Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ke hoach va noi dung bai tap chuong 1 CTNT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Kế hoạch và nội dung dạy trái buổi Hóa 10. Chuyên đề 1 – Cấu Tạo Nguyên Tử. A. MỤC TIÊU: Học sinh nắm: nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt cơ bản: n, p, e.; Đặc trưng của nguyên tử là điện tích hạt nhân (số p) => nếu có cùng điện tích hạt nhân (số p) thì các nguyên tử đều thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học, khi số n khác nhau sẽ tồn tại các đồng vị; sự chuyển động của e trong nguyên tử; lớp và phân lớp electron; thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử; sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử; đặc điểm của electron lớp ngoài cùng. Học sinh có kỹ năng: so sánh khối lượng của eletron, proton và notron; so sánh kích thước hạt nhân với electron và với nguyên tử; Xác định số electron, số p, số n khi biết kí hiệu nguyên tử và ngược lại; tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị; xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d) trong một lớp; viết được cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố hóa học; dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố tương ứng. Tuần 1(27/8-1/9) 2 (3-8/9) 3 (10 – 15/9) 4 (17 – 22/9) 5 (24-29/9). Tiết 1,2 3,4 5,6 7,8 9,10. Nội dung Thành phần cấu tạo nguyên tử Hạt nhân nguyên tử - đồng vị Hạt nhân nguyên tử - đồng vị Cấu hình electron Bài tập tổng kết chuyên đề. Dạng Baì tập Dạng 1 Dạng 2 Dạng 3, 5 Dạng 4 Bài tập bổ sung. Ghi chú. Nguyên tử. A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT I. Thành phần nguyên tử. Lớp vỏ. Gồm các electron mang điện âm. Hạt nhân. Proton mang điện dương. Nơtron không mang điện. 1. Lớp vỏ: Bao gồm các electron mang điện tích âm. - Điện tích: qe = -1,602.10-19C = 1- Khối lượng: me = 9,1095.10-31 kg 2. Hạt nhân: Bao gồm các proton và các nơtron a. Proton: - Điện tích: qp = +1,602.10-19C = 1+ - Khối lượng: mp = 1,6726.10-27 kg  1u (đvC) b. Nơtron: - Điện tích: qn = 0 - Khối lượng: mn = 1,6748.10-27 kg  1u Kết luận: - Hạt nhân mang điện dương, còn lớp vỏ mang điện âm - Tổng số proton = tổng số electron trong nguyên tử - Khối lượng của electron rất nhỏ so với proton và nơtron II. Điện tích và số khối hạt nhân 1. Điện tích hạt nhân: Nguyên tử trung hòa điện, cho nên ngoài các electron mang điện âm, nguyên tử còn có hạt nhân mang điện dương. Điện tích hạt nhân là Z+, số đơn vị điện tích hạt nhân là Z. Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton = số electron. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Kế hoạch và nội dung dạy trái buổi Hóa 10. Chuyên đề 1 – Cấu Tạo Nguyên Tử. Thí dụ: Nguyên tử có 17 electron thì điện tích hạt nhân là 17+ 2. Số khối hạt nhân: A = Z + N Thí dụ: Nguyên tử có natri có 11 electron và 12 nơtron thì số khối là: A = 11 + 12 = 23 (Số khối không có đơn vị) 3. Nguyên tố hóa học - Là tập hợp các nguyên tử có cùng số điện tích hạt nhân. - Số hiệu nguyên tử (Z): Z=P=e A. - Kí hiệu nguyên tử: Z X Trong đó A là số khối nguyên tử, Z là số hiệu nguyên tử. III. Đồng vị, nguyên tử khối trung bình 1. Đồng vị: - Là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron (khác nhau số khối A). - Thí dụ: Nguyên tố cacbon có 3 đồng vị: 2. Nguyên tử khối trung bình:. 12 6. C,. 13 6. C,. 14 6. C. Gọi A là nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. A 1, A2 ... là nguyên tử khối của các đồng A. a.A1  b.A 2  .... 100. vị có % số nguyên tử lần lượt là a%, b%... Ta có: IV. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và không theo một quỹ đạo nào. V. Lớp và phân lớp 1. Lớp: - Các electron trong nguyên tử được sắp xếp thành lớp và phân lớp. - Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau. - Thứ tự và kí hiệu các lớp: n 1 2 3 4 5 6 7 Tên lớp K L M N O P Q 2. Phân lớp: - Được kí hiệu là: s, p, d, f - Số phân lớp trong một lớp chính bằng số thứ tự của lớp. VI. Cấu hình electron trong nguyên tử 1. Mức năng lượng: Trật tự mức năng lượng: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s ... 2. Cấu hình electron: Cách viết cấu hình electron trong nguyên tử: + Xác định số electron + Sắp xếp các electron vào phân lớp theo thứ tự tăng dần mức năng lượng + Viết electron theo thứ tự các lớp và phân lớp. Thí dụ: Viết cấu hình electron của Fe (Z = 26) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s23d6  1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 Sắp xếp theo mức năng lượng Cấu hình electron C. Các dạng bài tập Dạng 1: Xác định điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron, nguyên tử khối của các nguyên tử. Ví dụ: Hãy xác định điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron, nguyên tử khối của các. nguyên tử sau: Giải: 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Kế hoạch và nội dung dạy trái buổi Hóa 10. Chuyên đề 1 – Cấu Tạo Nguyên Tử. điện tích hạt nhân. số proton. số nơtron. số electron. nguyên tử khối. 6+. 6. 6. 6. 12. 11+. 11. 12. 11. 23. 17+. 17. 18. 17. 35. 20+. 20. 20. 20. 40. 35 37 39 40 41 79 81 Áp dụng: 17 Cl (75%); 17 Cl (25%) ; 19 K (93, 08%); 19 K (0, 012%); 19 K (6,9%) ; 35 Br (a %); 35 Br (b%) Dạng 2: Tìm số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố hóa học. Ví dụ 1: Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong một nguyên tử của một nguyên tố là 13. a) Xác định nguyên tử khối. b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.. (Cho biết: Các nguyên tố có số hiệu nguyên tử từ 2 đến 82 trong bảng tuần hoàn thì Giải: Gọi Z là tổng số hạt proton, N là tổng số hạt nơtron, E là tổng số hạt electron. Ta có phương trình Z + N + E = 13.. ).. Theo đề bài cho : . Mặt khác ta cũng có phương trình Z = E.. Vậy ta có hệ phương trình như sau : . Giải ra ta được Z = E = 4, N = 5. a) Vậy số khối của nguyên tử trên là A = Z + N = 4 + 5 = 9. b) Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố (Z = 4) : 1s2 2s2. Ví dụ 2: Nguyên tử của một nguyên tố X có cấu tạo bởi 82 hạt. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 22 hạt. a) Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X. b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó. c) Cho biết X là kim loại hay phi kim? Tại sao? d) Cho biết X thuộc loại nguyên tố s, p, d, hay f? Giải: Gọi Z là tổng số hạt proton, N là tổng số hạt nơtron, E là tổng số hạt electron. Ta có phương trình Z + N + E = 82. Theo đề bài cho : Z + E = N + 22. Mặt khác ta cũng có phương trình Z = E.. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Kế hoạch và nội dung dạy trái buổi Hóa 10. Vậy ta có hệ phương trình như sau :. Chuyên đề 1 – Cấu Tạo Nguyên Tử. . Giải ra ta được Z = E = 26, N = 30.. a) Số khối của nguyên tử X là A = Z + N = 26 + 30 = 56. Kí hiệu nguyên tử của X là . b) Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X (Z = 26) : 1s22s22p63s23p63d64s2. c) X là kim loại vì X có 2 electron ở lớp ngoài cùng. d) Nguyên tố X là nguyên tố d vì electron ngoài cùng điền vào phân lớp d ở nguyên tử X. Áp dụng: 1. Nguyên tử của nguyên tố X cấu tạo bởi 115 hạt. Trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 25. Tìm N, P, e và viết cấu hình của nguyên tố đó. 2. Tổng số hạt trong một nguyên tử một nguyên tố là 13. Xác định tên nguyên tố và viết cấu hình e. 3. Một nguyên tử R có tổng số hạt là 34, trong đó hạt mang điện nhiều gấp 1,8333 lần hạt không mang điện. Tìm N, P, e và số khối của R. 4. Một nguyên tử X có tổng số hạt là 62 và có số khối nhỏ hơn 43. Tìm N, P. 5. Một nguyên tố R có tổng số hạt là 52. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó. 6. Nguyên tử R có tổng số hạt là 115 và có số khối là 80. Tìm điện tích hạt nhân của R. 7. Tổng số hạt trong nguyên tử R là 76 số hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 20. Tìm N,P và số điện tích hạt nhân. 8. Nguyên tử X có số khối nhỏ hơn 36 và tổng số hạt là 52. Tìm N, P và e. Tìm tên X. Dạng 3: Dạng bài tập tìm số khối, phần trăm đồng vị và nguyên tử khối trung bình. Công thức cần nhớ: Ví dụ 1: Nguyên tố argon có 3 đồng vị: nguyên tử khối trung bình của Ar. Giải: dựa vào công thức tính nguyên tử khối trung bình, ta có:. Ví dụ 2: Đồng có 2 đồng vị là. và. định thành phần phần trăm của đồng vị Giải:. . Xác định. . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Xác .. Đặt phần trăm của đồng vị là x, suy ra phần trăm của đồng vị (Vì phần trăm của hai đồng vị cộng lại phải bằng 100%.). Ta có phương trình: 63.x + 65.(100 – x) = 63,54.100. Áp dụng 1.1. Nguyên tố clo có 2 đồng vị:. Từ đó tính ra x = 73. Vậy phần trăm 35 17. Cl (75%); 1737Cl (25%). là 100-x.. = 73%.. . Xác định nguyên tử khối trung bình của Cl. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Kế hoạch và nội dung dạy trái buổi Hóa 10. Chuyên đề 1 – Cấu Tạo Nguyên Tử. 1 2 1.2. Nguyên tố H có 2 đồng vị: 1 H (99,99%); 1 H (0, 01%) . Xác định N/tử khối trung bình của H 39 19. 1.3. Nguyên tố Kali có 3 đồng vị: khối trung bình của Kali. 1.4. Đồng có 2 đồng vị là trung bình của đồng.. và. 2.1. Nguyên tố clo có 2 đồng vị: bình của Clo là 35,5.. K (93, 08%); 1940 K (0, 012%); 1941K (6,9%) . Xác định nguyên tử . Có tỷ lệ giữa các đồng vị là 73: 27. Tính nguyên tử khối. 35 17. Cl; 1737Cl . Xác định % mỗi đồng vị. Biết nguyên tử khối trung. 1 2 1.2. Nguyên tố H có 2 đồng vị: 1 H ; 1 H . Xác định % mỗi đồng vị. Biết nguyên tử khối trung bình của Hidro là 1,008. 79 81 1.3. Nguyên tố brom có 2 đồng vị: 35 Br (a %); 35 Br (b%) . Xác định a, b. Biết nguyên tử khối trung bình của brom là 79,9. Dạng 4: Xác định số lớp e, viết cấu hình electron nguyên tử, cho biết tính chất của nguyên tố.. Ví dụ 1: Cho nguyên tử clo . a) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố clo. b) Cho biết nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao? c) Nguyên tố đó là nguyên tố s, p, d hay f? Giải: a) Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố clo là : 1s22s22p63s23p5. b) Clo là phi kim vì clo có 7 electron ở lớp ngoài cùng. c) Nguyên tố clo là nguyên tố p vì electron ngoài cùng điền vào phân lớp p ở nguyên tử clo. Ví dụ 2: Cấu hình electron của nguyên tử canxi là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p64s2. Hỏi: a) Nguyên tử canxi có bao nhiêu electron? b) Số hiệu nguyên tử của canxi là bao nhiêu? c) Lớp electron nào có mức năng lượng cao nhất? d) Có bao nhiêu lớp electron, mỗi lớp có bao nhiêu electron? e) Canxi là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao? Giải: a) Nguyên tử canxi có 20 electron. b) Số hiệu nguyên tử của canxi là 20. c) Lớp 4s là lớp electron có mức năng lượng cao nhất. d) Có 4 lớp electron:  Lớp thứ nhất có 2 electron.  Lớp thứ hai có 8 electron.  Lớp thứ 3 có 8 electron.  Lớp thứ 4 có 2 electron. e) Nguyên tố canxi là nguyên tố s vì electron ngoài cùng điền vào phân lớp s ở nguyên tử canxi. Áp dụng: 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Kế hoạch và nội dung dạy trái buổi Hóa 10. Chuyên đề 1 – Cấu Tạo Nguyên Tử. 35 40 79 27 108 4 20 1. Cho các nguyên tử: 17 Cl ; 19 K ; 35 Br; 13 Al ; 47 Ag ; 2 He; 10 Ne a) Viết cấu hình electron nguyên tử . b) Cho biết nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao? c) Nguyên tố đó là nguyên tố s, p, d hay f 2. Cấu hình electron của nguyên tử Photpho là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3. Hỏi: a) Nguyên tử có bao nhiêu electron? b) Số hiệu nguyên tử của photpho là bao nhiêu? c) Lớp electron nào có mức năng lượng cao nhất? d) Có bao nhiêu lớp electron, mỗi lớp có bao nhiêu electron? e) Photpho là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao? 3. Cấu hình electron của nguyên tử Fe là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2. Hỏi: a) Nguyên tử Fe có bao nhiêu electron? b) Số hiệu nguyên tử của Fe là bao nhiêu? c) Lớp electron nào có mức năng lượng cao nhất? d) Có bao nhiêu lớp electron, mỗi lớp có bao nhiêu electron? e) sắt là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm? Vì sao?. Dạng 5: Viết công thức các loại phân tử từ các loại đồng vị. Ví dụ: Viết công thức các loại phân tử hidro clorua biết rằng hiđro và clo có các đồng vị sau: Giải: Lấy một đồng vị hidro kết hợp với một đồng vị clo, ta được các cặp chất như sau:. Như vậy ta được 6 phân tử hidro clorua tạo thành từ các đồng vị khác nhau của hidro và clo. Áp dụng: Viết công thức các loại phân tử nước, CO2, Kcl… B. Bài tập bổ sung 1. Nguyên tử nào trong hình vẽ dưới đây có khả năng nhận 3 electron trong các phản ứng hóa học?. 1 2 3 4 A. 1 và 2 B.1 và 3 C. 3 và 4 D.1 và 4 2+ 2. Ion A có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p 6. Tổng số electron trong nguyên tử A là: A. 18 B. 19 C. 20 D. 21 3. Cấu hình electron của ion nào sau đây khác cấu hình electron của khí hiếm ? A. Na+ B. Cu2+ C. Cl- D. O24. Cho những nguyên tử của các nguyên tố sau:. 1. 2. 3. 4. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Kế hoạch và nội dung dạy trái buổi Hóa 10. Chuyên đề 1 – Cấu Tạo Nguyên Tử. Những nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nhau ? A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 1, 2 và 3 D. Cả 1, 2, 3, 4 + 5. Các nguyên tử và ion : F , Na , Ne có đặc điểm nào chung ? A. Có cùng số electron ; B. Có cùng số nơtron C. Cùng số khối D. Cùng điện tích hạt nhân 6. Một nguyên tử có tổng cộng 7 electron ở các phân lớp p. Số proton của nguyên tử đó là : A. 10 B. 11 C. 12 D. 13 2 2 5 7. Nguyên tử X có cấu hình electron là : 1s 2s 2p . Ion mà X có thể tạo thành là : A. X+ B. X2+ C. XD. X28. Nguyên tử nào trong số các nguyên tử sau đây có 20 proton, 20 electron, 20 nơtron? 39. 40. 40. 37. A. 19 K B. 18 Ar C. 20 Ca D. 17 Cl 9. Hãy cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron và số electron của các nguyên tử có 7 39 40 234 2 4 12 16 32 56 Li, 23 11 Na, 19 K, 19 Ca, 90Th ; kí hiệu sau đây : a) 3 b) 1 H, 2 He, 6 C, 8 O, 15 P, 26 Fe. 10. Cách tính số khối của hạt nhân như thế nào ? Nói số khối bằng nguyên tử khối thì có đúng không? tại sao ? 11. Trong nguyên tử, những electron nào quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố hóa học? 12. Cho biết cấu hình electron của nguyên tử một số nguyên tố sau: a. 1s22s22p63s1 b. 1s22s22p63s23p5 c.1s22s22p2 d. 1s22s22p63s23p63d64s2 1. Hãy cho biết những nguyên tố nào là kim loại, phi kim? 2. Nguyên tố nào trong các nguyên tố trên thuộc họ s, p hay d? 3. Nguyên tố nào có thể nhận 1 electron trong các phản ứng hóa học? 13. a, Dựa vào đâu mà biết được rằng trong nguyên tử các electron được sắp xếp theo từng lớp ? b, Electron ở lớp nào liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất? Kém nhất ? 14. Các nguyên tử A, B, C, D, E có số proton và số nơtron lần lượt như sau: A: 28 proton và 31 nơtron. B: 18 proton và 22 nơtron. C: 28 proton và 34 nơtron. D: 29 proton và 30 nơtron. E: 26 proton và 30 nơtron. Hỏi những nguyên tử nào là những đồng vị của cùng một nguyên tố và nguyên tố đó là nguyên tố gì? Những nguyên tử nào có cùng số khối? 15. Viết cấu hình eletron đầy đủ cho các nguyên có lớp electron ngoài cùng là: a) 2s1 b) 2s22p3 c) 2s22p6 d) 3s23p3 đ) 3s23p5 e) 3s23p6 16. a)Viết cấu hình electron của nguyên tử nhôm (Z =13). Để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn nguyên tử nhôm nhường hay nhận bao nhiêu electron? Nhôm thể hiện tính chất kim loại hay phi kim? b) Viết cấu hình electron của nguyên tử clo (Z =17). Để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử clo nhường hay nhận bao nhiêu electron? Clo thể hiện tính chất kim loại hay phi kim? 1 2 17. Cho hai đồng vị 1 H (kí hiệu là H), 1 H (kí hiệu là D). a) Viết các công thức phân tử hiđro có thể có. b) Tính phân tử khối của mỗi loại phân tử. 18. Biết rằng nguyên tố agon có ba đồng vị khác nhau, ứng với số khối 36, 38 và A. Phần trăm các đồng vị tương ứng lần lượt bằng : 0,34% ; 0,06% và 99,6%. Tính số khối của đồng vị A của nguyên tố agon, biết rằng nguyên tử khối trung bình của agon bằng 39,98. 19. Tính nguyên tử khối trung bình của Mg. Biết nguyên tử Mg có ba đồng vị 24. Mg. (78,6). 25. Mg. (10,1). 26. Mg (11,3). 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Kế hoạch và nội dung dạy trái buổi Hóa 10. Chuyên đề 1 – Cấu Tạo Nguyên Tử. 20. Hãy cho biết tên của các lớp electron ứng với các giá trị của n = 1, 2, 3, 4 và cho biết các lớp đó lần lượt có bao nhiêu phân lớp electron ? 21. Hãy cho biết số phân lớp có trong lớp N và M. 22. Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tố có Z = 20, Z = 21, Z = 22, Z = 24, Z = 29 và cho nhận xét cấu hình electron của các nguyên tố đó khác nhau như thế nào ? 23. Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử H, Li, Na, K, Ca, Mg, C, Si, O. 24. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố K (Z = 19) và Ca (Z = 20) có đặc điểm gì ? 25. Viết cấu hình electron của F (Z = 9) và Cl (Z = 17) và cho biết khi nguyên tử của chúng nhận thêm 1 electron, lớp electron ngoài cùng khi đó có đặc điểm gì ? 26. Viết câú hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z = 15, Z = 17, Z = 20, Z = 21, Z = 31. 27. Nguyên tử Fe có Z = 26. Hãy viết cấu hình elctron của Fe. Nếu nguyên tử Fe bị mất hai electron, mất ba electron thì các cấu hình electron tương ứng sẽ như thế nào ? 28. Tính khối lượng nguyên tử trung bình của niken, biết rằng trong tự nhiên, các đồng vị của niken tồn 58 60 61 62 64 28 Ni 28 Ni 28 Ni 28 Ni 28 Ni tại như sau: Đồng vị Thành phần % 67,76 26,16 1,25 3,66 1,16 29. Biết tổng số hạt p, n, e trong một nguyên tử là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Tính số khối của nguyên tử. 30. Nguyên tử khối trung bình của bạc bằng 107,02 lần nguyên tử khối của hiđro. Nguyên tử khối của hiđro bằng 1,0079. Tính nguyên tử khối của bạc.. 1 2 31. Cho hai đồng vị hiđro với tỉ lệ % số nguyên tử : 1 H (99,984%), 1 H (0,016%) và hai đồng vị của clo 35 37 : 17 Cl (75,53%), 17 Cl (24,47%). a) Tính nguyên tử khối trung bình của mỗi nguyên tố. b) Có thể có bao nhiêu loại phân tử HCl khác nhau được tạo nên từ hai loại đồng vị của hai nguyên tố đó. c) Tính phân tử khối gần đúng của mỗi loại phân tử nói trên. 32. Nguyên tử khối trung bình của đồng bằng 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên dưới hai dạng đồng vị 63 29 Cu. 65 63 Cu Cu và 29 . Tính tỉ lệ % số nguyên tử đồng 29 tồn tại trong tự nhiên. Bài tập hơi khó: 33. Khi số hiệu nguyên tử Z tăng, trật tự năng lượng AO tăng dần theo chiều từ trái qua phải và đúng trật tự như dãy sau không ? 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 4f 5s 5p 6s 5d 6p 7s 5f 6d... Nếu sai, hãy sửa lại cho đúng. 34. Vì sao từ những ý tưởng đầu tiên về nguyên tử, cách đây 2500 năm của Democrit, mãi đến cuối thế kỉ XIX người ta mới chúng minh được nguyên tử là có thật và có cấu tạo phức tạp ? Mô tả thí nghiệm tìm ra electron. 35. Nguyên tử khối của neon là 20,179. Hãy tính khối lượng của một nguyên tử neon theo kg. 36. Kết quả phân tích cho thấy trong phân tử khí CO 2 có 27,3% C và 72,7% O theo khối lượng. Biết nguyên tử khối của C là 12,011. Hãy xác định nguyên tử khối của oxi. 37. Biết rằng khối lượng một nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng của nguyên tử cacbon. 1 nặng gấp 11,9059 lần khối lượng của nguyên tử hiđro. Hỏi nếu chọn 12 khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị thì H, O có nguyên tử khối là bao nhiêu ?. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Kế hoạch và nội dung dạy trái buổi Hóa 10. Chuyên đề 1 – Cấu Tạo Nguyên Tử. 38. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35% tổng số hạt. Tính số hạt mỗi loại và viết cấu hình electron của nguyên tử . 39. Biết khối lượng nguyên tử của một loại đồng vị của Fe là 8,96. 10 - 23 gam. Biết Fe có số hiệu nguyên tử Z = 26 . Tính số khối và số nơtron có trong hạt nhân nguyên tử của đồng vị trên.. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

×