Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

chuyen de BDHSG MON SINH PHAN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.68 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>

<span class='text_page_counter'>(2)</span> BÀI TẬP VỀ CÁC QUI LUẬT DI TRUYỀN 1. Lai 1 cặp tính trạng : Ví dụ 1: Ở 1 loài đậu có 2 kiểu hình là hoa đỏ và hoa trắng.Tính trạng này được qui định bởi 1 cặp gen alen trên NST thường. Khi lai 2 cây đậu hoa đỏ với nhau F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tạp giao thì F2 có thể như thế nào? - Bài toán không xác đinh được tính trạng trội, lặn nên phải xét 2 trường hợp: + TH1: Kiểu hình hoa đỏ là trội + TH2 : Kiểu hình hoa đỏ là lặn.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> -TT màu sắc hoa được qui định bởi 1 cặp gen alen trên NST thường mà chỉ có 2 kiểu hình. Suy ra TT này tuân theo qui luật trội lặn hoàn toàn. - Qui ước: A : trội. a : Lặn. - Có 2 TH như sau: *TH1: Kiểu hình hoa đỏ là trội + Khả năng 1: P: Hoa đỏ AA. + Khả năng 2:. X Hoa đỏ AA. F1:. AA. F2 :. AA : 100% hoa đỏ. P: Hoa đỏ AA. X Hoa đỏ Aa. F1: 1 AA : 1 Aa F2: 9/16 AA : 6/16 Aa : 1/16 aa ( 15 đỏ : 1 trắng).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tạp giao : (1/2 AA : 1/2 Aa ) X (1/2 AA : 1/2 Aa ) *TH2: Kiểu hình hoa đỏ là lặn : P:. Hoa đỏ (aa). F1:. Hoa đỏ aa. F2:. Hoa đỏ aa. X Hoa đỏ (aa). - Kết luận : + Nếu kiểu hình hoa đỏ là trội thì F2 có thể đồng tính hoa đỏ hoặc phân tính 15 hoa đỏ : 1 hoa trắng + Nếu kiểu hình hoa đỏ là lặn thì F2 sẽ đồng tính hoa đỏ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ví dụ 2: Ở đậu Hà lan hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt xanh.Cho P thuần chủng hạt vàng lai với hạt xanh, được F1 tiếp tục tự thụ phấn cho các thế hệ. Xác định tỷ lệ về màu hạt ở cây đậu F2 ? Lưu ý:. - Hạt F1 ở trên cây P Hạt F2 ở trên cây F1 Hạt F3 ở trên cây F2. -Ta phải hiểu hạt trên cây đậu F2 là hạt F3.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - P : Hạt vàng AA X Hạt xanh aa - F1 : Aa - F2: : ¼ AA : ½ Aa : ¼ aa - F3 : ¼ (AA x AA ) : ½ (Aa x Aa ) : ¼ ( aa x aa) 3/8 AA : 1/4 Aa : 3/8 aa 5/8 hạt vàng : 3/8 hạt xanh.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 2. Lai 2 cặp tính trạng : a. Di truyền PLĐL: Ví dụ 3:. Người ta cho cà chua thân cao, quả vàng lai với cà chua thân thấp, quả đỏ ở F1 thu được toàn cà chua thân cao,quả đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 : 720 cây thân cao, quả đỏ, 240 cây thân thấp, quả đỏ, 236 cây thân cao, quả vàng, 81 cây thân thấp, quả vàng. a.Biện luận và viết sơ đồ lai từ P tới F2 Biết rằng mỗi gen qui định 1 tính trạng và chúng nằm trên NST khác nhau. b. Tìm kiểu gen, kiểu hình của P để ngay F1 có sự phân li về 2 tính trạng là 1:1:1:1.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở F2 - Cao/ thấp: 720+240/236+81 = 3:1 - Đỏ/ vàng : 720+240/236+81 = 3:1 chứng tỏ thân cao, quả đỏ là tính trạng trội, còn thân thấp, quả vàng là tính trạng lặn => cơ thể F1 dị hợp tử về 2 cặp gen =>P thuần chủng + Qui ước gen :. A : Cao B : Đỏ. a : thấp b : vàng. F1 dị hợp tử về 2 cặp gen có KG : AaBb P thân cao, hạt vàng thuần chủng có KG: AAbb P thân thấp quả đỏ thuần chủng có KG: aaBB + Sơ đồ lai : ..........

<span class='text_page_counter'>(9)</span> b. Phân tích ta thấy: - Tỉ lệ 1:1:1:1 có thể phân tích thành (1:1)(1:1) =>cả 2 tính trạng là kết quả phép lai phân tích => sơ đồ lai có 2 trường hợp + TH1 + TH2. P : P :. AaBb Aabb. x aabb x aaBb. Mở rộng bài toán : Tìm kiểu gen, kiểu hình của P khi F1 có tỷ lệ : -3:3:1:1 - 3 :1.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Ví dụ 4: Khi lai 2 thứ lúa thuần chủng với nhau được F1. Cho F1 lai với nhau được F2 gồm: 10880 cây, trong đó có 6120 cây thân cao, hạt gạo đục. Biện luận, viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết mỗi tính trạng do 1 gen qui định ,hai TT tương phản còn lại là thân thấp, hạt trong và không xuất hiện tính trạng trung gian ,hoán vị gen. Nhận xét : - Bài toán chưa biết phép lai tuân theo qui luật di truyền PLĐL hay DTLK.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Xét tỷ lệ phân ly kiểu hình F2 + Cây cao, gạo đục ở F2 chiếm 6120/10880 = 0,5625 = 9/16 + F2 có 16 tổ hợp giao tử = 4 x 4  Cơ thể F1 dị hợp tử về 2 cặp gen . + Vậy phép lai tuân theo quy luật DT phân ly độc lập - Theo quy luật DT phân ly độc lập tỷ lệ chiếm 9/16 là tỷ lệ của KH trội Nên TT thân cao,hạt đục là trội hoàn toàn so với TT thân thấp, hạt trong - Qui ước gen : A : Thân cao B : Hạt đục - Sơ đồ lai:. P: AABB x P: AAbb x. a : Thân thấp b : Hạt trong aabb aaBB.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Ví dụ 5: Ở 1 loài sinh vật xét 2 cặp gen phân li độc lập nằm trên NST thường kí hiệu là Aa và Bb. Trong phép lai của 2 cá thể bố,mẹ về 2 cặp gen đó người ta thu được F1 có 8 tổ hợp giao tử. Hãy biện luận và tìm kiểu gen của P? - F1 có 8 tổ hợp giao tử : 8 = 8 x 1 8=4x2 + Xét kết quả 1: loại + Xét kết quả 2:8 = 4 x 2 1 bên cơ thể P cho 4 loại GT nên kiểu gen là : AaBb Cơ thể P còn lại cho 2 loại giao tử sẽ có kiểu gen là : AaBB ; Aabb; AABb ; aaBb.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 2. Lai 2 cặp tính trạng : b. Di truyền liên kết : Ví dụ 6: Cho hai thứ đậu hà lan thuần chủng khác nhau lai với nhau thu được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau thu được F2 có hai trường hợp phân li theo tỉ lệ như sau: a. TH1: 3 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, không tua cuốn b. TH2: 1 hạt trơn, có tua cuốn : 2 hạt trơn, không tua cuốn : 1 hạt nhăn,có tua cuốn. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên ?.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> *GV hướng dẫn phương pháp giải bài tập - Phân tích các cặp tính trạng hạt trơn/hạt nhăn, có tua cuốn/không tua cuốn. Kết quả F2 trong 2 trường hợp đều có tỉ lệ phân tính từng cặp tính trạng là 3:1 => hạt trơn là tính trạng trội so với hạt nhăn, có tua cuốn là tính trạng trội so với không có tua cuốn. - Qui ước gen: A : hạt trơn, a :hạt nhăn B : có tua cuốn, b: không có tua cuốn - Tỉ lệ hạt trơn : hạt nhăn = 3:1 => F1 : Aa x Aa Tỉ lệ có tua cuốn : không có tua cuốn = 3:1 => F1: Bb x Bb =>F1 dị hợp 2 cặp gen a. Trường hợp 1: - Kết quả F2 = (3:1) khác (3:1)(3:1) như vậy sự di truyền của 2 tính trạng tuân theo qui luật di truyền liên kết. - Ở F2 xuất hiện kiểu hình hạt nhăn, không tua cuốn có kiểu gen ab/ab => kiểu gen F1 là AB/ab Mà P thuần chủng => kiểu gen P : AB/AB x ab/ab.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Sơ đồ lai: P: AB/AB (hạt trơn, có tua cuốn) x ab/ab (hạt nhăn, không tua cuốn) Kết quả F2: + Kiểu gen: 1AB/AB : 2AB/ab : 1 ab/ab + Kiểu hình: 3 hạt trơn, có tua : 1 hạt nhăn, không tua cuốn b. Trường hợp 2: - Kết quả F2 = 1:2:1 khác (3:1)(3:1)=> như vậy sự di truyền 2 cặp tính trạng tuân theo qui luật di truyền liên kết - Ở F2 xuất hiện kiểu hình hạt trơn, không tua cuốn và hạt nhăn, có tua cuốn => kiểu gen F2 là Ab/Ab và aB/aB => kiểu gen F1 là Ab/aB (hạt trơn, có tua cuốn) Kiểu gen của P là: Ab/Ab x aB/aB - Sơ đồ lai: P: Ab/Ab (hạt trơn, không tua cuốn) x aB/aB (hạt nhăn, có tua cuốn).

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Ví dụ 7: Ở một loài thực vật lai P cây cao, hoa trắng với cây thấp, hoa đỏ thu được F1 có tỷ lệ: 1cây cao, hoa đỏ : 1cây cao, hoa trắng : 1cây thấp, hoa đỏ : 1cây thấp, hoa trắng Biết mỗi gen qui định 1 tính trạng, tính trạng cây cao là trội hoàn toàn so với tính trạng cây thấp; tính trạng hoa đỏ là trội hoàn so với tính trạng hoa trắng. Biện luận và tìm kiểu gen của P? - Qui ước gen : A : cây cao a : cây thấp B : hoa đỏ b: hoa trắng - Xét riêng từng cặp TT : + Cây cao : cây thấp = 1:1. Suy ra kiểu gen của P : Aa x aa + Hoa đỏ : Hoa trắng = 1:1. Suy ra kiểu gen của P : Bb x bb - Kiểu gen của P: + Nếu các gen PLĐL : P cao , trắng (Aabb) x thấp, đỏ (aaBb) + Nếu các gen DTLK : P cao , trắng (Ab/ab) x thấp, đỏ (aB/ab).

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Ví dụ 8: Bệnh mù màu hồng lục ở người do gen lặn a nằm trên NST X quy định, người bình thường ( phân biệt được màu hồng lục) do gen trội A quy định. Một cặp vợ chồng không ai mắc bệnh mù màu hồng lục họ sinh được 1 người con trai mắc bệnh mù màu hồng lục. Người con trai này lớn lên lấy vợ bình thường ( không bị bệnh mù mầu hồng lục) họ sinh được 2 người con, 1 người con trai, 1 người con gái đều mắc bệnh mù màu hồng lục. a, Lập sơ đồ phả hệ của gia đình trên. b, Biện luận, viết sơ đồ lai để XĐ kiểu gen của những người trong gia đình trên..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Sơ đồ phả hệ của gia đình - Xác định kiểu gen + Con trai bị bệnh: XaY + Con trai không mắc bệnh: XAY + Con gái mắc bệnh: XaXa + Con gái không mắc bệnh: XAXA, XAXa - Biện luận: + Cặp vợ chồng không ai mắc bệnh sinh ra người con trai mắc bệnh có kiểu gen XaY. Người con trai nhận Xa từ mẹ và Y từ bố Kiểu gen của bố: XAY và kiểu gen của mẹ XAXa Sơ đồ lai: P : XAY x XAXa + Người con trai lấy vợ, người vợ không mắc bệnh sinh ra 1 người con trai bị mắc bệnh có kiểu gen XaY, một người con gái mắc bệnh có kiểu gen XaXa, người con gái nhận 1 giao tử Xa từ bố và 1 giao tử Xa từ mẹ =>người mẹ không mắc bệnh nhưng mang gen gây bệnh => mẹ có kiểu gen XAXa.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Sơ đồ lai P : XaY x XAXa GP: Xa , Y XA, Xa Con : XAXa, XaXa, XAY, XaY + Con trai bị bệnh: XaY + Con gái mắc bệnh: XaXa - Kiểu gen của những người trong gia đình trên: + Bố: XAY + Mẹ : XAXa + Người con trai : XaY + Người vợ :XAXa + Người cháu trai :XaY + Người cháu gái : XaXa.

<span class='text_page_counter'>(20)</span>

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×