Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

SKKN phuong phap giao duc tre thuc hien tiet kiemnang luong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.88 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD-ĐT THĂNG BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẪU GIÁO BÌNH QUÝ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. ****. ****************. Đề tài:. Ph¬ng ph¸p gi¸o dôc trÎ thùc hiÖn tiÕt kiÖm n¨ng lîng. Tác giả Chức vụ Đơn vị. : nguyÔn thÞ hµ : Giáo viên : Trường Mẫu giáo Bình Quý Năm học 2010-2011. I. TÊN ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ THỰC HIỆN TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG II. ĐẶT VẤN ĐỀ:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Dựa trên đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của trẻ rất nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều được học và hình thành dấu ấn lâu dài ở trẻ sau này. Vì vậy việc tiến hành giáo dục trẻ thực hiện tiết kiệm năng lượng sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược con người, tạo ra một lớp người có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề thực hiện tiết kiệm. Việc thực hiện tiết kiệm năng lượng có ý nghĩa lớn, sẽ góp phần không những làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội mà còn có một giá trị về đạo đức rất lớn với con người. Riêng đối với trẻ mầm non là một quá trình từng bước giáo dục, hình thành tốt những việc nhỏ sẽ làm nền tảng cho những vấn đề to lớn sau này. Là một giáo viên đứng lớp hằng ngày được tiếp xúc gần gũi với trẻ nhận thấy việc “giáo dục trẻ thực hiện tiết kiệm năng lượng” là một trong những mục tiêu quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục mầm non. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Ở trẻ mầm non thì trẻ học qua sử dụng tất cả các giác quan, trẻ học mọi lúc mọi nơi, tiếp thu kiến thức qua trải nghiệm, thực hành. Trẻ học sẽ nhớ tốt, nhớ lâu hơn khi trẻ được trải nghiệm, trẻ sẽ hứng thú và lĩnh hội tốt những nội dung, kiến thức, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc làm tiền đề phát triển nhân cách cho trẻ sau này. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Lớp tôi đang dạy là lớp mẫu giáo lớn song ghép 2 độ tuổi 4 và 5 tuổi. Là một lớp lẻ cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động còn thiếu, điều kiện phục vụ cho trẻ còn hạn chế. Trẻ đến lớp lần đầu chưa qua lớp bé nhỡ, trẻ là con em của gia đình làm nông nghiệp nên việc quan tâm chăm sóc của gia đình còn nhiều điều hạn chế. Trẻ chưa biết giữ gìn đồ dùng cá nhân như bút chì, tẩy (gôn), vở… Khi trẻ sử dụng nước để uống, cũng như rửa, làm vệ sinh cô phải theo sát cháu để bảo quản. Đồ chơi của lớp cũng như các đồ dùng cô thường xuyên nhắc nhở song trẻ vẫn vẫn chưa thực hiện bảo quản tự giác. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Từ những thực tiễn trên, bản thân tôi đã luôn suy nghĩ tìm tòi, tham khảo tài liệu để tìm ra phương pháp giáo dục cho trẻ từng bước nhằm hình thành ở trẻ những ấn tượng tốt trong việc “thực hiện tiết kiệm năng lượng”. Sau đây là một số nội dung tôi đã áp dụng để giáo dục trẻ của lớp tôi “thực hiện tiết kiệm năng lương qua một học kỳ đã đạt được kết quả tốt. 1. Tiết kiệm nước uống và nước sinh hoạt. - Ở nội dung này giáo viên sử dụng một số hình ảnh minh hoạ về sự cần thiết của nước đối với đời sống con người và động vật, tranh minh hoạ được treo nơi để nước trẻ uống và nơi trẻ sử dụng nước sinh hoạt (rửa tay, chân, rửa mặt mũi…)..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Cô trò chuyện với trẻ về lợi ích và sự cần thiết của nước trong đời sống hằng ngày của con người. Cho trẻ biết thêm nếu không có nước chúng ta sẽ khát nước, cơ thể sẽ mệt mỏi không thể hoạt động được, không có nước mọi hoạt động về vệ sinh, sinh hoạt sẽ không thực hiện được, tóm lại nếu thiếu nước đời sống chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy cần phải tiết kiệm nước như: Chúng ta uống nước khi khát nước. Khi uống không đổ phí nước, không rót nước tràn ly đổ ra ngoài. Khi rửa: Tắt vòi nước khi rửa xong. Nội dung được thường xuyên lồng ghép vào các hoạt động, qua đó nhắc nhở trẻ nhằm khắc sâu kiến thức dần dần sẽ tạo thói quen cho trẻ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Cô giáo là người thực hiện mẫu để trẻ noi theo. - Cô theo dõi trong quá trình trẻ thực hiện, khen thưởng động viên những trẻ thực hiện tốt, khuyến khích trẻ nhắc nhở bạn khi thực hiện, đưa vào hoạt động nêu gương, đưa vào tiêu chuẩn bé ngoan của ngày, của tuần. 2. Bảo vệ đồ dùng, đồ chơi của lớp. - Được lồng ghép vào hoạt động học, hoạt động ngoài trời.. Hoạt động chiều. Cho trẻ biết bảo vệ tốt đồ chơi là khi chơi không đập phá, không dành giật đồ chơi với bạn, chơi xong biết thu dọn đồ chơi gọn gàng, giữ gìn đồ dùng học tập, không bôi bẩn, hoặc làm hỏng (rách) vở sách, giữ gìn dụng cụ bút, tẩy, bút màu,… khi sử dụng cũng là một việc làm thực hiện “tiết kiệm năng lượng” trong quá trình trẻ thực hiện, cô theo dõi phát huy và nhắc nhở trẻ. 3. Tiết kiệm điện: Cho trẻ biết điện cũng là nguồn năng lượng cần thiết cho sinh hoạt đời sống con người. Vì vậy ta cũng cần tiết kiệm điện như: Không bật quạt khi trời không nóng. Khi cô và trẻ ra khỏi phòng học cô tắt quạt và hỏi trẻ vì sao cô tắt quạt? Trẻ sẽ suy nghĩ trả lời. Trong mỗi việc cô làm cô sẽ đặt một số câu hỏi để trẻ trả lời, qua đó cô giải thích thêm về việc làm của cô có ý nghĩa trong tiết kiệm năng lượng để trẻ học tập theo cô và việc làm đó sẽ được thường xuyên liên tục. Trong thời gian đầu để kích thích hoạt động trí tuệ của trẻ, từ đó hiệu quả giáo dục sẽ được nâng cao. 4. Một số nội dung tiết kiệm khác như: - Tiết kiệm lương thực, thực phẩm. - Tiết kiệm xăng dầu..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> * Qua chủ đề một số nghề cô lồng vào các hoạt động như: đọc thơ “Bác nông dân” đọc đồng dao “nhớ ơn”, qua đó cho trẻ biết để có lương thực, thực phẩm nuôi sống chúng ta hằng ngày, các cô bác nông dân phải rất vất cả cho nên chúng ta phải kính trọng nhớ ơn và phải biết tiết kiệm khi sử dụng. - Trong khi ăn phải ăn hết xuất, không làm rơi rãi thức ăn, ăn đủ các bữa ăn trong ngày không bỏ bữa. * Trong những giờ đón trẻ, cô trò chuyện với trẻ và hỏi trẻ thích được bố mẹ đưa các con đến trường bằng phương tiện gì. Qua đó cô cho trẻ biết ba mẹ đưa các con đến lớp bằng phương tiện xe đạp sẽ tiết kiệm được xăng. Nếu bằng xe máy sẽ tốn xăng, vì vậy không nên đòi bố mẹ đưa đón bằng xe máy. - Tất cả các phương pháp giáo dục trên đều phải được sự hỗ trợ của phương pháp kết hợp với phụ huynh. Để các phương pháp giáo dục trẻ “thực hiện tiết kiệm năng lượng” giáo viên phải có sự kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trao đổi các nội dung giáo dục khi trẻ ở nhà, gia đình cũng luôn nhắc nhở và cùng với trẻ thực hiện, trao đổi với cô giáo những việc ở nhà trẻ đã làm được, chưa được. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Từ khi áp dụng các phương pháp trên, hiệu quả đạt được rất tốt. 90% số trẻ của lớp thực hiện rất tốt trong việc tiết kiệm nước uống trẻ không đổ nước khi uống nước, biết mở vòi nước vừa phải khi rửa tay, rửa mặt, biết tắt vòi nước khi sử dụng xong không cần sự nhắc nhở của cô giáo hoặc của ba mẹ khi trẻ ở nhà. - Đồ dùng đồ chơi ở lớp trẻ sử dụng cũng được bảo quản tốt, trẻ không tranh giành đồ chơi và chơi xong biết tự xếp đồ chơi gọn gàng vào nơi qui định và dụng cụ học tập của trẻ cũng được trẻ giữ gìn cẩn thận hơn. Qua sự trao đổi với phụ huynh ở nhà trẻ biết nhắc nhở bố mẹ sử dụng tiết kiệm điện nước trong những bữa ăn trẻ ăn hết xuất và không làm rơi vãi như trước, không bỏ bữa ăn chính trong ngày. Tóm lại ở lớp cũng như ở nhà trẻ đã có được một số thói quen tốt trong việc thực hiện tiết kiệm năng lượng. VII. KẾT LUẬN: Giáo dục trẻ thực hiện những việc tốt và hình thành những thói quen tuy nhỏ, nhưng từ những việc nhỏ hằng ngày sẽ làm nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ sau này..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Trong quá trình thực hiện cần có sự kiên trì bền bỉ, đòi hỏi giáo viên lựa chọn các hoạt động để lồng ghép, những lời giải thích, chỉ dẫn, những câu hỏi gợi ý, kích thích trẻ, thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ và có sự theo dõi thường xuyên của cô giáo, phụ huynh để chỉnh sửa kịp thời. VIII. ĐỀ NGHỊ: Để có điều kiện thực hiện tốt được mục tiêu, cần có sự hỗ trợ của nhà trường về cơ sở vật chất. Về tài liệu tham khảo về nội dung góp ý chỉnh sửa các phương pháp thực hiện các đề tài, để áp dụng đề tài đạt hiệu quả tốt hơn..

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×