Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Van hien Viet Nam tu Thang Long Ha Noi den PhuXuan Hue

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.03 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Văn hiến Việt Nam từ Thăng Long –</b>


<b>Hà Nội đến Phú Xuân - Huế</b>



Văn hiến Thăng Long không phải là sản phẩm riêng của những con người sống trên


mảnh đất Thăng Long, dù mảnh đất ấy là Thủ đơ, trung tâm của cả nước. Khơng có


lịch sử hàng nghìn năm đồn kết chiến đấu của cả cộng đồng dân tộc trên lãnh thổ


Việt Nam thì khơng thể có văn hiến Thăng Long.



<i>Cố đơ Huế . Ảnh: internet</i>


Cũng khơng thể có văn hiến Thăng Long nếu như khơng có sự đóng góp những giá trị vật chất và
tinh thần của mọi miền, nhất là Phú Xuân-Huế, Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh, những nơi tiếp
nối Thăng Long-Hà Nội, trở thành những trung tâm mới của cả nước.


Sự giao thoa đầy hiệu quả giữa thủ đô Thăng Long với mọi miền đã tạo nên một nền văn hiến dân
tộc vừa thống nhất, vừa đa dạng. Mỗi địa phương vừa có những nét chung của tồn quốc, vừa có
những đặc trưng phong phú của địa phương mình.


<i>Kế thừa và đổi mới là truyền thống chung của cả dân tộc. Kế thừa và đổi mới luôn luôn đem lại</i>
nguồn sinh lực mới cho truyền thống, khiến cho truyền thống luôn luôn được hiện đại hóa và nhân
tố hiện đại khơng cắt đứt với truyền thống.


Đã từ lâu, cùng với sự phát triển của Thăng Long, nhiều vùng văn hóa đã nổi lên trong tồn quốc.
Sau Thăng Long đã có nhiều vùng phát triển về giáo dục và văn hóa, về đào tạo nhân tài cho đất
nước. Nhiều người đã từ các vùng đất ấy đến Thăng Long để học tập hoặc tham gia các kì thi Hội ở
Thăng Long, đóng góp cho đất nước nhiều vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hồng giáp,
Tiến sĩ, Phó bảng. Nhiều tỉnh đã được nhà nước lựa chọn để tổ chức các kì thi Hương như Thăng
Long, Sơn Nam, Kinh Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An. Những người này đã đóng góp lớn vào việc giao
lưu văn hóa giữa thủ đơ và địa phương, thực hiện một phần vào sự tỏa sáng của văn hiến Thăng
Long ra tồn quốc.



Trong các tiểu vùng văn hóa nói trên, nổi lên một vùng văn hóa rực rỡ trên mảnh đất đã từng mang
tên Ơ, Lý, rồi Thuận Hóa, Phú Xuân và Huế hôm nay.


Trước khi chúa Nguyễn vào Thuận Hóa để lập nghiệp thì nơi đây đã là địa bàn cư trú của người
Việt cổ từ ngàn năm trước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Con người Việt Nam dù ở Giao Chỉ, Cửu Chân hay Nhật Nam đều cùng gắn bó với nhau, cùng trải
qua các bước thăng trầm, cùng chung vinh quang, cùng chia gian khổ.


Sự gắn bó giữa thủ đơ Thăng Long với Thuận Hóa càng nâng cao thêm những nét đẹp cộng đồng
rất bền vững về chủ nghĩa u nước, về lịng thương người, về ý chí kiên cường bất khuất để bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ, củng cố độc lập, thống nhất của Tổ quốc. Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi đã
gọi Thuận Hóa là phên dậu của Tổ quốc.


Năm 1558, Nguyễn Hoàng, con trai Nguyễn Kim đã được phái từ Thăng Long vào trấn thủ Thuận
Hóa và Quảng Nam để bảo vệ và xây dựng lãnh thổ phía Nam của Tổ quốc.


Các chúa Nguyễn phía trước kế tiếp nhau xây dựng mảnh đất này đã có công lớn là khai hoang
khẩn đất, di dân và phương Nam tạo thành một dải đất rộng lớn. Với truyền thống thông minh và
sáng tạo, con người Việt Nam vào sinh sống nơi vùng đất mới lại phát huy hơn nữa truyền thống
lâu đời của dân tộc, vừa khai phá đất đai, vừa dũng cảm bảo vệ lãnh thổ. Cũng từ đó mà trong tồn
quốc, tình u thương ngày càng thắm thiết, tinh thần đoàn kết chiến đấu càng chặt chẽ thêm.
Sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ gia đình phong kiến Trịnh - Nguyễn đã tạo ra sự chia cắt Đàng
Trong và Đàng Ngoài, kéo dài suốt hai thế kỉ cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn. Cuộc chiến tranh
này đã đi ngược với tình cảm và ý chí của nhân dân, cản trở sự phát triển chung của cả dân tộc.
Đất nước trì trệ và suy thối đã trở thành miếng mồi ngon cho sự xâm lược từ phương Bắc. Hơn 20
vạn quân Thanh kéo vào chiếm đóng Thủ đơ Thăng Long, tưởng dễ dàng đặt tồn bộ đất nước dưới
sự thống trị của chúng.


Một bất ngờ lịch sử đã diễn ra, đó là sự vùng dậy long trời lở đất của toàn thể nhân dân Việt Nam,


dưới sự lãnh đạo của anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. Lịch sử một lần nữa chứng minh truyền thống
dân tộc là chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập dân tộc của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân
dân.


Năm 1802, Gia Long lên ngôi vua. Bị ảnh hưởng lâu ngày của sự xung đột Đàng Trong, Đàng
Ngoài và xuất phát từ mối thù sâu sắc giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, các vua đầu
triều đã có ý chia rẽ Thăng Long và Huế, không ngừng hạ thấp thành tựu và ảnh hưởng của Thăng
Long. Thăng Long chỉ cịn giữ vị trí là thủ phủ của Bắc Thành, lại phải đổi chữ Long là Rồng thành
chữ Long là Thịnh. Năm 1805, Gia Long còn bắt phá bỏ Hồng thành, xây lại tịa thành mới theo
kiểu vơ băng nhỏ hơn.


Dù nhà Nguyễn cố tình hạ thấp vị trí của Thăng Long vẫn là thắng địa, là một trung tâm kinh tế
văn hóa lớn nhất. Văn hiến Thăng Long vẫn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển văn hóa và hiền tài
của đất nước.


Kinh đơ Huế tồn tại 80 năm thì đất nước rơi vào sự thống trị của đế quốc Pháp. Với thủ đoạn chia
<i>để trị chúng cắt đất nước ta thành 3 miền với 3 trung tâm: Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Chúng cố tạo ra</i>
sự chia rẽ không chỉ ở lãnh thổ mà ở lòng người. Thủ đoạn của chúng cũng ít nhiều gây được một
số nhận thức sai lầm, làm giảm sút phần nào tình cảm thống nhất dân tộc ở một số ít những người
mơ hồ và bị đầu độc. Trong khi đó, nhân dân Việt Nam trước sau như một, ln ln gắn bó với
nhau, q trọng nhau, học hỏi nhau, coi độc lập thống nhất là lẽ sống của cả dân tộc và ở mỗi con
người. Chính vì thế mà truyền thống văn hiến Thăng Long qua ngàn năm lịch sử cùng với những
thành tựu vật chất và tinh thần của Huế mãi mãi là tài sản, là sức mạnh và niềm tự hào của cả nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

sắc trong sinh hoạt của mình từ ăn, mặc, ở đến những giao tiếp hàng ngày trong gia


đình và ngồi xã hội.



<i>Sơng Hương thơ mộng. Ảnh: internet</i>


Sẽ là sai lầm nếu như nghĩ rằng đó chỉ là những thứ vốn có trong truyền thống văn hiến của dân tộc


mà tiêu biểu là Thăng Long. Và cũng sẽ sai lầm nếu tưởng rằng Huế đã cắt đứt với truyền thống
dân tộc và mọi thứ ở nơi này chỉ là sản phẩm của riêng Huế.


Huế cũng như Thăng Long trước đây chỉ có thể phát triển thành một trung tâm của cả nước khi biết
kế thừa một cách sáng tạo những truyền thống tốt đẹp của ông cha từ xưa, đồng thời tiếp thu và
nâng cao hơn những giá trị vật chất và tinh thần của cả nước.


Chân lí này được chứng minh trên mọi lĩnh vực, ở mọi thành công của xứ Huế.
<b>1. Văn hiến Thăng Long trên lĩnh vực tinh thần</b>


<i><b>a. Truyền thống anh hùng bất khuất</b></i>


Mảnh đất Thuận Hóa-Phú
Xuân-Huế có đầy đủ những điều kiện
thuận lợi để trở thành một trung
tâm phát triển kinh tế, xã hội, văn
hóa xứng đáng là kinh đơ của cả
nước. Những phẩm chất tinh thần,
những truyền thống tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam cũng như mọi
miền đất nước không phải là bẩm
sinh, mà là sản phẩm của thực
tiễn sản xuất và chiến đấu trong
những hoàn cảnh cụ thể của mỗi
địa phương, mỗi thời điểm lịch
sử.


Nếu con người Việt Nam ở lưu
vực sông Hồng mà Thăng Long
là trung tâm, đã có một nghị lực


phi thường để vừa chống thiên tai


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

vừa chống địch họa, thì mảnh đất Phú Xn-Huế khơng phải lúc nào cũng bằng phẳng như dịng
nước sông Hương.


Suốt một ngàn năm lịch sử, các triều đại Lý, Trần, Lê đã liên tục từ thủ đô Thăng Long kéo quân
vào đây để bảo vệ vùng đất địa đầu này của Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống tự do và hạnh phúc của
nhân dân.


Cũng bao lần người dân của xứ Huế đã cùng thủ đô Thăng Long và đồng bào toàn quốc chiến đấu
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Từ kinh đô Phú Xuân của triều đại Tây Sơn, Hoàng đế
Quang Trung đã cùng với nhân dân của xứ Huế, của miền Trung và miền Nam lên đường tiêu diệt
quân xâm lược nhà Thanh, giải phóng cho Thăng Long tồn quốc. Trong bài hịch kéo quân ra Bắc,
Quang Trung đã nêu lên những tấm gương anh hùng của dân tộc Việt Nam, của cố đô Thăng Long
để động viên tướng sĩ.


Trước sự xâm lược của đế quốc Pháp, nhân dân Huế đã kiên cường bất khuất chiến đấu bảo vệ đô
thành, phát động phong trào Cần Vương, tiếp tục cùng cả nước chiến đấu dưới ngọn cờ của Đảng
và sự dìu dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lịch sử sẽ mãi mãi ghi nhớ những tấm gương bất diệt của
con người xứ Huế trong Cách mạng tháng Tám, xóa bỏ triều đình nhà Nguyễn, trả lại Huế yêu
thương cho chủ nhân chân chính của nó là nhân dân xứ Huế và nhân dân tồn quốc. Trong lịch sử
chiến đấu của mình, người dân xứ Huế luôn tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.
<i><b>b.</b><b>Truyền thống yêu nước thương người</b></i>


Truyền thống yêu nước và nhân đạo của con người Việt Nam sống mãi qua các thời kì và trên mọi
miền đất nước không phải là ngẫu nhiên, cũng không phải là xuất phát từ những lời răn về đạo đức
mà là sản phẩm tất yếu của lịch sử, là điều kiện tồn tại của cả dân tộc và của mỗi con người.


Trên một mảnh đất thường xuyên bị đe dọa bởi sự tàn phá của thiên nhiên, sự xâm lược của nước
ngồi, nếu khơng chung lưng đấu cật, gắn bó với nhau, không nhường cơm sẻ áo, không cùng nhau


chiến đấu hi sinh thì khơng những cá nhân khơng sống nổi mà Tổ quốc cũng bị diệt vong. Một con
<i>ngựa đau, cả tàu khơng ăn cỏ, cả nước gắn bó với Huế và Huế gắn bó với cả nước. Trong hồn</i>
cảnh khó khăn riêng của mình, con người xứ Huế đã nâng tình cảm thiêng liêng này lên một mức
độ cao nhất.


Cũng như Thăng Long, Huế là nơi thường xuyên thu hút những người từ mọi miền đến Huế để làm
ăn sinh sống. Tình hình này khiến cho con người Huế cũng như con người Thăng Long ln mở
rộng tình thương yêu đối với những người láng giềng, đối với đông đảo nhân dân nhập cư và từ đó
củng cố thêm lịng u nước, mở rộng tình thương bao la giữa người và người. Người ta nhận rõ
điều này trong tính hiếu khách của con người xứ Huế, vừa hiền dịu, vừa thân thương. Tình cảm này
khơng những thể hiện trong các tác phẩm văn học nghệ thuật mà còn bộc lộ trong sinh hoạt gia
đình và giao tiếp xã hội của con người xứ Huế. Điều này nói thêm rằng xứ Huế không chỉ hấp dẫn
bởi vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh mà còn ở vẻ đẹp của lòng người.


<i><b>c.</b></i><b> </b><i><b>Không ngừng vươn tới một cuộc sống cao về văn hóa</b></i>


Mặc dù các vua đầu triều Nguyễn khơng muốn cho Thăng Long tồn tại như một trung tâm ngang
bằng với thủ đô Huế, nhưng thực tế vẫn không thể cắt đứt với truyền thống văn hiến của Thăng
Long. Dù muốn hay khơng muốn thì những thành tựu của văn hiến Thăng Long vẫn tái hiện ở Huế.
Tổ chức lại bộ máy của triều đình với mơ hình của Thăng Long từ tám thế kỉ trước. Vẫn nhà vua
với lục bộ, vẫn bộ máy từ các quan ở tỉnh, huyện cho đến cường hào ở thôn, xã. Vẫn chế độ ruộng
đất lấy công làm chủ yếu. Vẫn lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Các cơng trình biên soạn của triều Nguyễn cũng vơ cùng phong phú. Bài học của những trí thức ở
Thăng Long như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Văn Hưu, Ngơ Sĩ Liên, Lê
Q Đơn, Ngơ Thì Sĩ lại được tiếp nối ở triều đình Huế. Từ Gia Long đến Tự Đức, một loạt các
cơng trình nghiên cứu sử học, luật học, các cơng trình giải thích Nho giáo, cùng với những cơng
trình về địa lí, thiên văn, y học được biên soạn và xuất bản, tạo ra một sự phong phú chưa từng có
trong lịch sử. Trên lĩnh vực văn nghệ, những cơng trình kiến trúc của triều đình, sự phát triển âm
nhạc và ca múa ở cung đình, sáng tác thơ ca đã góp phần xây dựng xứ Huế thành một trung tâm tỏa


sáng về văn hóa nghệ thuật.


Tuy nhiên, để xây dựng được đời sống văn hóa của xứ Huế như ngày nay, trước hết phải nói đến
cơng lao của nhân dân xứ này, những con người mang tâm hồn nghệ sĩ thể hiện đỉnh cao của một
cuộc sống văn hóa, vừa mang bản sắc dân tộc, vừa mang những nét độc đáo của địa phương.


<b>2. Văn hiến Thăng Long trong sinh hoạt vật chất</b>


Trước Huế và trước cả Thăng Long hàng chục thế kỉ, con người Việt Nam từ thời Văn Lang - Âu
Lạc đã phải vượt qua thử thách mà môi trường thiên nhiên đã đặt ra trước sự tồn vong của họ.
Để sống được và trụ lại trên mảnh đất này, con người Việt Nam phải đương đầu với một môi
trường thiên nhiên vừa hào phóng, vừa khắc nghiệt.


Thời tiết của nước ta, một xứ nhiệt đới, gây ra rất nhiều bệnh tật mà chính nhân dân ta phải tự mình
giải quyết.


Trong điều kiện sinh hoạt này, tổ tiên ta từ xưa đã tạo cho mình truyền thống cần cù, sáng tạo cho
Thăng Long trước kia và cho Huế về sau những giá trị tinh thần mới để đương đầu với mọi thử
thách của thiên nhiên, để tồn tại và phát triển.


Con người xứ Huế trước những di sản tinh thần ấy đã tiếp thu, nối tiếp và nâng cao, tạo thành
những đức tính tốt đẹp trong cuộc sống hàng ngày.


Con người xứ Huế cũng như ông cha ta từ trước đã phát huy cao nhất nội lực của bản thân và của
cộng đồng để vừa xây dựng thành quách, cung điện, trường học, đường xá, vừa đắp đê, xẻ đập ngăn
sông, đương đầu với những thiên tai xảy ra thường xuyên. Phải mất bao nhiêu công sức mới giành
được độc lập, tự do, mới phấn đấu cho xã hội được phồn vinh, gia đình được hạnh phúc nên con
người Việt Nam ở Huế cũng như ở Thăng Long càng phát huy hơn nữa truyền thống dân tộc là lao
động sáng tạo, đạt được những sản phẩm có giá trị cao về chất lượng và hiệu quả.



Sự thích ứng với hồn cảnh thiên nhiên còn được thể hiện trên mọi lĩnh vực. Riêng trên các mặt
sinh hoạt vật chất như ăn, mặc, ở thì Huế phát huy cao nhất truyền thống văn hóa của dân tộc, nối
tiếp những thành tựu của văn hóa Thăng Long.


<i><b>a.</b><b>Truyền thống về nhà ở</b></i>


Cũng như ở Thăng Long, trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, kiến thiết nơi cư trú, vấn đề thời tiết và
khí hậu càng có ảnh hưởng quan trọng. Thời tiết và khí hậu ở Việt Nam nói chung là khắc nghiệt.
Mưa phùn gió bấc và rất ẩm ướt trong mùa đơng. Nóng nực cả ban ngày lẫn ban đêm trong mùa hè.
Thời tiết này địi hỏi đồ ăn, đồ mặc phải thích nghi với môi trường mà nhà ở cũng phải xây dựng
thế nào để giảm bớt sự vất vả do thời tiết sinh ra và tạo được sự ấm áp trong mùa đông, sự mát mẻ
trong mùa hè.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Nhà vườn kiến trúc đặc trưng ở Huế. Ảnh: tuoitre.vn</i>


Một nét đặc sắc chung ở Thăng Long cũng như ở Huế là sự gắn liền cuộc sống của con người với
<i>cảnh quan thiên nhiên, sự gắn liền tính thực tế với tính thẩm mĩ, sự gắn liền của thành tựu nhân loại</i>
với tâm hồn Việt Nam.


Đối với con người xứ Huế thì tình u thiên nhiên và gắn bó với thiên nhiên càng sâu sắc hơn nữa.
Có thể thấy rõ điều này ở sự yêu thích nhà vườn của người xứ Huế. Huế là thành phố vườn, thành
phố giống như một vườn hoa lớn. Mọi ngôi nhà đều nằm dưới màu xanh của rặng cây. Sơng Hương
đẹp thêm nhờ có vườn cây ở đôi bờ. Với nhà vườn, Huế nổi lên thành một trung tâm thể hiện một
trình độ văn hóa rất cao trong quan hệ thẩm mĩ giữa người với thiên nhiên.


<i><b>b.</b><b>Truyền thống về trang phục</b></i>


Con người xứ Huế cũng tiếp thu và phát huy truyền thống của dân tộc từ Thủ đơ Thăng Long,
khơng chỉ bảo tồn mà cịn khơng ngừng nâng cao truyền thống ấy.



Thời xưa, quần áo người Việt Nam cũng đã rất thích ứng với những điều kiện của khí hậu, của sản
xuất và sinh hoạt của mỗi vùng và ở mỗi mùa khác nhau. Trong điều kiện xứ nhiệt đới, người ta
thường mặc những quần áo bằng vải lụa mỏng, thoáng mát. Phụ nữ thường mặc váy, đeo yếm. Đàn
ơng thường đóng khố, cởi trần. Họ thường đi đất, che mưa nắng bằng nón lá, áo tơi.


Quần áo thì rất giản dị cho phù hợp với thời tiết nhưng trang sức thì lại được đặc biệt quan tâm. Từ
xa xưa đã có đủ loại đồ trang sức với nhiều kiểu khác nhau bằng xương, bằng vỏ ốc, vỏ trai, bằng
đá quý như vòng tay, vòng cổ, vịng chân, hoa tai… Khơng chỉ con gái mà cả con trai cũng ưa
chuộng đồ trang sức. Điều đó nói lên tinh thần lạc quan, yêu đời của người Việt. Trong hồn cảnh
thiếu thốn, họ vẫn ln tìm cách làm đẹp thêm cho cuộc sống của mình. Có thể nói, ý thức thẩm mĩ
trong trang sức đã nảy sinh rất sớm ở người Việt cổ và trở thành truyền thống đối với con người
Việt Nam sau này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

áo phải bền chắc, tiện lợi, người mặc vào thấy thoải mái. Nhưng khơng chỉ có thế, quần áo của
người Thăng Long cịn phải đẹp. Những cái gì hào nhống, xa hoa, sặc sỡ, rườm ra, kệch cỡm kiểu
hoa hòe, hoa sói… đều khơng phải là những vẻ đẹp mà người Thăng Long tìm tới.


Ở người dân xứ Huế, truyền thống dân tộc trong trang phục càng được bảo tồn và nâng cao.


<i>Áo dài của những cô gái Huế là sự kế thừa và hoàn thiện của </i>
<i>chiếc áo dài Việt Nam. Ảnh: internet</i>


Cũng như ở Thăng Long, quần áo ở Huế trước hết phải mang tính thực dụng cao. Nghĩa là, phải mát mẻ trong mùa hè,
ấm áp trong mùa đông, gọn gàng trong lao động, thoải mái trong dạo chơi và đặc biệt là trang trọng và lịch sự trong
những ngày lễ hội. Ngoài ra, quần áo cịn phải thể hiện một trình độ thẩm mĩ cao và đầu óc sáng tạo của người sử
dụng. Chiếc áo dài của những cô gái Huế là sự kế thừa và hồn thiện ở một trình độ cao của chiếc áo dài Việt Nam.
Chất liệu vải không quan trọng bằng màu sắc thích hợp ở các lứa tuổi khác nhau. Với truyền thống chiếc áo khéo vá
<i>hơn lành vụng may, người con gái xứ Huế đặc biệt quan tâm tới kiểu dáng và trình độ cắt may ở từng đường kim mũi </i>
chỉ. Tính chất giản dị và thẩm mĩ của áo dài xứ Huế còn được bổ sung bằng sự duyên dáng của chiếc nón bài thơ vừa
thanh lịch, vừa được trau chuốt một cách kín đáo và tỉ mỉ.



Chúng ta càng thấy rõ trình độ văn hóa của người dân xứ Huế qua cách trang phục ở những đám
cưới truyền thống. Trong những dịp này, từ các ông bà già đến các tầng lớp thanh niên, từ cô dâu,
chú rể đến những người phù dâu, phù rể, trang phục đều rất phong phú về kiểu cách, đều trang nhã
và lịch sự, tạo nên những màu sắc tươi sáng của một ngày vui, hứa hẹn một cuộc sống thanh bình
và hạnh phúc.


<i><b>c. Truyền thống về ẩm thực</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>Cũng như ở Thăng Long, các món ăn Huế thể hiện cao về văn hóa </i>
<i>ẩm thực. Ảnh: internet</i>


Cũng như ở Thăng Long, nguyên liệu chủ yếu trong ẩm thực là thực vật và một số ít động vật mà
thôi nên con người xứ Huế đã có rất nhiều sáng kiến trong chế biến để các thức ăn luôn luôn được
thay đổi cho phù hợp với khẩu vị và thời tiết.


Trong quá trình phát triển của dân tộc, đất nước được khai phá và mở rộng thêm, thức ăn cũng
được phong phú thêm và càng được chế biến với nhiều dạng hơn nữa. Vì thế, con người xứ Huế đã
ln ln thể hiện một trình độ văn hóa ẩm thực khá cao. Tinh thần sáng tạo ấy được duy trì và
phát triển mãi cho tới ngày nay. Văn hóa ẩm thực của Huế lan tỏa ra tồn quốc, góp phần làm
phong phú hơn nữa món ăn dân tộc.


Là trung tâm chính trị, kinh tế và giao lưu văn hóa, Thăng Long-Hà Nội rồi Phú Xuân-Huế có điều
kiện thuận lợi tiếp thu kinh nghiệm chế biến món ăn không chỉ từ các miền của đất nước mà cịn từ
nước ngồi như Trung Quốc, Ấn Độ, phương Tây. Với đầu óc sáng tạo và sự khéo léo trong kĩ
thuật chế biến, sự lịch lãm và tinh tế trong thưởng thức món ăn, con người Thăng Long và ở Huế đã
đặt dấu ấn văn hóa ẩm thực của mình trong rất nhiều thức ăn, đồ uống…


Văn hóa ẩm thực của Hà Nội và Huế không chỉ thể hiện ở chỗ chế biến được món ăn ngon mà hơn
thế nữa, ln ln thể hiện một trình độ tổ chức bữa ăn và cách thưởng thức món ăn. Người Hà Nội


và Huế rất tinh tế và sành điệu trong việc ăn uống, tuy đơi lúc tỏ ra khá kĩ tính hoặc có chút cầu kì.
Món ăn Hà Nội và Huế q ở tinh, không quý ở nhiều. Người Việt Nam ở hai nơi này rất coi trọng
gia vị với rất nhiều loại rau thơm. Mâm, bát, đĩa, đũa dọn lên phải sạch sẽ, khô ráo, xếp đặt tinh
tươm. Người Hà Nội và Huế vào mâm ngồi ngay ngắn, ăn uống từ tốn, khoan thoai…


Các món ăn Huế rất ngon miệng, rất phong phú, vừa cầu kì, thể hiện trình độ cao của văn hóa ẩm
thực, đánh dấu ở chỗ khơng chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên mà trước hết ở trình độ chế biến của
con người như đã nói ở trên. Việt Nam không phải là dân du mục, cũng không giỏi về chăn nuôi
nên thức ăn bằng thịt thú vật và gia cầm không nhiều lắm. Sự khéo léo là ở chỗ chế biến thức ăn từ
rau, cá. Có hàng chục cách chế biến khác nhau từ một giống rau, một loài cá. Việc này càng thể
hiện rõ nét ở con người xứ Huế. Khơng nói đến những món ăn cao lương mĩ vị, những nem công
chả phượng ở trong cung điện nhà vua mà chỉ cần nói tới những món ăn bình dân trong các gia
đình xứ Huế, mới thấy rõ sự khéo léo và tế nhị của những người nội trợ ở vùng đất này. Với những
thức ăn rẻ tiền nhưng biết mua, biết lựa chọn, con người xứ Huế đã luôn luôn thay đổi và chế biến
món ăn được hợp với từng mùa, từng hồn cảnh, luôn luôn được ngon lành và lạ miệng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay ở Hà Nội cũng như ở thành phố Hồ Chí Minh và những thành
phố khác, nhiều quán ăn Huế đã được mở ra, được đơng đảo khách ở trong nước và ngồi nước ưa
thích.


<i><b>Tóm lại, trong đời sống vật chất cũng như tinh thần, con người xứ Huế đã có rất nhiều nét đặc sắc</b></i>
đóng góp vào việc khơng ngừng phát triển nền văn hiến Việt Nam. Huế là niềm tự hào của cả dân
tộc, là nơi tiếp nối đầy sáng tạo những truyền thống lâu đời của dân tộc được kết tinh ở thủ đô
Thăng Long, được nâng cao thêm ở Huế và tỏa sáng trên mọi miền đất nước, đặc biệt là ở thành
phố Hồ Chí Minh, trung tâm văn hiến của đồng bằng sông Cửu Long.


<b>II. Từ văn hiến Thăng Long đến hào khí Đồng Nai và Thành đồng Tổ quốc</b>


<b>1. Năm 1998, thành phố Hồ Chí Minh kỉ niệm ba trăm năm ngày ra đời với sự vui mừng của cả</b>
nước.



<i><b>Ba trăm năm cuộc hành trình vạn lí từ Bắc vào Nam không phải là một cuộc du ngoạn thong dong,</b></i>
một cuộc hành hương êm ả về một miền đất hứa mà ở đó sự phồn vinh đang chờ đón con người.
<i><b>Ba trăm năm biết bao mồ hơi, biết bao xương máu và nước mắt nữa đã trải dài theo dãy Trường</b></i>
Sơn và đổ xuống trên mảnh đất này.


<i><b>Ba trăm năm, sự phát triển và luôn luôn đổi mới của cả thiên nhiên, xã hội và con người đã khiến</b></i>
nơi đây trở thành một trung tâm kinh tế - văn hóa lớn của đất nước, xứng đáng là một đầu tàu trên
con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.


<i><b>Ba trăm năm là một bản trường ca hùng tráng về tâm hồn và khí phách của bao nhiêu thế hệ người</b></i>
Việt Nam đã biến mảnh đất hoang vu thành một vùng trú phú về mọi mặt.


<i><b>Ba trăm năm biết bao nhiêu phẩm chất tinh thần cao quý đã kết tinh lại ở con người nơi đây, bổ</b></i>
sung thêm và làm rạng rỡ thêm nền văn hiến lâu đời của dân tộc.


Mảnh đất phì nhiêu này hẳn đã kéo dài sự hoang vu nếu khơng có tâm hồn rộng lớn, đầu óc thông
minh và tài năng sáng tạo của con người Việt Nam qua ba trăm năm xây dựng và bảo vệ. Đó là
những con người phát huy khí phách anh hùng, phát huy tinh hoa truyền thống của dân tộc để khai
thác mảnh đất đầy khó khăn, thử thách này. Người thành phố và người miền Nam đều luôn nhớ một
câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ: Từ thuở mang gươm đi mở cõi; Ngàn năm thương nhớ đất Thăng
<i>Long. Thương nhớ Thăng Long tức là thương nhớ quê cha đất tổ từ đồng bằng sơng Hồng. Đó là</i>
nơi cịn lưu lại mồ mả của ơng cha, là nơi cịn đọng lại những tình cảm sâu sắc giữa những con
người đã trải qua bao đời đồn kết gắn bó với nhau để cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sự chia tay giữa người đi, kẻ ở đã diễn ra liên tục suốt bao nhiêu thế kỉ.

Tình thương nhớ



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>Đường Trường Sơn. Ảnh: internet</i>


<i>Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước khơng chỉ diễn ra có một lần anh hùng nhất và vĩ đại nhất. Trường</i>
Sơn đã chứng kiến bao nhiêu lần những đoàn người từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc. Vào Nam


để mở ra một lối đi cho cuộc sống của bản thân và cũng từ đó, khách quan mở ra một chân trời rộng
lớn cho sự phát triển của dân tộc.


Trường Sơn đã chứng kiến cuộc hành quân oanh liệt của Quang Trung cùng đồng bao miền Nam đi
ngược ra Bắc để cùng toàn thể nhân dân đánh đuổi quân xâm lược và thống nhất non sông. Trường
Sơn cũng chứng kiến sự ra đi của những đoàn quân Nam tiến để chiến đấu bên cạnh đồng bào miền
Nam chống quân xâm lược Pháp những ngày đầu của Cách mạng tháng Tám. Trường Sơn không
chỉ tụ lại ở một nơi làm mảnh đất vạn đại dung thân cho chúa Nguyễn, mà là một bản trường ca
về ý chí thống nhất, về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng Việt Nam.


Tình cảm sâu sắc nói trên là di sản quý báu nhất, là truyền thống bền vững nhất, là cơ sở cho những
phẩm chất tinh thần tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam, đã kết đọng lại qua ngàn năm văn hiến
Thăng Long.


Nói về con người của mảnh đất này, đã có bao nhiêu học giả trong nước và ngồi nước nêu lên
những phẩm chất đáng để chúng ta tự hào và bạn bè khâm phục.


Những phẩm chất ấy chẳng phải là sự ban ơn của Thượng đế mà cũng chẳng phải là ngẫu nhiên
hoặc bẩm sinh. Đó là những sản phẩm tất yếu của bao thời kì gian khổ, khơng chỉ từ ba trăm năm
trước mà còn từ lâu đời hơn nữa. Đó là những giá trị của nền văn hiến dân tộc được hình thành từ
thời dựng nước của vua Hùng mà tiêu biểu là đất Thăng Long.


Những phẩm chất tinh thần ấy đã bộc lộ ở con người Sài Gịn-Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều
nét phong phú và độc đáo. Đó là ý chí kiên cường và bất khuất trong sản xuất và chiến đấu, là tình
yêu thương và lòng nghĩa hiệp trong quan hệ giữa người và người, là tinh thần sáng tạo, dám nghĩ
dám làm trước mọi khó khăn, là những ứng xử cao đẹp đầy ý nghĩa văn hóa. Sẽ là khơng đúng nếu
coi đây là những phẩm chất riêng biệt của con người Sài Gịn-Thành phố Hồ Chí Minh mà khơng
thấy đó là di sản tinh thần chung từ ngàn năm văn hiến của dân tộc.


Những truyền thống đã tạo nên nền văn hiến của dân tộc không bao giờ chỉ sinh ra một lần rồi trở


thành bất biến. Sức mạnh của truyền thống là ở chỗ, nó khơng chỉ được tiếp nối mà cịn ln ln
được nâng cao và đổi mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Có những xiềng xích đã trói buộc nền văn hiến Thăng Long, những nhân tố tạo nên sự trì trệ của
nền văn minh sông Hồng, những di sản tiêu cực được lặp lại ở Phú Xuân-Huế. Đó là những thứ mà
khi vào đây, ông cha ta đã không mang theo, đó là nền kinh tế mang đậm nét của phương thức sản
xuất châu Á, một chế độ quan liêu đè nặng lên đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đó
cũng là thứ đạo đức bị cầm tù và xuyên tạc trong khung cảnh của thứ Nho giáo có nhiều phần hủ
bại.


<b>2. Sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, dân tộc ta đi vào xây dựng một Tổ quốc độc lập và</b>
thống nhất, bước đầu đem lại sự phồn vinh và hạnh phúc cho nhân dân. Các triều đại phong kiến,
nhất là khi bắt đầu định đô ở Thăng Long, đã chủ động phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
đồng thời tiếp nhận một cách có chọn lọc những thành tựu của nước ngồi. Với tinh thần trên, dân
tộc ta đã nhanh chóng khơi phục được kinh tế, ổn định được chính trị - xã hội, mở mang được giáo
dục, nâng cao được đạo đức, nghệ thuật, phát huy được những yếu tố lành mạnh của các tôn giáo,
xây dựng nền văn minh Đại Việt.


Nhưng một khi nền văn minh Đại Việt đã tiến tới đỉnh cao của nó mà khơng biết tự đổi mới để đi
lên thì từ đó nó có thể bắt đầu xuống dốc.


<i><b>a. Về mặt kinh tế</b></i>


Chế độ ruộng công với sở hữu của nhà nước, với sự quản lí của làng xã, với sự canh tác của mỗi gia
đình trên từng miếng đất nhỏ bé đã tạo ra một xã hội ăn bám vào sức lao động của nông dân. Chế
độ đó dần dần tạo ra sự trì trệ kéo dài của nơng nghiệp, trói buộc sự ra đời và phát triển của cả nông
nghiệp và thương nghiệp. Người nơng dân bị áp bức và bóc lột đến cùng cực thì nổi dậy khởi nghĩa
hoặc đi tha phương cầu thực, nhưng rồi cuối cùng lại phải quay trở về quê hương sống nghèo khổ
với mảnh đất cỏn con của mình.



Ơng cha ta vào phương Nam đã khơng lặp lại nền kinh tế nơng thơn kiểu đó, mà chỉ mang theo và
phát huy hơn nữa truyền thống dũng cảm và sáng tạo của tổ tiên để xây dựng quê hương mới trong
hoàn cảnh khác với những suy nghĩ và hành động khác. Khơng cịn tự giam mình trong một khung
cảnh làng xã khép kín sau lũy tre xanh, mà trải dài theo triền lạch và dịng sơng. Khơng phải đắp
ngàn cây số để ngăn nước, mà còn mở rộng cho đồng ruộng được đón phù sa màu mỡ của các dịng
sơng khiến cho bốn mùa, có lùa ngơ và rau quả xanh tươi, có cá tơm và lợn gà phong phú. Không
phải năm tháng kiệt sức bởi nộp thuế, nộp tơ, đi phu, đi lính, cuộc sống được tự do hơn, mở ra một
viễn cảnh thuận lợi cho kinh doanh và bn bán.


<b>b. Về mặt chính trị</b>


Nhà nước phong kiến Việt Nam từ đời Lê Thánh Tông trở đi đã dần dần sao chép hầu như nguyên
vẹn bộ máy quan liêu phong kiến của Trung Quốc, từ tổ chức triều đình với sáu bộ đến hệ thống
những tổng đốc, tuần phủ, tri huyện, tri phủ và cường hào ác bá. Nhân dân Việt Nam với truyền
thống tự do, dân chủ đã không ngừng nổi dậy đấu tranh. Những cuộc khởi nghĩa của nông dân đã
diễn ra thường xuyên, đặc biệt là vào thời kì suy thối nhất của chế độ phong kiến. Nhưng chế độ
phong kiến vẫn cứ kéo dài từ Thăng Long đến Phú Xuân, rồi cuối cùng vẫn cứ tồn tại với đầy rẫy
những bất công tàn bạo và tham nhũng.


Ông cha ta khi vào với mảnh đất Sài Gịn – Gia Định thì lại bỏ đằng sau bộ máy quan liêu kiểu ấy
để tự mình tổ chức ra sự quản lí xã hội một cách tự do hơn, hợp lí hơn. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong
và nhà Nguyễn sau Tây Sơn vẫn giữ bộ máy quan liêu theo kiểu Thăng Long. Tuy nhiên, bộ máy
này đã ảnh hưởng rất ít và khơng trói buộc tinh thần phóng khoáng, ưa sống tự do của người Gia
Định, Bến Nghé và nói chung là đồng bằng sơng Cửu Long.


<i><b>c. Về đời sống tinh thần</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

kiến trúc thượng tầng. Sự tiếp thu ấy là tích cực khi nhà nước Việt Nam và đội ngũ trí thức của dân
tộc đã khai thác một cách sáng tạo những nhân tố hợp lí của Nho giáo để củng cố tinh thần yêu
nước và truyền thống đạo đức của dân tộc, để xác định trách nhiệm của bản thân mỗi người đối với


gia đình, với làng, với nước, với anh em, bạn bè gần xa.


Tuy nhiên, Nho giáo đã sớm bộc lộ những mặt tiêu cực của nó khi các nhà nho dần dần coi thường
những truyền thống của dân tộc, sao chép một cách máy móc những giáo điều trong kinh sách.
Thăng Long đã sản sinh ra những nhân vật lỗi lạc, những trí thức chân chính tiêu biểu cho nền văn
hiến Việt Nam. Tuy nhiên, chế độ phong kiến ở Thăng Long ngày càng bộc lộ sự trì trệ và thối
hóa của nó, ngày càng bị nhân dân lên án. Ca dao, hò vè và nhất là các truyện tiếu lâm lan tràn khắp
nơi, chĩa vào hệ thống chính trị của phong kiến, lên án sự tham nhũng của quan lại, cường hào, chế
giễu các hủ Nho, thầy bói, thầy cúng…


Trong khi đó thì từ trong văn chương bác học cũng xuất hiện những cơng trình tuyệt tác cả về tư
tưởng nghệ thuật, thể hiện sức sống của văn hiến Thăng Long, làm vẻ vang thêm cho dân tộc và
làm sống mãi trong lịng người. Đó là Nguyễn Du, Hồ Xn Hương, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị
Điểm với những băn khoăn day dứt không chỉ về nỗi thống khổ của nhân dân mà còn về vận mệnh
của cả nhân loại và số phận của mỗi cá nhân con người. Từ những tác phẩm ấy, tốt ra những khao
khát chính đáng về quyền sống của con người, về hịa bình và tự do, về tình u và hạnh phúc. Đó
là sự bừng dậy của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, sức mạnh bất diệt của dân tộc nổi bật lên ở
Thăng Long thế kỉ XVIII. Có nhiều học giả đã giải thích sự bùng lên của chủ nghĩa nhân văn thế kỉ
XVIII là sự phản ánh mầm mống tư bản chủ nghĩa và sự ra đời của một tầng lớp thị dân. Tôi nghĩ
rằng, chủ nghĩa nhân văn ở đây không nhất thiết xuất hiện từ sự manh nha của chủ nghĩa tư bản mà
chỉ là thể hiện mặt đối lập của chủ nghĩa phong kiến thối nát, chế độ khơng cịn thích hợp với chiều
hướng đi lên của lịch sử với truyền thống nhân đạo lâu đời trong nền văn hiến Việt Nam.


Hai trạng thái tinh thần đối lập nói trên đã diễn ra trong suốt thế kỉ XVIII. Đến khi quân xâm lược
kéo đến chiếm đóng Thăng Long và Quang Trung ra Bắc thì sự phân hóa trở nên rõ nét. Một bên là
tồn thể nhân dân cùng giới trí thức tiến bộ vui mừng chiến đấu dưới lá cờ giải phóng của người
anh hùng áo vải, cịn bên kia là giới nho sĩ nói chung đã quay lưng chống đối và chạy theo tên vua
bán nước.


Ở đây cần nói thêm rằng, Chúa Nguyễn ở Đàng Trong và các triều Nguyễn sau này cũng tích cực


sử dụng Nho giáo như một phương tiện tinh thần để bảo vệ xã hội, phát triển kinh tế và thống trị
nhân dân. Trong hoàn cảnh vùng đất mới đang tạo điều kiện thuận lợi cho chiều hướng đi lên của
đất nước thì Nho giáo Đàng Trong ngay từ lúc đầu đã có những nhân tố tích cực mà Nho giáo ở
Thăng Long khơng cịn nữa.


Nho giáo ở đây mới đầu cịn ít giáo điều và bảo thủ. Chúa Nguyễn vì sự nghiệp của mình mà có
thái độ rộng rãi hơn đối với nho sĩ và lựa chọn trong họ những nhân tài đang cần thiết.


Tuy nhiên, việc mở rộng và truyền bá Nho giáo vào Sài Gòn – Gia Định là việc mà Chúa Nguyễn
chưa quan tâm. Với truyền thống hiếu học của dân tộc và nhu cầu văn hóa, nhân dân bản địa đã đến
với Nho giáo thông qua các trường tư mà nổi tiếng là trường Võ Trường Toản ở Hòa Hưng. Từ đó,
xuất hiện ở đây những nho sĩ mới với tên tuổi của Trịnh Hồi Đức, Ngơ Năng Tĩnh, Lê Quang
Định và tiếp theo là Nguyễn Hữu Huân, Bùi Hữu Nghĩa, Học Lạc và đặc biệt là Nguyễn Đình
Chiểu. Những nhà nho này có những nét riêng của địa phương gắn liền với độc lập của Tổ quốc,
hạnh phúc của nhân dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Giáo sư Trần Văn Giàu nói lên đặc điểm Nho giáo ở đây là học tập bắt đầu từ Minh Tâm bảo giám
và giáo dục đạo đức thơng qua Lục Vân Tiên. Theo giáo sư thì trong ngũ thường của Nho giáo,
phạm trù nghĩa được vận dụng như một đạo lí quan trọng nhất trong tư tưởng và hành vi đạo đức
của con người Việt Nam ở vùng đất này. Nếu điều Nhân ở đây được hiểu là lịng u thương con
người, trong đó cốt lõi là lịng u nước thì điều Nghĩaphải là điều kiện đầu tiên để thực hiện
điều Nhân đó. Nghĩa chính là tinh thần rất trách nhiệm, là điều mà con người có đạo đức nhất thiết
phải làm với tinh thần xả thân tựu nghĩa. Đạo đức lấy Nghĩa làm trung tâm mới được hiểu theo tinh
thần tựu nghĩa. Đạo đức lấy Nghĩa làm trung tâm được hiểu theo tinh thần này đã đem lại sức sống
mới, một đặc trưng mới cho Nho giáo tại miền Nam và Việt Nam.


<i><b>Tóm lại, nền văn hiến lâu đời mà Thăng Long là tiêu biểu, để lại những nhân tố cực kì tốt đẹp, tuy</b></i>
nhiên cũng cịn lại những nhân tố trì trệ trên con đường phát triển. Những nhân tố đó là chủ nghĩa
bình quân trong nền kinh tế bao cấp, chủ nghĩa quan liêu trong bộ máy nhà nước và chủ nghĩa giáo
điều trong học thuyết Nho giáo.



Chính vì khi ra đi mở cõi, ơng cha ta gạt bỏ được những trói buộc ấy nên đã xây dựng được Sài
Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh và mảnh đất phương Nam chúng ta với một tinh thần sáng tạo.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, những trung tâm lớn của đất nước như Thăng Long-Hà
Nội, Phú Xn-Huế, Sài Gịn-Thành phố Hồ Chí Minh, đều có những nét tương đồng và những nét
khác biệt về hoàn cảnh xã hội, điều kiện lịch sử và biện pháp thực tiễn. Phải thấy rằng, tất cả những
điều ấy chỉ là biểu hiện phong phú của cùng một tâm hồn. Đó là những tình cảm và ý chí kết tinh
lại từ nền văn hiến lâu đời của Việt Nam mà tiêu biểu là Thăng Long.


Từ Thăng Long thuở trước qua Phú Xuân-Huế đến Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay, là một chặng
đường dài, để lại những bài học vô giá về sự kế thừa và phát triển truyền thống dân tộc một cách
thông minh và sáng tạo. Với tinh thần ấy, chúng ta nhìn lại sự ra đời của Thăng Long và Sài Gịn.
Chúng ta khơng có một tài liệu nào giống như Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ để tìm hiểu những lí do
nào địa bàn Sài Gòn đã được chọn để xây dựng thành trung tâm lớn.


<i>Chiếu dời đô đã cho chúng ta thấy rõ vì sao thành Đại La xưa kia, tức là Hà Nội hôm nay đã được</i>
chọn lựa làm Thủ đô của đất nước và mang tên là Thăng Long. Theo Lý Thái Tổ, đây không phải là
một sự tùy tiện chuyển dời, một việc làm theo ý riêng. Định đô là một việc lớn được bàn bạc của cả
triều đình, một việc nhằm mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu muôn đời.


Qua Chiếu dời đô, chúng ta thấy, Thăng Long khi đó là mảnh đất có đầy đủ những điều kiện thuận
lợi về tự nhiên, kinh tế, xã hội để thành trung tâm lâu dài của cả nước. Lý Thái Tổ đã nêu
rõ: “Thành Đại La… ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi
<i>Nam Bắc Đông Tây, lại tiện hướng nhìn sơng dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà</i>
<i>thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi. Xem</i>
<i>khắp đất Việc ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước;</i>
<i>cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương mn đời”1<sub>.</sub></i>


Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng, Thăng Long quả là đầu mối của những đường
giao thông trọng yếu, nhất là đường thủy. Thuyền bè có thể dễ dàng từ khắp nơi về với Kinh Kỳ và


từ Kinh Kỳ tỏa đi khắp mọi miền đất nước.


Thăng Long vốn là một làng nhỏ ven sông Tô, đã từng là kinh đô Vạn Xuân của nhà Tiền Lý, từng
là thành Tống Bình – Đại La thời kì Tùy Đường, nên đã tiếp thu được một số thành quả mà người
xưa để lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Cũng như Thăng Long, xã hội Sài Gòn không phải là lớn lên từ dân cư bản địa, mà đại bộ phận từ
nơi khác đến. Tính đa dạng ấy về mặt dân cư tạo nên tính đa dạng về tâm lí, về sinh hoạt và về tập
quán trong một cộng đồng thống nhất, gắn bó với nhau bằng tình thương u đùm bọc, bằng ý chí
phấn đấu cho sự phồn thịnh của quê hương và Tổ quốc.


Cũng như Thăng Long, Sài Gòn trở thành một trung tâm kinh tế, vừa phát triển sản xuất, vừa lưu
thơng hàng hóa. Cư dân Sài Gòn là những người lao động khéo tay tạo ra hàng hóa lại là những
người tiêu thụ biết đánh giá những hàng hóa ấy. Hàng hóa có chất lượng cao nhất cũng dồn về đây,
được chọn lọc ở đây và cũng từ đây tỏa đi nơi khác. Nếu Thăng Long có 36 phố phường thì Sài
Gịn có 40 thôn và rất nhiều chợ. Ở đây, dân không chỉ sống bằng nghề nông mà chủ yếu sống bằng
nghề thủ công phục vụ cho thị trường thành phố và thơng qua thành phố phân phối hàng hóa đi nơi
khác.


Cũng như Thăng Long, Sài Gòn là một trung tâm văn hóa. Khơng có văn Miếu Quốc Tử Giám như
Thăng Long do nhà nước phong kiến xây dựng, Sài Gòn vẫn tổ chức được việc học tập, tập trung
trí thức, quý trọng nhân tài, phát triển văn hóa về mọi mặt. Văn học nghệ thuật vốn là sự ham mê
tất yếu của những con người phát triển lành mạnh, những con người không chỉ dừng lại ở đời sống
vật chất mà cịn có những nhu cầu cao hơn về tâm hồn và tình cảm. Chính vì vậy, chúng ta hiểu vì
sao trên mảnh đấy này, tác phẩm Lục Vân Tiên được ưa thích, vì sao bài ca cải lương, câu hị Đồng
Tháp ln ln xúc động lịng người.


Cũng như Thăng Long-Hà Nội, mà cịn có phần hơn nữa, Sài Gịn-Thành phố Hồ Chí Minh là một
trung tâmgiao dịch quốc tế. Sài Gòn phát huy truyền thống nhạy bén và sáng tạo trong giao lưu văn
hóa, tiếp thu nhanh nhất và có chọn lọc những kinh nghiệm cũng như những thành tựu mới nhất


của nhân loại về các mặt văn hóa, kinh tế, chính trị.


Cũng như Thăng Long-Hà Nội, mà cịn có phần hơn nữa, Sài Gịn-Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là
một trung tâm sơi sục về mặt chính trị. Suốt thời kì thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ đánh chiếm miền
Nam, Sài Gịn ln là một trung tâm chiến đấu chống quân xâm lược. Sài Gòn cũng là một nơi chịu
ảnh hưởng rất sớm của phong trào công nhân, chủ nghĩa Mác-Lênin và lí tưởng cộng sản. Cuộc
chiến đấu liên tục, kiên cường, bất khuất đã khiến cho Sài Gịn ln đứng ở hàng đầu, làm nhiệm
vụ đi trước về sau, thành đồng Tổ quốc.


Năm 1998, kỉ niệm 300 năm ra đời của mình, Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi những trang sử vẻ
vang của truyền thống dân tộc trên mảnh đất này và cũng mở ra một giai đoạn mới còn vinh quang
hơn với nhiều thử thách hơn. Với tinh thần dám nghĩ dám làm và luôn nhạy bén trước cái mới,
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục phát huy hơn nữa tinh hoa văn hóa dân tộc và truyền thống
văn hiến Thăng Long trong thời đại mới, tiếp tục cùng thủ đô Hà Nội và cả nước tiến mạnh trên con
đường dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chắc chắn Thành phố Hồ Chí
Minh với truyền thống đi trước về sau sẽ góp phần to lớn trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.


Với những cảm nghĩ trên đây về thành phố, tôi xin ghi lại hai câu đối như sau:
<i>Ba trăm năm biển rộng sông dài,</i>


<i>Cờ Hồng lạc vẫy vùng thiên lý mã</i>
<i>Trải bao lớp con tài cháu giỏi,</i>


<i>Sóng Bạch Đằng cuồn cuộn Cửu Long giang</i>
<b>III. Văn hiến Thăng Long qua giao lưu quốc tế</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i>Nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan cùng phu </i>
<i>nhân thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: vnexpress.net</i>



Với tính cách là thủ đơ, Thăng Long-Hà Nội cũng là trung tâm giao lưu quốc tế của đất nước.
Chính tại nơi này mà những thành tựu tinh thần và vật chất du nhập từ nước ngoài đã được con
người thủ đơ tiếp nhận, cải biến và dân tộc hóa rồi từ đó lan tỏa ra tồn quốc.


Thủ đơ cũng là trung tâm tích lũy những kinh nghiệm về giao lưu và rút ra những bài học cho bản
thân mình và cho tồn quốc.


Trong lịch sử phát triển của mình, dân tộc Việt Nam đã có những thuận lợi lớn là sống trên một địa
bàn ln ln có sự giao thoa giữa các nền văn minh, giữa các trào lưu tư tưởng và văn hóa, giữa
Đơng Nam Á và Đơng Á, rồi giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Trong thời kì Pháp thuộc là giữa phương
Đơng và phương Tây. Trong sự nghiệp cách mạng của Việt Nam, giữa xu hướng tư bản chủ nghĩa
và xu hướng xã hội chủ nghĩa. Hoàn cảnh trên đây là trường hợp thuận lợi hiếm có trong giao lưu
văn hóa trên phạm vi thế giới.


Dân tộc Việt Nam từ xa xưa đã biết khai thác thuận lợi nói trên để trên cơ sở phát huy sức mạnh
của bản thân mình, tiếp nhận được những nhân tố tích cực của nhiều nước khác và từ đó xây dựng
cho mình một bản sắc văn hóa vững bền và dồi dào sức sống.


Nhà nước Việt Nam với tinh thần độc lập tự chủ vừa phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, vừa chủ động gạt đi những nhân tố tiêu cực trong văn hóa của mình và tiếp nhận những nhân tố
tích cực của văn hóa nước ngoài.


Lịch sử cho thấy rằng về mặt giao lưu, nhân dân Việt Nam khơng có lịng căm thù mù quáng đối
với văn hóa của kẻ địch khi chúng đã bị đánh bại. Tinh thần cao thượng và sáng suốt này càng bộc
lộ rõ rệt ở con người Thăng Long.


Với tinh thần sáng tạo, nhân dân ta trong toàn quốc cũng như ở thủ đô bỏ cái lỗi thời của mình và
mạnh dạn tiếp thu những nhân tố tích cực của kẻ xâm lược, làm cho những vũ khí của kẻ chiến bại
trở thành công cụ cho người chiến thắng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

thời bấy giờ, sử dụng mơ hình nhà nước của Trung Hoa là một việc làm hợp lí và sáng suốt, vừa
giữ gìn bản sắc dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngồi.


<i>Về hệ tư tưởng, nhà nước Việt Nam dựa trước hết vào Phật giáo rồi sau dựa vào Nho giáo trong</i>
mối quan hệtam giáo đồng nguyên.


Như đã trình bày ở chương trên, trước hết là nhà nước đã biết phát huy mặt tích cực của Phật giáo.
Thời Ngô, Đinh, Lê, Lý, Phật giáo được coi là quốc giáo. Các vua chúa rất quý trọng các nhà sư và
mạnh dạn sử dụng nhiều vị cao tăng trong việc dựng nước. Những người này chính là những trí
thức đầu tiên đại biểu cho nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, khi chế độ phong kiến ngày càng được
củng cố và phát triển thì Phật giáo khơng cịn đảm nhiệm được cơng việc của nó nữa. Lúc ấy chỉ
Nho giáo với cả một hệ thống tư tưởng chặt chẽ về xã hội và đạo đức mới có tác dụng tích cực bảo
vệ chế độ phong kiến và tơn ti trật tự của nó. Chính vì thế mà các vua chúa đều dần quan tâm đến
Nho giáo của Trung Quốc và ngày càng sử dụng nho sĩ, phát huy những nhân tố tích cực của Nho
giáo.


Việc truyền bá Nho giáo đã góp phần phát triển văn hóa Việt Nam ở nhiều lĩnh vực, trước hết là về
mặt nâng cao dân trí. Việc học tập được tổ chức rộng rãi khơng chỉ ở thủ đơ mà cịn ở khắp mọi
nơi. Khoa thi được mở thường xuyên. Nho sĩ ngày một đơng. Họ có mặt ở mọi cấp của bộ máy nhà
nước. Họ đảm nhận dần mọi công việc hành chính, pháp luật, giáo dục, văn hóa… Họ tạo ra một
khơng khí ham chuộng kiến thức, tơn trọng người có học, thể hiện một nếp sống thi thư nhân
<i>nghĩa trong mọi ứng xử hàng ngày.</i>


Lịch sử dân tộc chứng minh rằng: thái độ tiếp thu một cách bị động và mù quáng cũng như thái độ
khép kín và từ chối mọi ảnh hưởng từ bên ngoài đều là những sai lầm làm suy yếu đất nước về mọi
mặt trong đó có văn hóa.Tiến bộ hay trì trệ, thành cơng hay thất bại của dân tộc ta và của nền văn
hóa dân tộc đều gắn liền với thái độ đúng đắn hay sai lầm trong quá trình tiếp thu ảnh hưởng của
văn hóa nước ngồi.


<i>1. Trường hợp q sùng bái văn hóa nước ngồi. Về cuối thời Trần trở đi, tầng lớp nho sĩ xuất hiện</i>


đông đảo, Nho giáo được ưu đãi và dần dần giữ được vị trí độc tơn thì mọi việc tổ chức chính
quyền, quản lí xã hội, phát triển giáo dục và văn hóa dần rập khn theo kiểu Trung Quốc… Trước
tình hình này, Trần Minh Tơng phải kêu lên và Trần Nghệ Tơng nói ra một cách bực tức: “Triều
<i>đình dựng nước có luật pháp, chế độ riêng, không theo quy chế của nhà Tống vì Nam Bắc nước</i>
<i>nào làm chủ nước đó, khơng phải bắt chước nhau. Khoảng năm Đại Trị, bọn học trò mặt trắng</i>
<i>được dùng, không hiểu ý nghĩa sâu xa của việc lập pháp, đem phép cũ của tổ tông thay đổi theo</i>
<i>phong tục phương Bắc cả”2</i><sub>.</sub>


<i>2. Trường hợp đóng cửa trước những thành tựu mới của văn hóa nhân loại. Cần đánh giá một cách</i>
khách quan và công bằng công sức của triều Nguyễn trong việc xây dựng văn hóa dân tộc trên
nhiều lĩnh vực.


Với Nho giáo, triều Nguyễn đã duy trì dược trạng thái tương đối hịa bình và ổn định trong năm sáu
chục năm đầu của thế kỉ XIX. Nhưng rồi cũng cùng với Nho giáo, triều Nguyễn ngày càng ngụp
lặn trong ao tù của chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ đã để đất nước rơi vào thảm họa lớn. Vua quan
triều Nguyễn đã ra sức duy trì chế độ ruộng công, tăng cường bộ máy quan liêu, ngày càng nâng
cao vị trí độc tơn của Nho giáo trong kiến trúc thượng tầng của xã hội Việt Nam.


Tình trạng trên đây đã tạo sẵn một miếng đất thuận lợi cho sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và
sự thất bại hoàn toàn của dân tộc trong việc bảo vệ Tổ quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước cũng có nghĩa là đi tìm một nguồn sinh lực mới cho dân tộc
mình, từ những nơi tiên tiến nhất của nhân loại.


Thắng lợi của cách mạng Việt Nam và tấm gương của Hồ Chí Minh đã xác định điều kiện trường
tồn và phát triển của dân tộc và văn hóa dân tộc là sự kết hợp chặt chẽ qua giao lưu văn hóa giữa
nhân tố nội sinh và nhân tố ngoại sinh, nhân tố dân tộc và nhân tố nhân loại.


Lịch sử Việt Nam sẽ cịn mãi mãi chứng minh chân lí này.
___________________



1<sub> Thơ văn Lý – Trần, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, tiết 1, tr. 230.</sub>
2 <i><sub>Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr. 151</sub></i>


</div>

<!--links-->

×