Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phương pháp phân tích định nghĩa vật chất của lênin tiêu chuẩn phân biệt vc yt liên hệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.5 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------------------------------

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: Phân tích định nghĩa vật chất của V.I.Lênin và chỉ ra tiêu chuẩn
để phân biệt vật chất và ý thức.
Ví dụ về thành tựu Khoa học Tự nhiên mới nhất để chứng minh.

Họ và tên sinh viên: Nông Thị Ngoan
Mã sinh viên: 11207686
Lớp: Triết Học Mác - Lênin (120) 41

Hà Nội - 05/2021


LỜI NĨI ĐẦU
Trong suốt một thời kì lịch sử rất rất dài, các thành tựu Khoa học Tự
nhiên như cơ học cổ điển Newton và các thành tựu trong Vật lý học, Hóa học,
Sinh học đã có một vài trị quan trọng, chi phối toàn bộ thế giới quan của các
nhà khoa học cũng như các nhà Triết học. Việc đồng nhất vật chất với khối
lượng và vật chất với nguyên tử dẫn đến các nhà khoa học, Triết học đã lấy
tính chất của nguyên tử và khối lượng để làm tính chất của vật chất. Điều này
trong một giới hạn nhất định có thể chấp nhận được nhưng rồi tự thân sự phát
triển của các khoa học Tự nhiên đã đem đến những thành tựu mới mà những
thành được này, triết học lúc bấy giờ với những quan điểm cũ như vậy không
đủ sức giải quyết, dẫn đến một cuộc khủng hoảng rất lớn về thế giới quan của
các nhà khoa học Tự nhiên, các nhà Triết học thời điểm cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX.
Với bối cảnh lịch sử như vậy, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin ra đời đã
khắc phục được khủng hoảng, đem lại niềm tin trong khoa học Tự nhiên. Sau


đây em xin trình bày hiểu biết của mình về định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
qua phần trả lời câu hỏi cô đưa ra.
Bài tập lớn của em bao gồm 3 phần:
I. Phân tích định nghĩa vật chất của V.I.Lênin và chỉ ra tiêu chuẩn để phân
biệt vật chất và ý thức.
II. Ví dụ về thành tựu Khoa học Tự nhiên mới nhất để chứng minh.
III. Tài liệu tham khảo
Lần đầu tiên làm bài tập lớn, em khơng thể tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong sẽ nhận được những lời góp ý của cô.


I. Phân tích định nghĩa vật chất của V.I.Lênin. Tiêu chuẩn để phân biệt vật
chất và ý thức.
1. Phân tích định nghĩa vật chất của V.I. Lênin.
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin: Vật chất là một phạm trù triết học dùng
để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác được
cảm giác của chúng ra chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc
vào cảm giác.
Phân tích:
- Phương pháp định nghĩa
Phương pháp định nghĩa của Lênin có gì khác thơng thường ? Chúng ta
biết rằng thông thường khi định nghĩa một khái niệm nào đó người ta sẽ quy
nó vào một khái niệm rộng hơn, đồng thời chỉ ra những đặc điểm riêng của
nó. Ví dụ muốn định nghĩa hình thoi thì người ta sẽ quy nó về tứ giác và chỉ
ra điểm riêng. Cụ thể “Hình thoi là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau”.
Tuy nhiên, trong phạm trù vật chất thì Lênin đã chỉ ra rằng nó là một
phạm trù rộng lớn đến cùng cực nên không thể quy về một khác niệm rộng
hơn nữa. Do đó, để định nghĩa vật chất ông không thể dùng phương pháp
thông thường như đã nêu ở trên.
Vậy nên để định nghĩa vật chất Lênin đã đặt vật chất đối lập với ý thức.

Hiểu vật chất là tất cả những gì tác động vào các giác quan của con người thì
gây nên cảm giác.
=> Đem đối lập vật chất với ý thức để định nghĩa vật chất là một điểm mới
của Triết học.
- Vật chất là một phạm trù triết học


“Vật chất” ở đây không thể hiểu theo nghĩa hẹp như là vật chất trong
lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học( nhơm, đồng, máu, nhiệt lượng, từ
trường…) hay ngành khoa học thông thường khác… Cũng không thể


hiểu như vật chất trong cuộc sống hằng ngày (tiền bạc, cơm ăn, áo
mặc, ơ tơ, xe máy…) có giới hạn, có sinh ra, có mất đi, chuyển hóa.


“Vật chất” trong định nghĩa của Lênin là một phạm trù Triết học, tức là
phạm trù rộng nhất, khái quát nhất, rộng đến cùng cực, khơng thể có gì
khác rộng hơn, vơ hạn, vơ tận.



Đến nay, nhận thức luận ( tức lý luận về nhận thức của con người) vẫn
chưa hình dung được cái gì rộng hơn phạm trù vật chất. Ta không thể
“nhét” vật chất này trong một khoảng không gian nhất định, vì khơng
có gì rộng hơn nó.

- Vật chất là thực tại khách quan (ở bên ngoài và độc lập với ý thức của
con người)



Vật chất có vơ vàn thuộc tính trong đó thuộc tính thực tại khách quan
(tức sự tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức con người) là thuộc tính
chung nhất vĩnh hằng với mọi dạng, mọi đối tượng vật chất.



Thuộc tính thực tại khách quan là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật
chất, cái gì khơng phải là vật chất trong tự nhiên và trong xã hội. Tất
cả cái gì tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức của con người đều là
những dạng vật chất khác nhau của vật chất.



Thuộc tính trên cũng là tiêu chuẩn để khẳng định thế giới vật chất tồn
tại thực sự và tồn tại do chính nó, đó là cơ sở đấu tranh chống lại chủ
nghĩa duy tâm dưới mọi hình thức.

=> Dù con người đã nhận thức được hay chưa, dù con người có mong muốn
hay khơng thì vật chất ln tồn tại vĩnh viễn trong vũ trụ.
- Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác


Vật chất, tức là thực tại khách quan, là cái có trước cảm giác (nói rộng
ra là ý thức). Như thế, vật chất “sinh ra trước” là tính thứ nhất. Cảm
giác (ý thức) “sinh ra sau” là tính thứ hai.





Do tính trước sau như vậy, vật chất khơng lệ thuộc vào ý thức nhưng ý
thức lệ thuộc vào vật chất.



Trước khi lồi người xuất hiện trên trái đất, vật chất đã tồn tại nhưng
chưa có ý thức vì chưa có con người. Đây là ví dụ cho thấy vật chất
tồn tại khách quan khơng lệ thuộc vào ý thức.



Có ý thức của con người trước hết là do có vật chất tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp lên giác quan (mắt, mũi, tai, lưỡi …) của con người.
Đây là ví dụ cho thấy ý thức lệ thuộc vào vật chất. Như thế, ý thức là
sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách
năng động sáng tạo.

- Vật chất được giác quan của con người chép lại, chụp lại, phản ánh


Vật chất là một phạm trù triết học rộng đến cùng cực, tồn tại khách
quan, nhưng không tồn tại trừu tượng mà là sự tồn tại hiện thực thông
qua các sự vật cụ thể cảm tính, các dạng cụ thể (sắt, nhơm, ánh sáng
mặt trời, khí lạnh, cái bàn, quả táo…) mà khi vật chất tác động đến
các giác quan của con người (tai, mắt, mũi) thì gây ra cảm giác ở
người, đem lại sự nhận thức về chính nó.



Giác quan của con người, với những năng lực vốn có, có thể chép lại,

chụp lại, phản ánh sự tồn tại của vật chất, tức là nhận thức được vật
chất. Sự chép lại, chụp lại phản ánh của giác quan đối với vật chất
càng rõ ràng sắc nét thì nhận thức của con người về vật chất càng sâu
sắc tồn diện.



Nói rộng ra tư duy, ý thức, tự tưởng, tình cảm… của con người chẳng
qua chỉ là sự phản ánh, là hình ảnh của vật chất trong bộ óc con người.

=> Tóm lại: Lênin đã tiến hành tổng kết toàn diện những thành tựu mới nhất
của khoa học, đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa hoài nghi, duy
tâm.


2. Tiêu chuẩn để phân biệt vật chất và ý thức
Như đã phân tích ở phần trước, thuộc tính cơ bản của vật chất là “thực tại
khách quan”, “tồn tại khơng lệ thuộc vào cảm giác”. Đó cũng chính là tiêu
chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì khơng phải là vật chất.


“Thực tại khách quan” được đem lại cho con người trong cảm giác
“tồn tại khơng lệ thuộc vào cảm giác” điều đó khẳng định “thực tại
khách quan” (vật chất) là cái có trước (tính thứ nhất) cịn “cảm giác” (ý
thức)



“Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chấp lại chụp lại, phải ánh” điều đó nói lên

“thực tại khách quan” (vật chất) được biểu hiện thông qua các dạng cụ
thế, bằng “cảm giác” (ý thức) con người có thể nhận thức được và
“thức tại khách quan” (vật chất) chính là nguồn gốc, nội dung khách
quan của “cảm giác” (ý thức).

Ví dụ:

Sao nắng chiều thu vàng vọt quá
Để hồn ta lịm mãi trong mơ

Nắng chiều thu là vật chất vì


Nhìn thấy (được đem lại cho con người trong cảm giác)



Nhớ lại và tả lại cho người khác ( được cảm giác của con người chép
lại, chụp lại, phản ánh)



Nó vẫn tồn tại dù khơng có “ta” hay bất kỳ ai (nó tồn tại khơng lệ
thuộc vào cảm giác).


II. Ví dụ về thành tựu Khoa học Tự nhiên mới nhất để chứng minh: cây kéo
sinh học CRISPR/Cas 9.
Mùa giải Nobel bắt đầu vào tháng 10 mỗi năm, khi các ủy bạn ở Thụy
Điển và Na Uy xướng tên những người đoạt giải trong nhiều hạng mục khoa

học, văn chương, kinh tế và hịa bình, cho những nhà khoa học, tác giả và nhà
hoạt động đóng góp lớn lao cho sự tiến bộ chung của nhân loại.
Với sự nỗ lực “phát triển một phương pháp chỉnh sửa bộ gen” hai nhà
khoa học nữ Emmanuelle Chapentier và Jennifer A.Doudna chính thức trở
thành chủ nhân của giải Nobel Hóa học năm 2020.
Theo thông cáo công bố trên website nobelprize.org hai nhà khoa học này
đã phát hiện một trong những công cụ sắc 2 bán nhất của công nghệ gen: cây
kéo sinh học CRISPR/Cas 9. Kéo chỉnh sửa gen này được đánh giá là công
cụ để viết lại mật mã của sự sống và đã đưa khoa học sự sống bước vào một
kỷ nguyên mới.
Bằng cách sử dụng công nghệ CRISPR/Cas 9, các nhà nghiên cứu có thể
thay đổi DNA của động vật, thực vật và vi sinh vật với độ chính xác rất cao.
Cơng nghệ này đã có tác động mang tính cách mạng đối với khoa học sự
sống, góp phần phát triển các phương pháp điều trị ung thư mới và có thể
biến giấc mơ chữa khỏi bệnh di truyền thành sự thật. Hơn nữa thông cáo của
Viện Hàn lâm Khoa học phần mạnh: “…kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR/Cas
9 đóng góp vào nhiều phát hiện quan trọng trong nghiên cứu cơ bản, các nhà
nghiên cứu thực vật có thể phát triển nhiều loại cây trồng có khả năng chống
chịu nấm mốc, sâu bệnh và hạn hán”.
“Công cụ gen này có một sức mạnh to lớn tác động đến tất cả chúng. ta.
Nó khơng chỉ cách mạng hóa khoa học cơ bản, mà còn cải tiến mùa vụ và sẽ
dẫn tới các phương pháp mới đột phá để điều trị bệnh” ơng Claes Gustafsson,
Chủ tịch Uỷ ban Giải Nobel Hóa học đánh giá.


Cơ chế hoạt động của CRISPR/Cas 9
CRISPR/Cas 9 hoạt động như một kéo phân tử có thể cắt bỏ những phần gian
khơng mong muốn và thay vào đó những chuỗi ADN mới khỏe mạnh.
Hệ thống này bao gồm hai phần chính là:



enzyme endonuclease Cas 9



phân tử RNA dẫn đường (gRNA)

Enzyme Cas 9 có vai trị phân cắt DNA mục tiêu, trong khi phân tử RNA
dẫn đường có vai trị do nhận diện DNA mục điều chức trình tự bổ sung với
phân tử gRNA.
Ngồi ra trên gRNA cịn có sự hiện diện của trình tự PAM (Protos pacer Adjacent Motit) Trình tự PAM có vai trị quan trọng đối với q trình nhận
diện và gắn chuyên biệt của enzym Cas 9 vào trình tự mục tiêu.
Đốc với enzym Cas 9, trình tự PAM bao gồm 3 nucleotit- NGG trong đó
N là một nucleotit bất kỳ. Bằng việc thiết kế các trình tự gRNA khác nhau
(khoảng 20 nucleotit) các nhà khoa học hầu như có thể tác động đến bắt kỳ
gen nào.
KẾT LUẬN: theo định nghĩa vật chất của Lênin ta có thể xếp cây kéo sinh
học CRISPR/Cas 9 vào vật chất.
GIẢI THÍCH:
CRISPR/Cas 9 là thực tại khách quan. CRISPR/Cas 9 ở bên ngoài ý thức con
người và độc lập với ý thức con người:


CRISPRI/Cas 9 có thể được quan sát, nhìn thấy qua hình hiển vi (được
đem lại cho con người trong cảm giác).



Ta có thể tìm những nghiên cứu về CRISPRlcas9, những hình ảnh về
cơ chế, cấu trúc hoạt động của nó một cách dễ dàng bằng internet (được

cảm giác của con người chụp lại chép lại phản ánh).




Thực ra, dù con người đã nhận thức được hay chưa, có mong muốn hay
khơng mong muốn sự tồn tại của CRISPR/Cas 9 thì nó vẫn ln tồn tại
bao lâu nay. Chỉ là đến khi khoa học đã phát triển con, người mới phát
hiện (nó tồn tại khơng lệ thuộc vào cảm giác).

III. Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình triết học Mác - Lênin (sử dụng trong các trường Đại học hệ khơng
chun lý luận chính trị) (Tài liệu dùng tập huấn giảng dạy năm 2019).
2. Slide bài giảng, nội dung, audio bài giảng chương II từ Lớp K62_Triết học
Mác-Lênin_(120)_41@ Nguyễn Thị… trên hệ thống Ims.neu.edu.vn
3. />4. />5. />6. />
Bài tập của em xin được kết thúc tại đây. Em cám ơn cơ rất nhiều vì đã
theo dõi bài làm của em! Một lần nữa, em rất mong nhận được những nhận
xét, góp ý từ cơ ạ.




×