Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

bài tập nguyên lý kế toán phân phối chi phí sản xuất chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.17 KB, 4 trang )

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 01
Cơng suất thiết kế - phân bổ chi phí sản xuất chung
Mục tiêu:
Sau khi hồn thành case study này, sinh viên có thể:
-

Phân biệt được hai tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung là tổng sản lượng ước
tính và tổng sản lượng theo cơng suất thiết kế.

-

Xác định hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung và lập báo cáo lãi lỗ trong kỳ

-

Lý giải được ảnh hưởng của việc thay đổi tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất
chung đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

-

Đánh giá việc thực hiện “thủ thuật” điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp dưới
góc nhìn đạo đức trong kinh doanh.

Yêu cầu:
Để hoàn thành case study này, sinh viên cần được trang bị:
-

Các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh do Viện Kế toán viên quản trị Hoa Kỳ
(IMA) ban hành, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán ban hành
theo Quyết định 87/2005/QĐ-BTC.


-

Kiến thức về kế tốn chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng: cách xác định hệ số phân
bổ chi phí sản xuất chung (POHR) và việc lựa chọn các tiêu thức phân bổ chi phí
sản xuất chung của doanh nghiệp.

-

Kỹ năng lập luận và tư duy phản biện đối với việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi
phí sản xuất chung của doanh nghiệp.

Tình huống:
Sau khi được bổ nhiệm làm Quản lý tài chính của Cơng ty HL, cơ Minh đã tham gia Hội
thảo về Hướng dẫn lựa chọn mức hoạt động để xác định Hệ số phân bổ chi phí sản xuất
chung (POHR) của Công ty. Mặc dù chủ đề của Hội thảo không thực sự hấp dẫn nhưng
cô Minh đã thu nhận được một số ý tưởng quan trọng từ Hội thảo này để có thể ứng dụng
tại Cơng ty. Do vậy, ngay khi kết thúc Hội thảo, cô Minh đã sắp xếp một cuộc họp với
Ơng Chính - Giám đốc sản xuất và Ông Đức - Trợ lý Giám đốc sản xuất.
Cô Minh: Sau khi tham dự Hội thảo về Hướng dẫn lựa chọn mức hoạt động để xác định
Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung (POHR), tôi muốn trao đổi lại với Giám đốc về
cách xác định hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung của Công ty.
1

CuuDuongThanCong.com

/>

Ơng Chính: Vâng, tơi đang muốn nghe ý kiến của chị về vấn đề này.
Cô Minh: Hiện tại, chúng ta đang xác định hệ số POHR này bằng cách chia tổng chi phí
sản xuất chung ước tính cho tổng sản lượng sản xuất ước tính của năm tới.

Ơng Đức: Đúng vậy, chúng ta ln duy trì cách xác định này từ trước đến nay.
Ơng Chính: Theo tơi được biết, hầu hết các công ty khác đều áp dụng cách xác định này,
trừ một vài công ty đang sử dụng tiêu chuẩn phân bổ là số giờ nhân công trực tiếp.
Cô Minh: Thực ra, lý do chúng ta sử dụng tiêu chuẩn phân bổ là sản lượng sản xuất vì nó
đơn giản và hiện tại hầu như chúng ta chỉ sản xuất một loại sản phẩm đơn chiếc. Tuy
nhiên, tôi xin đề xuất một cách xác định khác. Đó là, thay vì sử dụng tiêu chuẩn phân bổ
là sản lượng sản xuất ước tính của năm tới, chúng ta có thể dựa trên tổng sản lượng sản
xuất theo công suất thiết kế.
Ơng Đức: Nếu áp dụng cách đó thì sẽ có lợi cho Phịng Marketing, bởi vì, nó giúp hạ giá
thành sản xuất và là cơ sở để hạ giá bán sản phẩm.
Cơ Minh: Đó là điều tơi đang lo lắng, vì vậy, tơi muốn trao đổi với Giám đốc trước khi
làm việc cụ thể với Phịng Marketing.
Ơng Chính: Hiện tại, chi phí sản xuất chung của Cơng ty thường xun bị phân bổ thiếu
đúng không cô Minh?
Cô Minh: Đúng vậy, thưa Giám đốc. Và tôi muốn trao đổi với Giám đốc về cách thức xử
lý chi phí sản xuất chung phân bổ thiếu thơng qua số liệu dự tốn cho năm tới của Cơng
ty như sau.
Dự tốn sản lượng sản xuất…………………………….........
Dự tốn sản lượng tiêu thụ………………………………......
Cơng suất thiết kế.....………………………………………...
Đơn giá bán.…………………………………………………
Biến phí sản xuất đơn vị……………………………..............
Tổng định phí sản xuất chung ………………........................
Định phí bán hàng và QLDN……………..............................
Trị giá hàng tồn kho tồn đầu kỳ……………………………..

160.000 đv
160.000 đv
200.000 đv
$60/đv

$15/đv
$4.000.000
$2.700.000
$0

Phương pháp xác định hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung truyền thống như sau:
POHR =

Tổng định phí sản xuất chung ước tính
Tổng sản lượng sản xuất ước tính

= $4.000.000
160.000

= $25/đv

2

CuuDuongThanCong.com

/>

Dự toán Báo cáo lãi lỗ
Doanh số (160.000 đv x $60/đv)…………………….............
$9.600.000
Giá vốn hàng bán:
Biến phí sản xuất (160.000 đv x $15/đv)…......................... $2.400.000
Định phí sản xuất chung được phân bổ
(160.000 đv x $25/đv)……………………………............
4.000.000 6.400.000

Lợi nhuận gộp……………………………………………….
3.200.000
Chi phí bán hàng và QLDN………………………................
2.700.000
Lợi nhuận trước thuế………………………………………..
$500.000
Phương pháp tiếp cận mới dựa trên tiêu chuẩn phân bổ là công suất thiết kế như sau:
POHR =

Tổng định phí sản xuất chung ước tính
Tổng sản lượng theo cơng suất thiết kế

= $4.000.000
200.000

= $20/đv

Dự tốn báo cáo lãi lỗ
Doanh số (160.000 đv x $60/đv)…………………….............
$9.600.000
Giá vốn hàng bán:
Biến phí sản xuất (160.000 đv x $15/đv)…......................... $2.400.000
Định phí sản xuất chung được phân bổ
(160.000 đv x $20/đv)……………………………............
3.200.000 5.600.000
Lợi nhuận gộp……………………………………………….
4.000.000
Chi phí sản xuất dưới cơng suất [(200.000 đv - 160.000 đv)
x $20/đv]……………………………………….....................
Chi phí bán hàng và QLDN………………………................

Lợi nhuận trước thuế………………………………………...

800.000
2.700.000
$500.000

Ơng Chính: Tơi thấy nội dung “Chi phí sản xuất dưới công suất” không phù hợp. Nếu
khoản mục này xuất hiện trên Báo cáo lãi lỗ, Ban điều hành Trụ sở chính chắc chắn sẽ
xuống kiểm tra và sa thải bớt nhân viên của Cơng ty.
Ơng Đức: Tơi cũng đang lo lắng thêm một vấn đề nữa. Đó là, điều gì sẽ xảy ra nếu sản
lượng tiêu thụ khơng được như kỳ vọng? Chúng ta sẽ phải đối mặt thêm với vấn đề này
như thế nào?
Cô Minh: Xin lỗi, tôi chưa hiểu vấn đề lo lắng của Trợ lý Giám đốc sản xuất.
Ơng Chính: Ơng Đức đang lo ngại về một vấn đề thường trực của Công ty. Nếu sản
lượng tiêu thụ sụt giảm và lợi nhuận đạt thấp hơn mức kế hoạch được giao, đích thân ngài
Chủ tịch sẽ xuống kiểm tra và yêu cầu chúng ta phải điều chỉnh tăng lợi nhuận.

3

CuuDuongThanCong.com

/>

Ông Đức: Và đó là lúc chúng ta sử dụng “thủ thuật điều chỉnh” của chúng ta.
Ơng Chính: Đúng vậy, chúng ta chỉ cần tăng sản lượng sản xuất cho đến khi đạt được
mức lợi nhuận mong muốn.
Cô Minh: Tôi vẫn khơng hiểu. Có phải ý của Giám đốc là tăng sản lượng tiêu thụ?
Ơng Chính: Khơng, chúng tơi sẽ tăng sản lượng sản xuất, bởi vì chúng tơi chỉ phụ trách
sản xuất, không phụ trách bán hàng.
Cô Minh: Vâng, tơi hiểu, thưa Giám đốc. Bởi vì, nếu Giám đốc sản xuất nhiều hơn thì

đội ngũ bán hàng sẽ có nhiều sản phẩm để tiêu thụ hơn.
Ơng Chính: Khơng phải như vậy. Khơng liên quan gì đến đội ngũ bán hàng ở đây. Bộ
phận marketing khơng phải làm gì cả. Chúng ta chỉ cần tăng sản lượng hàng tồn kho và
như vậy sẽ giúp thực hiện “thủ thuật điều chỉnh” nói trên.
u cầu:
Giả định Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung theo phương pháp truyền thống là $25/đv,
và theo phương pháp mới là $20/đv; đồng thời, theo phương pháp truyền thống, tồn bộ
chi phí sản xuất chung được phân bổ thừa hay thiếu đều được điều chỉnh trực tiếp vào chỉ
tiêu Giá vốn hàng bán trên Báo cáo lãi lỗ của Công ty.
1. Với mức sản lượng sản xuất thực tế là 160.000 đơn vị, nếu sản lượng tiêu thụ thực tế
là 150.000 đơn vị và các yếu tố khác đúng như dự kiến, hãy xác định lợi nhuận trước
thuế của Công ty theo phương pháp truyền thống và phương pháp mới.
2. Nếu sản lượng tiêu thụ thực tế là 150.000 đơn vị và các yếu tố khác đúng như dự kiến,
Công ty cần sản xuất bao nhiêu đơn vị sản phẩm theo cả hai phương pháp trên nhằm
hiện thực hóa mức lợi nhuận ước tính là $500.000?
3. Hãy phân tích ảnh hưởng của phương pháp mới dựa trên tiêu chuẩn phân bổ là công
suất thiết kế đến tính ổn định của lợi nhuận Cơng ty?
4. Việc áp dụng phương pháp xác định Hệ số phân bổ mới dựa trên cơng suất thiết kế có
giúp cho việc thực hiện “thủ thuật điều chỉnh” dễ dàng hơn hay không?
5. Việc thực hiện “thủ thuật điều chỉnh” có phù hợp với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
hay không?

4

CuuDuongThanCong.com

/>



×