Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Luận văn thạc sĩ tâm lý học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.27 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ SƠN

THỰC TRẠNG TÌM KIẾM CÁC LOẠI HÌNH ĐIỀU TRỊ CỦA
GIA ĐÌNH DÀNH CHO TRẺ CÓ RỐI LOẠN TÂM THẦN
TẠI TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ SƠN

THỰC TRẠNG TÌM KIẾM CÁC LOẠI HÌNH ĐIỀU TRỊ CỦA
GIA ĐÌNH DÀNH CHO TRẺ CÓ RỐI LOẠN TÂM THẦN
TẠI TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN
Mã số: Thí điểm

Cán bộ hướng dẫn: TS. Trần Văn Công

HÀ NỘI – 2016



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Giáo dục,
Đại học Quốc gia Hà Nội và các cán bộ, giảng viên của trường đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cám ơn TS. Trần Văn
Công, người thầy đã dành thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và định
hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn Sở Y tế Yên Bái, Trung tâm Truyền thông
GDSK tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các cán bộ tại Trung tâm
Y tế Thành phố Yên Bái, Trung tâm Y tế Huyện Lục Yên, Trung tâm Y tế
Huyện Trạm Tấu đã tạo điều kiện và hợp tác giúp tôi triển khai các hoạt động
nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn những anh chị em đồng nghiệp, gia
đình, những người bạn thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ và chia
sẻ những khó khăn trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu để hoàn thành
luận văn và hoàn thành khóa học.
Xin trân trọng cám ơn./.
Yên Bái, tháng 5 năm 2016

Nguyễn Thị Sơn

i


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIÊT TẮT


BSĐK

Bác sĩ đa khoa

BSCK
CBYT
CSSK
DSM- 5

Bác sĩ chuyên khoa
Cán bộ y tế
Chăm sóc sức khỏe
Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders - Sổ tay
Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn tâm thần (Hiệp hội Tâm

ĐTNC
ĐTV
GDĐB
ICD-10

thần học Hoa Kỳ) lần thứ 5.
Đối tượng nghiên cứu
Điều tra viên
Giáo dục đặc biệt
International Classification of Diseases – Bảng phân loại Quốc

tế về bệnh tật phiên bản thứ 10
KHXH&NV Khoa học Xã hội và Nhân văn
LHĐT
RLTT

SKTT
TLH
TT-GDSK
TW
UNICEF

Loại hình điều trị
Rối loạn tâm thần
Sức khỏe tâm thần
Tâm lý học
Truyền thông giáo dục sức khỏe
Trung Ương
United Nations Children's Fund - Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp

WHO

Quốc
World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới

WHO-

The WHO Assessment Instrument for Mental Health Systems –

AIMS

Công cụ đánh giá hệ thống sức khỏe tâm thần của tổ chức y tế

YTTB

thế giới

Y tế thôn bản

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIÊT TẮT............................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 3
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..........................................................................5
7. Đóng góp mới của đề tài................................................................................. 5
8. Đạo đức nghiên cứu .......................................................................................6
9. Cấu trúc luận văn ...........................................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ......................................................................7
1.1.1. Các nghiên cứu về rối loạn tâm thần ở trẻ em .......................................7
1.1.2. Các nghiên cứu về loại hình điều trị rối loạn tâm thần....................... 11
1.1.3. Các nghiên cứu về tìm kiếm loại hình điều trị rối loạn tâm thần ........17
1.2. Một số vấn đề lý luận................................................................................. 23
1.2.1. Rối loạn tâm thần .................................................................................23
1.2.2. Rối loạn tâm thần ở trẻ em ...................................................................26
1.2.3. Loại hình điều trị rối loạn tâm thần trẻ em .........................................30

CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............37
2.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu ...................................................................37
2.2. Tổ chức nghiên cứu ...................................................................................38
2.2.1. Mẫu nghiên cứu ...................................................................................38
iii


2.2.2. Tiến trình nghiên cứu ...........................................................................42
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................43
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .........................................................43
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ..................................................44
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn .......................................................................44
2.3.4. Phương pháp thống kê toán học ..........................................................44
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................45
3.1. Một vài đặc điểm chung về gia đình trẻ có rối loạn tâm thần tại Yên Bái ....45
3.2. Thực trạng tìm kiếm các loại hình điều trị (LHĐT) của gia đình .................47
3.2.1. Địa điểm điều trị rối loạn tâm thần mà gia đình tìm kiếm ..................48
3.2.2. Các nhà chuyên môn và các cá nhân liên quan được tìm kiếm ...........49
3.2.3. Khả năng tiếp cận các cá nhân điều trị RLTT .....................................49
3.2.4. Kênh thông tin mà gia đình sử dụng để tìm kiếm các ..........................51
3.2.5. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tìm kiếm các LHĐT .....52
3.2.6. Cảm xúc và những vấn đề gia đình gặp phải khi tìm kiếm các LHĐT 54
3.2.7. Những dự định tìm kiếm loại hình điều trị ...........................................54
3.3. Các yếu tố liên quan đến tìm kiếm loại hình điều trị ....................................55
3.3.1. Tương quan giữa trình độ học vấn với tìm kiếm cá nhân và địa điểm
điều trị RLTT ..................................................................................................55
3.3.2. Mối liên quan giữa dân tộc của gia đình trẻ với thực trạng tìm kiếm . 56
3.3.3. Mối liên quan giữa quan niệm bệnh của trẻ với tìm kiếm LHĐT … 58
3.3.4. Mối quan hệ giữa địa điểm với nhà chuyên môn và cá nhân điều trị mà
gia đình tìm kiếm ............................................................................................59

3.3.5. Mối quan hệ giữa kênh thông tin tìm kiếm và cá nhân được tìm kiếm 60
3.3.6. Một số yếu tố liên quan khác............................................................... 61
3.3.7. Mối quan hệ giữa tìm kiếm và lựa chọn sử dụng loại hình điều trị RLTT
cho trẻ của gia đình....................................................................................... 61
3.3.7. Các yếu tố dự đoán việc tìm kiếm các LHĐT RLTT ............................69
3.4. Mong muốn của gia đình trong tìm kiếm loại hình điều trị cho trẻ. .............71
iv


3.5. Bàn luận về kết quả nghiên cứu .................................................................72
3.5.1. Địa điểm và nhà chuyên môn điều trị gia đình tìm kiếm .....................73
3.5.2. Kênh thông tin gia đình tìm kiếm .........................................................74
3.5.3. Những thuận lợi và khó khăn của gia đình trong quá trình tìm kiếm . .74
3.5.4. Cảm xúc của gia đình trong quá trình tìm kiếm ..................................75
3.5.5. Các yếu tố liên quan đến việc tìm kiếm LHĐT của gia đình ...............76
3.5.6. Mối quan hệ giữa lựa chọn và tìm kiếm loại hình điều trị ...................76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................79
1. Kết luận .......................................................................................................79
1.1. Địa điểm điều trị và nhà chuyên môn điều trị được gia đình tìm kiếm . .79
1.2. Những yếu tố liên quan đến tìm kiếm LHĐT ..........................................79
1.3. Mong muốn của gia đình và nhà chuyên môn ........................................80
2. Khuyến nghị ................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................82
PHỤ LỤC...................................................................................................... 88

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 1.1. Tỷ lệ RLTT của trẻ em một số nước trên thế giới...........................7
Bảng 1.2. Mức độ phổ biến của một số RLTT theo lứa tuổi...........................
27
Bảng 2.1. Số lượng khách thể theo địa bàn.....................................................
38
Bảng 2.2. Đặc điểm nhân khẩu học của phụ huynh trẻ có rối loạn TT...........
39
Bảng 2.3. Tỷ lệ dân tộc theo địa bàn nghiên cứu............................................
40
Bảng 2.4. Đặc điểm của trẻ có RLTT..............................................................
41
Bảng 2.5. Thông tin về khách thể được phỏng vấn.........................................
42
Bảng 3.1. Độ tuổi sinh của mẹ và thứ tự của trẻ trong số anh chị em.............
45
Bảng 3.2. Các rối loạn tâm thần mà trẻ mắc phải...........................................
46
Bảng 3.3. Mức độ gia đình tìm kiếm địa điểm điều trị RLTT.........................
48
Bảng 3.4. Mức độ gia đình tìm kiếm các cá nhân trong điều trị RLTT
49
Bảng 3.5. Mức độ tiếp cận các cá nhân điều trị RLTT……………….
50
Bảng 3.6. Những khó khăn của gia đình khi tìm kiếm các LHĐT…..
53
Bảng 3.7. Cảm xúc tiêu cực của gia đình khi tìm kiếm các LHĐT.................
54
Bảng 3.8. Tương quan giữa học vấn với tìm kiếm LHĐT RLTT.........
56
Bảng 3.9. Tương quan giữa các dân tộc trong tìm kiếm nhân viên YTTB…

57
Bảng 3.10. Giá trị tương quan giữa địa điểm với cá nhân điều trị……
59
Bảng 3.11. Tương quan giữa thời gian thăm khám và điều trị sau khi
phát hiện bệnh với địa điểm được gia đình tìm kiếm………………..
Bảng 3.12. Tương quan giữa thời gian cho trẻ đi điều trị sau phát hiện

61

bệnh với khó khăn và kênh thông tin gia đình tìm kiếm các LHĐT…
Bảng 3.13. Tương quan giữa địa điểm được tìm kiếm với địa điểm

62
64

điều trị..............................................................................................................
Bảng 3.14. Tương quan giữa tổng số nơi với địa điểm và cá nhân điều trị
69
Bảng 3.15. Tổng hợp các giá trị trong phân tích hồi quy tuyến tính
69

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Mức thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình...................... 45
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ các loại rối loạn tâm thần mà trẻ mắc phải …………
46
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ gia đình lựa chọn kênh thông tin để tìm kiếmLHĐT......... 51
Biểu đồ 3.4. Mức độ hỗ trợ gia đình nhận được (tỷ lệ %)………………
52
Biểu đồ 3.5. Dự định trong việc tìm kiếm các LHĐT..................................... 55

Biểu đồ 3.6. Mối quan hệ giữa quan niệm bệnh với tìm kiếm địa điểm
điều trị RLTT................................................................................................... 58
Biểu đồ 3.7. Cách thức chính gia đình chữa trị cho trẻ hiện tại...................... 66
Biểu đồ 3.8. Mối quan hệ giữa cách thức điều trị với việc tìm kiếm
vi


những cá nhân chữa trị cho trẻ …………………………………………
Biểu đồ 3.9. Tổng số nơi mà trẻ đã được đi điều trị…………………. .

67
68

Hình 1.1. Mô hình điều trị RLTT ………………………………………

30

Hình 2.1. Bản đồ các khu vực nghiên cứu………………………………

37

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay trên thế giới, chương trình sức khỏe tâm thần cho trẻ em là một
trong ba chương trình lớn của chăm sóc sức khỏe (bên cạnh tai nạn, nhiễm
khuẩn) (WHO, 2010). Cùng với những biến động về kinh tế, văn hóa, toàn cầu
hóa về thông tin, nền công nghiệp phát triển, cạnh tranh thị trường v.v. đã tác

động nhiều đến tâm lý con người nói chung và trẻ em nói riêng làm cho tỷ lệ rối
loạn tâm thần tăng cao gây ra gánh nặng cho toàn xã hội. Theo tổ chức Y tế Thế
Giới (WHO) sức khoẻ tâm thần được xem như gánh nặng giấu mặt. Có 25% dân
số thế giới bị rối loạn tâm thần tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời, và có 54
triệu người trên thế giới mắc các rối loạn về sức khỏe tâm thần. Khi có bệnh tất
yếu con người có nhu cầu tìm kiếm cách điều trị. Đặc biệt với trẻ em có rối loạn
tâm thần, sự tìm kiếm các loại hình điều trị dành cho trẻ của gia đình trở thành
mối quan tâm hàng đầu chi phối nhiều hoạt động khác trong cuộc sống. Kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học đều cho thấy vai trò của gia đình trong việc tìm
kiếm những loại hình điều trị dành cho trẻ có rối loạn tâm thần. Cùng với đó rất
nhiều yếu tố tác động tới sự tìm kiếm như niềm tin, mối quan hệ, văn hóa là kết
quả của các nghiên cứu khác nhau từ những nhóm tác giả Jonathan Bentley
Singer nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em của người mẹ tại Mỹ
(2009); Holly Ann Miller nghiên cứu về tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe
tâm thần dành cho trẻ em của cha mẹ tại California (2009). Các kết quả nghiên
cứu cũng đưa ra khá nhiều cách thức mà gia đình tìm đến như bác sĩ, thầy lang,
các yếu tố tâm linh, và hành vi tìm kiếm khác nhau còn bị chi phối bởi nhiều yếu
tố khác nhau như vùng miền, tuổi tác, giới tính, mô hình bệnh tật. Trước khi đến
bệnh viện điều trị, gia đình và người có rối loạn tâm thần sử dụng nhiều loại hình
điều trị từ chính thống, chuyên môn cho đến mê tín, khoảng ¾ bệnh nhân tìm
đến bệnh viện tâm thần, các lựa chọn khác là tâm linh, khám đa khoa v.v.
1


(Chadda, 2011). Với bệnh thực thể 75% phụ nữ tìm kiếm sự trợ giúp từ các
chuyên gia, số còn lại tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè. Nhưng ngược lại nếu có
một vấn đề về tâm lý, tâm thần, chỉ 30% tìm tới chuyên gia còn 70% tìm những
sự trợ giúp khác (Lindquis, 1995).
Ở Việt Nam có nhiều vấn đề cần bàn luận về việc tìm kiếm các loại hình
điều trị của gia đình trẻ bị rối nhiễu tâm thần liên quan đến văn hóa truyền thống,

phong tục, quan niệm định kiến về bệnh (Lê Văn Hảo, 2012). Theo nghiên cứu
của bệnh viện Tâm thần Hà Nội: 70% gia đình có người rối loạn tâm thần tìm
đến cúng bái trước khi đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế, song nghiên
cứu một cách khoa học để có cái nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này chưa được
đề cập nhiều. Nghiên cứu ở Việt Nam về tìm kiếm loại hình điều trị chủ yếu tập
trung vào các dịch vụ y tế, tìm kiếm về một bệnh thực thể, chưa có nhiều nghiên
cứu về tìm kiếm các loại hình điều trị dành cho trẻ rối loạn tâm thần.
Một nghiên cứu nổi bật của nhóm tác giả LiavanderHam, PamelaWright,
Võ Văn Vương và cộng sự nghiên cứu tại Thừa Thiên Huế (2009) cho thấy phần
lớn người bệnh đề nghị được hỗ trợ bởi người thân và chăm sóc tại nhà, nhấn
mạnh tầm quan trọng của gia đình đối với người có rối loạn tâm thần.
Tại Yên Bái đã có một số nghiên cứu về vấn đề sức khỏe tâm thần, các tác
giả tập trung nghiên cứu về bệnh mãn tính như bệnh động kinh và tâm thần phân
liệt của BS Đặng Thị Tuyết (2011-2012), đánh giá sự hài lòng của người bệnh
điều trị tại bệnh viện tâm thần của BS Dương Thị Bảo Ngọc (Bệnh viện tâm thần
tỉnh) và đề tài Nhận xét cơ cấu bệnh tại Bệnh viện tâm thần Yên Bái (2012-2013)
của BS Trần Đức Quân - Giám đốc Bệnh viện tâm thần tỉnh, chúng tôi cũng chưa
thấy có nghiên cứu nào về vấn đề rối loạn tâm thần ở trẻ em tại cộng đồng. Hiện
nay chương trình quản lý tâm thần tại cộng đồng chưa bao quát được hết 180
phường trên toàn tỉnh (mới quản lý 154 xã phường), mặt khác số người được
chăm sóc theo dõi tập trung chủ yếu là những bệnh nhân tâm thần mãn tính: Tâm
2


thần phân liệt, động kinh, trầm cảm. Bệnh nhân đến khám tại viện cũng tập trung
nhiều ở nhóm tuổi trung niên và người già. Trong khi đó thời gian gần đây vấn
đề rối loạn tâm thần ở trẻ em tại Yên Bái bắt đầu được quan tâm khi ngày càng
nhiều trẻ em bị tăng động, tự kỷ, lo âu – trầm cảm tuổi thanh thiếu niên v.v.
Vì vậy việc nghiên cứu về các vấn đề rối loạn tâm thần trẻ em ở một tỉnh
miền núi như Yên Bái là cần thiết, trong điều kiện chưa có những nghiên cứu

sàng lọc, hay chuyên sâu về vấn đề này trước đó. Mặt khác với đặc thù là một
tỉnh miền núi, kinh tế xã hội còn nghèo, tính sẵn có và khả năng tiếp cận chất
lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Yên Bái còn rất hạn chế. Cùng với
đó việc tìm hiểu về tình hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em rất cần cho
công tác cung cấp thông tin và giáo dục sức khỏe.Vì vậy chúng tôi chọn đề tài
nghiên cứu “Thực trạng tìm kiếm các loại hình điều trị của gia đình dành cho
trẻ có rối loạn tâm thần tại tỉnhYên Bái”, nghiên cứu sẽ đưa ra được sơ sở dữ
liệu và một số nội dung khoa học quan trọng về vấn đề tìm kiếm các loại hình
điều trị dành cho trẻ em rối loạn tâm thần, mở đầu cho các nghiên cứu khoa học
về vấn đề này trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng tìm kiếm các
loại hình điều trị của gia đình dành cho trẻ em có rối loạn tâm thần ở Yên Bái và
đánh giá những thuận lợi, khó khăn của việc tìm kiếm các loại hình điều trị của
gia đình dành cho trẻ rối loạn tâm thần từ đó có những đề xuất góp phần giúp gia
đình và cộng đồng trong việc chăm sóc hỗ trợ trẻ có rối loạn tâm thần.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các gia đình có con bị rối loạn tâm thần ở Yên Bái đang tìm kiếm các
loại hình điều trị dành cho con em mình như thế nào?
- Những yếu tố nào liên quan đến cách thức tìm kiếm các loại hình điều trị
của gia đình dành cho trẻ có rối loạn tâm thần ở Yên Bái?

3


- Mong muốn của gia đình về tìm kiếm các loại hình điều trị dành cho trẻ
bị rối loạn tâm thần?
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng tìm kiếm các loại hình điều trị của gia
đình dành cho trẻ em có rối loạn tâm thần ở Yên Bái.

- Khách thể nghiên cứu: 114 người là phụ huynh của trẻ 18 tuổi trở xuống
có các RLTT khác nhau; 05 cá nhân là cán bộ ngành y tế từ tuyến tỉnh và tuyến
huyện, giáo viên giáo dục đặc biệt, nhân viên YTTB cũng được trưng cầu ý kiến.
- Chọn mẫu: chúng tôi xây dựng đề tài và lựa chọn khách thể nghiên cứu
là các gia đình có trẻ mắc các rối loạn tâm thần khác nhau. Đây là đối tượng trực
tiếp tìm kiếm các loại hình điều trị dành cho trẻ trong gia đình khi phát hiện con
em mình có các rối loạn tâm thần trước và sau khi có chẩn đoán của bác sĩ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý luận
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về rối loạn tâm thần, các loại hình điều trị, vấn đề
tìm kiếm các loại hình (bao gồm cách thức, phương pháp) điều trị của cha mẹ
dành cho trẻ có rối loạn tâm thần ở Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu này sẽ tìm hiểu
các khái niệm về loại hình điều trị, rối loạn tâm thần; trẻ em; rối loạn tâm thần ở
trẻ em; vai trò của gia đình đối với trẻ có rối loạn tâm thần
5.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Phối hợp với các đơn vị y tế các tuyến từ tỉnh, huyện xã đến thôn bản rà
soát, lựa chọn, lên danh sách đối tượng nghiên cứu
- Thiết kế xây dựng công cụ nghiên cứu. Thông qua các phương pháp thu
thập dữ liệu, sử dụng công cụ nghiên cứu là bảng hỏi để tìm hiểu sự tìm kiếm các
loại hình điều trị của gia đình dành cho trẻ em có rối loạn tâm thần bao gồm
những hoạt động tìm kiếm các loại hình điều trị và hỗ trợ điều trị nhằm tăng
cường, phòng chống và chữa trị bệnh tật cho trẻ có RLTT tại tỉnh Yên Bái.

4


- Mô tả những yếu tố liên quan đến việc tìm kiếm các loại hình điều trị của
gia đình dành cho trẻ em có rối loạn tâm thần
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu

- Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng gia đình đã, đang và sẽ tìm kiếm
các LHĐT khi phát hiện con có rối loạn tâm thần và các yếu tố liên quan.
- Với mục đích nghiên cứu phát hiện vấn đề nên đề tài không đi sâu vào
sàng lọc hay chẩn đoán các rối loạn ở trẻ em
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
- Địa bàn khảo sát: tại gia đình có con bị rối loạn tâm thần trên địa bàn 3
huyện thị của tỉnh Yên Bái: huyện Trạm Tấu, huyện Lục Yên, thành phố Yên Bái
(là các khu vực đại diện cho vị trí địa lý của tỉnh Yên Bái đồng thời có đồng bào
dân tộc đại diện cho các dân tộc trên địa bàn tỉnh)
6.3. Giới hạn về mẫu nghiên cứu:
- Nhằm đảm bảo tính khoa học của đề tài, chúng tôi chỉ chọn mẫu là gia
đình có trẻ em từ 18 tuổi trở xuống mắc RLTT đã có chẩn đoán của cơ sở y tế.
- Chúng tôi không nghiên cứu hộ gia đình mà thực hiện khảo sát phụ
huynh của trẻ. Mỗi gia đình chỉ khảo sát một người
7. Đóng góp mới của đề tài
7.1. Là nghiên cứu đầu tiên tại một tỉnh miền núi về thực trạng tìm kiếm các loại
hình điều trị của gia đình đối với trẻ có rối loạn tâm thần tại Yên Bái. Đóng góp
về thực tiễn và cơ sở lý luận cho công tác nghiên cứu khoa học sau đó
7.2. Mô tả được thực trạng tìm kiếm các các loại hình điều trị của gia đình dành
cho trẻ có rối loạn tâm thần từ đó đánh giá được những thuận lợi, khó khăn và
những yếu tố liên quan nhằm nâng cao vị thế của gia đình và các tổ chức liên
quan trong chăm sóc và hỗ trợ trẻ bị rối loạn tâm thần

5


7.3. Cung cấp cơ sở mang tính khoa học để đề xuất xây dựng mạng lưới liên lạc
giữa gia đình với cơ quan truyền thông, bước đầu cung cấp thông tin hỗ trợ gia
đình người bệnh trong chăm sóc trẻ rối loạn tâm thần tại gia đình
8. Đạo đức nghiên cứu

- Đề tài đã được Hội đồng khoa học ngành y tế Yên Bái phê duyệt và cho
phép triển khai trên địa bàn tỉnh.
- Xin giấy giới thiệu để đến các cơ sở điều trị, can thiệp thu thập thông tin
- Sử dụng thẻ chuyên môn1 để thu thập thông tin tại các gia đình
- Những người tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện đồng ý tham gia
sau khi được biết đầy đủ thông tin về đề tài nghiên cứu.
- Quyền bảo mật: Bảo mật thông tin mà gia đình cung cấp
- Báo cáo nghiên cứu: Trình bày số liệu trung thực
- Không trình bày nghiên cứu, số liệu của người khác như của mình
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm 3 chương nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu thực tiễn

1

Thẻ ghi rõ họ tên và nơi công tác, chuyên môn làm việc

6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu về rối loạn tâm thần ở trẻ em
1.1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Các rối loạn tâm thần ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống con
người, hàng năm trên thế giới có hàng triệu người phải chịu ảnh hưởng của các

rối loạn tâm thần. Đặc biệt trong xã hội phát triển hiện nay, tỷ lệ trẻ em có các rối
loạn tâm thần đang ngày càng phức tạp và có xu hướng tăng nhanh.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới tổng hợp các nghiên cứu cho thấy
tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần của trẻ em và một số nước trên thế giới cụ thể
như sau:
Bảng 1.1. Tỷ lệ RLTT của trẻ em và thanh thiếu niên một số nước trên thế giới
Nước
Brazil
Canada (Ontario)
Ethiopia
Đức
Ấn độ
Nhật Bản
Tây Ban Nha
Thụy Sỹ
Mỹ

Độ tuổi
7 – 14
4 – 16
1 – 15
12 – 15
1 – 16
12 – 15
8,11,15
1 – 15
9 – 17

Tỷ lệ (%)
12,7

18,1
17,7
20,7
12,8
15,0
21,7
22,5
21,0

Tác giả
Fleitlich-Bilyk & Goodman, 2004
Offord và cs., 1987
Tadesse và cs., 1999
Weyerer và cs., 1988
Indian Council of Medical Research
Morita và cs., 1993
Gomez-Beneyto và cs.,1994
Steinhausen và cs., 1998
US Department of Health & Human

Services, 1999
(Nguồn: theo WHO – 2005) [44]
Nghiên cứu trên 2064 trẻ em và vị thành niên từ 0-16 tuổi ở thành thị và
nông thôn tại Bangalore, Ấn Độ (2005), tác giả Shoba Srinath và cộng sự đưa ra
tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần: Nhóm tuổi 0-3 với 486 mẫu có 1.8% trẻ mắc rối loạn
hành vi, 1.4% trẻ rối loạn ngôn ngữ, 1.4% trẻ chậm phát triển tâm thần v.v. Tổng
tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần ở độ tuổi này là 13 % và ở độ tuổi 14-16 là 12 %,
7



tỷ lệ này ở Ấn Độ thấp hơn so với các nước phương Tây. Đặc biệt trong phân
tích tương quan nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ trẻ em có các rối loạn tâm thần cao
hơn khi đi kèm những yếu tố: điều kiện sống không tốt, bị lạm dụng thể chất, có
cha mẹ rối loạn tâm thần, gia đình giáo dục kém [40, tr..67-79]
Merikangas, Kathleen Ries, and Jianping He với nghiên cứu về dịch tễ học
của rối loạn tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên (2014), đã thống kê từng loại
rối loạn tâm thần cụ thể ở trẻ em và thanh thiếu niên ở Mỹ bao gồm: Rối loạn
cảm xúc, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, rối loạn hành vi, lạm dụng chất. Cụ
thể: tuổi phát bệnh của các rối loạn trầm cảm thường từ 11-14 tuổi, tỷ lệ trầm
cảm cũng tăng theo độ tuổi: 1-2 % ở độ tuổi 13, 3-7% ở độ tuổi 15-20, tỷ lệ rối
loạn lưỡng cực 0% đến 0,9% ở trẻ em từ 14 tuổi đến 18 tuổi, tăng động giảm chú
ý (ADHD) dao động từ 2-8.7 % ở lứa tuổi từ 4-17 tuổi, nghiên cứu đã trích dẫn
từ các nghiên cứu gần đây cho thấy sự vượt trội của trẻ nam so với nữ ở tỷ lệ
mắc rối loạn hành vi, cụ thể: 11,8% ở bé trai và 5,4% ở bé gái, 3,62% ở nam và
0,85% ở nữ, 2,0% ở nam và 0,5% đối với nữ, 1,5% ở nam và 0,3% ở nữ. Cũng
nghiên cứu này đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ rối loạn tâm thần trẻ em bao gồm
mẹ phơi nhiễm ốm đau và sau sinh, stress, lạm dụng rượu, sử dụng thuốc, dinh
dưỡng, nhiễm trùng và các tác nhân môi trường khác, các yếu tố khác như cuộc
sống căng thẳng, các đặc điểm của bố mẹ bao gồm cả sự giáo dục, tuổi, tầng lớp
xã hội, việc làm và lịch sử y tế…Một trong những yếu tố nguy cơ mạnh nhất cho
sự hình thành các rối loạn tâm thần ở trẻ em đó là cha mẹ có các rối loạn tâm
thần [38, tr.5-7].
Báo cáo nghiên cứu về tỷ lệ và điều trị rối loạn tâm thần ở trẻ em trong tạp
chí Nhi khoa Mỹ (số 1 tháng 1 năm 2004) 1, tác giả Kathleen Ries Merikangas và
cộng sự nghiên cứu trên 3042 khách thể từ 8- 15 tuổi từ 2001 đến năm 2004 đã
đưa ra kết quả: 8.6 % trẻ có rối loạn tăng động, 3.7% rối loạn cảm xúc, 2.1% rối
1

/>
8



loạn hành vi, 0.7% rối loạn hoảng sợ và lo âu, 0.1 % rối loạn ăn uống. Và chỉ có
một nửa số người được đánh giá là có rối loạn tìm đến chuyên gia về sức khỏe
tâm thần.
Nhiều nghiên cứu về rối loạn tâm thần trẻ em đã cho thấy vấn đề này nếu
không được can thiệp, trợ giúp thường gây ra những hệ quả tiêu cực đối với đời
sống cá nhân và cộng đồng.
Theo báo cáo năm 2011 của Tổ chức Y Tế thế giới, chi phí cho các vấn
đề SKTT của các nước trên thế giới là 2.500 tỷ USD, dự đoán đến 2030 là 6000
tỷ USD chiếm tỉ lệ khoảng 12% trên tổng số bệnh [42].
Theo Báo cáo y tế thường niên của Anh năm 2012 về vấn đề sức khỏe tâm
thần ở trẻ em và thanh thiếu niên đã chỉ rất rõ những ảnh hưởng tiêu cực của các
rối loạn tâm thần tới đời sống xã hội, mà đầu tiên là tác động đến cá nhân và gia
đình, nó ảnh hưởng đến cơ hội sống của mỗi cá nhân, tăng nguy cơ không được
đến trường, nghèo nàn về giáo dục dẫn đến các vấn đề việc làm, tệ nạn xã hội,
hạn chế các mối quan hệ xã hội của các em từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng
thành. Các rối loạn tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên thường rất dai dẳng:
đặc biệt là các rối loạn hành vi, tăng động, tự kỷ. Cũng như các tác động lên cá
nhân và gia đình, các rối loạn tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên gây tổn hại
lớn đến kinh tế, các chi phí cho mỗi trẻ có rối loạn tâm thần tăng từ 11.42 đến
59.130 Bảng Anh, lấy một trẻ có rối loạn hành vi làm ví dụ, chi phí suốt đời cho
cá nhân này lên tới 5,2 tỷ Bảng Anh, gấp khoảng 10 lần so với chi phí cho đứa
trẻ không có rối loạn.
Cũng theo nghiên cứu từ báo cáo này, tỷ lệ rối loạn tâm thần ở trẻ em và
thanh thiếu niên cao hơn trong gia đình chỉ có cha hoặc mẹ (16%), gia đình bố
mẹ sống chung (8%), cha mẹ không có và có bằng cấp (17%) và (4%), trong gia
đình có thu nhập hàng tuần ít hơn 100 Bảng (16%) và gia đình có mức thu nhập
600 Bảng Anh hoặc nhiều hơn [37]
9



Cũng như nhiều nghiên cứu trên, cha mẹ bị bệnh tâm thần có liên quan
đến một tỷ lệ cao hơn trẻ em và thanh thiếu niên mắc các RLTT [29, tr.5,6].
Như vậy các nghiên cứu trên thế giới về RLTT trẻ em khá đa dạng với
nhiều khía cạnh, từ dịch tễ đến ảnh hưởng, tổn hại kinh tế do vấn đề này gây ra.
1.1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam.
Ở Việt Nam các rối loạn tâm thần trẻ em mới được quan tâm nghiên cứu
trong khoảng một thập kỷ trở lại đây. Theo thống kê của khoa Tâm thần – Viện
Nhi Trung Ương, nếu như năm 1982-1989 tỷ lệ các vấn đề liên quan đến sức
khỏe tâm thần trẻ em chiếm 10%, năm 2000 tỷ lệ trẻ em có rối nhiều tâm thần
chiếm đến 20%, thì giờ đây (mặc dù chưa điều tra đủ tất cả các rối loạn tâm
thần), tỷ lệ bệnh tâm thần ở trẻ cũng xếp thứ 10 trong các bệnh của trẻ [21].
Năm 1995, BS Đinh Thị Hoan nghiên cứu về tỷ lệ động kinh và chậm phát
triển tâm thần tại Khánh Hòa đã đưa ra tỷ lệ 0,28% trẻ động kinh và 2.01% trẻ
chậm phát triển tại tỉnh này, đặc biệt tỷ lệ CPTTT ở miền núi cao hơn ở đồng
bằng và thành thị [8, tr.5- 9].
Một trong những vấn đề “nghiêm trọng” được xác định có ảnh hưởng tiêu
cực tới chất lượng dân số Việt Nam hiện nay là tỉ lệ dân số bị thiểu năng thể lực
và trí tuệ chiếm tới 1,5% và đang tiếp tục tăng thêm hàng năm [37].
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố nguy cơ sức khỏe tâm thần trẻ em
Việt Nam, tác giả Đặng Hoàng Minh, Bahr Weiss và Nguyễn Cao Minh (2013)
tìm ra tỷ lệ 13,2% trẻ em có vấn đề SKTT (bằng công cụ SDQ) và 11,9% (bằng
công cụ CBCL-VN). Ở những trẻ lớn hơn, có 10,7% trẻ có vấn đề SKTT (công
cụ SDQ) và 12,4% (công cụ YSR) [3, tr.106].
Ở Việt Nam, mặc dù thiệt hại do các vấn đề sức khỏe tâm thần gây ra chưa
được thống kê đầy đủ, nhưng thông tin từ Dự án Chăm sóc SKTT cộng đồng cho
biết kinh phí hàng năm chính phủ dành cho việc chăm sóc SKTT của toàn dân
ngày một tăng (năm 2000 là 60 tỷ đồng đến 2011 là 70 tỷ). Tuy nhiên đây còn là
10



một con số khiêm tốn và thường được dùng để chi trả cho việc điều trị cho một
bệnh nhân có rối loạn tâm thần nặng, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Ở Việt
Nam có rất ít các chương trình phòng ngừa vấn đề sức khỏe tâm thần cho trẻ em
(Dẫn theo Đoàn Thị Hương [10, tr.14]).
Như vậy các nghiên cứu ở Việt Nam đã cho thấy một tỷ lệ không nhỏ trẻ
em mắc phải các rối loạn tâm thần, từ đó kéo theo rất nhiều ảnh hưởng, tổn hại
cho cả gia đình và xã hội. Nhưng đa số các nghiên cứu về rối loạn tâm thần trẻ
em bỏ qua những rối loạn phát triển hoặc những rối loạn nặng hơn như chậm
phát triển, thiểu năng trí tuệ, tâm thần phân liệt v.v và rất hạn chế những nghiên
cứu về vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em ở miền núi.
1.1.2. Các nghiên cứu về loại hình điều trị rối loạn tâm thần
1.1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Loại hình điều trị rối loạn tâm thần là tập hợp những cách thức, phương
pháp điều trị các rối loạn tâm thần. Có thể nói loại hình điều trị xuất phát từ khi
có loài người, cách thức người có rối loạn tâm thần điều trị liên quan đến nhận
thức của con người về bệnh tật, những lý giải về nguyên nhân bệnh. Vì vậy dẫn
chứng về lịch sử phát triển của các loại hình điều trị sẽ là cơ sở quan trọng của
các nghiên cứu khoa học về vấn đề này.
Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, nhân chủng học đã tìm thấy
vào thời kỳ đồ đá, khoảng nửa triệu năm trước đây, một số sọ người bị cắt đôi
bằng dao đá, họ phỏng đoán đây có thể là một chỉ dấu cho thấy cách chữa trị
bệnh nhân bị đau đầu kinh niên vào thời đại đó. Hành động này có lẽ là mục đích
làm cho hồn ma hay quỷ sứ có cơ hội thoát ra khỏi sự giam hãm trong đầu óc của
người bệnh [24, tr.17]. Thời cổ đại, bệnh tâm thần được cho là do thần thánh và
siêu nhiên gây ra, vì vậy việc điều trị thường do các tu sĩ với nghi lễ và niềm tin
tôn giáo. Thời Hy Lạp và La Mã bắt đầu ứng dụng y học vào giải thích triệu
chứng bệnh là do mất cân bằng các dịch thể (máu, đờm, mật). Hypocrat- Ông tổ
11



nghề y giải thích bệnh là do tử cung [20, tr.1], do đó để trị liệu chứng trầm cảm
chẳng hạn, Hypocrat tin rằng bệnh nhân phải biết chú ý và điều hòa các vấn đề
ăn uống, tình dục và tập thể dục v.v [24, tr.18]. Thời kỳ đế quốc La Mã, một số
thầy thuốc đã áp dụng những cách chữa trị rối loạn tâm thần bằng nhiều kỹ thuật
khác nhau như làm cho chảy máu (được tin là sẽ làm giảm số lượng máu lên đầu
và do đó cơn điên loạn sẽ thuyên giảm), hay xoa dịu cơn đau bằng một số dụng
cụ xoa bóp cơ thể, hoặc dùng các hình thức tâm lý để hỗ trợ, an ủi hoặc cho
người bệnh nghe nhạc, tắm nước ấm, tập thể thao v.v [24, tr.19].
Từ thời trung cổ cho đến thế kỷ XVII -XVIII người bệnh tâm thần bị giam
dữ và thường được cho là do ma quỷ, xiềng xích, tra tấn, đánh roi được coi là
một phương pháp điều trị từ đây tạo nên thành kiến và sợ hãi với người bệnh [20,
tr.1]. Đặc biệt sau sự sụp đổ của đế chế La Mã đến cuối thế kỷ XV do chiến
tranh liên tiếp kèm theo nạn đói kém và bệnh dịch khiến cho ý tưởng mê tín dị
đoan với quan niệm siêu nhiên trong cách giải thích những vấn đề tâm bệnh trở
nên phổ biến, người ta tin rằng làm sao dứt bỏ hồn ma ra khỏi cơ thể là phương
cách chữa trị hay nhất cho mọi bệnh tâm thần, cách chữa trị bao gồm nhiều kỹ
thuật khác nhau như cúng lạy, cầu hồn, van xin, cả hát, đổ nước thánh vào
miệng, chửi bới, đe dọa, đánh đập, giam hãm v.v. [24, tr.20].
Nhà khoa học được xem là sáng lập viên đầu tiên của ngành y học về bệnh
tâm thần là bác sĩ người Đức, Johann Weyer (1515-1588), từ những nghiên cứu
và kinh nghiệm thực tế của mình, ông đã nhận định rằng tinh thần của con người
cũng dễ bị bệnh hoạn như thân xác; do đó chữa tri bệnh tâm thần cũng cần phải
tuân theo các nguyên tắc khoa học chứ không phải dựa vào thần linh. Quan niệm
này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thay đổi phương thức điều trị và chăm sóc
người bệnh tâm thần ở một số nước Châu Âu và các nước khác [24, tr.21].
Đến cuối thế kỷ XVIII cách thức điều trị cho người bệnh được cải thiện
với hàng loạt nghiên cứu mà mở đầu là các tác giả Phillipe (1745-1826) và
12



William Tuke (1732 - 1822) đã tạo ra phong trào giải phóng người bệnh khỏi
xiềng xích. Hình thức tâm lý trị liệu thôi miên được thực hiện đầu tiên bởi thầy
thuốc người Áo Franz Mesmer (1734 - 1815). Đến thế kỷ XIX các nhà khoa học
bắt đầu mô tả chi tiết các triệu chứng bệnh, bước đầu phân loại các rối loạn tâm
thần mà tác giả Emil Kraepelin (1856-1926) là người có đóng góp quan trọng
trong chẩn đoán phân biệt bệnh.
Cuối thế kỷ XIX hàng loạt các nghiên cứu, học thuyết ra đời như một tiền
đề xuất hiện các phương pháp điều trị bằng tâm lý hỗ trợ cho các phương pháp
điều trị tâm thần bằng hóa dược khi ngành sinh học thần kinh, sinh hóa thần kinh
tâm thần dược lý ngày càng phát triển. Sigmund Freud (1856 - 1939) sáng lập ra
học thuyết và phương pháp điều trị phân tâm học, song song với đó là sự ra đời
của thuyết hành vi do Ivan Pavlov (1849 - 1936) làm cơ sở cho thuyết học tập
sau này. Những thuyết này tiếp tục được bổ sung và phát triển bởi các nhà khoa
học sau đó [12, tr.10]. Cuối thế kỷ XIX khi tâm lý học được xem như là ngành
học chiếm được niềm tin và sự kính trọng ở Hoa Kỳ thì trị liệu tâm lý được coi là
một chiến lược chữa trị quan trọng, các chứng bệnh rối nhiễu tâm trí có thể được
điều trị bằng vệ sinh tâm lý như các bệnh lây nhiễm đã được điều trị bằng vệ
sinh thân thể [12, tr.34].
Kể từ thập niên 60 trở đi nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chính
sách về điều trị ngoại trú cho người bệnh. Tại Hoa Kỳ, chính sách điều trị ngoại
trú ngày nay đã trở thành phương cách điều trị chính yếu cho phần lớn các bệnh
nhân có rối loạn tâm thần (khoảng 94%). Song song với phương thức chữa trị
bằng thuốc men, những người mắc các rối loạn tâm thần còn được trị liệu bằng
những phương pháp tâm lý liệu pháp, hàng trăm lý thuyết và kỹ thuật tâm lý trị
liệu khác nhau đã ra đời kể từ đầu thế kỷ XX. Cho đến ngày này, dược lý và tâm
lý liệu pháp vẫn là hai loại hình chính yếu được kết hợp sử dụng trong hầu hết
các trường hợp chữa trị rối loạn tâm thần tại các nước phát triển [24, tr.30].
13



Để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kết hợp các loại hình chữa trị một
nghiên cứu của nhóm tác giả Blackburn, Eurison & Bishop đã so sánh ba cách
chữa trị khác nhau cho người bệnh trầm cảm là chỉ chữa bằng dược lý, hoặc chỉ
bằng tâm lý trị liệu, hoặc kết hợp cả hai, nghiên cứu đưa ra kết quả: Sau 6 tháng
con số bệnh nhân bị trở lại là 30% với những người chỉ chữa trị bằng thuốc, 6%
chỉ trị liệu tâm lý, và gần như 0% với những người được kết hợp cả 2 phương
thức. Sau hai năm con số bị tái bệnh là 78% cho những người chỉ dùng thuốc,
23% cho những người chỉ được chữa bằng tâm lý liệu pháp và 21% cho cả hai
phương pháp trị liệu được kết hợp lại (dẫn theo Phạm Toàn [24, tr.33]).
Tuy nhiên bên cạnh đó trong nhiều nền văn hóa khác nhau, việc điều trị
các chứng rối loạn tâm thần, nhất là những bệnh tâm căn liên quan đến tôn giáo,
phép phù thủy, ma thuật, bùa chú và các nghi thức được thực hiện khá huyền bí
bởi các thầy lang hoặc thầy cúng. Các nghi lễ chữa bệnh dân gian đã sử dụng yếu
tố tượng trưng, thần bí và nghi thức, truyền niềm tin và ý nghĩa cảm xúc đặc biệt
vào quá trình điều trị. Do đó làm tăng tính chịu ám thị và có thể có tác dụng nào
đó ảnh hưởng tới các tác nhân đang duy trì bệnh [12, tr.35]. Những phương cách
này ít nhiều vẫn tồn tại ở cả những nước phát triển và phổ biến hơn ở những
nước đang phát triển, nơi có nhiều phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo.
Lịch sử vấn đề và các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy, các loại
hình điều trị RLTT gồm cả những phương thức chính thống như dược lý, tâm lý
tại các cơ sở y tế nhà nước và các cơ sở y tế tư nhân như bệnh viện, phòng khám,
bác sĩ tư cho đến một số cách thức không chính thống như cầu cúng, giải hạn,
những nghi lễ dân gian. Đến nay các loại hình điều trị tâm thần vẫn không ngừng
được cải tiến trong đó bao gồm cả việc định hướng, truyền thông lại những quan
niệm, định kiến về nguyên nhân bệnh mà sâu xa có liên quan đến niềm tin, hành
vi tìm kiếm cách thức điều trị từ thời xa xưa của loài người.
1.1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
14



Việt Nam nằm trong số những nước đang phát triển, và đang trong quá
trình chuyển đổi dịch tễ học với một gánh nặng bệnh tật kép: trong khi bệnh
truyền nhiễm vẫn chưa giảm xuống mức thấp, bệnh không lây nhiễm đã bắt đầu
tăng, trong đó có các rối loạn tâm thần [23, tr.2]. Vì thế các nghiên cứu về sức
khỏe tâm thần bắt đầu được các nhà khoa học quan tâm, song nghiên cứu về loại
hình điều trị rối loạn tâm thần còn rất hạn chế.
Tác giả Phạm Toàn sau khi phân tích các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần
trong cuốn "Tâm bệnh học – Phân loại, giải thích, chẩn đoán, chữa trị (2006)" đã
đưa ra kết luận: Các chuyên gia đều đồng ý là hầu hết các rối loạn tâm thần đều
tượng trưng tổng hợp của cả hai loại triệu chứng thể chất và tâm lý. Vì vậy, hiện
nay việc điều trị phần lớn các bệnh tâm thần đều có sự phối hợp của hai liệu
pháp dược lý và tâm lý [24, tr.172].
Cùng với những loại hình điều trị các rối loạn tâm thần chính thống đó là
tìm đến các y bác sĩ, thì trong những năm gần đây tâm lý liệu pháp bắt đầu phát
triển ở Việt Nam. Các liệu pháp tâm lý được các nhà chuyên môn đặc biệt quan
tâm trong trị liệu cho các rối loạn tâm thần ở trẻ em. Song do ở giai đoạn tiếp
nhận, học hỏi và cải biến nên hiện nay ở Việt Nam cũng có hàng trăm liệu pháp
trị liệu, can thiệp cho trẻ em mắc từng rối loạn cụ thể. Theo kết quả đề tài nghiên
cứu luận văn thạc sĩ tâm lý học (2014) của tác giả Vũ Thị Thu Hiền“Các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức can thiệp của cha mẹ có con tự
kỷ” chỉ riêng can thiệp trị liệu cho trẻ tự kỷ cũng có khoảng 30 phương pháp
điều trị dựa trên các nghiên cứu thực chứng từ điều trị thuốc cho đến các phương
pháp can thiệp, giáo dục,chưa kể đến những phương pháp điều trị chưa có thực
chứng, đây cũng chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tìm kiếm và lựa chọn
các loại hình điều trị của gia đình khi có trẻ mắc các rối loạn tâm thần [6]. Trong
đề tài "Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần
ở học sinh 6-15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên (2014)" tiến sĩ Đàm Thị Bảo
15



Hoa đã tổng hợp từ nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy: Mặc dù đã có nhiều tiến
bộ trong việc điều trị các RLTT ở người trưởng thành, điều trị các RLTT trẻ em
đến nay vẫn còn chưa được hiểu rõ. Các chuyên gia vẫn đang tìm tòi những
phương pháp điều trị tốt nhất cho RLTT ở trẻ em. Hiện nay, nhiều lựa chọn điều
trị được sử dụng cho trẻ em, trong đó có điều trị bằng thuốc, tương tự những gì
được sử dụng để điều trị ở người lớn. Đặc biệt, với trẻ em, các biện pháp điều trị
không dùng thuốc (liệu pháp tâm lý, liệu pháp hành vi, liệu pháp gia đình, các
liệu pháp tâm lý – xã hội) được lựa chọn sử dụng một cách rộng rãi [7, tr.16].
Đối với vấn đề sức khỏe tâm thần, nhất là những người mắc phải các rối
loạn tâm thần, việc giải thích nguồn gốc bệnh tật liên quan đến tín ngưỡng truyền
thống, ảnh hưởng đến cách giải thích siêu hình về ốm đau. Người Hmông theo
tín ngưỡng đa thần giáo, họ tin có sự tồn tại của phần hồn trong cơ thể con
người, động, thực vật, và tình trạng sức khỏe của mỗi người sẽ phụ thuộc vào
trạng thái của linh hồn tồn tại bên trong hay di chuyển ra ngoài cơ thể. Một trong
những nguyên nhân gây ra bệnh tật là do linh hồn rời khỏi thể xác, điều này dẫn
tới cách chữa bệnh rất phổ biến là gọi hồn [18, tr.137].
Như vậy có thể nói các loại hình điều trị rối loạn tâm thần ở Việt Nam mà
người dân tìm kiếm và lựa chọn sẽ không chỉ dừng lại ở thuốc men và các liệu
pháp tâm lý, sẽ có rất nhiều cách thức khác cần tìm hiểu và nghiên cứu.

1.1.3. Các nghiên cứu về tìm kiếm loại hình điều trị rối loạn tâm thần
1.1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Gần đây hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe được các nhà khoa
học tập trung nhiều hơn, song vẫn hạn chế những tiếp cận về vấn đề tìm kiếm
loại hình điều trị sức khỏe tâm thần. Tác giả Corinne M. Lindquist (Đại học New
York) trong nghiên cứu "Hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ cho các vấn đề sức khỏe
16



×