Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích nhận định “kỹ năng tư vấn pháp luật là kỹ năng hỗn hợp bao gồm cả kỹ năng cứng, kỹ năng mềm”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.82 KB, 14 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KÌ
MƠN:
KỸ NĂNG CHUNG VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

ĐỀ BÀI: 05
Phân tích nhận định: “Kỹ năng tư vấn pháp luật là kỹ
năng hỗn hợp bao gồm cả kỹ năng cứng, kỹ năng mềm”

HỌ VÀ TÊN:
MSSV
LỚP

:
:

Hà Nội, 2020
1


2


3


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................4
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................6


NỘI DUNG.....................................................................................................................................6
1. Kỹ năng xây dựng và phát triển quan hệ với khách hàng tư vấn pháp luật........................8
2. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ; tìm kiếm, khai thác, thu thập thơng tin; phân tích, đánh giá vụ
việc trong hoạt động tư vấn.....................................................................................................8
3. Kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói và bằng văn bản...................................................10
3.1. Kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói...........................................................................10
3.2. Kỹ năng tư vấn pháp luật bằng văn bản.........................................................................11
4. Kỹ năng đại diện ngoài tố tụng.........................................................................................11
III.MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG CỨNG VÀ KỸ NĂNG MỀM
TRONG TƯ VẤN PHÁP LUẬT...............................................................................................12
KẾT LUẬN..................................................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................14

4


5


MỞ ĐẦU
Mọi người thường đặt ra câu hỏi kỹ năng cứng hay kỹ năng mềm trong
công việc là quan trọng hơn, nhưng thực sự thì cả hai loại kỹ năng này đều quan
trọng tương đương và quyết định trực tiếp tới hiệu quả công việc. Đặc biệt, trong
hoạt động tư vấn pháp luật thì kỹ năng tư vấn pháp luật là kỹ năng hỗn hợp đòi
hỏi rất cao sự hỗn hợp giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Bài viết này sẽ đi
vào nghiên cứu sự hỗn hợp giữ hai kỹ năng cứng và kỹ năng mềm và vai trò của
chúng đối với hoạt động tư vấn pháp luật, từ đó đề xuất một số giải pháp để
hồn thiện, nâng cao trình độ các kỹ năng đó đối với người thực hiện tư vấn
pháp luật.
NỘI DUNG

I.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KỸ NĂNG CỨNG VÀ KỸ NĂNG
MỀM TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Nói một cách khái quát, kỹ năng là khả năng (năng lực) sử dụng và vận

dụng tri thức về một lĩnh vực nào đó vào hoạt động nghề nghiệp trong cuộc
sống bằng kinh nghiệm thực tiễn thông qua những thao tác thành thạo như một
thói quen nhằm đạt được mục tiêu đề ra, từ đó chúng ta có thể đưa ra khái
niệm kỹ năng tư vấn pháp luật là khả năng của người thực hiện tư vấn vận dụng
kiến thức pháp luật, đạo đức xã hội và kinh nghiệm cuộc sống để hướng dẫn,
giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản
liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý nhằm giúp cho người được tư vấn biết
cách xử sự hoặc giải quyết những vấn đề vướng mắc pháp luật của mình phù
hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình.1
Để có kỹ năng tư vấn pháp luật, người tư vấn khơng chỉ có kiến thức pháp
luật, có trình độ chun môn, nghiệp vụ về tư vấn pháp luật, kinh nghiệm cuộc
sống xã hội mà cịn phải có khả năng vận dụng thành thạo những kiến thức, hiểu
1

Theo />
6


biết đó để phân tích, giải đáp, hướng dẫn đối tượng xử sự phù hợp với pháp luật,
đạo đức xã hội để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
1. Kỹ năng cứng trong hoạt động tư vấn pháp luật
Kỹ năng cứng (tiếng Anh: hard skills) được hiểu là những kiến thức, đúc
kết, thực hành có tính chất thiên về kỹ thuật, mang tính chất chuyên môn. Kỹ

năng cứng thường được đào tạo bài bản trong các trường học, học viện, thơng
qua các mơn học chính khóa có liên kết logic chặt chẽ và được xây dựng tuần
tự.2
Kỹ năng cứng có thể định lượng được, chẳng hạn như thành thạo ngoại
ngữ, khả năng vận hành máy móc, hoặc lập trình máy tính, thiết kế web, tài
chính, kế toán… Kỹ năng cứng thường được nhà tuyển dụng liệt kê trong mục
yêu cầu công việc khi tuyển dụng.
Trong hoạt động tư vấn pháp luật thì kỹ năng cứng của người tư vấn chính
là những kiến thức, sự am tường về hệ thống pháp luật và áp dụng pháp luật,
giải quyết vụ việc của người tư vấn, các kỹ năng như thụ lý vụ việc, thu thập tài
liệu, chứng cứ, tìm hiểu các văn bản pháp luật, soạn thảo văn bản tư vấn,…
2. Kỹ năng mềm trong hoạt động tư vấn pháp luật
Kỹ năng mềm (tiếng Anh: soft skills) hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã
hội là thuộc tính cá nhân, đặc điểm tính cách, tín hiệu xã hội vốn có và khả năng
giao tiếp cần thiết để thành công trong công việc. Kỹ năng mềm đặc trưng cho
cách một người tương tác trong mối quan hệ của mình với người khác. Kỹ năng
mềm rất quan trọng đối với sự thành công của hầu hết tất mọi người. Trong mọi
công việc đều yêu cầu nhân viên tham gia và tương tác người khác theo một
cách nào đó. Do đó, có thể tương tác tốt với người khác là điều quan trọng trong
bất kỳ công việc nào.
Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức
chun mơn, 75% cịn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được
trang bị.3
2
3

Theo />Theo />
7



Trong tư vấn pháp luật thì kĩ năng mềm bao gồm các kỹ năng như kỹ
năng giao tiếp với khách hàng, phân tích và giải quyết tình huống, kỹ năng lãnh
đạo, kỹ năng làm việc nhóm, thái độ tích cực, đạo đức nghề nghiệp,...
II.

PHÂN TÍCH SỰ HỖN HỢP GIỮA KỸ NĂNG CỨNG VÀ KỸ
NĂNG MỀM TRONG KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Tư vấn pháp luật là hoạt động đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, càng kết hợp

được nhiều kỹ năng thì đạt kết quả càng tốt. Sau đây bài viết sẽ phân tích sự hỗn
hợp giữ các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm trong một số loại kỹ năng tư vấn
pháp luật chủ yếu để làm rõ cho nhận định nói trên.
1. Kỹ năng xây dựng và phát triển quan hệ với khách hàng tư vấn pháp luật
Walt Disney từng nói, “Hãy đối đãi với khách hàng tốt đến mức mà họ
muốn quay lại thêm lần nữa và rủ thêm bạn bè của họ.” Tạo dựng được sự gắn
bó giữa cơng ty và khách hàng có thể làm tăng hiệu quả của hoạt động tư vấn
lên rất nhiều lần.4
Đây là một loại kỹ năng mềm trong cuộc sống nhằm xây dựng và duy trì
mối quan hệ. Kỹ năng này đòi hỏi người tư vấn phải xây dựng được sự thân
thiết, tin cậy từ phía khách hàng bằng thái độ tơn trọng, làm việc chun nghiệp
của mình, có hiệu quả công việc,... Xây dựng và phát triển quan hệ với khách
hàng không chỉ đảm bảo giữ được lượng khách hàng trung thành đã có mà cịn
thu hút được thêm những khách hàng mới.
2. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ; tìm kiếm, khai thác, thu thập thơng tin; phân
tích, đánh giá vụ việc trong hoạt động tư vấn
Kỹ năng này đòi hỏi cao về mặt chuyên môn, tức là không phải ai cũng có
thể làm được mà địi hỏi người phải có kiến thức, trình độ nhất định mới có thể
thực hiện, vì vậy nó là kỹ năng cứng bắt buộc phải có khi tư vấn pháp luật. Nó
địi hỏi người tư vấn phải thực hiện các công việc sau:
Khi nhận được yêu cầu tư vấn của khách hàng, người tư vấn cần hiểu

được vụ việc cần tư vấn thuộc lĩnh vực nào, nghiên cứu các sự kiện, hành vi
4

Theo />
8


mang tính chất pháp lý, trong phần lớn các vụ việc trợ giúp pháp lý thường có
các tài liệu, văn bản, thư từ giao dịch,… liên quan đến vụ việc. Những giấy tờ,
tài liệu này là những chứng cứ pháp lý thể hiện nội dung, bản chất của vụ việc
hoặc phản ánh diễn biến và quá trình giải quyết tranh chấp. Trong thực tiễn, có
những vụ việc đối tượng chỉ trình bày vụ việc một cách chung chung, chưa
muốn cung cấp cho người tư vấn những văn bản, chứng cứ mà họ cho rằng
khơng có lợi cho mình. Người tư vấn cần thuyết phục để họ cung cấp đầy đủ.
Nếu đối tượng khơng cung cấp những tài liệu này thì việc tư vấn khó có thể
chính xác và đúng pháp luật.
Sau khi đối tượng đã cung cấp đầy đủ các văn bản, tài liệu có liên quan,
người tư vấn cần dành thời gian để đọc, nghiên cứu các giấy tờ, tài liệu đó, trong
khi đọc có thể đồng thời hình thành luôn giải pháp trên cơ sở sắp xếp các tài liệu
theo tầm quan trọng của vấn đề đưa ra. Có những tài liệu người tư vấn khơng
hiểu, khơng đọc được hoặc nghi ngờ về tính chân thực của nó thì cần hỏi lại đối
tượng để khẳng định ngay. Trường hợp sau khi nghe đối tượng trình bày và
nghiên cứu các tài liệu do đối tượng cung cấp thấy chưa thể đưa ra lời khuyên
ngay được mà phải có thời gian nghiên cứu thì hẹn tư vấn cho đối tượng vào
một ngày khác. Trong mọi trường hợp, khi chưa thực sự tin tưởng về giải pháp
mà mình sẽ đưa ra cho đối tượng thì người tư vấn khơng nên vội vàng đưa ra
giải pháp đó.
Người tư vấn cũng phải nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan tới
vụ việc. Trong quá trình tư vấn pháp luật, người tư vấn phải giải đáp pháp luật,
cung cấp thông tin pháp luật về quyền và nghĩa vụ của đối tượng, đưa ra những

lời khuyên về những vấn đề có liên quan đến pháp luật, hướng dẫn đối tượng xử
sự phù hợp với pháp luật, nhằm giúp đối tượng nâng cao ý thức pháp luật, hiểu
rõ quyền và nghĩa vụ của mình, trên cơ sở đó tự nguyện thực hiện pháp luật. Để
đưa ra lời tư vấn pháp luật chính xác, việc tra cứu tài liệu pháp luật trong quá
trình tư vấn là điều kiện bắt buộc.
9


Tiếp sau đó, hướng dẫn đối tượng cách ứng xử (nên làm gì và khơng nên
làm gì) trong thời gian tới để giải quyết tốt nhất những vấn đề mà đối tượng yêu
cầu. Việc đưa ra giải pháp mang tính định hướng sẽ tạo cơ hội cho đối tượng lựa
chọn phương thức bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Sau khi người
tư vấn đã đưa ra lời khuyên, định hướng cho đối tượng thì họ sẽ biết cần phải
làm gì tiếp sau.
3. Kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói và bằng văn bản
3.1. Kỹ năng tư vấn pháp luật bằng lời nói
Tiếp xúc với khách hàng đòi hỏi rất cao kỹ năng mềm của người tư vấn,
đòi hỏi kỹ năng lắng nghe, giao tiếp, quan tâm đối với khách hàng thể hiện qua
cách tiếp đón, chào hỏi lịch sự, ánh nhìn thể hiện sự tơn trọng, giọng nói, điệu
bộ cử chỉ, cách ăn mặc,... Cố gắng hiểu biết về tâm lý của từng loại đối tượng để
có thái độ ứng xử, giao tiếp phù hợp. Khi tiếp xúc với bất cứ loại đối tượng nào,
người tư vấn đều phải khiêm tốn, thể hiện thái độ đúng mực và tôn trọng đối
tượng để xây dựng niềm tin của đối tượng. Cần phải:
+ Quan tâm và sẵn lịng giúp đỡ người khác;
+ Tơn trọng đối tượng tư vấn, không phán xét họ (không nên ngắt lời, thể hiện
cử chỉ khơng lắng nghe, nói năng thiếu lễ độ, …;
+ Nhiệt tình trong cơng việc và chân thành, cởi mở để tạo sự tin cậy;
+ Chấp nhận đối tượng (dù họ ăn mặc, nói năng thế nào cũng khơng nên phân
biệt, đối xử…);
+ Quan tâm đến yêu cầu của đối tượng;

+Thông cảm với đối tượng (hiểu được tâm lý, suy nghĩ và cảm xúc của đối
tượng).

10


3.2. Kỹ năng tư vấn pháp luật bằng văn bản
Để tư vấn pháp luật bằng văn bản thì địi hỏi người tư vấn phải có một số
tiện điện tử,... Thơng thường các yêu cầu bằng văn bản của đối tượng đã rõ ràng,
người tư vấn không phải sắp xếp các vấn đề như trong việc tư vấn bằng miệng
mà chỉ cần nghiên cứu kỹ các yêu cầu, trên cơ sở đó để định hướng soạn thảo
văn bản hướng dẫn cho người được tư vấn. Trường hợp thấy chưa đủ chứng cứ
hoặc tài liệu có liên quan đến vụ việc thì trao đổi với người được tư vấn pháp
luật để yêu cầu họ cung cấp thêm thông tin, tài liệu cần thiết hoặc làm rõ những
vấn đề mà chưa làm rõ trong đơn yêu cầu tư vấn pháp luật.
4. Kỹ năng đại diện ngoài tố tụng
“Điều 28. Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư
1. Tư vấn pháp luật là việc luật sư hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng
soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.
Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.
2. Khi thực hiện tư vấn pháp luật, luật sư phải giúp khách hàng thực hiện đúng
pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.”5
“Điều 33. Đại diện ngoài tố tụng
1. Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý đại diện ngoài tố
tụng cho người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý, tổ
chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người đại diện ngồi tố tụng
cho người được trợ giúp pháp lý.
Việc cử người đại diện ngoài tố tụng phải được lập thành văn bản và gửi cho
người được trợ giúp pháp lý.”6

Đại diện ngồi tố tụng là một trong các hình thức trợ giúp pháp lý mà luật
sự, trợ giúp viên pháp lý đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền để
5
6

Điều 29 Luật Luật sư 2006
Điều 33 Luật Trợ giúp pháp lý 2017

11


thực hiện các hoạt động, giao dịch dân sự, thương mại, đầu tư, hành chính, lao
động… với các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.
Kỹ năng đại diện ngoài tố tụng chủ yếu đòi hỏi các kỹ năng cứng như:
+ Nghiên cứu các quy định pháp luật và tài liệu có liên quan tới cơng việc đại
diện;
+ Phân tích u cầu đại diện của khách hàng thành từng yếu tố có căn cứ hợp
pháp, hợp lý theo từng mức độ;
+ Thu thập thơng tin có liên quan;
+ Lập phương án thực hiện và thống nhất với khách hàng;
+ Tiến hành xác lập, thực hiện giao dịch được ủy quyền, thường xuyên thông
báo diễn tiến và đề xuất các ý kiến mới (lưu ý: nếu có điều chỉnh, bổ sung nội
dung ủy quyền thì phải lập thành văn bản mới);
+ Kết thúc thành công công việc được ủy quyền.7
III.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG CỨNG VÀ KỸ
NĂNG MỀM TRONG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Không chỉ đối với hoạt động tư vấn pháp luật mà mọi cơng việc đều địi

hỏi kỹ năng cứng là yêu cầu đầu tiên. Kỹ năng cứng được xây dựng và hoàn
thiện chủ yếu qua việc học tập, rèn luyện thường xuyên. Để hoàn thiện kỹ năng
cứng trong tư vấn pháp luật cần phải thường xuyên cập nhật, tìm hiểu và phân
tích các quy định của pháp luật hiện hành, vận dụng các quy định pháp luật để
giải quyết các quan hệ pháp luật phát sinh trong đời sống, rèn luyện khả năng
nói-thuyết trình mạch lạc, phát triển kỹ năng viết để tư vấn bằng văn bản, củng
cố các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học,…
7

/>
12


So với kỹ năng cứng, kỹ năng mềm khó học hơn, để có được kỹ năng
mềm trong tư vấn pháp luật cần phải giữ được trạng thái tinh thần thoải mái để
làm việc tích cực nhất, hịa đồng với mọi người và học cách giao tiếp, tỏ thái độ
tự tin đặc biệt là trước khách hàng, tăng khả năng sáng tạo cho bản thân, lắng
nghe những lời khuyên, đánh giá đúng và khắc phục các ưu nhược điểm của bản
thân, có cái nhìn đa chiều và tổng quan với các vấn đề nảy sinh,…
KẾT LUẬN
Xây dựng và hoàn thiện các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, kết hợp
chúng hài hòa sẽ tạo được hiệu quả cao trong hoạt động tư vấn pháp luật. Bởi lẽ
khách hàng tìm đến với người tư vấn pháp luật không chỉ để họ dùng năng lực
chun mơn của mình đưa ra lời khun và định hướng hành xử mà còn là để
lắng nghe và thơng cảm với những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải. Vì
thế, người tư vấn pháp luật phải ln trau dồi và hoàn thiện các kỹ năng ấy trong
quá trình hành nghề tư vấn pháp luật của mình để hồn thiện tốt cơng việc, nâng
cao uy tín và chăm sóc tốt nhất cho khách hàng.

13



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Phan Chí Hiếu, ThS. Nguyễn Thị Hằng Nga (đồng chủ biên), Kĩ năng
tư vấn pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2011.
2. Điều 29 Luật Luật sư 2006.
3. Điều 33 Luật Trợ giúp pháp lý 2017.
4. />5. />6. />7. />8. />
14



×