Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

sang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.24 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tên đề tài:. “ MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HS HỌC TỐT MÔN TẬP ĐỌC Ở LỚP 4” 1. Ý nghĩa cấp thiết của vấn đề: Trong khoảng thời gian gần đây, trước sự giảm sút rõ rệt của chất lượng nhiều môn học, đặc biệt là môn Tiếng việt ở trường tiểu học đã tác động rất nhiều đến đội ngũ giáo dục chúng ta. Văn chương rất bổ ích và hấp dẫn mà sao phần đông học sinh không thích học văn. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng phải thừa nhận là có yếu tố khách quan và chủ quan. Về phía học sinh, bên cạnh một số em yêu thích văn học thì vẫn còn phần lớn các em chưa hoặc không thích văn học. Và con số học sinh không thích học văn lớn hơn nhiều lần con số học sinh không yêu văn học thì điều đó hẳn còn phải có nguyên do là ở chỗ: Món ăn tinh thần mà chúng ta đưa tới cho học sinh trong giờ tập đọc có lẽ bị mất đi quá nhiều hương vị thực của chính văn chương, mà đây cũng có một phần trách nhiệm của thầy, cô giáo dạy tập đọc. Đồng thời bên cạnh đó cũng có một số học sinh cũng yêu thích học môn Tiếng việt nhưng chỉ thích học một phân môn như luyện từ và câu hay Tập Làm Văn trong một bài học cụ thể. Mà đối với chương trình, nội dung của một bài học đòi hỏi cần phải có sự tích hợp kiến thức giữa ba phân môn tập đọc , LT-Câu, Tập Làm Văn.Từ đó cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập ở các em. Nói tóm lại, vấn đề dạy tiếng việt hiện nay ở trường Tiểu học trở nên đặc biệt cấp thiết và nóng bỏng. Vậy lối ra từ đâu ?. Câu trả lời tự nhiên không đơn giản, mà cần nhiệt huyết và trí tuệ của nhiều người mới mong dần dần tháo gỡ. Là một giáo viên dạy chủ nhiệm đứng lớp 4, tôi đang công tác ở trường Tiểu học Hòa Mỹ 3. Cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn; đồ dùng, phương tiện dạy học vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học theo phương pháp mới. Bên cạnh đó, phần đông học sinh sống ở vùng nông thôn sâu, con của gia đình nông dân lao động nghèo, ngoài giờ học các em còn phải phụ giúp gia đình. Vì thế thời gian và điều kiện học tập của các em chưa đảm bảo nên đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập. Tôi đã được phân công phụ trách giảng dạy chủ nhiệm lớp 4, qua thời gian giảng dạy tôi nhận ra rằng học sinh chưa thật sự cảm nhận được cái hay.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> cái đẹp của văn học, và chính điều đó đã dẫn đến chất lượng học tập chưa đạt kết quả cao. Làm thế nào để tạo cho học sinh có tình cảm với văn chương ? Để các em không còn thụ động mà tích cực tham gia tìm kiếm và cảm thụ được cái hay cái đẹp trong văn chương, đồng thời cũng nâng cao chất lượng học tập của các em đối với môn Tập đọc. 2.Biện pháp: Phương pháp dạy – học Văn cơ bản là đổi khác về mục đích, do đó cũng đổi khác về cơ chế hoạt động, không phải là giáo viên truyền thụ lời giảng của mình mà mục đích cao nhất là làm sao cho học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên mà tự cảm nhận, khám phá tri thức. Từ đó sẽ tạo được sự tự phát triển toàn diện về trí tuệ của học sinh. Và lúc bấy giờ mối quan hệ giữa giáo viên, học sinh và tri thức là một mối quan hệ đa phương theo sơ đồ sau: Giáo viên Học sinh. Kiến thức Trong đó, học sinh trực tiếp cảm thụ, tiếp nhận kiến thức, có thể trao đổi với giáo viên về cách cảm thụ, tiếp nhận tri thức của cá nhân mình. Nhưng vấn đề là giáo viên phải biết lựa chọn, vận dụng đưa những phương pháp mới này vào giờ dạy và học môn tập đọc một cách có hiệu quả để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Dựa vào thực tế học tập của học sinh, cũng như điều kiện vật chất của trường cùng việc trao đổi với các giáo viên có kinh nghiệm. Tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn tập đọc như sau: a.Hướng dẫn cho học sinh xây dựng dựng phương pháp học tập môn tập đọc: *Đầu tiên, tôi giới thiệu sơ lược cho học sinh về bộ môn tiếng việt: Tên gọi tiếng việt là tên gọi tích hợp cho cả các phân môn: tập đọc – chính tả-kể chuyện-LT và câu – Tập làm văn. Và kiến thức cả các phân môn này được tích hợp trong một bài học cụ thể không còn phân chia như trước. * Cấu trúc nội dung bài học trong sách giáo khoa tiếng việt: - Phần đầu: là những kí hiệu dùng trong sách cho các phân môn (được đặt trong khung). - Phần văn bản: Thường là một bài văn xuôi hay moat bài thơ. Đây là phần trọng ntaam của bài học..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Phần chú thích: Cung cấp một số kiến thức về thể loại văn học, tác giả, tác phẩm, giải nghĩa những từ khó, điển tích, điển cố … + Phần Đọc – Hiểu văn bản: Nêu những câu hỏi và hoạt động của học sinh nhằm tìm hiểu văn bản theo ba hướng: đọc – hiểu, suy nghĩ – vận dụng, liên tưởng – tích luỹ. + Phần ghi nhớ: Nội dung kiến thức cần nắm bắt được một cách tối thiểu. + Phần luyện tập. + Phần đọc thêm. - Phần hình ảnh hoặc tranh minh hoạ. - Phần phụ lục Phần ghi nhớ: Trong mỗi bài học, sau các phần nội dung của mỗi phân môn sẽ nêu vắn tắt các kiến thức cơ bản cần nắm (đóng trong khung và in nghiêng). Đây chính là phần chuẩn kiến thức cần ghi nhớ một cách tối thiểu của bài học. * Sau khi giới thiệu sơ lược cho học sinh nắm về tên gọi và cấu trúc nội dung về SGK, tôi đi vào hướng dẫn cụ thể cách chuẩn bị bài ở một phần của bài học tâp đọc , cụ thể là: - Ở phần văn bản: Đối với văn bản đòi hỏi phải đọc thật kĩ, đọc từ ba lần trở lên. Đối với phần văn bản là tác phẩm văn xuôi thì phải nắm được nội dung chủ yếu, tóm tắt nội dung, tìm bố cục … Đối với phần văn bản là tác phẩm phải học thuộc lòng thì phải nắm được bố cục, chủ đề bài thơ. Để hiểu rõ nội dung văn bản thì đòi hỏi phải nắm kỹ phần chú thích về tác giả, tác phẩm, thể loại và những từ khó … + Phần chú thích: Yêu cầu học sinh đọc kĩ, cần phải thuộc lòng các chú thích dấu (*) về thể loại và về tác giả, tác phẩm. Còn các chú thích những từ khó không cần phải học thuộc lòng nhưng phải hiểu được nghĩa vì nó giúp học sinh rất nhiều trong việc hiểu rõ hơn về văn bản. + Phần Đọc – Hiểu : Bước tiếp theo cần làm là trả lời những câu hỏi trong phần Đọc – Hiểu văn bản. Để trả lời được những câu hỏi này cần bám sát nội dung phần văn bản, bên cạnh đó cũng cần tham khảo thêm nội dung phần ghi nhớ để nắm được những quan trọng của bài học, là cơ sở để trả lời chính xác câu hỏi trong phần Đọc – Hiểu. b.Dùng lời giới thiệu bài để thu hút sự chú ý của học sinh trong giờ học: Có không ít giáo viên còn chưa hoặc không xem trọng vấn đề này nhưng ông bà ta thường nói “Đầu xuôi đuôi lọt” là muốn nhắc nhở rằng việc khởi đầu tốt sẽ giúp ít nhiều cho kết quả về sau. Dạy học cũng vậy, nếu phần mở đầu bài học người giáo viên không tạo được sự hứng thú, tâm thế học tập tốt cho học sinh thì chắc chắn rằng sự chú ý của học sinh vào bài học sẽ không cao, mà điều đó cũng có nghĩa là học sinh sẽ thiếu tích cực, chủ động, sáng tạo đi tìm nội dung bài học. Một lời giới thiệu bài ngắn gọn, nêu bật.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> được trọng tâm nội dung bài học sẽ khơi gợi được sự ham hiểu biết và từ đó sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh, tạo một tâm thế thuận lợi cho việc giảng dạy bài mới của giáo viên. Vậy lời giới thiệu bài như thế nào để có được hiệu quả đó? Lời giới thiệu có thể thực hiện bằng nhiều cách nhưng qua thực nghiệm, tôi thấy rằng sử dụng cách giới thiệu bài nêu vấn đề để kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của học sinh đối với bài học mang lại hiệu quả khá cao. Sau khi tạo được sự chú ý và hứng thú cho học sinh đối với bài học qua lời giới thiệu bài, giáo viên phải duy trì và phát triển sự hứng thú đó bằng cách ưu tiên sử dụng, phối hợp tốt các phương pháp phát huy chủ thể học sinh để dẫn dắt học sinh lĩnh hội dược kiến thức. 3.Các phương pháp dạy – học môn Tập đọc: a.Phương pháp phát vấn: Nói đến phương châm “dạy học lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh” thì không thể không nói đến phương pháp phát vấn. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh tìm hiểu, tiếp nhận tri thức một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Ở đây cần phải nói trước rằng có sự khác nhau cơ bản giữa câu hỏi trong cách dạy – học tập đọc cũ và mới. Là một bên có tính chất tái hiện một bên có tính chất sáng tạo, một bên nhằm mục đích thông tin, tiếp thu một bên nhằm dẫn dắt học sinh tự mình khám phá, chiếm lĩnh tri thức. Câu hỏi có thể dùng ở tất cả các giai đoạn dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh tri thức. Ngay trong phần hoạt động nhận biết, tái hiện tri thức cũng cần yêu cầu học sinh nắm được từng chi tiết, nội dung, từ ngữ. Tuy nhiên, tái hiện ở đây không phải là mục đích mà mục đích chủ yếu ở đây là khám phá nên phạm vi câu hỏi có khi rất hẹp thuộc một từ, một câu, một hình ảnh, một biện pháp nghệ thuật nhưng vẫn đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, sự hoạt động nhận thức sáng tạo: - Câu hỏi phải gợi mở, tìm tòi vấn đề. - Câu hỏi phải đòi hỏi học sinh phải hoạt động, phân tích, học sinh có tổng hợp, khái quát mới trả lời được vấn đề. - Câu hỏi phải hướng vào vấn đề trọng tâm. - Câu hỏi tái hiện có dùng cũng chỉ dùng để dẫn dắt đến câu hỏi sáng tạo. Sau đây, tôi xin nêu ra một số câu hỏi phát vấn trong giờ dạy tập đọc có khả năng đóng góp xây dựng cho học sinh phẩm chất chủ động, tích cực và sáng tạo trong học tập. * Loại câu hỏi nêu vấn đề: Đây là loại câu hỏi tốt có khả năng dẫn dắt học sinh vào những tình huống có vấn đề. Do đó học sinh dứt khoát phải.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> động não để tìm câu trả lời. Có khi trong lớp có những ý kiến đối lập nhau tạo ra không khí hào hứng, sôi nổi, tích cực trong giờ học. Ví dụ : khi dạy bài tập đọc “Ăn mầm đá” (SGK TV4 tập 2 trang 157) ,có thể đặt câu hỏi: “Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh?” * Loại câu hỏi gợi mở khai triển: Trong giờ dạy, ngoài số câu hỏi chính để dẫn đến nội dung chính của bài học thì cũng cần có thêm những câu hỏi hỗ trợ nhằm mục đích gợi mở phương hướng trả lời hoặc khai triển câu hỏi chính thành một số câu hỏi nhỏ để học sinh có thể phân tích, sau đó tổng kết thành lời giải đáp. Nếu thiếu biện pháp này thì học sinh có thể sẽ nản lòng, kém tích cực và không còn hứng thú trước những câu hỏi quá sức nữa mà nguyên tắc phát vấn là phải vừa sức. Các câu hỏi “nêu vấn đề” trên là những câu hỏi tương đối khó cần phải phát vấn hỗ trợ. Ví dụ : khi dạy bài “Ăn mầm đá” nêu vấn đề có đặt câu hỏi “Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh” Thì lập tức HS trong lớp sẽ có nhiều ý kiến cho rằng nhân vật Trạng Quỳnh là người rất thong minh hay Trang Quỳnh là người vui tươi, hóm hỉnh hay người rât tự cao và không tôn trọng Chúa. Lúc ấy thì GV cần phải đề xuất câu hỏi hỗ trợ bắc cầu lời giải đáp thõa mãn “Muốn đánh giá nhân vật nào đó một cách chính xác ta cần phải xem nhân vật đó có những điểm nào tốt, điểm nào chưa tốt và cần khắc phục” * Loại câu hỏi có tính thực tiễn: Văn học nghệ thuật chân chính, nói như Arixtor có khả năng thanh lọc tâm hồn con người, làm cho người ta “lớn” lên. Trong các giờ học tập đọc, có lẽ tất cả giáo viên đều lưu ý đến chức năng, vai trò của mình. Nhưng với khả năng “dạy khôn” (trích của Gorki) của văn học đối với độc giả thì giáo viên ít chú ý đến. Trong lúc giảng bài, tôi luôn lưu ý học sinh đến khả năng toàn diện của văn học làm cho con người “khôn - lớn” lên. Do đó, để thúc đẩy tinh thần chủ động, thái độ tích cực của học sinh (đặc biệt không khí học tập trong giờ tập đọc có vẻ phân tán, học sinh có vẻ nản lòng trước một vấn đề khó).Tôi thường xuyên đề xuất những câu hỏi có ý nghĩa : Phân tích cho ra được điều này thì sẽ “khôn” lên nhiều trong cuộc sống, sẽ thông minh, hiểu biết hơn (về tâm lí con người chẳng hạn), từ đó hoạt động sẽ dễ thành công hơn … Tóm lại câu hỏi phát vấn này có liên quan đến đời sống hàng ngày của học sinh. Ở đời ai mà chẳng muốn khôn ngoan, ai mà chẳng muốn thành công, do đó những vấn đề có ý nghĩa “thực tiễn” như vậy học sinh thường tập trung suy nghĩ để “học khôn”. Nói tóm lại ,loại câu hỏi mang tính thực tiễn thường có lien quan đến đời sống hàng ngày của HS ,do đó khi dạy cần phải khích lệ học sinh b.Phương pháp thảo luận:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Trong giờ học tập đọc để tạo không khí cho tiết học sôi nổi, sinh động; học sinh tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức thì phương pháp thảo luận, đàm thoại teo nhóm, tổ cho thấy hiệu quả khá cao. Với phương pháp này học sinh sẽ nêu lên những suy nghĩ, cảm nhận của mình về vấn đề được đặt ra trong học tập; tranh luận với bạn bè để đi đến kết luận đúng đắn. Từ đó có thể hình thành ở học sinh sự tự tin, năng lực diễn đạt, trình bày vấn đề, đặc biệt là biết lắng nghe, tiếp thu, nhận xét ý kiến của người khác. c.Phương pháp trực quan: Việc tiếp thu tri thức của con người đi theo một qui luật: Từ trực quan sinh động  tư duy trừu tượng thực tiễn. Vì vậy, việc giảng dạy sử dụng phương tiện trực quan có khả năng giới thiệu kiến thức một cách sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ giúp cho học sinh nắm vững kiến thức một cách tự giác, nhanh, hứng thú và bền vững. Nếu quan niệm rằng: Trong dạy – học Văn, do trực quan bằng ngôn ngữ là chủ yếu nên không cần tìm tòi, sáng tạo các tư liệu để sử dụng lợi thế trực quan thì quả là chưa nhận thức được đầy đủ và sâu sắc vấn đề hiện đại hoá phương pháp dạy – học Văn trong tình hình giáo dục hiện nay. Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, nhu cầu nâng cao trình độ văn hoá và hình thành nhân cách của người học ngày càng phong phú thì càng đòi hỏi phải có những phương pháp dạy – học hiện đại tương ứng. Do đó sử dụng phương tiện trực quan trong dạy – học Văn là tất yếu khách quan. Với điều kiện cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị của trường hiện tại tôi chưa thể đưa các phương tiện trực quan hiện đại như băng hình, phim đèn chiếu, máy vi tính … vào việc giảng dạy văn chương hoàn toàn mà chỉ có thể làm những phương tiện trực quan bằng kênh hình, chẳng hạn như tranh ảnh, sơ đồ … mà việc sử dụng những phương tiện này đúng nơi đúng lúc đúng mục đích thì hiệu quả mang lại cũng khá cao. *.Dạy Văn gắn với dạy người: Phẩm chất đạo đức của con người không phải lúc sinh ra đã có. Những tác động từ bên ngoài đã hình thành tâm hồn, tính cách của một con người diễn ra bằng nhiều hình thức. Trong các hình thức đó thì lời nói và việc làm chiếm một vị trí quan trọng. Nhờ có lời nói mà con người hiểu được nhau, hiểu được mọi hiện tượng cả những điều sâu xa khó thấy. Lời nói lay động được tình cảm, ý nghĩ của người nghe. Người nghe sung sướng, lo âu, yêu thương, căm ghét, chuyển biến cả cách suy nghĩ và cảm hứng. Có lời nói dược người nghe ghi nhớ suốt đời, biến thành hành động tạo nên sức mạnh to lớn. Nhưng không phải lời nói nào cũng lọt tai người nghe, cũng có tác động tốt. Có những người nói tuy rất đúng nhưng người nghe vẫn để ngoài tai, có lúc phản ứng lại. Văn học là cả nghệ thuật là môn khoa học đã tìm ra.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> một cách chính xác lời nói có tác động đó. Nhiệm vụ của văn học là phải tìm ra một cách nói gồm những chữ, những câu, tìm cách xếp đặt những chữ, những câu đó gây cho người đọc những ấn tượng mới, những rung cảm và ý nghĩ mới. Lời nói của văn học mang tính chất “nghệ thuật”. Sự tác động của văn học thường là do cách nói. Những điều ta chỉ có thể gây ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc khi ta biết cách nói. Ví dụ khi ta nói : “sống phải làm việc tốt “ nhưng PaVen Coocsaghin nói: “Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận”. Văn học là nhân học, thông qua việc giảng dạy các tác phẩm văn chương, người giáo viên không chỉ làm cho học sinh hiểu cốt truyện, tìm hiểu chủ đề, hiểu lịch sử hay vị trí của tác phẩm hoặc hiểu ý đồ của tác giả, hoặc qua việc truyền thụ các tri thức về Tiếng Việt, học sinh còn biết vận dụng vào đời sống hàng ngày. Từ đó việc sử dụng lời nói hay câu chữ ngày càng tốt hơn. Những cái đó cũng rất cần nhưng chưa đủ vì chúng vẫn còn là hình thức bên ngoài. Thực chất của một tác phẩm văn học đúng theo nghĩa của nó là khối tình cảm cao đẹp mang tính chân lí ẩn đằng sau mỗi chữ, mỗi câu, mỗi hình ảnh. Khối tình cảm đó có lúc còn nói lên được cả tư tưởng của tác phẩm. Một tác phẩm văn học chân chính không thể là một tác phẩm mà trong đó chỉ là những giá lạnh với những câu văn trừu tượng. Do đó, người giáo viên cần làm cho học sinh cảm thụ, rung động với cái hay cái đẹp thì học sinh mới hiểu văn học một cách thực sự. Có vậy mới có thể làm tâm hồn các em phong phú, giúp các em có thái độ yêu ghét rõ ràng, từ đó mới đạt được chất lượng giáo dục cao về tư tưởng. Phải biết phát huy tính giáo dục của tác phẩm của mỗi bài học trong mỗi phân môn để giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh. Thông qua mỗi bài bài học các em phải được lớn lên cả mặt trí tuệ lẫn đạo đức. Có như vậy học sinh mới thấy được tác dụng to lớn của văn học đối với các em. Từ đó tất yếu các em sẽ tích cực tìm tòi học tập để hoàn thiện chính mình. Ví dụ :Dạy bài “có chí thì nên” thì những câu tục ngữ, thành ngữ trong quan bài là quan hệ lối sống của con người ,giáo viên phải hình thành cho HS có thói quen về ý chí, nghị lực qua bài học có thể dùng câu hỏi để dẫn đến điều đó như: “Theo em, HS cần rèn luyện ý chí gì? Qua những câu tục ngữ, thành ngữ khuyên chúng ta điều gì?” * .Hướng dẫn cho học sinh thực hiện một số hoạt động ngoại khoá: Để cho môn tập đọc trở nên thiết thực, gần gũi với đời sống hàng ngày nhằm tăng thêm hứng thú cho các em đối với môn học thì việc tổ chức một số hoạt động ngoại khoá cho học sinh là rất cần thiết. Căn cứ vào điều kiện của nhà trường cũng như học sinh, tôi đề ra một số hoạt động ngoại khoá sau:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> a.Sưu tầm tập hồ sơ, tranh ảnh về những tác phẩm văn học, các loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương cũng như các địa phương khác. b. Làm một quyển sổ nhật kí ghi lại những việc mình đã làm được trong ngày, những cảm nhận suy nghĩ của mình về gia đình, quê hương, thầy cô, bạn bè, tương lai, … c. Tổ chức cho học sinh trưng bày, thuyết trình về những gì mình sưu tầm, sáng tác được. d. Thi kể chuyện, ngâm thơ, ca hát, trình diễn những trò chơi dân gian ở địa phương. * Các hoạt động ngoại khoá này phải được thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ, có tổng kết đánh giá, khen thưởng kịp thời. 4. Chuyển biến: Qua một thời gian thực hiện phương pháp trên, học sinh dần dần có được tình cảm đối với môn học và bộ môn tập đọc trở nên thân thiết đối với các em hơn.Do có phương pháp học tập như thế, học sinh không còn thụ động tiếp thu mà tích cực, chủ động tìm kiếm, nắm bắt kiến thức từ các quyển sách được giáo viên giới thiệu làm phong phú thêm vốn kiến thức văn học cho các em. Giờ học tập đọc đối với các em trở nên hấp dẫn vì ở đó các em được nói lên suy nghĩ thể hiện sự hiểu biết của mình, được hãnh diện với bạn bè trước những lời khuyên, lời động viên của thầy, cô; được vui, buồn, yêu, ghét cùng những nhân vật trong từng tác phẩm. Hơn thế nữa, các em còn được “lớn thêm lên” về nhân cách, đạo đức, lối sống mà các em học được từ những nhân vật trong các tác phẩm. Chất lượng học tập của các em vì thế có những chuyển biến tích cực. 5.Kết quả thực nghiệm: Khi chưa áp dụng những phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học tập đọc thì học sinh học một cách thụ động, tiếp thu chậm, theo khuôn mẫu của giáo viên. Đặc biệt là ít tham gia hoạt động xây dựng bài trong tiết học. Nhưng khi nhờ áp dụng thành công những biện pháp, phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học tập đọc, học sinh không còn thụ động trong giờ học như trước nữa mà các em tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, chuẩn bị về môn học ở nhà chu đáo. Lên lớp các em tích cực tham gia hoạt động xây dựng bài, tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo không còn thụ động chờ giáo viên đọc bài để ghi mà có khả năng vận dụng kiến thức khá tốt. Chất lượng và không khí học tập trong giờ tập đọc có bước chuyển biến khả quan..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tóm lại: Trên đây là một số suy nghĩ cũng như kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi trong môn tập đọc đã vận dụng vào thực hiện,dù kết quả chưa cao, nhưng đã có bước đầu chất lượng khá tốt ,tôi thiết nghĩ kiến thức môn tập đọc hay môn tiếng việt không chỉ có một vài bài học mà nó được tích lũy qua một quá trình học lâu dài .Đó là một điều không thể phủ nhận là khi HS học tốt môn Tiếng việt sẽ bổ sung rất nhiều kiến thức cho các em trong những môn khác. Người thực hiện. Lê Tru ng Thuận.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×