Biến thất bại thành cơ hội
Hầu như bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng từng phải đối mặt với khủng hoảng. Tuy
nhiên, chỉ số ít nhà đầu tư biết tận dụng cơ hội này.
Thất bại của người này là cơ hội cho người khác hay “khi người ta chết lúc mình sống” là
nhận định chung của nhiều nhà kinh doanh.
Thay đổi tầm nhìn từ những bài học lớn
Nhận định trên không chỉ đúng đối với nhà đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán, vàng, bất
động sản mà còn trên nhiều lĩnh vực khác như kinh doanh, buôn bán nhỏ. Tuy nhiên,
nhiều người trong chúng ta lại không biết tận dụng thời cơ. Họ giải thích "Doanh nghiệp,
cơ sở của tôi nhỏ, làm sao đấu lại công ty lớn” hay “các công ty lớn còn chết, mình nhỏ
ăn thua gì”. Thế là họ chấp nhận số phận và để cơ sở, doanh nghiệp của mình bị cuốn
theo cơn lốc khủng hoảng.
Tuy nhiên đã có nhiều nhà đầu tư trên thế giới tìm thấy con đường tăng trưởng và phát
triển từ thất bại của người khác. Điển hình là John Neff, một nhà đầu tư chứng khoán nổi
tiếng của Mỹ, cựu lãnh đạo của quỹ Windsor.
Với phương châm mua rẻ bán cao, ông tìm kiếm và thu mua cổ phiếu giá rẻ từ những
công ty bị chê. Sau một thời gian, số cổ phiếu giá rẻ tăng giá trị trở lại. Ông đem bán dần
chúng cho nhà đầu tư để thu lợi nhuận.
Tương tự, Carlos Slim là một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới với giá trị tài
sản khoảng 59 tỷ đô la Mỹ. Có lúc, ông vượt qua cả vị trí giàu nhất thế giới của Bill
Gates.
Ông là một minh chứng điển hình của những doanh nhân sống và phát triển trong khi
nhiều người khác đóng cửa, khốn đốn.
Carlos thường mua các công ty đang làm ăn thua lỗ với giá thấp. Sau đó, ông đầu tư tiền
vào để phát triển và mở rộng quy mô.
Ông tiết lộ: “Khi quyết định mua lại công ty nào, tôi thường nhìn vào tiềm năng phát
triển của nó. Các công ty này thường đang gặp khó khăn nên tôi mua lại được với giá
thấp. Đó chính là ưu điểm”.
“Tất nhiên, tôi đã phải dự báo được khả năng phát triển của công ty dựa trên số liệu và
những kế hoạch công ty đang tiến hành. Đó là nguyên tắc để thành công chứ không phải
phép màu gì”.
Qua bài học trên, chúng ta có thể nhận thấy tình hình khủng hoảng không phải là ngõ cụt
cho sự nghiệp đầu tư cũng như kinh doanh của bạn.
Tâm lý đám đông phá hỏng cơ hội
Những tháng đầu năm 2008, một số nhà đầu tư chứng khoán lao đao khi cổ phiếu giảm
sút. Những nhà đầu tư bất động sản khốn đốn vì lãi suất ngân hàng tăng cao trong khi bất
động sản hạ giá. Những nhà đầu tư vàng cũng thắc thỏm khi giá vàng trồi sụt thất thường.
Nhiều người trong số họ phải gánh nợ ngân hàng cùng với nhiều khoản lãi mẹ, lãi con.
Để giảm lỗ, họ phải bán đổ bán tháo cổ phiếu, bất động sản với hy vọng vớt vát phần nào.
Càng bán họ lại càng lỗ.
Tương tự, khi xảy ra khủng hoảng, những người làm nông thường ồ ạt theo số đông. Ví
dụ khi café rớt giá, nhiều nông dân chán nản chặt bỏ hàng loạt cây café để trồng cây
khác. Đến khi café tăng giá họ lại ồ ạt trồng lại. Với những người nuôi gà, lợn khi có dịch
bệnh, họ ồ ạt rã bầy, phá chuồng để chăn nuôi gia súc khác. Khi thịt gà, thịt lợn lên giá họ
mới rủ nhau gây dựng lại từ đầu.
Tâm lý đám đông này có động gây nên khủng hoảng thừa hoặc thiếu trong tất cả các lĩnh
vực. Những nhà đầu tư hoặc kinh doanh trong cùng lĩnh vực có thể “chết chùm” với nhau
mà không cách nào thoát khỏi.
Theo thạc sỹ Đinh Thế Hiển, giám đốc viện nghiên cứu Tin học và kinh tế ứng dụng, tâm
lý đám đông là đặc điểm của phần lớn những nhà kinh doanh và đầu tư nước ngoài. Tâm
lý này tác động lớn đến xu hướng lên xuống của lĩnh vực đầu tư.
Số đông thường ngại đầu tư khác người vì thiếu tự tin và sợ rủi ro. Ngoài ra, việc không
có vốn cầm cự trong khủng hoảng cũng là nguyên nhân khiến nhiều người để mặc thời
thế đưa đẩy.
Nếu chủ động hành động ngược lại, họ có thể nắm chắc cơ hội vực dậy. Anh Nguyễn
Nhơn Quý, nhân viên Công ty chứng khoán Thăng Long chia sẻ bí quyết sinh tồn: “Khi
cổ phiếu xuống, tôi không đầu tư theo kiểu dài hạn như trước. Với những loại cổ phiếu có
giá trị tôi tạm thời gác chúng qua một bên chờ cơ hội lên giá. Song song đó tôi tìm cách
“lướt sóng ngắn” (mua các cổ phiếu giá thấp và ngay khi chúng lên giá, nhà đầu tư bán
ngay) để kiếm thu nhập và duy trì trong thời gian chờ đợi”.
Nhà đầu tư phải biết chờ đợi
Hiện nay nhà đầu tư vàng và bất động sản cũng áp dụng “lướt sóng ngắn” để ính tồn. Ở
những lĩnh vực kinh doanh khác, bạn vẫn có cơ hội phát triển khi khủng hoảng xảy ra. Ví
dụ như trong cơn khủng hoảng sữa và một số loại thực phẩm bị nhiễm chất melamine
trong thời gian vừa qua, nhiều công ty uy tín cũng bị vạ lây. Doanh số sụt giảm nghiêm
trọng.
Tuy nhiên, một số công ty sữa đã biến đó thành cơ hội để khẳng định chất lượng của
mình bằng những chứng nhận kiểm định an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Đồng
thời, họ tăng cường các hoạt động quảng cáo, khuyễn mãi để thu hút người tiêu dùng.
Cũng trong năm qua, khi giá cả tăng cao, rất nhiều người quyết định tạm đóng cửa vì
nhân công bỏ đi, khách hàng cắt hợp đồng. Để vượt qua giai đoạn này, chị Nguyễn Thị
Thu Sương, giám đốc SuongGroup, chuyên hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo và thời
trang, đã lội ngược dòng bằng chính sách giữ người. “Tôi hỗ trợ cho nhân viên thêm tiền
xăng và phục cấp ăn trưa. Bằng cách này, nhân viên cảm thấy mình được cấp trên quan
tâm, chia sẻ nên gắn bó hơn với công ty và giúp công ty vượt qua khủng hoảng”.
"Một nhân viên nghỉ việc sẽ để lại lỗ hổng rất lớn và có thể kéo theo phản ứng dây
chuyền. Công ty không có nhân lực, chắc chắn sẽ khốn đốn và lao đao hơn” Chị Thu
Sương chia sẻ.
Làm sao để thắng lợi sau khủng hoảng
Có thể nói, khủng hoảng như một cơn bão. Điểm an toàn nhất chính là tâm bão. Nếu bạn
tìm thấy tâm bão để trú ẩn và quan sát tình hình để thích ứng kịp thời, bạn sẽ tồn tại.
Trong lúc khủng hoảng, bạn sẽ chứng kiến nhiều doanh nghiệp sụp đổ. Từ điểm yếu của
họ, bạn rút ra bài học kinh nghiệm cho mình để tạo nên sự khác biệt.
Nếu đầu tư vào thị trường chứng khoán, ngoại tệ, vàng, bất động sản bạn cần cân nhắc về
giá trị và thời điểm. Nếu bạn mua chứng khoán với giá chưa “chạm đáy” bạn có nguy cơ
bị lỗ rất cao. Bạn chỉ nên mua khi giá thấp hơn giá trị thật.
Đầu tư theo dạng này, bạn không nên quan tâm đến xu thế chung và phải cân nhắc hành
động ngược hướng với các nhà đầu tư khác. Bạn phải thật tự tin và có óc phán đoán, quan
sát tốt.
Nếu khủng hoảng xảy ra do tác động khách quan như trường hợp sữa có chứa melamine,
bạn cần tăng cường quảng cáo để củng cố lòng tin cho khách hàng. Hãy đẩy mạnh dịch
vụ chăm sóc khách hàng để nuôi dưỡng lòng trung thành của họ.