Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

phuong phap day hoc tieng viet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.59 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1.Vị trí vai trò, nhiệm vụ của dạy học ngữ pháp 1.1 Vị trí Trong chương trình đã dành một số lượng tiết đáng kể để dạy về ngữ pháp →Vị trí rất quan trọng 1.2 Vai trò Phân môn Ngữ pháp được xác định là trọng tâm của môn Tiếng Việt - Ngữ pháp là yếu tố không thể thiếu được trong việc thực hành giao tiếp bằng ngôn ngữ của học sinh. - Ngữ pháp khơi dậy, phát triển, củng cố khả năng tư duy, óc sang tạo cho học sinh..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1.Vị trí vai trò, nhiệm vụ của dạy học ngữ pháp 1.3 Nhiệm vụ -Cung cấp cho học sinh có hệ thống những đơn vị kiến thức cơ bản, tối thiểu, cần thiết vừa sức về từ loại, cú pháp, ngữ pháp văn bản, giúp học sinh vận dụng những kiến thức đó một cách chủ động sáng tạo đầy hứng thú vào việc nói viết chuẩn mực, mạch lạc, chặt chẽ. - Khơi dậy, phát triển, củng cố khả năng tư duy, đầu óc sáng tạo cho hoc sinh. -Bồi dưỡng cho học sinh năng khiếu thẩm mĩ, lòng tự hào, yêu quý, tôn trọng tiếng mẹ đẻ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. Nội dung của day học ngữ pháp 2.1 Dạy học tri thức về ngữ pháp NDSS Số tiết Từ ngữ Lớp. Ngữ pháp. Lớp 6. 140. 6. 17. Lớp 7. 140. 11. 12. Lớp 8. 140. 4. 20. Lớp 9. 175. 9. 11. → Nhận xét: - Số tiết Tiếng Việt chiếm số lượng khá lớn so với tổng số tiết, trong đó số tiết ngữ pháp luôn nhiều hơn số tiết từ ngữ. -Phân bố: có sự đan xen các giữa các tiết văn học với các tiết tập làm văn, thường thì các tiết ngữ pháp thường học sau các tiết day từ ngữ - Việc sắp xếp tích hợp theo hướng dọc. - Vai trò: Cung cấp, nâng cao tri thức và rèn kĩ năng thực hành ngữ pháp cho học sinh. - Nôị dung những bài ngữ pháp dạy cho học sinh về :cấu tạo từ, từ loại, cụm từ, câu và các đơn vị ngữ pháp trên câu. VD các bài: động từ, rút gọn câu, cụm động từ, dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy….

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. Nội dung của day học ngữ pháp 2.2 Rèn luyện năng lực ngữ pháp Thông qua tri thức học sinh nắm một cách tự giác về ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, vượt khỏi trình độ hiểu biết một cách tùy tiện theo kinh nghiệm ngôn ngữ. thể hiện qua thực hành về ngữ pháp. Được thực hiện qua kiểu bài thực hành ngữ pháp. Đó là rèn cho học sinh: năng lực tư duy, năng lực giao tiếp. VD:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 3. Tổ chức dạy học ngữ pháp 3.1. Dạy kiểu bài lý thuyết ngữ pháp Kiểu bài lý thuyết ngữ pháp: nhằm cung cấp tri thức lý thuyết về ngữ pháp cho học sinh Cấu tạo từ Từ loại Cụm từ Câu Các đơn vị ngữ pháp trên câu.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 3.1.1.Tổ chức dạy -Giáo viên: + Chuẩn bị bài học: nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo nhằm nắm vững nội dung yêu cầu bài học để xác định chính xác mục tiêu bài học đồng thời có thể dự kiến tình huống về mặt phương pháp giảng dạy. + Thiết kế bài học trên giấy phải thể hiện được các hoạt động của thầy và trò.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 3.1.2.Các bước tổ chức dạy học trên lớp:. B1: Ổn định tổ chức lớp. 4 bước. B2: Giới thiệu bài mới. B3:Dạy bài mới B4: Củng cố, dặn dò.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Bước 1: Ổn định tổ chức lớp -Mục đích: Tạo tâm thế cho người học - Thời gian: 3 -> 5 phút - Hình thức: Kiểm tra bài cũ, kiểm tra việc chuẩn bị bài mới….

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Bước 2: giới thiệu bài mới -Mục đích: định hướng nội dung, ý nghĩa, vị trí bài học cho học sinh - Cách thức: Trực tiếp hoặc gián tiếp, thường dùng phương pháp thông báo, giải thích. - Thời gian: 2- 3 phút.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Bước 3: Dạy bài mới -Mục đích: nhằm hình thành khái niệm, quy tắc về ngữ pháp cho HS - Thời gian: 15 -> 20 phút -Hoạt động: thầy thiết kế, trò thi công * Công đoạn hình thành khái niệm , quy tắc về ngữ pháp -Giáo viên chọn ngữ liệu có chứa hiện tượng ngữ pháp cần học để giới thiệu với học sinh(Bảng phụ, máy chiếu, đọc SGK). Chú ý về chọn ngữ liệu: +Phải chứa các hiện tượng ngữ pháp cần dùng + Đảm bảo tính ngắn gọn, thẩm mĩ, giáo dục - Học sinh quan sát mẫu - Học sinh phân tích ngữ liệu qua hệ thống câu hỏi có tính chất định hướng do giáo viên đưa ra. - HS hoặc giáo viên gọi tên các hiện tượng ngữ pháp vừa phân tích. - HS khái quát hóa vấn đề rút ra khái niệm quy tắc ngữ pháp cần học - HS đọc mục ghi nhớ trong SGK..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Bước 4: Củng cố, dặn dò -Mục đích: Nhấn mạnh nội dung cơ bản của bài học - Hình thức: Bài tập, câu hỏi đánh giá - Dặn dò học sinh: Những điều cần học trong bài này và nhiệm vụ ở nhà. - Thời gian: 3 phút.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 3.1.3. Một số chú ý trong kiểu bài lý thuyết ngữ pháp -Phương pháp chủ yếu: phân tích - Công đoạn hình thành khái niệm, quy tắc ngữ pháp là quan trọng nhất - Hệ thống câu hỏi: + Mục đích: hỏi gợi mở, tổng kết, củng cố, đánh giá + Tính chất nhận thức của HS (tái hiện, giải thích minh họa, tìm tòi phát hiện) + Cấp độ nhận thức : biết -> hiểu -> vận dụng -> phân tích tổng hợp -> đánh giá. -Trong giờ lí thuyết ngữ pháp: Xây dựng hệ thống câu hỏi theo tuyến tính hóa( biết-> phân tích-> tổng hợp-> so sánh đối chiếu-> vận dụng-> đánh giá) + Câu hỏi biết: trong bước hình thành ngữ pháp Mục đích: Quan sát mẫu ->giải thích vấn đề liên quan + Câu hỏi phân tích Mục đích: mổ xẻ các ngữ liệu ở khía cạnh khác nhau, mỗi khía cạnh ứng với một câu hỏi, mỗi câu hỏi định hướng cho một thuộc tính và dấu hiệu ngôn ngữ.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> + Câu hỏi tổng hợp Mục đích: tìm hiểu đối tượng một cách trọn vẹn tổng thể nhằm khái quát lí luận bao trùm đối tượng đó để dẫn đến khái niệm (ghi nhớ). + Câu hỏi so sánh đối chiếu: giúp HS thông hiểu tri thức (so sánh là thao tác tư duy, so sánh sự vật này với sự vật khác trên cơ sở thông hiểu lí thuyết) Yêu cầu: câu hỏi ngắn gọn, phù hợp tri thức , lôgic, phát huy tính tích cực, sáng tạo, đa dạng.  Cách thức hỏi: phân phối đều cho cả lớp, chú ý kĩ thuật hỏi… * Công đoạn 2: Hướng dẫn HS luyện tập -Thời gian: 15- 20 phút - Mục đích: củng cố khái niệm lý thuyết ngữ pháp, rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong nói và viết. - Hình thức: đa dạng (cho HS làm bài tập vào vở, trên bảng, phiếu học tập, thảo luận nhóm, trò chơi học tập).

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 3. Tổ chức dạy học ngữ pháp 3.2) Day thực hành ngữ pháp. - Thực hành ngữ pháp là các bài tập nhằm giúp cho học sinh nắm vững, hiểu sâu sắc khái niệm hơn. Bằng thực hành học sinh được trực tiếp hoạt động, các em có điều kiện tự mình phát hiện lại tri thức, vận dụng tri thức vào giải quyết các hiện tượng trong ngôn ngữ và lời nói, thông qua quá trình vận dụng và phát hiện này mà tri thức của các em được chính xác, củng cố và khắc sâu. - Thực hành ngữ pháp bao gồm: + Dạy vận dụng các quy tắc cấu tạo từ. + Dạy vận dụng các quy tắc sử dụng từ loại. + Dạy vận dụng các quy tắc cấu tạo cụm từ và câu. + Dạy vận dụng các quy tắc cấu tạo các đơn vị trên câu..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Căn cứ vào mức độ nhận thức của học sinh chia các bài thực hành theo các cấp độ sau: + Bài tập nhận diện -> Bài tập thông hiểu -> Bài tập vận dụng -> Bài tập sáng tạo. - Bài tập ngữ pháp tiếng Việt nên đưa vào một hệ thống, đủ số lượng, phù hợp với mục đích bài học và trình độ của học sinh. *) Việc chuẩn bị của giáo viên: - Xác định các nội dung bài tập để biết được yêu cầu cần đạt của các loại bài tập. - Giải trước tất cả các bài tập mà ta dự kiến sẽ luyện tập trong tiết đồng thời dự kiến các tình huống sư phạm xảy ra. - Vạch kế hoạch và biện pháp, kế hoạch tiến hành lên lớp ( thể hiện trong thiết kế)..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 3.2.1) Tổ chức dạy thực hành ngữ pháp theo kiểu bài luyện tập. - Mục đích: Tổ chức luyện tập để nắm vững thêm nội dung một số bài cụ thể và để hình thành củng cố, nâng cao thêm kĩ năng vận dụng các quy tắc ngữ pháp vào thực tế nói năng. Gồm 2 phần: +lí thuyết thể hiện bằng câu hỏi +luyện tập thực hành: ▪ bài tập nhận diện miêu tả. ▪ bài tập sáng tạo. *) Tổ chức cho học sinh luyện tập bằng bài tập sáng tạo: - Thao tác 1: Cho học sinh lấy giấy nháp ra làm bài tập. -Thao tác 2: gọi một vài hs đọc bài tập ( hoặc thầy đọc bài tập). - Thao tác 3: Hướng dẫn hs nhận thức yêu cầu bài tập và hình thức trình bày lời giải. -Thao tác 4: Giáo viên đôn đốc học sinh làm bài tập ra giấy nháp. - Thao tác 5: Gọi một vài em đọc bài giải. - Thao tác 6: Nhận xét, đánh giá, cho điểm. ( Trong giờ dạy thực hành ngữ pháp cần chú ý đến nguyên tắc thực hành giao tiếp: Giáo viên phải tạo tình huống giao tiếp để học sinh vận dụng giải quyết)..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> *) Tổ chức cho học sinh luyện tập bằng bài tập nhận biết: - Thao tác 1: Treo bảng phụ lên -> Nhắc học sinh chú ý lên bảng -> Gọi học sinh đọc bài tập ghi trên bảng. - Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh nhận thức yêu cầu bài tập và hình thức trình bày lời giải. - Thao tác 3: Đôn đốc học sinh làm bài. - Thao tác 4: Gọi học sinh trình bày lời giải. - Thao tác 5: Nhận xét, sửa chữa, cho điểm..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 3.2.2 Tổ chức nội dung dạy kiểu bài ôn tập. - Mục đích: nhằm hệ thống hóa kiến thức đã học, giúp học sinh có cái nhìn bao quát về toàn bộ những vấn đề đã học cũng như mối liên hệ, quan hệ giữa những vấn đề đó. -> Để các em có điều kiện hiểu sâu hơn, nhớ kĩ hơn các tri thức ngữ pháp đã học. - Cấu trúc gồm hai phần : + Ôn tập lí thuyết. + Thực hành luyện tập. *) Tổ chức học sinh ôn tập lí thuyết. - Mục đích: ôn để luyện. - Hình thức: + Tổ chức cho học sinh ôn lại lí thuyết. + Tổ chức cho học sinh củng cố, hệ thống hóa, nâng cao những tri thức lí thuyết đã học. + Thầy hướng dẫn học sinh ôn tập, ghi bảng, hướng dẫn học sinh ghi vào vở. *) Luyện tập thực hành. - mục đích: luyện để ôn và hình thành kĩ năng..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> *) Tổ chức thực hiện nội dung bài dạy quy trình luyện - ôn - luyện. Gồm ba công đoạn: Công đoạn 1: Luyện để ôn và củng cố hình thành kĩ năng. Công đoạn 2: Ôn để luyện ở mức độ cao hơn. Công đoạn 3: Luyện ở mức độ cao hơn để khắc sâu tri thức và củng cố kĩ năng. Hình thức: + thầy tổ chức học sinh luyện tập. + Học sinh làm bài tập. + Giáo viên hướng dẫn các em củng cố, hệ thống hóa tri thức lí thuyết bằng hệ thống câu hỏi ( thầy hỏi, học sinh trả lời). + Giáo viên bổ sung kiến thức và tổ chức cho học sinh luyện tập ở mức độ khó hơn. Ưu điểm: tiết kiệm thời gian, học sinh được thực hành nhiều, giờ học sinh động, những chỗ yếu của học sinh được bộc lộ rõ nét..

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×