Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Thói quen xấu khi ngủ đẩy nhanh quá trình lão hoá docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.76 KB, 3 trang )

Thói quen xấu khi ngủ đẩy nhanh quá trình lão hoá

Giấc ngủ vô cùng quan trọng để hạn chế ảnh hưởng của quá trình lão hoá. Nếu đi ngủ mà
vẫn giữ những thói quen sau sẽ chỉ khiến bạn nhanh già.

1.
Không tẩy trang trước khi ngủ

Một số bạn gái, đặc biệt bạn trẻ thường “quên” công đoạn tẩy trang trước khi đi ngủ vì cho rằng mỹ phẩm
đã bay hết. Tuy nhiên, trên thực tế, mỹ phẩm vẫn còn bám lại trên da, che kín lỗ chân lông, cản trở quá
trình tiết mồ hôi và những chất gây hại ra khỏi cơ thể. Lâu dần, nó sẽ gây tổn thương cho da, da dễ bị
viêm nhiễm và nhanh lão hoá.

2. Mặc “áo chíp” khi ngủ


Tuy “áo chíp” có tác dụng bảo vệ và nâng đỡ đôi gò bồng đảo, nhưng nếu mặc nó quá lâu hoặc quá chật
cũng không tốt cho cơ thể, thậm chí còn gây sưng tấy “trái đào tiên”.


Nghiên cứu cho thấy, nữ giới mặc áo lót chật hơn 17 tiếng một ngày có nguy cơ mắc chứng sưng tấy
tuyến vú cao hơn 21 lần so với người có thời gian mặc ít hơn.


Nguyên nhân do đôi gò bồng đảo chịu áp lực lớn khi cọ sát với áo lót, thậm chí để lại những vết thâm
quầng do lưu thông bạch huyết gặp trở ngại. Mắc chứng sưng tấy tuyến vú là điều khó tránh khỏi.




3. Đeo trang sức khi đi ngủ




Một số bạn gái không có thói quen tháo bỏ trang sức khi đi ngủ, điều đó khiến ảnh hưởng đến sức khoẻ
của chính họ. Bởi, một số trang sức làm bằng kim loại hoặc nhựa không sạch sẽ cọ sát với da khiến da
bị dị ứng, hoặc truyền các loại vi khuẩn nấm mốc vào cơ thể. Trang sức lại phát quang vào buổi đêm
chứa radium - nguyên tố kim loại phát xạ, tuy lượng nhỏ nhưng lâu dần sẽ gây hại cho cơ thể.


Ngoài ra, đeo trang sức khi ngủ sẽ gây trở ngại cho tuần hoàn máu và trao đổi chất trong cơ thể do mạch
máu không được thông thoáng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến da bạn gái nhanh bị lão
hoá.


4. “Say sưa” khi đi ngủ


Áp lực công việc quá lớn, khiến người ta tìm đến những cách thư giãn mới, tuy nhiên, uống bia rượu say
mềm trước khi đi ngủ không phải giải pháp khoa học.


Theo nghiên cứu, uống rượu trước khi ngủ gây khó thở, thường thì khó thở khoảng hai lần một tối, mỗi
lần khó thở kéo dài khoảng 10 phút. Tình trạng này kéo dài sẽ dễ mắc các bệnh cao huyết áp, nhồi máu
cơ tim.


5. Tức giận trước khi ngủ


Tức giận trước khi đi ngủ sẽ làm tim đập mạnh, thở gấp, tâm trạng không tốt, khó có thể chìm ngay vào
giấc ngủ, thậm chí mất ngủ. Lâu dần, dẫn đến chứng mất ngủ mãn tính, cơ thể rất nhanh bị lão hoá.



6. Bữa tối quá no


Ăn quá no trước khi ngủ khiến hệ tiêu hoá phải “tăng ca” hoạt động hết công suất. Điều đó kích thích đại
não. Một khi đại não bị hưng phấn, bạn sẽ khó mà vào giấc ngủ ngon lành.


7. Uống chất kích thích trước khi ngủ


Trà, rượu, cà phê…các chất kích thích đều chứa caffeine, không tốt cho cơ thể. Chất này kích thích trung
khu thần kinh hoạt động, gây hưng phấn. Do vậy, thời gian để chìm vào giấc ngủ sẽ bị kéo dài, thậm chí
gây mất ngủ.


8. Vận động quá nhiều trước khi ngủ


Tập những động tác nhẹ nhàng 30 phút trước khi ngủ là điều nên làm. Tuy nhiên, nếu cường độ luyện
tập quá mạnh lại gây phản tác dụng. Nó sẽ khiến cơ thể bị kích thích quá mạnh, mệt mỏi và khó lấy lại
trạng thái cân bằng.


9. Gối quá cao hoặc quá thấp


Về mặt sinh lý, độ cao gối lý tưởng nhất vào khoảng 8 - 12 cm. Gối quá thấp dễ làm máu dồn lên não
quá nhanh và nhiều, gây quầng thâm ở mắt, đau đầu, nặng đầu khi thức giấc.



Nếu gối quá cao, sẽ gây trở ngại quá trình hô hấp, không những gây đau cổ mà còn khiến ngáy to, ảnh
hưởng đến người bên cạnh.


10. Gối đầu tay


Khi ngủ, cho hai tay làm gối, ngoài gây ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, gây tê tay, đau cơ bắp
còn gây áp lực cho cơ bụng. Nếu kéo dài, sẽ gây viêm đường ruột do ruột bị co thắt quá mạnh.


11. Trùm chăn kín mít khi ngủ


Nhiều người cho rằng, trùm chăn kín mít sẽ khiến ngủ ngon hơn do cơ thể được giữ ấm. Tuy nhiên, thực
tế lại không hẳn vậy. Cách làm này khiến hoạt động hô hấp gặp khó khăn do lượng oxy bị thiếu hụt, thay
vào đó toàn là khí cacbonic không thể thoát ra ngoài. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, hô
hấp và gây tổn thương tới đại não.


Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây khó ngủ, dễ mộng mị. Khi tỉnh dậy thường đau đầu, cơ thể mệt mỏi,
tinh thần căng thẳng, khó chịu.


12. Ngủ ngược chiều gió


Khi ngủ, khả năng thích ứng của cơ thể với điều kiện môi trường xung quanh giảm. Nếu ngủ người chiều

gió (ngược chiều quạt điện), dễ mắc cảm lạnh. Do đó, nên chọn chỗ ngủ kín gió nhưng vẫn đảm bảo
thông thoáng. Tránh để quạt lên phía trên đầu hoặc dưới chân, nên để ngang người.


×