Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.22 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT THANH CHƯƠNG Đề chính thức. KỲ THI LÝ THUYẾT GVDG CẤP HUYỆN VÀ CHỌN ĐỘI TUYỂN GVDG TỈNH CẤP THCS CHU KỲ 2012- 2016. Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: 06/11/2012. Câu 1: Anh (chị ) hãy trình bày định hướng giảng dạy bài " Ếch ngồi đáy giếng" ( Ngữ văn 6- Tập 1 ). Từ đó nêu cách dạy truyện ngụ ngôn. Câu 2: a. Giải thích các thành ngữ sau : - Tú khẩu cẩm tâm. - Môi hở răng lạnh. - An cư lạc nghiệp. b. Nêu đặc điểm của thành ngữ. Câu 3: "Tôi cũng ngồi lặng lẽ. Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi. Tôi quý chúng có lẽ còn hơn những ngón tay tôi. Hồi bị ốm nặng ở Sài Gòn tôi bán gần hết cả quần áo, nhưng vẫn không chịu bán cho ai một quyển. Ốm dậy, tôi về quê, hành lý chỉ vẻn vẹn có một cái va ly đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại cái kỷ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng; mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông, cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét...Nhưng đời người ta không chỉ khổ một lần. Mỗi lần cùng đường đất sinh nhai và bán hết mọi thức rồi, tôi lại phải bán đi một ít sách của tôi. Sau cùng chỉ còn có năm quyển, tôi nhất định dù có phải chết cũng không chịu bán. Ấy thế mà tôi cũng bán! Mới cách đây có hơn một tháng thôi, đứa con nhỏ của tôi bị chứng lị gần kiệt sức...Không! Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tý gì đâu? Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi..." ( Lão Hạc- Nam Cao, Ngữ văn 8- Tập 1) Trên đây là một là một đoạn trữ tình ngoại đề tiêu biểu trong truyện ngắn "Lão Hạc". Hãy trình bày cảm nhận của anh ( chị ) về đoạn trích trên. -- HẾT --.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÒNG GD&ĐT THANH CHƯƠNG. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI LÝ THUYẾT CHỌN GVDG CẤP HUYỆN VÀ CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI GVGD CẤP TỈNH CHU KỲ 2012 – 2016 Hướng dẫn chấm gồm có 03 trang MÔN THI : NGỮ VĂN. A. Yêu cầu chung: -Đáp án chỉ nêu một số ý chính và có tính chất gợi mở. Do đó giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong đánh giá và cho điểm. - Tôn trọng những bài viết thể hiện sự sáng tạo, có sức thuyết phục trên cơsở khoa học, có giọng điệu riêng. Giám khảo tránh máy móc đếm ý cho điểm. B. Yêu cầu cụ thể: Câu 1: (4.0 điểm ) * Nêu định hướng cách dạy bài "Ếch ngồi đáy giếng": 1. 1. Về nội dung: a. Giúp HS hiểu về khái niệm truyện ngụ ngôn. b. Định hướng được cách tổ chức dạy văn bản " Ếch ngồi đáy giếng": Bước 1: Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: -Xác định nội dung chuyện kể: ( nhân vật, sự việc). - Nêu nhận xét về: + Môi trường sống của ếch: nhỏ hẹp, đơn điệu, trì trệ. + Thái độ sống của ếch: chủ quan, kiêu ngạo. - Xác định: + Câu chuyện của con ếch ở trong truyện ngụ ý nói về những kẻ sống trong môi trường hạn chế, hiểu biết hạn chế nhưng lại huyênh hoang, kiêu ngạo. - Nhận xét về kết cục của con ếch: đó là kết cục tất yếu của kẻ chủ quan không tự biết mình, biết người. - Xét xem: trong trường hợp đó, ếch có cách nào thoát khỏi kết cục bi thảm đó? Bước 2: Bài học rút ra từ câu chuyện: - Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và cuốc sống xung quanh. - Không nên chủ quan, kiêu ngạo. - Phải biết hạn chế của mình và phải mở rộng tầm hiểu biết bằng nhiều hình thức của nhau. - Khi đến một môi trường còn xa lạ, muốn tránh khỏi những rắc rối thì cần phải thận trọng trong cách ứng xử, phải tìm hiểu rõ về môi trường mới trước khi làm một việc gì. V, v... Bước 3: Tìm hiểu về nghệ thuật của truyện: - Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống. - Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc. - Cách kể chuyện bất ngờ, hài hước. Bước 4: Nêu cách vận dụng những bài học trên trong những tình huống cụ thể của cuộc sống. * Nêu định hướng cách dạy truyện ngụ ngôn:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Xác định nội dung câu chuyện. - Tìm hiểu ngụ ý của câu chuyện. - Từ nội dung câu chuyện để rút ra những bài học tiết thực trong cuộc sống. - Định hướng cách vận dụng bài học rút ra từ câu chuyện vào trong thực tế=> Giáo dục kỹ năng sống. 1.2 . Về kỹ năng: - Người viết chỉ cần nêu các định hướng cơ bản, không cần thiết kế thành giáo án hoàn chỉnh. - Diễn đạt súc tích, ngắn gọn, súc tích, dung từ chính xác. 1.3. Biểu điểm: - 4 điểm: đạt đủ các yêu cầu trên. - 3 điểm: Nêu được những định hướng cơ bản nhựng chưa chú ý đến việc giáo dục kỹ năng sống cho HS. - 2 điểm: Không bám sát đặc trưng thể loại, chưa khái quát được cách dạy truyện ngụ ngôn. Các mức điểm còn lại giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể để cho điểm. * Lưu ý: Đối với những bài làm thiết kế giáo án, giám khảo linh hoạt cho điểm nhưng không quá 1/2 số điểm. Câu 2: ( 2.0 điểm ) a. Giải thích các thành ngữ: ( 1.5 điểm ) - Tú khẩu cẩm tâm: Miệng nói điều hay lòng nghĩ việc tốt - Môi hở răng lạnh : Hiểu theo nghĩa ẩn dụ: Anh em trong cùng một nhà một người gặp khó khăn, hoạn nạn người khác cũng đau xót - An cư lạc nghiệp: Nơi ở ổn định, tốt đẹp lập nghiệp vui vẻ b. Đặc điểm của thành ngữ: Là loại cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ so sánh... Câu 3: ( 4.0 điểm ) a. Về kiến thức: Cần nêu được một số ý cơ bản sau: - Giải thích được khái niệm: Trữ tình ngoại đề là một trong những yếu tố ngoài cốt truyện, một bộ phận của ngôn ngữ người kể chuyện trong các tác phẩm tự sự, trong đó tác giả hoặc người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tư tưởng, tình cảm, quan niệm của mình đối với cuộc sống và nhân vật được trình bày qua cốt truyện - Trình bày cảm nhận về tình cảm, nỗi niềm của người kể chuyện trong đoạn trích: + Là lời tâm sự của ông giáo về những quyển sách quý của mình, bày tỏ sự nuối tiếc xót xa của ông khi buộc phải bán chúng vì cuộc sống mưu sinh + Lời kể chứa chan bao nuối tiếc cái tuổi hai mươi "trong trẻo" với bao khao khát đã đi qua như cảm một giấc mộng, xót xa cho những thăng trầm của số phận, những mất mát không gì cưỡng lại được. -Cảm nhận về số phận của tầng lớp trí thức trong xã hội đương thời: Sống bế tắc nghèo khổ, không lối thoát... - Đánh giá: + Đây là đoạn trữ tình ngoại đề tiêu biểu trong tác phẩm, góp phần làm nên cốt truyện " nhận biết" của tác phẩm: Từ chỗ ông giáo chưa hiểu Lão Hạc đến hiểu và cảm thông, trân trọng đối với Lão Hạc.. Từ đó, bộc lộ quan điểm, tư tưởng, tình cảm của tác giả đối với nhân vật- với người lao động..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Dòng suy tư lặng lẽ của ông giáo về những quyển sách, về tuổi trẻ trôi qua của mình đã giúp soi sáng thêm nội dung tư tưởng của tác phẩm làm phong phú thêm nội dung phản ánh của tác phẩm, b. Về kỹ năng: - Giáo viên biết làm một văn bản nghị luận có bố cục chặt chẽ, tư duy mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, dùng từ, đặt câu chính xác. - Bài viết có cảm xúc chân thành. c. Biểu điểm: - Điểm 4: Đảm bảo đủ các yêu cầu trên. - Điểm 3: Đảm bảo đủ các ý cơ bản, song kỹ năng làm bài còn hạn chế. - Điểm 2: Bài viết còn chung chung, luận điểm thiếu rõ ràng, mạch lạc. Các thang điểm còn lại, giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để cho điểm nhung phải đặt trong tính chỉnh thể. ............ Hết ......................
<span class='text_page_counter'>(5)</span>