Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

SKKN giup hoc sinh khac sau mot so dang toan co bantrong chuong trinh toan 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.24 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD-ĐT THĂNG BÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG VƯƠNG. *************. Đề tài:. “GIÚP HỌC SINH KHẮC SÂU MỘT SỐ DẠNG TOÁN CƠ BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 3”. Người thực hiện Chức vụ Đơn vị Năm học. : Nguyễn Thị Bích Thuỷ : Giáo viên : Trường TH Trưng Vương : 2009-2010. Tháng 02 năm 2010 I. TÊN ĐỀ TÀI:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> “GIÚP HỌC SINH KHẮC SÂU MỘT SỐ DẠNG TOÁN CƠ BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 3” II. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong các môn học, Toán là môn thể thao trí tuệ. Nó góp phần rèn luyện kỹ năng, phương pháp suy nghĩ, suy luận để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, môn Toán còn góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo và hình thành các phẩm chất của người lao động như: Cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó trong học tập. Làm việc có nề nếp và có tác phong khoa học. Lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi hiếu động, mau nhớ nhưng rất dễ quên. Trong học tập, giúp các em nắm được kiến thức của bài học, vận dụng lý thuyết để luyện tập thực hành là việc khó. Nhưng giúp các em nhớ lâu hiểu sâu sắc bài học để thực hành chính xác yêu cầu của bài tập là điều càng khó hơn. Đối với những bài toán liên quan đến nhiều kiến thức nhưng không có một quy tắc hay một công thức cụ thể thì học sinh khó thực hiện. Vì vậy để giải quyết vấn đề này tôi xin trình bày: “Giúp học sinh khắc sâu một số dạng toán cơ bản trong chương trình Toán 3”. III. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Để khắc sâu các phần cơ bản trong chương trình Toán bậc tiểu học, cụ thể hoá từng lớp qua nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu, tôi nghĩ phải làm thế nào để giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản chương trình Toán 3. Nhất là loại Toán có lời văn để mọi đối tượng học sinh nắm chắc, tiếp tục học lên các lớp kế tiếp một cách hiệu quả và chất lượng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chất lượng trước mắt, chất lượng sau này, chất lượng toàn bộ sự nghiệp giáo dục của chúng ta chủ yếu dựa vào sự nghiệp giáo dục”. Là người giáo viên nhiều năm đứng lớn, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi giúp các em nắm vững các dạng toán cơ bản trong chương trình Toán 3 để các em có cơ sở, điều kiện làm tiền đề học tốt môn Toán ở các lớp trên. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trong các môn học ở tiểu học đặc biệt là môn toán, khi dạy bài mới các em tiếp thu bài rất nhanh và làm bài thực hành tại lớp thường đạt hiệu quả cao. Nhưng đến khi chuyển sang dạng toán mới các em thường quên dạng toán cũ vì do các em ít chú ý tới việc học thuộc và khắc sâu từ ngữ toán học. Đối với dạng toán có lời văn các em thường đọc qua loa, không biết tìm hiểu các dữ kiện có trong bài toán. Đến tiết ôn tập hoặc kiểm tra định kỳ, phải hệ thống hoá kiến thức thì các em không tránh khỏi những khó khăn để nhớ lại kiến thức cũ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: A. Nội dung chương trình Toán 3 có 4 dạng toán cơ bản sau: 1. Tìm thành phần chưa biết trong các dạng bài tập. 2. Giải toán đơn có lời văn. 3. Giải toán hợp có lời văn giải bằng 2 phép tính. 4. Một số dạng Toán khác có lời văn. B. Các giải pháp để khắc sâu kiến thức cho học sinh: 1. Dạng I: TÌM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT TRONG PHÉP TÍNH: Tìm x: Bài số 1 trang 40 sách giáo khoa: a. x + 12 = 36. b. x  6 = 30. c. x – 25 = 15. d. x : 7 = 5. e. 80 – x = 30. g. 42 : x = 7. - Đối với dạng Toán này, khi dạy tôi hướng dẫn các em nắm vững kiến thức, cần khắc sâu những điều cơ bản và thực hiện: + Nắm vững tên gọi các thành phần trong phép tính. + Các em phải thuộc qui tắc khi tìm các thành phần chưa biết. + Khi tìm được kết quả, phải thử lại. + Số bị chia và số bị trừ là những thành phần luôn luôn lớn hơn các thành phần khác trong phép tính. + Để cho các em thuộc phần qui tắc, tôi cho các em trò chơi đố nhau ở 5 phút đầu giờ hay trong phần củng cố bài cũ. 2. Dạng II: TOÁN ĐƠN CÓ LỜI VĂN: Có 2 dạng. a. Gấp, giảm đi một số lần. b. So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn, số lớn gấp mấy lần số bé. “Gấp một số lần”. “Giảm (kém) một số lần”. Ví dụ: Tổ Một trồng được 25 cây, tổ Ví dụ: Mẹ có 40 quả bưởi, sau khi đem Hai trồng được gấp 3 lần số cây tổ Một. bán thì số bưởi giảm 4 lần. Hỏi mẹ còn Hỏi tổ Hai trồng được bao nhiêu cây? lại bao nhiêu quả bưởi? (Bài số 4 trang 49 sách giáo khoa). (Bài số 2a trang 37 sách giáo khoa). + Đối với dạng toán này: Tôi giúp học sinh nắm vững được từ chỉ mấu chốt để giải quyết bài Toán..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Học sinh đọc đề và gạch chân dưới từ đó. + Tóm tắt đề nên sử dụng sơ đồ đoạn thẳng. + Xác định phép tính khi gặp từ “GẤP” hoặc “GIẢM” Tóm tắt:. Tóm tắt: 25 cây. 40 quả. Tổ Một:. Mẹ có: gấp 3 lần. Tổ Hai:. ? quả Mẹ còn:. “GẤP NHIỀU LẦN”. “GIẢM NHIỀU LẦN”. - Dùng phép nhân. - Dùng phép chia. 3. Dạng III: TOÁN HỢP CÓ LỜI VĂN GIẢI BẰNG 2 PHÉP TÍNH: - Có 4 kiểu bài: + Nhân và cộng - Nhân và trừ + Cộng và chia - Trừ và chia + Nhân và chia - Chia và nhân + Hai phép tính chia. a. + Nhân và cộng:. + Nhân và trừ:. Ví dụ 1: Mẹ Hà mua 4 gói kẹo và 1 gói bánh, mỗi gói kẹo cân nặng 130g và gói bánh cân nặng 175g. Hỏi mẹ Hà mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh?. Ví dụ 2: Có 3 thùng dầu, mỗi thùng chứa được 125l, người ta lấy ra 185l dầu từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu?. (Bài số 2 trang 67 sách giáo khoa). (Bài số 4 trang 56 sách giao khoa). - Hai bài toán trên, mỗi bài có 2 phần: + Phần đề bài đã cho (giả thuyết) từ “mỗi gói kẹo cân nặng” ở ví dụ 1, “mỗi thùng chứa” ở ví dụ 2. + Phần câu hỏi (kết luận): “tất cả” ví dụ 1; “còn lại” ví dụ 2. Ví dụ 1: Nhân và cộng: 4 gói kẹo:. Ví dụ 2: Nhân và cộng: 125l.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 130g. ?g. 3 thùng:. 1 gói bánh:. Lấy ra 185l 175g. b. + Cộng và chia. + Trừ và chia. Ví dụ 1: Có 7 con trâu, số bò nhiều hơn Ví dụ 2: Một người nuôi 42 con thỏ. số trâu là 28 con. Hỏi số trâu bằng một Sau khi đã bán đi 10 con, người ta nhốt phần mấy số bò? đều số còn lại vào 8 chuồng. Hỏi mỗi chuống nhốt mấy con thỏ?. (Bài số 2 trang 62 sách giáo khoa) (Bài số 3 trang 60 sách giáo khoa) Tóm tắt:. Tóm tắt:. 7 con. Đã bán 10 con. 8 chuồng. Trâu: Bò :. ? con 28 con. - Xác định từ “nhiều hơn”, “một phần - Xác định từ “đã bán đi”, “nhốt đều số mấy” ví dụ 1. còn lại vào 8 chuồng” ví dụ 2 - Chia phần bằng nhau. - Chia phần bằng nhau. C. + Chia và nhân. + Nhân và chia. Ví dụ 1: Có 2135 quyển vở được xếp Ví dụ 2: Nhà trường mua 125 hộp bánh, đều vào 7 thùng. Hỏi 5 thùng có bao mỗi hộp có 4 cái bánh. Số bánh này nhiêu quyển vở? đem chia hết cho các bạn, mỗi bạn 2 cái bánh. Hỏi có bao nhiêu bạn được nhận bánh? (Bài số 2 trang 129 sách giáo khoa) (Bài số 2 trang 129 sách giáo khoa) - Dạng toán này: + Chia thành phần bằng nhau liên quan rút về đơn vị. Đại lượng: Số thùng nhiều số vở nhiều số thùng giảm số vở giảm. 7 thùng -> 2135 quyển vở. 1 hộp -> 4 cái bánh. 5 thùng -> ? quyển vở. 125 hộp -> ? cái bánh.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Tìm: 1 thùng làm phép chia. Chia hết cho 2 -> có ? bạn. 5 thùng làm phép nhân d. Hai phép tính chia: Ví dụ: Có 40kg đường đựng đều trong 8 túi. Hỏi 15kg đường đựng trong mấy túi như thế? (Bài số 1 trang 166 sách giáo khoa) Học sinh đọc đề, gạch chân từ: “đựng đều” -> phép chia; “như thế” (như vậy) -> phép chia. 40 kg đường -> 8 túi 15 kg đường -> ? túi 4. Dạng IV: MỘT SỐ DẠNG TOÁN KHÁC CÓ LỜI VĂN Cho tóm tắt bài toán, yêu cầu học sinh xây dựng đề bài toán. Sau giải bài toán đó. Ví dụ: Bài số 3 trang 50 sách giáo khoa. 27kg Bao gạo: 5kg. ? kg. Bao ngô: Bao gạo cân nặng 27kg, bao ngô cân nặng nhiều hơn bao gạo 5kg. Hỏi cả 2 bao cân nặng bao nhiêu kg? 5. Biện pháp bổ trợ: Để giúp các em ôn tập khắc sâu những dạng Toán cơ bản, tôi đã sử dụng thêm một số biện pháp sau: Các tiết luyện tập trong chương trình, tôi thường tổ chức cho các em qua nhiều hình thức: a. Đối với dạng toán tìm thành phần chưa biết bằng phép tính, tôi thường xuyên kiểm tra tên gọi trong lúc giảng dạy trên lớp. Khi làm bài, lúc cho trò chơi. Ví dụ:. 1.. x + 5 = 12 ?. ?. ?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 2.. 15 : x = 3 ?. ? ?. + Phát hiện nhanh (sai, đúng). 1. x = 15: 3. x=2. 2. x = 15 – 3. x = 12. 3. x = 15 + 3. x = 18. b. Qua tiết luyện tập trong chương trình, tôi thường cho trò chơi “Vui học Toán” Ví dụ 1: Đánh x vào kết quả em cho là đúng. x:4=3 12 x. 7 1. Ví dụ 2: Nối kết quả vào ô đúng: 18 : x = 6 24. 12. 3. c. Ông bà ta ngày xưa có câu: “Quen tay hay việc” Các em ở trường học 5 buổi/tuần, thời gian ở nhà chiếm hơn một nửa. Tiết toán bao giờ cũng có bài tập về nhà (vở bài tập Toán) hoặc tôi cho các em về nhà làm lại các bài tập đã được học trên lớp (đối với dạng toán có lời văn). d. Tôi cũng sử dụng nhóm học tập theo các sao nhi đồng. Nhóm 1: (3 em) Nhiệm vụ của nhóm 1 thường xuyên kiểm tra các bạn đầu buổi học xem các bạn làm bài chưa. Nhóm 2: Cứ mỗi buổi chiều thứ sáu trong giờ chơi, nhóm trưởng nhận đề toán ở giáo viên để sáng thứ bảy học nhóm. Hướng dẫn các bạn giải dạng toán cơ bản đã học. Đến thứ hai các nhóm trưởng đổi vở kiểm tra. Giáo viên kiểm tra một số vở các nhóm. e. Các tiết luyện tập chung trong chương trình, tôi ưu tiên dành cho luyện tập các kiến thức cơ bản đã đề ra bằng các hình thức làm bảng con giải ở vở, trò chơi học tập. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Qua việc nghiên cứu đề tài này, năm học 2008-2009 tôi đã áp dụng vào thực tế giảng dạy cho lớp 32 trường Tiểu học Trưng Vương. Kết quả môn toán đạt được như sau:. Năm học 2008-2009. TSHS. Giỏi. Khá. Trung bình. Yếu. SL. TL. SL. TL. SL. TL. SL. TL. 3. 13%. Đầu năm. 23. 4. 17,4%. 6. 26,1%. 10. 43,5%. Cuối năm. 23. 13. 56,5%. 8. 34,8%. 2. 8,7%. VII. KẾT LUẬN: Qua kinh nghiệm dạy toán lớp 3 có cơ bản, tôi nhận thấy việc cung cấp kiến thức và kỹ năng theo cách này được hình thành từ thao tác tìm hiểu đề toán để dẫn dắt và tổ chức các em tìm tòi, khám phá ra mối quan hệ mật thiết tương quan giữa các đại lượng. Từ đó nhận dạng bài Toán chính xác, cung cấp kiến thức vững chắc, kỹ năng thành thạo khi làm bài toán qua các dạng trên. Trong quá trình nghiên cứu, chắc hẳn có phần sai sót, rất mong sự góp ý chân thành của các cấp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi có phần hoàn thiện hơn.. VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Sách giáo khoa Toán 3 - Sách bài soạn Toán 3.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Sách phương pháp giảng dạy Toán tiểu học - Tạp chí Giáo dục Thời đại - Tập san Giáo dục Tiểu học - Các tập Thế giới trong ta.. IX. MỤC LỤC TT. Nội dung. Trang.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 1. I. TÊN ĐỀ TÀI:. 1. 2. II. ĐẶT VẤN ĐỀ:. 1. 3. III. CƠ SỞ LÍ LUẬN:. 1. 4. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:. 1. 5. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:. 2. 6. A. Nội dung chương trình Toán 3 có 4 dạng toán cơ bản sau:. 2. 7. B. Các giải pháp để khắc sâu kiến thức cho học sinh:. 2. 8. 1. Dạng I: TÌM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT TRONG PHÉP TÍNH:. 2. 9. 2. Dạng II: TOÁN ĐƠN CÓ LỜI VĂN:. 2. 10. 3. Dạng III: TOÁN HỢP CÓ LỜI VĂN GIẢI BẰNG 2 PHÉP TÍNH:. 3. 11. 4. Dạng IV: MỘT SỐ DẠNG TOÁN KHÁC CÓ LỜI VĂN. 5. 12. 5. Biện pháp bổ trợ:. 5. 13. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:. 7. 14. VII. KẾT LUẬN:. 7. 15. VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:. 8. 16. IX. MỤC LỤC. 9.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×