Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH DƯỚI GÓC ĐỘ DẠY TIẾNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 205 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THANH LINH

ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
DƯỚI GÓC ĐỘ DẠY TIẾNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***

TRẦN THANH LINH

ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ
TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
DƯỚI GÓC ĐỘ DẠY TIẾNG

Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 603160

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. TRẦN THỦY VỊNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013


i

MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Trang
Mục lục

i

Danh mục các hình vẽ

vii
DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................... 2
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ............................................................... 10
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................................... 11
6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................................ 12
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm từ trong tiếng Việt và tiếng Anh ..................................................... 14
1.1.1 Khái niệm từ trong tiếng Việt. ..................................................................... 14
1.1.2. Khái niệm từ trong tiếng Anh ..................................................................... 18

1.2. Đặc điểm từ trong tiếng Việt và tiếng Anh ....................................................... 21
1.2.1. Đặc điểm từ trong tiếng Việt....................................................................... 21
1.2.2. Đặc điểm từ trong tiếng Anh....................................................................... 22


ii

1.3. Đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiếng Anh .............................................. 22
1.3.1. Các quan niệm chủ yếu về đơn vị cấu tạo từ .............................................. 23
1.3.2. Đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt .............................................................. 25
1.3.3. Đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Anh .............................................................. 26
1.3.4. Phân loại đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiếng Anh.......................... 26
1.4. Phân loại từ tiếng Việt và tiếng Anh về mặt cấu tạo........................................ 28
1.4.1. Phân loại từ tiếng Việt về mặt cấu tạo ........................................................ 28
1.4.2. Phân loại từ tiếng Anh về mặt cấu tạo ........................................................ 29
1.5. Phương thức cấu tạo từ ....................................................................................... 30
1.5.1. Khái niệm phương thức cấu tạo từ ............................................................. 30
1.5.2. Đồng đại và lịch đại trong nghiên cứu phương thức cấu tạo từ .................. 33
Chương 2: PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
2.1. Phương thức chuyển âm ...................................................................................... 36
2.1.1. Biến âm trong ngữ lưu ................................................................................ 36
2.1.2. Biến âm trong lịch sử .................................................................................. 38
2.1.3. Biến âm văn hoá .......................................................................................... 39
2.2. Phương thức chuyển ngữ nghĩa từ vựng............................................................ 40
2.2.1. Chuyển nghĩa đen........................................................................................ 41
2.2.2. Chuyển nghĩa bóng ..................................................................................... 42
2.3. Phương thức chuyển từ loại ................................................................................ 43
2.3.1. Chuyển loại thực từ. .................................................................................... 43



iii

2.3.2. Chuyển loại hư từ ........................................................................................ 46
2.4. Phương thức ghép ................................................................................................ 47
2.4.1. Ghép thực từ ................................................................................................ 47
2.4.2. Ghép hư từ ................................................................................................... 54
2.5. Phương thức thành lập từ hoàn toàn mới .......................................................... 54
2.6. Phương thức láy ................................................................................................... 56
2.6.1. Láy đôi ........................................................................................................ 56
2.6.2. Láy ba và láy tư ........................................................................................... 63
2.7. Phương thức vay mượn ....................................................................................... 64
2.7.1. Phiên âm. ..................................................................................................... 64
2.7.2. Chuyển tự .................................................................................................... 66
2.7.3. Giữ nguyên dạng. ........................................................................................ 66
2.7.4. Ghép lai ....................................................................................................... 67
2.7.5. Sao phỏng .................................................................................................... 67
Chương 3: PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ TRONG TIẾNG ANH
3.1. Phương thức chuyển âm (sound change) ........................................................... 70
3.1.1. Hiện tượng đồng hoá ................................................................................... 70
3.1.2. Hiện tượng phân bố lại ................................................................................ 72
3.1.3. Hiện tượng bớt âm ..................................................................................... 72
3.1.4. Hiện tượng thêm âm ................................................................................... 73
3.2. Phương thức chuyển ngữ nghĩa từ vựng (semantic change) ............................ 73


iv

3.2.1. Chuyển nghĩa đen........................................................................................ 73
3.2.2. Chuyển nghĩa bóng ..................................................................................... 75
3.3. Phương thức chuyển từ loại (conversion) .......................................................... 76

2.3.1. Chuyển loại thực từ. .................................................................................... 77
2.3.2. Chuyển loại hư từ ........................................................................................ 81
3.4. Phương thức ghép (compounding) ..................................................................... 82
3.4.1. Ghép thực từ ................................................................................................ 82
3.4.2. Ghép hư từ ................................................................................................... 87
3.5. Phương thức thành lập từ hoàn toàn mới (coinage) ......................................... 88
3.6. Phương thức phụ tố (affixation) ......................................................................... 89
3.6.1. Thêm tiền tố ................................................................................................ 90
3.6.2. Thêm hậu tố................................................................................................. 91
3.7. Phương thức vay mượn (borrowing).................................................................. 95
2.7.2. Vay mượn trực tiếp ..................................................................................... 95
2.7.3. Vay mượn chuyển tự. .................................................................................. 97
Chương 4: THỦ PHÁP DẠY TỪ DỰA VÀO ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC
CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
4.1. Thủ pháp dạy từ dựa vào đối chiếu phương thức chuyển âm trong tiếng
Việt và tiếng Anh ...................................................................................................... 100
4.1.1. Đối chiếu phương thức chuyển âm trong tiếng Việt và tiếng Anh ........... 100
4.1.2. Thủ pháp dạy từ chuyển âm trong tiếng Việt và tiếng Anh ...................... 101


v

4.2. Thủ pháp dạy từ dựa vào đối chiếu phương thức chuyển nghĩa trong tiếng
Việt và tiếng Anh ....................................................................................................... 104
4.2.1. Đối chiếu phương thức chuyển nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Anh ....... 104
4.2.2. Thủ pháp dạy từ chuyển nghĩa trong tiếng Việt và tiếng Anh .................. 104
4.3. Thủ pháp dạy từ dựa vào đối chiếu phương thức chuyển từ loại trong tiếng
Việt và tiếng Anh ....................................................................................................... 107
4.3.1. Đối chiếu phương thức chuyển từ loại trong tiếng Việt và tiếng Anh ...... 107
4.3.2. Thủ pháp dạy từ chuyển loại trong tiếng Việt và tiếng Anh ..................... 107

4.4. Thủ pháp dạy từ dựa vào đối chiếu phương thức ghép trong tiếng Việt và
tiếng Anh .................................................................................................................... 111
4.4.1. Đối chiếu phương thức ghép trong tiếng Việt và tiếng Anh ..................... 111
4.4.2. Thủ pháp dạy từ ghép trong tiếng Việt và tiếng Anh................................ 111
4.5. Thủ pháp dạy từ dựa vào đối chiếu phương thức thành lập từ hoàn toàn
mới trong tiếng Việt và tiếng Anh ........................................................................... 117
4.5.1. Đối chiếu phương thức thành lập từ hoàn toàn mới
trong tiếng Việt và tiếng Anh .................................................................... 117
4.5.2. Thủ pháp dạy từ hoàn toàn mới trong tiếng Việt và tiếng Anh ................ 117
4.6. Thủ pháp dạy từ dựa vào đối chiếu phương thức láy trong tiếng Việt và
tiếng Anh .................................................................................................................... 119
4.6.1. Đối chiếu phương thức láy trong tiếng Việt và tiếng Anh ........................ 119
4.6.2. Thủ pháp dạy từ láy trong tiếng Việt ........................................................ 119
4.7. Thủ pháp dạy từ dựa vào đối chiếu phương thức phụ tố trong tiếng Việt và
tiếng Anh .................................................................................................................... 123


vi

4.7.1. Đối chiếu phương thức phụ tố trong tiếng Việt và tiếng Anh .................. 123
4.7.2. Thủ pháp dạy từ phái sinh trong tiếng Anh .............................................. 123
4.8. Thủ pháp dạy từ dựa vào đối chiếu phương thức vay mượn trong tiếng
Việt và tiếng Anh ....................................................................................................... 127
4.8.1. Đối chiếu phương thức vay mượn trong tiếng Việt và tiếng Anh ............ 127
4.8.2. Thủ pháp dạy từ vay mượn trong tiếng Việt và tiếng Anh ....................... 128
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 131
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 135
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 145
Phụ lục 1: Tỷ lệ từ tiếng Việt và tiếng Anh được khảo sát
theo phương thức cấu tạo ......................................................................... 145

Phụ lục 2: Đối chiếu tỉ lệ từ tiếng Việt và tiếng Anh
theo phương thức cấu tạo......................................................................... 149
Phụ lục 3: Ngữ liệu tiếng Việt được khảo sát ............................................................ 154
Phụ lục 4: Ngữ liệu tiếng Anh được khảo sát ............................................................ 175


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

STT

NỘI DUNG

TRANG

01

Hình 1.1. Phân loại từ tố trong tiếng Việt

27

02

Hình 1.2. Phân loại hình vị trong tiếng Anh

28


1


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Từ giữ vị trí trung tâm trong hệ thống ngơn ngữ. Trong q trình học ngoại
ngữ, nếu người học khơng có một vốn từ đầy đủ thì họ khơng thể sử dụng hiệu quả
ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp và tư duy. Ngược lại, nếu người học hiểu
thấu đáo cách thức cấu tạo, ý nghĩa và cách sử dụng từ thì khả năng lựa chọn và sử
dụng từ càng chính xác, càng giúp họ có nhiều thuận lợi trong giao tiếp. Nói cách
khác, vốn từ của người học càng giàu bao nhiêu thì cách diễn đạt tư tưởng, tình cảm
càng rõ ràng, linh động và đặc sắc bấy nhiêu. Và như vậy, từ vựng được xem là một
trong những yếu tố quan trọng nhất để phát triển năng lực ngoại ngữ của người học.
Sự khác biệt về loại hình nói chung và cách thức cấu tạo từ nói riêng của hai
ngơn ngữ Việt - Anh là một trong những lý do mà nhiều học viên học tiếng Việt
(hoặc tiếng Anh) như một ngoại ngữ khá lúng túng và dùng từ không phù hợp. Từ
thực tế của việc dạy và học tiếng Việt/ tiếng Anh như một ngoại ngữ, chúng tôi thấy
việc nghiên cứu, đối chiếu phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiếng Anh là
cần thiết. Việc nghiên cứu, đối chiếu này nhằm đề xuất những thủ pháp hỗ trợ cho
công tác dạy và học từ tiếng Việt (hoặc tiếng Anh) cho người bản ngữ tiếng Anh
học tiếng Việt (hoặc ngược lại).
Từ những lý do nêu trên mà chúng tôi chọn đề tài “Đối chiếu phương thức
cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiếng Anh dưới góc độ dạy tiếng”.
Về mục đích nghiên cứu, luận văn miêu tả và đối chiếu các phương thức cấu
tạo từ trong tiếng Việt và tiếng Anh, đồng thời ứng dụng những kết quả nghiên cứu
vào giảng dạy tiếng Việt và tiếng Anh như một ngoại ngữ, cụ thể như sau:
- Miêu tả và xác định những đặc điểm phương thức cấu tạo từ trong tiếng
Việt và tiếng Anh.


2


- Đối chiếu phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiếng Anh để tìm ra
những tương đồng và dị biệt về phương thức cấu tạo từ của hai thứ tiếng này.
- Trên cơ sở đối chiếu, xác định cách thức, thủ pháp giảng dạy từ tiếng Việt
dựa trên phương thức cấu tạo cho người bản ngữ tiếng Anh học tiếng Việt như một
ngoại ngữ và ngược lại.
- Cuối cùng, luận văn còn là nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm
đến lĩnh vực cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiếng Anh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thuật ngữ phương thức cấu tạo từ khơng cịn xa lạ gì với các nhà ngơn ngữ
học. Trong nghiên cứu cấu tạo từ, đơn vị cấu tạo từ đóng vai trị quan trọng trong
tồn bộ vấn đề nghiên cứu. Sau đây chúng tôi xin điểm qua lịch sử nghiên cứu về từ
và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiếng Anh.
2.1. Trong tiếng Anh
Đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Anh đã được nhiều nhà ngôn ngữ quan tâm và
nghiên cứu. Thuật ngữ hình vị (morpheme) vẫn cịn xa lạ đối với một ngơn ngữ biến
hình như tiếng Anh mãi cho đến cuối thế kỷ XVIII. Trước đó, từ vẫn được xem là
đơn vị cơ bản. Từ cũng được xem là đơn vị hoàn chỉnh và nhỏ nhất về mặt ngữ âm
và ý nghĩa.
Ferdinand de Saussure (1973) và các nhà ngôn ngữ học theo trường phái cấu
trúc luận ở châu Âu đều biết rằng không thể chỉ căn cứ vào khái niệm từ khi nghiên
cứu các ngôn ngữ Ấn – Âu mà cịn phân tích từ thành những đơn vị nhỏ hơn từ.
Những đơn vị nhỏ nhất và có nghĩa được xem như những hình vị. Tuy nhiên, hình
vị bản thân nó đã xuất hiện theo q trình phát triển của chữ viết từ rất lâu. Thuật
ngữ hình vị đã được nêu ra nhiều trong ngơn ngữ học so sánh với những nghiên cứu
so sánh loại hình và so sánh lịch sử các ngôn ngữ Ấn – Âu. Ngoài ra, khái niệm


3

nghĩa vị được hiểu như là một đơn vị nhỏ nhất, khu biệt về nghĩa và nó cũng đồng

thời xuất hiện cùng với khái niệm hình vị trong các nghiên cứu ngôn ngữ học Ấn –
Âu cổ điển.
Theo quan điểm của cấu trúc luận Mỹ, Leonard Bloomfield (1973) và các
nhà ngơn ngữ học khác cho rằng hình vị và nghĩa vị chỉ có thể được áp dụng phân
tích từ cho các ngôn ngữ Ấn – Âu cổ điển chứ không thể được dùng cho các ngôn
ngữ Ấn – Âu hiện đại và không thể được áp dụng vào những ngôn ngữ thuộc loại
hình khác. Đơn vị cấu tạo nên từ, theo quan điểm của cấu trúc luận Mỹ, chỉ là hình
vị. Hình vị được xem như đơn vị nhỏ nhất, hồn chỉnh về mặt ngữ âm và ngữ nghĩa
và có khả năng tái hiện trong ngôn ngữ. Đây là cơ sở phát triển cho việc nghiên cứu
hình thái học sau này.
Từ chỉ được xem là hình thái tự do nhỏ nhất và từ đóng vai trị như đơn vị cơ
bản trong thành phần của câu. Trong ấn bản Language (Ngôn ngữ), Leonard
Bloomfield (1973) đã phân loại hình vị thành hai loại: hình vị tự do/độc lập
(free/independent morpheme) và hình vị hạn chế/ràng buộc (bound/dependent
morpheme). Việc tổ hợp các hình vị thành lập từ theo mơ hình như sau:
-

Một hình vị tự do = từ;

-

Một hình hạn chế + một hình thức tự do = từ;

-

Một hình vị tự do + một hình vị hạn chế = từ;

-

Một hình vị tự do + một hình vị tự do = từ.


Ngồi ra, cịn có những quan điểm khác nhau về đơn vị cấu tạo từ trong các
ngôn ngữ Ấn – Âu. Quan điểm tạo sinh luận của Noam Chomsky (1965) dựa vào sự
phân biệt cấu trúc bề mặt và bề sâu. Ông cho rằng hình vị (morpheme) thuộc về
cấu trúc bề sâu và nó đối lập với các yếu tố cấu tạo từ (formative) ở cấu trúc bề mặt.
Theo quan điểm nghĩa vị luận, Hjemslev xem tín hiệu (sign) làm khái niệm
cơ sở để sản sinh ra các khái niệm như hình vị (dt Đỗ Hữu Châu 2004). Tín hiệu
được xem như một đơn vị hai mặt thuần hình thái.


4

Hiện nay, hầu hết nhà ngôn ngữ học Anh đều dựa theo quan điểm cấu trúc
luận Mỹ của Bloomfield để làm cơ sở nghiên cứu các phương thức cấu tạo từ trong
tiếng Anh hiện đại. Các nhà nghiên cứu hình thái học tiếng Anh căn cứ vào khả
năng hình thành từ và các tổ hợp các hình vị nêu trên để phân loại thành những
phương thức cấu tạo.
Trong việc nghiên cứu từ tiếng Anh hiện đại, các nhà nghiên cứu tiêu biểu
như Norman C. Stageberg (1965) - An Introductory English grammar, Howard
Jackson (1982) – Analyzing English, Irina V. Arnold (1986) – The English Word,
Andrew Carstairs-McCarthy (2002) – An Introduction to English Morphology, Ingo
Plag (2003) – Word-formation in English, Geert Booij (2005) – The Grammar of
Words,… đều cho rằng từ tiếng Anh được cấu tạo chủ yếu bằng phương thức thêm
tiếp tố/ phụ tố (affixation) và phương thức ghép (compounding). Phương thức thêm
tiếp tố là phương thức cấu tạo từ trong đó từ được tạo thành từ bằng cách thêm tiền
tố, hậu tố hoặc trung tố vào một hình vị khác. Phương thức ghép là phương thức cấu
tạo từ trong đó từ được tạo thành bằng cách ghép hai hình vị với nhau.
Ngoài hai phương thức cấu tạo từ cơ bản của tiếng Anh nêu trên, cịn có
những phương thức cấu tạo từ khác trong tiếng Anh như phương thức chuyển âm
(sound change), phương thức chuyển từ loại (conversion),…

2.2. Trong tiếng Việt
Có nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên cứu về đơn vị và phương thức cấu
tạo từ trong tiếng Việt. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, Nguyễn Tài Cẩn và học
trị của ơng đã tiếp thu những tư tưởng của Polivanov và Dragunov, xác định rằng
đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt là tiếng. Trong ấn bản Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng – Từ
ghép – Đoản ngữ, Nguyễn Tài Cẩn (1999) nghiên cứu tiếng chủ yếu trên bình diện
ngữ pháp và cho rằng việc miêu tả ngữ pháp tiếng Việt từ đơn vị được gọi là tiếng
là thích hợp nhất. Việc phân loại từ ghép dựa vào tính chất và quan hệ giữa các
thành tố. Từ ghép được phân loại thành ba loại chính là từ ghép nghĩa (bao gồm


5

ghép láy nghĩa và ghép phụ nghĩa), từ láy âm và từ ngẫu hợp. Một điều đáng lưu ý
nữa là quan niệm về phương thức ghép và phương thức láy của Nguyễn Tài Cẩn
(1999) không phải phải là hai phương thức đối lập nhau.
Ngoài ra, khi Hoàng Văn Hành (1985) nghiên cứu sâu về từ láy của tiếng
Việt thì ơng cho rằng đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt chính là tiếng. Trong ấn bản Từ
láy trong tiếng Việt, Hoàng Văn Hành (1985) đã dựa trên sự khảo sát từ láy tiếng
Việt và sau đó đi đến kết luận rằng xu hướng hịa phối ngữ âm chi phối cơ trình cấu
tạo từ láy của tiếng Việt. Quy tắc điệp và quy tắc đối biểu hiện cho xu hướng này.
Dựa trên quy tắc hịa phối ngữ âm, Hồng Văn Hành (1985) phân loại từ láy thành
hai bậc. Bậc một là bậc dành cho những từ láy đôi theo quy tắc điệp vần hoặc đối
vần trong đó bao gồm những từ láy bậc một hoàn toàn và láy bậc một bộ phận.
Ngoài ra, bậc hai dành cho những từ láy ba và láy tư theo quy tắc vừa điệp vừa đối
vần trong đó bao gồm láy bậc hai hồn tồn và láy bậc hai bộ phận.
Một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ học chịu ảnh hưởng quan niệm hình thái
học. Do vậy, khi họ nghiên cứu các phương thức cấu tạo từ tiếng Việt thì đều cho
rằng đơn vị cấu tạo từ là hình vị. Đỗ Hữu Châu (1981) nghiên cứu về phương thức
cấu tạo từ là việc tìm ra cách thức mà ngơn ngữ học tác động vào hình vị để cho ta

các từ. Theo ý kiến của chúng tôi, đây được xem là một định nghĩa về phương thức
cấu tạo từ được thực hiện trong nội tại từ của ngôn ngữ dựa trên quan điểm hình
thái học.
Trong việc nghiên cứu phương thức cấu tạo từ tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu
(1981) đã khẳng định trong ấn bản Từ vựng – Ngữ nghĩa rằng tiếng Việt sử dụng ba
phương thức sau đây: phương thức từ hóa, phương thức ghép và phương thức láy.
Dựa trên cách hiểu của Đỗ Hữu Châu (1981) về từ hóa hình vị, chúng ta nhận thấy
rằng một hình vị vừa đóng vai trị là một âm tiết và vừa có khả năng hồn chỉnh về
ngữ pháp và ý nghĩa. Đỗ Hữu Châu (1981) cũng cho rằng bản thân hình vị cũng
mang ý nghĩa và nó đóng vai trị như những thành phần cấu tạo của câu. Thêm vào


6

đó, khi nghiên cứu về cách phân chia các từ trong tiếng Việt thì Đỗ Hữu Châu
(1981) lấy tính chất hình vị làm căn cứ thứ nhất của việc phân chia.
Trong ấn bản Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại, Hồ Lê (1976) đã xem các
hình thức ngữ âm nhỏ nhất như những nguyên vị và sau đó phân chia những nguyên
vị thành sáu loại chính: nguyên vị thực, nguyên vị ngữ pháp, nguyên vị hệ thống,
nguyên vị tiềm tàng, ngun vị tình cảm, ngun vị mục đích. Các từ tiếng Việt
được phân loại thành từ đơn, từ ghép thực bộ phận (những từ do một nguyên vị thực
với một nguyên vị hệ thống hoặc một nguyên vị tiềm tàng kết hợp với nhau) và từ
ghép thực hoàn toàn (những từ ghép do hai nguyên vị thực – nguyên vị tự thân có
nghĩa kết hợp với nhau). Các từ ghép thực hoàn toàn được Hồ Lê (1976) chia nhỏ
theo quan hệ cú pháp thành từ ghép song song và từ ghép chính phụ.
Ngồi ra, Nguyễn Văn Tu (1976) xem từ tố như những đơn vị cấu tạo nên từ
trong tiếng Việt trong đó từ tố được xác định như đơn vị gốc của từ và nó cũng
được xem như đơn vị nhỏ nhất, có nghĩa. Từ tố được phân loại thành từ tố có nghĩa
từ vựng và từ tố mang ý nghĩa bổ sung, từ tố độc lập và từ tố không độc lập.
Nguyễn Văn Tu (1976) đã nêu ra trong ấn bản Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại

những cách thức cấu tạo từ đơn và từ ghép trong tiếng Việt.
Theo lý giải của Nguyễn Văn Tu (1976), từ đơn trong tiếng Việt được hình
thành bằng một thành tố. Nói cách khác, từ đơn trong tiếng Việt được tạo thành từ
một từ tố và từ tố này có vỏ ngữ âm tương đương với âm tiết. Bằng việc khái quát
cấu tạo từ đơn trong tiếng Việt, Nguyễn Văn Tu (1976) tiếp tục kết hợp những từ
đơn thành những cụm từ khác nhau mà ông gọi là từ ghép. Từ ghép được phân loại
dựa trên sự tổ hợp cố định hay không cố định của từ đơn. Từ ghép được phân chia
thành hai loại chính: từ ghép láy âm (hoàn toàn và bộ phận), và từ ghép chân chính
trong đó có từ hợp nghĩa song song và từ bổ nghĩa chính phụ. Những từ lấp láy
được Nguyễn Văn Tu (1976) quy loại thành từ ghép có quan hệ về ngữ âm và hình
thức bởi vì từ lấp láy chính là những từ đơn cộng với biến âm của bản thân.


7

Hơn thế nữa, trong phần từ pháp của ấn bản Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt,
Nguyễn Kim Thản (1997) cũng có đồng quan điểm rằng đơn vị cấu tạo từ là từ tố.
Từ tố được hiểu như thành tố có nghĩa cấu tạo nên từ. Theo vị trí trong từ, Nguyễn
Kim Thản (1997) cho rằng có bốn loại từ tố: từ đầu, từ trung, từ căn và từ vĩ. Khi
nghiên cứu về từ và từ tố thì Nguyễn Kim Thản (1997) chia những từ và từ tố thành
hai loại: những từ và từ tố gốc Việt, và những từ và từ tố gốc Hán. Xét về cách cấu
tạo của từ tố gốc Việt, Nguyễn Kim Thản (1997) nêu ra cấu tạo của từ thuần, từ
trung gian (nửa thuần nửa ghép) và từ ghép (ghép liên hợp và ghép chính phụ). Khi
xét về cách cấu tạo từ gốc Hán, Nguyễn Kim Thản (1997) cho rằng từ gốc Hán
được cấu tạo bằng cách phép vay mượn và phép đồng hóa.
Thêm vào đó, khi nghiên cứu về phép láy từ thì Nguyễn Kim Thản (1997)
nêu ra ba phương thức thường (phép láy là láy lại tồn bộ, láy bộ phận có phụ thêm
và bộ phận) được sử dụng để cấu tạo nên từ láy.
Trong ấn bản Vấn đề “từ” trong tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp (2011) đã
chứng minh rằng từ tiếng Việt có vỏ ngữ âm trùng với âm tiết. Theo nhu cầu mở

rộng vốn từ của tiếng Việt, những đơn vị từ mới được cấu tạo dựa trên cơ sở những
từ đã có. Những đơn vị như thế được gọi là ngữ cố định. Nguyễn Thiện Giáp (2011)
quan niệm rằng ngữ cố định có giá trị tương đương với từ và cũng phân biệt ngữ cố
định với cụm từ tự do ở tính hồn chỉnh về cấu tạo và khả năng tái hiện như một
đơn vị có sẵn. Hai q trình cấu tạo nên ngữ cố định trong tiếng Việt là quá trình từ
vựng hóa và cú pháp hóa. Q trình cú pháp hóa dựa theo cấu trúc bề mặt và bề sâu
trên hình tuyến để cấu tạo ngữ cố định. Thêm vào đó, q trình từ vựng hóa được
cho rằng là quá trình biến đổi một kết hợp các từ (cụm từ) thành một đơn vị cố định
của ngôn ngữ và hoạt động với tư cách tương đương với một từ đơn.
Trong ấn bản Ngữ pháp tiếng Việt, Diệp Quang Ban (2008) quan niệm rằng
hai đơn vị cấu tạo nên từ tiếng Việt là tiếng và từ tố trong đó tiếng và từ tố không
thể hợp nhất lại với nhau và giữa chúng có mối liên hệ nhất định. Khi Diệp Quang
Ban (2008) đối chiếu hai đơn vị này với nhau với hai cách xem xét khác nhau. Khi


8

xem xét số lượng tiếng cấu tạo từ tiếng Việt thì Diệp Quang Ban (2008) cho rằng từ
đơn được cấu tạo từ một tiếng và tiếng đó ln ln có nghĩa, tức là một từ tố. Từ
phức có nhiều hơn một tiếng và có thể là từ đơn tố hay đa tố. Thêm vào đó, khi xem
xét số lượng từ tố cái mà tham gia vào cấu tạo nên từ tiếng Việt thì Diệp Quang Ban
(2008) cho rằng từ đơn tố có thể là từ đơn hay từ phức, cịn từ đa tố luôn luôn là từ
phức.
Trong đề tài nghiên cứu khoa học về “Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt
nửa sau thế kỷ XX” do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam quản lý, Nguyễn Thị Trung
Thành (2009) đã đứng trên phương diện nghiên cứu lịch sử phát triển của từ vựng
tiếng Việt nửa sau thế kỷ XX bằng con đường cấu tạo từ. Đây là thời kỳ mà vốn từ
tiếng Việt được mở rộng và phát triển chủ yếu bởi hai phương thức “láy” và “ghép”.
Ngày càng nhiều những đơn vị đa tiết được hình thành qua hai phương thức cấu tạo
từ cơ bản nêu trên. Ngoài ra, tiếng Việt còn vay mượn ngày càng phong phú và đa

dạng các đơn vị của những ngôn ngữ cùng hoặc khác loại hình. Điều này đã làm
thay đổi diện mạo của tiếng Việt một bước căn bản. Từ tiếng Việt trước đây chủ
yếu là những từ đơn nhưng những từ tiếng Việt hiện nay được đa dạng hóa thành
những từ phức. Q trình đa tiết hóa các đơn vị từ trong tiếng Việt cũng xảy ra đồng
thời với quá trình đơn tiết hóa và q trình giảm tiết hóa.
Nguyễn Đức Tồn (2011) nghiên cứu Các phương thức cấu tạo từ trong tiếng
Việt nhìn từ góc độ nhận thức và bản thể. Từ việc nhìn nhận vấn đề nhìn từ góc độ
bản thể, ơng cho rằng từ đơn tiếng Việt được hình thành bằng một âm tiết. Theo lý
giải của Nguyễn Đức Tồn (2011) thì khi một âm tiết đã có thuộc tính bản thể chính
như từ thì khơng cần phải có một phương thức cấu tạo từ nào tác động vào bản thân
âm tiết đó. Nguyễn Đức Tồn (2011) phủ nhận cái gọi là phương thức từ hóa hình vị
của Đỗ Hữu Châu (1981) nêu ra. Dựa trên những cứ liệu so sánh lịch sử của Trần
Trí Dõi, Nguyễn Đức Tồn (2011) cho rằng từ láy chỉ là các dạy láy lâm thời dựa
trên quy tắc hoài phối ngữ âm chặt chẽ và thay đổi thanh điệu và sắc thái ý nghĩa
của từ láy thay đổi theo yếu tố gốc. Do vậy, Nguyễn Đức Tồn (2011) cho rằng
khơng có phương thức láy trong tiếng Việt mà chỉ có phương thức chuyển âm hay


9

biến âm. Từ láy được hiểu ở đây là những tổ hợp ghép song song dựa trên quan hệ
đẳng lập. Ngoài ra, Nguyễn Đức Tồn (2011) cũng cho rằng từ mô phỏng âm thanh
chỉ là từ ghép đẳng lập khi kiểm chứng những từ mô phỏng âm thanh bằng cách đảo
vị trí âm tiết và xem xét trọng âm. Thêm vào đó, Nguyễn Đức Tồn (2011) cũng đề
xuất thêm phương thức chuyển loại dựa trên cơ chế chuyển nghĩa và giữ nguyên vỏ
ngữ âm. Nói tóm lại, quan niệm của Nguyễn Đức Tồn (2011) về phương thức cấu
tạo từ tiếng Việt được hình thành bởi ba phương thức chính (phương thức chuyển
âm hay biến âm, phương thức chuyển loại và phương thức ghép).
Mai Thị Kiều Phượng (2011) cho rằng đơn vị cấu tạo từ là tiếng vị. Trong ấn
bản Tiếng vị có phải là đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt, Mai Thị Kiều Phượng (2011)

xem tiếng vị như đơn vị cấu tạo từ nhỏ nhất, có tính nội dung ý nghĩa (đơn vị ngữ
pháp nhỏ nhất về mặt chức năng cũng như kết cấu, đơn vị được lặp đi lặp lại và có
thể tham gia vào cấu tạo từ) và hình thức (phân đoạn ngữ âm nhất định nhỏ nhất,
phân đoạn chữ viết nhất định nằm giữa hai khoảng trống) và phân loại phương thức
cấu tạo từ tiếng Việt dựa vào ngữ pháp - ngữ nghĩa và dựa vào ngữ pháp với đơn vị
xuất phát là từ. Phương thức cấu tạo từ tiếng Việt về mặt ngữ pháp có những
phương thức sau: từ hóa tiếng vị, phương thức láy tiếng vị, phương thức ghép tiếng
vị. Phương thức cấu tạo từ tiếng Việt về mặt ngữ nghĩa được phân loại thành những
phương thức sau: phương thức chuyển nghĩa, phương thức chuyển âm nhưng cùng
nghĩa, phương thức chuyển âm, trái nghĩa và phương thức mô phỏng hay miêu tả. Ở
cấp độ ngữ pháp với đơn vị xuất phát là từ, Mai Thị Kiều Phượng (2011) nghiên
cứu sâu vào phương thức cấu tạo từ chuyển loại trong cấp độ ngữ pháp.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn này là phương thức cấu tạo từ
trong tiếng Việt và tiếng Anh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu


10

Luận văn chủ yếu khảo sát và so sánh đối chiếu các phương thức cấu tạo từ
trong tiếng Việt và tiếng Anh, đồng thời ứng dụng vào việc dạy từ tiếng Việt cho
người bản ngữ tiếng Anh và dạy từ tiếng Anh cho người bản ngữ tiếng Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp các phương pháp sau:
4.1.1. Phương pháp so sánh – đối chiếu
Phương pháp so sánh - đối chiếu ngôn ngữ được sử dụng nhằm tìm ra sự
tương đồng và dị biệt giữa phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiếng Anh.

Đây là phương pháp chủ yếu được dùng để thực hiện luận văn này.
4.1.2. Phương pháp thống kê - miêu tả
Phương pháp này để lấy căn cứ cho việc so sánh - đối chiếu. Việc miêu tả,
thống kê và đối chiếu đảm bảo tính khách quan và nhất quán.
4.1.3. Phương pháp phân tích - quy nạp
Phương pháp phân tích - quy nạp được sử dụng để xác định các kiểu loại, các
phương thức cấu tạo từ tiêu biểu.
4.1.4. Phương pháp giao tiếp trong dạy tiếng
Phương pháp này được áp dụng trong việc giảng dạy từ tiếng Việt cho người
bản ngữ tiếng Anh và trong việc giảng dạy từ tiếng Anh cho người Việt.
4.2. Nguồn tài liệu


11

Chúng tơi khảo sát khoảng 10.000 câu được trích dẫn từ 34 báo và tạp chí
điện tử trong nước và 21 báo và tạp chí điện tử nước ngồi như: Tuổi trẻ, Thanh
niên, Nhân dân, Dân trí, The New York Times, Fox News, BBC News, Daily News,
Washington Post,…
Sau đó, chúng tôi chọn ra 150 từ tiếng Việt và 152 từ tiếng Anh 1 điển hình
với tiêu chí tần số xuất hiện nhiều nhất. Việc này được thực hiện bằng phần mềm
thống kê từ vựng Word List Expert v.3.2.1 (Copyright of Mechanic Words).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận văn góp phần làm rõ các quan niệm về từ và phương thức cấu tạo từ;
phân loại và miêu tả một cách chi tiết các phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt
và tiếng Anh.
- Qua việc đối chiếu, luận văn cho thấy những tương đồng và dị biệt giữa các
phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiếng Anh.
- Luận văn cũng đưa ra những mơ hình cấu tạo từ, những thủ pháp giảng dạy

từ vựng nhằm góp phần vào cơng tác giảng dạy tiếng Việt và tiếng Anh như một
ngoại ngữ.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Trong dạy tiếng: luận văn là tài liệu tham khảo nhằm phục vụ cho việc dạy
và học tiếng Việt cho học viên bản ngữ tiếng Anh và ngược lại; giúp cho người học
cũng như người dạy có thể nhận diện những cách thức cấu tạo cũng như ngữ nghĩa
của từ và vận dụng chúng vào việc giảng dạy và học tập của mình; giúp cho người
học gia tăng vốn từ cũng như vận dụng chúng một cách hiệu quả.
Số lượng từ khảo sát khơng cao vì khn khổ giới hạn của một luận văn cũng như thời gian và năng lực của
tác giả còn hạn chế.
1


12

- Trong dịch thuật: luận văn là tài liệu tham khảo cho công tác dịch thuật;
giúp cho người dịch nắm bắt nhanh chóng các phương thưc cấu tạo từ cũng như ngữ
nghĩa của từ; góp phần vào việc chuyển dịch được nhanh chóng và chính xác.
6. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
Chương 1 trình bày khái niệm từ, đặc điểm từ, đơn vị cấu tạo từ và phương
thức cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiếng Anh. Đồng thời, chúng tôi cũng phân loại
từ trong tiếng Việt và tiếng Anh dựa vào phương thức cấu tạo. Chương này sẽ là cơ
sở lí luận cho những chương tiếp theo.
Chương 2: PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
Chương này miêu tả, phân tích đặc điểm của các phương thức cấu tạo từ
trong tiếng Việt. Từ đó làm cơ sở cho việc đối chiếu đặc điểm phương thức cấu tạo
từ trong tiếng Việt và tiếng Anh ở chương 4.
Chương 3: PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ TRONG TIẾNG ANH
Trong chương này, chúng tơi miêu tả, phân tích đặc điểm của các phương

thức cấu tạo từ trong tiếng Anh. Việc khảo sát này sẽ làm cơ sở cho việc đối chiếu
đặc điểm phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiếng Anh ở chương 4.
Chương 4: THỦ PHÁP DẠY TỪ DỰA VÀO ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG
THỨC CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Trên cơ sở đặc điểm của các phương thức cấu tạo từ ở chương 2 và chương
3, chúng tôi tiến hành đối chiếu các phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt và tiếng
Anh.


13

Dựa vào những điểm tương đồng và dị biệt giữa các phương thức cấu tạo
này, chúng tôi đưa ra một số thủ pháp hỗ trợ cho việc giảng dạy từ dựa theo phương
thức cấu tạo.


14

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm từ trong tiếng Việt và tiếng Anh
Ferdinand de Saussure (1973) xem “từ, mặc dù khó định nghĩa, vẫn là một
đơn vị mà trí tuệ buộc phải chấp nhận, một cái gì có địa vị trung tâm trong cơ thể
ngôn ngữ” [35, tr. 193]. Với khái niệm này thì từ được xác định như một đơn vị tồn
tại hiển nhiên và đồng thời nó được định vị trí quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ.
Theo quan điểm ngôn ngữ học miêu tả, Leonard Bloomfield (1973) quan niệm từ
như là một hình thức tự do tối thiểu (a minimal free form). Quan niệm này chỉ ra
rằng khi một hình thức tự do tối thiểu mang ý nghĩa thì có thể được xem như từ.
Hình thức tự do tối thiểu này có thể kết hợp được với hình thức tự do hoặc ràng
buộc khác để tạo nên từ.
Hiện nay có hơn 300 khái niệm khác nhau về từ trên thế giới và vẫn chưa có

một khái niệm thống nhất về từ trong ngôn ngữ học đại cương. Từ được xem như
một đơn vị tồn tại một cách hiển nhiên và cơ bản trong ngôn ngữ. Xét về vị trí của
từ trong ngơn ngữ, từ được xem như đơn vị lớn nhất khi đặt nó trong mối tương
quan với những đơn vị thấp hơn nó như âm vị và hình vị; cịn với tư cách như đơn
vị tạo câu thì lúc này từ lại được xem như đơn vị nhỏ nhất.
1.1.1. Khái niệm từ trong tiếng Việt
Dựa vào đặc điểm ngữ âm, Lê Văn Lý (1948) chỉ đưa ra khái niệm về từ đơn
và từ ghép mà không đưa ra một định nghĩa chung về từ tiếng Việt. Về từ đơn, “từ
trong tiếng Việt bấy giờ sẽ biểu hiện thành một ký hiệu âm thanh mà hình thức của
nó có thể bắt đầu từ một âm vị đơn, (…) hoặc một kết hợp gồm nhiều âm vị, mà sự
biểu hiện về mặt âm thanh chỉ là một lần phát âm hoặc chỉ là một âm tiết và khi
viết, được biểu lộ ra bằng một đơn vị tách biệt và có ý nghĩa có thể biểu hiện được”
[72, tr. 130]. Về từ ghép, “từ ghép chỉ gợi lên một khái niệm và từ ghép chính là
một thể tồn vẹn về ngữ âm khơng thể phân tách ra được” [72, tr.130]. Đồng ý với
quan niệm của Lê Văn Lý, Phan Khôi (1955) và Nguyễn Lân (1956), dựa vào tiêu


15

chuẩn mỗi từ gợi lên một khái niệm, định nghĩa “từ là một lời để tỏ ra một khái
niệm trong lời nói” [26, tr.160] hoặc là “những tiếng có nghĩa, tức là mỗi khi nghe
thấy” [28, tr. 10].
M. B. Emeneau (1951) chỉ ra rằng “từ bao giờ cũng tự do về mặt âm vị học,
nghĩa là có thể miêu tả bằng những danh từ của sự phân phối các âm vị và bằng
những thanh điệu” [58, tr. 3]. Theo quan điểm này, mỗi từ tiếng Việt là một âm tiết
hoặc một chữ viết liền nhau. Đồng quan niệm với M. B. Emeneau, Cao Xuân Hạo
(2006) đề cập đến những đơn vị khác thường trong đó bao gồm tiết vị
(syllabophoneme), hình tiết (morphosyllabeme), từ tiết (wordsyllable), đơn tiết
(monosyllable) hoặc chỉ là từ (word) của ngôn ngữ đơn lập và phân tiết tính, cụ thể
là tiếng Việt. Âm tiết là sự kết hợp của ba trục: âm vị, hình vị và từ. Cao Xuân Hạo

quan niệm từ như “đơn vị có nghĩa nhỏ nhất có thể có quan hệ cú pháp với các đơn
vị khác trong câu nói” [19, tr. 18 – 21].
Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963) xem từ như âm có nghĩa trong
ngơn ngữ để diễn tả một ý nghĩa đơn giản nhất và khơng thể phân tích ra được.
Theo quan niệm này, đơn vị được gọi là từ phải thỏa mãn hai điều kiện:
- Điều kiện 1: Từ phải có nghĩa.
- Điều kiện 2: Nghĩa của từ phải là ý đơn giản nhất, nhỏ nhất, không thể tách
ra được hoặc phân tích được.
Nguyễn Thiện Giáp (2011) định nghĩa “từ tiếng Việt là đơn vị có nghĩa, nhỏ
nhất, có tính hồn chỉnh và khả năng tách biệt khỏi các đơn vị khác; nó có hình thức
một âm tiết, một chữ viết liền” [15, tr. 125]. Trên cơ sở xem xét các đặc trưng của
từ trong tiếng Việt (có so sánh với từ trong ngôn ngữ Ấn – Âu), Nguyễn Thiện Giáp
chỉ ra đặc điểm về từ tiếng Việt như sau:


16

- Đặc điểm thứ nhất: Từ tiếng Việt là đơn vị có nghĩa, nhỏ nhất. Mỗi từ tiếng
Việt là một âm tiết trong đó từ trong các ngơn ngữ Ấn – Âu là từ đơn tiết hoặc đa
tiết.
- Đặc điểm thứ hai: Từ tiếng Việt có thể biến thể về mặt ngữ âm (ví dụ: lời –
nhời, trăng – giăng…) hoặc biến thể về từ vựng – ngữ nghĩa. Từ tiếng Việt khác so
với từ trong ngôn ngữ Ấn – Âu ở đặc điểm khơng biến đổi hình thái.
- Đặc điểm thứ ba: Ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp trong từ trong ngôn
ngữ Ấn – Âu biểu hiện qua các bộ phận khác nhau của từ qua đó ý nghĩa từ vựng
và ý nghĩa ngữ pháp của từ trong tiếng Việt gắn bó chặt chẽ với nhau; và ý nghĩa từ
vựng và ngữ pháp này được cụ thể hóa chỉ khi kết hợp với các từ khác. Do vậy, ý
nghĩa của từ trong tiếng Việt mang tính trừu tượng và khái quát.
Khi nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt thì Nguyễn Kim Thản (1962) định
nghĩa:

“Từ là đơn vị cơ bản của ngơn ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị khác của
lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý
nghĩa (từ vựng và ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp” [39, tr. 64].
Một điểm đáng lưu ý trong khái niệm này là tính hồn chỉnh về ngữ âm. Vỏ
ngữ âm của từ sẽ trùng với ranh giới của từ. Chấp nhận khái niệm về từ của P. A.
Budagop, Nguyễn Văn Tu (1976) coi “từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập, có hình
thức vật chất (vỏ âm thanh và hình thức) và có ý nghĩa có tính chất biện chứng và
lịch sử” (dt Nguyễn Văn Tu 1976). Nguyễn Văn Tu và Nguyễn Kim Thản đều nói
đến khả năng vận dụng độc lập của từ trong giáo trình ngơn ngữ học dùng ở bậc đại
học trong những năm 1957 – 1958. Theo cách hiểu như trên, từ có thể vận dụng một
cách độc lập và khơng bị ràng buộc bởi một yếu tố cấu tạo từ khác.
Xét về chức năng định danh, Hồ Lê (1976) định nghĩa:


×