Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng gạch xây đối với các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.24 MB, 69 trang )

0

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN VĂN HÙNG

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG GẠCH XÂY ĐỐI VỚI
CÁC CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ TRÀ VINH

Chun ngành : Kỹ thuật Xây dựng Cơng trình Dân dụng và Công nghiệp
Mã số: 85 80 201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS. TRẦN QUANG HƢNG

Đà Nẵng - Năm 2019


ỜI CA

Đ AN

C

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hùng




TRANG TÓ

TẮT TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG GẠCH XÂY ĐỐI VỚI
CÁC CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRÀ VINH
Học viên: Nguyễn Văn Hùng. Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng cơng trình DD và CN
Mã số: 85 80 201 - Khóa: K35, Trƣờng Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt: Gạch xây là bộ phận cấu thành quan trọng của cơng trình xây dựng. Mục
tiêu của đề tài là đánh giá tình hình, hiệu quả sử dụng của gạch xây không nung so với
gạch nung truyền thống đối với các cơng trình xây dựng trên địa bàn thành phố Trà Vinh,
từ đó đƣa ra nhận định, đề xuất các chính sách phát triển gạch khơng nung trên địa bàn
tỉnh, từng bƣớc chấm dứt việc sử dụng gạch nung trong các cơng trình xây dựng, Cắt giảm
tỷ lệ tăng hàng năm mức phát thải khí nhà kính bằng cách giảm dần việc sử dụng nhiên
liệu hóa thạch và đất màu để làm gạch thông qua việc tăng cƣờng sản xuất, mua bán và sử
dụng gạch không nung ở tỉnh Trà Vinh, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên,
đảm bảo an toàn lƣơng thực, phát triển bền vững.
Trong luận văn này sẽ giới thiệu sơ bộ về các loại gạch xây, đánh giá ƣu điểm,
nhƣợc điểm, tình hình và hiệu quả sử dụng của từng loại gạch, nêu các vấn đề thƣờng gặp
phải trong thi cơng các cơng trình xây dựng khi sử dụng gạch khơng nung, từ đó đƣa ra các
giải pháp khắc phục; Nghiên cứu những hiệu quả của các chính sách đã đƣợc trung ƣơng
ban hành nhằm khuyến khích phát triển gạch khơng nung từ đó đề xuất một số chính sách
cụ thể áp dụng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Từ khóa - Gạch nung, gạch c t li u, gạch AAC, gạch bê tơng bọt, chính sách hỗ tr .

Topic: ASSESSING THE SITUATION AND EFFICIENCY OF USING
CONSTRUCTION BRICKS FOR CONSTRUCTION WORKS IN TRA VINH CITY
Summary: Brick is an important component of a construction. The objective of the

topic is to assess the situation and efficiency of unburnt construction bricks compared with
traditional bricks for construction works in Tra Vinh city, thereby making comments and
recommendations. policies to develop unburnt bricks in the province, step by step stop the
use of fired bricks in construction works. Reduce the annual increase rate of greenhouse
gas emissions by gradually reducing the use of fuel, fossil fuels and rich soil to make
bricks through increasing production, trading and using unburnt bricks in Tra Vinh
province, contribute to the protection of natural resources, ensure food safety and
sustainable development.
In this dissertation, we will briefly introduce about types of bricks, assess the
advantages, disadvantages, situation and efficiency of each type of bricks, addressing
common problems encountered in the construction of construction works. when using
unburnt bricks, thereby offering solutions to overcome; Studying the effects of policies
issued by the central government to encourage the development of unburnt bricks and then
propose some specific policies to be applied in Tra Vinh province.
Keywords - Fired bricks, aggregated bricks, AAC bricks, foam concrete bricks,
supporting policies.


ỤC ỤC
TRANG BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CAM ĐOAN
TRANG TĨM TẮT TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2

4. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................2
5. Cấu trúc luận văn .................................................................................................2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI GẠCH XÂY ......................................3
1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về các loại gạch xây ............................................................3
1.1.1. Gạch nung...................................................................................................3
1.1.2. Gạch không nung........................................................................................5
1.2. Ƣu, nhƣợc điểm của từng loại gạch xây .........................................................15
1.2.1. Gạch nung.................................................................................................15
1.2.2. Gạch không nung......................................................................................15
CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG GẠCH XÂY TRONG CÁC CƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRÀ VINH ....................................17
2.1. Số lƣợng sử dụng, nguồn cung cấp các loại gạch nung ..................................17
2.1.1. Tình hình về nguồn nguyên liệu sản xuất gạch nung ...............................17
2.1.2. Thống kê một số cơ sở sản xuất ...............................................................20
2.2. Tình hình thực trạng sử dụng gạch khơng nung, số lƣợng sử dụng, nguồn
cung cấp các loại gạch không nung .......................................................................22
2.2.1. Thực trạng sử dụng gạch không nung trên cả nƣớc .................................22
2.2.2. Tình hình sử dụng gạch khơng nung tại thành phố Trà Vinh ..................26
2.2.3. Nguồn cung cấp gạch nung ......................................................................27
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG GẠCH XÂY KHÔNG
NUNG, ĐỀ XUẤT MỘT MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
...................................................................................................................................34
3.1. So sánh, đánh giá hiệu quả giữa gạch nung và gạch không nung ..................35


3.1.1 Bài toán 1: So sánh, đánh giá hiệu quả tại cơng trình dạng khách sạn cao
tầng .....................................................................................................................35
3.1.2 Bài tốn 2: So sánh, đánh giá hiệu quả tại cơng trình dạng trƣờng học thấp
tầng .....................................................................................................................39
3.2. Đánh giá về hiệu quả sử dụng gạch không nung ............................................42

3.2.1. Hiệu quả từ việc sử dụng gạch không nung .............................................42
3.2.2. Một số khuyết tật khi xây, hạn chế cần khắc phục ...................................42
3.3. Giải pháp, định hƣớng phát triển gạch xây không nung.................................44
3.3.1. Giải pháp phát triển ..................................................................................44
3.3.2. Định hƣớng phát triển ..............................................................................45
3.4. Đề xuất một số chính sách sử dụng gạch khơng nung ....................................46
3.4.1. Một số chính sách đã đƣợc trung ƣơng ban hành.....................................46
3.4.2. Một số hiệu quả mang lại .........................................................................46
3.4.3. Một số chính sách áp dụng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ............................47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................48
1. Kết luận ..............................................................................................................48
2. Kiến nghị............................................................................................................48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................50
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN.


DANH

ỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Cấp phối thành phần nguyên liệu tham khảo ..............................................8
Bảng 2.1. Nguồn cung cấp gạch nung ......................................................................21
Bảng 2.2. Nguồn cung cấp gạch không nung ...........................................................28
Bảng 3.1. Thông số hình học gạch khơng nung và gạch nung .................................34
Bảng 3.2. Kết quả so sánh về tải trọng ở Bài toán 1 .................................................36
Bảng 3.3. Kết quả so sánh về mặt kỹ thuật ở Bài toán 1 ..........................................37
Bảng 3.4. Kết quả so sánh về mặt kinh tế ở Bài toán 1 ............................................38
Bảng 3.5. Kết quả so sánh về tải trọng ở Bài toán 2 .................................................40

Bảng 3.6. Kết quả so sánh về mặt kỹ thuật ở Bài toán 2 ..........................................41
Bảng 3.7. Kết quả so sánh về mặt kinh tế ở Bài toán 2 ............................................42


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Gạch đặc ......................................................................................................4
Hình 1.2. Gạch có lỗ tạo hình .....................................................................................5
Hình 1.3. Quy trình sản xuất .......................................................................................7
Hình 1.4. Gạch xi măng cốt liệu ...............................................................................11
Hình 1.5. Gạch bê tơng khí chƣng áp AAC ..............................................................12
Hình 1.6. Gạch bê tơng bọt .......................................................................................14
Hình 2.1. Ngun liệu đất sét sản xuất gạch nung ....................................................20
Hình 2.2. Lị sản xuất gạch nung...............................................................................20
Hình 2.3. Nhà máy sản xuất gạch khơng nung .........................................................27
Hình 2.4. Trung tâm hội nghị tỉnh Trà Vinh sử dụng 100% gạch xi măng cốt liệu 29
Hình 2.5. Nhà khách tỉnh Trà Vinh sử dụng 100% gạch ACC .................................30
Hình 2.6. Bệnh viện Trƣờng Đại học Trà Vinh 100% gạch xi măng cốt liệu ..........30
Hình 2.7. Trụ sở Cơng an tỉnh Trà Vinh sử dụng 100% gạch xi măng cốt liệu .......31
Hình 2.8. Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh
Trà Vinh sử dụng 100% gạch ACC .........................................................31
Hình 2.9. Ngân hàng SCB Trà Vinh sử dụng 100% gạch ACC ...............................32
Hình 2.10. Trƣờng Chính trị tỉnh Trà Vinh sử dụng 100% gạch xi măng cốt liệu ...32
Hình 2.11. Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh sử dụng 100% gạch xi măng cốt liệu 33
Hình 3.1. Phối cảnh mặt đứng ...................................................................................35
Hình 3.2. Mặt bằng tầng điển hình ............................................................................35
Hình 3.3. Phối cảnh THCS, THPT Lê Q Đơn.......................................................39
Hình 3.4. Mặt bằng tầng 2, tầng 3 THCS, THPT Lê Quý Đôn ................................39


1


Ở ĐẦU
1. ý do chọn đề tài
Thành phố Trà Vinh là trung tâm giao dịch thƣơng mại của tỉnh, có tốc độ đơ
thị hóa mạnh, nhu cầu đầu tƣ xây dựng tại thành phố ngày càng tăng nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển đồng bộ hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị xanh hiện
đại, phát triển đô thị theo hƣớng bền vững đối với ngành xây dựng nói chung. Riêng
về vật liệu xây dựng, trong đó sử dụng gạch xây, thân thiện với mơi trƣờng, ứng
phó với biến đổi khí hậu ngày càng cấp thiết. Theo quyết định số 159/QĐ-UBND
tỉnh Trà Vinh ngày 6/09/2012 phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến
năm 2030, và quyết định 251/QĐ-UBND tỉnh Trà Vinh ngày 26/02/2014 ban hành
kế hoạch thực hiện chƣơng trình sử dụng gạch khơng nung đến 2020 và lộ trình
chấm dứt hoạt động sản xuất gạch nung bằng lị thủ cơng.
Nhằm bảo vệ mơi trƣờng, hạn chế khai thác nguồn tài nguyên đất sét trong tự
nhiên, ngày 08/12/2017 Thông tƣ số 13/2017/TT-BXD quy định sử dụng vật liệu
xây khơng nung trong các cơng trình xây dựng đƣợc Bộ Xây dựng ban hành; Theo
đó, đối với các cơng trình xây dựng có sử dụng nguồn vốn nhà nƣớc phải dùng vật
liệu xây không nung theo một tỷ lệ nhất định (Đối với thành phố Trà Vinh, thị xã
Duyên Hải tối thiểu là 70%, các huyện cịn lại tối thiểu là 50%).
Tuy nhiên, theo tình hình thực tế hiện nay, việc sử dụng gạch xây không
nung cho các cơng trình xây dựng cịn nhiều bất cập, chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra
của các cơ quan quản lý. Nguyên nhân là do gạch xây không nung còn nhiều vấn đề
phát sinh kể cả về chất lƣợng và các vấn đề khác trong thi cơng, do đó gây tâm lý
ngại sử dụng làm các chủ đầu tƣ.
Nhằm có cái nhìn tổng quan và đánh giá đƣợc hiệu quả sử dụng gạch xây
không nung trong lĩnh vực xây dựng, đề tài sẽ thống kê và phân tích một cách tƣơng
đối tồn diện các khía cạnh tác động đến việc sử dụng gạch xây, đƣa ra các nhận
định và phƣơng hƣớng thực hiện để thực hiện chính sách khuyến khích sử dụng
gạch khơng nung hiệu quả.
2.


ục tiêu nghiên cứu

Đánh giá ƣu, nhƣợc điểm của từng loại tƣờng xây bằng gạch nung và khơng
nung cho hai loại cơng trình cao tầng và thấp tầng, từ đó chỉ ra ƣu điểm của việc sử
dụng gạch không nung.


2

Nhận xét thực trạng và đƣa ra các kiến nghị trong việc thực hiện chính sách
nhằm tăng cƣờng sử dụng gạch không nung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng: Gạch xây trong cơng trình xây dựng.
Phạm vi nghiên cứu: Tình hình sử dụng và hiệu quả cụ thể của từng loại gạch
xây trong các cơng trình xây dựng trên địa bàn thành phố Trà Vinh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp thống kê, tính tốn, tổng hợp số liệu.
Phân tích, so sánh đƣa ra kết luận, khuyến cáo.
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm các phần: Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị luận văn gồm có các
chƣơng dƣới đây:
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI GẠCH XÂY
CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG GẠCH XÂY TRONG CÁC
CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRÀ VINH
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG GẠCH XÂY
KHÔNG NUNG, ĐỀ XUẤT MỘT MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG, CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN



3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC

ẠI GẠCH XÂY

1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về các loại gạch xây
1.1.1. Gạch nung
a) K
Là loại gạch truyền thống làm từ đất sét nung. Lịch sử sản xuất và sử dụng
gạch đã đƣợc loài ngƣời sử dụng hàng ngàn năm trƣớc Công nguyên, gạch đƣợc tạo
qua các q trình: Tạo hình, nung đốt gạch do có qua q trình đốt nóng lên đến
1.0000C nên gạch có độ bền chắc nhất, chịu nhiệt, chịu lửa, hoá chất và một số mơi
trƣờng khắc nghiệt, gạch nung có thể đốt bằng các loại lị nhƣ lị thủ cơng, lị
Hoffman, lị vịng, lị tuynel. Trong đó lị tuynel là cơng nghệ hiện đại nhất đƣợc
nhà nƣớc coi là công nghiệp. Gạch nung đƣợc sử dụng làm tƣờng nhà, ống khói, lị
nung, lị sƣởi,...
b) Q

x



Cơng nghệ sản xuất gạch bao gồm 5 giai đoạn: Khai thác nguyên liệu, nhào
trộn, tạo hình, phơi sấy, nung và làm nguội ra lò.
Khai thác nguyên liệu: Trƣớc khi khai thác cần phải loại bỏ 0,3 - 0,4m lớp
đất trồng trọt ở bên trên, việc khai thác có thể bằng thủ cơng hoặc dùng máy ủi, máy
đào, máy cạp.
Nhào trộn đất sét: Quá trình nhào trộn sẽ làm tăng tính dẻo và độ đồng đều

cho đất sét giúp cho việc tạo hình đƣợc dễ dàng, thƣờng dùng các loại máy cán thô,
cán mịn, máy nhào trộn, máy một trục, 2 trục để nghiền đất.
Tạo hình: Để tạo hình gạch ngƣời ta thƣờng dùng máy đùn ruột gà. Trong
q trình tạo hình cịn dùng thiết bị có hút chân không để tăng độ đặc và cƣờng độ
của sản phẩm.
Phơi sấy: Khi mới đƣợc tạo hình gạch mộc có độ ẩm rất lớn, nếu đem nung
ngay gạch sẽ bị nứt do mất nƣớc đột ngột. Vì vậy phải phơi sấy để giảm độ ẩm,
giúp cho sản phẩm mộc có độ cứng cần thiết, tránh biến dạng khi xếp vào lị nung.
Nung: Đây là cơng đoạn quan trọng nhất quyết định chất lƣợng của gạch.
Quá trình nung gồm giai đoạn đốt nóng, nung và làm nguội.
c) C







- Gạch chỉ, có kích thƣớc 220x105x60mm; Gạch chỉ đƣợc sử dụng rộng rãi
để xây tƣờng, cột, móng, ống khói, lát nền.


4

Theo TCVN 1451 - 2009 gạch chỉ phải đạt những u cầu sau:
Sai lệch về kích thƣớc khơng lớn q qui định, về chiều dài ±7mm về chiều
rộng ± 5 mm, về chiều dày ±3 mm, gạch không sứt mẻ, cong vênh; Độ cong ở mặt
đáy ± 4mm, mặt bên ± 5mm, trên mặt gạch không quá 5 đƣờng nứt, mỗi đƣờng dài
không quá 15mm và sâu không quá 1mm.
Tiếng gõ phải trong thanh, màu nâu tƣơi đồng đều, bề mặt mịn khơng bám

phấn. Khối lƣợng thể tích 1.700 – 1.900 kg/m3, khối lƣợng riêng 2.500 – 2.700
kg/m3, hệ số dẫn nhiệt từ 0,5 - 0,8 KCal /m.0C.h, độ hút nƣớc theo khối lƣợng 8%
- 18%.

Hình 1.1. Gạ

ặc

- Gạch có lỗ rỗng tạo hình
Các loại gạch này có khối lƣợng thể tích nhỏ hơn 1.600 kg/m3, theo yêu cầu
sử dụng, khi sản xuất có thể tạo số lƣợng lỗ khác nhau. Loại gạch này thƣờng đƣợc
dùng để xây tƣờng ngăn, tƣờng nhà khung chịu lực, sản xuất các tấm tƣờng đúc sẵn.
Gạch rỗng đất sét nung phải có hình hộp chữ nhật với các mặt bằng phẳng.
Trên các mặt của gạch có thể có rãnh hoặc gợn khía. Sai số cho phép kích thƣớc
viên gạch rỗng đất sét nung khơng đƣợc vƣợt quá quy định nhƣ sau: Theo chiều dài
7mm, theo chiều rộng 5mm, theo chiều dày 3mm, độ hút nƣớc theo khối lƣợng 8% 18%.


5

Hình 1.2. Gạch có lỗ tạo hình
1.1.2. Gạch khơng nung
a) K
Gạch không nung hay gạch block là một loại gạch mà sau khi gia cơng định
hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học nhƣ cƣờng độ nén, uốn, độ hút nƣớc,...
mà không cần qua nhiệt độ, khơng phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch
nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên gạch không nung đƣợc gia tăng
nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của
chúng.
Trong thực tế, trừ một số loại gạch không nung tự nhiên (Gạch đá ong) và

gạch đất hóa đá là thuần túy khơng sử dụng một tỷ lệ vật liệu nào qua nung, các loại
gạch không nung chủ đạo trên thực tế vẫn sử dụng một phần vật liệu đã qua nung để
làm vật liệu liên kết. Riêng gạch bê tơng khí chƣng áp (AAC) vẫn dùng than hoặc
điện để đốt lị hơi đóng rắn sản phẩm nhƣng mức độ tiêu hao năng lƣợng thấp hơn
gạch đất sét nung.
Trong một sản phẩm gạch không thông thƣờng có hai thành phần chính là
chất kết dính và cốt liệu. Ngồi ra cịn có các thành phần khác nhƣ chất tạo khí, phụ
gia giảm nuớc, phụ gia đóng rắn nhanh, phụ gia cải thiện cuờng độ, chất tạo màu.


6

Chất kết dính thƣờng là xi măng Portland, vơi + xỉ, vơi + puzolan, vơi + tro
bay, ngồi ra cịn có các hệ xi măng khác có những tính năng đặc biệt nhƣ xi măng,
xi măng cao nhôm, xi măng geopolymer.
Cốt liệu cũng đa dạng, đi từ cát, sạn, sỏi, đá mạt, chất thải rắn trong công
nghiệp và xây dựng nhƣ xỉ trong khai thác quặng, xỉ lị, bê tơng vỡ, gốm vỡ, gạch
vỡ đến các cốt liệu nhẹ nhƣ keramzít, foam, mạt gỗ, rơm, trấu, diatomit.
b) Lị

ửp

ển

Cùng với những phát minh đầu tiên về chất kết dính, vật liệu xây khơng nung
có một lịch sử phát triển rất lâu đời. Gạch lâu đời nhất đƣợc phát hiện ở Tell Aswad
– Syria, có tuổi 7.500 năm trƣớc Cơng ngun. Năm ngàn năm cách đây ngƣời Ai
Cập đã biết sử dụng đất sét và rơm để làm thành những viên gạch đất không nung
trong xây dựng; Họ cũng đã biết dùng đất sét, vơi và nƣớc khống giàu Natri và kali
để làm vữa xây Kim Tự Tháp, vẫn còn đến ngày nay. Hơn 2 ngàn năm cách đây,

ngƣời La Mã đã khám phá ra xi măng Puzolan bằng cách trộn vôi và tro núi lửa.
Vôi đuợc xem là nguyên liệu kết dính quan trọng từ đó. Năm 1796 Jame
Paker, ngƣời Anh, đƣợc cấp bằng sáng chế về xi măng thủy lực bằng cách nung đá
vơi có chứa sét gọi là xi măng Paker hay xi măng La Mã. Năm 1824, Joseph
Aspdin, ngƣời Anh, sáng chế ra xi măng Portland. Từ đó đến nay cơng nghệ chất
kết dính dùng trong xây dựng không ngừng phát triển. Gạch bê tông nhẹ (AAC)
đuợc sang chế và hoàn thiện vào giữa những năm 1920 do tiến sĩ Johan Axel
Eriksson, sản xuất đại trà năm 1929 ở Thụy Điển và trở nên rất phổ biến.


7

c) Quy trình s n xu t

Hình 1.3. Quy trình s n xu t
Quy trình sản xuất là dùng các nguyên liệu có sẵn tại địa phƣơng nhƣ cát, xi
măng, đá mạt, phụ gia, xỉ than,… đƣa vào trạm trộn, qua hệ thống băng tải tới máy
ép thủy lực song động, nhờ khn mà thành hình sản phẩm, sau đó đƣa ra bãi
dƣỡng hộ. Với đặc điểm công nghệ là sản phẩm sau khi ép đã đạt một độ cứng nhất
định, có thể xếp khối trong khay và bảo dƣỡng theo đúng quy định.
Dây chuyền đƣợc thiết kế và chế tạo với mức độ tự động hóa hồn chỉnh,
bao gồm các bộ phận chính: Hệ thống máy trộn, băng tải nguyên liệu và một máy
ép thủy lực. Tất cả đƣợc chế tạo, lắp ráp trong nƣớc nhằm thay thế công nghệ cho
các lị gạch đất nung gây ơ nhiễm mơi trƣờng theo tinh thần Quyết định
121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ Tƣớng Chính phủ.
B ớc th 1: Xử lý nguyên liệu
Nguyên liệu mạt đá, xỉ than, cát đen đƣợc phân loại, hạt thơ sẽ đƣợc nghiền
nhỏ tới độ hạt mịn (Kích thƣớc hạt ≤3mm). Sau khi nghiền thì đƣợc dữ trữ ở kho
bãi tập kết để tiện cho việc trộn cấp phối.



8

Nguyên liệu (Xi măng, phụ gia, nƣớc) dự trữ tại kho bãi chứa nguyên liệu,
sau đó qua băng tải đƣa vào bộ phận định lƣợng.
B ớc th 2: Cấp nguyên liệu
Định lƣợng phối liệu sẽ đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với chủng loại nguyên
liệu có tại địa phƣơng: Sử dụng xỉ than hoặc mạt đá.
Bảng 1.1 Cấp phối thành phần nguyên liệu tham khảo
Số TT

Nguyên vật liệu

Đơn vị

Định mức cho một viên gạch hai lỗ
Kích thƣớc 220x105x60mm

1

Cát

m3

0,0003

2

Xỉ than


m3

0,00175

3

Xi măng

kg

0,24

4

Nƣớc

m3

0,0001

5

Phụ gia

kg

0,070

Dùng các phễu chứa liệu, băng tải liệu, cân định lƣợng, bộ phận cài đặt phối
liệu. Sau khi nguyên liệu đƣợc cấp đầy vào các phễu, chỉ một phần nguyên liệu

đƣợc đƣa xuống bàn cân theo công thức phối trộn đã cài đặt từ trƣớc (cấp phối đã
quy định).
Toàn bộ q trình cấp phối ngun liệu đƣợc tiến hành hồn toàn tự động.
Qua khâu này, nguyên liệu đƣợc cấp theo công thức phối trộn đã cài đặt.
B ớc th 3: Trộn nguyên liệu (Dùng máy trộn trục đứng)
Sau khi cấp phối đƣợc pha trộn theo tỷ lệ đã đƣợc tính sẵn qua hệ thống tự
động hóa, hỗn hợp nguyên liệu đƣa vào máy trộn. Nguyên liêu đƣợc trộn đều theo
thời gian qui định, máy sẽ tự động mở dàn phun phụ gia, nƣớc để máy trộn đều hỗn
hợp nguyên liệu với phụ gia. Hỗn hợp sau phối trộn đƣợc tự động đƣa vào máy ép
gạch (Máy ép thủy lực)
B ớc th 4: Ép định hình viên gạch (Máy ép thủy lực)
Tại máy ép thủy lực, khi phểu chứa của máy chính đã đƣợc cấp đầy nguyên
vật liệu, một pallet sắt đƣợc đẩy vào bằng xi lanh thủy lực và đƣợc định vị trên bàn
máy, khuôn dƣới hạ xuống mặt pallet, hộp nạp liệu tiến vào và nạp liệu cho khuôn.
Cánh khuấy quay đƣợc dẫn động qua bộ mô tơ, bộ truyền xích, nhằm đảm bảo cho
việc nạp liệu đƣợc hồn hảo.


9

Sau khi nạp liệu xong, hộp nạp liệu rút ra và khn trên sập xuống thực hiện
q trình rung ép tạo hình. Sau đó khn dƣới đƣợc nhấc lên bằng một xi lanh thủy
lực để dỡ khuôn. Khi khuôn dƣới ra khỏi chiều cao viên gạch thì khn trên cũng tự
động đƣợc nhấc lên theo. Tiếp đó xi lanh thủy lực sẽ đẩy một pallet rỗng vào bàn
máy và đẩy pallet có gạch thành phẩm ra ngồi băng tải xích của thiết bị xếp gạch
tự động. Một chu trình ép tạo hình mới lại bắt đầu trên máy chính.
Nhờ vào hệ thống thủy lực, máy hoạt động tạo ra lực rung ép lớn từ trên
xuống và từ dƣới lên (Lực ép tối đa 1.400KN ) để hình thành lên các viên gạch
không nung hai lỗ đồng đều, đạt chất lƣợng cao và ổn định.
B ớc th 5: Dƣỡng hộ, đóng gói

Viên gạch sau khi ép sẽ đƣợc chuyển và xếp từng khay vào vị trí định trƣớc
một cách tự động. Một xe nâng sẽ đƣa giá thép đầy ra khu dƣỡng hộ sản phẩm, xe
nâng sẽ chở giá có pallet gạch khô lại và đặt lên thiết bị chở giá. Các pallet gạch
đƣợc thiết bị dỡ gạch tự động hạ lần lƣợt xuống băng tải xích và đƣa đến Thiết bị
tách gạch. Tại đây gạch đƣợc tách tự động ra khỏi các tấm pallet và đẩy sang băng
tải chở sản phẩm số. Nhờ đó mà ta có thể chuyển gạch vừa sản xuất ra khu vực
dƣỡng hộ.
Trong thời gian dƣỡng hộ gạch sẽ đƣợc phun ẩm. Sau khi gạch đƣợc xếp đầy
lên các giá thép, xe nâng sẽ đƣa các giá thép vào khu dƣỡng hộ. Tại đây, gạch đƣợc
dƣỡng hộ trong vịng 24 giờ.
Trong q trình dƣỡng hộ, ln luôn giữ độ ẩm cho gạch bằng cách phun
nƣớc và đảm bảo phịng dƣỡng hộ khơng có gió lùa và ánh nắng chiếu vào gạch.
Sau khi dƣỡng hộ trong nhà xong, xe nâng đƣa các giá chứa gạch khô đặt lên thiết
bị chở giá đỡ, các pallet gạch đƣợc dỡ và gạch đƣợc tách ra khỏi pallet, đƣợc công
nhân đƣa ra xếp đống ngoài bãi thành phẩm.
Tại bãi thành phẩm, gạch tiếp tục đƣợc phun nƣớc bảo dƣỡng hàng ngày và
chờ xuất xƣởng. Sản phẩm đƣợc xe chuyên dụng, cẩu tự hành bốc lên và đem đến vị
trí kho bãi, xếp thành lô thành hàng, thành kiện hay chồng theo tiêu chuẩn và đƣợc
nhập kho. Xếp ở bãi phải tuân thủ có đƣờng vào và ra. Lơ xếp trƣớc đƣợc lấy trƣớc
và xếp sau đƣợc lấy sau, đảm bảo cho kho bãi đƣợc luân chuyển lần lƣợt.
d) N



Nguyên vật liệu chính của dây chuyền sản xuất là những nguyên vật liệu, sẵn
có trên thị trƣờng cát, đá mạt, xỉ than, xi măng, hợp chất phụ gia, nƣớc. Ngoài ra


10


cần bổ sung ngun liệu khống hoạt tính (chiếm khoảng 5 - 15%) có trong tự nhiên
cũng nhƣ nhân tạo và phụ gia polymer gốc xellulose hiện có trên thị trƣờng nhƣ
HPMC, MC, HPE,…
Ngun liệu khống hoạt tính là những khống giàu thành phần nhơm và
silic, có rất nhiều trong tự nhiên và phế thải công nghiệp nhƣ tro bay, muội silic,
kaolinite,…Ngồi ra cịn tìm thấy trong các vật liệu phế thải trong xây dựng nhƣ
gạch vỡ, bụi đá. Khi dùng chỉ cần nghiền với kích cở hạt mịn (Khoảng ≤ 3mm), độ
ẩm nhỏ hơn 8%.
Cát: Cát đƣợc chọn cát đổ bê tông theo đúng tiêu chuẩn, độ ẩm không quá
5%, phải sạch và không lẫn tạp chất. Đá mạt hạt nhỏ đƣợc làm sạch, không lẫn tạp
chất, độ ẩm vừa phải.
Xi măng dùng loại đạt chất lƣợng theo TCVN 2682:2008 hoặc theo TCVN
6260:2008, đƣợc chứa trong silô. Khâu này đƣợc xử lý để bụi xi măng lúc bơm vào
và bơm ra không phát tán bụi, tỷ lệ dùng thay đổi từ 10 - 30% theo khối lƣợng, tùy
theo yêu cầu chất lƣợng sản phẩm.
Phụ gia: Gốc polymer hữu cơ đóng vai trị là chất làm đặc, có tính kết dính
và có khả năng tạo màng, giúp tăng cƣờng độ dẻo của hỗn hợp vữa, đặc biệt trong
trạng thái bán khô. Tỷ lệ dùng trong hỗn hợp khoảng 1 - 2%.
Chất lƣợng đảm bảo và có sự kiểm tra kỹ càng về định luợng sử dụng và chất
lƣợng, tiến hành thí nghiệm trƣớc mới dùng đồng loạt. Phụ gia hiện có sẵn trên thị
trƣờng địa phƣơng và khu vực.
e) C







Gạch xi măng cốt liệu: Gạch bê tơng cốt liệu cịn đƣợc gọi là gạch block.

Gạch này đƣợc tạo thành từ xi măng, đá mạt, tro xỉ và các chất phụ gia khác.
Qua quá trình rung ép thủy lực, hoặc ép tĩnh các hạt cốt liệu đƣợc lèn chặt
trong khuôn thép thành các sản phẩm có hình dạng theo khn mẫu, và sau đó
dƣỡng hộ cho tới khi cứng đạt mác tƣơng ứng với cấp phối.
Loại gạch này trƣớc đây đƣợc sản xuất và sử dụng nhiều nhất trong các loại
gạch không nung. Tại thành phố Trà Vinh, nguyên nhân do gạch cốt liệu tƣơng
đối nặng, không phù hợp với xây dựng các cơng trình cao tầng. Hơn thế nữa, gạch
block còn thấm nƣớc rất mạnh và gây nứt cho nhiều cơng trình. Các nhà đầu tƣ
gạch xi măng cốt liệu cũng dần dần đóng cửa các nhà máy của họ.


11

Hình 1.4. Gạch x

c t li u

Gạch bê tơng chƣng áp: Gạch bê tơng chƣng áp hay cịn gọi tắt là gạch AAC.
Gạch AAC đƣợc sản xuất từ các loại vật liệu xi măng, cát nghiền mịn, vôi,
nƣớc và bột nhơm, chất tạo khí (có thể thay cát bằng các khống silic hoạt tính).


12

Hình 1.5. Gạch bê tơng khí

p AAC

Gạch bê tơng bọt: Gạch bê tơng bọt khí với cấu tạo là hàng triệu bọt khí li ti
có trong kết cấu nên có tỷ trọng chỉ khoảng từ 400kg/m3 đến 1.000kg/m3, và thông

thƣờng ngƣời ta sản xuất loại sản phẩm có tỷ trọng từ 500 đến 700kg/m3. Tỷ trọng
này chỉ bằng 1/3 so với gạch đặc và bằng 2/3 so với gạch rỗng đất sét nung.
Do vậy, khi thay thế gạch xây thông thƣờng bằng gạch bê tơng bọt khí cho
phép giảm tải trọng, tiết kiệm chi phí kết cấu của cơng trình từ 10% - 12%, hoặc
vẫn kết cấu của cơng trình nhƣ vậy nhƣng cho phép tăng chiều cao của công trình.
Cũng nhờ tỷ trọng của sản phẩm rất nhẹ nên cho phép tạo hình những sản
phẩm kích cỡ lớn hơn so với gạch xây mà không ảnh hƣởng đến thao tác của
ngƣời thợ.
Khi xây bằng gạch bê tơng khí, tốc độ xây của ngƣời thợ tăng gấp đôi so với
gạch thơng thƣờng. Đây chính là một trong những yếu tố làm rút ngắn tiến độ thi
cơng của cơng trình.
Cƣờng độ chịu nén cao, tỉ trọng của gạch bê tông bọt siêu nhẹ rất đa dạng: từ
900kg/m3 - 1.400kg/m3, với cƣờng độ nén tƣơng ứng là 4,0 - 12,5N/mm2.


13

Khả năng cách âm tốt gạch bê tông bọt siêu nhẹ là giải pháp tối ƣu trong các
cơng trình xây dựng có yêu cầu cao về cách âm hoặc chống ồn nhƣ: Bệnh viện,
trƣờng học, khách sạn,... Đặc biệt, sản phẩm gạch bê tông bọt siêu nhẹ rất phù hợp
trong việc tạo vách ngăn, sàn, mái và tƣờng cách âm trong nhà hát, rạp chiếu phim,
nhà cao tầng.
Khả năng chống thấm cực tốt, gạch bê tơng bọt siêu nhẹ có kết cấu bê tơng
với hàng triệu bọt khí li ti tạo nên một hệ thống lỗ tổ ong kín với kích thƣớc siêu
nhỏ, ngăn sự thẩm thấu của nƣớc. Do đó, gạch bê tơng bọt siêu nhẹ có đặc tính
chống thấm rất cao, thƣờng đƣợc sử dụng trong thi công bể bơi, bể chứa, sàn và mái
chống thấm.
Khả năng giảm thiểu ảnh hƣởng của động đất, với trọng lƣợng nhẹ hơn gạch
nung truyền thống và bê tông thông thƣờng, gạch bê tơng bọt siêu nhẹ có khả năng
kháng lại sức tàn phá của động đất và giảm tối đa tỉ lệ thƣơng vong cho con ngƣời

và thiệt hại về tài sản.
Khả năng cách nhiệt và chống cháy so với gạch nung truyền thống và bê
tông thông thƣờng, gạch bê tông bọt siêu nhẹ có khả năng cách nhiệt và chống cháy
rất hiệu quả. Do đó, sử dụng sản phẩm gạch bê tơng bọt siêu nhẹ sẽ giảm đáng kể
chi phí điều hồ nhiệt độ trong các cơng trình xây dựng.
Chất lƣợng vững bền theo thời gian, gạch bê tông bọt siêu nhẹ vững bền theo
thời gian trong mọi điều kiện thời tiết, không bị mối mọt và chống cháy cao.
Thi cơng gạch bê tơng khí có thể sản xuất theo nhiều kích cỡ khác nhau tùy
theo u cầu của cơng trình. Các cơng trình thƣờng sử dụng loại gạch dày 22cm cho
tƣờng ngoài và gạch dày 10cm cho tƣờng ngăn, thậm chí những kích thƣớc phi tiêu
chuẩn khác, khách hàng chỉ cần đặt hàng trƣớc một ngày là nhà máy sản xuất có thể
đáp ứng đƣợc.
Khi xây bằng gạch bê tơng khí thì cơng tác hồn thiện nhƣ lắp đặt điện nƣớc
cực kỳ dễ dàng, tƣờng bằng bê tơng khí có thể cho phép khoan, đục, tạo rãnh, tạo
hốc một cách dễ dàng hơn nhiều so với gạch xây thông thƣờng mang lại sự tiện lợi
và linh hoạt trong thi cơng.
Bên cạnh những tính năng nổi trội so với gạch xây truyền thống, gạch bê
tơng khí cịn có đặc điểm là một loại vật liệu thân thiện với môi trƣờng. Trong q
trình sản xuất khơng phát sinh khí thải, nƣớc thải cũng nhƣ chất thải rắn. Nguồn


14

nguyên liệu để sản xuất chủ yếu là cát, và đặc biệt có thể dùng phế thải của các nhà
máy nhiệt điện.
Tiết kiệm chi phí vật liệu xây, sử dụng gạch bê tơng bọt siêu nhẹ sẽ chi phí
vật liệu xây trong tồn bộ kết cấu cơng trình so với gạch nung truyền thống. Với
hình dáng đồng nhất và kích thƣớc to hơn, gạch bê tơng bọt siêu nhẹ cịn giúp tiết
kiệm đƣợc vữa xây và sơn hoàn thiện.
Thân thiện môi trƣờng, gạch bê tông bọt siêu nhẹ đƣợc sản xuất với nguyên

liệu là tro bay hoặc bột đá, là các loại chất thải trong các cơng trình khai khống mà
hiện nay cần rất nhiều chi phí để xử lý. Với mục tiêu thay thế gạch nung truyền
thống trong lĩnh vực xây dựng, gạch bê tơng bọt siêu nhẹ góp phần giảm thiểu tình
trạng mất đất nơng nghiệp nói riêng và ảnh hƣởng hiệu ứng nhà kính nói chung ở
Việt Nam.
Ứng dụng vào các nhà chung cƣ, nhà cao tầng cho ngƣời có thu nhập thấp,
nhà đơn, nhà phố, biệt thự; nhà nghỉ dƣỡng, resort, hotel, trƣờng học, bệnh viện,
nâng cấp, thêm tầng, phịng cách âm cách nhiệt,...

Hình 1.6. Gạch bê tông bọt


15

1.2. Ƣu, nhƣợc điểm của từng loại gạch xây
1.2.1. Gạch nung
a) Ư



Ƣu điểm chung của gạch nung phải kể đến là giá thành rẻ. Công nghệ sản
xuất đơn giản, nguồn ngun liệu có sẵn tại địa phƣơng. Gạch khơng bị co ngót hạn
chế nứt, truyền thống, mọi ngƣời quen sử dụng.
b) N



Trong quá trình sản xuất phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến môi trƣờng
nhƣ những vấn đề khai phá rừng quá mức để sản xuất than củi, quá trình nung thải
nhiều khí độc ra mơi trƣờng gây ơ nhiễm cho mơi trƣờng.

Khói bụi từ những lị gạch đất nung tỏa ra khơng khí tạo nồng độ chất CO2
rất cao, đem theo mùi hăng và khó chịu.
Ngồi ra, gạch đất nung cịn có nhƣợc điểm nếu sử dụng trong không gian
nhà vệ sinh dễ bị thấm nƣớc và ẩm mốc nên cần phải có lớp chống thấm hiệu quả
bên ngoài nhƣ sơn chống thấm hoặc gạch ốp lát chống thấm.
1.2.2. Gạch không nung
a) Ư



Không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất, hạn chế việc sử dụng đất sét
khai thác từ đất nơng nghiệp làm giảm diện tích sản xuất cây lƣơng thực.
Không dùng nhiêu liệu nhƣ than, củi,… để đốt, giúp tiết kiệm nhiên liệu
năng lƣợng và không thải khói bụi gây ơ nhiễm mơi trƣờng.
Q trình sản xuất gạch không nung không sinh ra chất gây ô nhiễm, không
tạo ra chất phế thải hoặc chất thải độc hại. Năng lƣợng tiêu thụ trong quá trình sản
xuất gạch khơng nung chiếm một phần nhỏ so với q trình sản xuất các vật liệu
khác. Bên cạnh đó, gạch khơng nung sử dụng các nguồn nguyên vật liệu chính trong
tự nhiên nhƣ: đá, cát, xi măng,... Các loại nguyên vật liệu này có mặt ở khắp nơi,
việc khai thác và sử dụng chúng không gây tác động đến môi trƣờng tự nhiên của
quốc gia. Có thể nói, gạch khơng nung không chỉ là sản phẩm gạch xây thông
thƣờng mà khi sử dụng, nó cịn mang giá trị nhân văn cao cả vì nó bảo vệ mơi
trƣờng, bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Gạch không nung là một loại gạch mà sau khi gia cơng định hình, khơng
phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ
bền của viên gạch không nung đƣợc gia tăng nhờ lực ép vào viên gạch và thành


16


phần kết dính của chúng. Q trình sử dụng gạch khơng nung, do các phản ứng hố
đá của nó trong hỗn hợp tạo gạch sẽ tăng dần độ bền theo thời gian.
Vật liệu xây không nung là loại vật liệu thân thiện môi trƣờng. Các ƣu điểm
đã đƣợc các nƣớc trên thế giới công nhận từ gần 100 năm nay. Đặc tính cách âm,
cách nhiệt tốt.
b) N



Tay nghề của thợ xây dựng đã quen với việc sử dụng gạch nung từ nhiều đời
nay cùng với những dụng cụ đơn giản. Trong khi thi cơng vật liệu xây khơng nung
địi hỏi phức tạp hơn từ tay nghề của ngƣời thợ cho tới dụng cụ thi cơng, hồ vữa
chun dụng. Do đó, thi cơng khơng đúng quy trình kỹ thuật thì sản phẩm xây dựng
dễ bị lỗi, gây nứt, bể…Ngoài ra, hiện tƣợng nứt xảy ra với mật độ khá nhiều do sự
giản nở nhiệt.
Giá thành cao.
Sử dụng cát làm gạch khiến nhu cầu khai thác cát tăng cao (Gạch khơng
nung có thể sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau không nhất thiết phải là
cát nên đây không phải là nhƣợc điểm.
Khơng có khả năng chống thấm tốt.


17

CHƢƠNG 2
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG GẠCH XÂY TR NG CÁC
CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRÀ VINH
2.1. Số lƣợng sử dụng, nguồn cung cấp các loại gạch nung
2.1.1. Tình hình về nguồn nguyên liệu sản xuất gạch nung
Theo điều kiện địa lý tự nhiên, tỉnh Trà Vinh có nhiều diện tích đất sản xuất

nơng nghiệp có lƣợng đất sét tiềm tàng khá lớn làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu
gạch nung cho xây dựng.
Vì thế, nhiều năm qua, Trà Vinh trở thành “điểm nóng” của việc mua bán đất
sét gây ảnh hƣởng xấu đến nền sản xuất nơng nghiệp và nguồn tài ngun đất đai.
Tình trạng bán đất sét ruộng lúa ở Trà Vinh tính đến nay đã diễn ra hơn 20
năm nay. Mặc dù ngành chức năng đã khuyến cáo về hậu quả xấu, tiến hành kiểm
tra, xử phạt nhƣng thực trạng này vẫn không có hồi kết.
Khởi đầu “điểm nóng” về vấn nạn bán đất sét ruộng ở Trà Vinh bắt đầu từ
năm 1998. Xã Tân An, huyện Càng Long là nơi đầu tiên xuất hiện tình trạng nơng
dân bán đất sét ruộng lúa cho các chủ cơ sở làm gạch xây dựng trong tỉnh và kể cả
từ Vĩnh Long đến.
Vùng đất Tân An đƣợc xem là “mỏ” đất sét ít lẫn lộn tạp chất, gạch làm ra đạt
chất lƣợng cao nên rất nhiều chủ cơ sở làm gạch đổ xô về đây tranh mua.
Vì vậy, chỉ sau hơn 10 năm khai thác, “mỏ” đất sét Tân An gần nhƣ cạn kiệt
và hậu quả là hàng trăm ha đất bị oằn trũng, canh tác cây lúa khơng cịn đạt hiệu
quả, nhiều diện tích trở thành hoang hóa.
Chƣa dừng tại đó, các cơ sở làm gạch bắt đầu mở rộng đến các vùng đất sét
khác trong tỉnh. Việc bán đất sét ruộng lúa nhƣ vết dầu loang, lan rộng sang các xã
Song Lộc, Lƣơng Hòa, Lƣơng Hòa A của huyện Châu Thành và những vùng tiếp
giáp với huyện Tiểu Cần của tỉnh Trà Vinh.
Khảo sát của Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Châu Thành
cho thấy, trên địa bàn các xã Song Lộc, Lƣơng Hịa, Lƣơng Hịa A, thƣờng xun
có các cơ sở mua đất sét ruộng.
Vào mùa khơ có khoảng từ 20 - 30 máy cối nhồi đất sét làm gạch hoạt động.
Tính đến nay, trên địa bàn huyện đã có trên 600 ha đất ruộng lúa bị khai thác nguồn
đất sét bên dƣới.


18


Theo Ủy ban nhân dân xã Song Lộc, tình trạng ngƣời dân bán đất sét trên địa
bàn diễn ra từ năm 2007. Đến nay, xã có hơn 500 ha trong tổng diện tích 2.455 ha
đất ruộng bị khai thác nguồn đất sét.
Nông dân bán đất sét xuất phát từ nguồn lợi trƣớc mắt. Theo thỏa thuận giữa
ngƣời bán và ngƣời mua, đất ruộng đƣợc khai thác theo cách lấy bỏ đi lớp đất mặt
từ 0,1 - 0,15 m rồi khai thác sâu nguồn đất sét từ 0,4 - 0,45 m (tùy loại đất). Bình
quân, 1 ha đất ruộng đƣợc các chủ cối làm gạch mua với giá từ 150 - 200 triệu đồng
tùy theo vị trí đất xa hay gần đƣờng giao thông bộ hay đƣờng thủy. Các hộ nông
dân bán đất sét ruộng biện minh, đây là cách tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể mà
họ tích luỹ cả đời làm nơng chƣa chắc có đƣợc.
Họ cịn cho rằng mình có lợi thêm là hạ đƣợc mặt bằng đất ruộng, giúp chủ
động trong tƣới tiêu. Vì khoản tiền này, nhiều nơng dân bất chấp khuyến cáo của
chính quyền địa phƣơng và hậu quả về sau, cứ lén lút bán đất sét ruộng lúa trái pháp
luật.
Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ Võ Quang Minh, Trƣởng bộ môn Tài nguyên đất đai
(Khoa Môi trƣờng và Tài nguyên thiên nhiên - Trƣờng Đại học Cần Thơ) đã từng
khuyến cáo, tình trạng khai thác đất sét ruộng lúa để làm gạch, gốm tùy tiện ở một
số tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long, trong đó có tỉnh Trà Vinh.
Theo đó, nếu khơng khắc phục sẽ dẫn đến hệ lụy là bề mặt ruộng đất lồi, lõm,
nơi thấp, nơi cao, đất dễ bị lún không thể cơ giới hóa. Chƣa kể những nơi bị khai
thác quá sâu có thể làm phèn tiềm tàng trào lên, ảnh hƣởng đến sản xuất thậm chí là
khơng thể canh tác đƣợc.
Lời cảnh báo đó đến nay đã thực sự hiện hữu trên nhiều diện tích đất ruộng và
làm ảnh hƣởng đến sản xuất của nhiều nông dân trên cùng một cánh đồng. Ơng
Thạch Phinh, ấp Trà ng là một điển hình và phải nhận hệ lụy xấu sau khi đã bán
đi 0,8 ha đất để lấy đất sét. Sau khi bán đất sét, ông trồng lúa phải tốn kém chi phí
về phân bón, nhiên liệu để bơm tát nƣớc cao gấp 3 - 4 lần so trƣớc đây, cây lúa bị
ngã không thu hoạch bằng máy đƣợc, năng suất lúa bị giảm đến 30%.
Mặc dù nhận thức đƣợc hậu quả, nhiều nông dân không bán đất sét ruộng
nhƣng khi những hộ liền kề xung quanh bán đi thì đất ruộng trở thành gị cao,

khơng cầm thủy. Điều này khiến sản xuất gặp khó khăn, chi phí tốn kém nhiều nên
buộc lịng họ cũng phải bán theo. Ơng Nguyễn Văn Mừng, ở ấp Ô Bắp, xã Lƣơng


×