Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN PHƢƠNG THẢO

KĨ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ TỰ KỶ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN PHƢƠNG THẢO

KĨ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ TỰ KỶ

Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan

Hà Nội – 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn chỉ bảo của PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Học viên

Nguyễn Phƣơng Thảo


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất
đến PGS. TS Nguyễn Thị Mai Lan, người đã hết lòng giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các quý thầy/cô ở trung tâm Albert
Einstein và trung tâm Happy House đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tơi. Đặc
biệt tơi xin cảm ơn các thầy/cô trong Khoa Tâm lý học, trường Đại học Khoa
học xã hội nhân văn đã cung cấp cho tôi nền tảng kiến thức quý báu và sự giúp
đỡ tận tình để tơi có thể hồn thành luận văn của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các trẻ tự kỷ và quý phụ huynh đã giúp
đỡ tơi trong q trình điều tra, thu thập số liệu phục vụ luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã ln tạo điều
kiện tốt nhất cho tơi trong suốt q trình học cũng như thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2015
Học viên

Nguyễn Phƣơng Thảo


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


STT

Chữ viết tắt

Đọc là

1

ĐTB

Điểm trung bình

2

KNGT

Kĩ năng giao tiếp

3

GV

Giáo viên

4

ĐLC

Độ lệch chuẩn



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KĨ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ
TỰ KỶ ............................................................................................................. 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ ... 5
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về trẻ tự kỷ và kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ ... 5
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam về trẻ tự kỷ và kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ .... 9
1.2. Một số vấn đề lý luận về kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ .................... 13
1.2.1. Tự kỷ ...................................................................................................... 13
1.2.2. Trẻ tự kỷ ................................................................................................ 15
1.2.3. Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ .............................................................. 22
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ ................... 31
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 36
Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 37
2.1. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................ 37
2.1.1. Khách thể và địa bàn nghiên cứu.......................................................... 37
2.1.2. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................... 38
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 40
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .......................................................... 40
2.2.2. Phương pháp quan sát .......................................................................... 41
2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ................................................... 41
2.2.4. Phương pháp phỏng vấn ....................................................................... 44
2.2.5. Phương pháp thống kê toán học ........................................................... 45
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 46
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KĨ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ
TỰ KỶ ............................................................................................................ 47
3.1. Thực trạng kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ .......................................... 47
3.1.1. Đánh giá chung về kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ ............................... 47



3.1.2. Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ so sánh theo các biến số ..................... 57
3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ ................ 62
3.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ
tự kỷ ................................................................................................................ 69
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 88


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu................................................................ 37
Bảng 3.1. Đánh giá chung về KNGT của trẻ tự kỷ ......................................... 47
Bảng 3.2. Đánh giá nhóm kĩ năng tập trung chú ý......................................... 48
Bảng 3.3. Đánh giá nhóm kĩ năng bắt chước ................................................. 50
Bảng 3.4. Đánh giá nhóm kĩ năng luân phiên ................................................ 52
Bảng 3.5. Đánh giá nhóm kĩ năng nghe hiểu ngơn ngữ ................................. 54
Bảng 3.6. Đánh giá nhóm kĩ năng sử dụng ngôn ngữ .................................... 56
Bảng 3.7. KNGT của trẻ tự kỷ so sánh theo biến số mức độ tự kỷ ................. 58
Bảng 3.8. KNGT của trẻ tự kỷ so sánh theo biến số độ tuổi .......................... 60
Bảng 3.9. Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ theo ý
kiến của giáo viên ............................................................................................ 62
Bảng 3.10: Những yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ theo
ý kiến của giáo viên ......................................................................................... 63


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Rối loạn tự kỷ (Autism Spectrum Disorders – ASD) ở trẻ em thể hiện
bằng sự sút kém nghiêm trọng và lan tỏa các chức năng tâm thần trên các
phương diện: tương tác xã hội kém phát triển nghiêm trọng, ngôn ngữ phát
triển chậm và lệch lạc bất thường, hành vi và ứng xử nghèo nàn, định hình,
lặp đi lặp lại. Những rối loạn này làm cho trẻ khơng có khả năng hịa nhập
cộng đồng. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của hội chứng này tới trẻ về
mặt thể chất và tinh thần là rất đáng ngại. Trong đó, khó khăn trong giao tiếp
là vấn đề đầu tiên chúng ta cần quan tâm tới.
Giao tiếp là một trong những yếu tố giúp con người tham gia các mối
quan hệ xã hội và tạo nên bản chất của con người. Giao tiếp là một trong
những phương thức tồn tại và phát triển cá nhân và xã hội, con người cịn
sống thì cịn hoạt động và giao tiếp. Giao tiếp là cơ sở đầu tiên, là viên gạch
nền tảng của mọi nhận thức và định hướng cho việc hình thành nhân cách của
trẻ em. Các em giao tiếp để tìm hiểu về thế giới xung quanh, thể hiện yêu cầu,
đòi hỏi, tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi…
Những trẻ mắc hội chứng tự kỷ khó khăn cả về giao tiếp ngơn ngữ và
phi ngôn ngữ. Kĩ năng giao tiếp của các em cũng bị hạn chế. Các em khó
khăn trong việc hiểu lời nói của người khác, trong việc diễn đạt các câu nói
một cách mạch lạc, đơi khi chưa rõ ý, nếu có diễn đạt được thì giọng nói của
các em khơng có âm điệu, khơng nhấn giọng. Đặc biệt các em khó khăn trong
việc giao tiếp bằng mắt, cử chỉ, điệu bộ hay kém khả năng biểu cảm ngôn ngữ
cơ thể làm cho những trẻ này không cảm nhận được người khác đang nghĩ gì
về mình, hài lịng hay khơng hài lịng và người khác cũng cảm thấy khó hiểu
với chúng. Những khó khăn đó đã gây trở ngại rất lớn trong việc kết bạn,
tham gia vào các hoạt động vui chơi, các quan hệ xã hội. Thêm vào đó, những
người xung quanh khơng hiểu những khó khăn đó, khơng cảm thông với trẻ,

1



kì thị, xa lánh,… khiến cho trẻ ngày càng mặc cảm, tự ti, thiếu niềm tin vào
người khác,…. Từ đó, trẻ dần rút vào “vỏ tự kỷ”, thích sự cơ lập, tránh giao
tiếp với các bạn. Điều này khiến cho q trình giao tiếp của trẻ vốn khó khăn
lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu những khó khăn đó và
tạo ra được một mơi trường giao tiếp thân thiện, tích cực để hỗ trợ trẻ khắc
phục những khó khăn trên thì trẻ sẽ dễ dàng hịa nhập cộng đồng hơn.
Ở Việt Nam hiện nay, các công trình nghiên cứu về giao tiếp của trẻ tự
kỷ cịn rất ít. Chính vì những lý do nêu trên tơi quyết định chọn đề tài: “Kĩ
năng giao tiếp của trẻ tự kỷ” để làm luận văn tốt nghiệp cho mình. Từ đó
nhằm giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về giao tiếp của những trẻ không
may mắc phải hội chứng tự kỷ.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận, làm rõ thực trạng mức độ kĩ năng giao tiếp của trẻ
tự kỷ và các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ. Trên cơ sở
đó đề xuất một số biện pháp tâm lí giáo dục nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp
cho trẻ tự kỷ.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Mức độ kĩ năng giao tiếp và các yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng giao tiếp
của trẻ tự kỷ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Xác định cơ sở lý luận nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ.
6.2. Nghiên cứu thực trạng mức độ kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ và các
yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ.
6.3. Đề xuất một số biện pháp tâm lý – giáo dục nhằm phát triển kĩ năng
giao tiếp cho trẻ tự kỷ.
5. Khách thể nghiên cứu

2



Chúng tôi tiến hành khảo sát khách thể bao gồm 88 trẻ tự kỷ, 40 giáo
viên dạy trẻ tự kỷ và 20 phụ huynh có con bị tự kỷ tại hai trung tâm Albert
Einstein và Happy House – Thành phố Hà Nội.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ bao gồm các nhóm kĩ năng: Kĩ năng tập
trung chú ý, kĩ năng bắt chước, kĩ năng luân phiên, kĩ năng hiểu ngôn ngữ và
kĩ năng sử dụng ngơn ngữ. Các nhóm kĩ năng này của trẻ cịn nhiều hạn chế.
Có nhiều yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới kĩ năng giao tiếp của trẻ
tự kỷ. Song yếu tố sự hiểu biết của cha mẹ về tự kỷ cũng như trình độ học
vấn, phương pháp can thiệp của giáo viên có ảnh hưởng nhiều nhất tới kĩ năng
giao tiếp của trẻ tự kỷ.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:
Nghiên cứu tại thành phố Hà Nội.
- Giới hạn về khách thể nghiên cứu:
+ Nghiên cứu 88 trẻ tự kỷ (độ tuổi từ 4 đến 12 tuổi) đang theo học tại cơ sở trị
liệu trẻ tự kỷ Albert Einstein – quận Hoàng Mai – Hà Nội và trung tâm Happy
House – quận Đống Đa – Hà Nội. Tất cả các trẻ này đều có thời gian trị liệu
từ 1 đến 5 năm tại trung tâm.
+ 40 giáo viên dạy trẻ tự kỷ tại hai cơ sở Albert Einstein và Happy House.
+ 20 phụ huynh có con bị tự kỷ đang theo học tại hai cơ sở Albert Einstein và
Happy House.
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
Trong đề tài này chúng tơi chỉ tập trung nghiên cứu một số nhóm kĩ
năng giao tiếp cơ bản của trẻ tự kỷ như: Kĩ năng tập trung chú ý; Kĩ năng bắt
chước; Kĩ năng luân phiên; Kĩ năng hiểu ngôn ngữ; Kĩ năng sử dụng ngôn
ngữ, và một số yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới kĩ năng giao tiếp
của trẻ tự kỷ.

3



8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp thống kê tốn học.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn gồm có
ba phần:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung: Gồm 3 chương, cụ thể:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ
+ Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
+ Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ
- Phần kết luận và kiến nghị

4


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KĨ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ TỰ KỶ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về trẻ tự kỷ và kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ
Xung quanh vấn đề về tự kỷ đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên
cứu để chỉ ra những biểu hiện, bản chất, nguyên nhân… của hội chứng này.
Tuy nhiên, để xác định các kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ thì các nghiên cứu
cịn q ít và chưa mang tính hệ thống. Song các tác giả trong và ngoài nước
cũng đã nêu ra một vài quan điểm, đánh giá có liên quan đến vấn đề kĩ năng

giao tiếp của trẻ tự kỷ.
Những nghiên cứu trên thế giới về trẻ tự kỷ:
Jean Marc Itard (1774 – 1838) đã tiếp nhận một cậu bé “hoang dã” tên
là Victor. Những mô tả cho thấy, cậu bé khơng có khả năng hiểu và biểu đạt
ngơn ngữ, khơng có khả năng giao tiếp hoặc nhận thức, cách ứng xử xa lạ với
cuộc sống của xã hội loài người. Victor bị mất khả năng giao tiếp về mặt xã
hội và khơng có khả năng nhận thức như trẻ bình thường. Ngày nay, người ta
cho rằng Victor chính là trẻ tự kỷ. Để khắc phục tình trạng này Itard đã nghĩ
rằng giáo dục trẻ tự kỷ khác với những trẻ khác [Dẫn theo 7].
Thuật ngữ Autism được bác sỹ tâm thần người Thuỵ Sỹ Engen Bleuler
(1857 – 1940) đưa ra năm 1919 để mô tả giai đoạn bắt đầu của rối loạn thần
kinh ở người lớn, đây là hiện tượng mất nhận thức thực tế của người bệnh khi
cách ly với đời sống thực tại hằng ngày và nhận thức của người bệnh có xu
hướng khơng thống nhất với kinh nghiệm thông thường của họ [Dẫn theo 7].
Cho đến năm 1943 bác sỹ tâm thần người Mỹ là Leo Kanner mô tả
trong một bài báo với nhan đề “Autism Disturbance of Effective Contract”.
Ông cho rằng trẻ tự kỷ là trẻ thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với người
khác; cách thể hiện các thói quen hằng ngày rất giống nhau, tỉ mỉ và có tính
rập khn; khơng có ngơn ngữ nói hoặc ngơn ngữ nói thể hiện sự bất thường

5


rõ rệt (nói nhại lời, nói lí nhí, khơng nhìn vào mắt khi giao tiếp); rất thích
xoay trịn các đồ vật và thao tác rất khéo; có khả năng cao trong quan sát
khơng gian và trí nhớ “như con vẹt”; khó khăn trong học tập ở những lĩnh vực
khác nhau; thích độc thoại trong thế giới riêng của mình, khó khăn trong việc
thực hiện các trị chơi đóng vai theo chủ đề như cho búp bê ăn, nói chuyện
điện thoại, bác sỹ tiêm bệnh nhân; chỉ hiểu nghĩa đen của câu nói, thích tiếng
động và vận động lặp đi lặp lại đơn điệu: giới hạn đa dạng các hoạt động tự

phát, mặc dù vẻ bề ngồi nhanh nhẹn, thơng minh. Kanner nhấn mạnh triệu
chứng tự kỷ có thể phát hiện được ngay khi trẻ ra đời hoặc trong khoảng 30
tháng đầu. Cơng trình khoa học của Kanner đã đánh dấu một bước ngoặt
trong lịch sử giáo dục trẻ tự kỷ, ngày nay là cơ sở của nhiều cơng trình nghiên
cứu tại nhiều nước thế giới [Dẫn theo 7].
Cơng trình nghiên cứu của Bruno Bettlheim lại cho rằng, trẻ bị tự kỷ là
do người mẹ bỏ mặc, vì người mẹ có học cao nên thiên về ứng xử lý trí hơn là
tình cảm, sống lạnh lùng, khơng u con. Do cách sống thờ ơ đó nên những
đứa con phản ứng lại bằng cách không muốn gần mẹ, không muốn ôm, hôn
mẹ, khơng muốn nhìn vào mắt mẹ và khơng nói, đồng thời trẻ cũng ứng xử
như vậy với người khác.
M. Mahler cho rằng tự kỷ là biểu hiện khơng bình thường xuất phát từ
mối quan hệ mẹ con. Đứa trẻ mới sinh ra có mối quan hệ cộng sinh hịa mình
với người mẹ, đây là giai đoạn tự kỷ bình thường, sau đó đến giai đoạn chia
cách cá nhân hóa (nảy sinh tâm lý cá nhân). Có một số rối loạn trong q trình
này, một điều gì đó khơng ổn trong giai đoạn tách mẹ và cá nhân hóa. Cơ chế
tự kỷ gắn với sự mất khía cạnh hoạt hóa, mất sự phân biệt với cơ thể người
mẹ, nên đứa trẻ khơng có sức sống, mất ham muốn về xã hội. Chức năng của
trẻ tự kỷ mang ý nghĩa là thái độ phịng vệ cơ bản của đứa trẻ, khơng thể xây
dựng được định hướng đối với người mẹ. Đứa trẻ dính chặt vào người lớn và

6


dùng họ như một bộ phận để kéo dài cơ thể nó. Đây là cách đứa trẻ gạt ra
quyền năng của người mẹ trong giai đoạn đầu tiên.
Nghiên cứu của Robert Rosine Le Eost cho rằng, trẻ tự kỷ dạy cho
chúng ta một điều gì đó mà ta cần nghe. Thế giới của nó là thế giới tự phá
hoại mình, nó chối bỏ thế giới xung quanh và tất cả mọi người làm xuất hiện
hiện thực đối với nó như là một đồ vật. Trước gương nó cảm thấy một cái gì

đó rất khủng khiếp. Trẻ tự kỷ sống trong mơi trường ngơn ngữ nhưng khơng
có lời riêng của nó, lời nói chỉ là sự kết nối máy móc, sự lặp lại mà nó khơng
thể hiểu. Trẻ tự kỷ tách biệt với người khác, khơng có nhu cầu giao tiếp với
người khác và ln cảm thấy mình như bị nuốt chửng trong ham muốn của
mọi người.
Cũng từ những năm 60 của thế kỷ XX, những hiểu biết về tự kỷ đã có
những thay đổi hết sức lớn lao. Đặc biệt, nghiên cứu của Michael Rutter đã
chỉ ra rằng cách chăm sóc, giáo dục của cha mẹ khơng phải là ngun nhân
chính dẫn đến việc trẻ bị tự kỷ [Dẫn theo 44, 45].
Trong những năm 70 và 80 của thế kỷ XX, người ta bắt đầu xem xét
đến khái niệm phổ tự kỷ. Trong cuốn sách “The Autistic Spectrum” (Hiện
tượng Tự kỷ), Lorna Wing (1978) đã tìm ra những dấu hiệu rối loạn tự kỷ liên
quan đến nhân vật “Sư huynh Juniper”. Theo nhận định của bà, người này có
những dấu hiệu tự kỷ như: không muốn giao tiếp, tiếp xúc; thờ ơ với mọi
người xung quanh, thích những hoạt động nhàm chán lặp đi, lặp lại; không
hiểu và đáp lại những tình cảm của người khác. Tuy chưa khẳng định một
cách chắc chắn Juniper có bị tự kỷ hay khơng, nhưng theo mô tả của Lorna
Wing cho thấy một số biểu hiện mà ngày nay chúng ta thường gặp ở trẻ tự kỷ.
Các cơng trình nghiên cứu trên mới chỉ chủ yếu đề cập đến vấn đề giao
tiếp của trẻ nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng mà khơng phải trực tiếp chỉ ra các
vấn đề về kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ, nhưng tơi thấy đó là cơ sở cho các
cơng trình sau này nghiên cứu về vấn đề kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ.

7


Những nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ:
Các tác giả Tara Winterton, David Warden, Rae Pica quan tâm đến vấn
đề hình thành kĩ năng giao tiếp cho trẻ nhỏ. Họ đã chỉ ra những yếu tố cơ bản
có ảnh hưởng đến sự phát triển giao tiếp của trẻ nhỏ như: hồn cảnh, mơi

trường, gia đình, các cộng đồng cũng như đặc điểm cơ quan phát âm và trạng
thái cơ thể trẻ. Theo họ, vấn đề quan trọng là tìm kiếm, quan sát và sử dụng
các yếu tố trên để luyện tập kĩ năng giao tiếp cho trẻ.
Tác giả Kak – Hai – Nodich [22] người Đức đã nêu rõ: ngơn ngữ của
trẻ có một vai trị quan trọng và q trình phát triển ngơn ngữ ở từng giai
đoạn. Trong mỗi giai đoạn, nhiệm vụ của người lớn là giúp trẻ thâm nhập vào
thế giới ngôn ngữ phong phú và đa dạng, dẫn dắt trẻ từ những âm thanh “gừ,
gừ” ở tuổi sơ sinh đến sử dụng, nắm vững ngơn ngữ thành thạo. Điều đó sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về trí tuệ. Trẻ tự kỷ chưa có ngơn
ngữ, chưa biết cách giao tiếp, các bậc phụ huynh cần phải bắt đầu công việc
can thiệp như: luyện âm, luyện giọng, luyện hơi sau đó đến luyện nói. Bằng
những ví dụ, cách làm cụ thể, thiết thực tác giả đã giúp các bậc phụ huynh có
con tự kỷ có thêm những kiến thức cơ bản trong việc giáo dục và dạy dỗ giúp
trẻ phát triển kĩ năng giao tiếp.
Để nâng cao khả năng giao tiếp cho trẻ, tác giả Linda Maget [26] đã
giới thiệu những kĩ năng giao tiếp xã hội, giúp trẻ giải quyết những trở ngại
trong việc kết giao bạn bè. Muốn giúp trẻ tự kỷ giao tiếp, phải tạo môi trường
giao tiếp cho trẻ, phải cho trẻ học, chơi với bạn thì mới làm xuất hiện, nảy
sinh nhu cầu giao tiếp. Tác giả đã giúp cho phụ huynh trẻ tự kỷ biết cách lựa
chọn môi trường can thiệp và giáo dục cho trẻ tự kỷ phù hợp để trẻ phát triển
kĩ năng giao tiếp.
Trong bài viết “Activities for young children” trên website aacp.com,
tác giả Steven Gutstin cho rằng để giúp trẻ phát triển kĩ năng giao tiếp cần
phải hình thành và phát triển mối quan hệ xã hội, giúp trẻ hiểu được bản thân

8


trẻ (tên gọi, các bộ phận cơ thể), hiểu được mối quan hệ giữa trẻ và các đồ vật
trong gia đình (tên gọi, đặc điểm, cách sử dụng), mối quan hệ giữa trẻ và các

sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh. Tác giả đã giúp cho giáo viên,
phụ huynh biết được một phương pháp mới trong việc phát triển kĩ năng giao
tiếp cho trẻ tự kỷ.
Trong nhiều năm Mark L.Sunberg và Jack Michael cũng đã nghiên
cứu, mô tả đặc điểm giao tiếp của một nhóm khoảng từ 3 đến 6 trẻ, thường là
trẻ tự kỷ, trẻ chậm nói hoặc trẻ có một rối loạn phát triển nào đó. Đơi khi, tác
giả cũng nghiên cứu một nhóm đối chứng (trẻ bình thường) để so sánh đặc
điểm giao tiếp của các nhóm trẻ này [52]. Các nghiên cứu này cũng chỉ ra
rằng có mối liên hệ giữa mức độ tự kỷ với các biểu hiện của kĩ năng giao tiếp.
Trẻ tự kỷ ở mức đơ nặng rất khó khăn trong việc hình thành ngơn ngữ diễn
đạt bằng lời nói. Hai ông cũng nhấn mạnh việc đưa nhiều hơn những nội dung
dạy yêu cầu và lời nói bên trong vào dạy trẻ tự kỷ [52] [53].
Một số tác giả khác như L.M. Sipisuna, O.V.Dairinxcaia,
T.A.Nhicôlôva đặc biệt quan tâm đến xúc cảm, tình cảm trong quá trình phát
triển giao tiếp cho trẻ và đã đưa ra phương pháp “cùng – xúc - cảm – trong –
tình - huống”. Điều quan trọng ở đây là nhà giáo dục phải biết đặt mình vào vị
trí của trẻ để từ đó phân tích phản ứng của trẻ (nghĩa là phân tích tình cảm, ý
nghĩ, hành vi có thể xảy ra) trong tình huống cụ thể để tìm biện pháp giáo dục
phù hợp.
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam về trẻ tự kỷ và kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ
Nghiên cứu về trẻ tự kỷ nói chung và kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ nói
riêng ở Việt Nam hầu như mới chỉ được bắt đầu vào khoảng thập kỷ 80 của
thế kỷ XX. Từ năm 2000 trở lại đây, vấn đề trẻ tự kỷ đã được nhiều ngành
quan tâm nghiên cứu như tâm lý học, giáo dục học, y học... Một loạt các trung
tâm nuôi dạy trẻ tự kỷ ra đời, các bệnh viện mở ra các khoa để can thiệp cho

9


trẻ tự kỷ, các trường học mở ra các lớp học chăm sóc – giáo dục trẻ tự kỷ là

những điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu này.
Những nghiên cứu về trẻ tự kỷ:
Tác giả Nguyễn Văn Thành, một Việt kiều sống tại Thụy Sỹ, đã xuất
bản cuốn sách “Trẻ em tự kỷ - Phương thức giáo dục” [38]. Tài liệu đã phổ
biến kiến thức về cách chăm sóc, ni dạy rẻ tự kỷ. Tác giả Vũ Thị Bích
Hạnh trong cuốn sách “Trẻ tự kỷ - Phát hiện sớm và can thiệp sớm” [13] đã
nêu ra những vấn đề cơ bản, chung nhất về cách phát hiện sớm và can thiệp
sớm mà chưa nêu ra cách làm cụ thể ở một nội dung nào trong can thiệp sớm
cho trẻ tự kỷ.
Tác giả Võ Nguyễn Tinh Vân, người Úc gốc Việt đã xuất bản cuốn
sách "Để hiểu Tự kỷ" [44], "Nuôi con bị Tự kỷ" [45], "Tự kỷ và trị liệu" [46],
giúp hiểu rõ về tự kỷ ở trẻ em và giúp cho các phụ huynh biết cách chăm sóc,
ni con tự kỷ cũng như cách trị liệu cho trẻ tự kỷ.
Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội được thành lập năm 2002 và mở
trang web có tên là www.tretuky.com. Đây là nơi chia sẻ thông tin, tài liệu và
kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ của phụ huynh và các cán bộ
chuyên môn. Bên cạnh đó, câu lạc bộ cịn tổ chức nhiều các khóa tập huấn do
các chuyên gia trong nước và nước ngoài giảng dạy nhằm giúp cho mọi người
hiểu rõ hơn về tự kỷ, giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng. Những hoạt động
thiết thực mà câu lạc bộ tổ chức khơng chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho trẻ
em mắc hội chứng tự kỷ, cha mẹ, giáo viên mà cịn góp phần nâng cao nhận
thức cộng đồng về hội chứng tự kỷ ở Việt Nam. Các thông tin về trẻ tự kỷ
ngày càng phổ biến trên đất nước Việt Nam qua đài, báo, truyền hình.
Những nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ:
Các tác giả Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thạc khi bàn về kĩ năng
giao tiếp cho rằng “Kĩ năng giao tiếp thực chất là sự phối hợp phức tạp giữa
những chuẩn mực hành vi xã hội của cá nhân với sự vận động của cơ mặt, ánh

10



mắt, nụ cười (vận động môi miệng), tư thế đầu cổ, vai, tay, chân, đồng thời
với ngơn ngữ nói, viết” [3]. Dựa trên quan điểm đó, các tác giả đã đưa ra 3
nhóm kĩ năng giao tiếp: Nhóm kĩ năng định hướng giao tiếp, nhóm kĩ năng
định vị và kĩ năng điều khiển, điều chỉnh.
Năm 2004, tác giả Đỗ Thị Thảo với đề tài “Xây dựng kế hoạch hỗ trợ
giáo viên và cha mẹ có con tự kỷ trong chương trình can thiệp sớm tại Hà
Nội” [39] nhưng chưa đề cập đến mảng phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự
kỷ.
Năm 2007, tác giả Nguyễn Nữ Tâm An với đề tài “Sử dụng phương
pháp TEACCH trong giáo dục trẻ tự kỷ tại Hà Nội”[1] cho thấy được một
góc nhìn về vấn đề định hướng và điều trị trẻ tự kỷ thông qua giao tiếp, cách
vận dụng phương pháp TEACCH (Treatment and Education of Autistic and
related Communication handicapped Children) vào trong quá trình can thiệp
sớm cho trẻ tự kỷ.
Năm 2008, tác giả Đào Thu Thủy với đề tài “Xây dựng bài tập phát
triển giao tiếp tổng thể cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non” [41]. Đề tài đã thiết kế 20
bài tập phát triển giao tiếp cho trẻ tự kỷ 24 – 36 tháng dành cho phụ huynh.
Tuy nhiên chưa tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi của các
bài tập phát triển giao tiếp tổng thể.
Nghiên cứu gần đây của tác giả Nguyễn Thị Mẫn về: “Giao tiếp giữa
cha mẹ và trẻ mắc chứng tự kỷ trong gia đình tại Hà Nội” (2010) đã chỉ ra
những hạn chế trên bình diện giao tiếp giữa những bậc cha mẹ có con tự kỷ
với chính con cái mình, bên cạnh đó nghiên cứu cũng đề cập đến những biểu
hiện của trẻ tự kỷ được thể hiện trong quá trình giao tiếp với bố mẹ như
những hành vi xa lánh bố mẹ, sự hạn chế về biểu đạt ngôn ngữ trong quá trình
giao tiếp.
Mới đây nhất trong luận án của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang với
đề tài: “Nghiên cứu phát hiện sớm tự kỷ bằng M – CHAT 23, đặc điểm dịch


11


tễ - lâm sàng và can thiệp sớm phục hồi chức năng cho trẻ nhỏ tự kỷ” (2012)
đã cho thấy 100% trẻ tự kỷ có chậm/khơng phát triển kĩ năng ngơn ngữ so với
tuổi hoặc nếu trẻ nói được thì khiếm khuyết về khởi xướng và duy trì hội
thoại; 98,2% thiếu kĩ năng chơi đa dạng, giả vờ, bắt chước mang tính xã hội
phù hợp với lứa tuổi; 93,6% sử dụng ngôn ngữ trùng lặp, rập khuôn hoặc
ngôn ngữ lập dị; 83% không biết chơi giả vờ [11].
Tác giả Trần Thị Mai với nghiên cứu “Đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ
lứa tuổi tiểu học ở Hà Nội” cũng cho thấy đối tượng giao tiếp của trẻ tự kỷ
không cịn bó hẹp trong quan hệ với cha mẹ, một bộ phận trẻ thích giao tiếp
với bạn bè. Về nội dung giao tiếp của trẻ tập trung vào 3 khía cạnh chính: (1)
nội dung liên quan đến kĩ năng tự phục vụ bản thân; (2) nội dung liên quan
đến việc học tập của trẻ; (3) nội dung liên quan đến đời sống xúc cảm tình
cảm. Như vậy, nội dung giao tiếp cho thấy gần như toàn diện những nhu cầu,
mong muốn thiết thực của trẻ tự kỷ. Khi giao tiếp hầu hết trẻ tự kỷ sử dụng cả
hai hình thức giao tiếp là ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Trẻ đã có sự kiềm chế về
hành vi của bản thân trong quá trình giao tiếp. Kết quả nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ chỉ ra: đặc điểm giao tiếp của
trẻ tự kỷ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, cả yếu tố khách quan và chủ quan.
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là không giống nhau. Càng nhiều yếu tố
cùng tác động đến đặc điểm giao tiếp của trẻ tự kỷ thì mức độ ảnh hưởng
càng cao [29].
Nhìn chung, tại Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu về giao
tiếp cho trẻ tự kỷ, nhưng chưa có nhiều cơng trình đi sâu nghiên cứu về kĩ
năng giao tiếp của trẻ tự kỷ. Nhìn chung những cơng trình nghiên cứu trên đã
có những tác động nhất định đối với việc phát triển kĩ năng giao tiếp nhưng
vẫn còn thiếu những cơng trình nghiên cứu kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ. Do
đó, nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ là một yêu cầu khách quan

và cần thiết.

12


Từ những cơ sở khoa học về lịch sử nghiên cứu vấn đề kĩ năng giao
tiếp của trẻ tự kỷ ở cả trong và ngoài nước đã tạo nền tảng lý luận vững chắc
cho đề tài nghiên cứu của tôi.
1.2. Một số vấn đề lý luận về kĩ năng giao tiếp của trẻ tự kỷ
1.2.1. Tự kỷ
1.2.1.1. Khái niệm tự kỷ
Có khá nhiều cách định nghĩa về tự kỉ hay rối loạn phổ tự kỷ:
“Tự kỷ bệnh lí là sự dừng hoặc thoái lui, ở một trong những giai đoạn
đầu tiên của sự phát triển, giai đoạn mà chủ thể cắm chốt vào đó” (Tustin F,
1977) [5].
Theo Ferrari (1999): “Cũng như các dạng loạn thần trẻ em, tự kỷ
không thể chia tách, chứng tự kỷ có thể là một dạng nghiêm trọng của sự rối
loạn nhân cách làm hư hại từ rất sớm - đôi khi từ lúc mới sinh – bộ máy tổ
chức đời sống nội tâm của trẻ và mối quan hệ của trẻ với thế giới bên ngoài.
Các dạng loạn thần này cũng tạo nên các dạng rối loạn phát triển ảnh hưởng
một cách đa dạng và không đồng nhất đến nhiều lĩnh vực phát triển khác
nhau của trẻ em”[5].
Cả hai cách định nghĩa được đưa ra dưới góc độ tâm lí học và đều có
nhận định chung: Tự kỉ là một dạng rối loạn phát triển. Tuy nhiên, cả hai cách
định nghĩa này chưa bao quát đầy đủ tất cả các đặc điểm của rối loạn này.
Gần đây nhất, trong cuốn sách “Giáo dục đặc biệt và những thuật ngữ
cơ bản” [49], tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến nêu ra như sau: Tự kỷ dùng để
chỉ những cá nhân có vấn đề về tương tác xã hội, về giao tiếp, có những mối
quan tâm và những hoạt động lặp lại, rập khuôn thời kỳ 36 tháng tuổi.
Tiêu chí chẩn đốn rối loạn tự kỷ như sau:

- Giảm khả năng định tính trong tương tác xã hội, thể hiện ở ít nhất hai
trong số các biểu hiện sau:

13


+ Giảm khả năng rõ rệt trong việc sử dụng các hành vi phi ngôn ngữ,
bao gồm liên hệ mắt – mắt, nét mặt, các tư thế của cơ thể và tương tác xã hội.
+ Khơng có khả năng để tìm kiếm những cơ hội và tương tác với người
khác (thiếu khả năng xác định những vấn đề quan tâm).
+ Thiếu sự trao đổi qua lại về tình cảm xã hội.
- Giảm khả năng định tính trong giao tiếp, thể hiện ở ít nhất một trong
số các biểu hiện sau:
+ Chậm hoặc hồn tồn khơng phát triển kĩ năng nói (khơng có ham
muốn bù đắp lại hạn chế này bằng các cách giao tiếp khác, ví dụ như điệu bộ
hoặc kịch câm).
+ Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp và rập khuôn hoặc sử dụng ngôn ngữ
khác thường.
+ Thiếu những hành động/cách chơi đa dạng hoặc thiếu hoạt động/cách
chơi bắt chước mang tính xã hội phù hợp với mức độ phát triển.
+ Những kiểu hành vi, những mối quan tâm và hoạt động lặp lại hoặc
rập khn, thể hiện ở ít nhất một trong những biểu hiện sau:
 Quá bận tâm tới một hoặc một số mối quan hệ có tính rập khn và bó
hẹp với một mức độ tập trung hoặc cường độ bất thường.
 Gắn kết cứng nhắc với những thủ tục hoặc nghi thức riêng biệt và
không mang tính chức năng.
 Có những biểu hiện vận động mang tính lặp đi lặp lại hoặc rập khn.
 Bận tâm dai dẳng đối với các bộ phận của cơ thể.
Khi xác định khái niệm tự kỷ, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác
giả Nguyễn Thị Hoàng Yến đã nêu ở trên và sử dụng khái niệm này làm khái

niệm công cụ nghiên cứu luận văn.
1.2.1.2. Phân loại tự kỷ
Theo quan điểm mô tả lâm sàng của bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD10) [34] về các rối loạn tâm thần và hành vi, tự kỷ là một hội chứng (gồm

14


nhiều triệu chứng khác nhau) nằm trong mục “F84” với tên gọi “rối loạn phát
triển lan tỏa” (Pervasive Developmental Disorders). Tự kỷ là một nhóm các
rối loạn đặc trưng bởi các bất thường về hành vi, chất lượng giao tiếp và quan
hệ xã hội.
Rối loạn phát triển lan tỏa là các rối loạn được đặc trưng bởi những bất
thường về chất lượng trong các mối quan hệ xã hội và phương thức giao tiếp
cũng như có một số sở thích và hành vi bị thu hẹp, định hình, lặp đi lặp lại.
Các bất thường về chất lượng này hình thành một nét lan tỏa mà người ta tìm
thấy trong hoạt động của chủ thể ở mọi hoàn cảnh với nhiều mức độ khác
nhau. Trong đa số các trường hợp, sự phát triển khơng bình thường ngay từ
tuổi trẻ nhỏ và có một vài trường hợp các trạng thái bệnh lý này thấy rõ trong
5 năm đầu cuộc đời.
Theo bảng phân loại bệnh quốc tế, rối loạn phát triển lan tỏa gồm
những tiểu mục sau: Tính tự kỷ ở trẻ em (F84.0); Tự kỷ khơng điển hình
(F84.1); Hội chứng Rett (F84.2); Rối loạn lan tỏa tan rã khác ở trẻ em
(F84.3); Rối loạn tăng hoạt động kết hợp với chậm phát triển tâm thần và các
động tác định hình (F84.4); Hội chứng Asperger (F84.5); Rối loạn phát triển
lan tỏa khác (F84.8); Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu (F84.9) [34].
Cũng nghiên cứu về bệnh tự kỷ, theo cuốn Sổ tay chẩn đoán và thống
kê những rối loạn tâm thần (DSM-IV) của Hiệp hội các nhà Tâm thần Hoa Kỳ
thì tự kỷ được xác định là rối loạn phát triển lan tỏa gồm năm thể loại rối loạn
phát triển khác nhau: Rối loạn tự kỷ (Autistic disorder); Rối loạn Rett (Rett’s
disorder); Rối loạn tan rã ấu thơ (Childhood disintegrative disorder); Rối loạn

Asperger (Asperger’s disorder); Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu
(Pervasive developmental disorder not otherwise specified).
1.2.2. Trẻ tự kỷ
1.2.2.1. Khái niệm trẻ tự kỷ

15


Trên cơ sở khái niệm về tự kỷ, chúng tôi đưa ra khái niệm trẻ tự kỷ như
sau: Trẻ tự kỷ là những trẻ có các rối loạn phát triển lan tỏa phức tạp ở
những lĩnh vực: tương tác xã hội, ngơn ngữ, hành vi định hình lặp đi lặp lại,
rối loạn cảm giác. Có 5 phân nhóm chẩn đốn trong phổ tự kỷ: tự kỷ điển
hình, tự kỷ dạng Asperger, rối loạn Rett, rối loạn phân rã ở trẻ thơ, rối loạn
phát triển lan tỏa – khơng điển hình.
1.2.2.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ tự kỷ
- Đặc điểm cảm giác, tri giác:
Cảm giác
Ngưỡng cảm giác của trẻ tự kỷ khơng bình thường. Có một số trẻ tăng
ngưỡng cảm giác (đánh, cấu, đập đầu vào tường không biết đau; trà xát lên da
không thấy rát), một số trẻ lại giảm ngưỡng cảm giác (không muốn ai chạm
vào cơ thể, chạm vào da của trẻ là trẻ sởn gai ốc, không dám đi chân đất, đi
trên thảm gai). Một số trẻ q nhạy cảm với sự kích thích có thể phản ứng
mạnh mẽ với kết cấu, âm thanh to ồn, hoặc với vị và mùi khác lạ… Do đó
trong trị liệu trẻ tự kỷ người ta cũng quan tâm nhiều đến trị liệu giác quan hay
còn gọi là điều hòa cảm giác [Kolvin, I (1971), Studies in the childhood
psychoses Diagnostic criteria and classification].
Tri giác
Đặc điểm nổi bật trong tri giác của trẻ tự kỉ là tri giác theo kiểu bộ
phận, điều này đã được lí giải theo “Luận thuyết trung tâm của sinh học phân
tử” của nhà sinh vật học Francis Crick (1958), cụ thể:

- Trẻ thường quan tâm đến chi tiết, hơn là để ý đến tổng thể của sự vật,
dẫn đến trẻ thường đưa ra sự liên hệ dựa trên các chi tiết. Điều này cũng cho
thấy rằng, mức độ tư duy khái quát hóa của trẻ tương đối thấp.
- Ngồi ra, trẻ tự kỉ thường có xu hướng tri giác lệch lạc giống “thầy bói
xem voi” bởi vì khả năng thu nhận và xử lí thơng tin đầu vào thiếu đầy đủ,
thiếu chính xác.

16


Những khó khăn về cảm giác và tri giác sẽ ảnh hưởng đến mức độ nhận
thức và hành vi của trẻ tự kỉ.
- Đặc điểm tư duy, tưởng tượng:
Trẻ tự kỉ cũng gặp những khó khăn nhất định trong tưởng tượng. Theo
Võ Nguyễn Tinh Vân (2002), trẻ tự kỉ có một số vấn đề về nhận thức như: trẻ
không nhận biết được những tình huống vui đùa, giả vờ, chơi tưởng tượng,
chơi đóng vai, trẻ gặp khó khăn khi thực hiện vai chơi trong các trò chơi
tưởng tượng [44]. Trẻ tự kỷ rất khó nhìn nhận được ý nghĩa của các sự việc đã
trải nghiệm hoặc ít có khả năng “rút kinh nghiệm”, do đó khả năng học tập
của trẻ gặp rất nhiều khó khăn; phần lớn trẻ có trí nhớ “vẹt” khá tốt và khả
năng tri giác không gian vượt trội mà không cần nhờ vào khả năng suy luận
và biện giải. Trong cuộc sống hằng ngày trẻ gặp khó khăn trong kết hợp các
loại thơng tin từ những sự kiện nhớ lại và từ những sự kiện hiện tại, khơng có
khả năng hiểu được ý nghĩa của những điều đã trải nghiệm để dự đoán những
điều sẽ xảy ra và dự đoán kế hoạch thực hiện. Theo sự đánh giá của hầu hết
những nhà nghiên cứu về tự kỷ, trí nhớ của trẻ tự kỉ rất tốt và sâu sắc, nhưng
độ liên kết giữa các ký ức trong trí nhớ lại rất rời rạc, khơng bền vững. Do đó
trẻ khó có thể hiểu trọn vẹn ý nghĩa những gì trong trí nhớ, khó khăn trong
việc tổng kết, khái quát để đưa ra kết luận, rút kinh nghiệm.
Các nhà nghiên cứu như Fombonne (1999; 2001), Edelson (2006),

Ritvo và Ritvo (2006), Shea và Mesibov (2005) đều chỉ ra rằng, khó khăn về
học và rối loạn tự kỷ thường đi kèm với nhau nhưng không phải bất cứ trẻ tự
kỉ nào cũng có những khó khăn về học hoặc khó khăn về tư duy. Theo Ritvo
và Freeman (1997) đã nghiên cứu và thống kê cho thấy có khoảng 75% trẻ tự
kỷ thường kèm theo khuyết tật trí tuệ. Trong số này, có khoảng 40% trẻ có chỉ
số thơng minh dưới 50, khoảng 30 % có chỉ số thơng minh từ 30 – 50, và
khoảng 30% có chỉ số thơng minh ở mức 70 trở lên [49]. Trong kết quả
nghiên cứu của Fombonne (1999) cũng đưa ra số liệu có tới 75% trẻ tự kỷ

17


×