Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.7 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH. ĐỀ CHÍNH THỨC. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN SINH – LỚP 9. (Thời gian 45 phút – không kể thời gian phát đề) 1- Thế nào là phép lai phân tích? Mục đích của phép lai phân tích là gì? Hãy lấy một ví dụ để minh họa. (ví dụ: chuột lang lông đen, trội; chuột lông trắng, lặn). (2 điểm) (Chú ý: không cần viết sơ đồ lai) 2- Ở ruồi dấm, cánh dài là trội (kí hiệu là A); cánh ngắn là lặn (kí hiệu a); lông mềm là trội (kí hiệu B); lông cứng là lặn (kí hiệu b). (1 điểm) a. Hãy cho biết kiểu hình của ruồi dấm có kiểu gen sau: AaBB và aaBb b. Hãy viết kiểu gen của ruồi dấm có kiểu hình sau: cánh dài, lông cứng và cánh ngắn, lông cứng ( mỗi kiểu hình viết một kiểu gen) 3- Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm; gen a quy định thân xanh lục. Kiểu gen của đời Mẹ và Bố (đời P ) phải như thế nào để đời F1 thu được: a. Toàn là cây cà chua có thân đỏ thẫm? b. Có cây thân đỏ thẫm và có cây thân xanh lục. (Chú ý: - Mỗi câu hỏi chỉ cần trả lời một kết quả và không cần viết sơ đồ lai - Phải có lý luận để dẫn đến kết quả; không trả lời trực tiếp) (2 điểm) 4- Vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng. (2 điểm) 5- Theo nguyên tắc bổ sung (NTBS) các cặp nucleotit nào liên kết với nhau trong ADN? Áp dụng: Viết một đoạn mạch đơn bổ sung với một đoạn mạch đơn của ADN có trình tự sắp xếp như sau: (1 điểm) -A – T – T – T – G – X – X –T – A – 6- Mối quan hệ giữa gen và protein được biểu hiện qua sơ đồ dưới đây: Gen ( một đoạn ADN) mARN Protein (chuỗi axit amin) (2 điểm) a. NTBS được biểu hiện như thế nào? b. Tương quan về số lượng giữa axit amin và nucleotit của mARN khi ở trong riboxom để tổng hợp protein? -HẾT-. ĐÁP ÁN - SINH 9 – KIỂM TRA HK1 NĂM HỌC 2012 – 2013.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1- Thế nào là phép lai phân tích? Mục đích của phép lai phân tích là gì? Hãy lấy một ví dụ để minh họa. (ví dụ: chuột lang lông đen, trội; chuột lông trắng, lặn). (2 điểm) (Chú ý: không cần viết sơ đồ lai) - Phép lai phân tích: lai tính trội x lặn 0.5 đ - Mục đích: xác định kiểu gen trội 0.5đ - Ví dụ: o Chuột lông đen x chuột lông trắng o Nếu: F1 100% lông đen ( đồng tính trội) chuột lông đen thuần chủng (AA) 0.5 đ o Nếu :F1 50% lông đen : 50% lông trắng (phân tính) chuột lông đen không thuần chủng – dị hợp (Aa) 0.5đ 2- Ở ruồi dấm, cánh dài là trội (kí hiệu là A); cánh ngắn là lặn (kí hiệu a); lông mềm là trội (kí hiệu B); lông cứng là lặn (kí hiệu b). (1 điểm) a. Hãy cho biết kiểu hình của ruồi dấm có kiểu gen sau: AaBB và aaBb b. Hãy viết kiểu gen của ruồi dấm có kiểu hình sau: cánh dài, lông cứng và cánh ngắn, lông cứng ( mỗi kiểu hình viết một kiểu gen) o a. AaBB : cánh dài, lông mềm; aaBb : cánh ngắn, lông mềm 0.5đ o b. cánh dài lông cứng: AAbb hay Aabb và cánh ngắn, lông cứng: aabb 0.5 đ 3- Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm; gen a quy định thân xanh lục. Kiểu gen của đời Mẹ và Bố (đời P ) phải như thế nào để đời F1 thu được: a. Toàn là cây cà chua có thân đỏ thẫm? b. Có cây thân đỏ thẫm và có cây thân xanh lục. (Chú ý: - Mỗi câu hỏi chỉ cần trả lời một kết quả và không cần viết sơ đồ lai - Phải có lý luận để dẫn đến kết quả; không trả lời trực tiếp) (2 điểm) a. F1 đỏ thẫm => KG là: AA (hoặcAa hoặc AA và Aa) 1 đ o AA => GT mẹ : A - của bố: A => P: AA x AA o Aa => GT mẹ: A – của bố: a => P: AA x aa o AA và Aa => GT mẹ A – của bố: A , a => P: AA x Aa (Một trong ba ý trên) b. F1 có cây đỏ thẫm AA và Aa, có cây xanh lục aa – phân tính 1đ o Với tỉ lệ 1 : 1 => P : Aa x aa (chỉnh lại chỗ này) o Với tỉ lệ 3 : 1 => P: Aa x Aa (Một trong hai ý trên) 4- Vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng. (2 điểm) - NST mang gen (ADN), - tự sao của ADN sự tự nhân đôi của NST, - nhờ đó các gen được di truyền . (Sai 1 ý trừ 0.5 đ) 5- Theo nguyên tắc bổ sung (NTBS) các cặp nucleotit nào liên kết với nhau trong ADN? Áp dụng: Viết một đoạn mạch đơn bổ sung với một đoạn mạch đơn của ADN có trình tự sắp xếp như sau: (1 điểm).
<span class='text_page_counter'>(3)</span> -. NTBS:. -A – T – T – T – G – X – X –T – A – A-T và G – X 0.5 đ. -. - T – A – A – A – X – G- G – A – T – 0.5 đ (Chú ý: không cần viết dấu nối (liên kết) giữa 2 mạch) 6- Mối quan hệ giữa gen và protein được biểu hiện qua sơ đồ dưới đây: Gen ( một đoạn ADN) mARN Protein (chuỗi axit amin) (2 điểm) a. NTBS được biểu hiện như thế nào? b. Tương quan về số lượng giữa axit amin và nucleotit của mARN khi ở trong riboxom để tổng hợp protein? - a. NTBS: U – A và G – X 1đ - b. 1 axit amin tương ứng 3 nucleotit 1đ Chúc các em thi tốt!. Google: thcs nguyen van troi q2 để xem các đề thi hay….
<span class='text_page_counter'>(4)</span>