Tải bản đầy đủ (.pdf) (252 trang)

Lịch sử xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền việt nam cộng hòa (1955 1975) (luận văn thạc sĩ )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.11 MB, 252 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ LY

LỊCH SỬ XÂY DỰNG HỆ THỐNG VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN
VIỆT NAM CỘNG HỊA (1955-1975)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ LY

LỊCH SỬ XÂY DỰNG HỆ THỐNG VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN
VIỆT NAM CỘNG HỊA (1955-1975)
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 9229013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Trần Thuận


2. TS. Nghiêm Kỳ Hồng

Phản biện độc lập:

1. PGS.TS. Nguyễn Đức Hòa
2. PGS.TS. Huỳnh Thị Gấm

Phản biện:

1. PGS.TS. Hà Minh Hồng
2. PGS.TS. Nguyễn Đức Hòa
3. PGS.TS. Huỳnh Thị Gấm

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của giảng viên hướng dẫn. Các tài liệu, số liệu công bố trong luận án này
là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa
được ai cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên.

Tác giả Luận án


MỤC LỤC
DẪN LUẬN ........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3
2.1. Mục đích ................................................................................................................ 3
2.2. Nhiệm vụ................................................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .................................................................. 5
4.1. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5
4.2. Nguồn tư liệu ......................................................................................................... 6
5. Đóng góp của luận án ................................................................................................... 7
6. Cấu trúc của luận án ..................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨU LIÊN QUAN ĐẾN XÂY DỰNG HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA (1955-1975) ......................... 9
1.1. Các khái niệm sử dụng trong luận án .................................................................. 9
1.1.1. Văn bản ............................................................................................................... 9
1.1.2. Văn bản quy phạm pháp luật ............................................................................ 10
1.1.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật ...................................................................................................................... 12
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................... 15


1.2.1. Những nghiên cứu mang tính lý luận về xây dựng hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật ...................................................................................................................... 15
1.2.2. Nghiên cứu về chính quyền và tổ chức bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng
hịa (1955-1975) .......................................................................................................... 20
1.2.3. Nghiên cứu về quá trình xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền Việt Nam Cộng hịa (1955-1975)........................................................... 25
1.3. Những vấn đề kế thừa và đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu của luận án ............. 34
1.3.1. Những vấn đề kế thừa từ các cơng trình nghiên cứu trước đây ........................ 34

1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................. 36
CHƢƠNG 2. CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA XÂY DỰNG HỆ THỐNG
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 1955 – 1967 .............................. 38
2.1. Hoạt động xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 19551963 ................................................................................................................................ 38
2.1.1. Các nhân tố chi phối sự hình thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của
chính quyền Việt Nam Cộng hịa................................................................................ 38
2.1.2. Tổ chức và nhân sự thực hiện xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
của chính quyền Việt Nam Cộng hịa giai đoạn 1955-1963 ....................................... 45
2.1.3. Quá trình xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền
Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1955-1963 .................................................................. 50
2.2. Hoạt động xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn giai
đoạn 1963-1967 ............................................................................................................. 58
2.2.1. Các nhân tố chi phối hoạt động xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
của chính quyền Việt Nam Cộng hịa giai đoạn 1963-1967 ....................................... 58
2.2.2. Tổ chức và nhân sự thực hiện xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
của chính quyền Việt Nam Cộng hịa giai đoạn 1963-1967 ....................................... 61


2.2.3. Hoạt động xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền
Việt Nam Cộng hịa giai đoạn 1963-1967 .................................................................. 62
Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................................... 66
CHƢƠNG 3. CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HỊA XÂY DỰNG HỆ THỐNG
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 1967-1975................................. 68
3.1. Nhân tố tác động đến hoạt động xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật của chính quyền Việt Nam Cộng hịa giai đoạn 1967-1975 .............................. 68
3.1.1. Tình hình miền Nam giai đoạn 1967-1975 ....................................................... 68
3.1.2. Những thay trong tổ chức bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hịa giai đoạn
1967-1975 ................................................................................................................... 69
3.1.3. Sự kiện toàn hệ thống pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hịa (19671975) ........................................................................................................................... 77
3.2. Tổ chức và nhân sự thực hiện hoạt động xây dựng hệ thống văn bản quy

phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1967-1975 ......... 79
3.2.1. Về mặt tổ chức .................................................................................................. 79
3.2.2. Về mặt nhân sự ................................................................................................. 80
3.3. Hoạt động xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền
Việt Nam Cộng hịa giai đoạn 1967-1975 ................................................................... 90
3.3.1. Thẩm quyển ban hành văn bản ......................................................................... 90
3.3.2. Quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật ............................................. 93
3.3.3. Cơ chế giám sát và kiểm soát đối với hoạt động xây dựng hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1967-1975 ...... 96
3.3.4. Những chuyển biến trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chính
quyền Việt Nam Cộng hịa giai đoạn 1967-1975 ....................................................... 98
Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................... 109


CHƢƠNG 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG
HÒA (1955-1975) ........................................................................................................... 111
4.1. Đặc điểm ............................................................................................................... 111
4.2. Kết quả và hạn chế .............................................................................................. 117
4.2.1. Kết quả đạt được ............................................................................................. 117
4.2.2. Một số hạn chế ................................................................................................ 121
4.3. Tác động của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ...................................... 126
4.3.1. Đối với chính trị .............................................................................................. 126
4.3.2. Đối với kinh tế -xã hội .................................................................................... 129
4.3.3. Đối với văn hóa - giáo dục.............................................................................. 133
4.4. Giá trị của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam
Cộng hòa (1955-1975) trong nghiên cứu lịch sử và xây dựng pháp luật............... 137
4.4.1. Giá trị trong nghiên cứu lịch sử ...................................................................... 137
4.4.2. Giá trị trong xây dựng pháp luật ..................................................................... 140
Tiểu kết chƣơng 4 ....................................................................................................... 142

KẾT LUẬN .................................................................................................................... 144
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................. 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 154


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

HPVNCH

Hiến Pháp Việt Nam Cộng hòa

VNCH

Việt Nam Cộng hòa

VBQLNN

Văn bản quản lý nhà nước

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật


1


DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng hệ thống VBQPPL là một trong những hoạt động cần thiết và quan
trọng trong quản lý nhà nước bởi các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương
đều sử dụng văn bản như một công cụ pháp lý quan trọng phục vụ hoạt động quản lý,
điều hành. Trong hệ thống văn bản quản lý nhà nước (VBQLNN), văn bản quy phạm
pháp luật (VBQPPL) có vai trị chủ đạo và chi phối toàn bộ hệ thống. Đây là phương tiện
chủ yếu để thể chế hóa và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước.
VBQPPL có vai trị quan trọng trong hoạch định chủ trương, đường lối cho hoạt động
quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội...
Thơng qua văn bản, nhà nước có thể kiểm tra và nắm bắt tình hình thực hiện các
quyết định quản lý của mình trong thực tiễn, qua đó tiếp tục duy trì hoặc điều chỉnh chính
sách cho phù hợp và hiệu quả hơn. Đồng thời, sau khi giải quyết công việc, nếu được lưu
trữ, văn bản cịn có giá trị như một nguồn sử liệu quan trọng, giúp các nhà sử học nghiên
cứu và nhìn nhận tồn diện, chân thực về những thời kỳ, những giai đoạn lịch sử mà dân
tộc đã đi qua, đồng thời để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho hiện tại và tương
lai. Do dó, nghiên cứu về quá trình xây dựng hệ thống VBQPPL của một chính thể là một
việc làm cần thiết và cấp thiết.
Sau khi hiệp định Genève ký kết, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Ở
miền Nam Việt Nam, Mỹ đã hậu thuẫn cho Ngơ Đình Diệm xây dựng chính quyền Việt
Nam Cộng hịa (VNCH). Ngay từ khi ra đời, chính quyền VNCH đã phụ thuộc vào Mỹ
và chịu sự chi phối sâu sắc của người Mỹ. Do đó, sau khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam
(1973), VNCH rơi vào khủng hoảng, suy yếu và cuối cùng sụp đổ trước sự tấn công của
lực lượng cách mạng Miền Nam. Trong thời gian tồn tại (1955-1975), chính quyền
VNCH cũng đã có những nỗ lực trong việc quản lý miền Nam Việt Nam thông quan việc
ban hành hệ thống văn bản pháp quy (ngày nay gọi là VBQPPL) trên các lĩnh vực cụ thể.
Hệ thống VBQPPL của VNCH chịu tác động bởi bối cảnh cuộc chiến tranh đương thời


2


và mang nhiều dấu ấn của mơ hình nhà nước cộng hịa Tổng thống chế. Vì vậy, để có
những đánh giá khách quan và tồn diện về chính thể này, bên cạnh những nghiên cứu
tổng quát, chúng ta cần có những nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu về từng lĩnh vực trong
hoạt động quản lý. Do đó, lịch sử xây dựng hệ thống VBQPPL của chính quyền VNCH
cũng là một đối tượng nghiên cứu chuyên môn rất cần thiết và được khuyến khích để
chúng ta có cơ hội nhìn nhận VNCH một cách đa chiều, đa diện hơn.
Hoạt động xây dựng hệ thống VBQPPL của chính quyền VNCH là một phần
khơng thể thiếu khi chúng ta tìm hiểu về lịch sử văn bản Việt Nam, lịch sử xây dựng nhà
nước và pháp luật Việt Nam, lịch sử hành chính Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu quá trình
xây dựng hệ thống VBQPPL một cách đầy đủ, toàn diện và chuyên sâu không chỉ làm
phong phú lịch sử văn bản Việt Nam mà cịn góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử nhà
nước và pháp luật Việt Nam, lịch sử hành chính Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận
án góp phần bổ sung, làm phong phú hơn nguồn tư liệu phục vụ giảng dạy, học tập và
nghiên cứu cho những ai quan tâm.
Ngay từ khi ra đời, chính quyền VNCH đã mang dấu ấn của nhà nước cộng hòa
Tổng thống chế và chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố ngoại lai. Vì vậy, sự tồn tại của
VNCH đã thu hút rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngồi nước tìm hiểu
với các lĩnh vực cụ thể như: kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục, y tế… Các nghiên cứu
nhìn nhận VNCH ở các chiều cạnh khác nhau, đã được công bố trong các sách chuyên
khảo, trên tạp chí chuyên ngành và các hội thảo khoa học. Tuy nhiên, cho đến nay chưa
có cơng trình nào xác định lịch sử xây dựng hệ thống VBQPPL của chính quyền VNCH
là đối tượng nghiên cứu chính.
Trên cơ sở những định hướng chung đó, tác giả lựa chọn đề tài: Lịch sử xây dựng
hệ thống VBQPPL của chính quyền VNCH (1955-1975) làm luận án tiến sĩ chuyên ngành
Lịch sử Việt Nam.


3


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Thực hiện đề tài lịch sử xây dựng hệ thống VBQPPL của chính quyền VNCH, luận
án xác định rõ mục đích là nhằm hiểu rõ quá trình xây dựng hệ thống VBQPPL của chính
quyền VNCH dưới góc độ lịch sử từ đó góp phần làm rõ bức tranh lịch sử xã hội Miền
Nam Việt Nam giai đoạn 1955-1975. Đồng thời, luận án rút ra một số kinh nghiệm trong
xây dựng pháp luật của nước ta hiện nay.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án hướng đến các mục tiêu nghiên
cứu cơ bản sau đây:
- Tái hiện lại bức tranh tổng thể về sự hình thành và quá trình chuyển biến trong xây
dựng hệ thống VBQPPL của chính quyền VNCH từ 1955 đến 1975.
- Làm rõ các đặc điểm trong q trình xây dựng hệ thống VBQPPL của chính quyền
VNCH.
- Làm rõ những kết quả, hạn chế trong xây dựng hệ thống VBQPPL của chính
quyền VNCH.
- Lý giải tác động, ảnh hưởng của quá trình xây dựng hệ thống VBQPPL của chính
quyền VNCH đối với đời sống chính trị, kinh tế - xã hội và văn hóa – giáo dục của Miền
Nam Việt Nam.
- Làm rõ giá trị của hệ thống VBQPPL trong nghiên cứu khoa học lịch sử và xây
dựng pháp luật Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên đây, NCS xác định cho mình những
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Sưu tầm, xử lý hệ thống văn bản, tư liệu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu
của luận án.
- Phân tích bối cảnh lịch sử xã hội Miền Nam Việt Nam và những tác động của bối
nó đến hoạt động xây dựng hệ thống VBQPPL của chính quyền VNCH.
- Thực hiện phép so sánh đồng đại và lịch đại, các thao tác liệt kê, phân tích, tổng
hợp về những khía cạnh trong xây dựng hệ thống VBQPPL của chính quyền VNCH: các



4

cơ quan, chức vụ ban hành văn bản, quy trình, tổ chức và nhân sự thực hiện hoạt động
xây dựng hệ thống VBQPPL, các loại hình văn bản trong hệ thống... Phân tích sự chuyển
biến của vấn đề nêu trên trong q trình xây dựng hệ thống VBQPPL của chính quyền
VNCH.
- Phân tích đặc điểm, những kết quả, hạn chế trong xây dựng hệ thống VBQPPL
của chính quyền VNCH.
- Phân tích tác động của hệ thống VBQPPL đối với chính trị, kinh tế - xã hội, văn
hóa - giáo dục của Miền Nam Việt Nam.
- Đánh giá giá trị của quá trình xây dựng hệ thống VBQPPL trong nghiên cứu
khoa học lịch sử và xây dựng pháp luật Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Q trình xây dựng hệ thống VBQPPL của chính quyền trung ương VNCH, cụ thể
là:
- Các nhân tố tác động đến sự hình thành hệ thống VBQPPL của chính quyền
VNCH; những chuyển biến trong quá trình xây dựng hệ thống VBQPPL thơng qua các
khía cạnh cụ thể như: Các quy định chỉ đạo, hướng dẫn; vấn đề tổ chức và nhân sự thực
hiện hoạt động này; quy trình ban hành và hoạt động triển khai hệ thống VBQPPL; các
loại hình văn bản trong hệ thống.
- Kết quả, hạn chế trong xây dựng hệ thống VBQPPL của chính quyền VNCH.
- Tác động của hệ thống VBQPPL đối với chính trị, kinh tế - xã hội và văn hóa –
giáo dục của Miền Nam Việt Nam.
- Những giá trị được tạo nên từ quá trình xây dựng hệ thống VBQPPL trong nghiên
cứu khoa học lịch sử và xây dựng pháp luật Việt Nam đã được khai thác.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Khơng gian nghiên cứu chính của luận án là ở khu vực Miền Nam
Việt Nam (tương ứng với địa giới từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam).

Về thời gian: Phạm vi thời gian nghiên cứu chính của luận án là từ năm 1955 đến
năm 1975 (tương ứng với thời gian tồn tại của chính quyền VNCH).


5

4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1.1. Cơ sở phƣơng pháp luận
Luận án “Lịch sử xây dựng hệ thống VBQPPL của chính quyền VNCH (19551975)” vận dụng cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, cụ thể là quan
điểm duy vật lịch sử và phép biện chứng. Theo đó, tác giả luận án đặt hoạt động xây
dựng hệ thống VBQPPL của chính quyền VNCH trong thời gian tồn tại của chính quyền
này (1955-1975) để tìm hiểu, phân tích, giải thích và đánh giá. Đây là cơ sở để luận án
nhìn nhận chân thực và khoa học về cơ sở hình thành cùng những chuyển biến cơ bản
trong quá trình xây dựng hệ thống VBQPPL của chính quyền VNCH (1955-1975).
4.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu cơ bản
của Khoa học Lịch sử, đó là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Phương pháp lịch sử được sử dụng để tái hiện lại quá trình xây dựng hệ thống
VBQPPL của chính quyền VNCH. Hoạt động xây dựng hệ thống VBQPPL của chính
quyền VNCH là một thực thể của lịch sử. Sự ra đời và hoàn thiện của hoạt động này là
một quá trình lịch sử. Phương pháp lịch sử giúp luận án làm rõ về tiến trình hình thành,
những chuyển biến của các khía cạnh trong hoạt động xây dựng hệ thống VBQPPL của
chính quyền VNCH. Những chuyển biến này được gắn với bối cảnh lịch sử cụ thể của
từng giai đoạn tồn tại của chính quyền VNCH.
Phương pháp logic được sử dụng nhằm khái qt hóa q trình xây dựng hệ thống
VBQPPL của chính quyền VNCH với một nội dung như: đặc điểm, kết quả, hạn chế
trong quá trình xây dựng hệ thống VBQPPL; tác động và giá trị của hệ thống VBQPPL
của chính quyền VNCH trong nghiên cứu lịch sử và xây dựng pháp luật hiện nay.
Như vậy, việc sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic giúp cho việc

phục dựng quá trình xây dựng hệ thống VBQPPL của chính quyền VNCH từ năm 1955
đến 1975; phân tích và đánh giá các đặc điểm, kết quả và hạn chế trong xây dựng hệ
thống VBQPPL của chính quyền VNCH; phân tích tác động và đánh giá về giá trị của hệ
thống VBQPPL của chính quyền VNCH đối với nghiên cứu sử học và trong xây dựng


6

pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài có sự liên quan mật thiết đến nhiều ngành và lĩnh
vực khác nhau như: Sử học, Văn bản học, Văn thư học, Luật học, Hành chính học, Lưu
trữ học,… Vì vậy, trong q trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
có tính liên ngành. Các phương pháp của Sử liệu học, Văn bản học, Văn thư học, Luật
học, Lưu trữ học, Hành chính học được kết hợp với phép so sánh lịch sử đồng đại, lịch
đại và thao tác thống kê nhằm làm rõ đối tượng nghiên cứu của luận án. Sự kết hợp thống
nhất trong đa dạng của các phương pháp nghiên cứu nêu trên không chỉ giúp luận án kế
thừa những kết quả nghiên cứu đi trước mà còn giúp luận án có cơ hội tiếp cận hoạt động
xây dựng hệ thống VBQPPL ở nhiều góc độ khác nhau làm cho đối tượng nghiên cứu
thêm phần sáng rõ, chặt chẽ và sâu sắc.
4.2. Nguồn tƣ liệu
Thứ nhất, luận án khai thác nguồn tài liệu lưu trữ về VBQPPL của chính quyền
VNCH đang được bảo quản, tổ chức khoa học tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (hồ sơ
thuộc các Phơng Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hịa, Phủ Tổng thống Đệ nhị Cộng
hòa, Phủ Thủ tướng VNCH, Hội đồng Quân nhân cách mạng, Tổng bộ Văn hóa xã
hội, Hội đồng sắc tộc...). Bên cạnh đó, nguồn tư liệu từ công báo VNCH và Quy phạm
vựng tập sẽ cung cấp thêm thơng tin về có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận
án. Công báo VNCH sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến các quy định về ban hành và
triển khai văn bản, nội dung, đối tượng điều chỉnh của các loại hình văn bản trong hệ
thống VBQPPL. Quy phạm vựng tập là cơng trình đã hệ thống hóa các loại hình
VBQPPL đã được ban hành trong từng năm của chính quyền VNCH với các thơng tin

chủ yếu như tên loại văn bản, thời gian ban hành, trích yếu nội dung của văn bản. Đây là
nguồn tư liệu quan trọng nhất được sử dụng chủ yếu trong luận án.
Thứ hai, những luận văn - luận án (được cơng bố và bảo vệ thành cơng), các cơng
trình (sách) chuyên khảo, các bài viết trên các tạp chí khoa học và hội thảo khoa học
nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án. Đây là
một nguồn tư liệu rất quan trọng mà tác giả rất chú trọng kế thừa và phát huy. Nguồn tư
liệu này đang được bảo quản tại thư viện Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành


7

phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, thư viện Học viện Hành chính và thư
viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh và một số thư viện khác.
Thứ ba, nguồn thông tin về đối tượng nghiên cứu từ các trang thông tin điện tử
(website): Quốc hội, Chính phủ, Bộ Nội vụ, Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước, Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia II…
5. Đóng góp của luận án
Luận án là cơng trình nghiên cứu đầu tiên và có hệ thống về q trình xây dựng hệ
thống VBQPPL của chính quyền VNCH (1955-1975). Vì vậy, luận án có những đóng
góp về khoa học và thực tiễn sau đây:
- Luận án tái hiện bức tranh về q trình xây dựng hệ thống VBQPPL của chính
quyền VNCH trong bối cảnh lịch sử từ 1955 đến 1975 và rút ra một số đặc điểm chủ yếu
của quá trình đó.
- Luận án phân tích kết quả, hạn chế và lý giải nguyên nhân trong quá trình xây
dựng hệ thống VBQPPL của chính quyền VNCH.
- Luận án lý giải tác động, ảnh hưởng của quá trình xây dựng hệ thống VBQPPL
của chính quyền VNCH đối với đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục ở
Miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
- Luận án đánh giá ý nghĩa của hệ thống VBQPPL trong nghiên cứu Khoa học lịch
sử và rút ra những giá trị trong q trình xây dựng hệ thống VBQPPL của chính quyền

VNCH có thể xem xét và vận dụng trong bối cảnh hiện nay.
- Luận án góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam,
lịch sử hành chính Việt Nam.
- Luận án bổ sung nguồn tư liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu cho các
nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, học viên và sinh viên có quan tâm.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của
luận án được kết cấu thành 4 chương


8

Chương 1: Một số khái niệm và tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến xây
dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hịa (19551975).
Chương 2: Chính quyền Việt Nam Cộng hịa xây dựng hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật giai đoạn 1955 -1967.
Chương 3: Chính quyền Việt Nam Cộng hịa xây dựng hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật giai đoạn 1967 -1975.
Chương 4: Một số nhận xét về quá trình xây dựng hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật của chính quyền Việt Nam Cộng hịa (1955-1975).


9

CHƢƠNG 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN XÂY DỰNG HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA
CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÕA (1955-1975)
1.1. Các khái niệm sử dụng trong luận án
1.1.1. Văn bản

Thuật ngữ “văn bản” có gốc từ tiếng Latin là “documentum” có nghĩa là sự chứng
minh, chứng nhận. Cịn theo Đại từ điển tiếng Việt thì “văn” được hiểu là “chữ nghĩa,
hình thức ngơn ngữ được trau chuốt cho hay, đẹp” (Trung tâm Ngơn ngữ, 1999, tr.1100);
cịn “bản” được hiểu là “tờ giấy, tập giấy có hình chữ chứa đựng nội dung nhất định”
(Trung tâm Ngơn ngữ và Văn hóa Việt Nam, 1998, tr.30). Theo Từ điển tiếng Việt, văn
bản “là bản viết hoặc in, mang một nội dung nhất định, thường để lưu lại” (Trung tâm Từ
điển học, 2009, tr.1406) hay là “chuỗi ký hiệu ngơn ngữ hay nói chung những ký hiệu
thuộc hệ thống nào đó, làm thành một chỉnh thể mang một nội dung, ý nghĩa trọn vẹn”
(Trung tâm Từ điển học, 2009, tr.1406)
Theo nghĩa rộng nhất, văn bản là “phương tiện ghi tin và truyền đạt thông tin
bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu nhất định” (Trung tâm Từ điển học, 2009, tr.1406). Với cách
hiểu này, nội hàm của văn bản rất rộng: cuốn truyện, bài báo, bài thơ, bài hát, gia phả,
văn bia, câu đối, lá thư cho đến tất cả các tài liệu, giấy tờ hình thành hàng ngày trong hoạt
động quản lý của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị đều được coi là văn bản. Văn bản vừa là
phương tiện giao tiếp đồng thời là sản phẩm của hoạt động giao tiếp, d ng để ghi ch p và
truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu từ một chủ thể này đến một chủ thể khác
nhằm thỏa mãn những yêu cầu hoặc mục đích nhất định.
Văn bản cịn được hiểu theo nghĩa hẹp hơn. Dưới góc độ hành chính học, “văn bản
dùng để chỉ cơng văn, giấy tờ hình thành trong hoạt động quản lý của các cơ quan tổ
chức” (Vương Đình Quyền, 2005, tr.47). Theo đó, “cơng văn giấy tờ được gọi chung là
văn bản gồm các loại chính sau đây: luật, sắc luật, sắc lệnh, nghị định, nghị quyết, quyết
định, điều lệ, thông tư, chỉ thị, báo cáo, thư công công điện, công lệnh, phiều gửi, giấy
giới thiệu, giấy đi đường” (Thủ tướng Chính phủ, 1957, tr.01) được hình thành trong hoạt


10

động hằng ngày của các cơ quan, tổ chức. Những loại văn bản này đều hoàn chỉnh về thể
thức, trọn vẹn về nội dung, thống nhất về cấu trúc, độc lập về giao tiếp.
Trong phạm vi nghiên của luận án, tác giả hiểu và nghiên cứu văn bản theo nghĩa

hẹp. Đó là cơng văn giấy tờ hình thành trong q trình hoạt động của các cơ quan, tổ
chức được sử dụng để quản lý, điều hành cơng việc của chính các cơ quan, tổ chức.
1.1.2. Văn bản quy phạm pháp luật
VBQPPL là một bộ phận trong hệ thống văn bản quản lý nhà nước. Ở nước ta,
trước năm 1996, trong quy định của pháp luật thực định không đề cập tới khái niệm
VBQPPL. Trong sách báo pháp lý có nhắc tới nhưng không phải với tên gọi VBQPPL
như hiện nay mà có thể gọi với tên khác như “văn bản pháp luật” (Trường Đại học Pháp
lý Hà Nội, 1992, tr.52) hay “văn bản pháp quy” (văn bản pháp quy được hiểu theo hai
cách: (i) là cách gọi tắt của VBQPPL; (ii) chỉ các văn bản có giá trị hiệu lực thấp hơn văn
bản luật). Trong thời gian này, VBQPPL không được định nghĩa mà chỉ quy định về từng
hình thức văn bản của các cơ quan nhà nước. Sau này, để thống nhất và rõ ràng hơn về
mặt thuật ngữ, các tài liệu nghiên cứu cũng như pháp luật đã gọi những văn bản có chứa
các quy tắc xử sự chung do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành là VBQPPL.
Khái niệm VBQPPL chính thức định nghĩa lần đầu tiên tại Điều 1 của Luật ban
hành VBQPPL năm 1996: “VBQPPL là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước
bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ
nghĩa” (Quốc hội, 1996, tr.01). Sau đó, thuật ngữ này tiếp tục được quy định với một số
điểm thay đổi trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ban hành VBQPPL năm
2002, luật ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004,
Luật ban hành VBQPPL năm 2008 và Luật ban hành VBQPPL năm 2015. Đồng thời,
khái niệm VBQPPL đã được quốc hội nhiều khóa sử dụng trong các luật. Mặc dù có
nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm VBQPPL song các quan điểm đều chỉ ra
những đặc điểm chung nhất về VBQPPL, đó là: chứa đựng các quy tắc xử sự chung,
mang tính bắt buộc và được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục


11

quy định. Đây cũng là cách hiểu phổ biến hiện nay, cách hiểu này được quy định tại Điều

2 Luật ban hành VBQPPL năm 2015: VBQPPL là văn bản có chứa quy phạm pháp luật,
được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này
(Quốc hội, 2015, tr.01).
Thuật ngữ văn bản pháp quy, văn bản pháp luật hay VBQPPL mặc dù có tên gọi
khơng giống nhau nhưng lại có nội hàm tương tự nhau. Đó là, chứa đựng các quy tắc xử
sự chung, có tính bắt buộc, thể hiện ý chí của nhà nước, được các cơ quan nhà nước ban
hành theo một trình tự thủ tục luật định và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Nội hàm
của các tên gọi về VBQPPL là một thành quả của sự phát triển của lịch sử pháp luật nhân
loại. Hệ thống VBQPPL có tính thứ bậc, thống nhất và kế thừa các thời kỳ lịch sử, các
chính thể nhà nước và các giai đoạn phát triển của quốc gia. Vì vậy, sử dụng khái niệm
VBQPPL để chỉ các văn bản lập pháp và lập quy được chính quyền VNCH ban hành
trong thời gian tồn tại của mình (1955-1975) là tương đối phù hợp và thỏa đáng. Theo đó,
hệ thống VBQPPL của chính quyền VNCH bao gồm: văn bản lập pháp (hiến pháp, luật,
sắc luật, dụ) và văn bản lập quy (sắc lệnh, nghị định, quyết định).
Văn bản lập pháp là những văn bản “ấn định quy tắc luật pháp, có tính cách tổng
qt trong mọi sinh hoạt của cộng đồng quốc gia” (Lê Văn An, 1959, tr.45). Những văn
bản có tính chất lập pháp ấn định quy tắc tổng quát nên không thể điều chỉnh và chi phối
tất cả các hành vi pháp lý của các cơ quan, tổ chức và người dân trên phạm vi quản lý của
chính quyền. Để áp dụng những quy tắc lập pháp có hiệu quả, VNCH đã ban hành các
văn bản cụ thể hóa và áp dụng quy tắc này trong các cơ quan công quyền và đối với dân
chúng. Vì vậy, hệ thống văn bản lập quy đã hình thành và được triển khai vào thực tế
cuộc sống. Do đó, “văn bản lập quy đặt ra những quy định về thiết lập, tổ chức và điều
hành các cơ quan công quyền, quản trị nhân viên....” (Lê Thái Ất, 1969, tr.22).


12

1.1.3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật
Hệ thống VBQPPL “là khái niệm liên quan tới pháp luật thức định, phản ánh thực

trạng các nguồn của pháp luật, là sự thể hiện ra bên ngoài của pháp luật dưới hình thức
văn bản và mối liên hệ giữa các văn bản trong một chỉnh thể toàn vẹn” (Phạm Hồng Thái
& Đinh Văn Mậu, 2009, tr.346).
Trong phạm vi luận án, tác giả hiểu hệ thống VBQPPL chính là tập hợp các loại
hình VBQPPL do các cơ quan, định chế nhà nước có thẩm quyền ban hành, có quan hệ
chặt chẽ với nhau, có tính thứ bậc rõ ràng tạo thành một chính thể thống nhất, hồn chỉnh,
d ng làm phương tiện trong hoạt động quản lý và điều hành mọi lĩnh vực của các cơ quan
nhà nước. Theo đó, hệ thống VBQPPL của chính quyền VNCH (1955 - 1975 ) bao gồm:
hiến pháp, luật, dụ, sắc luật, sắc lệnh, nghị định, quyết định.
Hiến pháp: “Là hình thức VBQPPL do Quốc hội ban hành, có giá trị pháp lý cao
nhất trong hệ thống pháp luật, quy định các vấn đề cơ bản nhất của nhà nước như: hình
thức, bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước” (Bộ Tư pháp &
Viện Khoa học pháp lý, 2018, tr.30). Đối với Miền Nam Việt Nam, trong giai đoạn 19551975, chính quyền VNCH hoạt động theo sự điều chỉnh của bản Hiếp pháp đã được ban
hành ngày 26/10/1956 và ngày 1/4/1967 do Quốc hội VNCH ban hành.
Luật: “Là một loại VBQPPL do quốc hội hay nghị viện ban hành, có hiệu lực pháp
lý cao nhất, chỉ đứng dưới hiến pháp” (Lê Thái Ất, 1969, tr.472). Trong hoạt động của
chính quyền VNCH, luật là loại văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của quốc hội. Luật
là văn bản pháp lý điều chỉnh những quan hệ cơ bản và quan trọng nhất trong các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Dụ: Là loại văn bản xuất hiện từ thời kỳ phong kiến. Theo Từ điển Văn thư Lưu trữ,
dụ ghi lại những lời truyền dạy, khuyên nhủ của nhà vua đối với bề tôi và các thần dân.
Đây là loại hình văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của nhà vua. Đặc điểm nổi bật của
dụ là ở chỗ nhà vua đưa ra các mệnh lệnh, các yêu cầu bắt buộc thần dân phải thi hành
nhưng lại sử dụng lối văn có tính chất truyền dạy, khun răn để tăng sức thuyết phục.


13

Các triều đại trước nhà Nguyễn, dụ mang nặng tính chất nhắc nhở, khuyên bảo, thường

ban hành dưới hình thức khẩu dụ, tiêu biểu như: Thời vua Lê Thánh Tông (cuối thế kỷ
XV) nhà vua đã ban hành nhiều đạo dụ nhắc nhở quan lại kể cả quan đã từng đỗ đạt do ít
chịu rèn luyện nâng cao hiểu biết nên phải đặt ra lệ kiểm tra, khảo sát định kỳ đánh giá
từng người; vua Minh Mạng đã ban hành nhiều dụ vừa khuyên răn vừa cấm việc truyền
đạo Thiên Chúa giáo (nhiều nhất là các năm 1825,1833,1836,1838). Trong hoạt động của
chính quyền VNCH, dụ vẫn được ban hành nhưng có sự thay đổi về tính chất: khơng cịn
tính khun răn mà là tính chất mệnh lệnh, bắt buộc. Loại hình văn bản này trong thời kỳ
VNCH ban hành với số lượng không nhiều và chỉ tồn tại đến giai đoạn quân đội nắm
quyền quản lý đất nước (1963-1967). Dụ là văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của
Tổng thống VNCH để thực hiện chức năng lập pháp hoặc công bố luật.
Sắc luật: Đối với việc ban hành, thủ tục lập pháp địi hỏi một thời gian khá lâu để
hồn thành một đạo luật. Vì lý do này và trong trường hợp khẩn cấp của công vụ, hiến
pháp đã dự liệu, quy định cho hành pháp một “hướng giải quyết” là quyền ban hành sắc
luật. Các sắc luật này, nếu quốc hội khơng bác bỏ thì sẽ coi hẳn như những đạo luật.
Sắc lệnh: “Là VBQPPL hoặc văn bản pháp luật cá biệt của người đứng đầu bộ máy
nhà nước hoặc bộ máy hành pháp” (Bộ Tư pháp & Viện Khoa học pháp lý, 2018, tr.668).
Đây là loại hình văn bản được hình thành khi chính quyền VNCH ra đời và có chức năng
quy định cơ cấu của các cơ quan thuộc hệ thống bộ máy nhà nước, và quy định về các
lĩnh vực quản lý của quốc gia hay tuyên bố những trường hợp nguy cấp của đất nước.
Nghị định: Là loại văn bản ra đời từ thời Pháp thuộc và được sử dụng như một đạo
luật - có tính lập pháp tại thuộc địa. Đây là loại hình văn bản có giá trị pháp lý cao nhất
tại Nam kỳ (1862-1887) và Liên bang Đông Dương (1887-1945). Nghị định d ng để ban
hành những quy định có tính chất lập pháp và lập quy của cấp liên bang. Thẩm quyền ban
hành nghị định thuộc về Tồn quyền Đơng Dương (lập pháp, lập quy, hành pháp và tư
pháp) trên toàn liên bang, Thống đốc Nam kỳ, Khâm sứ Trung kỳ và Thống sứ Bắc kỳ
(lập quy và hành pháp) trong phạm vi kỳ (xứ) mình quản lý.


14


Trong hoạt động của chính quyền VNCH, “nghị định là văn bản do cơ quan hành
pháp soạn thảo và ban hành với nội dung bao quát đường lối chính phủ, thực hiện chính
sách quốc gia và tình trạng hành chính của cán bộ công chức” (Lê Thái Ất, 1969, tr.233).
Cùng với nghị định, quyết định cũng là loại hình văn bản được sản sinh trong thời
kỳ Pháp thuộc. Đây là loại hình văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Tồn quyền
Đơng Dương (lập quy, hành pháp và tư pháp) trên phạm vi liên bang; Thống đốc Nam
kỳ, Khâm sứ Trung kỳ và Thống sứ Bắc kỳ (lập quy và hành pháp) trong phạm vi kỳ (xứ)
mình quản lý; Cơng sứ ở các tỉnh Bắc kỳ và Trung kỳ, quan chủ tỉnh ở Nam kỳ (lập quy)
trong phạm vi địa hạt quản lý. Trong thời gian này, quyết định một loại văn bản dưới
luật, có tính lập quy d ng để thi hành luật hay nghị quyết hoặc quy định một vấn đề cá
biệt (để quyết định về một việc hay một vấn đề thuộc thẩm quyền theo luật định).
Trong hoạt động quản lý của chính quyền VNCH, “quyết định là loại hình văn bản
“do cơ quan trung ương và địa phương ban hành, có tính chất mệnh lệnh nhằm thực hiện
chính sách quốc gia và phản ánh tình trạng của nhân viên hành chính. Loại hình văn bản
này có giới hạn về không gian và thời gian” (Lê Thái Ất, 1969, tr.235).
Hệ thống văn bản lập pháp và lập quy chứa đựng các quy phạm và có tính lệ thuộc
lẫn nhau. Các văn bản lập quy được ban hành trên cơ sở luật, thực hiện luật và phải đồng
bộ, khơng mâu thẫn, phủ định lẫn nhau. Đó là đặc trưng cơ bản để tạo ra quy phạm thống
nhất trong hệ thống VBQPPL của chính quyền VNCH.
Xây dựng hệ thống VBQPPL là quá trình ban hành và triển khai các loại hình
VBQPPL theo một trình tự thủ tục luật định để hình thành một hệ thống VBQPPL phục
vụ cho quản lý điều hành của nhà nước. Hiện nay, luật số 80/2015/QH13 của Quốc hội
Khóa 13 về ban hành VBQPPL đã quy định rất rõ quy trình xây dựng các loại hình văn
bản cụ thể trong hệ thống VBQPPL. Đối với chính quyền VNCH, hoạt động này bao gồm
các cơng việc, soạn thảo, biểu quyết, ban hành và công bố VBQPPL.


15

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.2.1. Những nghiên cứu mang tính lý luận về xây dựng hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật
Các công trình nghiên cứu mang tính chất lý luận về xây dựng hệ thống văn bản
nói chung và hệ thống VBQPPL nói riêng sẽ tạo cơ sở lý luận và khung lý thuyết giúp
luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu đa diện, đa chiều. Đồng thời, việc khai thác tốt
nguồn tư liệu này, tạo cơ sở để luận án đưa ra những luận cứ vững vàng cho những luận
điểm được đúc kết trong quá trình nghiên cứu.
Sách Luật hiến pháp và chính trị học (1969) của tác giả Nguyễn Văn Bơng đã
phân tích và trình bày nhiều vấn đề liên quan đến các thể chế chính trị trên thế giới và
Việt Nam. Liên quan đến hoạt động xây dựng hệ thống VBQPPL của chính quyền
VNCH, tác giả đã phân tích quá trình xây dựng Hiến pháp VNCH với các nội dung như:
khái niệm, thẩm quyền ban hành và quyền tu chỉnh hiến pháp. Những thơng tin này góp
phần giúp tác giả có thêm một góc nhìn và thơng tin về loại hình văn bản quan trọng nhất
trong hệ thống VBQPPL của chính quyền VNCH đó là Hiến pháp năm 1956 và Hiến
pháp năm 1967.
Sách Hình luật tổng quát (1970) của tác giả Nguyễn Quang Qnh đã phân tích
vai trị hình luật. Theo tác giả, “hình luật khơng chỉ quan trọng đối với nhà cầm quyền mà
còn rất quan trọng đối với cơng dân vì hình luật liên quan trực tiếp đến tự do, danh dự, tài
sản và sinh mạng của cá nhân” (Nguyễn Quang Quýnh, 1970, tr.79). Thông qua quy trình
ban hành dự thảo bộ Hình luật, tác giả Nguyễn Quang Quýnh đã bày tỏ quan điểm của
mình về dự thảo Hình luật khi cơ quan hành pháp chuyển qua Quốc hội VNCH năm 1969
với mong muốn ý kiến của tác giả “góp được phần nhỏ vào cơng việc lớn lao của nhà lập
pháp trong nhiệm vụ xây dựng một nền hình luật Việt Nam duy nhất và tiến bộ”. Như
vậy, ngay trong q trình tồn tại của chính quyền VNCH, các hoạt động xây dựng hệ
thống VBQPPL cũng có những kênh góp ý của nhà khoa học. Đây là một yếu tố giúp cho
hoạt động này ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn.
Với giáo trình Lịch sử Nhà nước và pháp luật (2015), Trường Đại học Luật Hà
Nội biên soạn đã phân tích mối liên hệ biện giữa hai yếu tố: nhà nước và pháp luật với



16

nguồn gốc phát sinh, đặc điểm và tính quy luật của hai u tố nêu trên. Cơng trình cũng
đã phân tích chi tiết q trình hình thành nhà nước và pháp luật của Việt Nam từ thời Văn
Lang - Âu Lạc đến nay. Liên quan đến hoạt động xây dựng VBQPPL của chính quyền
VNCH, giáo trình đã đề cập đến nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1967 và bộ Hình
luật (1972).
Tác giả cơng trình đã khẳng định: “Về hình thức, khác với chính quyền chủ nghĩa
thực dân cũ thời Pháp thuộc trước đó, chính quyền VNCH được tổ chức theo chính
thể Cộng hịa Tổng thống. Vì là pháp luật của chính quyền thực dân mới nên trong
hệ thống pháp luật có cả hiến pháp. Chính quyền VNCH đã chú trọng xây dựng
pháp luật và đã tạo ra được hệ thống pháp luật khá hồn chỉnh theo mơ hình pháp
luật của Pháp” (tr.471).
Đây là nhận định quan trọng giúp luận án nghiên cứu, kiểm chứng thơng qua tìm
hiểu sự hình thành và quá trình chuyển biến của hoạt động xây dựng hệ thống VBQPPL
của chính quyền VNCH.
Cơng trình Lý luận nhà nước và pháp luật, tác giả Phạm Hồng Thái và Đinh Văn
Mậu đã tổng hợp và phân tích những thông tin cơ bản nhất về lý luận nhà nước và pháp
luật của một quốc gia. Liên quan đến lịch sử xây dựng hệ thống VBQPPL, tác giả đã
trình bày và phân tích các loại VBQPPL, thẩm quyền ban hành và hiệu lực của VBQPPL.
Phạm Hồng Thái & Đinh Văn Mậu (2009) cũng đặt ra và phân tích các tiêu chí
phân loại VBQPPL: “dựa vào tính tối cao của luật trong hệ thống văn bản quy
phạp pháp luật chia thành: Luật (hiến pháp, đạo luật, bộ luật) và các văn bản quy
phạp pháp luật dưới luật (pháp lệnh, nghị quyết, lệnh, nghị định, quyết định, thông
tư); phân chia theo ngành luật (luật hành chính, luật hình sự, luật dân sự,...); dựa
vào khơng gian lãnh thổ (VBQPPL có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc, hay hiệu
lực địa phương); đối tượng áp dụng; chủ thể ban hành…”. (tr.31).
Những thông tin lý luận về VBQPPL của cơng trình đã được tác giả kế thừa khi
phân loại hệ thống VBQPPL sản sinh trong hoạt động quản lý, điều hành của chính
quyền VNCH (1955-1975).



17

Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu trong nước cịn có các cơng trình nghiên
cứu của một số tác giả nước ngồi về q trình xây dựng hệ thống VBQPPL. Theo đó,
các khía cạnh như quy trình, tiêu chí đánh giá về hiệu quả và chất lượng của hệ thống
VBQPPL ngày càng được phân tích một cách tồn diện và sâu sắc, tiêu biểu là một số
cơng trình dưới đây:
Cuốn sách Legislative Drafting (soạn thảo dự Luật) của G.C.Thornton (ed) do
Butterworths Pushier, London xuất bản năm 1996 đã giúp những người cịn mới mẻ với
cơng việc soạn thảo luật pháp hiểu rõ về các công việc cần phải làm. Theo tác giả, một
người soạn thảo tốt khơng bao giờ hồn tồn hài lịng với bản dự thảo đã hồn thành; nó
ln có khả năng cải tiến và hiểu rõ việc cải thiện chất lượng soạn thảo văn bản phải đảm
bảo yêu cầu: chú ý nhiều hơn đến cấu trúc ở mọi mức độ; một sự tâm huyết đối với việc
soạn thảo để được hiểu, nhưng không thiếu sự rõ ràng và chính xác; tiếp tục đặt câu hỏi,
đánh giá và cải tiến các thói quen và phong cách soạn thảo khác; sẵn sàng chấp nhận thay
đổi khi có một lợi ích được chứng minh; chấp nhận rằng tất cả các khả năng không phải
là không thể lường trước được và sẵn sàng đưa ra quyết định khi thích hợp; cung cấp các
nguồn lực nhân sự và công nghệ đầy đủ; lập kế hoạch để luật luôn được sửa đổi và cập
nhật. Với cơng trình này, tác giả đã cung cấp một góc nhìn để có thể tạo ra những
VBQPPL chất lượng. Quá trình học hỏi, hiểu và vận dụng thành thạo các bước trong xây
dựng là yếu tố tạo nên chất lượng văn bản khi ban hành.
Tác giả Ann Seidman, Robert B.Seidman và Nalin Abeyesekere (2003) đã đề cập
đến vấn đề lập pháp trong tác phẩm Assessing Legislation - A manual for legislators
(soạn thảo luật pháp vì tiến bộ xã hội dân chủ) do nhà xuất bản Kluwer Law Internation
phát hành năm 2003, được Nguyễn Duy Hưng, Lưu Tiến Dũng và Nguyễn Khánh Ngọc
dịch. Cuốn sách đề cập đến những vấn đề cơ bản về phương pháp và kỹ thuật lập pháp,
xác định vai trò và trách nhiệm của nhà soạn thảo luật, những yếu tố cần quan tâm trong
trình tự lập pháp, quy trình xây dựng dự thảo luật một cách khoa học, đặc biệt cơng trình

đã phân tích 23 kỹ năng soạn thảo văn bản cụ thể giúp các nhà làm luật có thể xây dựng
một đạo luật có hiệu quả. Điều này có ý nghĩa tham khảo trong việc nghiên cứu về quy


×