Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về văn hóa với việc xây dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh kiên giang hiện nay (luận án tiễn sĩ chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 210 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

NGUYỄN ĐẶNG THÙY DIỄM

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA
VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY

U N ÁN TI N S CHỦ NGH A DUY V T BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGH A DUY V T ỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

NGUYỄN ĐẶNG THÙY DIỄM

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA
VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY
Ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 9.22.90.02

U N ÁN TI N S CHỦ NGH A DUY V T BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGH A DUY V T ỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


PGS.TS ƢƠNG MINH CỪ
Phản biện độc lập:

Phản biện độc lập 1: GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn
Phản biện độc lập 2: PGS.TS. Nguyễn Thanh
Phản biện:

Phản biện 1: PGS.TS. Trịnh Dỗn Chính
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thanh
Phản biện 3: PGS.TS. Vũ Đức Khiển

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020


ỜI CÁM ƠN
Để hồn thành luận án này, tơi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ hết
sức quý báu của các tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lịng tri ân của tơi đến Thầy PGS.TS Lương
Minh Cừ đã tận tâm hướng dẫn tôi nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cám ơn tập thể q Thầy Cơ Khoa Triết và Phịng Sau
đại học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia
Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin được biết ơn sâu sắc gia đình, những người thân, bạn
bè, đồng nghiệp đã luôn là nguồn động viên to lớn về mọi mặt để tơi hồn
thành luận án.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Đặng Thùy Diễm



ỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là kết quả cơng trình nghiên cứu của riêng tơi,
dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy PGS.TS Lương Minh Cừ. Những kết
luận khoa học nêu trong luận án chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác ở Việt Nam.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2020

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Đặng Thùy Diễm


DANH MỤC CÁC THU T NGỮ VI T TẮT
TRONG U N ÁN
BC:

Báo cáo

BCĐ:

Ban chỉ đạo

CP:

Chính phủ


CT:

Chỉ thị

CTr:

Chương trình

HĐND:

Hội đồng nhân dân

KH:

Kế hoạch

Nxb:

Nhà xuất bản

NQ:

Nghị quyết

QĐ:

Quyết định

SVHTT:


Sở văn hóa và Thể thao

SVHTTDL: Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tp:

Thành phố

tr:

trang

TU:

Tỉnh ủy

TW:

Trung ương

UBND:

Ủy ban nhân dân


MỤC ỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ NỘI
DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA ...... 17

1.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ VĂN HĨA....................................................................................... 17

1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới và Việt Nam với sự hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa ..................................................................... 17
1.1.2. Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa ................ 29
1.1.3. Các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.44
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA ...... 52

1.2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về khái niệm văn hóa ........................... 52
1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trị và chức năng của văn hóa .61
1.2.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển văn hóa....... 70
Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................... 77
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY .......................................................... 79
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ỊCH SỬ, KINH T - XÃ HỘI VÀ TÍNH CHẤT CƠ
BẢN CỦA VĂN HÓA Ở TỈNH KIÊN GIANG ................................................... 79

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế - xã hội ở tỉnh Kiên Giang .......... 79
2.1.2. Tính chất cơ bản của văn hóa ở tỉnh Kiên Giang ................................ 95
2.2. THÀNH TỰU, HẠN CH TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
Ở TỈNH KIÊN GIANG HIỆN NAY ................................................................ 103

2.2.1. Thành tựu xây dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh Kiên Giang ......... 102
2.2.2. Một số hạn chế trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh
Kiên Giang .................................................................................................. 125
Kết luận chƣơng 2 .................................................................................... 135


Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở TỈNH KIÊN GIANG TRONG
THỜI GIAN TỚI THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA 138
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG VÀ
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở TỈNH KIÊN GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI
THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA ..................................... 138

3.1.1. Xây dựng và phát triển văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, là
mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Kiên Giang... 138
3.1.2. Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa kinh tế và văn hóa trong
xây dựng, phát triển văn hóa ở tỉnh Kiên Giang.............................................143
3.1.3. Xây dựng và phát triển văn hóa trên cơ sở phát huy đặc điểm, tiềm năng
và thế mạnh ở tỉnh Kiên Giang .......................................................................148
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ Y U NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở TỈNH KIÊN GIANG TRONG THỜI GIAN
TỚI THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA ............................ 155

3.2.1. Giải pháp về nhận thức, chỉ đạo, lãnh đạo trong xây dựng và phát triển
văn hóa ở tỉnh Kiên Giang theo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa ........... 155
3.2.2. Giải pháp về xây dựng, hồn thiện cơ chế, chính sách trong xây dựng và
phát triển văn hóa ở tỉnh Kiên Giang theo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.164
3.2.3. Giải pháp về nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
trong xây dựng, phát triển văn hóa ở tỉnh Kiên Giang theo tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa .......................................................................................... 171
3.2.4. Giải pháp về xây dựng, phát triển, hoàn thiện thiết chế văn hóa và đội
ngũ cán bộ làm cơng tác văn hóa ở tỉnh Kiên Giang theo tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa .......................................................................................... 180
Kết luận chƣơng 3 .................................................................................... 188
K T U N CHUNG ................................................................................ 190
DANH MỤC TÀI IỆU THAM KHẢO ................................................. 194
NHỮNG CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ


IÊN QUAN

Đ N ĐỀ TÀI CỦA U N ÁN ................................................................. 203


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, văn hóa đóng một vai trị rất
quan trọng. Bởi lẽ văn hóa vừa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, là động
lực cho sự phát triển toàn diện xã hội loài người. Văn hóa là sự kết tinh của
những giá trị cao quý, đẹp đẽ nhất của con người cũng như của đời sống mỗi
quốc gia, dân tộc trên thế giới. Trong Tun ngơn thế giới về đa dạng văn
hóa (2001), UNESCO đã khẳng định văn hóa là “tập hợp các nét đặc trưng
về tinh thần và vật chất, về mặt trí tuệ và tình cảm, đặc trưng cho một xã hội
hoặc một cộng đồng mang tính xã hội” (Nguyễn Văn Dân, 2006, tr. 19). Qua
đó, đã nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của văn hóa cả về lý luận lẫn thực tiễn,
gắn liền với sự phát triển nhiều mặt của con người trong đời sống xã hội.
Dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước đã hình
thành, xây dựng và phát triển được một nền văn hóa rất đặc sắc của đất
nước và con người Việt Nam. Bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam được
hun đúc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nó
được tạo nên trong quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu của dân tộc, từ
đó hình thành nên các chuẩn mực, lối sống, cách sống… mang tính đặc thù
của dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại, nhà chính trị lỗi lạc, nhà tư
tưởng và là nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam. Với tầm vóc một danh
nhân văn hóa, Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam một di sản tư tưởng vô
cùng quý báu về mọi lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục… Trong

những lĩnh vực đó, có sự đóng góp to lớn, quan trọng của Người về lĩnh vực
văn hóa. Theo Người, văn hóa là một hệ thống các quan điểm lý luận mang
tính khoa học và cách mạng về văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam.
Đây là cả quá trình chắt lọc, tổng hợp những cái hay, cái tốt đẹp nhất từ
những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại, mà cốt lõi là sự kết hợp giữa chủ
nghĩa Mác – Lênin với tinh hoa và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Văn hóa


2
bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo
ra trong quá trình tồn tại và phát triển, “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”
(Hồ Chí Minh, 2011a, tr. XXV). Ngồi ra, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
phản ánh bản sắc của nền văn hóa mới, khơng chỉ đã và đang định hướng
cho việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam mà cịn đóng góp vào sự
tiến bộ của văn hóa, văn minh nhân loại.
Kế thừa, phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, Đảng Cộng sản
Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như trong công cuộc đổi
mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội luôn đặc biệt quan tâm, chú trọng, đề cao vai
trị to lớn của văn hóa trong tiến trình cách mạng. Quan điểm xây dựng và
phát triển văn hóa đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập đến từ rất sớm
như trong Đề cương văn hóa Việt Nam (1943), Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội
VII (1991), Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 9 khóa XI và trong các văn kiện của Đảng. Tư tưởng văn hóa của Hồ
Chí Minh đã trở thành đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã
đi vào cuộc sống của các tầng lớp nhân dân và của toàn dân tộc Việt Nam,
đem lại những biến đổi hết sức sâu sắc về tư tưởng, tình cảm, tâm lý, đạo
đức, lối sống, phong tục, tập quán, cũng như trong việc nâng cao dân trí và
trong giáo dục – đào tạo, văn hóa, nghệ thuật. Trong Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta khẳng định: “Xây dựng văn hóa thực sự

trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội” (Đảng Cộng sản Việt
Nam, 2016, tr. 29). Quan điểm đó của Đảng vừa có ý nghĩa chiến lược sâu
sắc, vừa có tác dụng chỉ đạo hoạt động thực tiễn sự nghiệp xây dựng và phát
triển văn hóa trong cả nước. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm phát triển
kinh tế - xã hội, vào văn hóa truyền thống riêng của mỗi địa phương, trên cơ
sở đó có thể vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa một cách sáng tạo,
linh hoạt ở các địa phương trong cả nước, góp phần xây dựng và phát triển
văn hóa ngày một bền vững, hiệu quả.


3
Trên tinh thần đó, trong q trình cách mạng cũng như trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Kiên Giang ln chú trọng đến xây
dựng, phát triển văn hóa cùng với phát triển kinh tế - xã hội. Với sự thăng
trầm của lịch sử đã để lại cho Kiên Giang những nét đặc trưng về văn hóa
vơ cùng phong phú, đa dạng. Những dấu ấn văn hóa đó được hình thành
và gắn liền với quá trình lịch sử khai mở vùng đất mới; lịch sử hình thành
dân cư – dân tộc trên vùng đất Kiên Giang, đã tạo nên sự giao thoa về văn
hóa dân tộc, tạo thành nếp sống cộng đồng và tạo thành nét văn hóa rất
riêng của con người và vùng đất Kiên Giang. Tuy nhiên, q trình tồn
cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo thời cơ và thuận lợi cho sự phát
triển toàn diện của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, đã tạo nhiều điều kiện cho
việc giao lưu, mở rộng tri thức, phát triển khoa học, kỹ thuật, phát triển tư
duy, lối sống, sinh hoạt, học tập đối với mỗi một người trong xã hội. Quá
trình này cũng đem lại khơng ít những khó khăn và thách thức trong q
trình phát triển, đó là “tệ sùng bái nước ngồi, coi thường những giá trị
văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ… đang gây
hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc… nghiêm trọng hơn là sự suy
thoái về đạo đức, lối sống…” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1998, tr. 46 47). Chính vì thế, việc xây dựng và phát triển văn hóa của tỉnh bên cạnh
những thuận lợi cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, việc xây

dựng và phát triển văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa vừa là
vấn đề vừa mang tính thời sự cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài,
góp phần vào sự phát triển hài hòa, bền vững giữa các yếu tố, các lĩnh vực
xã hội của tỉnh Kiên Giang, nhằm góp phần bổ sung những thiếu hụt, phát
triển những nội dung mới do yêu cầu mới của nhiệm vụ xây dựng và phát
triển đất nước đang đặt ra cũng như xu thế chung của thời đại đang đòi hỏi
trong giai đoạn hiện nay.
Chính vì những lý do trên mà nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề: “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với việc xây dựng và phát triển văn hóa ở


4
tỉnh Kiên Giang hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa cũng như việc vận dụng tư tưởng
của Người vào thực tiễn xây dựng và phát triển nền văn hóa mới ở Việt
Nam nói chung, trong đó có tỉnh Kiên Giang đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm, nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau với các cơng trình nghiên
cứu phong phú. Có thể khái qt các thành quả đó bằng các nhóm như sau:
- Thứ nhất, nhóm các cơng trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về văn hóa: Về chủ đề này có các cơng trình của các tác giả như sau: Tác
phẩm Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh của Đỗ Huy do Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội phát hành năm 1997. Tác giả đã đi sâu phân tích tư tưởng văn
hóa chính trị, văn hóa đạo đức, văn hóa pháp luật, văn hóa nghệ thuật Hồ
Chí Minh, đồng thời đề xuất những giải pháp xây dựng văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tác phẩm Hồ Chí Minh – văn hóa và đổi mới của Đinh Xuân Lâm và
Bùi Đình Phong do Nxb. Lao động, Hà Nội phát hành năm 1998. Các tác
giả đã nghiên cứu, phân tích xoay quanh những nội dung chính như sau: Tư

tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một nền văn hóa Việt Nam; tầm vóc trí
tuệ văn hóa Hồ Chí Minh; tư tưởng Hồ Chí Minh với bản sắc văn hóa dân
tộc; tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng văn hóa dân tộc với
việc xây dựng văn hóa, văn nghệ dân tộc.
Cơng trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa của Ban tư tưởng - Văn
hóa Trung ương do Nxb. Hà Nội phát hành năm 2003. Cơng trình gồm bốn
phần giới thiệu, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, phần một,
phần hai, phần ba: Chủ yếu giới thiệu bài viết của các nhà khoa học đã
được cơng bố trên các báo, tạp chí uy tín về con đường Nguyễn Ái Quốc
trở thành nhà văn hóa tương lai; tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa mãi mãi
soi sáng con đường xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam; những


5
chỉ dẫn cụ thể và sâu sắc của Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa; phần bốn:
Giới thiệu một số bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về văn hóa.
Cơng trình tiếp theo nghiên cứu về vấn đề này là Góp phần nghiên cứu
văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh của Thành Duy do
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2004. Tác phẩm bao gồm
bốn chương, tác giả đã đi sâu phân tích một số vấn đề sau: Chương một:
Khái quát về bối cảnh lịch sử - xã hội và nguồn gốc, quá trình hình thành,
đặc trưng bản chất nền văn hóa Việt Nam; chương hai: Khái qt về tình
hình nghiên cứu văn hóa Việt Nam – Thực trạng và quan điểm; chương ba:
Những quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa; chương
bốn: Một số lĩnh vực văn hóa thể hiện quan điểm phát triển nền văn hóa
Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cơng trình Hồ Chí Minh nhà văn hóa của tương lai của các tác giả:
Hồng Chí Bảo, Phạm Hồng Chương, Lê Kim Dung, Đinh Xuân Dũng, Đỗ
Đình Hãng, Vũ Trường Giang và nhiều tác giả khác do Nxb. Thanh niên
phát hành năm 2009. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu, chọn lọc, giới thiệu

những bài viết của các nhà khoa học đầu ngành về tư tưởng văn hóa Hồ Chí
Minh như: Văn hóa ứng xử, văn hóa truyền thống, văn hóa soi đường cho
quốc dân đi; giá trị thời đại của văn hóa Hồ Chí Minh; văn hóa Hồ Chí
Minh tiếp cận từ góc độ hội nhập quốc tế; phong cách Hồ Chí Minh.
Viết về chủ đề này cịn có các cơng trình như: Cơ sở khoa học và nền
tảng văn hóa của tư tưởng Hồ Chí Minh của Thành Duy do Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1998; Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam của
Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Nxb. Trẻ, 2000; Bác Hồ và
truyền thống văn hóa dân tộc của Thanh Lê, Nxb. Thanh niên, 2001; Đỉnh
cao tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa của Bùi Đình Phong, Nxb. Lao động,
Hà Nội, 2001; Hồ Chí Minh và văn hóa, văn học dân tộc của nhiều tác giả,
Nxb. Khoa học – xã hội, Hà Nội, 2001; Từ Các Mác đến Hồ Chí Minh –
một dịng chảy văn hóa của Trần Đình Huỳnh và Trịnh Quang Cảnh, Nxb.


6
Trẻ, Hà Nội, 2003; Chủ tịch Hồ Chí Minh với nền văn hóa Việt Nam của Lê
Xuân Vũ, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2004; Đặc sắc văn hóa Hồ Chí Minh của
Nguyễn Gia Nùng, Nxb. Trẻ, 2010; Giá trị thời đại của văn hóa Hồ Chí
Minh của Bùi Kim Hồng, Đỗ Hoàng Linh, Văn Thanh Mai và Phạm Hoàng
Điệp, Nxb. Văn hóa – Thơng tin, 2010; Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị
của văn hóa của Đinh Thị Thúy Hải, Luận văn Thạc sĩ Khoa học chính trị Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2011; Hồ
Chí Minh về văn hóa làm người của Nguyễn Khắc Nho, Nxb. Chính trị
quốc gia, 2013; UNESCO với sự kiện tơn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh
hùng giải phóng dân tộc – Nhà văn hóa kiệt xuất của Mạch Quang Thắng,
Bùi Đình Phong và Chu Đức Tính, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, 2013;
Văn hóa lãnh đạo – triết lý phát triển bền vững trong tư duy văn hóa Hồ
Chí Minh của Thành Duy, Nxb. Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội, 2014; Triết
học văn hóa trong đạo đức Hồ Chí Minh của Hồ Sĩ Vịnh, Nxb. Dân trí,
2014; Hồ Chí Minh – những mạch nguồn văn hóa của Nguyễn Thanh Tú,

Nxb. Quân đội nhân dân, Tp. Hồ Chí Minh, 2013; Văn hóa Hồ Chí Minh
của Nguyễn Hữu Đảng, Lê Ngọc Y, Trần Thị Hồng Thúy, Nxb. Chính trị
quốc gia – Sự thật, 2014; Di sản Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức của
Trần Văn Bính, Nxb. Thơng tin và truyền thơng, 2015; Tư tưởng Hồ Chí
Minh – Giá trị nhân văn và phát triển của Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Nxb. Lý luận chính trị, 2015; Hồ Chí Minh, nhà văn hóa kiệt
xuất của Song Thành, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015; Bác Hồ với
hoạt động văn hóa, nghệ thuật của Khắc Tuế, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự
thật, 2016; Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, nghệ thuật của nhiều tác giả,
Nxb.Văn hóa – văn nghệ, 2016.v.v.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa được rất nhiều nhà khoa học
quan tâm. Các cơng trình nghiên cứu nói trên đề cập đến những đóng góp
của Hồ Chí Minh trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ và những quan điểm chung
nhất của Người về văn hóa. Dưới góc độ nghiên cứu khác nhau, các tác giả


7
đã đề cập đến những vấn đề như: Triết lý văn hóa, văn hóa ứng xử, văn hóa
chính trị, văn hóa pháp luật, giao lưu văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc và
con người.v.v. Tuy nhiên vẫn chưa có cơng trình khoa học nào trình bày một
cách hệ thống vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh về khái niệm văn hóa, về vị trí,
vai trị, chức năng của văn hóa, về xây dựng và phát triển văn hóa.
- Thứ hai, nhóm các cơng trình nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển văn hóa: Về chủ đề này có các
cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học sau: Sách Tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng văn hóa Việt Nam của Trường Đại học khoa học xã hội
và nhân văn Hà Nội do Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, phát hành năm
1998. Các nhà nghiên cứu một lần nữa khẳng định Hồ Chí Minh là nhà văn
hóa kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa; đồng thời làm rõ nguồn gốc
tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, về xây dựng văn hóa Việt Nam và việc vận

dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam.
Cơng trình khoa học cấp bộ Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn
hóa mới Việt Nam của Bùi Đình Phong chủ nhiệm, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh chủ trì năm 1998. Ở đây, tác giả đã đề cập đến cuộc đời, sự
nghiệp của Hồ Chí Minh; tính chất để xây dựng nền văn hóa mới: Tính dân
tộc, tính khoa học, tính đại chúng đồng thời đưa ra giải pháp thực hiện để đưa
nội dung đó vào thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa ở Việt Nam.
Cơng trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người
của Đặng Xn Kỳ (Chủ biên), Hồng Chí Bảo và Vũ Khiêu do Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2005. Trong cơng trình này, các tác giả
tập trung làm rõ một số nội dung liên quan đến xây dựng và phát triển văn
hóa, đồng thời đưa ra một số luận điểm về xây dựng văn hóa và phát triển
con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh và vấn đề văn hóa trong phát triển
của Đỗ Thị Minh Thúy do Nxb. Văn hóa Thông tin phát hành năm 2006.
Tác phẩm này bao gồm bốn phần, giới thiệu các bài viết của các nhà


8
nghiên cứu và đã tập trung đi sâu phân tích một số nội dung chính về văn
hóa: Phần một: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Phần hai: Tư tưởng Hồ
Chí Minh về mối quan hệ giữa văn hóa – chính trị - kinh tế, về giáo dục.
Phần ba: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đạo đức, lối sống, cách
sống và đời sống văn hóa. Phần bốn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự đa
dạng văn hóa và giao lưu hội nhập quốc tế.
Tác phẩm Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với việc xây dựng nền
văn hóa Việt Nam hiện nay của Thái Công Quận, Luận văn Thạc sĩ Triết
học, Tp. Hồ Chí Minh, 2010. Trong bài viết của mình, tác giả đã đi sâu
phân tích một số nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa như:

Tính chất, chức năng, vị trí, vai trị, mục đích của văn hóa; văn hóa trong
lĩnh vực đạo đức, giáo dục, nghệ thuật, chính trị đồng thời nêu lên ý
nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với việc xây dựng nền văn
hóa Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh các cơng trình nêu trên cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu
khác về vấn đề này như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển
nền văn hóa mới ở Việt Nam của Đỗ Huy, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
2000; Văn hóa và triết lý phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh của Đinh
Xuân Lâm và Bùi Đình Phong, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007; Hồ
Chí Minh văn hóa và phát triển của Phạm Ngọc Anh - Bùi Đình Phong,
Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009; Vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa vào việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Ê
Đê ở Đắk Lắk trong giai đoạn hiện nay của Bùi Thị Hiền, Luận văn Thạc sĩ
Khoa học chính trị, Hà Nội, 2009; Phát triển văn hóa và con người Việt
Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh của Hồng Anh, Nguyễn Duy Bắc và
Phạm Văn Thủy, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010; Tư tưởng Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng con người mới, văn hóa mới
của Nguyễn Trung Thu, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2013;


9
Phát triển văn hóa từ quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác Lênin đến tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới của Trần Quốc Hoàn, Luận án Tiến sĩ Triết học,
Tp. Hồ Chí Minh, 2017.v.v.
Ngồi cơng trình là sách, đề tài khoa học, luận văn, luận án, cịn có
nhiều cơng trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là các bài báo
được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành: Bài Tư tưởng Hồ Chí
Minh về văn hóa của Đỗ Đình Hãng và Vũ Trường Giang, Tạp chí Khoa học
xã hội số 3 (55), 2002. Trong bài viết này, các tác giả đã làm rõ một số nội
dung về khái niệm văn hóa; sự kết hợp văn hóa với cách mạng; văn hóa góp

phần khẳng định bản sắc dân tộc gắn liền với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại; nhấn mạnh văn hóa, văn nghệ là một mặt trận và về xây dựng một
nền văn hóa Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúng.
Bài báo Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hố của Dỗn
Chính, Tạp chí Khoa học xã hội (4), tr. 35 - 41, (2003). Tác giả đã khái quát
một cách tổng quát những quan điểm chung nhất của Hồ Chí Minh về khái
niệm văn hóa, vai trị của văn hóa trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Bài Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển giá trị văn hóa dân tộc và nhân
loại của Hồ Văn Chiểu, Tạp chí Cộng sản, số 34, 2003. Dưới góc độ nghiên
cứu của mình, tác giả đã trình bày và phân tích những giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam – cội nguồn của việc hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về văn hóa, đồng thời những yếu tố tốt đẹp trong văn hóa của
nhân loại mà Hồ Chí Minh đã kế thừa, vận dụng, phát triển ở Việt Nam.
Công trình Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hố và
phát triển văn hố của Nguyễn Đình Bắc và Phạm Thị Hằng, Tạp chí Lý
luận chính trị, số 12, tr. 3 - 8, 2011. Trong bài viết này, các tác giả đã tập
trung bàn về những nội dung chính trong quan điểm Hồ Chí Minh về khái
niệm văn hóa, từ đó đưa ra mối tương quan giữa văn hóa và phát triển văn
hóa trong đời sống xã hội.


10
Cơng trình về chủ đề này cịn có bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn hóa và phát triển của Mạch Quang Thắng, Tạp chí Khoa học xã hội, số
2 (111), tr. 32 – 39, 2017. Tác giả đã trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn hóa và tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa và phát triển.
Ngồi ra cịn có các cơng trình như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
và vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của Nguyễn Ngọc Quyến, Tạp
chí Triết học, số 11 (162), tháng 11 – 2004; Văn hóa Hồ Chí Minh: Đổi
mới, hội nhập để phát triển của Hồng Chí Bảo, Tạp chí Lý luận chính trị,

số 7, 2010; Hồ Chí Minh về cơng tác văn hóa, văn nghệ - Đọc lại, nghĩ tiếp
của Phong Lê, Tạp chí Khoa học xã hội, số 4, tr. 51 – 60, 2010; Những nội
dung cốt yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa - giá trị đối với sự
nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay của Phạm Xuân Nam, Tạp chí Khoa học
xã hội, số 4, tr. 82 – 91, 2013.v.v.
Tóm lại, từ các cơng trình nghiên cứu nêu trên cho thấy rằng, dưới
những góc độ nghiên cứu của mình mà các nhà khoa học đã đề cập một số
vấn đề liên quan đến việc vận dụng tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh gắn
với thực tiễn của địa phương, đơn vị, tuy nhiên vẫn chưa có cơng trình khoa
học nào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với việc xây dựng và
phát triển văn hóa của tỉnh Kiên Giang hiện nay.
- Thứ ba, nhóm các cơng trình nghiên cứu về xây dựng và phát triển
văn hóa ở tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang là một trong những tỉnh được nhiều người biết đến là vùng
đất văn hoá và du lịch nổi tiếng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Hiện
nay cũng có nhiều đề tài khoa học, sách, báo, tạp chí, cơng trình nghiên cứu
về những vấn đề này, có thể khái qt một số cơng trình chính liên quan
đến đề tài của luận án như sau:
Tác phẩm Thực trạng và giải pháp xây dựng làng xã văn hóa tỉnh Kiên
Giang của Đồn Nơ do Nxb. Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2003. Tác
phẩm gồm bốn chương, tác giả đã tập trung đi sâu phân tích những vấn đề


11
sau đây: Chương một về khái niệm văn hóa làng xã; chương hai về mơ hình
làng xã văn hóa hiện có ở tỉnh Kiên Giang; chương ba là về thực trạng văn
hóa làng xã; chương bốn là giải pháp xây dựng mơ hình làng xã văn hóa.
Tác phẩm Hà Tiên thập cảnh của Đông Hồ và Mộng Tuyết do Nxb.
Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh phát hành năm 2006. Ở tác phẩm này, tác giả
đã khái quát đôi nét về lịch sử hình thành và phát triển Hà Tiên, đồng thời

tập trung giới thiệu những thắng cảnh ở Hà Tiên và Phú Quốc; giới thiệu
những bài thơ nổi tiếng nói về Hà Tiên, trong đó có tập thơ nổi tiếng một
thời là Hà Tiên Thập Vịnh của Chiêu Anh Các, gồm 10 tập thơ nói về
cảnh đẹp ở Hà Tiên.
Cơng trình Di tích lịch sử - văn hóa và Danh lam thắng cảnh Kiên Giang
của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang ấn hành năm 2011. Tác
phẩm này bao gồm 50 trang, giới thiệu một cách ngắn gọn về di tích lịch sử văn hóa và một số danh lam thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở Kiên Giang.
Cơng trình Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội anh hùng
dân tộc Nguyễn Trung Trực ở tỉnh kiên Giang hiện nay của Võ Thanh
Xuân, Luận văn Thạc sĩ văn hóa học, năm 2014. Trong cơng trình này, tác
giả đã phân tích, trình bày cuộc đời, sự nghiệp và những cơng lao đóng góp
của Nguyễn Trung Trực đối với Kiên Giang; trình bày và làm rõ lễ hội anh
hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực – một trong những lễ hội lớn nhất ở tỉnh
được tổ chức thường xun vào mỗi năm.
Cơng trình Tín ngưỡng dân gian Phú Quốc của Nguyễn Bình Phương
Thảo và Nguyễn Thanh Lợi do Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh xuất bản
năm 2016. Các tác giả đã trình bày tổng cộng là ba chương xoay quanh
những vấn đề về lịch sử hình thành, phát triển; kinh tế - xã hội và văn hóa ở
Phú Quốc; các loại hình tín ngưỡng dân gian nói chung, vai trị của tín
ngưỡng dân gian và đặc điểm, vai trị tín ngưỡng dân gian Phú Quốc.
Ngồi ra cịn có các cơng trình nghiên cứu khác liên quan đến văn hóa
ở tỉnh Kiên Giang như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Tỉnh Kiên Giang


12
(1930 – 1945) của Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Kiên Giang, 1985;
Nguyễn Trung Trực của Sơn Nam và Lê Đình Kỵ, Nxb. Tổng hợp Kiên
Giang, 1987; Kiên Giang 30 năm chiến tranh giải phóng của Trịnh Hồng
Cầu (Chủ biên), Nhà máy in Chiến Thắng – Kiên Giang, 1987; Nghiên cứu
địa bạ Triều Nguyễn Hà Tiên (Kiên Giang, Minh Hải) của Nguyễn Đình

Đầu, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1994; Anh hùng kháng Pháp Nguyễn Trung
Trực của Nguyễn Văn Khoa, Nxb. Trẻ, 2001; Trấn Hà Tiên và Tao Đàn
Chiêu Anh Các của Hà Văn Thùy, Nxb. Văn học, 2002; Truyền thống đấu
tranh cách mạng của nông dân Kiên Giang (1930 – 1975) của Ban chấp
hành Hội nông dân tỉnh Kiên Giang, Xí nghiệp in Hồ Văn Tẩu – Kiên
Giang, 2004; Kiên Giang, mùa xuân 1975 của Diệp Hoàng Du, Nxb. Quân
đội nhân dân, Hà Nội, 2005; Kiên Giang kháng chiến chống Mỹ (1954 –
1975), Nxb. Văn hóa Sài Gịn, 2008; Di tích lịch sử văn hóa Nguyễn Trung
Trực của Ban bảo vệ Di tích Đình Nguyễn Trung Trực, Xí nghiệp in Hồ
Văn Tẩu, 2010; Trại giam tù binh Phú Quốc - Những trang sử đẫm máu
1967 - 1973 của Trần Văn Kiêm, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2011;
Phương ngữ Khmer Rạch Giá nhìn từ góc độ văn hóa của Danh Sol, Luận
văn Thạc sĩ Văn hóa học, 2014; Kiêng kị trong đời sống văn hóa của người
Khmer ở Kiên Giang của Danh Pho, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, 2014;
Kiên Giang kháng chiến chống Pháp (1930 – 1945) của Ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy Kiên Giang, Nxb. Hồng Đức, 2015; Văn hóa, Ẩm thực và Sản vật
Kiên Giang của Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, Nxb. Thông Tấn, 2017; Ký sự
Xẻo Rơ dậy sóng của Ban Tun giáo tỉnh Kiên Giang, Xí nghiệp in Hồ
Văn Tẩu, xuất bản năm 2019.v.v.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu về văn hóa ở tỉnh Kiên Giang đề
cập đến nhiều vấn đề, trong đó đề cập về lịch sử q trình hình thành, phát
triển của tỉnh từ thời Mạc Cửu khai mở đất cho đến ngày nay. Tuy nhiên
vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu khái qt tồn bộ các tiến trình lịch
sử văn hóa mà chỉ đề cập đến một hoặc một số giai đoạn, hay một hoặc hai


13
sự kiện lịch sử quan trọng của tỉnh Kiên Giang mà thơi. Bên cạnh đó cịn có
những tác phẩm đề cập đến một số danh lam thắng cảnh đẹp; di tích lịch sử
- văn hóa; lễ hội; ẩm thực, một số làng nghề và ngành nghề truyền thống,

một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật phổ biến ở tỉnh Kiên Giang. Mặc dù
các cơng trình nghiên cứu về văn hóa ở tỉnh đề cập rất nhiều vấn đề nhưng
vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, khái quát và
làm rõ thực trạng xây dựng và phát triển văn hóa của tỉnh trong giai đoạn
hiện nay và cũng chưa có cơng trình khoa học nào đề xuất phương hướng,
giải pháp nhằm xây dựng, phát triển văn hóa của tỉnh trong giai đoạn hiện
nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
Đồng thời, trong q trình nghiên cứu, tác giả cũng tiếp cận và tham
khảo các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam,
của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam về xây dựng và phát triển văn
hóa; các chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình hành động; các
Báo cáo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao về xây
dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh Kiên Giang; một số chính sách, kế hoạch,
chiến lược, dự án, đề án về phát triển kinh tế và phát triển du lịch; về xây
dựng môi trường xã hội; phát triển khoa học - công nghệ; phát triển giáo
dục – đào tạo; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phát triển đội
ngũ trí thức, thu hút nhân tài; chính sách dân tộc, tơn giáo... của các sở,
ban, ngành trong toàn tỉnh. Đây là cơ sở quan trọng, góp phần bổ sung cho
luận án và trong q trình nghiên cứu, phân tích đề tài của luận án.
Tóm lại, trên đây là các cơng trình khoa học nghiên cứu Tư tưởng Hồ
Chí Minh về văn hóa nói chung và việc vận dụng tư tưởng này của Người
vào thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa ở Việt Nam; các cơng trình về
văn hóa của tỉnh Kiên Giang. Đây là những tài liệu có giá trị, đã đề cập đến
nhiều vấn đề liên quan đến văn hóa, song chưa có cơng trình khoa học nào
nghiên cứu một cách có hệ thống, chun biệt “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn hóa với việc xây dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh Kiên Giang hiện


14
nay”. Tuy nhiên, những cơng trình khoa học trên là nguồn tư liệu có giá trị

để tác giả tham khảo, tiếp tục nghiên cứu và luận giải để làm rõ hơn nữa
những vấn đề lý luận và thực tiễn trong đề tài của luận án.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Về mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh về văn hóa, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng và
phát triển văn hóa ở tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua, từ đó đề xuất
phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng và phát triển
văn hóa ở tỉnh Kiên Giang hiện nay.
- Về nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết những
nhiệm vụ cụ thể như sau:
Thứ nhất, trình bày và phân tích điều kiện, tiền đề hình thành, nội
dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
Thứ hai, trình bày và làm rõ những đặc điểm chủ yếu về điều kiện tự
nhiên, lịch sử, kinh tế - xã hội và tính chất cơ bản của văn hóa ở tỉnh Kiên
Giang; phân tích thực trạng xây dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh Kiên
Giang hiện nay.
Thứ ba, đề xuất, phân tích những phương hướng cơ bản và một số giải
pháp chủ yếu, nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng và phát triển văn hóa ở
tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới theo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với
việc xây dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh Kiên Giang.
- Về phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh
Kiên Giang theo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa từ năm 1998 (khi Ban



15
Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết Số 03-NQ/TW ngày
16/7/1998, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương
Đảng (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc) đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
- Về cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa; đường
lối, quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước xã
hội chủ nghĩa Việt Nam về xây dựng và phát triển văn hóa.
- Về phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như
phương pháp tổng hợp và phân tích, diễn dịch và quy nạp, lịch sử và lơgíc,
phân tích tư liệu, trừu tượng hóa và khái qt hóa để giải quyết những
nhiệm vụ đặt ra trong luận án.
6. Cái mới của luận án
Luận án thể hiện được những điểm mới so với những cơng trình
nghiên cứu trước đó như sau:
Thứ nhất, trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, luận án đã phân
tích, đánh giá, chỉ ra thực trạng xây dựng và phát triển văn hóa ở tỉnh Kiên
Giang.
Thứ hai, luận án đề xuất những phương hướng cơ bản và một số giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng và phát triển văn hóa ở
tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới theo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Về ý nghĩa khoa học
Luận án “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa với việc xây dựng và phát
triển văn hóa ở tỉnh Kiên Giang hiện nay” góp phần làm rõ và sâu sắc thêm



16
quan điểm của Hồ Chí Minh về khái niệm, vị trí, vai trị, tính chất, chức
năng và xây dựng, phát triển văn hóa; q trình xây dựng và phát triển văn
hóa ở tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Về ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần cho Tỉnh ủy và Ủy ban
nhân dân tỉnh Kiên Giang tham khảo trong việc định hướng, hoạch định
chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc
học tập, nghiên cứu và giảng dạy đối với sinh viên, học viên, giảng viên các
trường Đại học Cao đẳng và Chính trị trong cả nước ở các lĩnh vực như
Chính trị học, Triết học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Văn hóa học.v.v.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung
chính của luận án gồm có 3 chương được chia thành 6 tiết và 17 tiểu tiết.


17
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG
CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA
1.1. KHÁI QT ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ VĂN HĨA

1.1.1. Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới và Việt Nam với sự hình
thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Là một trong những hình thái ý thức xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn hóa hình thành, phát triển, chịu sự quy định và tác động sâu sắc của tồn
tại xã hội. Đó là điều kiện lịch sử - xã hội trên thế giới và Việt Nam giai

đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- Điều kiện lịch sử - xã hội thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với
sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lịch sử - xã hội trên thế giới có những
chuyển biến to lớn và phức tạp ở hầu hết các nước trên thế giới lúc bấy giờ,
thể hiện ở những điểm chính như sau:
Ở phương Tây, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, kỹ thuật trong
các lĩnh vực Vật lý, Y học, Hóa học,... đã nâng cao trình độ nhận thức của
con người lên một tầm cao mới. Cùng với sự phát minh và ứng dụng những
thành tựu khoa học kỹ thuật vào thực tiễn cuộc sống là sự tác động mạnh
mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp làm cho các nước trên thế giới đi đầu
trong phát triển sản xuất như Anh, Pháp, Mỹ, Đức. Đây là thời kỳ mà “giai
cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra
lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của các thế
hệ trước kia gộp lại” (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1995a, tr. 603). Tuy nhiên,
với sự phát triển không ngừng của công nghiệp cho nên dẫn đến sự phát
triển không đều giữa các nước tư bản chủ nghĩa dẫn đến sự tranh chấp về
thị trường và thuộc địa, đồng thời cũng làm cho mâu thuẫn giữa các nước


18
tư bản chủ nghĩa trở nên gay gắt. Thêm vào đó, tình trạng mất cân đối giữa
sản xuất và tiêu dùng, hiện tượng sản xuất vơ chính phủ đã đẩy mâu thuẫn
đi đến đỉnh điểm dẫn tới các cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế: 1873 –
1879, 1882 – 1886, 1890 và 1900 – 1903. Trong đó, đặc biệt là cuộc khủng
hoảng năm 1900 – 1903 có ảnh hưởng lớn đến việc xác lập quyền thống trị
của các tổ chức lũng đoạn ở các nước tư bản chủ nghĩa và đồng thời dẫn
đến có nhiều mâu thuẫn trong kinh tế giữa các nước, cho nên một số nước
muốn chia lại thuộc địa để có thị trường riêng. Những cuộc đấu tranh gay
gắt giữa các nước tư bản để giành giật thị trường, thuộc địa và phân chia lại

thế giới lúc này là Mỹ – Tây Ban Nha (1898), Anh – Bôơ (1899 – 1902),
Nga – Nhật (1904 – 1905) (Vũ Dương Ninh và Nguyễn Văn Hồng, 2006, tr.
286). Đây cũng chính là một trong những nguyên do gây ra cuộc chiến
tranh thế giới lần thứ nhất (tháng 8 năm 1914 đến tháng 11 năm 1918).
Như vậy, những năm 60 - 70, tự do cạnh tranh phát triển đến cao độ,
tuy nhiên sản xuất công nghiệp tăng nhanh dẫn đến tập trung sản xuất và tích
tụ tư bản và dần dần tự do cạnh tranh được thay thế bằng những hình thức
lũng đoạn dưới nhiều hình thức như Cácten, Xanhđica, Tơrớt. Phải nói rằng,
sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm cho kinh tế phát triển và cuộc khủng
hoảng kinh tế từ năm 1900 – 1903 được coi là cái mốc chung của bước
chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX ở hầu hết các nước tư bản (Anh, Pháp, Đức) và ảnh
hưởng đến các nước khác ở châu Âu như Ý, Áo – Hung và Mỹ.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn cơ bản trong xã hội lúc này
là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Khi chủ nghĩa tư bản phát triển thì
cùng với đó giai cấp cơng nhân cũng phát triển cả về số lượng lẫn chất
lượng ở các nước Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Nga. Ngoài ra, chủ nghĩa tư bản
phát triển lên một giai đoạn mới đã thể hiện sự bành trướng của mình bằng
cách xâm lược thuộc địa. Do đó, đã hình thành mâu thuẫn mới giữa các dân
tộc thuộc địa và phụ thuộc với đế quốc, thực dân và làm thay đổi tình hình


×