Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quyền hiến tạng của trẻ em: Phân tích quy định của Luật quốc tế và so sánh quy định luật của Việt Nam với các quốc gia khác trên cơ sở tiêu chuẩn của Luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 24 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

----------

TIỂU LUẬN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài: Quyền hiến tạng của trẻ em: Phân tích quy định của Luật
quốc tế và so sánh quy định luật của Việt Nam với các quốc gia khác trên cơ sở
tiêu chuẩn của Luật quốc tế

Họ và tên: Bùi Hoàng Vy
MSSV: LQT45B-051-1822
Học viện Ngoại Giao
Học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên: Th.S Nguyễn Hải Duyên
T.s Trịnh Hải Yến

Hà Nội, 2020


Lời mở đầu :
Xã hội ngày càng phát triển , nhu cầu được bảo hộ về mặt vật chất và tinh thần
của con người càng ngày được tăng cao , vì thế pháp luật , đặc biệt là luật nhân quyền
đã ra đời đề bảo vệ các giá trị xã hội đó , đồng thời đại diện cho sự tiến bộ của nền văn
minh nhân loại . Luật pháp các quốc gia cũng như pháp luật quốc tế đã sớm ghi nhận
các quyền con người , quyền cá nhân trong đó có quyền nhân thân dưới nhiều hình thức ,
biện pháp khác nhau bao gồm Hiến chương Liên hợp quốc ; Tuyên ngôn quốc tế nhân
quyền năm 1948 ( UDHR ) ; Công ước quốc tế về các quyền dân sự , chính trị năm 1966
( ICCPR ) và nhiều văn bản pháp luật quốc tế khác . Một trong những quyền cá nhân thu
hút được nhiều sự chú ý từ giới chun mơn và ngành y khoa đó là quyền hiến mơ, tạng


và hiến xác sau khi chết vì đây được coi là một hành động mang tính nhân đạo , khơng
những góp phấp cứu giúp người bệnh mà còn phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học giúp
y tế thế giới phát triển . Tuy nhiên , đối với những các nhân chưa có đi nhận thức và
năng lực hành vi pháp lý như trẻ em thì liệu quyền hiến xác và hiến tạng có được cơng
nhận , Luật quốc tế đã quy định thế nào về quyền hiến tạng của trẻ em , Việt Nam đã có
những quy định cụ thể về quyền hiến tạng của trẻ em hay chưa và khoa học pháp lý của
các quốc gia khác trên thế giới đã có những quy định khác nhau như thế nào về quyền
của nhóm cá nhân này . Trong bài luận này, người viết sẽ đi tìm hiểu về những vấn đề
quan trọng được liệt kê trên.

1


1. Phân tích cơ sở pháp lý của Luật quốc tế về Quyền trẻ em
Như đã dẫn dắt ở phần mở đầu thì sự phát triển của xã hội chính là cơ sở cho sự
phát triển của nhân quyền thế giới, đặc biệt là nhóm quyền nhân thân ngày càng được tơn
trọng và bảo vệ dưới nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, được ghi nhận càng nhiều
hơn trong pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế. Pháp luật xét về tính giai câp
ln bảo vệ giai cấp thống trị, tuy nhiên xét đến cùng vẫn là một phần của kiến trúc
thượng tầng, do đó ln phải chịu sự chi phối của cơ sở hạ tầng. Đáp ứng những nhu cầu
như cầu khách quan, những mong muốn của các cá nhân trong xã hội, pháp luật hiện đại
ngày càng ghi nhận và bảo vệ rộng rãi các quyền của cá nhân, trong đó có quyền hiến
mơ, tạng.
Hiến tạng được định nghĩa là khi một người cho phép một cơ quan của họ được
cho tặng một cách hợp pháp hoặc bằng sự đồng ý khi người cho tặng còn sống hoặc sau
khi chết với sự đồng ý của thân nhân bên cạnh. Việc hiến tặng nội tạng có thể dùng để
nghiên cứu hoặc các cơ quan và mô của người khỏe mạnh hơn có thể được cấy ghép vào
cơ thể người khác.
Hiến tạng là một nghĩa cử cao đẹp và được hợp pháp hóa trên mọi quốc gia bao
gồm cả luật quốc tế như một sự khuyến khích đối với những cá nhân đã trưởng thành.

Tuy nhiên, đối với nhóm cá nhân là trẻ em thì việc tồn tại những văn bản pháp luật quốc
tế nói chung và quốc gia nói riêng quy định cụ thể về quyền này vẫn cịn vơ cùng hạn
chế.
1.1.

Cơng ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em (CRC) năm 1991

Nhánh chính của Luật Nhân quyền quốc tế tồn tại đến ngày hôm nay được sử dụng
để thông báo cách mà luật quốc gia thúc đẩy quyền trẻ em ở Vương quốc Anh. Chắc chắn
rằng, việc chuyển những ý tưởng ban đầu về quyền của trẻ em thành những quy định
trong luật pháp nước Anh đã được đẩy nhanh bởi chính phủ Anh thơng qua việc phê
chuẩn một loạt các văn kiện quốc tế do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và Hội đồng Châu
Âu chuẩn bị. Trong đó, cơng ước có tầm quan trọng nổi bật là Công ước Liên hợp quốc
về Quyền trẻ em (CRC) được Vương quốc Anh phê chuẩn năm 1991.
Công ước này là một danh sách dài về quyền của trẻ em, thể hiện sự nỗ lực miệt
mài để xác định nhu cầu và nguyện vọng của trẻ em. Mặc dù không phải là một phần của
Luật nước Anh, nhưng hiện tại nó có ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đối với sự phát triển

2


của luật nhân quyền quốc tế và thường được sử dụng như khuôn mẫu của Luật quốc tế để
đo lường các tiêu chuẩn của luật quốc gia1.
Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới là thành viên của Liên hợp quốc, ngoại
trừ Hoa Kỳ, đều đã phê chuẩn công ước này. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là
quốc gia thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền của trẻ em
vào ngày 20 tháng 2 năm 1990.
Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em là một công ước quốc tế quy định các
quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em. Các quốc gia phê chuẩn
công ước này chịu ràng buộc của các quy định trong công ước này theo luật quốc tế2.

Điều 1 của Cơng ước có định nghĩa “Trẻ em là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường
hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn.” 3
Trong văn bản 20 trang này, nội dung chính của các quy định có thể được tóm lược như
sau: Cơng ước yêu cầu các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng
hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó
về mọi vấn đề tác động đến trẻ em, và những quan điểm đó phải được coi trọng một cách
thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em. Tóm tắt lại thì trẻ
em có quyền sống trong một mơi trường an tồn mà khơng bị phân biệt đối xử, trẻ em có
quyền tiếp cận nước, thức ăn, được chăm sóc y tế, giáo dục và có tiếng nói trong các
quyết định có ảnh hưởng đến hạnh phúc, phúc lợi của trẻ. Những quyền được liệt kê
trong công ước này đều là những quyền cơ bản và chung nhất của trẻ em mà các quốc gia
thành viên có nghĩa vụ bảo vệ. Tuy nhiên khơng có quy định cụ thể nào về độ tuổi mà trẻ
em có quyền hiến tạng cũng như điều kiện hay trường hợp ngoại lệ mà trẻ em được bày
tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể khi cịn sống cũng như sau khi qua đời.
1.2.

Cơng ước châu Âu về Quyền con người (ECHR) năm 1953

Trong khuôn khổ của Hội đồng châu Âu, Công ước châu Âu về quyền con người
và các quyền tự do cơ bản (ECHR), có hiệu lực từ năm 1953, là một hiệp ước quốc tế
nhằm bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản ở châu Âu. Không giống như CRC,
ECHR không được thiết kế đặc biệt để bảo vệ trẻ em như một nhóm. Nhưng họ, với tư
cách là con người, dùng tiếng nói để kêu gọi và tuyên bố sự bảo vệ của mình, điều đó
cũng đã thay đổi cách thức bảo vệ quyền trẻ em ở những đất nước này. Thật vậy, kể từ
năm 1959, khi Tòa án Nhân quyền Châu Âu được thành lập để xét xử các khiếu nại vi
phạm Công ước Châu Âu, giới chuyên mơn ở Vương quốc Anh biết rằng họ có thể sử
Jane Fortin LLB, Solicitor (2005). International Children’s rights. Children’s Rights and the Developing
Law, second edition, Cambridge University Press, Cambridge, 31.
2
Như trên

3
Convention on the Rights of Children, 20/11/2989, United Nations General Assembly, Article 1
1

3


dụng một phương sách cuối cùng đó là tìm kiếm sự hỗ trợ của Tòa án để củng cố các
khiếu nại của trẻ em rằng quyền của họ theo Công ước đã bị xâm phạm.
ECHR chắc chắn sẽ gây ra những thay đổi mạnh mẽ hơn trong tương lai khi các
quyền mà nó quy định đã được coi là một phần của luật trong nước. Vào ngày 2 tháng 10
năm 2000, ngày mà Đạo luật Nhân quyền 1998 được thực thi, các quyền được liệt kê
trong ECHR đã rời khỏi phạm vi quốc tế và trở thành một phần của luật lệ trong
nước4. Mặc dù có vị thế mới là một phần của luật quốc gia của Vương quốc Anh, nhưng
khơng có chương nào của văn bản này đề cập đến việc đánh giá quyền trẻ em từ góc độ
quốc tế.
Việc ban hành một số lượng lớn các human rights instruments (tạm dịch: văn bản
về nhân quyền) được coi là thiết yếu đối với cuộc sống văn minh. Nỗ lực tăng cường
đoàn kết quốc tế bao gồm thành lập Liên hợp quốc với các điều lệ có hiệu lực vào năm
1945, hoạt động này được coi là động thái nhằm tăng cường nhân quyền nói chung trên
tồn thế giới5. Mặc dù trẻ em được hưởng lợi từ nó, nhưng những văn bản này khơng
nhằm mục đích bảo vệ họ như một nhóm cụ thể. Điều này rõ ràng được thể hiện từ Hiến
chương Liên Hợp Quốc, việc họ tìm cách thúc đẩy và khuyến khích các quyền con người
và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người mà khơng phân biệt chủng tộc, giới tính,
ngơn ngữ hay tôn giáo. Mặc dù chắc chắn không loại trừ trẻ em khỏi phạm vi của nó,
nhưng tài liệu trên cũng không đề cập cụ thể đến chúng và các quyền cụ thể đi kèm với
nhóm cá nhân này.
Tương tự, Tuyên ngơn Nhân quyền được thơng qua năm 1948 (UDHR) có liên
quan đến trẻ em và đảm bảo quyền bình đẳng và khơng thể thay đổi của lồi người nói
chung, song, văn bản này cũng không cố gắng cung cấp một loạt các quyền phù hợp hơn

cho trẻ em có nhu cầu của riêng mình 6.
1.3.

Tun ngơn về Quyền trẻ em năm 1924

Hiện nay có rất nhiều văn bản nhân quyền của Liên Hợp Quốc đề cập đến quyền
trẻ em trong các bối cảnh khác nhau, nhưng một lần nữa, điểm nhấn chính của chúng
khơng phải là trẻ em. Phải thừa nhận rằng, một số, ví dụ như các giao ước song sinh
được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị (ICCPR) và Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
(ICESCR) (Việt Nam gia nhập hai công ước này vào năm 1982), có đặc biệt đề cập đến
Jane Fortin LLB, Solicitor (2005). International Children’s rights. Children’s Rights and the Developing
Law, second edition, Cambridge University Press, Cambridge, 31.
5
Như trên
6
Jane Fortin LLB, Solicitor (2005). International Children’s rights. Children’s Rights and the Developing
Law, second edition, Cambridge University Press, Cambridge, 34.
4

4


các nhu cầu đặc biệt của trẻ em7. Tuy nhiên, các tài liệu nhân quyền nói chung này khơng
cố gắng giải quyết một cách phổ rộng nhu cầu của trẻ em, cũng không khiến trẻ em trở
thành tâm điểm chú ý chính của chúng.
Mặc dù tính dễ bị tổn thương đặc biệt của trẻ em đã được công nhận sớm hơn
nhiều so với hoạt động nhân quyền quốc tế do Chiến tranh thế giới thứ hai tạo ra, nhưng
có rất ít tiến triển trong việc tạo ra một công cụ điều chỉnh một nhóm cá nhân đặc biệt và
đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ.

Vào năm 1924, tài liệu quốc tế quan trọng đầu tiên chỉ tập trung vào việc bảo vệ
quyền trẻ em đã được Hội nghị thứ năm của Liên minh các quốc gia thông qua. Văn bản
này là Tun ngơn về quyền trẻ em hay cịn được gọi là Tuyên bố Genève, trong đó bao
gồm 5 nguyên tắc cơ bản về trách nhiệm, nghĩa vụ chung của xã hội và gia đình đối với
việc bảo vệ quyền của trẻ em8. Nguyên tắc đầu tiên của Tuyên ngôn đã quy nạp một cách
chung nhất những phúc lợi mà một đứa trẻ có thể nhận được: “The child must be given
the means requisite for its normal development, both materially and spiritually” 9(tạm
dịch: Đứa trẻ phải được cung cấp các phương tiện cần thiết cho sự phát triển của nó, về
cả vật chất và tinh thần). Nguyên tắc thứ hai cũng khẳng định: “The child that is hungry
must be fed; the child that is sick must be nursed ...”10 (tạm dịch: Đứa trẻ khi bị đói phải
được ăn và được chăm sóc khi bị ốm). Nguyên tắc thứ ba thậm chí cịn đi thẳng vào vấn
đề và nêu rõ: “The child must be the first to receive relief in times of distress.”11 (tạm
dịch: Trẻ em phải là đối tượng đầu tiên nhận được sự giúp đỡ trong lúc khó khăn).
Tun bố Genève nhìn chung rất ngắn gọn, thậm chí q ngắn gọn và chỉ mang
tính lý tưởng, vì nó chỉ khiến các quốc gia thành viên phải gồng mình thực hiện các
nguyên tắc trong công tác phúc lợi trẻ em.
1.4.

Tuyên bố về Quyền trẻ em năm 1959

Tài liệu có tầm quan trọng lớn hơn đối với việc thúc đẩy quyền trẻ em là Tuyên bố
về Quyền trẻ em, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua năm 1959. Đây là một
tài liệu dài hơn chứa mười nguyên tắc, nhưng một lần nữa, vì nó mang những hạn chế của
một tuyên bố nên văn bản này đã không nêu rõ được rằng những "quyền" được liệt kê cấu
thành nghĩa vụ pháp lý gì. Thay vào đó, các quốc gia chỉ đơn thuần là cần lưu ý các
nguyên tắc có trong đó, trên cơ sở thừa nhận rằng chúng được áp dụng trên phạm vi tất cả
Jane Fortin LLB, Solicitor (2005). International Children’s rights. Children’s Rights and the Developing
Law, second edition, Cambridge University Press, Cambridge, 34.
8
Như trên

9
The Declaration of the Rights of the Child (1924), Fifth Assembly of the League of Nations, Principle 1
10
The Declaration of the Rights of the Child (1924), Fifth Assembly of the League of Nations, Principle 2
11
Principle 3
7

5


trẻ em không phân biệt quốc tịch, tuổi tác, màu da, địa vị xã hội. Một số nguyên tắc được
nêu trong Tuyên bố năm 1959 hiện có vẻ bị lý tưởng hóa, một số khác đơn giản là đã lỗi
thời12.
Ví dụ, nội dung của nguyên tắc 6 đề cập đến nhu cầu “yêu thương và hiểu biết”
của trẻ, và “in any case, in an atmosphere of affection and of moral and material
security”13 (tạm dịch: trong bất kỳ hoàn cảnh nào, được lớn lên trong bầu khơng khí u
thương và đạo đức, đảm bảo về vật chất), vô cùng mơ hồ. Các phần khác cũng phản ánh
những ý tưởng rập khuôn đã lỗi thời về vai trò của những người mẹ và người cha trong
cuộc sống của con cái của họ. Nguyên tắc 6 cũng khẳng định rằng “a child of tender
years shall not, save in exceptional circumstances, separated from his mother”. Những
khía cạnh sau này của Tuyên bố năm 1959 cho thấy nó quá lỗi thời để bất kỳ quốc gia
nào có thể chấp nhận trong hệ thống pháp luật trong nước.
Sự liên quan về mặt giá trị và thời điểm của Tuyên bố Liên Hợp Quốc 1959 là quá
xa cách với thời điểm hiện tại. Về mặt chính sách xã hội có liên quan, có thể nói là gần
như cổ xưa vì nó đã gần 61 tuổi, về mặt phát triển xã hội và về sự hiểu biết đối với sự
phát triển và phúc lợi của trẻ em cũng đã là một thời gian quá dài. Mặc dù cách diễn đạt
có phần lỗi thời, song, tầm quan trọng của Tuyên bố 1959 nằm ở chỗ nó thể hiện nỗ lực
nghiêm túc trong những năm đầu tiên để mô tả một cách hợp lý và chi tiết những gì cấu
thành nên yêu sách và quyền lợi của trẻ em14. Việc áp dụng nhiều nguyên tắc của nó là

quá rõ ràng để biện minh cho việc đưa vào bất kỳ tài liệu nào trong tương lai nhằm mang
tầm vóc của luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, một số ý tưởng chứa trong đó hiện đại một cách đáng ngạc nhiên và
xuất hiện trở lại một cách chi tiết hơn trong CRC, được áp dụng sau 30 năm vào năm
1989. Ví dụ như việc nó đề cập đến quyền khơng bị phân biệt đối xử của trẻ, về cả vật
chất và tinh thần, đối với các quyền kinh tế xã hội, như nhà ở, chăm sóc y tế và thực
phẩm, và quyền giáo dục và bảo vệ khỏi sự bóc lột, bỏ bê và đối xử tàn ác. Nó cũng là
một tham chiếu đối với quyền đặt tên và quốc tịch của trẻ15.
Có lẽ tính tổng quát của Tuyên bố năm 1959 và việc thiếu sót sự ràng buộc về mặt
pháp lý của nó đã dẫn đến việc nhiều quốc gia tiếp tục phớt lờ các tình trạng kinh khủng
mà số lượng lớn trẻ em phải chịu. Cụ thể, khơng có sự thừa nhận rằng trẻ em có quyền,
như người lớn, đối với quyền con người thế hệ đầu tiên, các quyền tự do khỏi sự áp bức
Jane Fortin LLB, Solicitor (2005). International Children’s rights. Children’s Rights and the
Developing Law, second edition, Cambridge University Press, Cambridge, 35.
13
Declaration of the Rights of the Child (1959), United Nations General Assembly, Principle 6
14
Jane Fortin LLB, Solicitor (2005). International Children’s rights. Children’s Rights and the
Developing Law, second edition, Cambridge University Press, Cambridge, 35-36.
15
Như trên
12

6


của nhà nước. Thật vậy, việc cấm tham chiếu đến tên và quốc tịch, khơng hề có đề cập
đến quyền dân sự và chính trị của trẻ em. CRC đã được kêu gọi để có một cách tiếp cận
có hệ thống hơn để bảo vệ quyền trẻ em.
Đến thập niên 1970, mối lo ngại ngày càng tăng đối với việc vi phạm quyền trẻ em

trên toàn thế giới cuối cùng đã dẫn đến một động thái thiết lập một tài liệu quốc tế bảo
đảm quyền trẻ em thông qua việc áp dụng các nghĩa vụ pháp lý. Năm 1976, Đại hội đồng
Liên Hợp Quốc, đã thực hiện một yêu cầu từ Ban điều hành của UNICEF, tuyên bố
International Year of the Child (tạm dịch: Năm quốc tế của trẻ em) năm 1979 và kêu gọi
các chính phủ kỷ niệm năm đó bằng cách thực hiện những đóng góp đặc biệt để cải thiện
phúc lợi của trẻ em. Chính vì thế, chính phủ Ba Lan năm 1978, đã đệ trình lên ban Nhân
quyền Quốc gia Hoa Kỳ dự thảo về CRC mới. Nó có hình thức gần giống với Tun bố
năm 1959 và được kỳ vọng rằng nó có thể được Liên Hợp Quốc thông qua vào năm sau,
như một tài liệu mang tính rang buộc về mặt pháp lý quốc tế. Gần mười năm đã trôi qua
trước khi bản dự thảo cuối cùng của CRC được hoàn thành vào năm 1988 và đệ trình lên
Ủy ban Nhân quyền và phê duyệt năm 1989, cuối cùng, nó đã được Đại hội đồng thơng
qua vào tháng 11 năm 1989, bắt đầu có hiệu lực vào năm 1990. Dự thảo được Vương
quốc Anh phê chuẩn vào năm 1991 và có hiệu lực tại Vương quốc Anh vào tháng 1 năm
199216.
1.5.

Nhận xét các quy định của Luật quốc tế về quyền hiến tạng của trẻ em

Trong suốt khoảng thời gian hậu Thế chiến thứ II, có thể thấy Luật nhân quyền
quốc tế đã có những bước chuyển mình đáng kể, thể hiện nỗ lực miệt mài của các quốc
gia trong Hội đồng Liên hợp quốc nói riêng và các quốc gia trên tồn thế giới nói chung
nhằm nâng cao giá trị của mỗi cá nhân trong xã hội và bảo vệ những nhóm người yếu thế
như trẻ em. Tuy nhiên, với những quyền cụ thể như quyền hiến tạng của trẻ em thì vẫn
chưa có văn bản Luật quốc tế nào ghi nhận và quy định rõ ràng. Do vậy, để tìm hiểu về
vấn đề này, chúng ta cần tra cứu và đối chiếu vào Luật quốc gia để tìm câu trả lời chi tiết,
minh bạch hơn.
2. Pháp luật của một số nước trên thế giới về quyền hiến tạng, hiến xác của
trẻ em:
2.1.


Bối cảnh quốc tế

Trong khoa học pháp lý, “quyền” là khái niệm dùng để chỉ những điều mà pháp
luật công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được
hưởng, được làm, được địi hỏi mà khơng ai được ngăn cản, hạn chế. Như vậy, quyền
Jane Fortin LLB, Solicitor (2005). International Children’s rights. Children’s Rights and the
Developing Law, second edition, Cambridge University Press, Cambridge, 36.
16

7


chính là sự tự do trong ý chí quyết định hành động của một chủ thể mà dấu hiệu nhận biết
tối quan trọng chính là sự ghi nhận về mặt pháp lý và được đảm bảo thực hiện bởi các
quy định của pháp luật. Dấu hiệu thứ hai đó là phải có sự thừa nhận về mặt xã hội, gắn
liền với chủ thể cá nhân, được thể hiện trong thực tế đời sống thông qua các quan hệ xã
hội cụ thể của cá nhân trong một cộng đồng nhất định. Theo đó, quyền của cá nhân được
phát sinh, tăng hay giảm tùy theo từng thời điểm của quá trình tồn tại và phát triển của xã
hội17.
Đối với cá nhân, từ khi cá nhân đó sinh ra đã có những quyền cơ bản nhất định và
những quyền cụ thể khác phát sinh khi cá nhân phát triển đến một giai đoạn nhất định.
Vậy đối với nhóm cá nhân là trẻ em, những người chưa phát triển toàn diện từ thể chất
đến tâm lý, đồng thời chưa có đầy đủ năng lực thực hiện hành vi dân sự thì có nên có
quyền tự định đoạt đối với thân thể mình, cụ thể là hiến tạng hay không ?
Trao tặng một phần cơ thể của mình nhằm đem lại nguồn sống và một cuộc đời
mới cho ai đó là một nghĩa cử vơ cùng cao đẹp những mặt trái của câu chuyện cấy ghép
nội tạng là có những cá nhân vì lợi ích của bản thân mà hoạt động trong đường dây mua
bán nội tạng trẻ em. Ở Mỹ hiện có khoảng hơn trăm nghìn người đang chờ được cấy
ghép nội tạng, nhiều “con bn” nhẫn tâm bắt cóc trẻ em từ những quốc gia lân cận và
sẵn sàng bán lại sang Mỹ với giá hàng chục ngàn USD để tước đoạt nội tạng của các em.

Đối với người dân Việt Nam thì vấn nạn bắt cóc trẻ em để lấy nội tạng bán sang
Trung Quốc vẫn hàng ngày hàng giờ là nỗi lo đối với các bậc phụ huynh mỗi khi để trẻ ra
đường một mình mà khơng có sự giám sát của người lớn. Tại Syria, bất ổn chính trị kéo
dài cũng đã đẩy người dân của đất nước này rơi vào thảm họa nhân đạo, trong đó có nỗi
ám ảnh mang tên “bắt cóc trẻ em lấy nội tạng”.
Tại quận al-Qadam, phía Nam thủ đơ Damascus, Syria, một bà mẹ tên Nidia
Kamal đã tường thuật lại việc con gái chị mất tích 10 ngày. Ngay khi nhận được cuộc
điện thoại đến nhận con, niềm vui chưa kịp vỡ ịa thì chị Nidia xót xa phát hiện trên
người cơ con gái tám tuổi của mình có dấu hiệu của việc cắt mổ. Bác sĩ quận sau đó xác
nhận cơ bé đã bị đánh cắp một quả thận18.
Những tiêu cực xảy ra gây rối loạn trật tự an toàn xã hội do sự thiếu chặt chẽ của
hẹ thống pháp luật, những ác mộng đối với nhiều gia đình khi con cái của họ bất cứ khi
nào đều có thể trở thành một mặt hàng được giao dịch tại các “chợ đen” bởi những kẻ bất

Minh Khuê (2019). Quyền là gì? Khái niệm quyền được hiểu như thế nào theo quy định pháp luật?,
< xem 11/6/2020
18
Anh Thông (2015). Trẻ em và quyền được hiến tạng, < xem 11/6/2020
17

8


lương, đòi hỏi các quốc gia phải đề ra những nguyên tắc và rà soát lại các quy định pháp
luật sao cho phù hợp với bối cảnh xã hội và hạn chế tiêu cực tiếp diễn.
2.2.

Luật Cấy ghép nội tạng của Nhật Bản

Ở Nhật Bản, hàng năm có khoảng 50-60 ca ghép tạng từ người chết não được thực

hiện, tuy nhiên, rất hiếm (0 - 6%) ca ghép tạng như vậy được thực hiện ở trẻ em mỗi năm.
Trong khi đó, theo số liệu thống kê thì những bệnh nhân đang nằm trong danh sách chờ
nhận phổi, tim và thận tại đất nước này nhiều hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trên
thế giới19. Rất ít nguồn tạng có sẵn được hiến bởi những người bị chết não hoặc được cấy
ghép lại cho người trưởng thành kể cả khi đã có sẵn, bao gồm cả những đứa trẻ phải tạm
biệt cuộc sống trong quá trình đợi nguồn tạng phù hợp từ những bệnh nhân chết não.
Khi nhu cầu quá lớn mà nguồn cung không được quản lý chặt chẽ dẫn đến nhiều
vấn đề tiêu cực phát sinh. Luật Cấy ghép nội tạng có hiệu lực từ năm 1977 của Nhật Bản
từng cấm sử dụng nguồn hiến tạng từ trẻ em dưới 15 tuổi để đề phòng trường hợp biến
tướng hoặc trường hợp người dân phải tìm đến nguồn cung cấp nội tạng bất hợp pháp từ
những “chợ đen” của nước ngồi. Những thách thức đang tồn tại, địi hỏi những nhà làm
luật của nước này phải hợp lý hóa khn khổ pháp luật hiện hành để thúc đẩy việc hiến
tạng cho trẻ em, của trẻ em và giữa trẻ em với nhau.
Năm 2010, Luật Cấy ghép nội tạng của nước này đã được sửa đổi với những quy
định nghiêm ngặt, theo đó cho phép trẻ em được xác nhận chết não có thể hiến tạng và
mở rộng giới hạn biên độ tuổi để hợp pháp hóa việc hiến tạng của trẻ em dưới 15 tuổi 20.
Điều kiện để những đứa trẻ này có thể thực hiện quyền hiến tạng của mình đó là khi có
văn bản ghi rõ tâm nguyện của mình và có sự đồng ý của gia đình21. Điều này đã tạo cơ
hội cho khả năng cấy, ghép nội tạng trong nước cho trẻ em bị suy nội tạng thay vì phải
chi trả cho những ca phẫu thuật ghép tim đắt đỏ và các bộ phận quan trọng khác ở nước
ngoài, điều mà vẫn xảy ra trong nhiều năm trước đó. Với sự thay đổi trong quy định
pháp luật này, Nhật Bản đã thể hiện những tiến bộ rõ rệt trong công nghệ y tế chuyên sâu
trong thập kỷ vừa qua, đồng thời là nỗ lực thúc đẩy số người tình nguyện hiến tạng ở đất
nước này bao gồm cả trẻ em.
Trong khi các số liệu được báo cáo cho thấy việc sử dụng tim của trẻ em trong các
phẫu thuật cấy ghép nội tạng nhi khoa đang là một vấn đề gây tranh cãi thì vẫn có những
19

Nao Nishimura, Mureo Kasahara, Kenji Ishikura and Satoshi Nakagawa (2017). Current status of
pediatric transplantation in Japan, < xem

12/6/2020
20
Như trên
21
Kaoruko Aita (2012). The Family-oriented priority Organ Donation Clause in Japan: Fair Or Unfair,
Proceedings of 2012 Uehiro -Carnegie-Oxford Ethics Conference
9


trường hợp cả hai bên thận của một người lớn được nhận từ người hiến là trẻ em vẫn
được ghi nhận. Trường hợp này không phải là hiếm, không chỉ bởi tỉ lệ thành cơng và
sống sót cao hơn khi một người lớn được ghép thận từ một đứa trẻ mà còn bởi vai trò của
những ca phẫu thuật như vậy trong việc duy trì chức năng thận đầy đủ cho người nhận về
lâu dài.
Tuy nhiên, có các bác sĩ và chuyên gia lưu ý rằng, việc ưu sử dụng thận từ những
người hiến tặng là trẻ em trong các phẫu thuật nhi khoa là rất quan trọng. Khi đứa trẻ đã
nằm trong danh sách chờ cấy ghép tạng quá lâu thì nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thành
cơng của phẫu thuật cũng như sự phát triển của thận được ghép càng lớn, rủi ro này sẽ
được giảm thiểu nếu thận được ghép là của trẻ em. Trong phẫu thuật cấy ghép phổi cũng
vậy, sự cân nhắc luôn được đề cao hơn bao giờ hết đẻ đảm bảo sự ưu tiên sử dụng nguồn
phổi được hiến từ trẻ em trong các phẫu thuật cấy ghép cho trẻ em (dưới 18 tuổi) 22.
Mặc dù có rất nhiều những hạn chế trong việc sẵn có những nguồn hiến tạng từ
những trẻ em bị chết não, song, việc chú ý đến công tác hợp lý hóa hệ thống pháp luật là
cần thiết đối với đất nước này nhằm ưu tiên phân bổ nguồn hiến phù hợp cho trẻ em để
tăng cường cơ hội sử dụng, từ đó cứu sống càng nhiều trẻ em trên đất nước càng tốt.
Một trong những lý do quan trọng để người viết chọn pháp luật của Nhật Bản làm
ví dụ so sánh tiêu biểu đại diện cho Châu Á đó là vì Bộ luật sửa đổi năm 2010 này cịn
bao gồm chính sách đặc biệt là chính sách hiến tặng ưu tiên đối với những cá nhân có
cùng quan hệ huyết thống, cụ thể là giữa cha mẹ, con cái và các cặp vợ chồng hợp pháp.
Trường hợp con ni thì chỉ có đủ điều kiện khi họ đã cắt bỏ mối quan hệ pháp lý với cha

mẹ ruột mình theo Special Adoption System (tạm dịch: Hệ thống nuôi con nuôi đặc biệt).
Hệ thống này được thiết kế để hỗ trợ bảo vệ an toàn sức khỏe và quyền của những trẻ em
khơng có sự chăm sóc của cha mẹ ruột, những đứa trẻ dưới sáu tuổi tại thời điểm nhận
nuôi và được đăng ký trong hệ thống đăng ký gia đình (family registry system) với tư
cách là con nuôi tự nhiên (adoptees’ natural (biological) children) 23. Những người được
nhận ni ngồi hệ thống này thì chỉ được cơng nhận là con ni và do đó khơng có đủ
điều kiện áp dụng chính sách hiến tạng ưu tiên. Sự giới hạn nghiêm ngặt này nhằm ngăn
chặn trường hợp lạm dụng chế độ hiến tạng ưu tiên, bao gồm việc bí mật mua bán nội
tạng dưới vỏ bọc là con nuôi.

22

Nao Nishimura, Mureo Kasahara, Kenji Ishikura and Satoshi Nakagawa (2017). Current status of
pediatric transplantation in Japan, < xem
12/6/2020
23
Kaoruko Aita (2012). The Family-oriented priority Organ Donation Clause in Japan: Fair Or Unfair,
Proceedings of 2012 Uehiro -Carnegie-Oxford Ethics Conference
10


Sự ưu tiên này được thừa nhận khi người mất để lại văn bản ghi rõ tâm nguyện của
mình về việc hiến tạng. Người viết văn bản này không thể chỉ định rõ một cá nhân nào đó
trong gia đình mà chỉ có thể viết là ưu tiên hiến tặng cho những người trong gia đình.
Trường hợp người hiến có ghi nguyện vọng ưu tiên hiến tạng cho người thân nhưng
khơng ai trong gia đình đủ điều kiện nằm trong danh sách chờ của cơ quan bán chính phủ
tại thời điểm đó thì đối tượng được nhận sẽ là những người khác trong danh sách chờ trên
cơ sở nhu cầu y tế và thời gian chờ, phù hợp với hướng dẫn của chính phủ. Trừ trường
hợp cá nhân nói trên đã nêu rõ trong văn bản rằng họ chỉ đồng ý việc hiến tạng cho thân
nhân, thì sẽ khơng có cuộc phẫu thuật lấy tạng nào được tiến hành24.

Chính sách ưu tiên nhìn chung là một biện pháp nhằm thu hút sự đồng cảm của
công chúng để nhiều người suy nghĩ tích cực về việc hiến tạng. Một số nhà chun mơn
cho rằng chính sách ưu tiên này có liên quan đến một số vấn đề về đạo đức cũng như ý
thức về sự công bằng của người Nhật. Quan niệm này được thể hiện trong lý thuyết về
mặt đạo đức của sự “thống nhất” và “khác biệt”, được khái niệm hóa bởi một triết gia
người Nhật. Chính sách này có thể là một ví dụ giải thích cho quy tắc “cơ hội công
bằng”, một quy tắc cơ bản của ghép tạng trên “Xứ sở hoa anh đào”, đồng thời thể hiện cả
sự khác biệt giữa những nền văn hóa.
2.3.

Luật Cấy ghép nội tạng của Vương quốc Anh

Trong các bộ luật các nước đã ban hành đều nằm ở một trong hai hệ thống: hệ
thống suy đoán đồng ý (presumed consent system hay opting-out system), và hệ thống
chủ động đồng ý (express consent system hay opting-in system). Ở các nước theo hệ
thống suy đốn, pháp luật coi những người khơng thể hiện quan điểm đối lập là học sẵn
sàng đồng ý hiến tạng sau khi chết. Còn những nước theo chế độ chủ động đồng ý trái lại
chỉ những bện nhân trước khi chết thể hiện nguyện vọng muốn được hiến tạng thì mới
được coi là người hiến. Trong thời gian vừa qua, nhằm thúc đẩy con số những người hiến
tạng tăng cao, Vương quốc Anh đã từ hệ thống chủ động đồng ý sang hệ thống suy đoán
đồng ý, song song với việc phát triển hàng loạt các chiến dịch đã khiến cho bối cảnh hiến
tạng, đặc biệt là hiến tạng ở trẻ em ở quốc gia này có nhiều thay đổi đáng kể.
Ở Anh hiện đã có hẳn Luật Cấy ghép nội tạng quy định rất rõ ràng và cụ thể về
việc cho và nhận các bộ phận trên cơ thể, luật này cũng nới rộng độ tuổi người có thể
tham gia hiến tạng, theo đó bất kể một ai từ 12 tuổi trở lên cũng có quyền đưa ra quyết
định về việc hiến một hay nhiều bộ phận trên cơ thể mình. Những đứa trẻ có nguyện
vọng muốn cho đi bộ phận cơ thể mình phải đăng ký với Trung tâm Y tế quốc gia (NHS)
và được chấp thuận bởi bố mẹ hoặc người giám hộ. Quy trình và thủ tục từ lúc người hiến
24


Kaoruko Aita (2012). The Family-oriented priority Organ Donation Clause in Japan: Fair Or Unfair,
Proceedings of 2012 Uehiro -Carnegie-Oxford Ethics Conference
11


đăng ký đến lúc bộ phận, cơ quan nội tạng được chuyển đến người cần là một quy trình
khép kín với sự hướng dẫn và kiểm soát nghiêm ngặt của NHS 25.
Cách đây khoảng hai đến ba năm, tức năm 2017 và 2018 người phát ngơn cho biết
có 177 trẻ em ở Anh chờ ghép tạng, 17 trẻ trong số đó đã qua đời trong khi chờ hiến tạng.
Họ cũng cho biết thêm rằng có tổng cộng 57 người hiến tạng là trẻ em trong năm 2017,
2018 và giúp cho 200 ca cấy ghép được tiến hành, con số này đã tăng thêm 2 ca so với
năm 2013 và 201426. Trong khoảng thời gian đó, trẻ em trên đất nước này đã phải chờ đợi
quá lâu để tìm được một nguồn hiến phù hợp, nhiều trong số những đứa trẻ bất hạnh đó
cũng đã phải rời xa cuộc đời trước khi kịp chạm đến một tương lai tươi sáng hơn vì số
lượng người hiến tạng vẫn cịn rất hạn chế.
Nhìn thấy được tình trạng cấp bách của việc thiếu hụt nguồn cung, NHS với tư
cách là Trung tâm Y tế quốc gia Anh đã đưa ra một chiến lược mới với mục đích đảm
bảo có nhiều cơ hội hơn cho những trẻ em cần được ghép tạng trên đất nước. Chiến lược
paediatric and neonatal organ (hiến tạng trẻ em và trẻ sơ sinh) đầu tiên của NHS Blood
and Transplant (NHSBT) đã được ban hành vào năm 2019 27. Chiến lược mới này đã xác
định tám bước quan trọng để thúc đẩy số trẻ em tình nguyện hiến tạng trong độ tuổi dưới
18. Chúng bao gồm tăng cường hỗ trợ cho các gia đình trong suốt q trình qun góp,
đào tạo và hỗ trợ tận tình hơn cho nhân viên lâm sàng chăm sóc bệnh nhân nhi, phát triển
các quy trình sàng lọc và đánh giá mới và tiếp tục làm việc với nhân viên điều tra / Kiểm
sát viên để cho phép tiến hành quyên góp nhiều hơn.
Mỗi năm tại nước Anh, hàng trăm trẻ em và trẻ sơ sinh bị bệnh đang phải nằm
trong danh sách chờ một nguồn tạng phù hợp để có thể tiến hành phẫu thuật và vào năm
2018, 17 gia đình đã trải qua nỗi đau không thể tưởng tượng được khi mất đi con mình
trong khi họ đang chờ đợi một bộ phận để chớp lấy hy vọng cứu lấy các con. Đồng thời,
hàng trăm em bé đã được cứu sống cũng vào năm 2018 vì những hành động vị tha của 57

gia đình28. Họ đã nói chuyện với các con mình, những đứa trẻ không may mắn với lời
tạm biệt thế giới đã kề sát trên môi, cùng con đưa ra quyết định trao lại một phần cơ thể
và nhịp đập của con họ cho những đứa trẻ khác với cơ hội sống tuy mong manh nhưng có
thể được thắp sáng lại chỉ bằng những hành động nhân văn này.
Anh Thông (2015). Trẻ em và quyền được hiến tạng, < xem 13/6/2020
26
ITV News (2019). New organ donation strategy launched by NHS, < xem 14/6/2020
27
Như trên
28
NHS Blood and Transplant (2019). Organ donation law change awareness campaign launches, <
xem 15/6/2020
25

12


Hiểu được nỗi mất mát của việc mất đi một thành viên nhỏ trong gia, chiến dịch
này được bắt nguồn với ý tưởng đó là mọi gia đình khi đối diện với sự mất mát ấy hãy
nghĩ đến việc họ có thể cứu sống một ai đấy. Chiến dịch này nhằm nâng cao nhận thức
của người dân để họ có thể thừa nhận việc hiến tạng là một phần trong cuộc đời mỗi con
người, xem cái chết như sự khởi đầu của một cuộc đời khác, một con người có thể mất đi
nhưng khi họ dùng một phần của mình để cứu những người khác thì sự sống ấy sẽ còn
mãi.
Tuy nhiên, hiện tại các bậc cha mẹ khi được hỏi về việc hiến tạng thì rất ít trong số
họ đồng ý việc trao đi cơ thể một đứa trẻ để cấy ghép cứu sinh.Cụ thể, chỉ 48% gia đình
ủng hộ quyên góp cho người thân dưới 18 tuổi vào năm 2018. Điều này so với trung bình
là 66 phần trăm các gia đình đồng ý tổng thể 29.
Nhiều chuyên gia của NHSBT cho biết nhiều gia đình có con bị mắc bệnh và đang
nằm trong danh sách chờ hiến tạng thì hy vọng duy nhất của họ là cha mẹ của một gia

đình khác nói “đồng ý” với việc hiến tạng của con cái họ. Trung tâm NHSBT muốn đảm
bảo mọi gia đình đều có cơ hội đưa ra lựa chọn phù hợp với họ và con của họ, trung tâm
cam kết về sự hỗ trợ của các y tá chuyên nghiệp cùng đội ngũ nhân viên chăm sóc của họ
tại bệnh viện.
Đồng thời, họ cũng thấu hiểu rằng các bậc cha mẹ đồng ý hiến tặng nội tạng của
con họ có được sự thoải mái hơn khi biết rằng con họ đã cứu sống những đứa trẻ khác và
giúp cho gia đình giảm bớt được cảm giác đau thương mất mát mà họ phải chịu đựng khi
mất đi một phần máu mủ của mình.
Đối với trường hợp một em bé cần được ghép tim, để tìm được một người hiến
tặng có trái tim phù hợp và có kích thước cần thiết là rất khó vì kích thước của trái tim rất
quan trọng. Những đứa trẻ cần ghép tim khẩn cấp sẽ đợi trung bình gấp hai lần rưỡi một
người lớn trong danh sách chờ khẩn cấp.
Hội đồng Y học của nước này trong những 2 năm gần đây đã kêu gọi sự điều
chỉnh luật pháp từ chủ động đồng ý sang cơ chế suy đoán đồng ý. Vào đầu năm 2019,
NHS Blood and Transplant đã khởi động một chiến dịch khác kéo dài một năm có tên
“Pass it on”, nhằm tăng cường hiểu biết và nhận thức của người dân về luật hiến tạng mới
- Luật Max and Keira - diễn ra trong năm nay và xuyên suốt nước Anh. Từ mùa xuân
năm 2020, tất cả người trưởng thành trên nước Anh sẽ được coi là đã đồng ý hiến nội
tạng của chính họ khi họ chết trừ khi họ ghi nhận quyết định không hiến hoặc thuộc một
29

NHS Blood and Transplant (2019). Organ donation law change awareness campaign launches, <
xem 15/6/2020
13


trong các nhóm bị loại trừ. Những người bị loại trừ sẽ là những người dưới 18 tuổi,
những người chưa đủ nhận thức để hiểu được sự thay đổi này và những người sống ở
Anh dưới 12 tháng trước khi chết hoặc những người không sống ở đây một cách tự
nguyện30.

Với mục đích cao cả nhằm nâng cao nhận thức của công dân rằng hiến tặng nội
tạng là một nghĩa cử cao quý, mỗi cá nhân có thể cứu sống tới 9 mạng sống bằng cách
tặng lại nội tạng của mình. Song, xét về quyền hiến tạng của trẻ em thì chiến dịch này
khơng hề tác động đến quyền tự do lựa chọn của trẻ em nước này trong việc quyết định
có hiến tạng hay khơng. Nghĩa là, đối chiếu theo luật pháp nước sở tại, bất kể trẻ em từ
12 tuổi trở lên vẫn có quyền hiến tạng nếu thực hiện đúng thủ tục hợp pháp nhưng trường
hợp các em không may qua đời khi chưa đủ 18 tuổi và khơng hề có văn bản thể hiện tâm
nguyện hiến tạng sau khi mất và được gia đình đồng ý thì pháp luật khơng có quyền can
thiệp vào quyết định ấy.
2.4. Nhận xét
Như vậy, có thể thấy quyền hiến tạng của trẻ em đã sớm được ghi nhận một cách
phong phú trong luật pháp của nhiều nước trên thế giới, nhất là những nước phát triển và
phổ biến về việc hiến mô, tạng, nhằm tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động lấy ghép
mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích: cứu người, chữa bệnh cho nhân dân, giảng dạy và
nghiên cứu khoa học. Ngoài Nhật Bản và Anh Quốc thì đa số các nước trên thế giới đều
có đạo luật riêng quy định việc hiến mơ, tạng, bao gồm cả quy định đối với việc hiến tạng
của trẻ em như: Mỹ, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Pháp,...
Việc có các quy định rõ ràng cho phép tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người
chết não đã góp phần lớn thúc đẩy việc tiến hành ghép mơ, tạng ở một số quốc gia trên
thế giới đạt được nhiều thành tựu to lớn thông qua việc phát triển các chương trình quốc
gia. Khơng những vậy, đạo luật riêng về việc hiến và cấy ghép nội tạng cũng đã giải
quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong việc cho, nhận bộ phận cơ thể người,
hỗ trợ định hướng cho phép ngành y tế phát huy tối đa khả năng của mình để phục vụ
nhân dân, đảm bảo an toàn cho đội ngũ y bác sĩ thực hiện phẫu thuật lấy, ghép nội tạng;
bảo vệ người bệnh và quyền lợi người hiến tặng vì sự phát triển của khoa học và sự tiến
bộ chung của loài người
3. Pháp luật Việt Nam về quyền hiến tạng của trẻ em
30

NHS Blood and Transplant (2019). Organ donation law change awareness campaign launches, <

xem 15/6/2020

14


3.1. Bối cảnh xã hội và nhu cầu cấy ghép mô, tạng cho trẻ em tại Việt Nam
Nhu cầu cấy ghép mô , tạng cho trẻ em là vô cùng lớn : Việt Nam có hàng nghìn
trẻ em và trẻ vị thành niên có nhu cầu lọc máu do mắc các bệnh lý về thận- tiết niệu mỗi
năm Tương tự như người lớn , trẻ em mắc căn bệnh này cần được lọc máu ba tuần một
lần , mỗi đợt lọc kéo dài bốn tiếng đồng hồ , kèm theo đó là chế độ chăm sóc y tế nghiêm
ngặt và chế độ ăn uống khắt khe . Tuy nhiên , lọc máu chỉ là biện pháp tạm thời để kéo
dài sự sống của bệnh nhân , do đó , ghép thận là giải pháp dứt điểm duy nhất 31 . Cấy ghép
nội tạng được coi là hy vọng sống cuối cùng cho các trẻ em không may mắn bị mắc bệnh
hiểm nghèo , nhưng rất ít ca phẫu thuật như vậy được tiến hành ở Việt Nam do thiếu hụt
nội tạng và chính sách khơng phù hợp .
Trong thời gian gần đây , một số trẻ em đã được cấy ghép nội tạng tại Bệnh viện
Nhi đồng 2, thành phố Hồ Chí Minh, nhưng những người hiến tặng đều là người thân của
các bé mà không phải là nguồn hiển từ bên ngồi gia đình của họ . Bệnh viện Nhi đồng 2
cho biết , bệnh viện cũng đang điều trị cho những bệnh nhi bị viêm đường mật bẩm sinh
(ống mật hẹp hoặc tắc nghẽn bất thường ) cần được ghép tạng , nếu không phẫu thuật
kasai cứ mỗi 9-15 tháng sẽ phải được thực hiện một lần 32 .
Vào năm 2004 , Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Nhi 2 tại thành phố Hồ
Chí Minh là hai trung tâm y tế đầu tiên trong cả nước thực hiện ca ghép nhi khoa , đồng
thời thành lập Trung tâm lọc máu trẻ em Tuy nhiên , tính đến năm 2018 , đối với Bệnh
viện Nhi 2 , chỉ có 28 ca ghép tạng được thực hiện và chỉ giới hạn trong ghép thận và
gan, nghĩa là mỗi năm bệnh viện này chỉ thực hiện được trung bình hai ca phẫu thuật33 .
Sự hạn chế này không nằm ở năng lực của các chuyên viên y tế mà do nguồn cung cấp
nội tạng cho trẻ em quá khan hiếm . Hiến tạng vẫn là một vấn đề vô cùng nhạy cảm ở
Việt Nam do niềm tin về sự luân hồi của kiếp người và quan điểm “ chết phải tồn thây ”.
Do vậy , số lượng người tình nguyện đăng ký hiến mơ và tạng vẫn cịn rất ít đối với

trường hợp người hiến tạng là trẻ em , sự thiếu hụt này còn nghiêm trọng hơn .
3.2. Pháp luật Việt Nam về quyền hiến tạng của trẻ em
3.2.1. Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989

Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương (2018). Ghép tạng cho trẻ em ở Việt Nam: Khan hiếm nguồn
tạng hiến tặng, < xem 17/6/2020
32
Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương (2018). Ghép tạng cho trẻ em ở Việt Nam: Khan hiếm nguồn
tạng hiến tặng, < xem 17/6/2020
33
Như trên
31

15


Về mặt pháp lý, mặc dù một số văn bản pháp luật của Việt Nam có quy định về
việc hiến xác và bộ phận cơ thể sau khi chết, song, các quy định này chỉ mang tính chung
chung khơng cụ thể, rõ ràng Điều kiện để hiến xác và bộ phận cơ thể người được quy
định lần đầu tiên tại khoản 1 và 2 điều 30 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989,
trong đó quy định : “ 1 - Thầy thuốc chỉ tiến hành lấy mô hoặc bộ phận cơ thể người sống
hay người chết dùng vào mục đích y tế sau khi đã được sự đồng ý của người cho , của
thân nhân người chết hoặc người chết có di chúc để lại 2- Việc ghép mô hoặc một bộ
phận cho cơ thể người bệnh phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc thân nhân hay
người giám hộ của người bệnh chưa thành niên”34.
Như vậy, có thể thấy, Luật này khơng có quy định thế nào về quyền của người
hiến mô, nội tạng cũng như giới hạn độ tuổi đối với cá nhân hiến tặng mô, nội tạng mà
chỉ quy định chung chung và sơ sài về những trường hợp mà thầy thuốc có thể tiến hành
lấy mơ, bộ phận cơ thể người khi cịn sống hoặc sau khi chết35 . Khoản 2 Điều 30 của bộ
luật này cũng chỉ nhấn mạnh đến ý chí của người hiến tạng hoặc gia đình người hiến mà

khơng đề cập đến điều kiện sức khỏe hay năng lực nhận thức của họ, do vậy, trường hợp
người hiến tạng là trẻ em thì điều kiện duy nhất là sự chấp thuận thân nhân hoặc người
giám hộ hợp pháp của chúng.
3.2.2. Bộ luật dân sự 2005
Sau văn bản luật đầu tiên quy định về quyền hiến mô, tạng là Luật Bảo vệ sức
khỏe nhân dân năm 1989 thì đến năm 2005 Bộ Luật dân sự cũng có đề cập đến quyền này
tại điều 34, theo đó:“ Cá nhân có quyền hiến xác bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì
mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học. Việc hiến và sử dụng các
bộ phận cơ thể của người chết được thực hiện theo quy định của pháp luật”36. Hiến xác
cho y học, giải phẫu tử thi, hiến tặng các bộ phận cơ thể để cứu người, quyền “được chết”
là những nội dung rất mới và táo bạo được đưa vào phạm vi điều chỉnh của Bộ Luật dân
sự 2005.
Hơn nữa, Bộ luật này được áp dụng trước khi có sự ra đời của Luật Hiến , lấy
ghép mô , bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác 2006 nên cụm từ “ cá nhân” không làm rõ được
biên độ tuổi được phép biến về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi , cũng như điều
kiện sức khỏe của người hiến. Có cách hiểu cho rằng, cá nhân ở đây có thể là bất kỳ ai
không phân biệt họ bao nhiêu tuổi, miễn là họ không bị nhược điểm về thể chất, tâm thần
Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, 30/06/1989, Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Điều 30
35
Luận văn (2013). Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi chết, <
xem 15/6/2020
36
Bộ Luật dân sự, 14/06/2005, Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 34
34

16


và tự nguyện. Quan điểm khác lại cá nhân có quyền hiến bộ phận cơ thể ở đây phải là

người đã thành niên mới có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
Có thể thấy, Bộ luật dân sự 2005 quy định rất chung chung về việc cá nhân có
quyền hiến xác, bộ phận cơ thể khi cịn sống hoặc sau khi chết mà khơng quy định cụ thể
về độ tuổi, tình trạng sức khỏe đối với người hiến.
3.2.3. Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cở thể người và hiến, lấy xác năm
2006
Nhận thấy sự thiếu sót trong các văn bản luật trước đó và nhu cầu cấy ghép mô
tạng tăng cao , ngày 29/11/2006 Quốc hội nước Việt Nam khóa XI đã họp và thơng qua
kế hoạch triển khai thi hành Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy
xác, trong đó, độ tuổi được quy định cụ thể:“ Người từ đủ mười tám tuổi trở lên , có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mơ , bộ phận cơ thể của mình khi cịn sống , sau
khi chết và hiến xác37.” Đây là một quy định nền tảng chung cho toàn thế giới và Việt
Nam cũng không phải ngoại lệ vi bất kỳ quốc gia nào cũng cần có những quy định cụ thể
về một mốc tuổi nhất định . Thời điểm mà người công dân đó có khả năng nhận thức và
có đầy đủ năng lực , hành vi pháp lý về hình sự , dân sự , cũng như hành chính. Chính vì
thế , để phù hợp với luật pháp thế giới và sự phát triển thể chất - tâm lý của mỗi cá nhân ,
Quốc hội đã chọn mười tám là độ tuổi một cá nhân có quyền bày tỏ nguyện vọng để đăng
ký hiến tặng mơ , tạng lúc cịn sống hoặc hiến xác sau khi chết . Cịn đối với cơng dân
chưa đủ mười tám tuổi là trẻ em, người chưa thành niên thì đều là nhóm cá nhân chưa
phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần nên mọi quyết định của họ có liên quan
đến quyền nhân thân hay quyền tài sản phải có sự đồng thuận của cha mẹ hoặc người
giám hộ hợp pháp .
Tuy nhiên vào năm 2017 , sự việc bé Nguyễn Hải An ( 7 tuổi , ở quận Nam Từ
Liêm , Hà Nội ) hiến giác mạc của mình sau khi qua đời đã khiến cho cộng đồng xã hội
cảm phục bởi hành động cống hiến cho cộng đồng , đem lại ánh sáng cho những người
gặp vấn đề về mắt. Theo lời mẹ bé kể lại thì Hải An được phát hiện mắc ung thư thần
kinh thể sao hồi vào tháng 9/2017, sau nỗ lực điều trị từ phía gia đình và các y bác sĩ thì
bé đã vào ngày 22/1238. Trước khi bé qua đời thì cả gia đình và bé đều có nguyện vọng
hiến tặng mơ tạng và gia đình đã gọi đến Trung tâm điều phối hiến ghép mô tạng quốc
gia. Tuy nhiên Trung tâm chỉ nhận chỉ nhận hiến tặng giác mạc do giác mạc sẽ được lấy

sau khi người hiến tặng qua đời.
Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, 29/11/2006, Quốc hội Nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 5
38
Lan Anh (2018). Xúc động ca hiến giác mạc của bé gái 7 tuổi sau khi qua đời, < xem 17/6/2020
37

17


Đối chiếu với điều 5 của Luật Hiến, lấy ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến ,
lấy xác ở trên thì việc Trung tâm từ chối nhận làm thủ tục hiến xác của bé An là hoàn
toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Giác mạc có thể được tiếp nhận sau khi người
hiện qua đời hoặc chết não , điều đó đồng nghĩa với việc trong vòng 8 tiếng sau khi người
hiến tạng trút hơi thở cuối cùng thì các mơ khác như da, gân, xương hồn tồn có thể tiếp
nhận được . Song , đối với phần nội tạng bao gồm tim , gan, phổi thì chỉ được hiến khi
người tặng chết não và phải đủ 18 tuổi39.
Luật về hiến tặng và cấy ghép mô tạng không quy định độ tuổi người hiến giác
mạc , do đó trẻ em dưới 18 tuổi có quyền hiến tặng giác mạc nếu có sự đồng ý từ phía gia
đình hoặc người giám hộ . Đồng thời giác mạc của họ có thể được lấy ở bất cứ đâu ( nhà ,
bệnh viện , hay nhà xác ) . Không giống như tạng chỉ được lấy khi bệnh nhân được xác
nhận là chết não , giác mạc có thể được lấy ngay trong khoảng thời gian 6-8 tiếng sau khi
bệnh nhân qua đời . Giác mạc là lớp màng trong suốt nằm ngồi cùng nhãn cầu , phía
trước trịng đen , giúp ánh sáng đi qua và hội tụ ở đáy mắt , giúp chúng ta có thể nhìn
thấy mọi vật . Do đó , q trình tiến hành phẫu thuật bóc tách giác mạc diễn ra rất nhanh
chóng ( 25 30 phút ) , không gây chảy máu và khuôn mặt người hiến . Giác mạc của
người hiến sau khi lấy chỉ được bảo quản trong dung dịch nuôi dưỡng giác mạc tối đa là
14 ngày ở môi trường nhiệt độ 2-4 độ C. Chính vì thế , giác mạc của người sau khi được
lấy nên ghép càng sớm càng tốt40 . Theo các tài liệu nghiên cứu thì trẻ em từ 5 tuổi trở lên
là có thể hiến tặng được giác mạc bởi lúc này các chức năng của mắt bắt đầu tương đối

hoàn thiện và giác mạc đã hình thành ổn định , chất lượng giác mạc của trẻ lúc này là tốt
nhất41 .
Sau sự việc làm xúc động nhiều trái tim người Việt của bé Hải An, thể hiện lòng
nhân ái và sự hy sinh đầy cống hiến của bé, Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia của
Bộ Y tế đã có kiến nghị gửi lên Chính phủ và Quốc hội nhằm xem xét, sửa đổi và bổ
sung Luật ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác để điều chỉnh thủ tục tiếp nhận đối
với những trường hợp bị chết não, ngay cả với người dưới 18 tuổi42. Hiện nay , có rất
nhiều trẻ em đang phải chờ nguồn tạng từ những người hiến tặng để có thể tạm biệt căn
bệnh quái ác và quay trở lại cuộc sống bình thường , tuy nhiên , do sự khan hiếm của
nguồn tạng phù hợp với các bé nên các phương pháp duy trì sự sống tạm thời vẫn phải
Nguyễn Huệ (2018). Những ai có thể hiến giác mạc sau khi qua đời, < xem 18/6/2020
40
Nguyễn Huệ (2018). Những ai có thể hiến giác mạc sau khi qua đời, < xem 18/6/2020
41
Nguyễn Hữu Hoàng (2018). Giao lưu trực tuyến: Trẻ em và quyền được hiến tặng mô tạng, <
xem 18/6/2020
42
Như trên
39

18


được thực hiện . Trong khi đó , thực tế có khơng ít gia đình muốn hiến tạng của con trẻ
dưới 18 tuổi khi con em mình khơng may bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không
thể tiếp tục duy trì sự sống nhưng vướng phải hàng rào pháp lý, do đó chỉ có thể hiến giác
mạc của con.
Xoay quanh vấn đề về việc có nên thay đổi Luật , nới rộng biên độ tuổi , để những
trẻ em dưới 18 tuổi cũng có quyền hiến mơ, tạng, có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau từ
phía những người có vai trị khác nhau trong xã hội cũng như trong bộ máy pháp luật

Việt Nam . Một số bác sĩ chuyên khoa thì cho rằng việc khắc phục hạn chế này khơng chỉ
có ý nghĩa với việc cung cấp thêm bộ phận cơ thể để cứu sống nhiều người khác mà còn
giúp các bác sĩ làm việc dễ dàng hơn vì sử dụng nội tạng của trẻ làm giảm nguy cơ cơ thể
người nhận từ chối tiếp nhận và nguy cơ tai biến hậu phẫu43.
Dưới góc độ của các luật sư thì việc kiến nghị sửa đổi Luật này cần được cẩn trọng
xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Thứ nhất, cần tránh mâu thuẫn với Luật trẻ em,
pháp luật đã quy định rõ công dân chưa đủ 18 tuổi là trẻ em, người chưa thành niên. Trẻ
em là nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, họ cần phải có sự quan tâm, chăm sóc giáo
dục và bảo vệ từ phía gia đình và cộng đồng. Mọi quyết định của trẻ em liên quan đến
quyền nhân thân và tài sản đều phải phụ thuộc vào sự đồng ý của người giám hộ. Việc
sửa đổi Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác cũng cần phải thống
nhất và dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật khác nhằm đảm bảo sự đồng bộ và có thể áp
dụng trên thực tế, đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi của xã hội hiện nay và phục vụ cho sự
phát triển của y học nước nhà44.
Thứ hai, việc thay đổi Luật này không những cần sự cân nhắc kỹ lưỡng Luật trẻ
em hiện hành mà cịn phải rà sốt lại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Việc
hiến xác, mô, bộ phận cơ thể của trẻ em cần sự phối hợp và giám sát kỹ lưỡng của các cơ
quan chức năng và sự đồng ý từ phía gia đình của trẻ thì mới đảm bảo cơng bằng, văn
minh và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật này.
Không những thế, các quy định về trình tự thủ tục cần phải hết sức chặt chẽ, có sự giám
sát của các cơ quan chức năng để tránh việc lợi dụng quy định pháp luật này để xâm hại
đến trẻ em, gia tăng tình trạng bắt cóc trẻ em, gây mất ổn định trật tự xã hội, làm mất đi
mục đích và ý nghĩa nhân văn của quy định pháp luật này. Việc sửa đổi Luật Hiến, lấy
ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến tạng cũng không hề dễ dàng. Liệu bố mẹ có
Tạp chí của Ban Tun giáo Trung ương (2018). Ghép tạng cho trẻ em ở Việt Nam: Khan hiếm nguồn
tạng hiến tặng, < xem 17/6/2020
44
Đình Tuệ (2018). Từ việc bé gái 7 tuổi hiến giác mạc: Khó khăn gì nếu sửa luật để trẻ dưới 18 tuổi
được hiến tạng?, < xem 18/6/2020
43


19


quyền quyết định việc hiến xác của con sau khi trẻ qua đời hay không vẫn là một vấn đề
gây tranh luận, vì quyền giám hộ của bố mẹ đối với trẻ em là về tài sản chứ khơng có
quyền động chạm đến cơ thể của trẻ sau khi mất, bố mẹ khơng thể cho đi thứ khơng phải
của mình được45.
Tóm lại, đối với câu hỏi cho việc có nên cho phép người dưới 18 tuổi hiến tạng
khi còn sống khơng thì đa phần các chun gia và những người có trình độ chun mơn
cao về y học lẫn kiến thức về pháp luật thì đều khơng tán thành với đề xuất này. Bởi lẽ,
cần phải đảm bảo an toàn tuyệt đối về tình trạng sức khỏe của người hiến, đặc biệt là với
trẻ em là nhóm cá nhân chưa có sự phát triển tồn diện về thể chất và tinh thần.
Tuy nhiên, về việc có nên quy định lại trường hợp liên quan đến chết não nếu gia
đình và bản thân trẻ đồng ý thì khơng giới hạn độ tuổi hiến mô, tạng lại nhận được khá
nhiều phản hồi tích cực từ các chuyên gia trong lĩnh vực. Nguyên nhân vì việc điều chỉnh
này phù hợp với chuẩn mực đạo đức, các nguyên tắc của các điều ước quốc tế cũng như
hệ thống pháp lý Việt Nam, cũng như đáp ứng được nhu cầu của xã hội và thực tế xã hội
đất nước. Hơn nữa, việc hiến tạng này được thực hiện theo tâm nguyện của gia đình và
của trẻ nên có thể tránh được trường hợp những cá nhân vụ lợi, thực hiện hành vi xâm
hại, bắt cóc trẻ em, ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội. Khơng chỉ vậy, việc thay
đổi Luật nói trên cịn góp phần thúc đẩy nền y tế nước nhà phát triển, đem lại cuộc sống
mới cho nhiều người đang nằm trong danh sách chờ được hiến tạng.
4. Kết luận
Khi đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng tăng cao, pháp luật
hiện đại ngày càng ghi nhận và bảo vệ rộng rãi các quyền nhân thân của cá nhân, trong đó
có trẻ em và quyền hiến tạng của trẻ em. Mặc dù Luật quốc tế và Luật Nhân quyền quốc
tế chưa có quy định cụ thể nào về quyền hiến tạng của trẻ em, nhưng ở các quốc gia phát
triển và đi đầu về lĩnh vực y học, chính quyền các nước này đã nhìn ra việc những thiếu
sót trong những quy phạm pháp luật sẽ gây ra những hạn chế trong việc phát triển y khoa

và gây ra những tiêu cực khơng đáng có, từ đó có những thay đổi phù hợp.
Trong q trình nghiên cứu và so sánh với hai đất nước phát triển tại hai khu vực
Châu Á và Châu Âu là Nhật Bản và Anh Quốc, chúng ta có thể thấy tại Việt Nam, bên
cạnh những nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà làm luật thì vẫn cịn những quy định
cịn lỏng lẻo và chưa rõ ràng. Song, với sự tiến bộ của y tế Việt Nam trong những năm
gần đây, người viết tin rằng hệ thống pháp luật Việt Nam vẫn đang và sẽ tiếp tục thay đổi
Đình Tuệ (2018). Từ việc bé gái 7 tuổi hiến giác mạc: Khó khăn gì nếu sửa luật để trẻ dưới 18 tuổi
được hiến tạng?, < xem 18/6/2020
45

20


để ngày càng hướng đến sự thống nhất, chặt chẽ, tạo tiền đề thúc đẩy nhân quyền, đặc
biệt là quyền trẻ em tại đất nước phát triển.
Qua đó, giúp người dân, lực lượng cán bộ, viên chức ngành y tế nắm bắt những
nội dung chính của luật, góp phần nhận thức và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
tới mọi tần lớp cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn, đơn vị, tạo điều kiện để công
dân sửu dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình, của Nhà nước và xã hội. Đồng thời nâng cao tự giác, chủ động tìm hiểu, chấp hành
pháp luật nhằm nâng cao sự chuyển biến trong ý thức của mọi tần lớp nhân dân, tiến tới
trở thành một nét văn hóa trong cộng đồng người Việt.

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu tiếng Việt
1. Minh Khuê (2019). Quyền là gì? Khái niệm quyền được hiểu như thế nào theo
quy định pháp luật?, < xem 11/6/2020

2. Anh Thông (2015). Trẻ em và quyền được hiến tạng, < xem
11/6/2020
3. Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương (2018). Ghép tạng cho trẻ em ở Việt
Nam: Khan hiếm nguồn tạng hiến tặng, < xem 17/6/2020
4. Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, 30/06/1989, Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
5. Luận văn (2013). Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể người của cá nhân sau khi
chết, < xem 15/6/2020
6. Bộ Luật dân sự, 14/06/2005, Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
7. Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, 29/11/2006,
Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
8. Lan Anh (2018). Xúc động ca hiến giác mạc của bé gái 7 tuổi sau khi qua đời,
< xem 17/6/2020
9. Nguyễn Huệ (2018). Những ai có thể hiến giác mạc sau khi qua đời, <
xem 18/6/2020
10. Nguyễn Hữu Hoàng (2018). Giao lưu trực tuyến: Trẻ em và quyền được hiến
tặng mô tạng, < xem 18/6/2020
11. Đình Tuệ (2018). Từ việc bé gái 7 tuổi hiến giác mạc: Khó khan gì nếu sửa
luật để trẻ dưới 18 tuổi được hiến tạng?, < xem 18/6/2020
22


Tài liệu nước ngoài
12. Jane Fortin LLB, Solicitor (2005). International Children’s rights. Children’s
Rights and the Developing Law, second edition, Cambridge University Press,
Cambridge
13. Convention on the Rights of Children, 20/11/2989, United Nations General
Assembly
14. The Declaration of the Rights of the Child (1924), Fifth Assembly of the

League of Nations
15. Declaration of the Rights of the Child (1959), United Nations General
Assembly
16. Nao Nishimura, Mureo Kasahara, Kenji Ishikura and Satoshi Nakagawa
(2017). Current status of pediatric transplantation in Japan,
< xem
12/6/2020
17. Kaoruko Aita (2012). The Family-oriented priority Organ Donation Clause
in Japan: Fair Or Unfair, Uehiro -Carnegie-Oxford Ethics Conference
18. ITV News (2019). New organ donation strategy launched by NHS, <
xem 14/6/2020
19. NHS Blood and Transplant (2019). Organ donation law change awareness
campaign launches, < />xem 16/6/2020

23



×