và những
vấn đề tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế - thương mại biên giới, đưa kiến
nghị về đối sách áp dụng để phát huy ưu thế thương mại biên giới, mở rộng quan
hệ giao lưu thương mại Việt – Trung, nhất là trong bối cảnh nhất thể hóa kinh tế
khu vực Trung Quốc và cộng đồng Asean như hiện nay.
Các tác giả Bi Shi Hong với đề tài ―Diễn biến và sự phát triển các chính
sách biên giới Trung – Việt và ảnh hưởng đối với tỉnh Vân Nam‖ đăng kỳ
01/2010 trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á & Nam Á; tác giả Li Yan2 với
báo cáo nghiên cứu ―Sự phát triển và phân tích các vấn đề về quan hệ biên mậu
giữa các tỉnh Tây Bắc Việt nam và Châu Hồng Hà Vân Nam‖ công bố tháng
4/2015,... đã thông qua việc giới thiệu diễn biến và tiến trình phát triển mối quan
hệ song phương giữa châu tự trị Hồng Hà với các tỉnh biên giới Tây Bắc Việt
Nam trong những năm gần đây, đưa ra thực trạng và giải pháp với những vấn đề
còn tồn tại và cũng bày tỏ sự lạc quan đối với mối quan hệ ngày càng được củng
2

Giảng viên Khoa thương mại Học viện Hồng Hà, Vân Nam, Trung Quốc.
4


cố và phát triển sâu rộng giữa hai vùng biên giới Việt – Trung.
Ngoài ra, với quan hệ hữu nghị bạn bè tốt, láng giềng tốt đã có từ ngàn
đời nay, Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc luôn quan tâm, tạo mọi
điều kiện để cư dân các vùng biên giới được thuận lợi trong việc giao lưu, học
hỏi, buôn bán,... Rất nhiều hội thảo, hội nghị, diễn đàn hợp tác đã được tổ chức;
nhiều tài liệu liên quan đến các hội thảo, hội nghị, diễn đàn này đã được xuất bản
và lưu giữ, như tài liệu “Phương pháp nghiên cứu chính sách cho các đặc khu

hợp tác kinh tế Trung – Việt[1]. Tài liệu đã nêu bật được ý nghĩa quan trọng của
các đặc khu hợp tác, đề xuất tư duy tổng thể cho việc xây dựng các đặc khu…
―Báo cáo nghiên cứu khả thi khu hợp tác kinh tế Lào Cai “Việt Nam” – Hồng
Hà (Trung Quốc)” và “Nghiên cứu chiến lược khu hợp tác xuyên biên giới
Trung – Việt” của Viện nghiên cứu hợp tác kinh tế mậu dịch quốc tế - Bộ thương
mại Trung Quốc, báo cáo hội nghị Côn Minh tháng 2/2009, đã phân tích sự cần
thiết phải xây dựng và phát triển các khu mậu dịch biên giới đồng thời đưa ra
những khuyến nghị, giải pháp để thúc đẩy tiến trình hồn thiện các khu mậu dịch
biên giới.
Mặc dù những tài liệu nói trên mới chỉ dừng lại ở phạm vi các khu mậu
dịch biên giới, tuy nhiên chúng cũng đem lại những giá trị tham khảo quan trọng
không chỉ cho các học giả, mà còn đem lại nhiều gợi ý, đề xuất cho các nhà đầu
tư trong việc tìm hiểu và đầu tư trực tiếp vào các khu thương mại biên giới.
Nhìn chung ngồi các cơng trình nghiên cứu, phổ biến chính sách, pháp
luật kể trên, trong thời gian vừa qua chưa có một cơng trình nào đi sâu nghiên
cứu so sánh, đối chiếu chính sách của nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đối với
CĐCD khu vực biên giới cũng như chưa có cơng trình nào đi sâu đánh giá tác
động từ các chính sách của hai nhà nước Việt - Trung đối với các CĐCD khu vực
biên giới, trực tiếp là khu vực biên giới Hà Khẩu (Trung Quốc) và Lào Cai (Việt
Nam). Chính vì vậy, đề tài “So sánh chính sách của nhà nước Việt Nam và
Trung Quốc đối với các cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt – Trung từ
5


1986 đến nay” vừa có giá trị khoa học, vừa có giá trị thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng đến cái nhìn so sánh tồn bộ hệ thống chính sách của nhà
nước Việt Nam và Trung Quốc đối với các CĐCD khu vực biên giới Việt –
Trung, trên tất cả các lĩnh vực đời sống, từ kinh tế đến văn hóa, xã hội,… trong
khoảng thời gian từ 1986 đến nay, đặc biệt là kể từ khi hai nước tiến hành bình

thường hóa quan hệ (1991).
Từ kết quả nghiên cứu tổng hợp, so sánh, luận văn sẽ đưa ra một số đề
xuất, khuyến nghị giải pháp nhằm phát triển KT - VH - XH của các CĐCD khu
vực biên giới Việt - Trung trong giai đoạn trước mắt và lâu dài sau này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống chính sách của nhà nước
Việt Nam và Trung Quốc đối với các CĐCD ở khu vực biên giới Việt – Trung
(trên bộ) và tác động của hệ thống chính sách đó tới đời sống các CĐCD khu
vực biên giới Việt - Trung. Luận văn lấy CĐCD ở Hà Khẩu (Trung Quốc) và Lào
Cai (Việt Nam) làm địa bàn nghiên cứu điểm.
Khái niệm CĐCD biên giới ở đây được hiểu là về phía Việt Nam thì bao
gồm toàn bộ cư dân đang sinh sống và làm việc ở các tỉnh Trung du và miền núi
phía Bắc và về phía Trung Quốc thì bao gồm các tỉnh, vùng giáp ranh trực tiếp
với các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam là tỉnh Vân Nam và khu tự trị
Quảng Tây.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu, so sánh các chính sách KT – VH – XH mang tính
điển hình nhất của hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đối với các CĐCD
trong toàn tuyến biên giới Việt - Trung trên bộ từ năm 1986 (đặc biệt từ sau khi
hai nước tiến hành bình thường hóa quan hệ năm 1991) đến nay. Trong đó, luận
văn tập trung phân tích tầm ảnh hưởng của các chính sách dân tộc do đây là vấn
6


đề nịng cốt, có nhiều điểm tương đồng với cả hai quốc gia, mang ý nghĩa thực
tiễn thiết thực.
Trên cơ sở các kết quả so sánh thu được, luận văn cũng đưa ra các đánh
giá khách quan nhất về tác động của các chính sách đó đối với mọi lĩnh vực đời
sống của cư dân biên giới Việt – Trung nói riêng và với nhân dân hai nước nói

chung, qua đó làm nổi bật lên tiềm năng phát triển và hợp tác giữa hai nước.
Để minh họa rõ nét hơn cho các luận cứ được đưa ra trong luận văn, chúng
tôi sẽ tiến hành nghiên cứu thực địa, lấy tư liệu tại một số địa điểm (xã/ bản) ở
khu vực biên giới nằm cạnh cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) và Lào Cai (Việt
Nam).
Hệ thống chính sách của hai nhà nước Việt Nam - Trung Quốc đối với
CĐCD biên giới gồm rất nhiều nội dung với phạm vi rộng lớn, đề cập đến nhiều
vấn đề, nhiều lĩnh vực, nhưng trong khuôn khổ của luận văn và do những hạn
chế về điều kiện thời gian, về phương tiện nghiên cứu cho nên những vấn đề sau
đây tác giả chưa thu thập, tổng hợp đủ thông tin để làm cơ sở cho các phân tích
cần thiết, tác giả xin được tạm để ra ngồi phạm vi nghiên cứu. Đó là các chính
sách về quốc phịng, an ninh, cũng như các chính sách của nhà nước Việt Nam,
Trung Quốc trước năm 1986 và các chính sách từ thời đại phong kiến. Thêm vào
đó, do CĐCD biên giới gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống cho nên tác giả cũng
không đi sâu vào phân tích một chính sách cụ thể với một dân tộc cụ thể nào mà
chỉ xin được đưa ra những chính sách chung nhất, mang tính phổ biến và khái
quát nhất đối với toàn bộ CĐCD các dân tộc ở khu vực biên giới hai nước.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành. Cụ thể, nhẳm làm
nổi bật những điểm tương đồng và khác biệt trong hệ thống chính sách mà Chính
phủ hai nước áp dụng đối với CĐCD khu vực biên giới Việt – Trung cũng như
ảnh hưởng của những chính sách này đối với đời sống KT-VH-XH của các
CĐCD, luận văn tập trung sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh và phương
7


pháp nghiên cứu khảo sát thực địa.
5.1. Phương pháp tổng hợp, so sánh
Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh để rút ra được những
điểm giống và khác nhau về chính sách của Việt Nam và Trung Quốc đối với các

CĐCD khu vực biên giới. Trên cơ sở tổng hợp hệ thống chính sách biên giới của
hai nhà nước Việt – Trung từ sau khi tiến hành cải cách đến nay, chọn lọc những
chính sách vùng biên có nhiều điểm tương đồng nhất, phù hợp với CĐCD hai
vùng biên giới Việt – Trung, từ đó tác giả tiến hành so sánh để tìm ra những
điểm giống và khác nhau trong hệ thống chính sách vùng biên của hai nhà nước.
Sự so sánh được thể hiện cụ thể qua số liệu, bảng điều tra chính xác, cụ
thể với dẫn chứng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, khoa học. Đặc biệt, luận văn tập
trung nghiên cứu các chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc
trong giai đoạn từ 1986 đến nay để thấy được hệ thống chính sách đã được phát
triển, hồn thiện như thế nào và hoàn cảnh lịch sử đã tác động đến những chính
sách này ra sao,...
Việc phân loại chính sách của luận văn dựa trên cơ sở tác giả sau khi tham
khảo hệ thống chính sách KT - VH - XH của chính phủ hai nước đối với CĐCD
biên giới, chọn lọc những chính sách mang tính tiêu biểu và tương đồng nhất,
cũng như có ảnh hưởng nhất đến CĐCD biên giới hai nước để thuận lợi cho việc
thực hiện đề tài nghiên cứu là so sánh, phân tích chính sách.
Những kết quả thu được sau khi tổng hợp và so sánh của luận văn sẽ giúp
cho người đọc có cái nhìn tổng quan không chỉ về mặt địa lý, tự nhiên mà quan
trọng hơn là thấy được toàn bộ bức tranh về đời sống KT - XH - VH của CĐCD
khu vực biên giới, thấy được sự thay đổi lớn của CĐCD sau khi hai nhà nước
Việt – Trung áp dụng các chính sách biên giới trong nhiều năm qua.
5.2. Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa
Trên cơ sở những kết quả thu thập và nghiên cứu được, chúng tôi tiến
hành khảo sát thực địa, với các kỹ thuật/phương pháp nghiên cứu cụ thể, như:
8


quan sát, phỏng vấn, ghi chép, ghi âm, quay phim, chụp ảnh,… một số đại diện
của cư dân biên giới Việt – Trung (chủ yếu là một số cán bộ hành chính làm việc
tại UBND sở tại và một số cư dân bản địa đã sinh sống tại địa bàn nghiên cứu

nhiều năm) nhằm hiểu sâu hơn những tác động của hệ thống chính sách đối với
đời sống của đồng bào các dân tộc anh em cũng như có dịp kiểm nghiệm kết quả
nghiên cứu của các học giả khác trong các nghiên cứu đã được xuất bản.
Mục đích của việc nghiên cứu khảo sát thực địa:
 Tìm hiểu xem người dân khu vực biên giới biết/ hiểu/ đánh giá về các chính
sách của nhà nước như thế nào?
 Các chính sách tác động đến đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội của các cộng
đồng cư dân như thế nào?
 Người dân đánh giá như thế nào về chính sách? Mong muốn của người dân
ra sao? Điều này sẽ giúp tác giả có thể đưa ra các kiến nghị cuối luận văn có cơ
sở khoa học và thực tế...
6. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong hệ thống chính
sách của hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đối với các CĐCD khu vực biên
giới Việt - Trung.
- Luận văn đánh giá tác động của hệ thống chính sách của nhà nước Việt
Nam và Trung Quốc đối với CĐCD khu vực biên giới Việt - Trung qua nghiên
cứu điểm tại Lào Cai (Việt Nam) và Hà Khẩu (Trung Quốc).
- Luận văn đưa ra một số khuyến nghị giải pháp về hệ thống chính sách
nhằm phát triển KT – VH – XH các CĐCD khu vực biên giới Việt - Trung.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm ba chương:


Chương một: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

9





Chương hai: Hệ thống chính sách của Việt Nam và Trung Quốc đối

với CĐCD khu vực biên giới Việt – Trung


Chương ba: Tác động của hệ thống chính sách đối với CĐCD biên

giới Việt – Trung, Một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị giải pháp

10


CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên khu vực biên giới Việt – Trung3,

4

Ở Việt Nam, thuật ngữ ―vùng biên giới Việt - Trung‖ đã chính thức được
sử dụng tại Quyết định 1151/2007 ký ngày 30/8/2003 của TTCP. Theo đó ―vùng
biên giới Việt – Trung‖ là khái niệm để chỉ một khu vực địa lý bao gồm 7 tỉnh có
đường biên giới với Trung Quốc, gồm Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang,
Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh, với tổng diện tích đất tự nhiên 5.126.329
ha. Về tính chất, vùng biên giới Việt – Trung được xác định là vùng kinh tế tổng
hợp, trong đó KTCK, cơng nghiệp khai khống là ngành kinh tế chủ đạo; là cửa
ngõ phía Bắc của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam và có mối quan hệ
mật thiết trên tất cả các lĩnh vực với các tỉnh phía Nam và Đơng Nam Trung

Quốc.
Trong “Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên
đất liền Việt Nam - Trung Quốc”, Chính phủ hai nước đã nêu rõ danh mục 9 cặp
cửa khẩu đã mở và 13 cặp cửa khẩu dự kiến mở sau này cùng những quy định
kèm theo như thời gian làm việc; quy trình, thủ tục mở các cặp cửa khẩu mới.
Bảng 1.1: 9 cặp cửa khẩu đã mở trong khu vực biên giới Việt – Trung
STT

3

Tên cửa khẩu Việt Nam

Tên cửa khẩu Trung Quốc

1.

Ma Lù Thàng

Kim Thủy Hà

2.

Lào Cai (đường bộ)

Hà Khẩu (đường bộ)

3.

Lào Cai (đường sắt)


Hà Khẩu (đường sắt)

Các tài liệu tham khảo được tổng hợp và tóm tắt từ hệ thống chính sách biên giới được lưu trữ tại ―Cục văn

thư và lưu trữ nhà nước‖ ( />4

Phụ lục 1 - Bản đồ biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
11


4.

Thanh Thủy

Thiên Bảo

5.

Trà Lĩnh

Long Bang

6.

Tà Lùng

Thủy Khẩu

7.


Đồng Đăng (đường sắt)

Bằng Tường (đường sắt)

8.

Hữu Nghị

Hữu Nghị Quan

9.

Móng Cái

Đơng Hưng
Nguồn: Cục văn thư và lưu trữ nhà nước

Trong các cửa khẩu trên, với những ưu thế về địa chính trị của mình, cặp
cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu có vị trí đặc biệt quan trọng khơng chỉ với
an ninh - quốc phịng mà cịn với tồn bộ nền KT - VH – XH của hai khu vực,
hai quốc gia. Vì vậy, cặp cửa khẩu này ln được Chính phủ hai nước tập trung
ưu tiên đầu tư, phát triển.
1.1.1. Về khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam
1.1.1.1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
a/ Về vị trí địa lý: Là vùng có vị trí địa lý thuận lợi, phía Bắc giáp với
tỉnh Quảng Đơng, khu tự trị Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây
giáp Lào, phía Nam giáp đồng bằng Sơng Hồng và Bắc Trung Bộ, phía Đơng
giáp Vịnh Bắc Bộ. Đây là vị trí giúp các tỉnh biên giới phía Bắc có nhiều cơ hội
để giao lưu KT - VH - XH với các địa phương trong và ngồi nước.
b/ Về địa hình: Địa hình của các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam chủ

yếu là đồi núi, chẳng hạn như vùng miền núi Tây Bắc - là nơi có địa hình cao
nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. Các dạng địa hình phổ biến ở đây
là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao ngun đá vơi có độ
cao trung bình. Dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh
cao trên 2500m, đỉnh núi cao nhất là Fansipan (3143m).
12


c/ Về khí hậu: Khí hậu điển hình nhất của các tỉnh biên giới phía Bắc là
khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới giúp phát triển ngành nơng nghiệp với
nhiều loại cây trồng, vật ni, trong đó có những loại cây đặc sản có giá trị kinh
tế cao như chè, hồi, quế, sơn, mận hậu, mơ,… và nhiều loại dược liệu quý,…
Đây là cơ hội cho ngành công nghiệp chế biến nông sản phát triển.
1.1.1.2. Về tài nguyên thiên nhiên
a/ Tài nguyên đất: Khu vực biên giới phía Bắc là khu vực giàu tài
nguyên để phát triển nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, cây đặc sản và chăn
ni gia súc. Nơi đây có khá nhiều đồng cỏ, chủ yếu là trên các cao nguyên ở độ
cao 600 – 700m dùng để phát triển chăn nuôi gia súc như trâu, bị, ngựa, dê. Khu
vực này có diện tích lớn đất feralit nằm bên trên các dải đá vôi và đá phiến; có
đất phù sa cổ ở vùng trung du.
b/ Tài nguyên nƣớc: Các tỉnh phía Bắc Việt Nam có nhiều sơng chảy qua,
ví dụ như ở vùng Đơng Bắc có các sơng lớn là sơng Hồng, sơng Chảy, sông
Lô, sông Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng), sông Cầu, sơng Thương, sơng Lục
Nam (thuộc hệ thống sơng Thái Bình), sông Bằng, sông Bắc Giang, sông Kỳ
Cùng, v.v...; vùng Tây Bắc có ít sơng chảy qua hơn, sơng lớn nhất là sơng Đà,
cịn lại là sơng và suối nhỏ, trong đó có cả vùng thượng lưu sơng Mã.
c/ Tài ngun rừng: Do địa hình phần lớn chịu ảnh hưởng mạnh của gió
mùa Đơng Bắc, trong đó có Sa Pa là nơi có mùa đơng lạnh nhất Việt Nam nên
vùng biên giới phía Bắc có thế mạnh đặc biệt trong gieo trồng các cây cơng
nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Ở khu vực này có nhiều tỉnh là khu

vực trồng cây chè lớn nhất Việt Nam như Sơn La, Hà Giang, Yên Bái và Thái
Nguyên.
d/ Tài nguyên khoáng sản: Khu vực biên giới phía Bắc Việt Nam là
vùng giàu tài nguyên nhất của Việt Nam, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản với
nhiều loại chiếm trữ lượng lớn vào bậc nhất trong cả nước như khoáng sản apatit
chiếm 100%, đồng 70%,… Đây là thế mạnh rất lớn để vùng phát triển công
13


nghiệp khai khống, chế biến khống sản, góp phần vào việc khởi động và triển
khai cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng và cả nước.
1.1.2. Về khu vực biên giới Tây Nam Trung Quốc
Lãnh thổ phía Bắc Việt Nam rộng lớn có vùng biên giới tiếp giáp chủ yếu
với các tỉnh, vùng phía Nam Trung Quốc, chủ yếu là với Khu tự trị Quảng Tây,
tỉnh Vân Nam và một phần nhỏ thuộc tỉnh Quảng Đông. Căn cứ theo đề tài
nghiên cứu, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu tổng quan về Khu tự trị Quảng Tây
và Tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
1.1.2.1. Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây5
a/ Về vị trí địa lý: Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây có diện tích
236.700 km² (xếp thứ 9 trên tồn Trung Quốc), nằm về phía Nam Trung Quốc, về
phía Đơng Nam cao ngun Vân Q; phía Bắc giáp các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam,
phía Tây giáp tỉnh Vân Nam, phía Đơng giáp tỉnh Quảng Đơng, cịn phía Nam
giáp Việt Nam và vịnh Bắc Bộ. Ưu thế vị trí địa lý thuận lợi làm nổi bật vị thế giao
thông của Quảng Tây. Hiện nay, hệ thống giao thông vận tải Quảng Tây hướng ra
biển, hình thành việc lấy cảng biển làm đầu tàu, đường sắt Nam Ninh - Côn Minh
làm nịng cốt, đường bộ, đường sơng, đường hàng khơng và các cơng trình giao
thơng khác kết hợp với nhau một cách đồng bộ.
b/ Về địa hình: Địa thế Quảng Tây cao về phía Tây Bắc, thấp dần về phía
Đơng Nam, có nhiều núi đá vơi và đất dung nham núi lửa với những dãy núi nổi
tiếng như Đại Minh Sơn, Đại Dao Sơn, Việt Thành Lĩnh, Đô Bàng Lĩnh, Manh

Chử Lĩnh,...
c/ Về khí hậu: Quảng Tây thuộc khu vực có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa;
mùa hè dài, nhiệt độ cao, mưa nhiều; mùa đông ngắn, không lạnh lắm. Nhiệt độ
bình qn hàng năm khoảng 21,1oC, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7, trung
bình từ 23 - 290C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, trung bình từ 6 – 140C.

5

Tổng hợp và lược dịch từ website chính thức của Khu tự trị Quảng Tây:
14


d/ Về tài nguyên nƣớc: Quảng Tây có hệ thống sơng ngịi dày đặc, lượng
mưa nhiều, thuận lợi cho việc phát triển thủy điện. Hiện Quảng Tây đang xây
dựng nhà máy thủy điện Long Than với sức sản xuất 5,4 triệu kW, chỉ xếp sau
cơng trình thủy điện Tam Hiệp Trường Giang lớn nhất Trung Quốc.
e/ Về tài nguyên khoáng sản: Quảng Tây là một trong 10 khu khai thác
kim loại màu quan trọng của Trung Quốc. Trữ lượng khai thác nhôm 680 triệu tấn,
phân bố tập trung, chất lượng cao, dễ khai thác; trữ lượng mangan khoảng 228
triệu tấn, chiếm 39% trữ lượng cả nước; trữ lượng thiếc, stibi, indi lần lượt chiếm
28%, 33% và 32% trữ lượng cả nước. Khoáng sản phi kim ở Quảng Tây cũng rất
phong phú, trữ lượng đá vôi lớn, chất lượng cao, các trữ lượng phi kim khác như
cao lanh, đất mềm đứng đầu Trung Quốc.
f/ Về tài nguyên rừng: Quảng Tây là một nơi có sản vật phong phú, chủ
yếu trồng trọt hoa quả cận nhiệt đới, rau xanh, mía, dâu tằm, cây thuốc, hương
liệu… Hiện nay, diện tích trồng cây ăn quả của Quảng Tây là hơn 17 triệu héc ta,
đứng đầu cả nước, chủ yếu trồng cam, bưởi, chuối, vải, xồi… Quảng Tây cịn là
một trong 10 vùng sản xuất đường lớn nhất thế giới với diện tích trồng mía khoảng
9 triệu héc ta. Nơi đây cũng là khu vực sản xuất tùng hương, dầu thông lớn nhất
Trung Quốc, chiếm một nửa sản lượng tùng hương cả nước.

1.1.2.2. Tỉnh Vân Nam6
a/ Về vị trí địa lý: Vân Nam nằm ở biên giới Tây Nam của Trung Quốc.
Vân Nam có tổng diện tích 394 000 km2, chiếm 4,1% tổng diện tích tồn quốc;
Phía Đơng giáp Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Q Châu, phía
Bắc trơng sang tỉnh Tứ Xun qua con sơng Kim Sa, phía Tây Bắc giáp Khu tự
trị Tây Tạng, phía Tây giáp Myanma, phía Nam và Đông Nam tiếp giáp với Lào
và Việt Nam, có 4.061 km đường biên giới trên đất liền với Mianma, Lào và Việt
Nam.
6

Tổng hợp và lược dịch từ website của chính quyền tỉnh Vân Nam: />15


b/ Về địa hình: Địa hình của tỉnh Vân Nam là phía Bắc cao, phía Nam
thấp, chênh lệch độ cao lớn. Phía Nam độ cao so với mặt nước biển ở mức
1500-2200m, phía Bắc khoảng 3000-4000m. Điểm cao nhất của tỉnh là đỉnh Khả
Cách Phó trên núi tuyết Mai Lý có độ cao 6740m. Phía Đơng là cao ngun Vân
Q, địa hình dần bằng phẳng; Điểm thấp nhất là Hà Khẩu - đoạn biên giới sơng
Hồng, có độ cao là 76,4m so với mặt nước biển.
c/ Về khí hậu: Vân Nam có 4 mùa rõ rệt, tập trung nhiều loại hình khí
hậu từ ơn đới, nhiệt đới đến hàn đới, trong đó điển hình nhất là khí hậu gió mùa
khơ mang những đặc trưng của vùng núi cao, bức xạ nhiệt lớn. Mùa đông ở
nhiều nơi rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống đến -200C với tuyết rơi dày (như Đại
Lý, Lệ Giang, Shang-ri La...)
d/ Về tài nguyên nƣớc: Tỉnh Vân Nam có lượng mưa dồi dào, nhiều
sơng hồ, lượng mưa bình quân hàng năm là 222,2 tỷ m3, lượng nước quá cảnh
khoảng 160 tỷ m3, cộng cả hai loại tính bình qn đầu người khoảng 1 vạn m3,
gấp 4 lần lượng bình quân đầu người trong cả nước. Nguồn tài nguyên nước
phong phú đã hình thành nên nguồn thuỷ năng phong phú, đồng thời trở thành
ưu thế lớn nhất về nguồn năng lượng.

e/ Về tài nguyên khoáng sản: Trên 150 loại khoáng sản đã được phát
hiện tại Vân Nam. Giá trị tiềm năng của các loại khoảng sản này vào khoảng 350
tỷ USD, 40% trong số đó là từ các loại khoảng sản cung cấp nhiên liệu, 7,3% từ
khoáng sản kim loại và 52,7% từ các khoáng sản kim loại và phi kim. Ngoài ra,
Vân Nam đã được xác nhận là có trầm tích của 86 loại khống sản tại 2.700 khu
vực. Khoảng 13% trong số các loại khoáng sản trầm tích này có trữ lượng lớn
nhất trong số các mỏ khoáng sản tại Trung Quốc, và 2/3 các trầm tích có trữ
lượng lớn nhất tại lưu vực sơng Dương Tử và miền Nam Trung Quốc.
Vân

Nam

đứng

đầu

Trung

Quốc

về

chứa kẽm, chì, thiếc, cadmi, indi, tali và crocidolit...

16

các

loại


khoáng

sản


×