Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Phát Diệm: Thánh Ðường Phát Diệm Các Dữ Liệu Giúp Phân Tích Các Công Trình pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.63 KB, 7 trang )

Phát Diệm: Thánh Ðường
Phát Diệm


Các Dữ Liệu Giúp Phân Tích Các Công Trình
Trong Quần Thể Thánh Ðường Phát Diệm
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

I. Những Thành Phần Kiến Trúc Và Biểu Tượng Chính Yếu
Trong Thánh Ðường Và Nguyện Ðường Công Giáo:
1. Thánh Ðường (Église):
Về mặt chức năng, Thánh Ðường là nơi cộng đoàn Dân Chúa tụ họp để cử hành các lễ
nghi Phụng Vụ. Ở Việt-nam, hầu hết các Thánh Ðường vào cuối thế kỷ 19 đều xây dựng
theo phong cách phương Tây, chọn hình chữ nhật hoặc chữ thập trong thiết kế mặt bằng.





Theo Tự Ðiển Văn Hóa Công Giáo, mặt bằng điển hình một Thánh Ðường gồm có:
- Chevet: Mặt ngoài gian giữa Nhà Thờ
- Abside: Hậu cung.
- Absidiole: Tiểu hậu cung.
- Déambulatoire: Hành lang quanh Cung Thánh.
- Choeur: Cung Thánh.
- Autel: Bàn Thờ.
- Transept: Cánh ngang tạo thành hình Thánh Giá.
- Vaisseau central: Gian chính.
- Collatéral: Hai gian phụ nằm dọc theo gian chính.
- Nef: Lòng Nhà Thờ.
- Narthex: Chái Kiệu ngay lối vào chính của Nhà Thờ.


Xét về phương hướng xây dựng, đế quốc Rô-ma vốn dĩ thờ thần Mặt Trời, đến khi Ki-
tô giáo không còn bị bách hại nữa và được chọn làm quốc giáo, người ta cũng muốn
"thanh tẩy" cho các lễ nghi tín ngưỡng Rô-ma bằng nguyên tắc chọn mặt chính Bàn Thờ,
cũng là một chính của Thánh Ðường (facade) sẽ nhìn về hướng Ðông vì Ðức Giê-su Ki-
tô được mệnh danh là Vằng "Thái Dương", là "Mặt Trời Hừng Ðông", hướng về phía
Ðông tức là quy phục Ðức Giê-su Ki-tô. Ngoài ra, những khu vực cao ráo, tạo được điểm
nhấn thị giác và thu hút tầm nhìn thường là những nơi được chọn để xây dựng công trình.
Có 3 hoặc 5 lối vào từ một chính. Vị trí này cũng được kết hợp để xây dựng tháp
chuông, đầu tháp có thể được thiết kế thêm mái chóp nhọn với đỉnh cao vút kết thúc bằng
một cây Thánh Giá. Mặt đứng chính thường được trang trí bằng các đường gờ, đường chỉ
hoặc phù điêu các Thánh, đặc biệt là Thánh Bổn Mạng của Giáo Xứ. Sau này, mặt đứng
chính còn được lắp một đồng hồ thật lớn.
Qua lối vào chính, một số Thánh Ðường có bố trí một sảnh đệm trước khi vào cửa Nhà
Thờ, được gọi là chái Kiệu, được xem như một không gian chuyển tiếp, có đặt các bình
nước phép để giáo dân có thể dọn mình trước khi vào Nhà Chúa.
Nội thất công trình chia làm 3 phần rõ rệt:
- Phần dành cho giáo dân (Lòng Nhà Thờ)
- Phần Cung Thánh (gian Thánh)
- Phần dành cho ca đoàn (gác hát và đàn).
Phần dành cho giáo dân chiếm đa phần diện tích toàn Nhà Thờ, bao gồm một tiền sảnh
ngay cửa vào chính và khu vực cho giáo dân đứng (sau này mới đặt ghế ngồi) tham dự
Thánh Lễ. Tiền sảnh thường được dành một góc nhỏ để đặt Tòa Giải Tội và Giếng Thanh
Tẩy. Tính đến thế kỷ 19, kỹ thuật khuyếch đại âm thanh bán dẫn và điện tử chưa có, nên
để giúp cộng đoàn nghe được các giáo huấn Tin Mừng, Linh Mục phải đứng trên giảng
đài đặt ở giữa lòng Nhà Thờ.
Về mặt hình tượng, theo truyền thống của Giáo Hội, trên tường hoặc trên cột hai bên
lòng Nhà Thờ đều có treo 14 ảnh vẽ hoặc bức điêu khắc diễn tả 14 chặng đàng Thương
Khó Chúa Giê-su, mỗi bên 7 bức, bức thứ nhất được treo sát Cung Thánh phía bên trái
nếu nhìn từ cửa chính vào, và đối xứng ở bên phải là bức thứ mười bốn.
Phần Cung Thánh, tuy chiếm diện tích nhỏ, nhưng lại là phần trọng yếu nên được bố trí

cao hơn hẳn, ngăn cách với phần của giáo dân bằng một dãy "câu lơn", khi lên Rước lễ,
giáo dân có thể quỳ phía trước và tỳ tay lên dãy hàng rào này.
Cung Thánh là phần dành riêng cho Ðức Giám Mục, các Linh Mục và các Phó Tế (gọi
chung là hàng giáo sĩ) cử hành Thánh Lễ. Bàn Thờ (Autel) là trung tâm của Cung Thánh.
Phía trước Bàn Thờ là Nhà Tạm (Tabernacle), nơi lưu giữ Thánh Thể, luôn được thắp
sáng bằng hai ngọn nến chân cao mang ý nghĩa luôn túc trực chầu Thánh Thể. Ngoài ra
trên Cung Thánh còn đặt Nến Phục Sinh chỉ thắp sáng trong Thánh Lễ. Vì là điểm hội tụ
mọi tầm nhìn từ phía cộng đoàn, đồng thời thể hiện sự tôn vinh Thiên Chúa, Cung Thánh
được đặc biệt chú trọng trang trí huy hoàng lộng lẫy. Phông nền phía sau Nhà Tạm được
chạm khắc công phu và hoành tráng hình các Thánh, Ðức Mẹ, tượng Chúa Giê-su treo
trên Thánh Giá...
Ở các Thánh Ðường lớn được chọn làm Nhà Thờ Chính Tòa (Cathédrale), Giáo Hội có
thông lệ an táng thi hài các các vị Giám Mục bản quyền ngay trên Cung Thánh. Ngai của
Ðức Giám Mục (Cathèdre) được trang hoàng cùng với phù hiệu Giám Mục của ngài. Các
gian nhỏ xung quanh Cung Thánh được gọi là Phòng Thánh, nơi các vị chủ sự và đồng tế
thay áo trước và sau khi cử hành các lễ nghi Phụng Vụ, đồng thời cũng để cất giữ các vật
dụng tế tự.
Phần dành cho ca đoàn thường được bố trí trên một gác lửng phía trên tiền sảnh lòng
Nhà Thờ. Nơi đây có các bậc cấp để ca viên đứng và có chỗ cho các nhạc công và nhạc
cụ. Các Thánh Ðường lớn sử dụng loại Ðại Phong Cầm (Grand Orgue) hoặc Phong Cầm
(Orgue). Các Thánh Ðường nhỏ hơn ở các Giáo Xứ thì không có gác đàn, ca đoàn được
dành một khoảng diện tích ngay phía sau Cung Thánh, nhạc cụ thường là loại đàn
Harmonium...
2. Nguyện Ðường (Chapelle):
Nguyện Ðường là nơi thờ tự của một Họ Ðạo (Nhiều Họ Ðạo mới lập thành một Giáo
Xứ), nên thường được gọi là Nhà Thờ Họ. Ðây là nơi hội họp và cầu nguyện của giáo dân
trong Họ. Nhà Thờ Họ được phép lưu giữ Thánh Thể. Vào dịp Thánh Bổn Mạng Họ hoặc
dịp trong Họ có sự kiện tôn giáo trọng đại thì Thánh Lễ mới được cử hành tại Nhà Thờ
Họ.
Một hình thức Nguyện Ðường khác là Nhà Nguyện của các Dòng Tu Nam, Nữ, các

Ðan Viện, các Tiểu và Ðại Chủng Viện và các Tòa Giám Mục.
Do có quy mô không lớn nên các Nguyện Ðường thường không xây tháp chuông, cũng
không có gác đàn. Gian Cung Thánh vẫn luôn cao hơn khu vực giáo dân. Các tượng ảnh
được giản lược, chỉ bài trí chính yếu là tượng ảnh Chúa Giê-su, Ðức Mẹ, Thánh Giu-se
và Thánh Bổn Mạng của Họ.

II. Ý Tưởng Của Cha Trần Lục Về Việc Xây Dựng
Quần Thể Thánh Ðường Phát Diệm:
Trước khi đi sâu nghiên cứu và phân tích những ý tưởng thiết kế và những nội dung tư
tưởng mà tác giả đã gửi gắm vào công trình, chúng ta hãy cùng lược qua đôi nét tiểu sử
của Cha Trần Lục, con người đã ghi dấu ấn kỳ diệu độc nhất vô nhị trong lịch sử kiến
trúc Thánh Ðường của Việt-nam.
1. Sơ lược tiểu sử Cha Trần Lục:
Cha Trần Lục sinh năm 1825 tại làng Mỹ-quan, tổng Cao-vĩnh, huyện Nga-sơn, tỉnh
Thanh-hóa. Ngài tên thật là Phê-rô Trần Văn Hữu. Năm 15 tuổi, ngài theo ở giúp cho cha
Tiếu, xứ Bạch-bát. Ðến năm 1845 thì ngài lên đường vào tu tại Chủng Viện Vĩnh-trị (sau
chuyển về Hoàng Nguyên), từ đây ngài đổi tên thành Triêm. Năm 1850, ngài bắt đầu đi
thực tập mục vụ truyền giáo.
Năm 1855, ngài về học Triết Học và Thần Học ở Kẻ Non. Hai năm sau thì vua Tự Ðức
bắt đầu những cuộc bách đạo, ngài bị bắt đi đày ở Lạng-sơn. Chính tại đây, thầy Triêm
được nhận sứ vụ Phó Tế, tức là chức Sáu, do vậy những người giáo dân cùng đi đày quen
gọi ngài là Cụ Sáu. Có lẽ cũng chính vì thế mà sau này, vào năm 1979, vua Tự Ðức sẽ cải
tên ngài là Trần Lục chăng?
Năm 1862, sau khi vua Tự Ðức tha đạo, Cha Trần Lục được trả lại tự do, về coi sóc ba
xứ Mỹ-diệm, Kẻ Dừa và Tam-tổng. Rồi từ năm 1865 đến năm 1899, ngài về làm cha sở
Phát-diệm.
Trong lịch sử Giáo Hội Việt-nam, Cha Trần Lục có lẽ là vị Linh Mục duy nhất sống
được hài hòa cả hai trách vụ đời và đạo một cách xuất sắc. Vừa là giáo sĩ, ngài lại còn là
Trấp An dưới triều vua Tự Ðức, là Gia Lễ Bộ Tham Tri, sung Khâm Sai Tuyên Phủ Sứ
dưới triều vua Ðồng Khánh, là Lễ Bộ Thượng Thư dưới triều vua Thành Thái, là Phát-

diệm Nam Tước của vua Khải Ðịnh, được tặng Ngũ Ðẳng Bắc Ðẩu Bội Tinh năm 1884,
rồi Tứ Ðẳng Bắc Ðẩu Bội Tinh năm 1899.
Ngày 7 tháng 7 năm 1899, Cha Trần Lục qua đời, hưởng thọ 74 tuổi, sau 34 năm
phụng sự tận tụy cho Giáo Hội nói chung và xứ Phát-diệm nói riêng.
2. Ý tưởng xây dựng quần thể Thánh Ðường Phát-diệm:
Chúng ta sẽ không thể hiểu hết được ý tưởng xuất chúng của Cha Trần Lục nếu việc
nghiên cứu chúng ta đang làm lại tách rời quá trình truyền giáo khỏi bối cảnh lịch sử và
văn hóa Việt-nam đương thời. Vì thế, thật là cần thiết phải tìm hiểu những quan điểm
truyền giáo của các vị thừa sai ngoại quốc đã đến Việt-nam, những xung đột xuất phát từ
cuộc gặp gỡ giữa Công Giáo và truyền thống tín ngưỡng Việt-nam.
Ở Việt-nam, tam giáo Phật - Lão - Nho đã bám rễ sâu vào nền tảng văn hóa dân tộc từ
rất lâu đời. Các tôn giáo và tín ngưỡng này đã thấm nhập vào mọi tầng lớp xã hội mạnh
mẽ đến độ chúng ta không thể tách rời "văn hóa tâm linh" ra khỏi môi trường văn hóa
truyền thống Việt-nam. Những niềm tin tôn giáo đã chuyển hóa thành phong tục, tập
quán, cách nghĩ suy và ứng xử... Cứ thế mà lưu truyền tiếp nối qua bao thế hệ. Chính vì
vậy, trong những thời kỳ đầu của việc truyền giáo, đã có không ít những xung đột gay gắt
xung quanh những vấn đề phụng tự giữa tín ngưỡng truyền thống Việt-nam và tín
ngưỡng phương Tây.
Việc thờ cúng tổ tiên, dự giỗ chạp, ra đình làng để dự lễ Cầu Mùa... tất cả đều bị xem
là đồng nghĩa với "mê tín dị đoan". Các tượng thần tượng Phật đều bị xếp vào loại "ngẫu
tượng". Các kiến trúc theo phương vị nằm ngang của đình, chùa, đền... đều bị đánh giá
"hình dạng của ma quỷ". Những quan điểm này từng là trở lực cho việc phát triển và hội
nhập của Công Giáo trong cộng đồng dân tộc Việt-nam.
Về vấn đề này, để xóa mờ ký ức lịch sử không hay ấy, một giai đoạn quá khích, không
khoan nhượng, Giáo Hội Công Giáo trong thời kỳ trước Cha Trần Lục khá lâu, đã có một
quan điểm ứng xử mới, giúp cho người bản xứ, không chỉ riêng tại Việt-nam mà cả ở
khắp nơi trên thế giới, hiểu được rằng: "Công Giáo chỉ mang Ðức Tin đến cho họ. Ðức
Tin này không loại trừ, không làm tổn thương đến nghi lễ và các phong tục tập quán của
dân tộc".
Hình ảnh mái đình, ngôi chùa đã bén rễ sâu vào tâm thức người Việt. Ðó là nơi diễn ra

biết bao lễ hội và tập tục vốn dĩ đã gắn chặt mỗi cá nhân vào cộng đồng xã hội. Những
kiến trúc đó đã trở thành biểu tượng của bình an, của sự che chở, của đạo đức, thuần
phong mỹ tục, không thể xóa nhòa trong tiềm thức con người.
Ðể không phủ nhận những giá trị mà người Việt-nam hằng ấp ủ, đồng thời để khoảng
cách xa lạ giữa các tín ngưỡng khác nhau trong những giai đoạn đầu có thể lui vào quá
khứ, Cha Trần Lục đã dự kiến làm tái hiện những biểu tượng truyền thống tốt đẹp, mà ở
đó, các tín hữu Công Giáo vẫn có thể tôn thờ Thiên Chúa bằng tâm thức của người Việt-
nam, vẫn tôn trọng và gìn giữ những phong tục tập quán với tư cách là những di sản quý
giá mà cha ông để lại.
Ý tưởng sẽ xây dựng cho giáo dân Phát-diệm một kiến trúc Thánh Ðường mang phong
cách Á Ðông, có dáng dấp như đình, chùa, đã được hình thành. Chúng ta có thể xem đây
là một thông điệp mà Cha Trần Lục muốn tỏ bày ý nghĩa đích thật của Ki-tô giáo. Theo
Karl Jung, một nhà tâm lý học nổi tiếng, con người chỉ nhận thức bằng lý trí từ 5% đến
10%, còn 90% là do tiềm thức và biểu tượng chi phối. Cha Trần Lục đã có những ý tưởng
trùng hợp với nhận xét này.
Cha còn mang ý tưởng vận dụng vào kiến trúc địa phương những đường nét kiến trúc
Thánh Ðường phương Tây để góp phần làm phong phú hóa cũng như nâng cao tầm giá trị
của nền kiến trúc cổ truyền dân gian, đồng thời tích hợp ở đây những hình tượng Phụng
Vụ, vốn được xem như những ký hiệu truyền thống không thể bị loại rừ của Thiên Chúa
Giáo. Thành quả này sẽ là một minh chứng hùng hồn và sống động, dự báo cho một tiến
trình tốt đẹp của công cuộc hội nhập văn hóa phương Tây vào Việt-nam, điều mà bản
thân ngài cũng như Giáo Hội hằng mong mỏi.

III. Việc Chuẩn Bị Cho Công Cuộc Xây Dựng
Quần Thể Thánh Ðường Phát Diệm:
Cha Trần Lục đã nuôi hoài bão xây dựng quần thể Thánh Ðường Phát-diệm từ năm
1866, một năm sau khi ngài chính thức được điều về coi sóc xứ Phát-diệm. Lúc đó, đời
sống người dân ở Phát-diệm hãy còn hết sức khó khăn, giáo dân thưa thớt... Ðể chuẩn bị
cho công cuộc xây dựng, ngài đã phải vượt qua nhiều thử thách để tích lũy thêm kinh
nghiệm, từng chút một đầu tư cho nguồn nhân lực và vật lực để chuẩn bị cho việc kiến

thiết lớn lao và lâu dài sau này.
1. Di tích tiền thân của quần thể Thánh Ðường Phát-diệm:
Trong một bài viết của ông Hương Giang Thái Văn Kiểm được đăng trong Kỷ Yếu
Phát-diệm có câu: "Trước khi xây dựng Nhà Thờ Phát-diệm năm 1871, Cha Sáu đã bắt
đầu xây dựng một Nguyện Ðường". Linh Mục Trần Công Hoán cũng đã có những lời
tường thuật tương tự với nội dung vừa nêu. Tuy vậy, hiện nay trong khuôn viên của quần
thể không thấy còn vết tích nào về ngôi Nguyện Ðường này. Sau nhiều đợt khảo cứu,
chúng tôi đã gặp được một số vị cao niên hướng dẫn về Phát-thượng, nơi còn lưu lại
những di tích của công trình này.
Theo lời kể, vào năm 1871, Cha Trần Lục đã xây dựng một Nguyện Ðường tọa lạc tại
vị trí của Nhà Thờ Chính Tòa hiện nay. Năm 1885, Nguyện Ðường này được dỡ xuống
và di dời về họ Phát-thượng cách đó 500 mét, sau đó được xây dựng lại và lấy tên là Nhà
Thờ Họ Phát-thượng, nhận Thánh Xi-mong (Si-môn Tông Ðồ) làm Bổn Mạng.
Nhà Thờ có kích thước: dài 26m, rộng 13m, cao 6m. Lòng Nhà Thờ chiếm 3 gian rộng.

×