Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

De cuong HOA 9 HK1PGD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.43 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT HÀM THUẬN BẮC. TÀI LIỆU ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 1 MÔN HÓA HỌC LỚP 9 NĂM HỌC 2012-2013. Lưu hành nội bộ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Phòng GD&ĐT Hàm Thuận Bắc. TÀI LIỆU ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 1 - MÔN HÓA HỌC LỚP 9 NĂM HỌC 2012-2013 A. Lý thuyết 1. a. Định nghĩa, phân loại oxit và tính chất hoá học của oxit axit, oxit bazơ? b. Viết 3 CTHH và tên gọi của oxit bazơ, oxit axit? 2. Nêu tính chất hoá học của axit? Cho ví dụ minh hoa? 3. Nêu tính chất hoá học của H2SO4 loãng? Cho ví dụ minh hoạ? 4. Sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp cần phải có những nguyên liệu chủ yếu nào? Hãy cho biết mục đích của mỗi công đoạn sản xuất axit sunfuric và dẫn ra những PƯHH? 5. Nêu tính chất hoá học của bazơ? cho ví dụ minh hoạ? 6. Nêu tính chất hoá học của NaOH và Ca(OH)2? Cho ví dụ minh hoạ? 7. Nêu tính chất hoá học của muối? Cho ví dụ minh hoạ? 8. Phản ứng trao đổi là gì? Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi là gì? 9. Kể tên những loại phân bón hoá học thường dùng? Mỗi loại cho 2 ví dụ gồm tên & CTHH. 10. Nêu tính chất hoá học của kim loại? Cho ví dụ minh hoạ. 11. Viết và nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học? 12. Trình bày tính chất hóa học của nhôm? Viết các PTHH cho mỗi tính chất? Nêu ứng dụng của nhôm? 13. Trình bày tính chất hóa học của sắt? Viết các PTHH cho mỗi tính chất? a. Thế nào là sự ăn mòn kim loại? Viết các PTHH cho mỗi tính chất? b. Tại sao kim loại bị ăn mòn? Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại? Nêu các biện pháp đã sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn? c. Sự ăn mòn kim loại là hiên tượng vật lý hay hịên tượng hoá học? Lấy ví dụ chứng minh? 14.. B. BÀI TẬP: I. BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH Bài 1: Khí cacbonoxít có lẫn các tạp chất là khí cacbonic và khí sunfuro. Làm thế nào tách được những tạp chất ra khỏi cacbonoxit. viết cac PTHH xãy ra? Bài 2: Nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hoá học: a. CaO, CaCO3 b.CaO, MgO c. SO2, O2 d. Mg, Al, Ag Bài 3: Từ Mg, MgO, Mg(OH)2 và H2SO4 loãng Hãy viết các PTHH điều chế MgSO4. Bài 4: Viết các PTHH thực hiện dãy chuyển hoá sau: 1.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Phòng GD&ĐT Hàm Thuận Bắc. a. CaCO3 → CaO → Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 → CaCO3 →CaCl2. b. SO2 → SO3 → H2SO4 → SO2 → H2SO3 → Na2SO3 → SO2 c. Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe → FeCl2 → Fe(OH)2 → FeO → FeSO4 → Fe(NO3 )3. d. FeCl2 → Fe(OH)2 → FeSO4 Fe Fe FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 e. Al2O3 → Al → Al2(SO4)3 → AlCl3 → Al(NO3)3 → Al Bài 5: Cho các chất sau. Hãy sắp xếp các chất trên thành 2 dãy chuyển hoá khác nhau và viết PTHH thực hiện? a. Cu, Cu(OH)2, CuO, CuSO4 b. Al, AlCl3, Al(OH)3, Al2O3 c. Zn, ZnO, ZnCl2, ZnSO4, Zn(OH)2 Bài 6: Nhận biết các hoá chất sau đây bằng phương pháp hoá học. a. dd: H2SO4, HCl, NaNO3, NaCl b. chất rắn: Na2O, MgO, P2O5, Al2O3 c. dd: NaOH, H2SO4, BaCl2, NaCl d. bột: Al, Fe, Mg, Ag e. dd: Na2SO4, NaNO3, NaCl, Na2CO3 f. dd: NaOH, HCl, H2SO4, Ca(OH)2 II. BÀI TẬP ĐỊNH LƯỢNG: 1. Cho 32g đồng (II) oxít tác dụng với 200g dd axít clohiđric18,25%. a. Viết PTHH xảy ra? b. Tính nồng độ % của các chất có trong dd sau phản ứng kết thúc? 2. Biết 4,48 l khí CO2 ở đktc tác dụng vừa hết với 500 ml dd Ca(OH)2. a. Viết PTPƯ xảy ra? b. Tính CM của dd Ca(OH)2 đã dùng? c. Tính khối lượng chất kết tủa thu được? 3. Cho 9,4g K2O vào nước thu được 0,5 l dd bazơ. a. Viiết PTHH xảy ra? Tính CM của dd bazơ thu được? b. Tính thể tích dd H2SO4 20% có khối lượng riêng 1,14 g/ml cần dùng để trung hoà hết dd bazơ thu được trên? 4. Cho 200g dd ZnCl2 13,6 % vào 200g dd AgNO3 17%. a. Viết PTHH xảy ra? b. Tính khối lượng kết tủa thu được? c. Tính C% của các chất có trong dd sau khi tách bỏ kết tủa? 5. Ngâm một lá kẽm trong 100 g dd Cu(NO3) 18,8% cho đến khi kẽm không tan được nữa. a. Viết PTHH xảy ra? b. Tính khối lượng kẽm đã tham gia? c. Tính C% của dd muối tao thành? 6. Cho hỗn hợp (Fe & Ag) vào 500g dd H2SO4. Sau phản ứng thu được 1,12 l khí ở đktc, dd muối sunfat và 5,4g chất rắn. a. Tính thành phần % của Fe và% Ag trong hỗn hợp? 2.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Phòng GD&ĐT Hàm Thuận Bắc. b. Tính C% của H2SO4? 7. Ngâm 10,2g hỗn hợp ( Mg & Ag ) vào dd HCl 0,5 M. Sau phản ứng thu được 4,48l khí ở đktc. a. Tính thành phần % Mg và Ag trong hỗn hợp? b. Tính thể tích dd HCl tham gia? 8. Cho 8g hh Mg&Fe vào 500 ml dd HCl. Sau phản ứng thu được 4,48 l khí ở đktc. a. Tinh % Mg & %Fe? b. Tính CM của dd HCl tham gia 9. Cho 4,4g hỗn hợp gồm Mg và MgO tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được 2,24 lít khí (ở đktc ). a. Viết PTHH xảy ra. b. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M để hòa tan hết hỗn hợp trên 10. Cho 50 gam dung dịch NaOH 20% vào dung dịch CuSO4 5%, phản ứng xảy ra vừa đủ. a. Tính khối lượng dung dịch CuSO4 5% cần dng. b. Tính khối lượng kết tủa tạo thành. 11. Cho 30g hỗn hợp hai kim loại sắt và đồng tác dụng với 600ml dd HCl dư. Sau khi phản ứng xong thu được chất rắn A và 6,72l khí (ở đktc) a. Viết PTHH xảy ra. b. Tính thành phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. c. Tính nồng độ của muối thu được sau phản ứng.( Coi thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể) 12. Ngâm 11,2g Fe vào 200ml dung dịch HCl 0,2 M, sau phản ứng người ta thu được chất rắn không tan. a. Tính thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn? b. Tính khối lượng chất rắn thu dược sau phản ứng? c. Tính nồng độ mol của muối trong dung dich thu được sau phản ứng? 13. Hòa tan 5,4g nhôm trong 200ml dung dịch axit sufuric. a.Viết PTHH xảy ra? b. Tính nồng độ mol của dung dịch axit sufuric đã dùng? c. Tính thể tích khí hidro sinh ra ở đktc? d. Tính nồng độ mol của dung dịch muối sau phản ứng? (biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái a, b, c, d đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Axit sunfuric loãng tác dụng được với dãy chất nào sau đây a. Zn, CO2, NaOH b. Zn, Cu, CaO c. Zn, H2O, SO3 d. Zn, NaOH, Na2O 3.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Phòng GD&ĐT Hàm Thuận Bắc. Câu 2: Dung dịch NaOH tác dụng được với oxit nào trong các oxit sau để tạo thành muối và nước a. CO2 b. FeO c.CuO d. BaO Câu 3: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần a. K, Mg, Cu, Al b. Al, Mg, Cu, K c. Mg, K, Al, Cu d. Cu, Al, Mg, K Câu 4: Dãy chất nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với dd axit HCl a. NaOH, Cu, Zn b. Fe(OH)2, Al, Zn c. Ca, Ag, K2SO3 d. Mg, Au, SO2 Câu 5: Trường hợp nào sau đây có xuất hiện kết tủa màu xanh a. cho Zn vào dd CuSO4 b. cho dd NaOH vào dd FeCl3 c. cho dd NaOH vào dd CuSO4 d. cho Al vào dd CuSO4 Câu 6: Cặp chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo thành muối và nước a. Natrihiroxit và axit Clohiđric b. Magie và axit Clohiđric c. Magie nitrat và Natri hiđroxi d. Magie clorua và Natri hiđroxit Câu 7: Dãy oxit nào sau đây vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch bazơ a. CaO, CuO, N2O b. CO, Na2O, SO2 c. CO2, SO2, P2O5 d. P2O5, MgO, N2O Câu 8: Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại sau: HCl, H 2S, CO2, SO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất a. nước vôi trong. b. dung dịch HCl. c. dung dịch NaCl. d. nước. Câu 9. Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây a. Na2SO3 và H2O b. Na2SO3 và NaOH c. Na2SO4 và HCl d. Na2SO3 và H2SO4 Câu10. Chất nào sau đây có thể dùng làm thuốc thử để phân biệt axit clohiđric và axit sunfuric: a. AlCl3 b. BaCl2 c. NaCl d. MgCl2 Câu 11. Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4: a. Fe. b. Zn. c. Cu. d. Mg. Câu 12. Cho dây nhôm vào dung dịch NaOH đặc, hiện tượng hóa học quan sát được là a. khí màu nâu xuất hiện b. dung dịch chuyển sang màu c. sủi bọt khí mạnh d. không có hiện tượng gì xảy ra Câu 13. Nhỏ một giọt dd NaOH lên mẫu giấy quỳ tím. Quỳ tím chuyển sang a. màu đỏ b. màu xanh c. màu vàng d. không màu Câu14. Kim loại bạc (dạng bột) có lẫn Al và Cu. Dùng dung dịch nào sau đây để thu được bạc tinh khiết: a. DD AgNO3 b. DD Cu(NO3)2 c. DD Al(NO3)3 d. DD Zn(NO3)2 4.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Phòng GD&ĐT Hàm Thuận Bắc. Câu 15 Ngâm một dây kẽm trong dung dịch đồng (II) sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được a. không có hiện tượng nào xảy ra. b. kim loại đồng màu đỏ bám ngoài dây kẽm, dây kẽm không có sự thay đổi. c. một phần dây kẽm bị hòa tan, có chất rắn màu đỏ bám ngoài dây kẽm màu xanh lam của dung dịch ban đầu nhạt dần. d. không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hòa tan. Câu16. Cho một thanh sắt nặng 50g vào dung dịch CuSO4 (dư). Sau một thời gian lấy thanh sắt ra làm sạch, sấy khô cân nặng 51g. Khối lượng Cu giải phóng là: a. 8g b. 4g c. 2g d. 6g Câu17. Trung hòa 200ml dung dịch HCl cần vừa đủ 50ml dung dịch NaOH 1M. Nồng độ mol dung dịch HCl đã dùng a. 2M b. 0,25M c. 0,1M d. 0,2M Câu 18. Hoà tan 2,8g sắt vào dd HCl dư. Sau phản ứng thể tích khí hiđrô thu được ở đktc là: a. 1,12 lit b. 22,4 lit c.11,2 lit d.3,36 lit Câu 19. Phương pháp điều chế Clo trong công nghiệp là a. điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn xốp b. điện phân dung dịch NaCl bão hòa. c. dùng chất oxi hóa mạnh d. phương pháp khác. Câu 20. Nhôm không phản ứng với chất nào sau đây: a. Cl2 b. Dd H2SO4 đặc nguội c.Dd NaOH. d. Dd HCl. Câu 21. Chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử cho dưới đây để nhận biết các khí Cl2,O2, HCl a. giấy quì tím khô b. giấy quì tím ẩm c. giấy tẩm dd phenolphtalein d. que đóm còn than hồng Câu 22.Hòa tan 16g muối CuSO4 vào 84 gam nước. Dung dịch muối thu được có nồng độ % là a. 8% b. 1,6% c. 16% d. 12% Câu 23. Cho dd CuCl2 vào ống nghiệm chứa dd AgNO3 thì xuất hiện a. kết tủa xanh b. kết tủa nâu đỏ c. kết tủa vàng d. kết tủa trắng Câu 24. Cho a gam Fe2O3 tác dụng hết với 200ml dd HCl 3M.Giá trị của a cần dùng là a. 8g b. 0,8g c. 1,6g d. 16g Câu 25. Ngâm lá Zn vào trong 150g dd CuSO4 16%, đến khi phản ứng hoàn toàn. Số mol Zn đã tham gia phản ứng là a. 0,05 mol b. 0,1 mol c. 0,15mol d. 0,2mol. 5.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Phòng GD&ĐT Hàm Thuận Bắc. Câu 26. Có 3 kim loại dạng bột, đựng trong 3 lọ riêng biệt không ghi nhãn là:Na, Al, Fe. Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết cả 3 kim loại trên a. nước b. dd NaOH c. dd HCl d. dd CuSO4 Câu 27. Nung hỗn hợp 2 muối MgCO3 và CaCO3 đến khi khối lượng không đổi thu được 3,8g chất rắn và giải phóng 1,68lít khí CO2(đktc). Hàm lượng MgCO3 trong hỗn hợp là a. 30,57% b. 30% c. 29,58% d. 28,85% Câu 28. Dãy chất nào sau đây làm giấy quì tím hoá đỏ a. H2O, HCl, NaOH b. HNO3, NaOH, KCl c. H2SO4, HNO3, HCl d. HCl, Ca(OH)2, HNO3 Câu 29. Hợp chất của phi kim X với oxi có công thức là XO3, trong đó nguyên tố X chiếm 40% theo khối lượng. Vậy X là a. Phôtpho b. Cacbon c. Nitơ d. Lưu huỳnh Câu 30. Ngâm cây đinh sắt nặng 22,4 g trong dd chứa 32g CuSO4, phản ứng xong lấy đinh ra rửa nhẹ, sấy khô cân lại đinh nặng a. 22,4 g b. 24 g c. 35,2 g d. 9,2 g. 6.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×