Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.22 KB, 81 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 22 Thứ hai. Ngày soạn: 4/2/2011 Ngày dạy: Thứ 3- 8/2/2011. Toán:. KIỂM TRA I. Mục tiêu: - Bảng nhân 2,3,4,5. - Nhận dạng và gọi đúng tên đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc. - Giải toán có lời văn bằng một phép tính nhân. - Giáo dục các em tính tự giác, độc lập suy nghĩ. II. Đề bài: Bài 1: Tính nhẩm. 5x4 2x7 3x6 6x2 4x6 2x8 4x3 3x9 4x5 2x6 6x4 8x2 Bài 2: Số? 2 x ...= 8 4 x ...=16 ... x 10 = 40 ... x 2 = 6 ... x 6 = 30 1 x ...= 3 Bài 3: Một đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng dài là: 10 cm, 12 cm, 7 cm. Tính độ dài đường gấp khúc đó ? Bài 4: Mỗi học sinh trồng được 5 cây hoa. Hỏi 10 học sinh trồng được bao nhiêu cây hoa? III. Biểu điểm: Bài 1: 3 điểm Bài 2: 3 điểm Bài 3: 2 điểm Bài 4: 2 điểm _________________________________________________________________ Thứ ba. Ngày soạn: 4/2/2011 Ngày dạy: Thứ 4-9/2/2011. Toán:. PHÉP CHIA I. Mục tiêu: - Nhận biết được phép chia. - Biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia , từ phép nhân viết thành hai phép chia. - Giáo dục hs tính cẩn thận. II. Hoạt động dậy học: 1. Bài cũ: - 4 hs đọc bảng nhân 2 – 5. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu bài: * Nhắc lại phép nhân: 3 x 2 = 6 - Gv gắn 6 ô vuông lên bảng..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> ? Mỗi phần có 3 ô. Hỏi 2 phần có mấy ô ? - Hs nêu và viết được: 3 x 2 = 6 * Giới thiệu phép chia cho 2: - Có 6 ô chia làm 2 phần bằng nhau ? Hỏi 1 phần có mấy ô ? ----------------- Hs quan sát trên bảng trả lời. - Gv giới thiệu và viết bảng: 6 : 2 = 3 (dấu “:” là dấu chia) Sáu chia hai bằng ba. * Quan hệ giữa phép nhân và chia: - Mỗi phần có 3 ô, 2 phần có 6 ô. 3 x 2 = 6 - Có 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có 3 ô. 6 : 2 = 3 - Có 6 ô chia mỗi phần 3 ô thì được 2 phần. 6 : 3 = 2 - Từ 1 phép nhân ta lập được 2 phép chia tương ứng; 3 x 2 = 6 6 : 2 = 3 6 : 3 = 2 c. Thực hành: Bài 1: Viết theo mẫu. - Hs quan sát tranh sgk - tự làm vào vở. - Thi đua nêu miệng. Bài 2: Tính. - Hs nêu yêu cầu - lớp làm vào vở. - 2 hs thi đua trình bày. 3.Củng cố- Dặn dò: Về em lại bài. _______________________________________ Thủ công: GẤP,CẮT, DÁN PHONG BÌ (t2) I.Mục tiêu: - Biết cách gấp,cắt, phong bì. - Gấp, cắt, dán được phong bì. - Thích làm phong bì để sử dụng. - Giáo dục H tính cẩn thận, khéo léo. II.Chuẩn bị: - G; Một số mẫu phong bì . Quy trình gấp,cắt dán phong bì. - H: giấy màu, kéo, bút chì, bút màu. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: - 2H nhắc lại quy trình gấp,cắt, dán phong bì. Bước 1: Cắt, gấp phong bì..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bước 2: Cắt phong bì. Bước 3: Dán phong bì. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài. b.Hướng dẫn H thực hành: - GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý khi gấp,cắt dán phong bì.: - H làm việc cá nhân. - G theo dõi hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng. - H trưng bày sản phấm, lớp đánh giá sản phẩm theo tiêu chí. 3.Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. H chuẩn bị bài cho tiết sau.. ________________________________________________________________ Thứ tư. Ngày soạn: 4/2/2011 Ngày dạy:C thứ 4- 9/2/2011. Toán BẢNG CHIA 2 I. Mục tiêu: - Lập được bảng chia 2. - Nhớ được bảng chia 2. - Biết giải bài toán có một phép chia( trong bảng chia 2) - Giáo dục hs tính cẩn thận, yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: - Bộ đồ dùng toán, tấm 2 chấm tròn. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Tính: 5x3= 15 : 3 = 15 : 5 = ? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn lập bảng chia 2: b1 Giới thiệu phép chia 2 từ phép nhân 2: * Nhắc lại phép nhân: - Gv vừa nêu vừa gắn lên bảng: 4 tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn … ? Có tất cả bao nhiêu chấm tròn ? (8 chấm tròn) 2 x 4 = 8 * Nhắc lại phép chia: - Có 8 chấm tròn, mỗi tấm có 2 chấm. Hỏi có mấy tấm ? (4 tấm). 8 : 2 = 4 * Nhận xét: 2 x 4 = 8 8 : 2 = 4 b2 Lập Bảng chia: - Hướng dẫn hs dựa vào bảng nhân 2 để lập. 2x2=4 4:2=2 2x3=6 6:2=3.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> ……….. .……… 2 x 10 = 20 20 : 2 = 10 - Học thuộc lòng như bảng nhân. c. Thực hành: Bài 1: Tính nhẩm. - Gv ghi các phép tính lên bảng. - Hs thi đua nhẩm miệng. Bài 2: Giải toán. - 1 hs đọc đề bài - lớp đọc thầm. - Gv tóm tắt, hướng dẫn giải. - Lớp giải nháp – 1 hs trình bày bảng lớp. - Nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò: - Hs đọc lại bảng chia. - Chơi trò chơi tiếp sức - Về học thuộc bảng chia 2. _________________________________________________________________ Thứ năm. Ngày soạn: 4/2/2011 Ngày dạy: 10/2/2011. Toán:. MỘT PHẦN HAI I. Mục tiêu: - Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “ Một phần hai”, biết đọc , viết ½. - Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành hai phần bằng nhau. - Giáo dục hs tính chính xác. II. Chuẩn bị: - Hình vuông, tam giác. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - 3 em đọc bảng chia 2. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Giới thiệu: Một phần hai: - Gv gắn hình vuông nữa đỏ, nữa trắng lên bảng – hs quan sát. - Hình vuông được chia thành 2 phần bằng nhau:. ½ ½ - 1 phần tô màu đỏ. Như thế đã tô màu một phần hai hình vuông. - Gv hướng dẫn viết và đọc:. 1 2. một phần hai. Hs viết bảng con..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> * Kết luận: Chia hình vuông thành hai phần bằng nhau, lấy đi một phần được một phần hai hình vuông. Một phần hai còn gọi là một nữa. c. Thực hành: Bài 1: Đã tô màu ½ hình nào ? - Hs quan sát hình vẽ sgk. - Thi đua nêu miệng. - Gv kết luận: A ½ hình vuông B ½ hình tam giác D ½ hình tròn. Bài 3: hình nào đã khoanh vào ½ số con cá. - Thực hiện tương tự bài 1. - Kết luận: Hình B. 3. Củng cố, dặn dò: ? Em hiểu ½ là thế nào ? Lấy ví dụ. - Về làm bài tập vở bài tập. _________________________________________________________________ Thứ sáu. Ngày soạn: 4/2/2011 Ngày dạy: 11/2/2011. Toán:. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Thuộc bảng chia 2. - Biết giải toán có một phép chia(trong bảng chia 2). - Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 2 phần bằng nhau. - Rèn tính toán thành thạo. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - 3 em đọc bảng chia 2. - 3 em lên bảng viết: Một phần hai. 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Tính nhẩm. - Gv viết các phép tính lên bảng . - Hs thi đua nhẩm miệng. - Gv nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Tính nhẩm. - Thực hiện tương tự bài tập 1. - Mỗi lần cho hs nêu từng cột. - Cho hs nhận xét : 2x1 và 2: 2. Bài 3: Bài toán. - 1 hs đọc đề toán – gv tóm tắt..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Có: 18 lá cờ. Chia đều: 2 tổ. …..1 tổ: … lá cờ - Hs tự giải vào vở. Bài 5 : Hình nào có ½ số con chim đang bay. - 1 em nêu lại yêu cầu bài tập – hs quan sát tranh sgk. - Gọi hs trả lời từng tranh - cả lớp theo dõi, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Lớp đọc đồng thanh bảng nhân, chia 2. - Về làm các bài tập còn lại. ________________________________________ Đạo đức: BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ(tiết 2). I.Mục tiêu: - Giúp H biết: + một số yêu cầu đề nghị lịch sự. + Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự. + Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản thường gặp hằng ngày. *Kĩ năng nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự trong giao tiếp với người khác. Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng với người khác. - Giáo dục H lịch sự trong giao tiếp.. II.Chuẩn bị: - H vở bài tập. III.Hoạt động dạy học: 1, Kiểm tra bài cũ: G nêu một số tình huống đơn giản H nêu cách giải quyết. G nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài. Biết nói lời yêu cầu đề nghị b.HĐ1: H tự liên hệ. - G yêu cầu: Các em nào đã biết nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự khi cần giúp đỡ? Hãy nêu lại một vài trường hợp cụ thể. - H tự liên hệ. - G khen những em đã biết thực hiện bài học. c.HĐ2: Đóng vai. (bài tập 5) - G nêu từng tình huống yêu cầu H thảo luận. - H thảo luận theo từng cặp. - G mời một số cặp lên đống vai trước lớp. - Cả lớp thảo luận, nhận xét. G kết luận. d.HĐ3: Trò chơi văn minh, lịch sự..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - G phổ biến luật chơi. - H thực hiện trò chơi. - G nhận xét đánh giá. Kết luận chung: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày là tự trọng tôn trọng người khác. 3. Dặn dò: - Thực hiện nội dung đã học trong giao tiếp hàng ngày.. - Gv nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài tiết sau:. _________________________________________________________________.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> TUẦN 23 Thứ hai. Ngày soạn: 12/2/2011 Ngày dạy: 14/2/2011. Toán:. SỐ BỊ CHIA – SỐ CHIA – THƯƠNG I. Mục tiêu: - Nhận biết được số bị chia - số chia - thương. - Biết cách tìm kết quả của phép chia. - Giáo dục hs tính cẩn thận, chính xác. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Đọc bảng chia 2 (3 em) 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b.Tên gọi thành phần, kết quả của phép chia: * Gv nêu phép chia 6 : 2 - Hs nêu kết quả: bằng 2. - Gv chỉ và nêu tên gọi – hs nhắc lại. 6 : 2 = 3 Số bị chia Số chia Thương * Gv nêu rõ thuật ngữ: Thương - 3 là kết quả của phép chia 6 : 2 3 là thương. Số bị chia Số chia Thương 6 : 2 = 3 Thương - 6 : 2 cũng gọi là thương. * Hs lấy ví dụ: c. Thực hành: Bài 1 : Tính rồi điền kết quả vào ô trống. - Gv kẻ sẵn bài tập sgk lên bảng. - Hs thi đua nhẩm và nêu kết quả - tên gọi. Gv ghi vào ô trống. Bài 2 : Tính nhẩm. - 1 hs nêu yêu cầu. - Gv ghi các phép tính lên bảng. - Hs thi đua nhẩm miệng. - Nhận xét mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. 3. Củng cố, dặn dò: ? Nhắc lại tên gọi thành phần và kết quả của phép chia. - Về làm bài tập vở bài tập..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Thứ ba. Ngày soạn: 12/2/2011 Ngày dạy: 15/2/2011. Toán:. BẢNG CHIA 3 I. Mục tiêu: - Lập được bảng nhân 3. - Nhớ được bảng chia 3. - Biết giải toán có một phép 3. - Giáo dục hs tính cẩn thận. II. Chuẩn bị: 4 tấm bìa, mỗi tấm 3 chấm tròn. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Đọc bảng nhân 3, bảng chia 2 (4 em) 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Giới thiệu phép chia 3: * Ôn tập phép nhân 3: - Gv gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn ? 3 x 4 = 12 * Hình thành phép chia 3: - Trên các tấm bìa có 12 chấm tròn, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ? 12 : 3 = 4 * Nhận xét: Từ phép nhân 3 x 4 = 12, ta có phép chia 3 là 12 : 3 = 4 - 3 x 4 = 12 12 : 3 = 4 * Lập bảng chia 3: - 2 hs đọc lại bảng nhân 3. - Từ bảng nhân 3 lập bảng chia 3. 3x1=3 3:3=1 ……….. ………. 3 x 10 = 30 30 : 3 = 10 - Hs học thuộc bảng chia 3. c. Thực hành: Bài 1 : Tính nhẩm. - Gv nêu yêu cầu – hs thi đua tính nhẩm. Bài 2 : Bài giải. - 1 hs đọc đề toán. - GV tóm tắt: 3 tổ : 24 học sinh 1 tổ : ? học sinh - Lớp giải vở . - 1 hs trình bày bảng lớp..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Bài 3: Số ? - H làm bài tập ở phiếu. 3. Củng cố, dặn dò: - Đọc bảng chia 3. Về làm bài tập vở bài tập. ______________________________ Thủ công: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHỐI HỢP GẤP,CẮT, DÁN (t1) I.Mục tiêu: - Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp các hình đã học. - Phối hợp gấp cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học. - Giáo dục H tính cẩn thận, khéo léo. II.Chuẩn bị: - H: Giấy trắng hoặc giấy màu, kéo, bút chì, bút màu. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài. b.Hướng dẫn H ôn tập: - H kể thêm một số sản phẩm có phối hợp gấp cắt, dán. - H nhắc lại quy trình của một số sản phẩm. - G nhận xét. c. G tổ chức cho H thực hành. - H làm việc cá nhân những sản phẩm mà mình yêu thích. - G theo dõi hướng dẫn thêm cho H còn lúng túng. 3.Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. H chuẩn bị bài cho tiết sau.. ________________________________________________________________ Thứ tư. Ngày soạn: 12/2/2011 Ngày dạy: 16/2/2011. Toán:. MỘT PHẦN BA I. Mục tiêu: - Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “Một phần ba”, biết đọc, viết 1/3. - Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 3 phần bằng nhau. - Giáo dục hs tính cẩn thận, chính xác. II. Chuẩn bị: - Các mảnh bìa. III.Hoạt động dạy học:. 1. Bài cũ: 3 hs viết bảng lớp, lớp viết bảng con: Một phần hai. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Giới thiệu: Một phần ba:.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> -. Gv đưa mảnh bìa hình vuông (hình vẽ) Hs quan sát và nhận xét. ? Hình vuông được chia làm mấy phần bằng nhau ? ? Mấy phần được tô màu ?. 1 3. 1 3. 1 3. - Gv kết luận: - Hình vuông được chia làm 3 phần, trong đó 1 phần được tô màu. Như thế đã tô màu 1/3 hình vuông. - Hướng dẫn hs đọc và viết:. 1 3. “Một phần ba”.. * Kết luận: Chia hình vuông thành 3 phần bằng nhau lấy đi 2 phần (tô màu) được một phần ba hình vuông. - Hs đọc cá nhân - đồng thanh - viết bảng con. c. Thực hành: Bài 1: Đã tô màu 1/3 hình nào ? - Hs quan sát hình vẽ sgk. - Thi đua nêu miệng kết quả. - Kết luận: Hình A, C, D. Bài 2: Hình nào có 1/3 số ô vuông được tô màu ? - Thực hiện tương tự bài 1. - Vài em nêu cách thực hiện: Đếm số ô đem chia 3. Nếu kết quả bằng số ô đã tô màu nghĩa là hình đó đúng. - Ví dụ: hình A, 3 : 3 = 1 chọn hình A. - Kết luận: hình A, B, C. Bài 3: Hình nào đã khoanh vào 1/3 số con gà ? - Hs vận dụng bảng chia 3 để tìm số con vật. 3. Củng cố, dặn dò: ? Em hiểu 1/3 là thế nào ? Lấy ví dụ. - Về làm bài tập vở bài tập. _________________________________________________________________ Thứ năm. Ngày soạn: 13/2/2011 Ngày dạy: 17/2/2011. Toán:. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Thuộc bảng chia 3. - Biết giải toán có một phép chia ( trong bảng chia 3). - Biết thực hiện phép chia có kèm đơn vị đo(chia cho 3, cho2) - Giáo dục H tính chính xác trong tính toán. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: 4 hs đọc bảng chia 2, 3. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1 : Tính nhẩm. - Gv nêu yêu cầu và viết các phép tính lên bảng. - Hs vận dụng bảng chia 3 để thi đua nhẩm miệng. Bài 2 : Tính nhẩm. - Hs thực hiện tương tự bài 1 nhưng nhẩm từng cặp phép tính. - Hs rút ra được nhận xét: Từ 1 phép nhân có thể viết được ít nhất 1 phép chia tương ứng. - Ví dụ: 3 x 6 = 18 18 : 3 = 6. Bài 4: Bài toán. - 1 em đọc đề toán - lớp đọc thầm. - Gv tóm tắt: 3 túi : 15 kg. 1 túi : ? kg. - Hs tự giải vào vở. - 1 em lên bảng chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Lớp đọc lại bảng chia. - Về làm các bài tập vở bài tập. _________________________________________________________________ Thứ sáu. Ngày soạn: 13/2/2011 Ngày dạy: 18/2/2011. Toán:. TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN I. Mục tiêu: - Nhận biết được thừa số, tích, tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia. - Biết tìm thừa số x trong các bài tập dạng: x x a = b; a x x = b(với a,b là các số bé và phép tính tìm x là nhân hoặc chia trong phạm vi bảng tính đã học). - Biết giải toán có một phép tính chia(trong bảng chia 3). - Giáo dục H yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: Bộ đồ dùng toán 2. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - 2 em đọc bảng chia 3. ? nêu tên gọi thành phần, kết quả của phép nhân ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Ôn tập mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia: - Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa có mấy chấm tròn ? - Hs nêu phép nhân – Gv ghi bảng: 2 x 3 = 6 - ts thứ nhất ts thứ hai tích.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Từ phép nhân 2 x 3 = 6, lập được 2 phép chia tương ứng: + 6 : 2 = 3 Lấy tích là 6 chia cho thừa số thứ nhất (2) được thừa số thứ hai. + 6 : 3 = 2 Lấy tích là 6 chia cho thừa số thứ hai (3) được thừa số thứ nhất. - Nhận xét: Muốn tìm thừa số này ta lấy tích chia cho thừa số kia. - 3. Giới thiệu cách tìm thừa số x chưa biết: *. Gv nêu: Có phép nhân X x 2 = 8 - Giải thích: Số X là thừa số chưa biết nhân với 2 bằng 8. Tìm x. - Từ phép nhân X x 2 = 8 ta có thể lập phép chia theo nhận xét “Muốn tím thừa số X ta lấy 8 chia cho thừa số 2” - Hs viết và tính: X = 8 : 2 X=4 - Gv giải thích: X = 4 là số phải tìm để được 4 x 2 = 8. - Cách trình bày: Xx2=8 X=8:2 X=4 *. Gv nêu: 3 x X = 15 - Phải tìm giá trị của X để 3 nhân với số đó bằng 15. - Nhắc lại: Muốn tìm thừa số X ta lấy 15 chia cho thừa số 3. - Hs viết và tính: X = 15 : 3 X=5 - Gv chốt cách trình bày. c. Gv kết luận: Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia. c. Thực hành: Bài 1 : Tính nhẩm. - Gv nêu yêu cầu và viết các phép tính lên bảng. - Hs vận dụng bảng nhân, chia để thi đua nhẩm miệng. Bài 2 : Tìm x (theo mẫu). - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. - Hs tự làm bài vào vở theo mẫu. 3. Củng cố, dặn dò: - Gv chốt kiến thức bài học. - về làm các bài tập vở bài tập. _______________________________ Đạo đức: LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI(tiết 1). I.Mục tiêu: - Giúp H biết: + Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép; Nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> + Biết xử lí một số tình huông đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại. - Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh. * Kỉ năng giao tiếp khi nhận và gọi điện thoại. - Giáo dục H lịch sự khi giao tiếp. II.Chuẩn bị: - H vở bài tập đạo đức 2. - H thẻ màu. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài mới: a.Giới thiệu bài. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. b.HĐ1: Thảo luận lớp. - H đóng vai 2 bạn đang nói chuyện điện thoại. + khi điện thoại reo, bạn Vinh làm gì và nói gì? + Bạn Nam hỏi thăm Vinh qua điện thoại như thế nào? + Em có thích cách nói chuyện qua điện thoại của hai bạn không? vì sao? G kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại em nên có thái độ lịch sự, nói năng nhẹ nhàng, từ tốn. c.HĐ2: Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại (bài tập 2). - H làm việc cá nhân trong vở bài tập. - Trao đổi bài tập với bạn bên cạnh. - G yêu cầu 2H nói lại đoạn hội thoại theo trật tự đúng. - Lớp nhận xét- G kết luận. d.HĐ3: Thảo luận nhóm. + Những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại? + Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì? - H thảo luận theo nhóm 4 - Đại diện các nhóm trình bày. G kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép nói năng nhẹ nhàng; không nói quá to, nói trống không. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình. 3. Dặn dò: - Thực hiện nội dung bài học trong cuộc sống hàng ngày.. - Gv nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài tiết sau..
<span class='text_page_counter'>(15)</span> TUẦN 24 Thứ hai. Ngày soạn: 19/2/2011 Ngày dạy: 21/2/2011. Toán:. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết cách tìm thừa số x trong các bài tập dạng: x x a = b; a x x = b. - Biết tìm một thừa số chưa biết. - Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 3) II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Đọc thuộc lòng bảng chia 2, 3 (4 em). - Muốn tìm 1 thừa số trong phép nhân ta làm thế nào ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Tìm X. - 1 hs nêu yêu cầu, nội dung bài toán. - Lớp lám bảng con : X x 2 = 4. - 2 hs trình bày bảng lớp: 2 x X = 12 3 x X = 27. - Gv chữa bài, ghi điểm cho hs . Chốt: Cách tìm: Tích chia cho thừa số đã biết. - Cách trình bày : Gồm 3 dòng, các dấu bằng thẳng hàng. Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống. - Hs thực hiện phép tính để tìm số ở ô trống. - Cột thứ nhất: 2 x 6 = 12 (tìm tích) - Cột thứ hai: 12 : 2 = 6 (tìm một thừa số) - Cột thứ ba: … - Gọi 1 lượt, lần lượt từng em nêu lại số đã điền vào ô trống. Bài 4: Bài toán. - 1 em đọc đề toán - Lớp đọc thầm. - Hs chọn phép tính và giải vào vở. - Gv thu vở ½ lớp chấm bài 2, 4. Hs lên bảng chữa bài: Bài 3. 3 em chữa 3 cột. Bài 1. 1 em trình bày bảng bài giải. Cách thực hiện: Tìm giá trị 1 phần = tổng : số phần bằng nhau 3. Củng cố, dặn dò: - Hs nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết, thừa số chưa biết. - Về làm bài tập vở bài tập (30). _________________________________________________________________.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> Thứ ba. Ngày soạn: 19/2/2011 Ngày dạy: 22/2/2011. Toán:. BẢNG CHIA 4 I. Mục tiêu: - Lập được bảng chia 4. - Nhớ được bảng chia 4. - Biết giải toán có một phép tính chia, thuộc bảng chia 4. - Giáo dục hs biết vận dụng bảng chia vào tính toán trong cuộc sống. II. Chuẩn bị: - Bộ đồ dùng toán lớp 2. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Nêu cách tìm thừa số chưa biết (2 em) - Đọc thuộc bảng nhân 4 (2 em) - Gv nhận xét bài cũ. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Giới thiệu phép chia 4: b1. Ôn tập phép nhân 4: - Gv gắn lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm có 4 chấm tròn. ? Có tất cả bao nhiêu chấm tròn ? (12) 4 x 3 = 12 b2. Giới thiệu phép chia 4: ? Trên các tấm bìa có tất cả 12 chấm tròn, mỗi tấm có 4 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ? 12 : 4 = 3 (tấm). * Nhận xét: Từ phép nhân 4 x 3 = 12. Ta có phép chia 12 : 4 = 3. b3. Lập bảng chia 4: - Hs ôn lại bảng nhân 4. - Dựa vào bảng nhân - lập bảng chia: - 4 x 1 = 44 : 4= 1 - 4 x 2 = 88 : 4= 2 - ……….. ……….. - 4 x 10 = 40 40 : 4 = 10 - Hs học thuộc lòng bảng chia. c. Thực hành: Bài 1: Tính nhẩm. - Gv nêu yêu cầu và phép tính. - Hs thi đua nhẩm miệng. Bài 2: Bài toán..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> - 1 hs đọc đề toán - lớp đọc thầm. - Hs nêu cách giải. - Lớp làm vở luyện – 1 em trình bày bảng. - Gv nhận xét, chốt lời giải hay, phép tính đúng, cách trình bày. 3. Củng cố, dặn dò: - 3 em hoàn thành lại bảng chia 4. - Lớp đọc đồng thanh lại 1 lần. - Về làm bài vở bài tập và học thuộc lòng bảng chia 4. _________________________________ Thủ công: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHỐI HỢP GẤP,CẮT, DÁN (t2) I.Mục tiêu: - Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp các hình đã học. - Phối hợp gấp cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học. - Giáo dục H tính cẩn thận, khéo léo. II.Chuẩn bị: - H: Giấy trắng hoặc giấy màu, kéo, bút chì, bút màu. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài. b.Hướng dẫn H ôn tập: - H làm việc cá nhân thực hành làm những sản phẩm mà mình yêu thích. - G theo dõi hướng dẫn thêm cho H còn lúng túng. - G tổ chức H trưng bày sản phẩm. - H nhận xét và đánh giá sản phẩm. - G nhận xét, kết luận kết quả của sản phẩm. 3.Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. H chuẩn bị bài cho tiết sau.. ________________________________________________________________ Thứ tư. Ngày soạn: 19/2/2011 Ngày dạy: 23/2/2011. Toán:. MỘT PHẦN TƯ I. Mục tiêu: - Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “Một phần tư”, biết đọc, viết ¼. - Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành bốn phần bằng nhau. - Giáo dục hs biết vận kiến thức vào cuộc sống. II. Chuẩn bị: Bìa hình vuông, tròn. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Đọc thuộc bảng chia 4 (3 – 4 hs) 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Giới thiệu một phần tư:.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Gv gắn hình vuông lên bảng – hs quan sát, nhận xét. - Hình vuông được chia làm 4 phần bằng nhau. - Tô màu một phần tư như thế, đã tô màu mấy phần hình vuông (một phần tư) - Gv nhắc lại và ghi bảng: Chia hình vuông thành 4 phần bằng nhau. Lấy 1 phần được ¼ hình vuông.. 1 4 1 4 1 4 1 4. *. Vài hs nhắc lại. Hướng dẫn hs cách viết: Có thể cho hs tự nêu dựa vào bài 1/2, 1/3. Đọc: Một phần tư. Hs nhắc lại kết luận trên bảng. Viết bảng con: một phần tư, một phần hai, một phần ba. c. Thực hành: Bài 1: Đã tô màu ¼ hình nào ? - Gv treo các hình vẽ ở sgk lên bảng. - Hs quan sát và nêu miệng kết quả. - Lời giải: Hình A, B, C. - Củng cố thêm cho hs hình D (1/3) Bài 2: Hình nào đã tô màu 1/4 số ô vuông? - H quan sát hình ở sgk rồi trả lời câu hỏi. - G nhận xét công nhận kết quả đúng. Bài 3: Hình nào đã khoanh vào ¼ số con thỏ ? Chữa bài: Gv treo tranh – 2 hs lên ghi kết quả. Chốt: Tìm ¼: đem số đã cho chia 4, được kết quả chính là ¼. 3. Củng cố, dặn dò: - Một phần tư nghĩa là thế nào ? - Về làm bài tập vở bài tập. _________________________________________________________________ Thứ năm. Ngày soạn: 20/2/2011 Ngày dạy: 24/2/2011. Toán:. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Thuộc bảng chia 4. - Biết giải bài toán có một phép chia( trong bảng chia 4). - Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Đọc thuộc bảng cha 4 (2 em). Viết một phần tư. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập:.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Bài 1: Tính nhẩm. - Gv nêu yêu cầu và viết các phép tính lên bảng. - Hs thi đua nêu miệng kết quả - gv nhận xét, ghi điểm. Bài 2: Tính nhẩm. - Hs thực hiện tương tự bài 1 nhưng nhẩm theo cột. - Hs nhận xét mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Bài 3: Giải toán. - 1 hs đọc đề toán – gv cùng hs tóm tắt bài toán. - Hs tự giải vào vở - 1 hs trình bày bảng (chữa bài) - Gv chốt dạng toán: Tìm số lượng của một nhóm – nên tóm tắt bằng sơ đồ. Bài 5: Hs nêu miệng 3. Củng cố, dặn dò: - Chữa bài tập 5 để củng cố ¼. - Lớp đọc đồng thanh bảng chia 4. - Về làm các bài tập vở bài tập. _________________________________________________________________ Thứ sáu. Ngày soạn: 20/2/2011 Ngày dạy: 25/2/2011. Toán:. BẢNG CHIA 5 I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện phép chia 5. - Lập được bảng chia 5. - Nhớ được bảng chia 5. - Biết giải bài toán có một phép chia(trong bảng chia 5) - Giáo dục hs biết vận dụng bảng chia vào tính toán trong cuộc sống. II. Chuẩn bị: Các tấm bìa có 5 chấm tròn. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Đọc thuộc bảng nhân 5 (3 em) - Viết, đọc: 1/2, 1/3, 1/4. - Gv nhận xét bài cũ. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Ôn tập phép nhân 5: - Gv nêu và gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 5 chấm tròn. ? Có tất cả bao nhiêu chấm tròn ? (20) 5 x 4 = 20 * Giới thiệu phép chia 5: ? Mỗi tấm có 5 chấm tròn. Có 20 chấm thì được mấy tấm bìa ? 20 : 5 = 4 (tấm). * Nhận xét: Từ phép nhân 5 x 4 = 20..
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Ta có phép chia 20 : 5 = 4. c. Lập bảng chia 5: - Hs ôn lại bảng nhân 5. - Dựa vào bảng nhân - lập bảng chia: - 5 x 1 = 5 5 : 5= 1 - 5 x 2 = 10 10 : 5 = 2 - ……….. ……….. - 5 x 10 = 50 50 : 5 = 10 - Hs học thuộc lòng bảng chia. d. Thực hành: Bài1: Số ? - Gv kẻ bảng – nêu yêu cầu – hs nhẩm miệng. - Chữa bài, nhận xét: Lấy số bị chia : số chia = thương. Bài 2: Giải toán: - 1 hs đọc đề toán: - Gv cùng hs tóm tắt. - Hs làm nháp – 1 em trình bày bảng. - 15 : 5 = 3 (bông hoa). * Chốt: Cách chọn phép tính, trình bày. 3. Củng cố, dặn dò: - Hoàn thành và đọc đồng thanh bảng chia 5. - Nhận xét tiết học, dặn dò. ________________________________________ Đạo đức: LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (tiết 2). I.Mục tiêu: - Giúp H biết: + Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép; Nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng. + Biết xử lí một số tình huông đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại. - Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh. * Kỉ năng giao tiếp khi nhận và gọi điện thoại. - Giáo dục H lịch sự khi giao tiếp. II.Chuẩn bị: - H vở bài tập đạo đức 2. - H thẻ màu. III.Hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: + Khi nhận và gọi điện thoại ta cần phải làm gì? - H trả lời G nhận xét, đánh giá. 2Bài mới: a.Giới thiệu bài. Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại..
<span class='text_page_counter'>(21)</span> b.HĐ1: Đóng vai. - H thảo luận, đóng vai 2 bạn cùng bàn. - Tình huống 1: Bạn Nam gọi điện cho bà ngoại để hỏi thăm sức khỏe. - Tình huống 2: Một ngươig gọi nhầm đến số máy nhà bạn Nam. - tình huống 3: Bạn tâm định gọi điện thoại cho bạn nhưng lại bấm nhầm số máy nhà người khác. - G mời một số cặp lên đóng vai. - Lớp thảo luận nhận xét cách ứng xử của nhóm bạn. G kết luận: Dù trong tình huống nào em cũng cần cư xử lịch sự. c.HĐ2: Xử lí tình huống. - H làm việc theo nhóm 4. - Đại diện 1 nhóm trình bày cách giải quyết trong mỗi tình huống. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - G yêu cầu H liên hệ: + Trong lớp ta ai đã gặp tình huống tương tự? + Em đã làm gì trong tình huống đó? + Bây giừ nghĩ lại em cảm thấy thế nào? + Em sẽ xử lí thế nào nếu gặp lại tình huống như vậy? Kết luận chung: Cần phải lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. Diều đó thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác. 3. Dặn dò: - Thực hiện nội dung bài học trong cuộc sống hàng ngày.. - Gv nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài tiết sau..
<span class='text_page_counter'>(22)</span> TUẦN 25 Thứ hai. Ngày soạn: 26/2/2011 Ngày dạy: 28/2/2011. Toán:. MỘT PHẦN NĂM I. Mục tiêu: - Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan)”Một phần năm”, biết đọc, viết 1/5. - Biết thực hành chia các nhóm đồ vật thành 5 phần bằng nhau. - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống. - Giáo dục H yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: - Hình vuông, hình chữ nhật. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - 4 em đọc bảng chia 5. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Giới thiệu: Một phần năm. - Hs quan sát hình vuông và nhận thấy: 1 1 1 1 Hình vuông được chia thành 5 phần 5 5 5 5 bằng nhau. Trong đó 1 phần được tô màu. Như thế là đã tô màu một phần năm hình vuông.. - Hướng dẫn hs viết:. 1 5. 1 5. ; đọc: Một phần năm.. - Kết luận: Chia hình vuông thành năm phần bằng nhau, lấy đi 1 phần được 1/5 hình vuông. c. Thực hành: Bài 1: Đã tô màu 1/5 hình nào ? - Gv kẻ sẵn hình ở bảng – nêu yêu cầu. - Hs thi đua nêu miệng: hình A, D. - Khuyến khích hs tìm các hình còn lại. Hình B: 2/5; hình C: 1/6. Bài 2:Hình nào đã tô màu 1/5 số ô vuông. - Lớp làm miệng. Bài 3: Hình nào đã khoanh vào 1/5 số con vịt ? - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. lớp làm bài vào vở. - Gv treo tranh, 2 hs thi đua chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: ? Một phần năm có nghĩa như thế nào ? - Gv nhận xét giờ học, tuyên dương một số hs..
<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Về làm các bài tập vở bài tập. _________________________________________________________________ Thứ ba. Ngày soạn: 26/2/2011 Ngày dạy: 1/3/2011. Toán:. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Thuộc bảng chia 5. - Biết giải bài toán có một phép chia(trong bảng chia 5). - Giáo dục hs tính chính xác. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Đọc bảng chia 5 (3 em). Viết bảng con: 1/2, 1/3, 1/4, 1/5. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập (tr 123): Bài 1, 2: Tính nhẩm. - Gv nêu yêu cầu và các phép tính – hs thi đua nhẩm miệng. - Gv cùng hs nhận xét và rút ra kết luận. Bài 3: Giải toán. - 1 hs đọc đề bài – gv ghi tóm tắt lên bảng. 5 bạn : 35 quyển vở. 1 bạn : ? quyển vở - Hs tự giải vào vở. c. Chấm, chữa bài: - Gv chấm bài 3, 4. - 2 hs chữa bài, nhận xét 2 dạng của 2 bài. 3. Củng cố, dặn dò: - cả lớp đọc đồng thanh đọc bảng chia 5. - Về làm các bài tập vở bài tập. ________________________________ Thủ công: LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ (t1) I.Mục tiêu: - Biết cách làm dây xúc xích trang trí. - cắt dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt tương đối thẳng, có thể chỉ cắt dán được ít nhất 3 vòng tròn. Kích thước các vòng tương đối bằng nhau. - Giáo dục H tính cẩn thận, khéo léo. Biết bảo vệ trường lớp sạch sẽ. II.Chuẩn bị: - G: Dây xúc xích mẫu - H: Giấy trắng hoặc giấy màu, kéo. III.Hoạt động dạy học:.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> 1.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài. b.G hướng dẫn H quan sát, nhận xét. - G giới thiệu dây xúc xíchmẫu và đặt câu hỏi định hướng cho H quan sát nhận xét. + Các vòng dây xúc xích làm bằng gì? Có hình dáng; màu sắc kích thước như thế nào?Để có được xúc xích ta phải làm như thế nào? - G nhận xét và kết luận. c. G hướng dẫn mẫu: Bước 1: Cắt thành các nan giấy. - G hướng dẫn cho H gấp đôi tờ giấy cở 24- 16 theo chiều rộng . Cắt các nan rộng 1ô, dài 13ô có các màu sắc khác nhau. Bước 2: Dán các nan dấy thánh dây xúc xích. - G làm mẫu và thuyết trình H quan sát. - G yêu cầu 2H thực hiên cắt, dán 2 vòng xúc xích. - G theo dõi hướng dẫn thêm cho H còn lúng túng. - G tổ chức cho H tập cắt các nan giấy. 3.Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. H chuẩn bị bài cho tiết sau.. _________________________________________________________________ Thứ tư. Ngày soạn: 26/2/2011 Ngày dạy: 2/3/2011. Toán:. LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân, chia trong trường hợp đơn giản. - Biết giả bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5). - Biết tìm số hạng của một tổng; tìm thừa số. - Hs vận dụng làm bài tốt. - Giáo dục H tính toán chính xác. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Ôn bảng nhân, chia 2, 3, 4, 5. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Tính theo mẫu. - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. - 1 hs đọc bài mẫu – gv ghi bảng 3 x 4 : 2 = 12 : 2 = 6 - Gv cùng hs phân tích mẫu và rút ra nhận xét: Thực hiện từ trái sang phải..
<span class='text_page_counter'>(25)</span> - 3 hs đại diện 3 nhóm thi đua trình bày bảng lớp. Các hs còn lại quan sát nhận xét. Gv chốt cách thực hiện. Bài 2 (124): Tìm x. - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. - 1 hs đọc nội dung – gv ghi bảng câu a. - Hs làm bảng con. - 2 hs lên bảng làm câu b. Bài 4 (124): Bài toán. - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. - Gv ghi tóm tắt lên bảng: Mỗi chuồng : 5 con thỏ. 4 chuồng : ? con thỏ. - Hs tự làm bài vào vở. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại cách tính giá trị biểu thức, tìm x. - Về làm bài tập vở bài tập. _________________________________________________________________ Thứ năm. Ngày soạn: 26/2/2011 Ngày dạy: 3/3/2011. Toán:. GIỜ, PHÚT I. Mục tiêu: - Biết 1 giờ có 60 phút. - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 12, số 3, số 6. - Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút. - Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian. - Hs biết vận dụng vào cuộc sống thực tế. - Giáo dục H đi học và sinh hoạt đúng giờ. II. Chuẩn bị: - Mô hình đồng hồ. III. Hoạt động dạy học: 1 Bài cũ: - 3 em lên bảng làm: 5 x 2 : 5 9x4:4 X x 4 = 12 2 Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Giới thiệu cách xem giờ: - Gv cho hs biết 1 giờ = 60 phút. - Sử dụng mô hình đồng hồ quay giờ và gọi hs: ? Đồng hồ đang chỉ mấy giờ ? (8 giờ) ? Kim giờ chỉ số mấy ? Kim phút chỉ số mấy ? (số 8, số 12) - Nhấn mạnh cho hs giờ đúng: 1 kim chỉ 1 số bất kì còn kim phút chỉ số 12..
<span class='text_page_counter'>(26)</span> *. Quay kim phút chỉ vào số 3, hs phát hiện mấy giờ ? (8 giờ 15 phút) Hs nhận xét. Gv ghi bảng: 8 giờ 15 phút Quay kim phút chỉ vào số 6 (thực hiện tương tự) Ghi 8 giờ 30 phút hay tám giờ rưỡi. Hs thao tác (2 em) các giờ nói trên. Thực hành vào mô hình cá nhân : 10 giờ, 10 giờ 15 phút, 10 giờ rưỡi. Chốt: Khi kim phút chỉ sang số 3 thì thêm 15 phút. Khi 6 thì thêm 30 phút. Còn giờ đúng là kim phút chỉ đúng số 12 c. Thực hành: Bài 1(125): Đồng hồ chỉ mấy giờ ? - 1 hs nêu yêu cầu. - Gv gắn 4 đồng hồ lên bảng. - Hướng dẫn hs quan sát kim giờ (để biết đồng hồ đang chỉ mấy giờ) sau đó quan sát kim phút để biết đồng hồ chỉ bao nhiêu phút. - Hs thi đua trả lời – gv ghi bảng. A. 7 giờ 15 phút, B. 2giờ 30 phút, C. 11 giờ 30 phút, D. 3 giờ. Bài 2 (125): Mỗi tranh vẽ ứng với đồng hồ nào ? - 1 hs nêu yêu cầu - lớp quan sát đồng hồ và hình vẽ sgk. - Làm việc theo nhóm bàn. Hs nêu miệng – 1 hs lên nối trên bảng. Bài 3 (126): Tính theo mẫu. - 1 hs nêu yêu cầu và bài mẫu. - Hs nhận xét về bài mẫu: thực hiện phép cộng hoặc trừ. - Hs tự làm bài vào vở. - Chấm, chữa bài: thu 3 – 5 bài, chấm. 2 hs thi đua chữa bài. Chốt: Đây là dạng toán thực hiện các phép cộng, trừ trên số đo thời gian với đơn vị là giờ. Vì vậy không được viết thiếu tên đơn vị (giờ) ở kết quả tính. 3. Củng cố,dặn dò: - Gv vẽ sẵn 2 mặt đồng hồ được tô màu ¼, ½ mặt đồng hồ để giúp hs thấy được kim phút quay được ½ vòng tròn (12 6) trong 30 phút. - Trò chơi: Ai nhanh hơn. - Gọi 5 hs lên bảng kèm theo mô hình đồng hồ cá nhân. + Gv yêu cầu: đặt đồng hồ chỉ …giờ. + Hs thi đua đặt kim đồng hồ. + Ai làm nhanh, đúng sẽ được tuyên dương. - Gv nhận xét giờ học. - Về làm các bài tập vở bài tập tr38. _________________________________________________________________ Thứ sáu. Ngày soạn: 26/2/2011.
<span class='text_page_counter'>(27)</span> Ngày dạy: 4/3/2011 Toán:. THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ I. Mục tiêu: - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6. - Biết đơn vị thời gian: giờ, phút. - Nhận biết các khoảng thời gian 15 phút; 30 phút. - Giáo dục H đi học và sinh hoạt đúng giờ. II. Chuẩn bị: - Mô hình đồng hồ. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - 5 giờ 30 phút còn gọi là mấy giờ ? Một giờ có bao phút ? - Kim phút chạy đến số 3 thì được mấy phút ? (15 phút). - Kim phút chạy đến số 6 thì được mấy phút ? (30 phút). - Lớp thao tác bằng đồ dùng: - Quay kim đồng hồ chỉ: 8 giờ, 9 giờ 15 phút, 10 giờ rưỡi. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1 (126): Đồng hồ chỉ mấy giờ ? - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. - Gv gắn 4 đồng hồ lên bảng. - Hs quan sát – thi đua nêu miệng. Chốt: Kim phút đến số 3 là đi được 15 phút . Kim phút đến số 6 là đi được 30 phút. Bài 2 (126): Mỗi câu dưới đây ứng với đồng hồ nào ? - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. - Lớp làm việc theo nhóm bàn (3 phút) Trò chơi: Ai nhanh hơn (tiếp sức). + Gv gắn 6 câu và 6 đồng hồ lên bảng (2 đội chơi). + Mỗi đội 3 hs (mỗi hs được thực hiện 2 lần). + Khi nghe hiệu lệnh hs 2 đội lấy đồng hồ gắn vào câu thích hợp. Bạn thứ nhất gắn xong về vị trí, bạn thứ hai lên gắn. + Gv cùng hs kiểm tra - công bố thắng thua. Chốt: Cần chuyển đổi thời gian: 7 giờ tối còn gọi là 19 giờ. Bài 3 : Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ. - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. - Hs thao tác theo yêu cầu của gv. Chốt: Chú ý kim giờ: giờ đúng chỉ đúng số, giờ hơn phải quá 1 tí nếu 15 phút , ở giữa 2 giờ nếu 30 phút. 3. Củng cố, dặn dò:.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Thi ai nhanh hơn: Vặn kim đồng hồ chỉ 9 giờ 15 phút, 10 phút, 30 phút. - Về nhà xem đồng hồ đi học và làm việc đúng thời gian. _________________________________________ Đạo đức: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ II I.Mục tiêu: - Giúp học sinh thực hiện tốt các hành vi đạo đức đã học. - H biết ủng hộ, làm theo các hành vi đúng. - Biết yêu quí những bạn có hành vi đúng. II.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: - Từ đầu học kì II em đã học những chuẫn mực đạo đức nào? - H trả lời; G nhận xét, kết luận. 2.Thực hành các kĩ năng: - GV đưa ra 1 số tình huống. - HS thao luận nêu cách xử lí các tình huống. Tình huống 1: Trên đường đi học về em nhặt được một chiếc ví. Em sẽ làm gì? - Các nhóm cùng trao đổi để xử lí tình huống. một số nhóm nêu kết quả thảo luận trước lớp. - G nhân xét. Chúng ta cần tự giác trả lại khi nhặt được của rơi và tuyên truyền các bạn cùng thực hiện. + Vì sao chúng ta cần trả lại của rơi? + Khi nhận và gọi điện thoại các em cần chú ý điều gì? - H suy nghĩ, trả lời câu hỏi trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung. - G nhận xét, tuyên dương. 3.Dặn dò: Thực hiện tốt các hành vi đã học..
<span class='text_page_counter'>(29)</span> TUẦN 26 Thứ hai. Ngày soạn: 5/3/2011 Ngày dạy: 7/3/2011. Toán:. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết xem đồng hồ kim phút chỉ số 3, số 6. - Biết thời điểm, khoảng thời gian. - Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày. - Giáo dục H học tập và sinh hoạt đúng giờ. II. Chuẩn bị: - Mô hình đồng hồ. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Quay kim đồng hồ chỉ: 7 giờ, 7 giờ 15 phút, 7 giờ 30 phút. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài1 (127): Xem giờ. - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. - Gv gắn lần lượt từng tranh lên bảng - gắn đồng hồ. - Hs thảo luận theo nhóm bàn. - Vài nhóm nêu miệng kết quả. - 1 hs gắn đồng hồ ứng với tranh. Bài 2 (127): Giải toán. - Gv nêu yêu cầu và từng câu hỏi – hs thi đua trả lời. - Tuyên dương những em trả lời nhanh, đúng. Bài 3: H làm miệng - G nhận xét công nhận kết quả đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - G nhận xét tiết học. - Thực hiện sinh hoạt, vui chơi, học tập đúng giờ. _________________________________________________________________ Thứ ba. Ngày soạn: 5/3/2011 Ngày dạy: /3/2011. Toán:. TÌM SỐ BỊ CHIA I. Mục tiêu: - Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia. - Biết tìm X trong các bài tập dạng: x : a = b(với a,b là các số bé và phép tính để tìm x là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học. - Biết giải toán có một phép nhân..
<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Giáo dục Hs cẩn thận, sáng tạo, độc lập suy nghĩ. II. Chuẩn bị: - G: 6 tấm bìa hình vuông. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Tìm X: X + 5 = 10 X x 5 = 10 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Ôn quan hệ giữa phép nhân và phép chia: - Gv vừa nói vừa gắn 6 ô vuông lên bảng thành 2 hàng.. ? Có 6 ô vuông xếp thành 2 hàng đều nhau. Mỗi hàng có mấy ô vuông ?(3ô vuông) - Làm cách nào để được 3 ô vuông. - Gv viết: 6 : 2 = 3 Hs nhắc lại: số bị chia là 6, số chia là 2, thương là 3 SBC SC T ? Mỗi hàng có 3 ô vuông. Hỏi 2 hàng có mấy ô vuông ? (6 ô vuông) - Gv viết: 3 x 2 = 6 - Tất cả có 6 ô vuông, ta có thể viết: 6 = 3 x 2 - Nhận xét: 6 : 2 = 3 6 = 3 x 2 Số bị chia Số chia Thương Số bị chia bằng thương nhân với số chia. c. Giới thiệu cách tìm số bị chia chưa biết: * Gv nêu: có phép chia: X : 2 = 5 - Số X là số bị chia chưa biết, chia cho 2 được thương là 5. - Dựa vào nhận xét trên, ta làm như sau: - Lấy 5 (là thương) nhân với 2 (là số chia) được 10 (là số bị chia). - Vậy X = 10 là số phải tìm vì 10 : 2 = 5 - Trình bày: X:2=5 X=5x2 X = 10 * Kết luận: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia. - Hs nhắc lại cách tìm số bị chia. d. Thực hành: Bài 1 (128): Tính nhẩm. - Gv nêu từng cột, yêu cầu hs nhẩm..
<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Hs lần lượt tính nhẩm phép nhân và phép chia từng cột. Bài 2 (128): Tìm X. - Hs làm bảng con – gv nhận xét từng bài. Chốt: Cách tìm – cách trình bày theo mẫu đã học. Bài 3 (128): Bài toán. - 1 em đọc đề toán - lớp đọc thầm. - Gv tóm tắt: 5 kẹo 5 kẹo 5 kẹo - Gv hướng dẫn: ? Bài toán hỏi gì ? (có tất cả bao nhiêu chiếc kẹo) ? Bài toán cho biết gì ? (có 3 em, mỗi em 5 cái kẹo) - Gọi số kẹo là X, ta có: X : 3 = 5. Từ đó hs chọn phép tính đúng: 5 x 3 = - Hs giải vở - gv thu chấm bài 8 em. - 1 hs lên chữa bài. * Chốt: Lời giải dựa vào câu hỏi bài toán. - Phép tính đưa về dạng tìm số bị chia để chọn. - Đáp số kèm đúng tên đơn vị. 3. Củng cố, dặn dò: - Một số em nhắc lại quy tắc tìm số bị chia. - Gv nhắc lại cách tìm và cách trình bày. - Về làm các bài tập vở bài tập (tr41). ____________________________________ Thủ công: LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ (t2) I.Mục tiêu: - Biết cách làm dây xúc xích trang trí. - cắt dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt tương đối thẳng, có thể chỉ cắt dán được ít nhất 3 vòng tròn. Kích thước các vòng tương đối bằng nhau. - Giáo dục H tính cẩn thận, khéo léo. Biết bảo vệ trường lớp sạch sẽ. II.Chuẩn bị: - G: Dây xúc xích mẫu - H: giấy màu, kéo. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: - Em hãy nêu các bước để làm dây xúc xích trang trí. Bước 1: Cắt thành các nan giấy. Bước 2: Dán các nan dấy thánh dây xúc xích. - G nhận xét. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài. b. H thực hành làm dây xúc xích.
<span class='text_page_counter'>(32)</span> - H làm việc ca nhân. - G quan sát và giúp đỡ các em còn lúng túng. - Động viên các em làm dây xúc xích có nhiều vòng và nhiều màu sắc khác nhau. - G tổ chức cho H trưng bày sản phẩm. - Đánh giá sản phẩm của H. 3.Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. H chuẩn bị bài cho tiết sau.. _________________________________________________________________ Thứ tư. Ngày soạn: 5/3/2011 Ngày dạy: /3/2011. Toán:. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết cách tìm số bị chia. - Nhận biết số bị chia, số chia, thương. - Biết giải toán có một phép nhân. - Giáo dục hs yêu thích môn học. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: ? Muốn tìm số bị chia, ta làm thế nào ? Gọi 2 hs lên bảng làm 2 bài: X:5=4 X:9=5 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1, 2(a,b): Tìm y, x. - 1 hs nêu yêu cầu và nội dung bài tập. - Gọi hs lên bảng làm, làm bảng con - lớp theo dõi, nhận xét. *G Chốt: cách tìm, cách trình bày. Bài 3(cột 1,2,3,4): Viết số thích hợp vào ô trống. - Hs nêu yêu cầu: tìm số bị chia, thương. - Lớp tự làm vào vở. Bài 4: Bài toán. - 1 hs đọc đề toán – gv cùng hs tóm tắt: 3l 3l 3l 3l 3l 3l - Hs chọn phép tính đúng - giải vào vở. - Gv chấm 5 bài. - 1 hs chữa bảng bài 3, 1 hs chữa bài 4. - Gv chốt các bước: tóm tắt bằng sơ đồ - Giải : chọn phép tính đúng. 3. Củng cố, dặn dò: - Thi đua giữa 2 nhóm (tiếp sức 3 em/nhóm).
<span class='text_page_counter'>(33)</span> Số bị chia Số chia 2 3 9 10 8 7 Thương 5 4 3 2 4 3 - Về làm các bài tập vở bài tập. _________________________________________________________________ Thứ năm. Ngày soạn: 5/3/2011 Ngày dạy: /3/2011. Toán:. CHU VI HÌNH TAM GIÁC – CHU VI HÌNH TỨ GIÁC I. Mục tiêu: - Nhận biết được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. - Biết tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác khi biết độ dài mỗi cạnh của nó. II. Chuẩn bị: - Thước đo độ dài. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào ? - Tìm X: X:2=5 X:3=4 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Giới thiệu về cạnh và chu vi tam giác, tứ giác: b1 Gv vẽ tam giác ABC. A - Hs nêu các cạnh của tam giác: - 3 cạnh: AB, BC, CA. - Gv ghi tên độ dài từng cạnh hs nêu: 3cm 4cm - AB = 4cm, BC = 5cm, CA = 3cm - Yêu cầu hs tìm tổng độ dài các cạnh của tam C B giác. 5cm - Hs tính và nêu được: 4cm + 5cm + 3cm = 12cm. - Gv giới thiệu cho hs: 12cm chính là chu vi của tam giác ABC. - Hs nêu cách tìm chu vi tam giác. * Chu vi tam giác là tổng độ dài các cạnh của tam giác. - Gv ghi bảng – 3 hs nhắc lại - lớp đồng thanh nêu. b2 Gv vẽ tứ giác DEGH: E 2cm G - Thực hiện tương tự như tam giác. - Quy tắc: Hs nêu – gv ghi bảng như sgk. - 3 – 5 em nhắc lại. 3cm 4cm - Lớp đọc đồng thanh D 6cm H c. Thực hành: Bài 1: Tính chu vi hình tam giác..
<span class='text_page_counter'>(34)</span> - 1 hs nêu yêu cầu – gv chép bài mẫu – hs nhận xét. - 2 em trình bày bảng lớp - lớp làm vở nháp. - Chữa bài – nhận xét. Bài 2: Tính chu vi hình tứ giác. - 1 hs nêu yêu cầu - lớp tự giải vào vở - 2 hs thi đua chữa bài. - Gv chấm bài 1 số em. Chốt cho hs có 2 cách trình bày phép tính (vì có 3 cạnh bằng nhau nên có thể chuyển thành phép nhân) 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại cách tính chu vi tam giác, tứ giác. _________________________________________________________________ Thứ sáu. Ngày soạn: 5/3/2011 Ngày dạy: /3/2011. Toán:. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết tính độ dài đường gấp khúc; tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. - Giáo dục hs tính cẩn thận. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Muốn tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác ta làm như thế nào ? - 2 hs tính: - Chu vi tam giác biết: 3dm, 4dm, 6dm. - Chu vi tứ giác: 5cm, 7cm, 8cm, 6cm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Bài 2: Tính chu hình tam giác ABC, biết độ dài các cạnh: - 1 hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - Cả lớp làm nháp – 1 hs trình bày bảng lớp. - Lớp nhận xét – vài em nhắc lại cách tính. Bài 3: Bài toán. - Hs đọc đề bài - Tự giải vào vở. Bài 4: Bài toán. - Cho hs thực hiện như bài 3. - Khuyến khích hs đưa về phép nhân cho tiện: a. 3 x 4 = 12 (cm) b. 3 x 4 = 12 (cm) - 3. Chấm, chữa bài: - Gv chấm bài 8 em..
<span class='text_page_counter'>(35)</span> - 3 em lên bảng chữa bài. Chốt: Cách tính, cách trình bày. - Có thể vận dụng bảng nhân nếu độ dài các cạnh bằng nhau. 3. Củng cố, dặn dò: - Tính chu vi tam giác biết: 5dm, 30cm, 4dm. - Có 2 bạn làm như sau - bạn nào làm đúng – sai ? - Lan: 5 + 30 + 4 = 39 (dm) - Hoa: đổi 30cm = 3dm: 5 + 3 + 4 = 12 (dm). - Về làm bài tập vở bài tập..
<span class='text_page_counter'>(36)</span>
<span class='text_page_counter'>(37)</span> TUẦN 27 Thứ hai. Ngày soạn: 12/3/2011 Ngày dạy: 14/3/2011. Toán:. SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA I. Mục tiêu: - Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó. - Biết số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. - Biết số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó. - Giáo dục hs tính cẩn thận, sáng tạo. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Tính chu vi tam giác, tứ giác (2 em). a. 5cm, 6cm, 7cm. b. 4cm, 6cm, 8cm, 10 cm. 2. Bài mới: a. giới thiệu bài: b. Giới thiệu phép nhân có thừa số 1: - Gv nêu các phép nhân – Hs chuyển thành phép cộng có các số hạng bằng nhau. 1x2=1+1=2 Vậy 1 x 2 = 2 1x3=1+1+1=3 1x3=3 1x4=1+1+1+1=4 1x4=4 * Hs nhận xét: số 1 nhân với bất kỳ số nào cũng bằng chính ssố đó. - gv nêu trong bảng nhân đã học có: 2x1=2 4x1=4 3x1=3 5x1=5 c. Giới thiệu phép chia cho 1: - Dựa vào mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. 1x2=2 2:1=2 5:1=5 - Hs nhận xét: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó. - Hs nhắc lại các kết luận: cá nhân, đồng thanh. d. Thực hành: Bài 1 (132): Tính nhẩm. - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. - Gv ghi lần lượt từng phép tính lên bảng – hs nhẩm miệng nêu kết quả. - Hs nhắc lại kết luận. Bài 2: Số ? - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. - Lớp thực hiện bảng con cột 1; 2 cột còn lại 2 em lên bảng làm. 3. Củng cố,dặn dò:.
<span class='text_page_counter'>(38)</span> - Chơi trò chơi: Ai nhanh hơn. - 2 nhóm , mỗi nhóm 2 em: Điền dấu x, :. 4…2…1 = 8 4…2…1 = 2 - Vài em nhắc lại kết luận. - Về làm bài tập vở bài tập. _________________________________________________________________ Thứ ba. Ngày soạn: 12/3/2011 Ngày dạy: 15/3/2011. Toán:. SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA I. Mục tiêu: - Biết được số 0 nhân với số nào cũng bằng 0. - Biết số nào nhân với 0 cũng bằng 0. - Biết số 0 chia cho số khác không cũng bằng 0. - Biết không có phép chia cho 0. - Hs vận dụng làm bài tốt. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Nêu nhận xét trường hợp số 1 trong phép nhân và phép chia. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Giới thiệu phép nhân có thừa số 0: - Gv nêu phép nhân – Hs đưa về dưới dạng tổng các số hạng bằng nhau. 0 x 2 = 0 + 0 Vậy 0 x 2 = 0 2x0=0 - Vài hs đọc: 0 x 3 = 0 + 0 + 0 = 0 Vậy 0 x 3 = 0 3x0=0 - Hs đọc:… - Rút ra nhận xét từ 2 ví dụ . * Nhận xét: Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0. Số nào nhân với 0 cũng bằng 0. c. Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0: - Dựa vào mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia ta có: 0 : 2 = 0 Vì 0 x 2 = 0 - Hs làm tương tự : 0:3=0 0:4=0 - Lưu ý: Trong các ví dụ trên số chia đều khác 0. * Chú ý: Không có phép chia cho 0. - Ví dụ: 5 : 0 = ?, không thể có số nào nhân với 0 để bằng 5 vì số nào nhân với 0 cũng bằng 0..
<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Vài hs nhắc lại các kết luận. d. Thực hành: Bài 1: Tính nhẩm. - Gv nêu yêu cầu và phép tính. - Hs thi đua nhẩm kết quả. *Bài 2: Tính nhẩm. - Thực hiện tương tự như bài 1. Bài 3: Số ? - 1 hs nêu yêu cầu. - Hs vận dụng, nhận xét – làm bài vào vở. …x5=0 …. : 5 = 0 3. Củng cố, dặn dò: - Gv đưa 2 ví dụ bài 5 vở bài tập. 2 hs lên thi đua điền dấu X, : và nêu cách làm. - Về xem lại bài và làm bài tập vở bài tập. __________________________________________ Thủ công: LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY (t1) I.Mục tiêu: - Biết cách làm đồng hồ đeo tay. - Làm được đồng hồ đeo tay. - Giáo dục H tính cẩn thận, khéo léo. Biết bảo vệ trường lớp sạch sẽ. II.Chuẩn bị: - G: đồng hồ đeo tay mẫu. - H: Giấy trắng hoặc giấy màu, kéo. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài. b.G hướng dẫn H quan sát, nhận xét. - G giới thiệu đồng hồ đeo tay mẫu và đặt câu hỏi định hướng cho H quan sát nhận xét. + Các đồng hồ đeo tay làm bằng gì? Có hình dáng; màu sắc kích thước như thế nào? Để có được đồng hồ ta phải làm như thế nào? - G nhận xét và kết luận. c. G hướng dẫn mẫu: - G làm mẫu và thuyết trình H quan sát. Bước 1: Cắt thành các nan giấy. Bước 2: Làm mặt đồng hồ. Bước 3: gài dây đồng hồ. Bước 4: Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ. - G yêu cầu 2H thực hiên tập làm đồng hồ đeo tay theo nhóm. - G theo dõi hướng dẫn thêm cho H còn lúng túng. 3.Củng cố - Dặn dò:.
<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Giáo viên nhận xét tiết học. H chuẩn bị bài cho tiết sau. ______________________________________________________________________ Thứ tư Ngày soạn: 12/3/2011 Ngày dạy: 16/3/2011 Toán:. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Lập được bảng nhân 1, chia 1. - Biết thực hiện phép tính có số 1, số 0. - Vận dụng thực hành thành thạo. - Giáo dục H cẩn thận, chính xác khi tính toán. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Nêu các nhận xét về phép nhân có thừa số 0, 1. ״ phép chia cho 1, số bị chia bằng 0. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1(134): Lập bảng nhân 1, chia 1. - 1 hs nêu yêu cầu bài tập – lớp làm nháp. - Hs trình bày miệng. - Gv ghi bảng: Bảng nhân 1 Bảng chia 1. - Lớp đọc đồng thanh. Bài 2: Tính nhẩm. - 1 hs nêu yêu cầu – lớp làm bảng con cột a. - Cột b, c: 2 hs trình bày bảng lớp. - Chữa bài: + Chốt tính chất giao hoán của phép nhân, phép cộng. + Chốt dạng tính cộng có số hạng là 0. + Phép nhân có thừa số 1, 0. + Phép chia có số bị chia bằng 0. c. Chấm, chữa bài: - Gv thu chấm 2 nhóm (6 em) - Bài 2: 2 hs đại diện thi đua. - Bài 3 : Hs nêu miệng. 3. Dặn dò: - Về làm bài tập vở bài tập. _________________________________________________________________ Thứ năm. Ngày soạn: 12/3/2011 Ngày dạy: 17/3/2011. Toán:. LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học..
<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Biết tìm thừa số, số bị chia. - Biết nhân(chia) số tròn chục với(cho)số có một chữ số. - Biết giải toán có một phép chia(trong bảng chia 4). - Hs vận dụng làm bài tốt. - Giáo dục H cẩn thận, chính xác khi tính toán. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Tìm X: X : 5 = 1 Xx5=0 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1 (135): Tính nhẩm. - 1 hs nêu yêu cầu. - Gv ghi lần lượt từng phép tính lên bảng. - Hs thi đua nhẩm miệng. - Hs nêu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Bài 2(cột2): Tính nhẩm (theo mẫu). - Gv nêu yêu cầu và làm mẫu. - Hs thi đua nhẩm. - Gv tuyên dương 1 số hs. Bài 3: Tìm X, Y. - Gv nêu 2 ví dụ: a, X x 3 = 15 b, Y : 5 = 3 - Hs nêu cách tìm. - Lớp làm bảng con - gọi 2 hs lên bảng làm. - Gv nhận xét, chốt cách trình bày. Bài 4: Bài toán. - 1 hs đọc đề toán. - Vài em nêu dạng toán: tìm thừa số chưa biết. - Hs tự giải vào vở. - Chấm một số bài, nhận xét. 3.Củng cố - Dặn dò: - Gv nhận xét tiết học. - Về làm bài tập VBT. _________________________________________________________________ Thứ sáu. Ngày soạn: 12/3/2011 Ngày dạy: 18/3/2011. Toán:. LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học. - Biết thực hiện phép nhân hoặc phép chia có số kèm đơn vị đo..
<span class='text_page_counter'>(42)</span> - Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính(trong đó có một dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong bảng tính đã học). - Biết giải toán có một phép chia. - Hs vận dụng làm bài tập tốt. - Giáo dục H cẩn thận, chính xác khi tính toán. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Tìm x: X : 5 = 10 X x 5 = 10. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: Tính nhẩm. - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. - Gv ghi lần lượt từng phép tính lên bảng . - Hs thi đua nhẩm kết quả . - Lưu ý: Tên đơn vị ở kết quả . Bài tập 2: Tính. - 1 hs nêu yêu cầu. - 1 hs đọc nội dung bài – gv ghi bảng. - Hs làm bảng con : - Dãy 1: 3 x 4 + 8 - Dãy 2: 3 x 10 – 14 - 2 em làm bảng lớp: 2 : 2 x 0 0:4+6 - Lớp nhận xét . - Vài em nêu lại cách làm. - Gv chốt: Cách thực hiện. - Cách trình bày . Bài tập 3: Bài toán. - 1 hs đọc đề toán. - Gv tóm tắt – Hs nhận dạng bài rồi tự giải bài vào vở. - b. 3 hs: 1 nhóm 12 hs: ? nhóm - Gv chấm, chữa bài: Chốt: Dạng toán tìm thừa số chưa biết. - b. Tìm số phần (thừa số thứ hai) 3 x X = 12. 3. Củng cố - Dặn dò: - Gv nhận xét tiết học. - Về làm bài tập vở bài tập. __________________________________ Đạo đức: LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (tiết 2).
<span class='text_page_counter'>(43)</span> I.Mục tiêu: - Giúp H : + Biết cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác. + Biết cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè, người quen. * Bước đầubiết được ý nghĩa của việc thực hiện các yêu cầu khi đến nhà người khác. * Cố thái độ đồng tình, quý trọng những người biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. - Giáo dục H lịch sự khi đến nhà người khác. II.Chuẩn bị: - Một số đạo cụ để đóng vai III.Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Khi đến nhà người khác chơi , em đã cư xữ như thế nào? - H nêu ý kiến - G nhận xét, đánh giá. 1.Bài mới: a.Giới thiệu bài. Đến chơi nhà bạn (tiết 2) b.HĐ1: Đóng vai.(BT3) - G giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. + Tình huống 1: Em sang nhà bạn thấy trong tủ có nhiều đồ chơi đẹp mà em rất thích. Em sẽ... + Tình huống 2: Em đang chơi nhà bạn thì đến giờ ti vi có phim hoạt hình mà em thích xem nhưng nhà bạn không bật ti vi. Em sẽ.... + Tình huống 3: Em sang nhà bạn chơi và thấy bà của bạn đang bị mệt. Em sẽ... - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai - Lớp thảo luận, nhận xét. - G kết luận về cách cư xử cần thiết trong mỗi tình huống. c.HĐ2: Trò chơi "Đố vui". - G phổ biến luật chơi. - G gợi ý các câu hỏi để H đố nhau. - G và 2 nhóm còn lại làm trọng tài nhận xét đánh gia. - H thực hiện trò chơi. G kết luận chung: Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện sự tôn trọng người khác, tôn trọng chính mình.Trẻ em biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác sẽ được mọi người yêu mến. 3. Dặn dò: - Thực hiện nội dung bài học trong cuộc sống hàng ngày.. - Gv nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài tiết sau..
<span class='text_page_counter'>(44)</span> TUẦN 28 Thứ hai. Ngày soạn: 18/3/2011 Ngày dạy: 20/3/2011. Toán:. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (giữa kì II) (đề trường ra). _________________________________________________________________ Thứ ba. Ngày soạn: 18/3/2011 Ngày dạy: 21/3/2011. Toán:. ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN I. Mục tiêu: - Biết quan hệ giữa đơn vị và chục; giữa chục và trăm; biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn. - Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm. - Giáo dục H yêu thích học toán. II. Chuẩn bị: - Bộ đồ dùng III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Ôn tập về đơn vị, chục và trăm: - Gv gắn các ô vuông từ 1 đến 10 đơn vị (như sgk). - Hs nhìn và nêu: 10 đơn vị bằng 1 chục. - Gv gắn các hình có 1 chục (từ 1 chục đến 10 chục theo thứ tự như sgk). - Hs quan sát và nêu: 10 chục bằng 1 trăm. c. Giới thiệu: một nghìn: c1. Số tròn nghìn: - Gv gắn lần lượt từng hình vuông từ 100 900 (như sgk). - Gv nêu cách viết và ghi: các số 100, 200, … ,900. - Giới thiệu cho hs đây là các số tròn trăm. - Hs nhận xét đặc điểm của các số tròn trăm: có hai chữ số 0 ở sau cùng (hay nói: tận cùng là 2 chữ số 0). c2. Nghìn: - Gv gắn 10 hình vuông to (như sgk) rồi giới thiệu: 10 trăm gộp lại thành 1 nghìn. - Hướng dẫn cách viết, đọc: 1000 một nghìn. 10 trăm = 1 nghìn. - Ghi nhớ: 10 đơn vị bằng 1 chục 10 chục bằng 1 trăm. 10 trăm bằng 1 nghìn..
<span class='text_page_counter'>(45)</span> d. Thực hành: d1. Hoạt động cả lớp: - Gv gắn các hình trực quan về đơn vị, chục, trăm. - Một số hs lên viết số tương ứng - lớp viết bảng con: 1, 3, 30, 60, 300. - Gv tiếp tục đưa mô hình trực quan của các số: 500, 400, 700… - Hs làm tương tự như trên. d2. Hoạt động cá nhân (hs sử dụng bộ đồ dùng): - Gv viết số lên bảng: 40, 200, 300, 100, 500, … 3. Củng cố, dặn dò: - Vài em nhắc lại ghi nhớ. - Đếm các số tròn trăm: 3 em (xuôi, ngược). - Về làm các bài tập vở bài tập. _______________________________ Thủ công: LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY (t2) I.Mục tiêu: - Biết cách làm đồng hồ đeo tay. - Làm được đồng hồ đeo tay. - Giáo dục H tính cẩn thận, khéo léo. Biết bảo vệ trường lớp sạch sẽ. II.Chuẩn bị: - G: đồng hồ đeo tay mẫu. - H: Giấy trắng hoặc giấy màu, kéo. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài. b.G hướng dẫn H thực hành. - G yêu cầu nêu lại các bước làm đồng hồ đeo tay. Bước 1: Cắt thành các nan giấy. Bước 2: Làm mặt đồng hồ. Bước 3: gài dây đồng hồ. Bước 4: Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ. - G nhận xét.nhắc nhở : đường gấp phải sát, miết kĩ. c.H thực hành - H thực hành theo nhóm 2 - G quan sát giúp đỡ các em còn lúng túng. - G tổ chức cho h trưng bày sản phẩm. - H cùng G đánh giá sản phẩm. 3.Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. H chuẩn bị bài cho tiết sau.. ________________________________________________________________.
<span class='text_page_counter'>(46)</span> Thứ tư. Ngày soạn: 18/3/2011 Ngày dạy: 22/3/2011. Toán:. SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM I. Mục tiêu: - Biết cách so sánh các số tròn trăm. - Biết thứ tự các số tròn trăm. - Biết điền các số tròn trăm vào các vật trên tia số - Hs vận dụng làm bài tốt. II. Chuẩn bị: Hình vuông có 100 ô vuông (bộ đồ dùng). III. Hoạt động dạt học: 1. Bài cũ: - Viết - đọc các số tròn trăm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. So sánh các số tròn trăm: b1. Gv gắn hình biểu diễn như sgk: - Hs nêu các số: 200, 300 và so sánh: 200 < 300. - Đọc đồng thanh. b2. Tương tự: 200 < 400. - Ví dụ: Hs so sánh. 200 < 300 300 > 200 400 < 500 500 < 600 600 > 500 200 > 100. - Gv kết luận: Các số tròn trăm lớn dần từ 100. - Gv sắp xếp trên tia số: 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900. c. Thực hành: Bài 1 : điền dấu >, <. - Hs sử dụng đồ dùng (bộ đồ dùng) để so sánh. Nêu miệng kết quả. Bài 2: Điền dấu >, <, =. - Gv nêu yêu cầu – hs làm bảng con. - Cột 1 làm bảng con; cột 2 mời 2 em lên bảng làm. - Gv nhận xét. Bài 3: Số ? - Hs tự điền vào vở. - Chấm, chữa bài. - Hs nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Trò chơi: Sắp xếp. - Mỗi hs mang 1 số tròn trăm . - Gv hô: sắp xếp từ bé đến lớn; từ lớn đến bé. - Hs thi giữa 2 nhóm – nhận xét..
<span class='text_page_counter'>(47)</span> - Về làm các bài tập vở bài tập. _________________________________________________________________ Thứ năm. Ngày soạn: 18/3/2011 Ngày dạy: 23/3/2011. Toán:. CÁC SỐ TRÒN CHỤC TỪ 110 ĐẾN 200 I. Mục tiêu: - Nhận biết được các số tròn chục từ 110 đến 200. - Biết cách đọc, viết các số từ 110 đến 200. - Biết cách so sánh các số tròn chục. - Hs vận dụng làm bài tốt. II. Chuẩn bị: - Bộ đồ dùng toán. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - So sánh: 500….300 200…300 - 700….900 900…1000 - 800…800 600…800 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Số tròn chục từ 110 đến 200: - Gv gắn trực quan lên bảng – Hs nêu số. - 10,20,30,40,50,60,70,80,90,100. ? Số tròn chục có đặc điểm gì? - Có chữ số tận cùng bên phải là chữ số 0. - Các số tròn chục tiếp theo . - Gv trình bày như sgk lên bảng : Trăm Chục Đơn vị Viết Đọc 1 1 0 110 Một trăm mười 1 2 0 120 Một trăm hai mươi … … … … ….. - Hs quan sát và nêu nhận xét. - Hình vẽ cho biết mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ? - Hs nêu cách viết - đọc. ? Số này có mấy chữ số ? ? Chữ số từng hàng chỉ gì ? - Đọc đồng thanh các số tròn chục từ 110 đến 200. 3. So sánh các số tròn chục: - Sử dụng trực quan để so sánh. 120 … 130 130 … 120 - Hướng dẫn: Hàng trăm giống nhau nên so sánh hàng chục với nhau. Chữ số hàng chục của số nào lớn hơn thì số đó lớn hơn..
<span class='text_page_counter'>(48)</span> c. Thực hành: Bài 1 (141). Viết (theo mẫu): - Gv chép sẵn lên bảng nội dung. - Hs nhìn và đọc bài. Bài 2: Điền dấu >, <. - Hs sử dụng trực quan để so sánh. - Nhắc lại cách so sánh. Bài 3: Điền dấu: >, <, =. - GV nêu – hs làm bảng con. - Nhận xét, lưu ý cách trình bày. - Gv chấm bài 5 hs. - 2 em chữa bài - chốt kiến thức. 3. Củng cố,dặn dò: - Về làm bài tập vở bài tập. _________________________________________________________________ Thứ sáu. Ngày soạn: 18/3/2011 Ngày dạy: 24/3/2011. Toán:. CÁC SỐ TỪ 101 ĐẾN 110 I. Mục tiêu: - Nhận biết được các số từ 101 đến 110. - Biết cách đọc, viết các số từ 101 đến 110. - Biết cách so sánh các só từ 101 đên 110. - Biết thứ tự các từ 101 đến 110. - Hs yêu thích học toán. II. Chuẩn bị: - Bộ đồ dùng toán. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - 2 em lên bảng đọc các số tròn chục: a. 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100. b. 110, 120, 130, 140, 150, 160, 170, 180, 190, 200. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Đọc và viết số từ 101 đến 110: b1. Gv nêu vấn đề học tiếp các số và trình bày bảng như sgk tr142. * Viết và đọc số 101: - Hs xác định số trăm, số chục và số đơn vị, cho biết cần điền chữ số thích hợp nào (hs nêu ý kiến, gv điền vào ô trống) - Gv nêu cách đọc số 101 (viết lời đọc) – hs đọc theo. * Viết và đọc số 102: - Gv cho hs làm việc như với số 101..
<span class='text_page_counter'>(49)</span> * Viết và đọc các số khác: - 1 em nhận xét và điền các số thích hợp vào ô trống, nêu cách đọc. - Gv và hs làm tương tự như trên với các số 103, 104 … 109. - Gv viết các số lên bảng: 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110. - Cả lớp đọc các số trên. b2. Hs làm việc cá nhân: - Gv viết số 105 lên bảng – hs nhận xét: Có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị. - Hs lấy bộ ô vuông, chọn ra số hình vuông và ô vuông tương ứng với số 105. - Hs tự làm việc cá nhân. - Gv và hs làm việc tương tự với các số khác. c. Thực hành: Bài 1: Mỗi số dưới đây ứng với cách đọc nào ? - Gv: bài tập cho các số và các lời đọc a, b, c, d, e, g cần cho biết mỗi số tương ứng với lời đọc nào ? - Gv viết bài tập lên bảng, chỉ vào từng số cho hs đọc. Bài 2: Số ? - Hs vẽ tia số và viết các số đã cho trên tia số rồi điền các số vào chỗ chấm. Bài 3: >, <, =. - Gv hướng dẫn cách so sánh, ví dụ: 101 … 102. - 2 số có: chữ số hàng trăm đều là 1. Chữ số hàng chục đều là 0. - Hàng đơn vị: có 1 < 2, nên 101 < 102. Ta điền dấu bé vào chỗ chấm. - Hs tự làm bài vào vở. 3. Củng cố, dặn dò: - Cho hs đọc lại các số từ 101 đến 110. - Về xem lại bài. ____________________________________ Đạo đức: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (tiết 1). I.Mục tiêu: - Giúp H biết: + Mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật. + Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật. + Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng. Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuyết tật. - Giáo dục H càm thông chia sẽ với người khuyết tật II.Chuẩn bị: - H vở bài tập đạo đức 2..
<span class='text_page_counter'>(50)</span> - H bộ thẻ màu. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài mới: a.Giới thiệu bài. + Ở trường, lớp, nơi em ở có người khuyết tật không? Những người đó được chăm sóc như thế nào? - H nêu ý kiến. - G tổng hợp ý kiến của H rồi dẫn dắt vào bài. b.HĐ1: Thảo luận nhận xét hành vi. - H quan sát tranh trả lời câu hỏi. + Tranh vẽ gì? + Việc làm của các bạn giúp được gì cho bạn bị khuyết tật? + Nếu Em có mặt ở đó em sẽ làm gì? Vì sao? G kết luận: Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật bớt những khó khăn trong học tập trong sinh hoạt, giúp các bạn có thể thực hiện được quyền được học tập của mình. c.HĐ2: Thảo luận cặp đôi(bài tập 2). - H thảo luận để nêu mmột số việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật. - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Lớp nhận xét, bổ sung. Kết luận: CCác em nên tham gia giúp đỡ người khuyết tật tùy theo khả năng và điều kiện thực tế để giúp đỡ họ giảm bớt nhữnh khó khăn trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. d.HĐ3: Bày tỏ thái độ. - G quy ước các bày tỏ thái độ qua thẻ màu. - G nêu từng ý kiến và yêu cầu H bày tỏ thái độ có giải thích lí do vì sao tán thành hoặc không tán thành. G kết luận: Tán thành với các ý kiến: a,d, e. Không tán thành với các ý kiếna,b. 3. Dặn dò: - Thực hiện nội dung bài học trong cuộc sống hàng ngày.. - Gv nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài tiết sau: Sưu tầm tranh. truyện, hoặc các mẫu chuyện về người khuyết tật..
<span class='text_page_counter'>(51)</span> TUẦN 29 Thứ hai. Ngày soạn: 27/3/2011 Ngày dạy: 28/3/2011. Toán:. CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200 I. Mục tiêu: - Nhận biết được các số từ 111 đến 200. - Biết cách đọc, viết các số từ 111 đến 200. - Biết so sánh các số từ 111 đến 200. - Biết thứ tự các số từ 111 đến 200. - Giáo dục H yêu thích học toán. II. Chuẩn bị: - Bộ đồ dùng toán. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Viết các số tròn chục đã học. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Đọc và viết: - Gv hướng dẫn tương tự như tiết trước. Trực quan Trăm Chục Đơn vị Viết 1 1 1 111. Đọc Một trăm mười một. - Hs đọc cá nhân, đồng thanh. c. Thực hành: Bài 1: Viết (theo mẫu): - Gv đọc số - hs viết bảng con. - 1 hs viết bảng lớp - lớp đọc đồng thanh. Bài 2a: Số ? - Gv vẽ các tia số. - 2 hs thi đua (câu a, c) - lớp theo dõi, nhận xét. Bài 3: Điền dấu >, <, =. - 1 hs nêu yêu cầu - lớp làm bài vào vở. - 2 hs chữa bài – gv chấm ½ lớp. - 1 số em nêu cách so sánh. 3. Củng cố. dặn dò: - Gv cho mỗi hs mang 1 số (viết ở bảng con) - Gv hô: Sắp xếp dãy số từ bé đến lớn – Sắp xếp dãy số từ lớn đến bé. - Hs thực hiện. - Về làm bài tập vở bài tập. _________________________________________________________________.
<span class='text_page_counter'>(52)</span> Thứ ba. Ngày soạn: 27/3/2011 Ngày dạy: 29/3/2011. Toán:. CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. Mục tiêu: - Nhận biết được các số có ba chữ số, biết cách đọc, viết chúng.Nhận biết số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị. - Hs đọc viết thành thạo. - Giáo dục H yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: - Bộ đồ dùng toán. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - So sánh: 120 … 152, 145 … 176, 350 … 430. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Đọc, viết số: * Làm việc cả lớp: - Gv sử dụng trực quan – hs học lập số, đọc, phân tích số. - 243 … - 235 … - Hs nêu cách đọc: Dựa vào 2 chữ số sau cùng để suy ra cách đọc số đó. - Ví dụ: 243 bốn ba hai trăm bốn mươi ba. * Làm việc cá nhân: - Gv nêu số. - Hs lấy trực quan thao tác theo yêu cầu: 312, 132, 407. c. Thực hành: Bài 2: Nối số ứng với cách đọc. - Gv đọc số - hs viết bảng con. - Hs nhìn bảng con đọc lại số của mình. Bài 3: Viết (theo mẫu). - Hs nêu yêu cầu - tự làm bài vào vở. - G Chấm, chữa bài: 5 – 7 bài. - 2 hs chữa bài trên bảng lớp. - Hs đọc lại các số bài 3. 3. Củng cố, dặn dò: - Các số có 3 chữ số gồm những hàng nào ? - Số sau gồm … trăm … chục … đơn vị: abc, mna. - Về làm các bài tập vở bài tập. ________________________________ Thủ công: LÀM VÒNG ĐEO TAY (t1) I.Mục tiêu:.
<span class='text_page_counter'>(53)</span> - Biết cách làm vòng đeo tay. - Làm được vòng đeo tay. - Giáo dục H tính cẩn thận, khéo léo. Biết bảo vệ trường lớp sạch sẽ. II.Chuẩn bị: - G: vòng đeo tay mẫu. - H: Giấy trắng hoặc giấy màu, kéo, hồ dán. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài. b.G hướng dẫn H quan sát, nhận xét. - G giới thiệu vòng đeo tay mẫu và đặt câu hỏi định hướng cho H quan sát nhận xét. + Các vòng đeo tay làm bằng gì? Có hình dáng; màu sắc kích thước như thế nào? Để có được vòng đeo tay ta phải làm như thế nào? - G nhận xét và kết luận. c. G hướng dẫn mẫu: - G làm mẫu và thuyết trình H quan sát. Bước 1: Cắt thành các nan giấy. Bước 2: Dán nối các nan giấy. Bước 3: Gấp các nan giấy. Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay. - G yêu cầu H thực hiên tập làm vòng đeo tay theo nhóm 4. - G theo dõi hướng dẫn thêm cho H còn lúng túng. 3.Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. H chuẩn bị bài cho tiết sau.. _______________________________________________________________ Thứ tư. Ngày soạn: 27/3/2011 Ngày dạy: 30/3/2011. Toán:. SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. Mục tiêu: - Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có ba chữ số; nhận biết thứ tự các số(không quá 1000). - Giáo dục hs tính cẩn thận. II. Chuẩn bị: - Bộ đồ dùng toán. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Đọc phân tích: 135, 215, 197. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Ôn cách đọc và viết các số có 3 chữ số: *Đọc số:.
<span class='text_page_counter'>(54)</span> - Gv treo bảng viết các số (như sgk): - 401, 402, 403…, 560. - Hs đọc cá nhân, đồng thanh. *Viết số: - Gv đọc – hs viết bảng con (như sgk) c. So sánh các số: * Làm việc cả lớp: - Gv gắn trực quan – hs nêu số – so sánh. - 234 … 235 235 … 234 - Hs phân tích số: … trăm … chục … đơn vị. * Hướng dẫn hs so sánh 234 với 235: + Chữ số hàng trăm: 2 + Chữ số hàng chục: 3 + Chữ số hàng đơn vị: 4 < 5 nên 234 < 235. - Đối với: 194 với 139, 199 với 225 làm tương tự như trên. * Quy tắc chung: + Xét từ hàng cao đến hàng thấp. + Nếu cùng hàng trăm thì xét hàng chục. + Nếu cùng hàng chục thì xét hàng đơn vị. + Hàng nào có giá trị lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại. d. Thực hành: Bài 1: Điền dấu >, <, =. - 1 hs nêu yêu cầu. - Gv viết bảng lớp. - Hs làm vào bảng con – 2 hs nhắc lại quy tắc. Bài 2a: Tìm số lớn nhất. - 1 hs nêu yêu cầu. - Gv viết bảng lớp. - 3 hs khoanh bảng lớp – thi đua. - Hs nêu cách thực hành: dùng phương pháp loại dần. Bài 3(dòng 1): Số ? - 1 hs nêu yêu cầu. - 2 hs nêu quy luật của dãy số. - Lớp tự làm bài vào vở. 5. Chấm, chữa bài: - Gv chấm 5 – 7 bài. - 3 hs chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu quy tắc so sánh. - Về làm bài tập vở bài tập. _________________________________________________________________ Thứ năm. Ngày soạn: 27/3/2011.
<span class='text_page_counter'>(55)</span> Ngày dạy: 31/3/2011 Toán:. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết cách đọc, viết các số có ba chữ số. - Biết so sánh các số có ba chữ số. - Biết sắp xếp các số có ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại. - Hs vận dụng làm bài tập tốt. - Giáo dục H tính chính xác. II. Chuẩn bị: - Bộ đồ dùng. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Nêu cách so sánh số có ba chữ số ? 567 … 569 375 … 385 427 … 527 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Viết (theo mẫu). - Gv kẻ bảng viết như sgk. - Hs làm miệng. - Nhận xét: Số có ba chữ số gồm: trăm, chục, đơn vị. Bài 2(a,b): Số ? - 1 hs nêu yêu cầu - lớp làm nháp. - 2 hs làm bảng lớp. Bài 3(cột 1): >, <, =. - Hs vận dụng quy tắc tự so sánh. - Gv theo dõi, chép đề lên bảng. Bài 4: Viết theo thứ tự. - Hs tự làm bài vào vở. - Gv chấm 1/3 lớp. - Bài 3, 4: 1 hs chữa bài. - Gv chốt kiến thức cơ bản: + Dựa vào quy tắc so sánh. + Sử dụng phương pháp so sánh nhiều số bằng cách loại dần. 3. Củng cố, dặn dò: - Trò chơi: Ghép hình bài 5 – hs sử dụng bộ đồ dùng - Về làm bài tập vở bài tập. _________________________________________________________________ Thứ sáu Toán:. Ngày soạn: 27/3/2011 Ngày dạy: 1/4/2011.
<span class='text_page_counter'>(56)</span> MÉT I. Mục tiêu: - Biết mét là một đơn vị đo độ dài,biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mét. - Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài: đề - xi mét,xăng - ti - mét. - Biết làm các phép tính có kèm đơn vị đo độ dài mét. - Biết ước lượng độ dàitrong một số trường hợp đơn giản. - Hs vận dụng làm bài tốt. - Giáo dục H tính chính xác. II. Chuẩn bị: - Thước mét. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Sắp xếp các số từ bé đến lớn: 720, 915, 300, 210, 201, 100 . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Ôn tập: - Hãy chỉ trên thước kẻ đoạn thẳng có độ dài 1 cm, 1 dm. - Hãy vẽ trên giấy các đoạn thẳng dài: 1 cm, 1 dm. - Hãy chỉ trong thực tế các đồ vật có đội dài khoảng 1 dm. c. Giới thiệu đơn vị mét và thước mét: - Hs quan sát thước mét. - Gv giới thiệu cho hs: Độ dài từ vạch 0 đến 100 là 1 mét. - Gv vẽ 1 đoạn thẳng 1 m – gv chỉ và nói đoạn thẳng này dài 1 mét. - Gv hướng dẫn viết tắt mét: m. - Hs đo đoạn thẳng bằng thước dm. - Đoạn thẳng này dài mấy dm (10 dm) 1 m = 10 dm 1 m = 100 cm - Hs nhắc lại: cá nhân, đồng thanh. - Hs quan sát sgk. d.Thực hành: Bài 1: Số ? - Hs thi đua nhẩm và nêu miệng. Bài 2: Tính. - 1 hs nêu yêu cầu. - 1 hs đọc nội dung – gv ghi bảng. - Hs làm bảng con – 2 hs lên bảng làm. - Lưu ý tên đơn vị ở kết quả. Bài 4: Viết cm hoặc m vào chỗ chấm thích hợp. - Cột cờ trong sân cao 10... - Bút chì dài 19....
<span class='text_page_counter'>(57)</span> - Cây cau cao 6... - Chú Tư cao 165... - Hs nêu miệng - gv nhận xét. 3. Củng cố - Dặn dò: - Gv nhận xét tiết học, tuyên dương 1 số em học tốt. - Về làm các bài tập vở bài tập. __________________________________ Đạo đức: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (tiết 2). I.Mục tiêu: - Giúp H biết: + Mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật. + Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật. + Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng. Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuyết tật. - Giáo dục H càm thông chia sẽ với người khuyết tật II.Chuẩn bị: - H vở bài tập đạo đức 2. - H bộ thẻ màu. III.Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: + Em làm gì để giúp đỡ người khuyết tật? - G nhận xét, đánh giá. 2 .Bài mới: a.Giới thiệu bài. b.HĐ1: Xử lí tình huống. - G nêu tình huống ở vở bài tập. + Nếu là Thủy, em sẽ làm gì khi đó? - H thảo luận nhóm 4 để xử lí tình huống. - Đại diện một số nhóm nêu kết quả thảo luận. G kết luận: Thủy nên khuyên bạn nên dẫn người bị hỏng mắt đến tận nhà cần tìm. c.HĐ2: Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật. - G yêu cầu H giới thiệu các tư liệu vừa sưu tầm được. - H trưng bày tư liệu. - Sau mỗi lần trưng bày G tổ chức cho H thảo luận. Kết luận: Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp những khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi, vất vả, thêm tự tin vào cuộc sống. Chúng ta cần làm những việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ. 3. Dặn dò: - Thực hiện nội dung bài học trong cuộc sống hàng ngày...
<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Gv nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài tiết sau: Sưu tầm tranh. truyện, hoặc các mẫu chuyện về người khuyết tật..
<span class='text_page_counter'>(59)</span> TUẦN 30 Thứ hai. Ngày soạn: 2/4/2011 Ngày dạy: 4/4/2011. Toán:. KI LÔ MÉT I. Mục tiêu: - Biết ki - lô - mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki - lô mét. - Biết được quan hệ giữa đơn vị ki - lô - mét với đơn vị mét. - Biết tính độ dài đường gâp khúc với các số đo theo đơn vị km. - Nhận biết khoảng cách các tỉnh trên bản đồ. - Giáo dục Hs biết vận dụng vào cuộc sống. II. Chuẩn bị: - Bản đồ Việt Nam. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - 1 hs lên bảng làm: 1 m = …dm 1 m = …cm 1 dm = …cm - Lớp làm bảng con: 3 dm = … cm 3 m = …dm 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Giới thiệu đơn vị đo độ dài ki lô mét: - Gv giới thiệu và viết bảng: Ki lô mét viết tắt là km. - 1 km = 1000 m - Hs đọc cá nhân, đồng thanh. c. Thực hành: Bài 1: Số ? - Gv nêu phép tính – hs thi đua nhẩm và nêu kết quả. - Gv nhận xét. Bài 2: Nhìn hình vẽ trả lời câu hỏi. - Hs quan sát hình vẽ, trả lời miệng. - Gv nhận xét, kết luận. Bài 3: Nêu số đo thích hợp (theo mẫu) - 1 hs nêu yêu cầu - lớp tự làm bài vào vở. - Chữa bài: cho hs quan sát bản đồ. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo - Về làm các bài tập vở bài tập. ______________________________________________________________________ Thứ ba Ngày soạn: 2/4/2011 Ngày dạy: 5/4/2011 Toán: MI – LI - MÉT I. Mục tiêu: - Biết mi - li mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mi - li mét..
<span class='text_page_counter'>(60)</span> - Biết được quan hệ giữa mi - li - mét với các đơn vị đo độ dài: cm, m. - Biết ước lượng độ dài theo đơn vị cm, mm trong một số trường hợp đơn giản. - GD hs vận dụng vào thực tế trong cuộc sống. II. Chuẩn bị: - Thước có phân chia mi li mét. III. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - 1 km = …m 1 dm = …cm - 1 m = …cm 1 m = …dm 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Giới thiệu đơn vị đo độ dài mm: - 2 hs kể tên các đơn vị đo độ dài đã học: cm, dm, m, km. - Gv giới thiệu độ dài mi li mét. - Hs quan sát trên thước kẻ. ? Độ dài 1 cm trên thước kẻ được chia làm mấy phần bằng nhau ? (10 phần) - Độ dài 1 phần chính là 1 mm. 1 cm = … mm 1 m = … mm - Hs nhắc lại: cá nhân, đồng thanh. - Hs quan sát sgk. c. Thực hành: Bài 1: Số ? - Gv nêu yêu cầu và nội dung bài tập. - Hs thi đua nhẩm và nêu kết quả. - Gv nhận xét, ghi bảng. Bài 2: Mỗi đoạn thẳng dưới đây dài bao nhiêu mi li mét ? - Hs mở sgk – quan sát, nêu miệng. - Gv ghi bảng. Bài 4: Viết cm hoặc mm vào chỗ chấm thích hợp: - Hs đọc và tự nêu kết quả. - lớp nhận xét. - Gv chốt bài. 3. Củng cố, dặn dò: 1 dm = … cm = … mm 1 m = … dm = … cm = … mm 1 km = … m - Về làm các bài tập vở bài tập. ______________________________________ Thủ công: LÀM VÒNG ĐEO TAY (t2) I.Mục tiêu: - Biết cách làm vòng đeo tay. - Làm được vòng đeo tay. - Giáo dục H tính cẩn thận, khéo léo. Biết bảo vệ trường lớp sạch sẽ..
<span class='text_page_counter'>(61)</span> II.Chuẩn bị: - G: vòng đeo tay mẫu. - H: Giấy trắng hoặc giấy màu, kéo, hồ dán. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài. b.G hướng dẫn H thực hành. - G yêu cầu nêu lại các bước làm vòng đeo tay. Bước 1: Cắt thành các nan giấy. Bước 2: Dán nối các nan giấy. Bước 3: Gấp các nan giấy. Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay. - G nhận xét.nhắc nhở : đường gấp phải sát, miết kĩ. c. Thực hành - H thực hành cà nhân. - G quan sát giúp đỡ các em còn lúng túng. - G tổ chức cho H trưng bày sản phẩm. - H cùng G đánh giá sản phẩm. 3.Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. H chuẩn bị bài cho tiết sau. ___________________________________________________________________ Thứ tư Ngày soạn: 2/4/2011 Ngày dạy: 6/4/2011 Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép tính, giải toán có liên quan đến các số đo theo đơn vị đo độ dài đã học. - Biết dùng thước để đo độ dài cạnh của hình tam giác theo đơn vị cm hoặc mm. - Rèn kĩ năng đo độ dài đoạn thẳng. - Giáo dục H tính chính xác. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - 1 km = … m 1000 m = … km 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1 (154): Tính. - 1 hs nêu yêu cầu. - Lớp làm bảng con – 2 hs làm bảng lớp. - Gv nhận xét, chốt ở kết quả không thể thiếu tên đơn vị. Bài 2: Giải toán. - 1 hs đọc đề toán - lớp đọc thầm. Nhà 18 km Thị xã 12 km Thành phố..
<span class='text_page_counter'>(62)</span> ? Km - Hs nêu lời giải, phép tính. - Lớp giải nháp – 1 hs trình bày. - Gv nhận xét, chốt cách trình bày. Bài 4: Hs thực hành đo. - Hs tự thực hành đo và tính chu vi hình tam giác. 3. Củng cố, dặn dò: - Gv chốt một số kiến thức cơ bản. - Về làm các bài tập vở bài tập. ______________________________________________________________________ Thứ năm Ngày soạn: 2/4/2011 Ngày dạy: 7/4/2011 Toán: VIẾT CÁC SỐ THÀNH TỔNG CÁC TRĂM, CHỤC, ĐƠN VỊ I. Mục tiêu: - Biết viết số có ba chữ số thành tổng của các số trăm, số chục, số đơn vị và ngược lại. - Hs nắm và làm thành thạo. - Giáo dục H tính chính xác. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Đếm các số:201 210 591 600 321 332 991 1000 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Ôn thứ tự các số: c. Phân tích số: - Gv ghi bảng: 357, hs viết thành tổng: trăm + chục + đơn vị. - Gợi ý: số 357 gồm mấy trăm ? mấy chục ? mấy đơn vị ? - Hướng dẫn hs viết thành tổng: - 357 = 300 + 50 + 7 - Hs thực hành làm vào bảng con: 529, 736, 412, 820, 108. - Hs nhận xét – gv lưu ý: Nếu hàng chục hoặc hàng đơn vị là chữ số 0 thì không viết vào tổng. d. Thực hành: Bài 1 : Viết (theo mẫu) - Gv kẻ sẵn ở bảng, hs nêu – gv ghi bảng. Bài 2: Viết (theo mẫu) - 1 hs nêu yêu cầu - lớp làm bảng con: 271, 978. - 2 hs làm bảng lớp: 835, 509. Bài 3: Nối cột. - 1 hs nêu yêu cầu - cả lớp tự thực hiện. - Gv chấm ½ lớp – 2 hs lên bảng chữa bài..
<span class='text_page_counter'>(63)</span> - Gv chốt cách phân tích. 3. Dặn dò: - Về làm các bài tập còn lại. ______________________________________________________________________ Thứ sáu Ngày soạn: 2/4/2011 Ngày dạy: 8/4/2011 Toán: PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 I. Mục tiêu: - Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000. - Biết cộng nhẩm các số tròn trăm. - Hs trình bày đẹp, đúng yêu cầu. - Giáo dục H tính chính xác. II. Chuẩn bị: - Gv và hs: Bộ đồ dùng toán. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Phân tích thành tổng: 579 = 807 = 910 = 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Cộng các số có 3 chữ số: - Gv nêu phép tính: 326 + 253 = ? - Hs sử dụng đồ dùng học tập để tìm kết quả. - Gv gắn lên bảng đồ dùng trực quan: + Thể hiện số thứ nhất: 3 hình vuông to, 2 hình chữ nhật, 6 ô vuông nhỏ. + Thể hiện số thứ hai: 2 hình vuông to, 5 hình chữ nhật, 3 ô vuông nhỏ. - Để thể hiện cộng 2 số này, ta gộp lại (vẽ đường bao quanh cả 2 hình). Kết quả được tổng. Tổng này có mấy trăm ? mấy chục ? mấy đơn vị ? - Hs nêu kết quả: Tổng có 5 trăm, 7 chục, 9 đơn vị - gv khoanh các trăm, chục, đơn vị. * Đặt phép tính: Gv hướng dẫn viết phép tính: Viết số thứ nhất (326). Xuống dòng, viết dấu cộng ở giữa 2 dòng, xuống dòng. Viết số thứ hai (253) dưới số thứ nhất sao cho chữ số hàng trăm dưới chữ số hàng trăm, chữ số hàng chục dưới chữ số hàng chục, chữ số hàng đơn vị dưới chữ số hàng đơn vị (viết 2 dưới 3, 5 dưới 2, 3 dưới 6). Kẻ vạch ngang dưới số thứ hai. * Thực hiện phép tính: - Hướng dẫn: Cộng từ phải sang trái, bắt đầu từ hàng đơn vị. Cộng đơn vị với đơn vị: 6 cộng 3 bằng 9, viết 9. Cộng chục với chục: 2 công 5 bằng 7, viết 7. Cộng trăm với trăm: 3 cộng 2 bằng 5, viết5. - Hướng dẫn hs tổng kết thành quy tắc : Đặt tính: Viết trăm dưới trăm , chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị. Tính: Cộng từ phải sang trái- đơn vị cộng đơn vị,chục cộng chục, trăm cộng trăm..
<span class='text_page_counter'>(64)</span> c. Thực hành: Bài1(cột 1,2,3): Tính. - Gv nêu yêu cầu (làm cột 1) - Lớp làm bảng con – 2 em trình bày bảng lớp. - Gv nhận xét, chốt: Nếu khuyết hàng trăm thì hạ hàng trăm xuống tổng. Bài 2a: đặt tính rồi tính. - Hs tự làm bài vào vở. - Gv thu chấm ½ lớp. - 2 em lên chữa bài. Bài 3: Tính nhẩm (theo mẫu) - Hướng dẫn: 200 + 100 = 300 2 trăm + 1 trăm = 3 trăm (luyện tính cộng nhẩm số tròn trăm). - Hs tự nhẩm và nêu kết quả (tính nhẩm truyền). 3. Củng cố, dặn dò: - Hs nêu lại cách thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số. - Về làm các bài tập còn lại và vở bài tập. _______________________________________. Đạo đức: BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (tiết 1). I.Mục tiêu: - Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người. - Nêu được một số cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích. - Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để bảo vệ loài vật có ích. - Giáo dục H biết yêu quý và bảo vệ loài vật có ích. II.Chuẩn bị: - H vở bài tập đạo đức 2. - H bộ thẻ màu. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài mới: a.Giới thiệu bài. b.HĐ1: Trò chơi đoán xem con gì? - G phổ biến luật chơi. - G đưa tranh, ảnh trâu, bò, cá, heo ,.....yêu cầu H trả lời câu hỏi. + Đó là con gì? nó có ích gì cho con người? - G ghi tóm tắt lợi ích của mỗi con vật lên bảng. G kết luận: Hầu hết các con vật đều có ích cho cuộc sống. c.HĐ2: Thảo luận nhóm. - G chia nhóm và nêu câu hỏi: + Em biết những con vật có ích nào? + Hãy kể những ích lợi của chúng? + Cần làm gì đối với những con vật có ích? - H thảo luận nhóm 2..
<span class='text_page_counter'>(65)</span> - Đại diện một sốnhóm lên báo cáo kết quả; nhóm khác nhận xét bổ sung. G Kết luận: Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường, giúp cho chúng ta được sống trong môi trường trong lành. - cuộc sống con người không thể thiếu loài vật có ích. Loài vật không chỉ có lợi ích cụ thể, mà còn mang lại cho chúng ta nhiều niềm vui và giúp chúng ta biết thêm nhiều điều kì lạ. d.HĐ3: Nhận xét dúng, sai. - G đưa tranh yêu cầu H quan sát và phân biệt việc làm đúng sai. - H thao rluận nhóm 2 - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. G kết luận: Các bạn nhỏ trong tranh 1,3,4 biết bảo vệ, chăm sóc các loài vật. Bằng và Đạt trong tranh 2 đã có hành đông sai : Bắn súng cao su vào loài vật có ích. 3. Dặn dò: - Thực hiện nội dung bài học trong cuộc sống hàng ngày.. - Gv nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài tiết sau: Xem trước tình huốn của bài 4..
<span class='text_page_counter'>(66)</span> TUẦN 31 Thứ hai. Ngày soạn: 9/4/2011 Ngày dạy: 11/4/2011. Toán:. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Luyện kĩ năng tính cộng các số có 3 chữ số (không nhớ). - Ôn tập về ¼, về chu vi hình tam giác và giải bài toán. - Rèn kĩ năng tính toán. - Giáo dục H tính chính xác. II. Lên lớp: 1. Bài cũ: - Nêu các bước làm tính cộng (không nhớ). - Thực hành ( 2 em): 157 + 434 208 + 71 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Tính. - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. - Lớp làm bảng con 1 lượt: 225 + 634 683 + 204 - 2 em lên bảng làm: 261 + 27 502 + 256 - Gv nhận xét, chốt cách thực hiện – Vài hs nhắc lại cách thực hiện. Bài 2: Đặt tính rồi tính. - Hs tự đặt tính và tính vào vở. - 3 em lên bảng chữa bài. Bài 3: Hình nào được khoanh vào ¼ số con vật (nếu hết thời gian thì giảm). - Gv treo tranh (như sgk). - Hs quan sát và nêu kết quả ( hình ở phần a)được khoanh vào ¼ số con vật. Bài 4: Bài toán. - Hs tự phân tích đề bài - Nêu dạng toán (nhiều hơn). - Hs tự giải bài vào vở. Bài 5: Tính chu vi hình tam giác ABC. - 1 số em nêu cách tìm chu vi hình tam giác. - Hs nhẩm và nêu kết quả (900). c. Chấm, chữa bài: - Gv thu chấm bài 8 em. - 2 em lên bảng chữa bài - Gv nhận xét, chốt kiến thức cơ bản. 3. Củng cố, dặn dò: - Khắc sâu cho hs cách cộng. Về làm các bài tập vở bài tập. _________________________________________________________________.
<span class='text_page_counter'>(67)</span> Thứ ba. Ngày soạn: 9/4/2011 Ngày dạy: 12/4/2011. Toán:. PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 I. Mục tiêu: - Hs biết cách đặt tính trừ các số có ba chữ số theo cột dọc. - Luyện tính toán thành thạo. - Giáo dục H yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: Hình biểu diễn. III. Lên lớp: 1. Bài cũ: - 2 hs lên bảng tính: 157 + 432 405 + 31 - Lớp làm bảng con: 165 + 34 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Cách thực hiện phép trừ: - Gv nêu phép trừ: 635 – 214 = ? - Hs sử dụng trực quan để tìm kết quả. - Hs nêu kết quả - gv ghi bảng. - Gv hướng dẫn đặt tính – tính (tương tự như phép cộng) 635 - Đặt các hàng thẳng cột với nhau. 214 - Trừ từ phải sang trái. 421 * Kết luận: Hs nêu miệng. c. Thực hành: Bài 1: Tính. - Gv nêu phép tính. - Hs làm bảng con: 484 – 241 995 – 85 - Nhận xét, rút kinh nghiệm khi trình bày. Bài 2: Đặt tính rồi tính. - 1 hs nêu yêu cầu. - Hs tự đặt tính vào bảng con: 548 – 312 732 – 201 - 2 hs trình bày bảng lớp: 592 – 222 395 – 23 - Hs nhắc lại cách thực hiện. Bài 3: Tính nhẩm (theo mẫu) - 1 hs nêu yêu cầu – lớp nhẩm miệng. - Gv hướng dẫn: 5 trăm – 2 trăm = 3 trăm, viết 300 10 trăm – 2 trăm = 8 trăm, viết 800 Bài 4: Giải toán. - 1 hs đọc đề toán. - Hs nhận dạng toán (ít hơn) – hs tự giải vào vở..
<span class='text_page_counter'>(68)</span> d. Chấm, chữa bài: - Chấm bài 6 hs. - 2 hs chữa bài 3, 4 – gv chốt kiến thức cơ bản. 3. Dặn dò: - Về làm các bài tập vở bài tập, thực hành phép trừ. __________________________________ Thủ công: LÀM CON BƯỚM (t1) I.Mục tiêu: - Biết cách làm con bướm bằng giấy. - Làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương đối cân đối. Các nếp gấp tương đối đều,phẳng. - Giáo dục H tính cẩn thận, khéo léo. Biết bảo vệ trường lớp sạch sẽ. II.Chuẩn bị: - G: con bướm giấy mẫu. Tranh quy trình làm con bướm bằng giấy. - H: Giấy trắng hoặc giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ.. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài. b.G hướng dẫn H quan sát, nhận xét. - G giới thiệu con bướm mẫu gấp bằng giấy và đặt câu hỏi định hướng cho H quan sát nhận xét. + Con bướm được làm bằng gì? Có những bộ phận nào?; - G mở 2 cánh bướm để H nhân. xét về cách gấp cánh bướm. - G nhận xét và kết luận. c. G hướng dẫn mẫu: - G làm mẫu và thuyết trình H quan sát. Bước 1: Cắt giấy. - Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 14 ô. - Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô. - Cắt một nan giấy hình chữ nhật khác máu dài 12 ô, rộng gần nữa ô để làm râu bướm. Bước 2: Gấp cánh bướm. - Tạo các đường nếp gấp - Mở trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu. Gấp các nếp gấp cách đều cho đến hết tờ giấy. Thực hiện 2 lần như thế ta có được 2 cánh bướm. Bước 3: Buộc thân bướm. Bước 4: Làm râu bướm. - G yêu cầu H thực hiên tập cắt giấy để gấp cánh bướm. - G theo dõi hướng dẫn thêm cho H còn lúng túng. 3.Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. H chuẩn bị bài cho tiết sau.. _________________________________________________________________ Thứ tư. Ngày soạn: 9/4/2011.
<span class='text_page_counter'>(69)</span> Ngày dạy:. /4/2011. Toán:. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Luyện cho hs kĩ năng tính trừ các số có 3 chữ số. - Luyện kĩ năng tính nhẩm. - Ôn tập về giải bài toán. - Luyện kĩ năng nhận dạng hình. II. Lên lớp: 1. Bài cũ: - Nêu các bước làm tính trừ. - Vận dụng tính: 537 – 214 708 – 106 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Tính. - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. - Gv ghi bảng các phép tính. - Hs làm bảng con – 2 em lên bảng làm bài. Bài 2: Đặt tính rồi tính. - Thực hiện tương tự bào 1. - Lớp làm bảng con câu a – 3 em lên bảng làm câu b. - Gv nhận xét – hs nhắc lại các bước tính. Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống. - Hs nêu yêu cầu. - Vài hs nhắc lại cách tìm: hiệu, số trừ, số bị trừ – Lớp làm vở. Bài 4: Bài toán. - 1 hs đọc đề toán. Vài hs nêu dạng toán (ít hơn) - Lớp tự giải vào vở. c. Chấm, chữa bài: - Gv chấm ½ lớp. - 2 hs thi đua điền số bài 3 – 1 em trình bày bài giải. - Gv chốt dạng toán, cách trình bày. 3. Củng cố, dặn dò: - Hs nhắc lại các bước làm phép trừ. Về làm các bài tập còn lại. _________________________________________________________________ Thứ năm. Ngày soạn: 9/4/2011 Ngày dạy: /4/2011. Toán:. LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Luyện kĩ năng tính cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ)..
<span class='text_page_counter'>(70)</span> - Luyện kĩ năng tính nhẩm. - Luyện vẽ hình. - Giáo dục H tính chính xác. II. Lên lớp: 1. Bài cũ: - 1 hs lên bảng làm bài 4 - lớp làm bảng con: 257 – 136 81 – 39 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Tính. - 1 hs nêu yêu cầu – gv ghi phép tính lên bảng: - Hs đứng tại chỗ thực hiện: 35 48 83 + + + 28 15 7 * Chốt: Cộng 2 chữ số có nhớ. Bài 2: Tính. - Hs tự làm vào vở. Bài 3: Tính nhẩm. - Hs tính nhẩm rồi viết phép tính và kết quả vào vở. Bài 4: Đặt tính rồi tính. - Gv nêu từng phép tính – hs làm bảng con. - Gv nhận xét, chữa từng bài trên bảng con. Bài 5: Vẽ hình theo mẫu. - Gv hướng dẫn – hs về nhà làm. 3. Củng cố, dặn dò: - Gọi 1 số em nhắc lại cách đặt tính rồi tính cộng. - Về làm các bài tập còn lại. _________________________________________________________________ Thứ sáu. Ngày soạn: 9/4/2011 Ngày dạy: /4/2011. Toán:. TIỀN VIỆT NAM I. Mục tiêu: Giúp hs nhận biết: - Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. - Nhận biết 1 số loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng ( là các loại giấy bạc trong phạm vi 1000). - Bước đầu nắm được quan hệ trao đổi giữa giá trị (mệnh giá) của các loại giấy bạc - Biết làm các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. - Giáo dục H yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: G máy chiếu hình ảnh các loại giấy bạc. III. Lên lớp:.
<span class='text_page_counter'>(71)</span> 1. Bài cũ:2H H1: Bài 1: Đặt tính rồi tính:(lên bảng lớp) 274 + 212 538 - 316 Lớp: Bài 2: Tính nhẩm: (Nhẩm rồi nêu kết quả trước lớp) 500 + 400 = 400 + 300 = 500 + 500 = 800 - 200 = 700 - 500 = 1000 - 300 = G trính chiếu kết quả; H nhận xét. 2. Bài mới: a. Giới thiệu các loại giấy bạc: 100đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000đồng. - Gv giới thiệu: Khi mua, bán ta phải sử dụng tiền để thanh toán. Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. Trong phạm vi 1000 đồng có các loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. - Cho hs quan sát kĩ cả 2 mặt các loại giấy bạc trên. Nhận xét các đặc điểm như: - Dòng chữ “ Một trăm đồng - và số 100, … b. Thực hành: Bài 1: G chiếu hình ảnh của bài 1;. H làm miệng trả lời câu hỏi trước lớp. - Hs nhận biết việc đổi tờ giấy bạc loại 200 đồng ra loại 100 đồng thông qua quan sát tranh vẽ sgk và phép tính giải thích. Từ đó trả lời các câu hỏi của gv: Đổi 1 tờ 200 đồng được mấy tờ 100 đồng ? - Tương tự như trên hs làm hêt phần b và c. Bài 2: Số ? - Hs tự làm bài và chữa bài. - Lưu ý hs trước hết cần thực hiện phép cộng các số tròn trăm: - 200 + 200 + 200 + 100 = 700 rồi trả lời: 700 đồng. Bài 4: Tính. - Hướng dẫn trước hết phải thực hiện phép cộng hoặc trừ. - Viết kết quả kèm theo đơn vị đồng. - H làm bài vào vở, H nêu kết quả. - G chiếu kết quả; H đối chiếu kết quả trong vở. 3. Củng cố, dặn dò: - Hs nhắc lại các loại tiền (giấy bạc) trong phạm vi 1000. - Về tìm hiểu thêm về tiền Việt Nam. ______________________________________ Đạo đức: BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (tiết 2). I.Mục tiêu: - Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộc đối với cuộc sống con người. - Nêu được một số cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích. - Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà..
<span class='text_page_counter'>(72)</span> Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để bảo vệ loài vật có ích. - Giáo dục H biết yêu quý và bảo vệ loài vật có ích. II.Chuẩn bị: - H vở bài tập đạo đức 2. - H bộ thẻ màu. III.Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu một số con vật có ích và ích lợi của nó. - 1H thực hiện, lớp nhận xét bổ sung. - G nhận xét, đánh giá. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài. b.HĐ1: Thảo luận nhóm. - G đưa yêu cầu: Khi đi chơi vườn thú, em thấy một số bạn nhỏ dùng gậy chọc hoặc ném đá vào thú trong chuồng. Em chọn cách ứng xử nào dưới đây: a) Mặc các bạn, không quan tâm. b) Đứng xem, hùa theo trò nghịch của bạn. c) Khuyên ngăn các bạn. d) Mách người lớn. - H thảo luận nhóm 2. - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. G kết luận: Em khuyên ngăn các bạn, nếu các bạn không nghe thì đi mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích. c.HĐ2: Đóng vai. - G nêu tình huống. - H thảo luận nhóm 4 để tìm cách ứng xử phù hợp và phân công đóng vai. - Các nhóm h lên đóng vai. - Lớp nhận xét. G Kết luận: Trong tình huống đó, An cần khuyên ngăn bạn không nên trèo cây phá tổ chim vì: + Nguy hiểm, dễ bị ngã, có thể bị thương. + Chim non sống xa mẹ dễ bị chết. d.HĐ3: Tự liên hệ. - G nêu yêu cầu: "Em đã biết bảo vệ loài vật có ích chưa? Hãy kể một vài việc làm cụ thể". - H tự liên hệ để trả lời yêu cầu. G kết luận: Khen các em biết bảo vệ loài vật có ích và nhắc nhở các bạn trong lớp học tập các bạn. Kết luận chung: Hầu hết các con vật đều có ích cho con người. Vì thế, cần phải bảo vệ loài vật để con ngườiđược sống và phát triển trong môi trường trong lành. 3. Dặn dò: - Thực hiện nội dung bài học trong cuộc sống hàng ngày. - G nhận xét tiết học.. TUẦN 32 Thứ hai. Ngày soạn: 17/4/2011.
<span class='text_page_counter'>(73)</span> Ngày dạy: 18/4/2011 Toán:. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết sử dụng các loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. - Biết làm các phép tính cộng, trừ các số có đơn vị là đồng. - Biết trả tiền và nhận lại tiền thừa trong trường hợp mua bán đơn giản. - Giáo dục H yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: - Giấy bạc. 1. Bài cũ: - Gv đưa ra 1 số tờ giấy bạc – hs nhận biết. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Mỗi túi có bao nhiêu tiền. - Gv yêu cầu hs nhận biết xem trong mỗi túi có chứa các tờ giấy bạc loại nào ? - Thực hiện phép tính cộng giá trị các tờ giấy bạc cho trong các túi. Trả lời lần lượt các câu hỏi của bài toán. - Chẳng hạn: Túi a có 800 đồng. Bài 2: Bài toán. - Hs đọc và tự tóm tắt bài toán. - Lựa chọn phép tính và giải bài vào vở. Bài 3: Viết số tiền trả lại vào ô trống ( theo mẫu). - Hướng dẫn hs đọc kỹ bảng để thấy trong mỗi trường hợp: - An có bao nhiêu tiền? (Thể hiện ở cột “An đưa người bán rau”). - An tiêu hết bao nhiêu ? (Thể hiện ở cột “An mua hết rau”). - Vậy An còn lại bao nhiêu tiền ? (Thể hiện ở cột “Số tiền trả lại”). - Làm các phép tính tương ứng. - Nêu số thích hợp với mỗi ô trống. 3. Củng cố, dặn dò: - 1 số em nêu lại 1 số đặc điểm của các tờ giấy bạc vừa học. - Về làm các bài tập vở bài tập. _________________________________________________________________ Thứ ba. Ngày soạn: 17/4/2011 Ngày dạy: 19/4/2011. Toán:. LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Biết cách đọc, viết so sánh các số có ba chữ số. - Phân tích số có ba chữ số theo các trăm, chục, đơn vị. - Biết giải toán về nhiều hơn có kèm đơn vị đồng..
<span class='text_page_counter'>(74)</span> - Giáo dục H tính chính xác. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - 1 hs làm bài tập 2 sgk. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Viết số và chữ thích hợp vào ô trống. - Gv kẻ sẵn bảng sgk lên bảng lớp. - Hs làm miệng theo mẫu. - Gv chốt lại cách đọc - viết. Bài 3: > < = - 1 hs nêu yêu cầu. Gv lưu ý cho hs: Có dạng cần tìm tổng rồi so sánh. - Hs tự làm bài vào vở. Bài 5: Bài toán. - 1 hs đọc đề toán – nêu dạng toán (nhiều hơn). - Hs tự giải vào vở. - Gv chấm 1 số bài của hs. - 2 hs chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Hs nêu cách đọc, viết số có 3 chữ số, nêu cách so sánh số. - Về làm các bài tập vở bài tập. __________________________________ Thủ công: LÀM CON BƯỚM (t2) I.Mục tiêu: - Biết cách làm con bướm bằng giấy. - Làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương đối cân đối. Các nếp gấp tương đối đều,phẳng. - Giáo dục H tính cẩn thận, khéo léo. Biết bảo vệ trường lớp sạch sẽ. II.Chuẩn bị: - G: con bướm giấy mẫu. Tranh quy trình làm con bướm bằng giấy. - H: Giấy trắng hoặc giấy màu, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ.. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: H: Nhắc lại quy trình làm con bướm giấy. G: Nhận xét, đánh giá. Bước 1: Cắt giấy. - Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 14 ô. - Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô. - Cắt một nan giấy hình chữ nhật khác máu dài 12 ô, rộng gần nữa ô để làm râu bướm..
<span class='text_page_counter'>(75)</span> Bước 2: Gấp cánh bướm. - Tạo các đường nếp gấp - Mở trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu. Gấp các nếp gấp cách đều cho đến hết tờ giấy. Thực hiện 2 lần như thế ta có được 2 cánh bướm. Bước 3: Buộc thân bướm. Bước 4: Làm râu bướm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài. b.Hướng dẫn thực hành. - G: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs - H: Thực hành theo nhóm 2. - G theo dõi hướng dẫn thêm cho H còn lúng túng. - G tổ chức H trương bày sản phẩm - Lớp nhận xét, đánh giá. 3.Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. H chuẩn bị bài cho tiết sau.. ________________________________________________________________ Thứ tư. Ngày soạn: 17/4/2011 Ngày dạy: 20/4/2011. Toán:. LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Biết sắp thứ tự các số có ba chữ số. - Biết cộng, trừ các số có ba chữ số. - Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm có kèm đơn vị đo. - Biết xem hình đơn giản. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - 1 hs chữa bài 5 sgk. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2: Sắp xếp. - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. - Gv cho 2 nhóm chơi trò chơi: tiếp sức. - Mỗi nhóm 5 hs sắp xếp, thời gian 5 phút. - Gv nhận xét, công bố kết quả. Bài 3: Đặt tính rồi tính. - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. - Lớp tự làm bài vào vở - 4 hs chữa bài. - Gv chốt các bước thực hiện. Bài 4: Tính nhẩm. - 1 hs nêu yêu cầu bài tập..
<span class='text_page_counter'>(76)</span> - Gv nêu nội dung – hs thi đua nhẩm miệng - Gv nhận xét, chốt cách nhẩm – chú ý tên đơn vị. Bài 5: Xếp hình. - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. - Hs sử dụng bộ đồ dùng để ghép. 3. Củng cố, dặn dò: - Chốt cho hs: cách thực hiện phép tính cộng trừ STN, cộng trừ đơn vị đo. - Về làm các bài tập còn lại _________________________________________________________________ Thứ năm. Ngày soạn: 17/4/2011 Ngày dạy: 21/4/2011. Toán:. LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Biết cộng, trừ (không nhớ) có ba chữ số. - Biết tìm số hạng, số bị trừ. - Biết quan hệ giữa đơn vị đo độ dài thông dụng. - Giáo dục h tính chính xác. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: 1 em lên bảng chữa bài 4 (sgk - 166) 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1(a,b): Đặt tính rồi tính. - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. - Lớp làm bảng con. - Gv nhận xét, chữa bài trên bảng con. - Chốt các bước thực hiện. Bài 2(dòng 1câu a,b): Tìm X. - 1 hs nêu yêu cầu và nội dung bài tập. - Hs tự làm vào vở. - Gv chốt cách thực hiện, cách trình bày. Bài 3: Điền dấu. - Hs thực hiện tương tự bài 2 vào vở. - Chốt: Nhẩm bước trung gian rồi điền dấu vào. 3. Củng cố, dặn dò: - Gv khắc sâu cách tìm X, điền dấu, đặt tính và tính. - Về xem lại các bài tập và làm các bài tập vở bài tập (tr 79). _________________________________________________________________ Thứ sáu Toán:. Ngày soạn: 17/4/2011 Ngày dạy: 21/4/2011.
<span class='text_page_counter'>(77)</span> KIỂM TRA I. Mục tiêu: Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau: - Thứ tự các số trong phạm vi 1000. - So sánh các số có ba chữ số. - Viết số thành tổng các trăm,chục, đơn vị. - Cộng, trừ các số có ba chữ số(không nhớ). - Chu vi các hình đã học. - Hs tự giác làm bài. II. Đề bài: (40 phút). *Bài1: Điền số. 255, …, 257, 258, …,260,…,…. *Bài 2: Điền dấu >, <, =. 357…400 301 … 297 601…563 999 … 1000 238…259 *Bài 3: Đặt tính rồi tính. 432 + 325 251 + 346 872 - 320 786 – 135 *Bài 4: Viết các số 281,756,910, 603 thành tổng trăm, chục, đơn vị. *Bài 5: Tính chu hình tam giác ABC. 26 cm. 32cm 40cm. III. Biểu điểm: B C Bài 1: 1 điểm. Bài 4: 2 điểm. Bài 2: 2 điểm. Bài 5: 2 điểm. Bài 3: 2 điểm. Trình bày: 1 điểm. IV. Dặn dò: - Gv thu bài, nhận xét tiết kiểm tra. - Về làm bài kiểm tra vở bài tập. ____________________________________ Đạo đức TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH GIẾNG CỔ (tiết 1) I.Mục tiêu: - Giúp H biết được di tích giếng cổ ở địa phương. - Biết nghĩa của di tiiếng cổ. - Giáo dục H có thức bảo vệ di tích giếng cổ. II. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu một số loài vật có ích mà em biết và nêu ích lợi của nó?.
<span class='text_page_counter'>(78)</span> - Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ loài vật có ích? - G nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: a, Giới thiệu bài. b, Tìm hiểu bài. + Em hãy nêu một số giếng cổ mà em biết? H: Trao đổi để trả lời câu hỏi. G: Chốt ý. Nêu sự hình thành của di tích giếng cổ. H: Chú ý lắng nghe. + Giếng cổ có tác dụng gì đối với người xưa? + Giếng cổ cố vai trò gì trong cuộc sống hiện nay? H: Thảo luận nhóm 4 Đại diện nhóm nêu kết quả. G: Kết luận. + Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ di tích giếng cổ ở địa phương? H: Phát biểu G: Kết luận. 3. Củng cố , dặn dò. Sưu tầm thêm một số hình ảnh, tư liệu về di tích giếng cổ..
<span class='text_page_counter'>(79)</span> TUẦN 35 Thứ hai. Ngày soạn: 15/5/2011 Ngày dạy: 16/5/2011. Toán:. LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Biết cộng, trừ (không nhớ) có ba chữ số. - Biết tìm số hạng, số bị trừ. - Biết quan hệ giữa đơn vị đo độ dài thông dụng. - Giáo dục h tính chính xác. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: 1 em lên bảng chữa bài 4 (sgk - 166) 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1(a,b): Đặt tính rồi tính. - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. - Lớp làm bảng con. - Gv nhận xét, chữa bài trên bảng con. - Chốt các bước thực hiện. Bài 2(dòng 1câu a,b): Tìm X. - 1 hs nêu yêu cầu và nội dung bài tập. - Hs tự làm vào vở. - Gv chốt cách thực hiện, cách trình bày. Bài 3: Điền dấu. - Hs thực hiện tương tự bài 2 vào vở. - Chốt: Nhẩm bước trung gian rồi điền dấu vào. 3. Củng cố, dặn dò: - Gv khắc sâu cách tìm X, điền dấu, đặt tính và tính. - Về xem lại các bài tập và làm các bài tập vở bài tập (tr 79). _________________________________________________________________ Toán:. LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Biết cộng, trừ (không nhớ) có ba chữ số. - Biết tìm số hạng, số bị trừ. - Biết quan hệ giữa đơn vị đo độ dài thông dụng. - Giáo dục h tính chính xác. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: 1 em lên bảng chữa bài 4 (sgk - 166) 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:.
<span class='text_page_counter'>(80)</span> b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1(a,b): Đặt tính rồi tính. - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. - Lớp làm bảng con. - Gv nhận xét, chữa bài trên bảng con. - Chốt các bước thực hiện. Bài 2(dòng 1câu a,b): Tìm X. - 1 hs nêu yêu cầu và nội dung bài tập. - Hs tự làm vào vở. - Gv chốt cách thực hiện, cách trình bày. Bài 3: Điền dấu. - Hs thực hiện tương tự bài 2 vào vở. - Chốt: Nhẩm bước trung gian rồi điền dấu vào. 3. Củng cố, dặn dò: - Gv khắc sâu cách tìm X, điền dấu, đặt tính và tính. - Về xem lại các bài tập và làm các bài tập vở bài tập (tr 79). _________________________________________________________________ Toán:. LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Biết cộng, trừ (không nhớ) có ba chữ số. - Biết tìm số hạng, số bị trừ. - Biết quan hệ giữa đơn vị đo độ dài thông dụng. - Giáo dục h tính chính xác. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: 1 em lên bảng chữa bài 4 (sgk - 166) 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1(a,b): Đặt tính rồi tính. - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. - Lớp làm bảng con. - Gv nhận xét, chữa bài trên bảng con. - Chốt các bước thực hiện. Bài 2(dòng 1câu a,b): Tìm X. - 1 hs nêu yêu cầu và nội dung bài tập. - Hs tự làm vào vở. - Gv chốt cách thực hiện, cách trình bày. Bài 3: Điền dấu. - Hs thực hiện tương tự bài 2 vào vở. - Chốt: Nhẩm bước trung gian rồi điền dấu vào. 3. Củng cố, dặn dò:.
<span class='text_page_counter'>(81)</span> - Gv khắc sâu cách tìm X, điền dấu, đặt tính và tính. - Về xem lại các bài tập và làm các bài tập vở bài tập (tr 79). _________________________________________________________________ Toán:. LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Biết cộng, trừ (không nhớ) có ba chữ số. - Biết tìm số hạng, số bị trừ. - Biết quan hệ giữa đơn vị đo độ dài thông dụng. - Giáo dục h tính chính xác. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: 1 em lên bảng chữa bài 4 (sgk - 166) 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1(a,b): Đặt tính rồi tính. - 1 hs nêu yêu cầu bài tập. - Lớp làm bảng con. - Gv nhận xét, chữa bài trên bảng con. - Chốt các bước thực hiện. Bài 2(dòng 1câu a,b): Tìm X. - 1 hs nêu yêu cầu và nội dung bài tập. - Hs tự làm vào vở. - Gv chốt cách thực hiện, cách trình bày. Bài 3: Điền dấu. - Hs thực hiện tương tự bài 2 vào vở. - Chốt: Nhẩm bước trung gian rồi điền dấu vào. 3. Củng cố, dặn dò: - Gv khắc sâu cách tìm X, điền dấu, đặt tính và tính. - Về xem lại các bài tập và làm các bài tập vở bài tập (tr 79). _________________________________________________________________.
<span class='text_page_counter'>(82)</span>