Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN: Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.8 KB, 29 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hồ Chủ tịch đã dạy: “Đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Đạo
đức cũng phải là cái gốc của con người phát triển tồn diện mà nhà trường
phổ thơng có trách nhiệm đào tạo”. Theo quan niệm Mácxit phẩm chất đạo
đức là bộ phận quan trọng trong cấu trúc nhân cách toàn diện của con người.
- Quán triệt lời dạy của Bác Hồ: “Dạy cũng như học, phải biết chú
trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng.
Nếu khơng có đạo đức cách mạng thì tài cũng vơ dụng” ngành giáo dục
xem công tác giáo dục đạo đức học sinh là vị trí then chốt trong nhà trường.
- Khi các giá trị truyền thống trong xã hội đang bị xói mịn, tệ nạn xã hội
đang len lỏi, xâm nhập vào nhà trường thì việc giáo dục đạo đức học sinh là
nhiệm vụ hàng đầu trong mục tiêu giáo dục toàn diện.
- Đạo đức là một thành phần cơ bản của nhân cách và gắn bó chặt chẽ với
các mặt khác trong nhân cách hồn chỉnh của người học sinh. Thực hiện tốt
cơng tác đức dục sẽ tạo nên những chuyển biến cơ bản cho các mặt giáo dục
toàn diện.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một đòi hỏi thường xuyên và cấp
thiết của ngành giáo dục - đào tạo. Giáo dục là nền tảng của tư tưởng, là điểm
xuất phát của đạo đức, giáo dục ngày nay là phải kế thừa truyền thống giáo
dục đạo đức tốt đẹp của ông cha ta ngày trước và quan điểm giáo dục của
Đảng ta.
- Ta phải hình thành cho các em có sự phát triển tồn diện nhân cách, đó
là sự thống nhất giữa đức và tài, là sự toàn vẹn về phẩm chất và năng lực.
Như Bác Hồ nói: "Có tài mà khơng có đức là con người vơ dụng. Có đức
mà khơng có tài làm việc gì cũng khó”
-1-


Trong tình hình học sinh hiện nay có một số em cá biệt, ln có hành vi


trái ngược chuẩn mực đạo đức, biểu hiện lệch lạc về lối sống. Chính vì thế
việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cá biệt là một việc
cấp bách. Điều này đòi hỏi sự tham gia đồng bộ của các cấp, các ngành, của
gia đình và xã hội.
Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi không thể không thấy trách nhiệm
“trồng người” của mình. Vì thế tơi chọn đề tài nghiên cứu về "Phương pháp
giáo dục đạo đức học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm lớp 6A1
Trường trung học cơ sở Bàu Năng".
2/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- Nắm được sự thay đổi tâm lý lứa tuổi.
- Hiểu rõ hồn cảnh gia đình.
- Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và xã hội giáo dục các em
cá biệt có hiệu quả.
3/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Học sinh là người kế thừa làm chủ xã hội ở tương lai. Nếu các em
khơng có đạo đức thì là người vơ dụng. Chính vì thế giáo dục đạo đức là vấn
đề cấp thiết nhất. Đặc biệt là giáo dục các em cá biệt. Vì vậy đề tài tơi tập
trung tìm các phương pháp giáo dục đạo đức các em cá biệt nhằm hình thành
nhân cách tốt cho các em.
- Cụ thể lớp 6A1 còn hai học sinh cá biệt đó là:
1.Nguyễn Thanh Tuấn
2. Nguyễn Quang Triệu
4/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:

-2-


Thu thập những thơng tin lí luận, vai trị của người giáo viên chủ nhiệm

lớp trong công tác giáo dục đạo đức học sinh trên các tập san giáo dục, các
bài tham luận trên Internet.
- Phương pháp quan sát:
Quan sát hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể của học sinh.
- Phương pháp điều tra:
Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn, học sinh, hội cha mẹ học
sinh, bạn bè và hàng xóm của học sinh.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu kết quả:
So sánh đối chiếu giữa kết quả khi chưa thực hiện đề tài và sau khi thực
hiện đề tài.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm khác trong
trường mình.
- Phương pháp thử nghiệm:
Áp dụng vào công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 6A1 Trường trung
học cơ sở Bàu Năng.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
- Đạo đức học sinh ngày càng sa sút trầm trọng do:
+ Trong gia đình: Một số cha mẹ chửi thề, la mắng nhau, nuông chiều
con quá mức, không quan tâm đến nhu cầu của con.
+ Xã hội: Một số tụ điểm chiếu phim, chơi game không lành mạnh.
+ Nhà trường: Một số giáo viên chỉ quan tâm truyền thụ kiến thức không
chú trọng giáo dục đạo đức học sinh.
-3-


- Tình trạng học sinh đánh nhau ở các trường học gia tăng, nói tục, cúp
tiết, khơng đồng phục, mặc quần đáy ngắn vẫn xảy ra hàng tuần ở các lớp.

Nếu ta chưa nhận thức tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức học sinh cá
biệt sẽ gây ảnh hưởng về học tập, nề nếp, đạo đức của lớp chủ nhiệm nói
riêng và tồn trường nói chung.
- Để ngăn chặn tình trạng đạo đức ngày càng suy thối, xuống cấp trầm
trọng bản thân tìm mọi phương pháp giáo dục các em.

-4-


II. NỘI DUNG

1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1.1. Các văn bản chỉ đạo của cấp trên:
- Căn cứ vào điều 2 chương VI mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục năm
2005.
Điều 2:+ Mục tiêu giáo dục: Phải đào tạo con người Việt Nam phát triển
tồn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung
thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xả hội, hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 5: Phương pháp giáo dục: Phải phát huy tính tích cực, chủ động, tư
duy của học sinh.
Điều 15:Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo:
- Nhà giáo giữ vai trò quyết định đảm bảo chất lượng giáo dục.
- Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương cho người
học.
- Căn cứ vào lí luận giáo dục về đạo đức, cơng tác chủ nhiệm.
1.2. Các khái niệm:
. Giáo dục:
Giáo dục là quá trình hình thành nhân cách con người được tổ chức có

mục đích, có kế hoạch thơng qua hoạt động giáo dục của người giáo dục và
người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội, lịch sử của
lồi người.
. Đạo đức:
Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, là hệ thống các
chuẩn mực, quy tắc, khái niệm có tính chất đánh giá mệnh lệnh đối với hành
-5-


vi của cá nhân, đối với các quan hệ thực tiễn, hệ thống này biểu hiện và phản
ánh bản chất xã hội của con người mà cái chính là mối quan hệ lẫn nhau giữa
cái xã hội, cái cá nhân và để thực hiện hố hệ thống này thì chỉ cần đến lòng
tin của cá nhân và dư luận xã hội.
Nói cách khác: Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, là hệ
thống các nguyên tắc, chuẩn mực, yêu cầu các quy tắt điều chỉnh sự ứng xử
của con người trong tất cả các mối quan hệ thực tiễn, trong tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội.
. Giáo dục đạo đức:
Giáo dục đạo đức cho con người là phát triển mặt đạo đức của nhân cách
xã hội chủ nghĩa. Trang bị cho các em hệ thống chuẩn mực đạo đức và củng
cố bằng sức mạnh của phong tục, tập quán, lương tâm. Giáo dục đạo đức cho
học sinh còn là xây dựng phẩm chất đạo đức xã hội chủ nghĩa của cá nhân, là
hình thành ý thức tình cảm, kỹ xảo và thói quen đạo đức giúp các em biết rèn
luyện cách sống hoà hợp, u thương chan hồ với tư tưởng: “Mình vì mọi
người, mọi người vì mình”. Nói chung giáo dục đạo đức là hình thành ở các
em có mối quan hệ ứng xử phù hợp, văn minh lịch sự, có văn hoá, …
. Giáo dục đạo đức học sinh cá biệt: Là dạy dỗ các em có hành vi trái
chuẩn mực đạo đức do xã hội quy định trở nên con người có lối sống lành
mạnh, tích cực, theo chuẩn mực xã hội qui định.
. Phương pháp giáo dục đạo đức học sinh cá biệt: Là tìm mọi biện

pháp để dạy dỗ các em có hành vi trái chuẩn mực đạo đức sao cho các em nên
người, giáo dục có hiệu quả.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
2.1. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua ban
cán sự lớp 6a1 trường trung học cơ sở Bàu Năng:
2.1.1.Tình hình học sinh lớp 6A1:
-6-


* Ban cán sự lớp:
- Tổng số học sinh: 37/20.
- Ban cán sự lớp:
+ Lớp trưởng: Nguyễn Thị Ngọc Như
+ Lớp phó học tập: Trịnh Thị Hồng Mai.
+ Lớp phó lao động: Nguyễn Quốc Phi.
+ Lớp phó văn thể mĩ: Nguyễn Thị Kim Ngân.
+ Cờ đỏ: Dư Quốc Thông, Huỳnh Quốc Kha.
+ Bốn tổ trưởng: Nguyễn Thị Minh Ngọc, Dương Mộng Tuyền, Đỗ Thị
Bảo Trân, Nguyễn Huỳnh Lâm.
- Thuận lợi:
+ Lớp trưởng và lớp phó học tập giữ chức vụ nhiều năm liền.
+ Phần lớn các em biết đoàn kết.
+ Xác định được mục đích học tập của mình.
- Khó khăn:
+ Ban cán sự lớp năng lực chưa có kinh nghiệm và việc quản lí lớp cịn
hạn chế.
+ Gia đình các em có hồn cảnh khó khăn đặc biệt nên chưa chăm sóc,
dạy dỗ con mình một cách triệt để.
- Một số em cá biệt đạo đức:
1. Nguyễn Quang Triệu

2. Nguyễn Thanh Tuấn
Tinh thần, ý thức kỉ luật chấp hành nội qui trường các em chưa cao, Triệu
- phụ huynh quan tâm rất sâu sắc việc học của em nhưng bản thân em tiết nào
cũng chép bài khơng đủ, nói chuyện, cười giỡn lúc giáo viên giảng bài,
thường xuyên không làm bài tập ở nhà, gọi trả bài không thuộc, đặc biệt tiết
-7-


học mơn tốn em đều nói chuyện, giáo viên bộ mơn nhắc nhở rất nhiều
lần.Mỗi tuần em đều nghỉ hai, ba lần không phép, bỏ tiết đi chơi game.
- Tuấn cha mẹ đi làm mướn xa. Em ở nhà với em trai học cấp một, khơng
có sự quan tâm của người lớn em thường vắng học buổi chiều không phép, đi
học trễ, không được học bồi dưỡng các môn yếu. Em đã được tôi nhắc nhở
nhiều lần vẫn vắng học buổi chiều thường xun. Tuấn thường gây chuyện
đánh lộn với các bạn yếu hơn ở cùng lớp.
2.1.2. Tình hình nhà trường và giáo viên:
- Ban giám hiệu: 3/2
- Tổng số giáo viên:
Trường gồm 21 lớp với 21 giáo viên chủ nhiệm, đa số là giáo viên làm
tốt công tác chủ nhiệm. Học sinh ở các lớp nói chung và học sinh lớp 6A1 nói
riêng phần lớn là có nề nếp, biết tự quản, có tinh thần ý thức học tập cao, trình
trạng nghỉ học khơng phép hay vi phạm đạo đức đánh nhau ở các lớp xảy ra ở
một số em cá biệt.
2.2. Sự cần thiết của đề tài:
Như trình bày trên, ta thấy giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp, sự
thành công hay thất bại của lớp đều phụ thuộc vào giáo viên chủ nhiệm. Vì
vậy, trong nhà trường giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng. Vì thế là giáo viên
chủ nhiệm tơi thấy cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa để giáo dục
học sinh cá biệt có hiệu quả.
3. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:

3.1/Vấn đề đặt ra:
- Ở các tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần diễn ra rất nghiêm túc, tôi
đã nhận định các mặt vi phạm của các em đồng thời đưa ra biện pháp khắc
phục và đề ra phương hướng thực hiện ở tuần sau. Tuy nhiên các em cá biệt

-8-


vẫn chưa khắc phục về đạo đức, vẫn còn vắng không phép thường xuyên, cúp
tiết trốn học đi chơi game ở các môn nhạc, thể dục.
- Như vậy muốn đạt được mục tiêu giáo dục ta không chỉ sử dụng một
phương pháp giáo dục mà nên kết hợp nhiều phương pháp giáo dục kỉ luật
tích cực. Việc sử dụng các phương pháp giáo dục sẽ giúp các em cá biệt thấy
được việc làm sai trái của mình mà sửa chửa, thể hiện các hành vi đúng theo
chuẩn mực xã hội qui định.
- Để giáo dục tốt đạo đức học sinh cá biệt tôi đã sử dụng các phương
pháp sau:
. Biện pháp 1: Giáo viên chủ nhiệm là tấm gương sáng cho học sinh noi
theo
. Biện pháp 2: Quan tâm những khó khăn của trẻ về mặt tâm lý.
. Biện pháp 3: Tìm hiểu nhu cầu và mong muốn cơ bản của học sinh.
. Biện pháp 4: Khen ngợi không chê bai.
. Biện pháp 5: Công nhận những đặc điểm tốt.
. Biện pháp 6: Giáo viên chủ nhiệm đưa ra tiêu chuẩn thi đua cụ thể,
hợp lí và phải có sự bàn bạc dân chủ, thống nhất giữa giáo viên chủ nhiệm và
ban cán sự lớp.
. Biện pháp 7: Tổ chức hoạt động ngoại khố thơng qua các đồn thể:
Đồn đội, Cơng đồn, để giáo dục đạo đức cho học sinh.
. Biện pháp 8: Thực hiện giờ sinh hoạt đầu tuần và sinh hoạt chủ
nhiệm nghiêm túc, phong phú, thực hiện hoạt động ngoài giờ để giáo dục đạo

đức cho học sinh.
. Biện pháp 9: Giáo viên chủ nhiệm phối hợp giáo viên bộ môn rèn
luyện đạo đức cho học sinh.
. Biện pháp 10: Giáo viên chủ nhiệm phối hợp ba mặt giáo dục Nhà
trường - Gia đình - xã hội để giáo dục đạo đức học sinh.
-9-


. Biện pháp 11: Áp dụng phương pháp tác động song song, bùng nổ sư
phạm, để giáo dục đạo đức học sinh cá biệt.
. Biện pháp 12: Giáo viên chủ nhiệm tổ chức kiểm tra, sơ tổng kết các
hoạt động của lớp.
3.2/Giải pháp thực hiện giáo dục đạo đức học sinh cá biệt lớp 6A1
Trường trung học cơ sở Bàu Năng:
Đối với các em cá biệt đạo đức:
. Biện pháp 1: Giáo viên chủ nhiệm là tấm gương sáng cho học sinh
noi theo.
Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của lớp
đứng về mặt pháp chế và lương tâm.
Như N.I. Bôn-Bu-Rép trong quyển “Người giáo viên chủ nhiệm” đã
viết: “Giáo viên chủ nhiệm khác với giáo viên bộ môn phải thực hiện
những chức năng quan trọng nhằm giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho học
sinh lớp mình. Vì vậy phải có u cầu cao đối với giáo viên chủ nhiệm về
mặt chính trị tư tưởng, về mặt sư phạm. Việc hoàn thiện những yêu cầu đó
sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục”. Và theo tôi
nghĩ đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
Để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm và giúp giáo viên chủ
nhiệm có năng lực phẩm chất đạo đức tốt, là người gương mẫu để học sinh
noi gương theo. Nhà trường đã quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên chủ nhiệm lớp về:

- Tư tưởng chính trị: Tổ chức và tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm
lớp tham gia học tập đầy đủ các buổi sinh hoạt chính trị do trường, phịng, sở
tổ chức để qn triệt quan điểm, đường lối của Đảng, nhà nước nhằm thực
hiện mục tiêu giáo dục học sinh của cấp học, lớp học. Thơng qua các buổi họp
hội đồng có sinh hoạt điều lệ trường phổ thông, phát động thi đua thực hiện
-10-


kế hoạch năm học trong hội nghị cán bộ - cơng chức đầu năm học. Phối hợp
Cơng đồn, Đồn, Đội sinh hoạt ý nghĩa ngày cách mạng tháng tám, Quốc
khánh 2/9, Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ý nghĩa ngày Quốc
phịng tồn dân 22/12, kỷ niệm ngày thành lập Đồn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh 26/3, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, kỷ niệm ngày 30/4, 1/5, 19/5…
- Nghiệp vụ: Ngay từ đầu năm nhà trường đã phổ biến nội dung công tác
chủ nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm và đưa ra kế hoạch chủ nhiệm chung của
trường. Tuỳ tình hình đối tượng học sinh từng lớp, giáo viên chủ nhiệm sẽ
tiến hành lập kế hoạch chủ nhiệm riêng cho lớp mình.
Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc vị trí, chúc năng, nhiệm vụ
và quyền hạn của mình đối với lớp và đề ra các biện pháp giáo dục học sinh
cá biệt thật cụ thể.
- Giáo viên chủ nhiệm phải có các phẩm chất và kỹ năng sau:
+ Có lịng nhân ái: Lịng nhân ái giúp cho giáo viên có được tình thương
và sự cảm thông của học sinh đáp lại.
+ Biết tôn trọng học sinh: Trẻ chắc chắn sẽ kính trọng người tơn trọng
chúng. Các em sẽ quan tâm đến người khác nếu các em biết có người quan
tâm.
+ Chân thành trong giao tiếp: Là giao tiếp chân thành, tôn trọng, cởi
mở, thân thiện, khơng mang tính mệnh lệnh, cứng nhắc, tìm hiểu quan tâm
những suy nghĩ, cảm xúc của học sinh, dành thời gian nói chuyện với học
sinh về điều các em quan tâm. Qua đó ta nêu được tấm gương cho học sinh về

cách xử sự đối với người xung quanh.
+ Có cái tâm, bao dung, có trách nhiệm và phải có lòng tin đối với
các em.
Nhà trường là người “Đứng mũi chịu sào” là Hiệu trưởng giúp giáo viên
chủ nhiệm xây dựng kế hoạch, đặc biệt là kế hoạch giáo dục đạo đức học
-11-


sinh. Kế hoạch giáo viên chủ nhiệm thống nhất toàn trường, đảm bảo kế
hoạch chung của trường theo từng tuần, tháng nhưng nội dung được đề ra thật
cụ thể, phải đi sâu vào việc giáo dục đạo đức học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm cần nắm rõ đặc điểm tình hình lớp mình phụ trách
và nội dung chủ nhiệm, tìm hiểu rõ, đầy đủ để phân loại học sinh lớp mình.
Từ đó nắm hết tính cách và hành vi đạo đức của từng học sinh để có biện
pháp cụ thể hố bằng các phẩm chất đạo đức cần thiết hình thành và rèn luyện
cho học sinh.
Như vậy, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp đã được bồi dưỡng nghiệp vụ
đầy đủ vào đầu năm khi được phân công chủ nhiệm. Ai có kinh nghiệm, chịu
khó tổ chức lớp thì thành cơng, học sinh lớp đó ngoan, ít có học sinh cá biệt,
đạo đức tốt.
Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm lựa chọn và phân công ban cán sự lớp,
cách lựa chọn như sau:
* Cơ sở lựa chọn:
- Căn cứ vào hồ sơ học bạ của học sinh.
- Căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu mỗi
năm học.
* Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp:
Ban cán sự đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước nhà trường về toàn
bộ hoạt động học tập, rèn luyện của lớp trong thời gian học tập. Ban cán sự
lớp do tập thể lớp bầu ra, được giáo viên chủ nhiệm quyết định công nhận.

. Biện pháp 2: Quan tâm những khó khăn của trẻ về mặt tâm lý:
- Nếu ta thấy các em trở nên lãnh đạm, khơng chan hịa, hay khóc hoặc
hung hăng cáu kỉnh, gây gổ với bạn bè, xúc phạm người khác, học sa sút,
thiếu tự tin bản thân, làm trò cười trong lớp, ta cần:
+ Quan sát, tìm ngun nhân, nói chuyện cha mẹ em về vấn đề này.
-12-


+ Xây dựng tập thể lớp chan hịa.
+ Tơn trọng học sinh.
+ Tạo điều kiện các em tham gia các hoạt động sáng tạo của lớp.
. Biện pháp 3: Tìm hiểu nhu cầu và mong muốn cơ bản của học
sinh.
Biện pháp này giúp giáo viên hiểu học sinh mình nhiều hơn. Giáo viên
treo bảng nhu cầu vật chất, sự an toàn, sự thân thiện, thoải mái bằng những
câu hỏi cụ thể cho học đánh dấu vào câu lựa chọn.
. Biện pháp 4: Khen ngợi không chê bai.
- Biện pháp này giúp học sinh thấy được việc dùng những lời thiếu suy
nghĩ thiếu tơn trọng, giễu cợt có thể gây tổn thương cho người khác. Nên
dùng lời nói động viên thay cho những lời nói tổn thương.
Cách thực hiện:
Bước 1: Giáo viên kể một câu chuyện về một nhân vật bị xúc phạm, gây
tổn thương lịng.
Bước 2: Cho các nhóm xé trái tim bằng giấy, cho dán lại, nhận xét trái
tim sau khi dán.
Bước 3: Ý kiến các nhóm làm gì để người khác không bị tổn thương.
- Tạo cơ hội để các em được khen, để khen được, người thầy phải có
nghệ thuật tạo nhiều cơ hội để khen. Xây dựng cho mỗi em có một sổ nhật ký
ghi chép những việc làm trong tuần.
Đối với lứa tuổi của các em học sinh trung học cơ sở: Đặc điểm tâm sinh

lí của các em phát triển ở mức độ III, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng, các em cũng có tâm lí lứa tuổi cũng gần như các em học sinh tiểu học
nhưng ở mức độ cao hơn, các em nghĩ mình “người lớn” hơn, thích được
khen, thích chứng tỏ mình, khẳng định mình.

-13-


Giáo viên chủ nhiệm lập cho mỗi học sinh quyển nhật ký ghi chép những
việc làm trong tuần. Sau đó giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ sơ kết tuần xem em
nào ghi được nhiều việc làm tốt và khen thưởng cho các em vào tiết sinh hoạt
cuối tuần.
Giáo viên nêu những việc làm tốt như:
- Giúp đỡ người già, khuyết tật, neo đơn.
- Giúp đỡ các em nhỏ.
- Nhặt của rơi trả lại cho người bị mất.
- Giúp đỡ bạn bè trong sinh hoạt, học tập, trong cuộc sống.
- Phát hiện những bạn vi phạm nội quy nhắc nhở bạn sửa chữa khuyết
điểm.
- Tổ chức học nhóm, tổ, thực hiện đơi bạn cùng tiến để giúp đỡ bạn học
tốt.
Ngồi khen thưởng về học lực của các em, giáo viên chủ nhiệm cần phải
có giải thưởng dành riêng cho những học sinh có hạnh kiểm xuất sắc (Danh
hiệu này giáo viên chủ nhiệm có thể sáng tạo riêng cho lớp mình), nhằm động
viên khuyến khích các em tiến bộ. Bởi lẽ những mầm sống tốt, tích cực ln
được sinh sơi nảy nở trong mảnh đất màu mỡ những yêu thương.
. Biện pháp 5: Công nhận những đặc điểm tốt.
Việc công nhận những đặc điểm tốt làm thay đổi hành vi của trẻ. Giúp
tăng thêm lòng tự tin đối với bản thân, khuyến khích các em nhìn nhận mặt
tích cực của những người khác.

Cách thực hiện: giáo viên cho học sinh nêu tên thành viên và các điểm tốt
của bạn mà mình thấy được, tuyên dương, khen ngợi sự tiến bộ của bạn trước
lớp.

-14-


. Biện pháp 6: Giáo viên chủ nhiệm đưa ra tiêu chuẩn thi đua cụ
thể, hợp lí và phải có sự bàn bạc dân chủ, thống nhất giữa giáo viên chủ
nhiệm và ban cán sự lớp.
Khi tiêu chuẩn thi đua đã thống nhất, giáo viên chủ nhiệm phổ biến đến
từng đối tượng học sinh trong lớp qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm ở đầu năm
học. Cụ thể tiêu chuẩn thi đua của lớp như sau:
 Điểm trừ khi học sinh vi phạm:
* Chuyên cần:
- Vắng có phép: 0 điểm (Phải có lí do chính đáng).
- Vắng khơng phép: 5 điểm.
* Nề nếp:
- Đi trể: 5 điểm.
- Đồng phục: 5 điểm.
- Khơng hát đầu giờ giữa giờ: 5 điểm.
- Nói tục, chửi thề: 5 điểm.
- Không truy bài: 5 điểm.
- Thể dục không nghiêm túc: 5 điểm.
- Vệ sinh: 5 điểm.
- Cúp tiết: 5 điểm.
* Học tập:
- Không thuộc bài: 5 điểm.
- Không làm bài: 5 điểm.
 Điểm cộng:

- Mỗi lần đạt hoa điểm 10 học sinh được cộng 5 điểm.
- Điểm 9 cộng 4 điểm.
- Điểm 8 cộng 3 điểm.
-15-


Tổng số điểm cộng trừ đi số điểm trừ trong một tuần, sau đó xếp hạng.
. Biện pháp 7: Tổ chức hoạt động ngoại khố thơng qua các đồn
thể: Đồn đội, Cơng đồn, để giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tổ chức sinh hoạt cho học sinh về nội quy nhà trường, ý nghĩa các ngày
lễ lớn, tuyên truyền phòng chống ma t, AIDS, an tồn giao thơng, những
câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, viết thư thăm bộ đội,
thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng nhân ngày 22/12, thi đua thực hiện hũ gạo
tình thương, quyên góp sách cũ cho học sinh nghèo, nộp lon bia xây ngôi nhà
nhân ái cho học sinh không nhà ở hiếu học, tổ chức về nguồn… Đặc biệt lớp
6a1 đã thăm và giúp đỡ được 3 học sinh có hồn cảnh khó khăn:
1. Nguyễn Kim Loan
2. Hồ Trung Nhàn (cha bỏ đi, mẹ mua ve chai nuôi hai con học cùng
trường)
3. Lê Văn Dỉ (cha chết, mẹ lấy chồng khác, ở với ông bà nội đã già)
Giúp đỡ các em bằng nhiều hình thức: Động viên, an ủi, hủ gạo tình
thương,…
Đây là khâu mà tập thể lớp 6A1 thực hiện tốt. Vì thế gây được sự cuốn
hút của học sinh khi tham gia các hoạt động. Từ đó góp phần giảm các tệ nạn
xã hội trong lớp, trường cũng như ngoài xã hội.
. Biện pháp 8: Thực hiện giờ sinh hoạt đầu tuần và sinh hoạt chủ
nhiệm nghiêm túc, phong phú, thực hiện hoạt động ngoài giờ để giáo dục
đạo đức cho học sinh.
Trong các buổi sinh hoạt đầu tuần dưới cờ, nhà trường biểu dương khen
tặng những lớp dẫn đầu trong các hoạt động và phê bình góp ý các lớp cịn

hạn chế có học sinh vi phạm nề nếp, đạo đức nhiều. Biểu dương những cá
nhân có thành tích cá biệt trong tuần, đồng thời phê bình những học sinh vi

-16-


phạm nội qui, có biểu hiện đạo đức khơng tốt. Thơng qua những tập thể, cá
nhân điển hình đó đã góp phần giáo dục học sinh tốt hơn.
Trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, giáo viên cần thể hiện xây dựng mối
quan hệ tốt giữa thầy - trò và xây dựng tập thể học sinh tiên tiến cũng góp
phần giáo dục đạo đức học sinh có kết quả cao. Giáo viên chủ nhiệm xây
dựng tốt mối quan hệ thầy - trò trên cơ sở đảm bảo đạo đức tác phong người
thầy mẫu mực trên lớp cũng như ngoài xã hội, phải biết tôn trọng nhân cách
học sinh, biết thương yêu, giáo dục học sinh bằng tình cảm chân thành của
mình. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm phải biết thơng cảm và chia sẻ những
khó khăn của các em. Trong lớp hay ngồi lớp học, giáo viên cịn phải đóng
vai người anh, người chị mà các em có thể tin tưởng, nhờ cậy được. Qua đó,
các em sẽ biết sống nhẫn nại, kiên trì và giàu lịng nhân ái.
- Trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, nội dung giáo dục đạo đức học sinh là
hàng đầu, giáo viên chủ nhiệm nêu gương tốt cho học sinh tiêu biểu và phê
bình thói xấu, tiêu cực học tập và từ đó lấy ý kiến tập thể xây dựng và phê
bình tuỳ theo mức độ sai phạm của học sinh mà xử lí.
- Giáo viên chủ nhiệm cần phân tích điều sai trái, tồn tại mà học sinh cần
khắc phục để tiến bộ và cần phát huy những ưu điểm, cần học tập những điều
hay, điều tốt để trở thành con ngoan trò giỏi.
- Giáo viên chủ nhiệm cần đưa ra các biện pháp xử lí học sinh phù hợp
với lỗi vi phạm để ngăn ngừa tình trạng tái phạm. Đồng thời, khen thưởng tập
thể tốt, học sinh tiêu biểu trong tuần, được lớp bình chọn.
- Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng nếp tự quản lớp dựa vào
đội, cần xây dựng thói quen tự quản lớp cho học sinh dựa vào tiêu chuẩn thi

đua và các quy định đội để giúp học sinh thực hiện thi đua các mặt trong lớp
một cách tự giác.

-17-


- Tổ chức hoạt động ngoài giờ theo chủ điểm hàng tháng, mỗi tháng
thực hiện hai hoạt động. Tổ chức thi đua học tập, rèn luyện đạo đức học sinh.
Qua đó tạo điều kiện cho học sinh cá biệt tham gia tích cực, từ đó hình thành
cho các em nhân cách tốt, biết sống vì mọi người, bỏ cái tơi.
. Biện pháp 9: Giáo viên chủ nhiệm phối hợp giáo viên bộ môn rèn
luyện đạo đức cho học sinh.
Qua các tiết dạy của giáo viên bộ mơn, góp phần giáo dục học sinh bằng
cách nhận xét, đánh giá tiết học của lớp về nề nếp, trật tự, vệ sinh được xếp
loại vào sổ đầu bài và ghi cụ thể học sinh vi phạm trong các tiết học về đạo
đức, thái độ học tập. Giáo viên chủ nhiệm kiểm tra theo dõi sổ đầu bài của lớp
và kết hợp giáo viên bộ mơn tìm hiểu về học sinh vi phạm, tìm biện pháp xử
lí học sinh cũng như tìm ngun nhân để khắc phục. Việc kết hợp này giúp
cho giáo viên chủ nhiệm kịp thời điều chỉnh những hành vi đạo đức của học
sinh lớp mình, đồng thời nắm được tình hình của học sinh để kịp thời thơng
báo liên lạc với cha mẹ học sinh. Sự kết hợp này đã thực hiện tốt nên được sự
đồng tình ủng hộ của cha mẹ học sinh.
. Biện pháp 10: Giáo viên chủ nhiệm phối hợp ba mặt giáo dục Nhà
trường - Gia đình - xã hội để giáo dục đạo đức học sinh.NHÂN CÁCH CỦA
CÁC EM
XÃ HỘI

NHÀ
TRƯỜNG


GIA
ĐÌNH

XÃ HỘI

- Nhà trường tổ chức đại hội cha mẹ học sinh đầu năm cho giáo viên chủ
nhiệm họp với phụ huynh của lớp mình. Trong ngày đại hội, cha mẹ học sinh
-18-


trao đổi ý kiến, tìm phương pháp giáo dục đạo đức học sinh, sinh hoạt nội quy
nhà trường, phổ biến quy chế đánh giá xếp loại hạnh kiểm, học tập, kế hoạch
tự chọn kế hoạch của lớp qua từng học kì. Nhà trường yêu cầu thực hiện đầy
đủ để thống nhất ý kiến và hành động của giáo viên. Tuỳ theo khả năng
truyền đạt của giáo viên mà kết quả nhận thức của phụ huynh cao hay thấp.
- Trong năm học, nhà trường tổ chức họp cha mẹ học sinh đầu năm học,
sau khi kết thúc học kì I và cuối năm học nhằm báo cáo kết quả học tập, hạnh
kiểm học kì I và tìm biện pháp khắc phục những tồn tại về học lực, đạo đức ở
học kì II, đồng thời bổ sung, điều chỉnh kế hoạch học kì II của lớp. Báo cáo
học lực, hạnh kiểm cuối năm.
Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tiếp xúc với phụ huynh, đến thăm gia
đình phụ huynh những trường hợp học sinh vi phạm nội quy liên tục mà giáo
viên chủ nhiệm nhắc nhở nhiều lần, cảnh cáo nhưng không tiến bộ, học tập sa
sút, học sinh có hồn cảnh khó khăn.
Nếu đã viết thư mời hai lần mà phụ huynh khơng đến thì giáo viên chủ
nhiệm phải trực tiếp đến gia đình tìm hiểu ngun nhân hoặc liên hệ những
thơng tin cần thiết về đạo đức, học tập của học sinh.
- Bản thân liên lạc, trao đổi phụ huynh qua sổ liên lạc cho cha mẹ hồi
đáp, bày tỏ ý kiến, nêu thắc mắc.
- Khi thấy các em vắng không phép, khơng đồng phục, khơng thuộc bài,

hay nói leo theo giáo viên, vô lễ giáo viên tôi gọi điện thoại tìm hiểu nguyên
nhân, báo cáo tình hình đạo đức của em và huy động sự tham gia của phụ
huynh vào việc giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho các em khắc phục vi phạm về
mặt đạo đức.
Trong trường hợp học sinh vi phạm đạo đức liên tục, giáo viên chủ nhiệm
có liên hệ với phụ huynh nhiều lần nhưng kết quả chưa tiến bộ thì giáo viên
báo cáo cho Ban giám hiệu có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
-19-


Khi giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh trao đổi về đạo đức học sinh, nội
dung làm việc của giáo viên được ghi lại trong sổ: “Thăm gia đình phụ
huynh” ghi nhận cả ý kiến của phụ huynh và biện pháp xử lí của giáo viên
chủ nhiệm.
. Biện pháp 11: Áp dụng phương pháp tác động song song, bùng
nổ sư phạm, để giáo dục đạo đức học sinh cá biệt.
- Phương pháp tác động song song là ta không trực tiếp tác động vào học
sinh cá biệt mà tác động thông qua tập thể để điều chỉnh suy nghĩ nhận thức,
hành vi của các em
Ví dụ: Sau giờ kiểm tra một tiết, các em cá biệt quay cóp, khi thu bài ta
thơng báo lớp có hiện tượng xem vở cần chấm dứt tình trạng đó.
Phương pháp bùng nổ sư phạm: Là ta dùng tác động bất ngờ tạo dấu ấn
làm chuyển biến nhận thức, thái độ, hành vi của các em cá biệt.
Ví dụ: Học sinh mất tự tin và tơi giao cơng việc khó hơn và khẳng định
với em là “cô tin tưởng là em làm được “.
. Biện pháp 12: Giáo viên chủ nhiệm tổ chức kiểm tra, sơ tổng kết
các hoạt động của lớp.
Việc kiểm tra giao cho lớp trưởng cùng với ban cán sự lớp theo dõi xếp
hạng thi đua mỗi tuần và báo cáo về tình hình nề nếp đạo đức học sinh trong
buổi sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần. Bản thân chấm điểm đạo đức hành tuần,

sơ kết đạo đức học kỳ I, học kỳ II và xếp đạo đức cả năm.
Học sinh vi phạm đạo đức trong tuần giảm đi rất nhiều so với đầu năm
học:
- Khơng cịn học sinh vơ lễ với giáo viên bộ môn.
- Gặp giáo viên gật đầu chào hỏi.
- Giáo viên vào lớp dạy học sinh đứng nghiêm túc chào.
- Giờ học học sinh giảm nói chuyện riêng, không giởn hớt, đùa cợt.
-20-


- Đồng phục khơng cịn vi phạm.
- Tóc cắt gọn gàng.
- Giáo dục học sinh cá biệt có tiến bộ.
- Ví dụ minh họa:
1.Nguyễn Thanh Tuấn: Vắng khơng phép thường xuyên, gây chuyện
đánh lộn các bạn trai cùng lớp, phá phách không cho các bạn học. Ra chơi
gây chuyện đánh bạn khơng lí do. Tơi đã gặp riêng em tìm hiểu nguyên nhân
vắng không phép thường xuyên, hay đánh bạn. Tôi biết em hay thức dậy trễ,
không ai nhắc nhở nên làm biếng nghỉ học.Tật hay chọc phá bạn vì để các bạn
chú ý nói chuyện với Tuấn, đánh bạn vì bạn hay chọc Tuấn to con mà học dở,
Tuấn sân giận đánh bạn. Qua đó tơi phát động phong trào lớp nguyên góp tiền
mua cho tuấn đồng hồ reo báo thức đồng thời tôi liên hệ với phụ huynh qua
điện thoại (vì phụ huynh đi nhổ mì, làm mướn xa không về) để yêu cầu phụ
huynh cố gắng sắp xếp thời gian về trong tuần nhắc nhở Tuấn đi học. Tôi
dùng phương pháp tác động song song tác động trước lớp nhắc nhở lớp nếu
bạn nào xúc phạm nhân cách, nói lời đâm thọc, nói lời chia rẽ, nói lời độc ác
làm cho tổn thương lòng tự trọng, làm bạn đau khổ tôi sẽ hạ bậc đạo đức và
báo cáo cho gia đình về hành vi đó. Từ đó các bạn đã hịa đồng, Tuấn khơng
cịn đánh bạn nữa. Đến tiết hoạt động giờ tôi thường gọi Tuấn lên bóc thăm,
trả lời câu hỏi, hát các bài hát theo chủ đề hoạt động. Em trả lời đúng, hát hay

đều có phần q khen thưởng.Tơi sắp xếp cho em ngồi kế Kha có học lực loại
khá để kèm Tuấn học do đó Tuấn đạo đức tiến bộ.
2. Nguyễn Quang Triệu: Thường xuyên cúp tiết đi chơi game, vắng
không phép vào chiều thứ hai. Không thuộc bài, không làm bài. Sau tìm hiểu
ngun nhân tơi biết em sợ mơn thể dục vì em ốm gầy mà học thì q sức,
cịn nhạc thì em hát dở và nhút nhác nên em cúp tiết, bỏ học. Tôi liên giáo
viên thể dục báo sức khỏe của Triệu để có cấp học riêng cho sức khỏe của em
đồng thời tôi liên hệ phụ huynh để mua băng nhạc lớp 6, tối tối phụ huynh bắt
-21-


các bài đó cho em xem và hát theo Triệu để em quen giọng. Đến tiết hoạt
động ngồi giờ tơi mời em lên hát các bài em đã thuộc, cho lớp vỗ tay khuyến
khích em vì vậy em u thích môn học mà không cúp tiết chơi game nữa. Tôi
đã thông báo trước lớp nếu em nào cúp tiết chơi game sẽ hạ đạo đức loại yếu
nên Triệu cũng sợ ở lại lớp sáu mà không cúp tiết đi chơi.

-22-


3.3. Kết quả thực hiện đề tài:
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ HẠNH KIỂM HỌC SINH
CÁ BIỆT LỚP 6A1 TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Điểm

thứ

Họ và tên

tự


1

2

Nguyễn Thanh
Tuấn
Nguyễn Quang
Triệu

Điểm

đạo đức

đạo đức

đạo đức đạo đức đạo đức

từ tuần

từ tuần

từ tuần

từ tuần

từ tuần

1-8


Số

Điểm

Điểm

Điểm

9-18

19-25

26-30

31-35

6,4

6,5

7,1

8,0

6,2

6,4

7,0


8,1

* Tự đánh giá kết quả:
- Về chất lượng: Qua bảng thống kê cho thấy kết quả học sinh yếu về đạo
đức khơng cịn nữa.
- Về học sinh: Học sinh tích cực hoạt động, lễ phép với thầy cơ, đạo đức
đúng theo chuẩn mực nhà trường qui định.
- Về giáo viên: Với khả năng của bản thân, tôi cố gắng giúp các em rèn
luyện đạo đức tốt hơn.

-23-


III. KẾT LUẬN

1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Từ kết quả trên cho thấy học sinh hồn tồn có khả năng khắc phục
được lỗi vi phạm về đạo đức, biết hòa nhập với tập thể, các em biết đoàn kết,
giúp đỡ nhau trong học tập. Có ý thức trách nhiệm với bản thân và tập thể
lớp. Trong học kỳ một đến học kỳ hai các em có sự rèn luyện chăm chỉ về
mặt đạo đức, tích cực sửa chửa những hành vi sai trái dù rất nhỏ. Điều đó địi
hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có tâm với nghề nghiệp, phải là tấm gương sáng
cho học sinh noi theo, phải kiên trì khơng nóng vội trong việc đánh giá góp ý
học sinh, khuyến khích, động viên tác động đến tư tưởng tình cảm để học sinh
nhận thức được rằng muốn có đạo đức tốt phải có q trình rèn luyện lâu dài.
- Giáo dục học sinh cá biệt thành công là do sự phối hợp chặt chẽ giữa
giáo viên chủ nhiệm, Ban Giám hiệu nhà trường, xã hội đặc biệt là sự quan
tâm sâu sắc của phụ huynh học sinh.
- Quan trọng nhất chính là sự tự ý thức của bản thân các em cá biệt đã
nhận thức việc làm sai trái của mình mà thật tâm sửa chửa để trở thành con

ngoan trị giỏi, hiếu thảo với ơng bà, cha mẹ, có sự tơn trọng thầy cơ, đạo đức
tốt là thể hiện đền đáp công ơn thầy cô cụ thể nhất.
2. HƯỚNG PHỔ BIẾN ÁP DỤNG ĐỀ TÀI:
Những biện pháp nêu trên từ thực tế đã áp dụng ở lớp 6A1 Trường trung
học cơ sở Bàu Năng, hiệu quả đã nâng cao được chất lượng giáo dục đạo đức
cho học sinh, giúp học sinh dần ổn định, đi vào nề nếp góp phần giáo dục phát
triển tồn diện cho học sinh.
Trong quá trình thực hiện các biện pháp trên dù kết quả đạt được khả
quan nhưng không tránh khỏi những khó khăn trong cơng tác chủ nhiệm. Nếu
như thực hiện tất cả các biện pháp trên đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có kế
-24-


hoạch chu đáo, cụ thể, phải có chỉ đạo, kiểm tra, giám sát sâu sát các hoạt
động của ban cán sự lớp. Bản thân địi hỏi phải có sự nhiệt tình, lịng u
nghề, mến trẻ, phải có kế hoạch thật cụ thể, chặt chẽ phù hợp với từng đối
tượng học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
Vận dụng các biện pháp trên đạt kết quả tốt trong giáo dục đạo đức cho
học sinh lớp 6A1, tôi mong rằng những biện pháp này sẽ mở rộng áp dụng
toànTrường trung học cơ sở Bàu Năng và cả các Trường trong toàn huyện,
tỉnh.
3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Qua quá trình vận dụng nhiều phương pháp giáo dục đạo đức học sinh cá
biệt trong công tác chủ nhiệm tơi thấy có hiệu quả cao.Vì vậy hướng tới tôi
tiếp tục nghiên cứu các vấn đề, phương pháp giáo dục đạo đức học sinh nhằm
nâng cao đạo đức, nhân cách của học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật giáo dục năm 2005.

2. Công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông của PGS - PTS Hà Nhật
Thăng chủ biên PTS Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kỷ.
3. Lý luận giáo dục tập II (Hà Thế Ngữ - Phạm Thị Diệu Vân).
4. Kế hoạch hoạt động của nhà trường (giảng viên Cao Duy Bình).

-25-


×