Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI TẬP MÔN: XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA (Tương tác văn hóa (giao lưu văn hóa) và vai trò của bản sắc văn hóa trong giao lưu văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.2 KB, 10 trang )

BÀI TẬP MƠN: XÃ HỘI HỌC VĂN HĨA
Câu 1: Tương tác văn hóa (giao lưu văn hóa).
Câu 2: Vai trị của bản sắc văn hóa trong giao lưu văn hóa.
Trả lời:
Câu 1:
1. Bản chất của giao lưu văn hóa: Bác Hồ quan niệm sự giao lưu văn
hóa giữa các dân tộc bao giờ cũng diễn ra hai chiều nhận và cho.
Cho trong giao lưu văn hóa với thế giới có nghĩa là góp vào kho tàng văn hóa
nhân loại những giá trị đỉnh cao của dân tộc mình, dân tộc được vẻ vang vì đã
làm giàu thêm đời sống tinh thần của nhân loại.
Nhận trong giao lưu văn hóa với thế giới có thể dẫn tới một trong hai hệ quả:
được hoặc mất. Sẽ là được nếu ta có ý thức chọn lọc những tinh hoa để tiếp nhận
và góp phần làm giàu vốn văn hóa của dân tộc. Sẽ là mất nếu du nhập bừa bãi
văn hhoas bên ngoài, khơng qua sang lọc thì hậu quả khó lường.
2. Định nghĩa thế nào là giao lưu văn hóa:
Giao lưu văn hóa là sự tiếp xúc trao đổi qua lại những giá trị giữa các cộng đồng
người khác nhau, qua đó các nền văn hóa được bổ sung thêm nhiều yếu tố mới
làm biến đổi mơ thức văn hóa ban đầu.
3. Đăc điểm của giao lưu văn hóa:
- Hình thức tiếp xúc giao lưu giữa các nền văn hóa.
Có hai hình thức tiếp xúc giao lưu văn hóa đó là tự nguyện và cưỡng bức.
+ Hình thức tự nguyện: thơng qua các hoạt động như buôn bán, thăm hỏi, du
lịch, hôn

nhân, quà tặng…mà văn hóa được trao đổi trên tinh thần tự nguyện.

+ Hình thức cưỡng bức: thường gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược
thơn tính đất đai và đồng hóa văn hóa của một số quốc gia này đối với quốc gia
khác.



Tuy nhiên, trên thực tế các hình thức này lắm khi khơng thuần nhất.Có khi trong
cái vỏ tự nguyện có những yếu tố mang tính cưỡng bức, hoặc trong quá trình bị
cưỡng bức văn hóa vẫn có những yếu tố tiếp nhận mang tính tự nguyện.
- Mục đích của giao lưu văn hóa là sự hợp nhất văn hóa.
Trong giao lưu văn hóa, các dân tộc phải lựa chọn những cái hay, cái đẹp của
văn hóa bên ngồi để đưa vào, cải biến thành văn hóa của mình. Và rõ ràng, sự
tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại khơng phải là một sự sao chép, học địi,
lai căng... mà là một quá trình bổ sung và sáng tạo để thích ứng với các nền văn
hóa.
- Trong q trình giao lưu các giá trị văn hóa truyền thống có thể thay đổi
để thích ứng với nhau.
Chúng ta biết rằng, truyền thống bao giờ cũng tồn tại với hai mặt của nó cho nên
phải tạo dư luận, dùng dư luận để phân tích, khẳng định, vận dụng, kế thừa, phát
huy cái tốt, cái phù hợp và ngược lại để loại trừ cái xấu, cái ác.
Có những quốc gia chỉ đề cao việc bảo tồn và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc mà
quên mất nhiệm vụ phát huy vai trị phát triển của văn hố.Sự khép kín của văn
hóa là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất kìm hãm sự phát triển của
các quốc gia này.
Trong thời đại tồn cầu hố, cải cách văn hóa phải tạo tính mở cho văn hóa để
văn hóa trở thành một hệ thống mở, vừa có khả năng loại bỏ những giá trị đã lỗi
thời, vừa có khả năng tiếp biến những tinh hoa văn hóa từ các cộng đồng khác
trên thế giới.
4. Các loại hình giao lưu văn hóa (tương tác văn hóa)
Tương tác văn hóa ít nhất là phải có 2 đối tượng : Có thể là 2 người , 2 nhóm , 2
tộc người , 2 quốc gia.
Hai đối tượng này phải gặp gỡ, phải tiếp xúc, phải trao đổi học hỏi nhau.
- Giao lưu trực tiếp – gián tiếp:


Ví dụ: người thầy giảng bài cho học sinh tai lớp học thì đó là giao lưu trực tiếp .

Các thơng điệp ấy tạo nên sự phản hồi nhanh chóng giữa người truyền và người
nhận.Nhờ điều ấy mà người ta biết được hiệu quả của những thông điệp được
truyền đi một cách rõ rệt.
Còn trong giao tiếp đại chúng, mối quan hệ giữa công chúng với TV, radio, báo
viết, báo điện tử được thực hiện bằng các tương tác gián tiếp thông qua sự trao
đổi và tác động lẫn nhau. Hiện nay, công nghệ thông tin đã rút ngắn khoảng cách
giữa người truyền và người nhận, song về cơ bản kênh truyền này vẫn được thực
hiện bằng cơ chế giao tiếp gián tiếp.Cũng giống như tương tác trực tiếp, tương
tác gián tiếp tạo nên quan hệ xã hội.Không chỉ như vậy, các tương tác này cịn
có xu hướng lặp đi lặp lại, ổn định và tạo nên các mơ hình tương tác đại chúng ở
các bộ phận công chúng.
- Giao lưu hợp tác – cạnh tranh.
5. Nguyên tắc trong giao lưu văn hóa.
- Tơn trọng lẫn nhau.
- Chấp nhận sự khác biệt.
- Hướng tới sự tương đồng.
Tôn trọng lẫn nhau đối với các truyền thống văn hóa dân tộc là tiền đề đầu tiên
của sự giao lưu liên văn hóa. Các nền văn hóa đa dạng đều bình đẳng với nhau,
dù ở đất nước nào, lớn hay nhỏ, đều phải tơn trọng truyền thống văn hóa của bên
kia và thừa nhận vai trị quan trọng của nó trong việc duy trì bản sắc của nền văn
hóa dân tộc. Chỉ có thừa nhận các ngun tắc đó thì mới có thể đạt được sự thấu
hiểu liên văn hóa lẫn nhau. Điều này có thể đưa đến sự chung sống hịa bình
giữa các nền văn minh thế giới thay vì xung đột, đối thoại thay vì đối kháng,
giao lưu hài hịa thay vì ghê sợ và cơ lập từ đó thực hiện được sự “hài hòa trong
khác biệt” hướng tới sự tương đồng trong văn hóa.
Câu 2:Vai trị của bản sắc văn hóa trong giao lưu văn hóa.


1. Khái niệm văn hóa truyền thống – những tính chất cơ bản của văn
hóa truyền thống.

GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm cho rằng: “văn hóa truyền thống là những giá trị
tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khn mẫu
xã hội được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và được cố
định hóa dưới dạng những phong tục tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận…”
Theo TS. Trần Nguyên Việt thì: “Theo đó, có thể coi truyền thống là một bộ
phận tương đối ổn định của ý thức xã hội, được lặp đi lặp lại trong suốt tiến trình
hình thành và phát triển của các nền văn hóa tinh thần và vật chất, là một giá trị
nhất định đối với từng nhóm người, từng giai cấp, cộng đồng và xã hội nói
chung”
- Như vậy, có thể khái quát văn hóa truyền thống có những tính chất cơ bản
sau đây:
+ Thứ nhất, tính giá trị. Cũng như văn hóa nói chung, văn hóa truyền thống
mang tính giá trị. Văn hóa truyền thống trở thành một bộ phậ n thiết yếu của
cuộc sống và góp phần phát triển cuộc sống. Văn hóa truyền thống mang tính
giá trị bởi vì nó là chuẩn mực, là thước đo cho hành vi đạo đức, cho những quan
hệ ứng xử giữa người và người trong một cộng đồng, một giai cấp, một quốc
gia, một dân tộc nhất định. Giá trị văn hóa truyền thống của một dân tộc là
những nguyên lý đạo đức lớn mà con người trong một nước thuộc các thời đại,
các giai đoạn lịch sử đều dựa vào để phân biệt phải trái, đúng, sai để định hướng
cho các hoạt động vì mục đích xây dựng cuộc sống tự do và tiến bộ của dân tộc
đó.
+ Thứ hai, tính lưu truyền. Văn hóa ra đời, phát triển trong suốt chiều dài lịch sử
của dân tộc.Những giá trị của nó được chuyển giao tiếp nối, qua nhiều thế hệ và
giá trị văn hóa truyền thống đó được giữ gìn phát huy lên một tầm cao mới. Qua
hàng nghìn năm lịch sử, các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam như chủ


nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, ý thức cộng đồng được lưu truyền phát
triển tạo thành một hệ giá trị mới của dân tộc Việt Nam.
+ Thứ ba, tính ổn định. Những giá trị của văn hóa truyền thống được gạn lọc,

khẳng định qua nhiều thế hệ, nó trở thành cái chân, cái thiện, cái mỹ được lịch
sử thừa nhận.Nó là một trong những hệ giá trị của văn hóa dân tộc, một thành tố
ổn định của ý thức xã hội. Văn hóa truyền thống trở thành những khn mẫu
được cố định hóa dưới dạng nghệ thuật, phong tục tập quán, nghi lễ, dư luận xã
hội, pháp luật…
- Các yếu tố tạo nên văn hóa truyền thống.
Đó là chủ nghĩa yêu nước, lòng thương yêu, quý trọng con người, tinh thần
đồn kết, ý thức cộng đồng; lịng dũng cảm, bất khuẩt, đức tính cần, kiệm,
khiêm tốn, giản dị, trung thực, thủy chung, lạc quan…
2. Vai trị của văn hóa truyền thống trong thời kỳ hội nhập ( xử lý mối
quan hệ giữa truyền thống và hiện đại).
Trong xu thế tồn cầu hóa như hiện nay, các quốc gia cần phải quan tâm thường
xuyên đến các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống của dân tộc mình. Bởi lẽ
suy xét đến cùng thì giá trị tối thượng có tính căn rễ của văn hóa là những giá trị
về mặt tinh thần được hun đúc, lưu truyền trong lịch sử. Văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, tức văn hóa vốn là giá trị tinh thần.
- Đóng cửa – mở cửa văn hóa.
Giao lưu văn hóa là quy luật của thời đại, là hiện tượng phổ biến của xã hội lồi
người.Nhờ giao lưu văn hóa đúng hướng mà các nước chậm phát triển có cơ hội
trở thành nước phát triển. Trong mọi hoạt động văn hóa Đảng và Nhà nước ta
bao giờ cũng nêu cao định đề biện chứng: kế thừa truyền thống tốt đẹp và tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tuy nhiên, để gữi gìn tơn vinh bản sắc văn hóa
dân tộc, cũng cần phải tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc văn hóa với các dân tộc khác,
nhằm mục đích học hỏi, giao lưu và tiếp biến. Đưa hình ảnh dân tộc và các giá


trị văn hóa dân tộc gia nhập vào các giá trị văn hóa khu vực và quốc tế là một xu
thế tất yếu của nhân loại trong thế kỷ XXI.
Xu hướng quốc tế hóa đem hình ảnh đem hình ảnh văn hóa dân tộc đóng góp
vào sự đa dạng văn hóa tồn cầu. Nhân loại ý thức được rằng: khơng thể nhất

thể văn hóa nhưng cũng khơng thể đóng cửa để phát triển. Con người trên trái
đất nhận ra mối quan hệ khăng khít giữa cái riêng của văn hóa dân tộc với cái
chung của văn hóa quốc tế và khu vực.
- Xử lý giữa truyền thống và hiện đại.
Văn hóa là cái nơi ni dưỡng mọi sự phát triển.Văn hóa tạo ra mơi trường sống
và khơng gian tinh thần để nâng đỡ các khơng gian chính trị và khơng gian kinh
tế.Chính bởi vậy, sự phát triển về kinh tế và chính trị phu thuộc đáng kể vào
khơng gian tinh thần đó. Nếu khơng gian tinh thần lạc hậu, con người sẽ nảy
sinh tâm lý tự mãn về những giá trị của mình, rất khó khăn trong việc nhận ra
cái mới và tiếp cận với cái mới, và do đó, sẽ bỏ lỡ các cơ hội phát triển.
Các quốc gia đang và kém phát triển thường có khuynh hướng duy trì bản sắc
văn hóa như một bằng chứng về sự khác biệt, thậm chí lo ngại rằng, tồn cầu
hóa sẽ xói mịn bản sắc văn hóa và bản lĩnh văn hóa, quên mất rằng bản sắc văn
hóa hay bản lĩnh văn hóa đều được hình thành sau những q trình lâu dài, tự
nhiên và không thể biến mất trước những tương tác về văn hóa.
Văn hóa như mơi trường tinh thần của con người, của đời sống nên phải cải cách
nó thường xuyên để nó trong sạch.Cải cách văn hóa là việc chống sự lạc hậu của
môi trường xã hội cũng giống như đảm bảo mơi sinh.Mội sinh có hai loại là vật
chất và tinh thần. Nếu chúng ta bảo vệ mơi sinh bằng chống tiếng ồn, chống rác
thải thì chúng ta cũng bảo vệ môi trường tinh thần bằng các cuộc cải cách văn
hóa thường xuyên, liên tục để giữ cho mơi trường đó trong sạch. Cải cách văn
hóa phải tạo tính mới cho văn hóa để văn hóa trở thành một hệ thống mở, vừa có
khả năng loại bỏ những giá trị đã lỗi thời, vừa có khả năng tiếp biến những tinh


hoa văn hóa từ các cộng đồng khác trên thế giới. Sự lạc hậu của môi trường tinh
thần sẽ là vật cản đối với tiến độ cũng như sự thành công và triệt để của cải cách
kinh tế và cải cách chính trị.







×