Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Ðau bụng (Phần 2) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.36 KB, 6 trang )

Ðau bụng (Phần 2)

Tại sao chẩn đoán các nguyên nhân gây đau bụng lại khó khăn?
Các tiến bộ kỹ thuật hiện đại đã cải thiện độ chính xác rất nhiều, tốc độ
chẩn đoán và làm cho việc đánh giá các nguyên nhân đau bụng dễ dàng hơn,
nhưng những thách thức đáng kể vẫn còn đó. Có nhiều nguyên nhân gây nên khó
khăn trong chẩn đoán nguyên nhân đau bụng. Ðó là:
Triệu chứng không điển hình. Chẳng hạn như đau của viêm ruột thừa đôi
khi lại nằm ở vùng bụng trên bên phải, và đau của viêm túi thừa lại nằm bên phải.
Bệnh nhân già và bệnh nhân sử dụng corticosteroids chỉ đau ít hoặc không đau,
khi sờ ấn cũng vậy dầu có viêm như trong viêm túi mật hay viêm túi thừa. Sở dĩ
như vậy là do corticosteroids làm giảm viêm.
Các xét nghiệm không phải lúc nào cũng có bất thường. Khám siêu âm có
thể bỏ qua sỏi, đặc biệt là sỏi nhỏ. CT scans có thể không cho thấy được ung thư
tuỵ, đặc biệt là ung thư nhỏ. X quang bụng thẳng có thể bỏ qua dấu hiệu tắc ruột
hay thủng dạ dày. Siêu âm và CT scans có thể thất bại trong mô tả viêm ruột thừa
hay ngay cả các áp-xe, đặc biệt là những áp-xe nhỏ. Ðếm máu toàn phần và những
xét nghiệm về máu khác có thể bình thường dầu có viêm hay nhiễm trùng nặng,
đặc biệt là ở những bệnh nhân có sử dụng corticosteroids.
Các bệnh lý có thể giống nhau. Các triệu của hội chứng ruột kích thích có
thể giống với tắc ruột, ung thư, loét, sỏi túi mật rơi ra đường mật hoặc thậm chí là
viêm ruột thừa. Bệnh Crohn có thể giống với viêm ruột thừa. Nhiễm trùng thận
phải có thể giống với viêm túi mật cấp. Vỡ nang buồng trứng phải có thể giống
với viêm ruột thừa, trong khi vỡ nang nang buồng trứng trái có thể giống với viêm
túi thừa. Sỏi thận có thể bắt chước viêm ruột thừa hay viêm túi thừa.
Các đặc điểm của đau có thể thay đổi. Các ví dụ đưa ra ở trên gồm có quá
trình viêm lan rộng của viêm tuỵ đến những vùng còn lại của bụng và diễn tiến
đau quặn mật đến viêm túi mật.
Làm thế nào để giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân đau bụng? (còn
tiếp)
Trước khi đến khám, bạn hãy chuẩn bị viết sẵn một danh sách:


- Thuốc hiện đang dùng, bao gồm cả thảo dược, các vitamin, khoáng
chất, và thức ăn bổ sung.
- Dị ứng của bản thân.
- Thuốc uống giảm đau bụng.
- Các bệnh quan trọng khác của bản thân như tiểu đường, bệnh tim, v.v.
- Các phẫu thuật trước đó như mổ ruột thừa, mổ thoát vị, cắt túi mật, cắt
tử cung, v.v.
- Các thủ thuật trước đây như nội soi đại tràng, soi ổ bụng, CT scan,
siêu âm, X quang cản quang Barium bụng trên hay dưới, v.v.
- Các lần nhập viện trước đây.
- Các thành viên gia đình có triệu chứng tương tự.
- Các bệnh tiêu hoá của các thành viên gia đình (bao gồm thực quản, dạ
dày, ruột, gan, tuỵ và túi mật).
- Trung thực với bác sĩ về tình trạng uống rượu, hút thuốc, tiền sử lệ
thuộc thuốc trước đây và hiện nay.
Sẵn sàng kể cho bác sĩ về:

Thời điểm đau bắt đầu
- Các lần đau tương tự trước đây,
- Tần suất của các lần đau tương tự
- Ðau bắt đầu từ từ hay đột ngột trong mỗi lần.,
Mức độ đau
- Yếu tố gây đau và làm đau tăng,
- Yếu tố làm giảm đau
Ðặc điểm của đau.
- Có đau chói hay âm ỉ, bỏng rát hay như đè ép? Ðau có như dao đâm, thoáng
qua, kéo dài, không giảm hay như chuột rút (đến rồi đi)?
- Ðau có kết hợp với sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi, tiêu chảy, sụt cân, táo bón, chảy
máu trực tràng, chán ăn, nôn hoặc cảm thấy bị mất hết sức không?
Sau khi đi khám, đừng mong sẽ khỏi bệnh ngay hoặc có chẩn đoán tức thì, và nhớ

rằng:
- Ðến khám và làm xét nghiệm nhiều lần (xét nghiệm về máu, các xét nghiệm
hình ảnh, hoặc nội soi) cần thiết để thiết lập chẩn đoán và ngăn ngừa bệnh nặng.
- Các bác sĩ có thể bắt đầu cho bạn sử dụng thuốc trước khi có chẩn đoán xác
định. Sự hưởng ứng của bạn (hay thiếu hưởng ứng) đối với thuốc được kê cho đôi
khi có thể mang đến cho bác sĩ đầu mối có giá trị để tìm ra nguyên nhân đau bụng.
Do vậy, việc bạn hợp tác uống các thuốc được kê toa là rất quan trọng.
- Báo cho bác sĩ nếu các triệu chứng xấu hơn, nếu thuốc không có tác dụng,
hoặc nếu bạn nghĩ mình có các phản ứng phụ do thuốc.
- Gọi bác sĩ hỏi kết quả xét nghiệm. Ðừng bao giờ tưởng rằng "Bác sĩ không
gọi đến thì các xét nghiệm đều ổn".
- Ðừng tự dùng thuốc (gồm cả thảo dược, thuốc bổ) mà không tham khảo ý
kiến bác sĩ.
- Ngay cả những người giỏi nhất trong chúng tôi cũng chẳng hoàn hảo. Ðừng
ngần ngại thảo luận một cách thoải mái với bác sĩ của mình liên quan đến lựa chọn
thứ hai hoặc thứ ba nếu chẩn đoán không được thiết lập vững vàng, mà vẫn còn
đau dai dẳng.

×