Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Luận án tiến sĩ vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 175 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------

NGUYỄN THANH THỦY
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI CẤP CƠ SỞ TRONG
VIỆC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CHO CƯ DÂN NÔNG THÔN:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI 2 XÃ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------------

NGUYỄN THANH THỦY
VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI CẤP CƠ SỞ TRONG
VIỆC ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI CHO CƯ DÂN NÔNG THÔN:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI 2 XÃ

Ngành: Xã hội học
Mã số: 9 31 03 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TSKH. Bùi Quang Dũng



Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các dữ liệu và kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng ai khác cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào.

Tác giả luận án

Nguyễn Thanh Thủy


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................
MỤC LỤC .....................................................................................................................
CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................................................
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................
DANH MỤC BIỂU .......................................................................................................
DANH MỤC HỘP ........................................................................................................
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.......................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án .......................................................4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án...................................5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ................................................................ 10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ............................................................... 12
7. Cơ cấu của luận án ................................................................................................ 12

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .........................................14
1.1 Vị trí các tổ chức CT-XH trong hệ thống chính trị Việt Nam ............................ 14
1.1.1. Vị trí các tổ chức CT-XH nhìn từ các văn bản pháp luật của Nhà nước .....14
1.1.2. Vị trí của các tổ chức CT-XH nhìn từ văn bản nội bộ của các tổ chức ......16
1.2. Chính sách xã hội ............................................................................................... 18
1.3. Vai trị của các tổ chức CT-XH trong vận động dân chủ cơ sở tại địa phương .21
1.3. Vai trò của các tổ chức CT-XH trong xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tếxã hội .........................................................................................................................25
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................. 32
2.1. Định nghĩa các khái niệm làm việc ....................................................................32
2.2. Thao tác hóa khái niệm ......................................................................................40
2.3. Các cách tiếp cận lý thuyết của đề tài ................................................................ 40
2.4. Hệ thống các chính sách an sinh xã hội ............................................................. 46
2.5. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội của đất nước và địa bàn khảo sát ................62


2.6. Đặc điểm và cơ cấu mẫu khảo sát ......................................................................66
2.7. Khung/lược đồ phân tích ....................................................................................67
Chương 3: CÁC TỔ CHỨC CT-XH THAM GIA TRIỂN KHAI CÁC CHÍNH
SÁCH TRỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở NƠNG THƠN ............................................70
3.1. Hỗ trợ thơng tin, tư vấn phát triển sản xuất .......................................................70
3.2. Đào tạo nghề và giới thiệu việc làm...................................................................76
3.2.1 Đào tạo nghề .................................................................................................76
3.2.2 Giới thiệu việc làm .......................................................................................84
3.3. Hỗ trợ vay vốn thông qua hệ thống tín dụng địa phương ..................................93
Chương 4: CÁC TỔ CHỨC CT-XH TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP
XÃ HỘI TẠI NÔNG THÔN...................................................................................119
4.1. Trợ giúp xã hội thường xuyên ..........................................................................119
4.1.1. Trợ giúp thường xuyên ở cấp độ toàn quốc ...............................................125
4.1.2. Trợ giúp thường xuyên ở cấp độ địa phương, tổ chức ..............................134
4.2. Trợ giúp xã hội đột xuất ...................................................................................137

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................145
1. Kết luận ...............................................................................................................145
2. Khuyến nghị ........................................................................................................149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ....................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................152
PHỤ LỤC ................................................................................................................165


CHỮ VIẾT TẮT
ASXH
BCH Trung ương Đảng

An sinh xã hội
Ban chấp hành Trung ương Đảng

BCH
BHXH

Ban chấp hành
Bảo hiểm xã hội

CT-XH
Đồn TN

Chính trị-xã hội
Đoàn thanh niên

Hội CCB
Hội ND
Hội PN


Hội Cựu chiến binh
Hội Nông dân
Hội Phụ nữ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KH-CN
KTXH
LĐTB&XH
NHNo&PTNT

Khoa học công nghệ
Kinh tế xã hội
Lao động, thương binh và xã hội
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NKT
NTL

Người khuyết tật
Người trả lời

NTM
PVS
SXKD
THCS
THPT

TGĐX
TGXH

Nông thôn mới
Phỏng vấn sâu
Sản xuất kinh doanh
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trợ giúp đột xuất
Trợ giúp xã hội

TLN
Tổ TK & VV
UBND
UBTW MTTQ
VBSP/NHCSXH
XĐGN

Thảo luận nhóm
Tổ tiết kiệm và vay vốn
Ủy ban nhân dân
Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc
Ngân hàng chính sách xã hội
Xóa đói giảm nghèo


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các giá trị mà hội viên nhận được khi tham gia vào tổ chức (%) .....72
Bảng 3.2. Các dạng hỗ trợ nhận được từ các tổ chức (%)..................................73
Bảng 3.3. Thực trạng tiếp cận mạng lưới tín dụng của người dân .....................95

Bảng 3.4. Vốn ủy thác của NHCSXH thông qua Hội Nông dân và Hội Phụ nữ
..........................................................................................................................100
Bảng 3.5. Thống kê số lượng hội viên của Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh
xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau (người) ......................................102
Bảng 4.1. Các hình thức ủng hộ từ thiện theo các nhóm (%) .........................128


DANH MỤC BIỂU
Biểu 3.1. Tỷ lệ giữa những người biết và người tham gia một số hoạt động tại
địa phương (%) ...................................................................................................70
Biểu 3.2. Một số hình thức hỗ trợ người dân phát triển sản xuất ở các đoàn thể
(%) ......................................................................................................................71
Biểu 3.3. Các tổ chức CT-XH tham gia các khâu trong hoạt động đào tạo nghề
cho người lao động(%) .......................................................................................78
Biểu 3.4. Trình độ học vấn của những người có và khơng có được việc làm do
các tổ chức CT-XH giới thiệu (%) .....................................................................87
Biểu 3.5. Nguyên nhân NTL không được giới thiệu việc làm từ các đoàn thể
theo mức thu nhập hộ gia đình (%) ....................................................................89
Biểu 3.6. Mức sống hộ gia đình của người tham gia vay vốn NHCSXH ở mỗi
đoàn thể (%) .....................................................................................................106
Biểu 3.7. Lợi ích mà hội viên nhận được khi tham gia các đoàn thể (%) ........109
Biều 3.8. Lý do NTL tham gia vào các tổ chức CT-XH (%) ...........................109
Biểu 3.9. Tỷ lệ tham gia các tổ chức đoàn thể vì được vay vốn ưu đãi (%) ....110
Biểu 4.1. Các hình thức trợ giúp xã hội tại địa bàn khảo sát (%) ....................117
Biều 4.2. Người dân biết đến các hoạt động trợ giúp xã hội thông qua các nguồn
(%) ....................................................................................................................118
Biều 4.3. Các giá trị tinh thần mà hội viên nhận được khi tham gia tổ chức (%)
......................................................................................................................11200
Biểu 4.4. Mức độ tham gia của các tổ chức trong vận động đóng góp từ thiện
(%) ................................................................................................................11264

Biểu 4.5. Người dân biết đến hoạt động đóng góp từ thiện của các đồn thể
thơng qua các hình thức (%).........................................................................11275
Biểu 4.6. Trợ giúp các hộ gia đình xã Khánh Hịa, tỉnh Cà Mau gặp vấn đè nhà
ở (%) .................................................................................................................136
Biểu 4.7. Người dân đánh giá vai trị tổ chức các chương trình ủng hộ, qun
gips của chính quyền và đồn thể (%) ..............................................................139


DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1. Tình hình đào tạo nghề, tập huấn, chuyển giao KHKT tại các địa
phương ................................................................................................................76
Hộp 3.2. Sàn giao dịch việc làm: kết nối người lao động và doanh nghiệp.......83
Hộp 3.3. Đoàn Thanh niên xã Ninh Lai, Sơn Dương, Tun Quang với mơ hình
hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho đoàn viên ........................................................... 84
Hộp 3.4. Nguồn vay vốn của người dân ...........................................................104
Hộp 4.1. Mơ hình hỗ trợ hội viên của Hội Phụ nữ ...........................................133
Hộp 4.2. Mơ hình hỗ trợ xây nhà cho hộ gia đình nghèo của Đồn Thanh niên
..........................................................................................................................137


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thức với hộ nơng dân .94
Hình 3.2. Tỷ lệ cho vay vốn giữa các đoàn thể (%) .........................................100
Hình 3.3. Đối tượng tham gia vay vốn tại các đồn thể thơng qua NHCSXH (%)
..........................................................................................................................103
Hình 3.4. Các bước tiến hành vay vốn từ vốn vay ủy thác của NHCSXH thơng
qua các đồn thể ...............................................................................................105


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Điều 9, Hiến pháp năm 1980 quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam- bao gồm
các chính đảng, Tổng cơng đồn Việt Nam, tổ chức liên hiệp nơng dân tập thể Việt
Nam, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các
thành viên khác của Mặt trận - là chỗ dựa vững chắc của Nhà nước. Mặt trận phát
huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần
trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, giáo dục và
động viên nhân dân đề cao ý thức làm chủ tập thể, ra sức thi đua xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Kể từ khi được thành lập, các tổ chức CT-XH1 giữ vai trò
vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh giành chính quyền, chống
giặc ngoại xâm, thống nhất và xây dựng đất nước. Từ khi Đổi mới, các văn bản pháp
luật, chính sách về các tổ chức CT-XH một mặt cho thấy sự thay đổi trong tư duy lý
luận của Đảng về vị trí, vai trò của các tổ chức CT-XH trong bối cảnh đất nước tiến
hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặt khác, các văn bản này cũng ghi nhận nỗ lực
của Đảng và Nhà nước trong việc tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi để các tổ
chức CT-XH phát huy được vai trò trong xây dựng và phát triển đất nước trong tình
hình mới. Bên cạnh đó, các tổ chức CT-XH cũng nhận thức rất rõ vị trí, nhiệm vụ của
mình, trong đó vận động, đồn kết nhân dân vẫn được xác định là nhiệm vụ chủ đạo.
Hiến pháp năm 2013 đã chỉ rõ, vai trò của các tổ chức CT-XH là “đại diện và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình”.
Hiện nay, các tổ chức CT-XH cịn chứng tỏ vai trò nhiều hơn trong phát triển
kinh tế - xã hội bằng việc tham gia bổ sung, hỗ trợ các dịch vụ xã hội cho Chính phủ.
Từ giữa thập niên 90, người ta biết đến các tổ chức CT-XH nhiều hơn thơng qua việc
tham gia trong các chương trình xóa đói giảm nghèo khơng những với tư cách là tổ
chức trợ giúp trực tiếp mà còn là cầu nối giữa người dân với các gói trợ giúp phát
triển. Các tổ chức này có vai trị quan trọng trong việc điều hành các chương trình tín
Đề tài này do đặt trọng tâm nghiên cứu vào các tổ chức CT-XH ở các xã nông thôn nên các tổ chức CT-XH được xem xét bao gồm: Mặt
trận tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
1


1


dụng tại các địa phương và nó thực sự có ý nghĩa khi Ngân hàng Chính sách xã hội
bắt đầu giao phó các chương trình tín dụng cho Hội phụ nữ, Hội nơng dân, Hội cựu
chiến binh và Đồn thanh niên. Sự tham gia của các tổ chức CT-XH vào những
chương trình giảm nghèo một mặt nâng cao hiệu quả của chương trình, mặt khác cũng
cho thấy những biến đổi về vai trị nhằm thích ứng với bối cảnh mới của các tổ chức
này. Thực tế trên cho thấy, hiện nay các tổ chức CT-XH đang đứng trước rất nhiều
cơ hội cũng như thách thức, các tổ chức này ngày càng thể hiện vai trị của mình trên
nhiều lĩnh vực, hoạt động trong cộng đồng với mục tiêu chung hướng tới đảm bảo
cuộc sống tốt hơn cho các thành viên. Tuy nhiên, do có những hạn chế nhất định mà
cho đến hiện nay vai trò các tổ chức CT-XH trong việc đảm bảo an sinh xã hội thường
chỉ được ghi nhận ở hợp phần xóa đói giảm nghèo. Trong khi ở các hợp phần khác
của hệ thống an sinh xã hội như: thị trường lao động, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã
hội, chúng ta vẫn nhận thấy được vai trị của các tổ chức đồn thể này mặc dù khơng
được ghi nhận một cách trực tiếp và chính thức.
Mặt khác, ở Việt Nam, cho đến nay, nhà nước vẫn là chủ thể chính cho tồn bộ
hệ thống an sinh xã hội quốc gia, từ việc hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện và
đảm bảo ngân sách. Tuy nhiên, mức độ bao phủ, mức hưởng và khả năng tiếp cận các
dịch vụ ASXH thấp, nguồn lực dành cho an sinh xã hội còn hạn chế. Hiện nay, trong
hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam hiện nay người ta nói nhiều đến thực tế khi nhà
nước khơng thể (hoặc chưa thể) đảm bảo độ bao phủ tới hầu hết cư dân đặc biệt là cư
dân ở khu vực nơng thơn [24]. Trong điều kiện đó, vai trị của hệ thống an sinh xã hội
phi nhà nước với những tổ chức, hội, nhóm có ý nghĩa nhất định trong phát triển xã
hội hướng tới an sinh cộng đồng và xa hơn là hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn
dân theo Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/06/2012 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng.
Đặt trong bối cảnh đó, nghiên cứu đề tài “Vai trò của các tổ chức CT-XH cấp
cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: nghiên cứu trường

hợp tại 2 xã” với mong muốn có được những nhìn nhận, đánh giá một cách rõ ràng
và cụ thể về vai trò của các tổ chức CT-XH trong thời điểm hiện tại, cách thức mà họ

2


hướng tới đảm bảo an sinh xã hội cho cộng đồng trong tình hình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và biến đổi xã hội hiện nay. Từ đó góp phần có một cái nhìn chung và
tồn diện về vấn đề đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thơn của các tổ chức
này, tính hiệu quả và phù hợp trong đảm nhận vai trị này của các đồn thể. Qua đó,
đưa ra những khuyến nghị phù hợp về cách thức hoạt động của các tổ chức hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu vai trị của các tổ chức CT-XH cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh
xã hội cho cư dân nông thôn thông qua việc các tổ chức này thực hiện triển khai, hỗ
trợ các chính sách về thị trường lao động và trợ giúp xã hội trong cộng đồng cư dân
nông thôn. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của các tổ chức CT-XH trong bối cảnh biến đổi xã hội hiện nay. Trong đó, mục
tiêu cụ thể đó là:
- Tìm hiều vai trị của các tổ chức CT-XH trong việc hỗ trợ triển khai các chính sách
thị trường lao động. Thể hiện trong một số mặt: hỗ trợ thông tin và tư vấn, đào tạo
nghề và giới thiệu việc làm; hỗ trợ vay vốn;
- Tìm hiểu vai trị của các tổ chức CT-XH trong hoạt động trợ giúp xã hội tại địa
phương thông qua một số hoạt động trợ giúp xã hội thường xuyên và trợ giúp xã hội
đột xuất;
2. 2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập khung khái niệm, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu;
- Tìm hiểu vị trí, vai trị của các tổ chức CT-XH trong hệ thống chính trị Việt Nam
hiện nay;
- Phân tích vai trị của các tổ chức CT-XH cấp cơ sở trong hỗ trợ triển khai các chính

sách thị trường lao động nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nơng thơn;
- Phân tích vai trò của các tổ chức CT-XH cấp cơ sở trong thực hiện trợ giúp xã hội
cho cư dân nông thôn.

3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của các tổ chức CT-XH cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội
cho cư dân nông thôn
3.2 Khách thể nghiên cứu
- Các hộ gia đình tại khu vực nơng thơn của hai tỉnh Tuyên Quang (huyện Sơn Dương)
và Cà Mau (huyện U Minh)
- Cán bộ chính quyền, các tổ chức CT-XH và người dân tại hai địa phương trên
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Về không gian nghiên cứu
Cuộc nghiên cứu được tiến hành khảo sát tại 4 xã thuộc 2 tỉnh đại diện cho 2
khu vực miền Bắc và miền Nam: Tuyên Quang và Cà Mau. Cụ thể:
- Miền Bắc: xã Đại Phúc và xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
- Miền Nam: xã Khánh Lâm và xã Khánh Hòa, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
Đây là 2 xã có nhiều đặc điểm tương đồng về mức sống, trong khi Tuyên
Quang là một xã vùng núi với thành phần chủ yếu người dân tộc Cao Lan thì ở Cà
Mau là một tỉnh miền biển còn nghèo. Hai xã đều thuộc diện các xã vùng núi, hải đảo
được ưu tiên trong đó Cà Mau là xã đặc biệt nằm trong chương trình 135 của Chính
phủ.
Ban đầu, nghiên cứu được tiến hành tại 2 xã thuộc 2 tỉnh, nhưng do quá trình
thu thập dữ liệu cho thấy số lượng mẫu khơng đáp ứng được kỳ vọng trong nghiên
cứu ban đầu và thêm nữa số lượng mẫu ít cũng khiến cho các nghiên cứu, đánh giá
của chúng tơi khơng mang tính đại diện. Do vậy, để đảm bảo tính hiệu lực và tính

có giá trị trong các số liệu nghiên cứu chúng tôi đã bổ sung thêm 2 xã tại 2 tỉnh
nâng tổng số xã tiến hành khảo sát tại 2 tỉnh là 4 xã.
3.3.2. Về thời gian
Phạm vi thời gian ở đây được hiểu là những đánh giá của người dân và bản
thân các thành viên đoàn thể trong một khoảng thời gian gần nhất khi họ có cơ hội
tiếp cận với các hoạt động của các tổ chức này cho tới thời điểm chúng tôi tiến hành

4


khảo sát. Nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 5/2016 đến
tháng 9/2016.
3.3.3. Về vấn đề nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu vai trò của các tổ chức CT-XH trong việc
đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn ở hai trụ cột chính trong hệ thống an
sinh xã hội ở Việt Nam đó là: vai trị của các tổ chức CT-XH trong hỗ trợ triển khai
các chính sách thị trường lao động và trợ giúp xã hội cho cư dân nông thôn.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Các tổ chức CT-XH đã thực hiện vai trò trong việc hỗ trợ triển khai các chính sách
thị trường lao động như thế nào và gặp khó khăn gì trong q trình thực hiện?
- Các tổ chức CT-XH đã thực hiện vai trò trong việc hỗ trợ triển khai các chính sách
trợ giúp xã hội như thế nào và gặp khó khăn gì trong quá trình thực hiện?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Các tổ chức CT-XH cấp cơ sở đã tham gia một cách tích cực và giải quyết được
nhiều vấn đề trong triển khai chính sách thị trường lao động.
- Các tổ chức CT-XH cấp cơ sở đã tham gia một cách tích cực và giải quyết được
nhiều vấn đề trong triển khai chính sách trợ giúp xã hội.
4.3. Cơ sở phương pháp luận
Vai trò của các tổ chức CT-XH trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân

nông thôn là một hiện tượng xã hội mà chúng ta hoàn toàn có thể nhận thức về nó,
đánh giá về tính khả thi của nó để từ đó rút ra các bài học quan trọng cho công cuộc
phát triển đất nước trong bối cảnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Việc tìm
hiểu, phân tích vai trị của các đồn thể CT-XH trong đảm bảo an sinh xã hội ở hai
phương diện là thị trường lao động và trợ giúp xã hội – 2 trụ cột chính của hệ thống
an sinh xã hội quốc gia sẽ góp phần đưa ra những đánh giá một cách tổng quan về
vấn đề đảm bảo an sinh xã hội của nhà nước nói chung và của chính các tổ chức đồn
thể nói riêng. Từ đó đưa ra những chính sách phù hợp với bối cảnh phát triển xã hội

5


hiện nay. Sự kết hợp giữa tư duy duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cho chúng ta
có cái nhìn một cách tồn diện và hệ thống về các quan hệ xã hội
4.4. Phương pháp nghiên cứu
4.4.1 Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp
Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp là một phương pháp nghiên cứu quan
trọng đối với luận án này. Thơng qua việc tìm, đọc, phân tích và đánh giá các nghiên
cứu đã tiến hành trước đó, các tài liệu, văn bản về pháp luật giúp tác giả có những cái
nhìn đa chiều đối với chủ để nghiên cứu. Từ đó nhìn ra được những điểm mạnh cũng
như những hạn chế của các tác giả đi trước nhằm hạn chế sự trùng lắp trong nghiên
cứu của mình.
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở tổng quan các nguồn tài liệu như
sau: i) Các văn bản pháp luật của Nhà nước, của các tổ chức CT-XH; ii) Các đề tài
nghiên cứu cấp nhà nước (KX) về vai trị, vị trí của các tổ chức CT-XH; iii) Các
nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan tới chủ đề nghiên cứu của luận án.
4.4.2 Phương pháp nghiên cứu định tính
Bên cạnh phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi, luận án cũng tiến
hành các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Đây được coi là một trong những phương
pháp hỗ trợ quan trọng giúp cung cấp, bổ sung các thông tin mà phương pháp phỏng

vấn bằng bảng hỏi còn thiếu.
* Phương pháp phỏng vấn sâu: Đối tượng của các cuộc phỏng vấn sâu bao gồm:
- Lãnh đạo đại diện Đảng và Chính quyền: 11 trường hợp;
- Cán bộ phụ trách các đoàn thể ở cấp xã: 20 trường hợp;
- Người dân là thành viên hoặc không phải là thành viên của các tổ chức CT-XH: 20
trường hợp.
Thông qua các cuộc trao đổi này, chúng tơi có thể thu thập được các thơng tin
ít mang tính chất đại chúng hoặc ít người quan tâm về hoạt động của các tổ chức CTXH. Những đánh giá của những tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc trực tiếp tham gia
vào quá trình hoạt động của các đồn thể này giúp chúng tơi nhìn nhận ra thực trạng
cũng như những ưu điểm hay hạn chế trong quá trình thực hiện hoạt động nói chung

6


hay vấn đề đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nơng thơn nói riêng. Nội dung của
cuộc phỏng vấn sâu được xây dựng dựa trên mục tiêu, nội dung nghiên cứu nhằm
cung cấp các thông tin cần thiết và góp phần chứng minh một cách chi tiết hơn các
giả thuyết của nghiên cứu có phù hợp hay khơng phù hợp với thực tiễn tại hai địa bàn
nghiên cứu.
* Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm được chúng tơi tiến hành với 6 cuộc thảo luận
nhóm tập trung, đối tượng là đại diện cán bộ các đoàn thể chính trị-xã hội ở cấp
thơn/ấp và các trưởng thơn/ấp. Số lượng người tham gia một cuộc thảo luận nhóm
này dao động từ 5-6 người.
Mục đích của các cuộc thảo luận nhóm này nhằm cung cấp các thơn tin cụ thể,
chi tiết hơn về hoạt động của các đoàn thể chính trị-xã hội ở cấp thơn/ấp: những hoạt
động họ đang tiến hành, những khó khăn đang mắc phải hay đánh giá hiệu quả của
các mơ hình, hoạt động được chỉ đạo từ cấp xã đưa xuống.
4.4.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi như là một trong

những phương pháp thu thập dữ liệu chính của đề tài. Với phương pháp này, chúng
tơi có thể thu thập được các thơng tin cần thiết cho vấn đề nghiên cứu với số lượng
mẫu nhiều và các nội dung thu thập phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu của luận
án. Bảng hỏi được xây dựng dựa trên các mục tiêu, nội dung nghiên cứu của luận án
và có sự góp ý của giáo viên hướng dẫn cùng các chuyên gia am hiểu chủ để nghiên
cứu này. Đây là nguồn dữ liệu quan trọng để phân tích trong chương 3 và chương 4
của luận án. Quy trình tiến hành như sau:
Xây dựng bảng hỏi: Một bảng hỏi cấu trúc gồm hệ các câu hỏi chia theo từng
nội dung được thiết kế riêng cho nghiên cứu này. Bảng hỏi bao gồm nhiều phần, mỗi
phần ứng với một nội dung nghiên cứu của đề tài. Bên cạnh việc sử dụng bảng hỏi có
sẵn được thiết kế từ đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu vai trò của các tổ chức CT-XH
sau 5 năm xây dựng nông thôn mới và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng
hoạt động xây dựng nông thôn mới của các tổ chức CT-XH này“ do PGS. TS. Lê Cao

7


Đoàn làm chủ nhiệm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan chủ trì (tổ
chức nghiên cứu tại 7 tỉnh), chúng tôi cũng đã thiết kết một bảng hỏi bổ sung thêm
các dữ liệu cần thiết cho cuộc nghiên cứu (và đây là phần dữ liệu chính cho chương
3 và chương 4 của luận án). Việc xây dựng bảng hỏi được xây dựng dựa trên những
chỉnh sửa, góp ý của giáo viên hướng dẫn và một số chuyên gia trong lĩnh vực.
Quy trình chọn mẫu: Chúng tôi tiến hành chọn mẫu tại 2 tỉnh Tuyên Quang và
Cà Mau; tại mỗi tỉnh chúng tôi sẽ chọn các huyện/xã dựa trên một hệ các tiêu chí đáp
ứng mục đích nghiên cứu của đề tài. Ở đây các tiêu chí chọn mẫu bao gồm:
- Địa bàn: Sở dĩ chúng tôi chọn 2 tỉnh Tuyên Quang và Cà Mau là do: đây là hai địa
bàn đại diện cho hai khu vực miền bắc và miền nam. Tuyên Quang là khu vực thuộc
miền núi phía bắc nước ta, với địa thế vừa có khu vực núi cao vừa có khu vực đồng
bằng (tại 2 xã lựa chọn khảo sát thì Đại Phú là xã khu vực đồng bằng trong khi xã
Ninh Lai là địa bàn nằm trong khu vực của dãy núi Tam Đảo). Trong khi đó ở Cà

Mau là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long với ba mặt giáp biển, là địa
phương chịu ảnh hưởng khá rõ nét của tình trạng xâm nhập mặn – một trong những
vấn đề rất lớn cần phải đối mặt với khu vực này hiện nay và trong những năm sắp tới.
Tại 2 xã nghiên cứu là Khánh Hòa và Khánh Lâm mặc dù không giáp biển nhưng nền
kinh tế lại bị tác động khá rõ từ tình trạng xâm nhập mặn.
Mặt khác, 4 xã thuộc 2 tỉnh Tuyên Quang và Cà Mau mà đề tài nghiên cứu
đều năm trong danh mục các tỉnh, huyện, xã khó và đặc biệt khó khăn. Do vậy đây là
các xã được hưởng khá nhiều ưu tiên về mặt chính sách (được hưởng 100% bảo hiểm
y tế, hỗ trợ vốn vay cho người dân phát triển kinh tế, v.v.). Đối với những xã này, bên
cạnh sự hỗ trợ của nhà nước thơng qua các chính sách, chủ trương phát triển kinh tếxã hội thì sự trợ giúp từ phía các tổ chức, các nhóm xã hội là rất cần thiết nhằm giúp
người dân có cơ hội tiếp cận tốt hơn. Trong bối cảnh hệ thống an sinh xã hội của nước
ta còn chưa bao phủ được hết tới mọi người dân thì sự trợ giúp của các tổ chức này
là cần thiết đặc biệt hữu ích đối với những địa bàn cịn gặp nhiều khó khăn như tại 4
xã mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu.

8


Trong số 6 huyện và 1 thị xã thuộc tỉnh Tuyên Quang và 8 huyện và 1 thành
phố thuộc tỉnh Cà Mau chúng tôi lựa chọn mỗi địa phương một huyện với tiêu chí có
đủ các ngành nghề: nơng, lâm ngư nghiệp và dịch vụ (so với các huyện còn lại trong
cùng 1 địa phương). Tại mỗi huyện chúng tôi lựa chọn 2 xã với yêu cầu về ngành
nghề tương tự, có đủ tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách, v.v. Ở mỗi
xã, chúng tơi lựa chọn các thơn/xóm/ấp với những u cầu tương tự. Ngồi ra lựa
chọn những thơn/ấp ở xa và cả những thơn/ấp ở gần trung tâm xã nhằm tìm ra những
sự khác biệt hay không. Tuy nhiên, do đặc điểm ở khu vực phía nam diện tịch của
các ấp lớn hơn rất nhiều so với đơn vị thơn ở phía bắc nên trong quá trình phỏng vấn
đi lại gặp tương đối khó khăn.
- Tuổi người trả lời: từ 18 tuổi trở lên và dưới 60 tuổi (trong độ tuổi lao động), những
người minh mẫn, khơng bị bệnh tật và có khả năng nhận thức. Do trên địa bàn nghiên

cứu có một tỷ lệ không nhỏ là những lao động đang làm việc tại các công ty thuộc
các khu công nghiệp nên đối tượng phỏng vấn trong nhóm trong độ tuổi lao động bị
hạn chế hơn so với nhóm từ 50-60 tuổi – thường là ông bà ở nhà trông cháu. Đề tài
gặp khá nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với những người đang đi làm tại các cơng
ty.
- Giới tính người trả lời: đề tài lựa chọn nam và nữ trả lời nhằm đảm bảo cân bằng
50-50 giữa 2 giới. Tuy nhiên trong thực tế cuộc nghiên cứu, do một số người được
chọn đi làm việc hoặc không thể sắp xếp tiến hành phỏng vấn nên chúng tôi phải
phỏng vấn vợ/chồng của họ. Do vậy cơ cấu giới tính của cuộc nghiên cứu bị lệch hơn
so với dự định ban đầu.
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, mỗi tầng
tương ứng với các tiêu chí đề ra theo thứ tự ưu tiên. Đơn vị mẫu khảo sát là hộ gia
đình, với 400 đơn vị mẫu (hộ gia đình). Chúng tơi áp dụng việc tính tốn bước nhảy
để chọn mẫu dựa trên một danh sách các đối tượng thỏa mãn các tiêu chí mà chúng
tơi đưa ra. Cơ cấu mẫu sẽ bao gồm những đối tượng được chọn theo bước nhảy và
dành tỉ lệ 10% cho mẫu dự phòng. Đối tượng phỏng vấn là chủ hộ hoặc vợ/chồng chủ
hộ có độ tuổi từ 18-60 và khơng mắc các bệnh ảnh hưởng đến nhận thức

9


Quy trình khảo sát: Tại các địa phương khảo sát, nghiên cứu sinh cùng một
nhóm các chuyên gia, cán bộ có chun mơn trong lĩnh vực xã hội học tiến hành khảo
sát, thu thập số liệu. Việc thu thập thông tin dựa trên các cuộc phỏng vấn trực tiếp,
mặt đối mặt, giữa điều tra viên và người trả lời. Việc giám sát được thực hiện hàng
ngày bằng việc kiểm tra bảng hỏi ngay trong ngày phỏng vấn.
Xử lý số liệu khảo sát: Các bảng hỏi thu thập được sẽ được kiểm tra chéo và
làm sạch ngay tại địa bàn khảo sát để hạn chế tối đa những sai sót và/hoặc thiếu
khuyết thông tin. Sau khi xây dựng khung nhập liệu, mã hóa thơng tin thu thập được
chúng tơi tiến hành nhập liệu đảm bảo mọi thông tin thu được đều được ghi nhận

trong cơ sở dữ liệu. Trên cơ sở bộ dữ liệu gốc, chúng tơi tiến hành xử lí dữ liệu trên
chương trình SPSS 20.0. Kết quả cho thấy, nhìn chung chất lượng số liệu đảm bảo độ
tin cậy, logic, đáp ứng yêu cầu đặt ra của nghiên cứu.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1 Đóng góp mới
Cho đến nay, mặc dù chủ đề nghiên cứu về các tổ chức CT-XH khơng cịn là
chủ đề mới, đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này song chủ đề về đảm bảo an sinh
xã hội lại là một chủ đề chưa thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Đảm
bảo an sinh xã hội cho người dân đặc biệt là cư dân nông thôn luôn là một trong
những sự quan tâm của Đảng và Chính phủ. Đặt trong bối cảnh Việt Nam đặt mục
tiêu hệ thống an sinh xã hội sẽ bao phủ toàn dân và đến năm 2020 cơ bản đáp ứng
được nhu cầu an sinh xã hội của người dân một cách tồn diện thì vấn đề này càng
trở nên cấp thiết. Tìm hiểu về vai trị của các tổ chức CT-XH trong việc đảm bảo an
sinh xã hội cho cư dân nông thôn sẽ giúp chúng ta đưa ra được những cách thức và
biện pháp thực hiện thích hợp nhằm huy động sự tham gia của các tổ chức này nói
riêng và các tổ chức xã hội khác cùng với Nhà nước chung tay mở rộng độ bao phủ
của hệ thống an sinh xã hội với mục tiêu duy nhất là đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho
mỗi người dân. Nghiên cứu này góp phần cung cấp một dữ liệu nghiên cứu có giá trị
về vai trị của các tổ chức CT-XH trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nơng
thơn. Liệu họ có thực sự đảm nhận tốt vai trị góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho

10


cư dân nơng thơn? Nếu có thì vai trị đến đâu và nếu khơng thì tại sao lại khơng đảm
nhận được vai trò này. Trả lời được những câu hỏi này thông qua các dữ liệu của cuộc
nghiên cứu từ đó góp phần đưa ra những đánh giá phù hợp về vai trò của các tổ chức
CT-XH hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi xã hội thì điều này hồn tồn là cần
thiết và có ý nghĩa.
Ngồi ra, đề tài cũng góp phần đóng góp thêm cho bộ mơn xã hội học chính

trị ở Việt Nam hiện nay.
5.2 Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu này còn tồn tại một số hạn chế như sau:
- Do đây là một nghiên cứu tiến hành tại nông thôn nên các tổ chức CT-XH chỉ bao
gồm: MTTQ, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên (tổ
chức Cơng đồn khơng nằm trong nghiên cứu này của chúng tôi).
- Hệ thống an sinh xã hội theo quan điểm nghiên cứu của chúng tơi gồm 3 hợp phần
chính gồm: thị trường lao động, bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội. Trong nghiên cứu
này, tìm hiểu vể vai trò của các tổ chức CT-XH trong đảm bảo an sinh xã hội cho cư
dân nông thôn chúng tôi chỉ tìm hiểu hai hợp phần là thị trường lao động và trợ giúp
xã hội. Hợp phần bảo hiểm xã hội gồm bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, do đặc
trưng mẫu nghiên cứu tại nông thôn nên vấn đề tham gia bảo hiểm xã hội còn nhiều
hạn chế. Mặt khác, 4 xã nghiên cứu thuộc diện các xã nghèo khó khăn ở vùng núi,
hải đảo xa xơi nên được miễn phí 100% thẻ BHYT. Do vậy chúng tơi khơng tìm hiểu
hợp phần BHXH trong nghiên cứu này.
- Chính sách thị trường lao động gồm các chính sách: việc làm, đào tạo nghề, xuất
khẩu lao động, tín dụng, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, v.v. Tuy nhiên
quan điểm của chúng tơi về hệ thống chính sách thị trường lao động có liên quan trực
tiếp và tác động tới các tổ chức CT-XH chỉ bao gồm các chính sách việc làm, chính
sách đào tạo nghề và chính sách tín dụng.

11


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Về mặt lý thuyết, đề tài góp phần kiểm chứng tính phổ biển cũng như độ
chính xác, hợp lý và khả năng ứng dụng của một số lý thuyết xã hội học được vận
dụng trong luận án là lý thuyết vai trò và lý thuyết về xã hội học tổ chức. Ngoài ra,
đề tài cũng góp thêm các luận cứ cho bộ mơn xã hội học chính trị ở Việt Nam hiện

nay. Đây là bộ môn chưa thực sự phát triển mạnh ở nước ta trong khi trên thế giới
đây là chuyên ngành quan trọng và được đầu tư, nghiên cứu. Nghiên cứu này của
chúng tơi hi vọng góp thêm vào việc bổ sung thêm cơ sở lý luận cho cũng như thực
tiễn cho bộ mơn này và từ đó góp phần mở rộng, thu hút sự quan tâm nhiều hơn nữa
của giới nghiên cứu tới các bộ môn chuyên ngành này của xã hội học.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách, chính quyền địa
phương và cả người dân đánh giá được hiệu quả tham gia đảm bảo an sinh xã hội của
các tổ chức CT-XH. Từ đó đưa ra những chính sách và cơ chế hoạt động phù hợp.
Thêm nữa, thông qua nghiên cứu này cũng sẽ giúp cho các tổ chức CT-XH có thể
nhìn lại và đánh giá hoạt động của chính tổ chức mình từ đó đưa ra những kế hoạch,
biện pháp thực hiện góp phần đem lại hiệu quả trong quá trình thực hiện của tổ chức.
- Nghiên cứu về vai trò của các tổ chức CT-XH ở Việt Nam hiện nay trong vai
trò đảm bảo an sinh xã hội dường như là một hướng nghiên cứu chưa thu hút được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tìm hiểu vai trị này một mặt đánh giá một cách rõ
hơn về vai trò của các tổ chức CT-XH tham gia trong hoạt động đảm bảo an sinh xã
hội cho cộng đồng. Thông qua đó đưa ra được những đánh giá về tính hiệu quả hay
không hiệu quả của các tổ chức trong hoạt động này nhằm rút kinh nghiệm cho các
cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình an sinh xã hội đảm bảo hiệu quả tốt hơn.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, báo cáo luận án được trình bày trong 4 chương. Chương 1 dành cho việc tổng
quan tình hình nghiên cứu; Chương 2 xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài;

12


hai chương cịn lại dành cho việc phân tích vai trò của các tổ chức CT-XH trong việc
đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn thông qua hai trụ cột chính của hệ thống
an sinh xã hội đó là thị trường lao động và trợ giúp xã hội. Trong đó Chương 3 phân

tích vai trị của các tổ chức CT-XH trong việc hỗ trợ triển khai các chính sách thị
trường lao động nhằm đảm bảo an sinh xã hội; Chương 4 phân tích vai trị của các tổ
chức này trong việc trợ giúp xã hội đối với cư dân nơng thơn. Kết cấu nói trên nhằm
đáp ứng được mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu đặt ra trong đề tài này.

13


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Mục này trình bày tổng quan tình hình các nghiên cứu có liên quan đến chủ đề
của luận án. Việc rà soát và hệ thống hóa các chủ đề, vấn đề từ các nghiên cứu đi
trước là cần thiết, để từ đó tìm kiếm những bằng chứng mới trên cơ sở học hỏi, kế
thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Hợp phần của hệ thống an sinh xã hội gồm 3 hợp phần chính: thị trường lao
động, bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội. Tuy nhiên, chưa có bất cứ một nghiên cứu
nào về vai trò của các tổ chức CT-XH tham gia hỗ trợ thực hiện triển khai các hợp
phần này. Trong quá trình tìm hiểu để tổng quan các tài liệu có liên quan đến vấn đề
vai trò của các tổ chức CT-XH trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông
thôn, chúng tôi trình bày 4 nhóm vấn đề chính có liên quan đến vấn đề nghiên cứu,
bao gồm: vị trí của các tổ chức CT-XH trong hệ thống chính trị Việt Nam xét theo
hai khía cạnh: vị trí của các tổ chức này nhìn từ các văn bản pháp quy của nhà nước
và vị trí của các tổ chức này nhìn từ vị trí các văn bản nội bộ của tổ chức; chính sách
xã hội; vai trị của các tổ chức CT-XH trong vận động dân chủ cơ sở tại địa phương;
vai trị của các tổ chức CT-XH trong xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội.
Do có nhiều tác giả trong và ngoài nước cùng đánh giá về một vấn đề nên, để
tiện theo dõi, chúng tôi sẽ không tách nghiên cứu trong nước và nước ngồi trong
phần trình bày.
1.1 Vị trí các tổ chức CT-XH trong hệ thống chính trị Việt Nam
1.1.1. Vị trí các tổ chức CT-XH nhìn từ các văn bản pháp luật của Nhà

nước
Kể từ khi được thành lập, các tổ chức CT-XH2 giữ vai trò vận động, tập hợp
các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh giành chính quyền, chống giặc ngoại xâm,
Các tổ chức CT-XH bao gồm: Mặt trận tổ quốc, Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đồn Thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh và Liên đồn lao động. Đề tài này, do đặt trọng tâm nghiên cứu vào các tổ chức
CT-XH ở các xã nông thôn nên chúng tơi khơng xem xét vai trị của Liên đồn lao động. Do vậy, các tổ chức
CT-XH được xem xét bao gồm: Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh.
2

14


thống nhất và xây dựng đất nước. Từ khi Đổi mới, các văn bản pháp luật, chính sách
về các tổ chức CT-XH một mặt cho thấy sự thay đổi trong tư duy lý luận của Đảng
về vị trí, vai trị của các tổ chức CT-XH trong bối cảnh đất nước tiến hành cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Mặt khác, các văn bản này cũng ghi nhận nỗ lực của Đảng và Nhà
nước trong việc tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi để các tổ chức CT-XH phát
huy được vai trò trong xây dựng và phát triển đất nước trong tình hình mới. Bên cạnh
đó, các tổ chức CT-XH cũng nhận thức rất rõ vị trí, nhiệm vụ của mình, trong đó vận
động, đồn kết nhân dân vẫn được xác định là nhiệm vụ chủ đạo.
Vị trí chính trị của các tổ chức CT-XH này lần đầu tiên được khẳng định tại
Điều 9 Hiến pháp năm 1980. Từ khi Đổi mới, quan điểm của Đảng đối với các tổ
chức chính trị-xã hội tiếp tục có những thay đổi quan trọng, coi đó là tổ chức của
đơng đảo quần chúng nhân dân và hướng hoạt động về cơ sở. Theo đó “cán bộ chủ
chốt các đồn thể quần chúng khơng nhất thiết phải là đảng viên” (Hội nghị lần thứ
năm BCH Trung ương Đảng khoá VI, 1988). Phương hướng hoạt động của các tổ
chức này cũng tập trung hướng vào các hoạt động ở cơ sở nhằm thu hút sự tham gia
đông đảo của nhân dân vào các phong trào cách mạng (Nghị quyết Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam (18/12/1986).

Đến Hiến pháp năm 1992, vai trò của các tổ chức CT-XH được nhìn nhận cụ
thể hơn và đến Hiến pháp năm 2013, vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội được
khẳng định là "đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên,
hội viên tổ chức mình”. Điều 9 Hiến pháp năm 2013 quy định: MTTQ Việt Nam là
tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức CTXH, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân
tộc, tơn giáo, người Việt Nam Định cư ở nước ngồi. Hội nơng dân, Đồn thanh niên,
Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh là các tổ chức CT-XH được thành lập trên
cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành
viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp
và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

15


×