Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Ke hoach chuyen mon 1213

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.07 KB, 26 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO PHÙ MỸ TRƯỜNG THCS MỸ THỌ . SỔ KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2011-2012. PHT: Nguyễn Thanh Nhàn.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHẦN A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010-2011 I. Kết quả công tác chính trị - tư tưởng: 1. Giáo viên: + Ưu điểm: - Tập thể CBGV luôn kiên định đối với đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Tất cả CBGV đều chấp hành quan điểm, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Mỗi CBGV đều nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. - 100% CBGV đều có tinh thần học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác. + Hạn chế: Còn có lúc, có nơi, còn cá biệt có giáo viên chưa nêu cao tinh thần đoàn kết thống nhất nội bộ, bằng mặt nhưng không bằng lòng. + Nguyên nhân của hạn chế: Một vài giáo viên còn có tính ích kỷ, cá nhân, không sẵn sàng vì mục tiêu chung, vì sự tiến bộ của xã hội. 2. Học sinh: + Ưu điểm: Đa số học sinh chăm ngoan, biết vâng lời cha mẹ, người lớn, chấp hành tốt nội quy của nhà trường, tích cực tham gia sôi nổi các phong trào, các cuộc thi do các cấp tổ chức. Kết quả cuối năm không có học sinh nào bị xử lí kỉ luật hoặc bị xếp loại hạnh kiểm yếu. + Hạn chế: Tuy nhiên cũng còn số ít học sinh còn lêu lỏng trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm, một số em còn gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường, một số em lười học, trốn học đi chơi gem, bi da … + Nguyên nhân của hạn chế: Do một số gia đình quá thương con, nên nuôn chiều con, bao che hành vi sai trái của con cái, không có phương pháp giáo dục con cái hợp lí. Bên cạnh đó cũng còn một số GVCN, GVBM lơ là hoặc thiếu kinh nghiệm trong vấn đề giáo dục đạo đức học sinh, không có biện pháp uốn nắn kịp thời. 1.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> II. Kết quả chất lượng giáo dục: 1. Hạnh kiểm: Khối TSHS 6 7 8 9 Tổng cộng. 270 247 320 279 1116. Tốt SL 171 133 161 179 644. Khá % 63.3 53.8 50.3 64.2 57.7. SL 85 106 146 95 432. TB. % 31.5 42.9 45.6 34.1 38.7. SL 14 8 13 5 40. Yếu % 5.2 3.2 4.1 1.8 3.6. SL 0 0 0 0 0. % 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0. TB trở lên SL % 270 100,0 247 100,0 320 100,0 279 100,0 1116 100,0. - Số HS rèn luyện trong hè và kết quả sau hè: Không có học sinh rèn luyện hạnh kiểm trong hè. *Nhận xét-đánh giá : + Ưu điểm : - Đạo đức học sinh có chuyển biến tích cực nhưng còn nhiều vấn đề phải cần bàn và tìm giải pháp giáo dục cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi - Chất lượng tốt-khá đều có tăng - Đạt Liên đội xuất sắc cấp tỉnh + Hạn chế: - Sự chuyển biến về tư tuởng đạo đức của học sinh chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác giáo dục . - Lối sống của một số em vượt ra ngoài khuôn khổ của giáo dục . + Nguyên nhân của hạn chế: - Gia đình học sinh thiếu quan tâm - Bản thân học sinh tiếp cận với một số phần tử xấu ngoài xã hội - Cách phối hợp giáo dục đối tượng cá biệt không đồng bộ dẫn đến bất cập 2. Học lực : Khối. TSHS. 6 7 8 9 Tổng cộng. 270 247 320 279 1116. Giỏi SL % 11 4.1 13 5.3 21 6.6 19 6.8 64 5.7. Khá TB Yếu SL % SL % SL % 95 35.2 152 56.3 12 4.4 94 38.1 128 51.8 12 4.9 115 35.9 170 53.1 14 4.4 111 39.8 149 53.4 0 0.0 415 37.2 599 53.7 38 3.4. Kém SL % 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0. TB SL % 258 95.6 235 95.1 306 95.6 279 100.0 1078 96.6. - Số HS thi lại của từng bộ môn: Môn/khối lớp Khối 6 Khối 7 Khối 8 Toàn trường. Ngữ văn. Toán. Vật lí. Hóa học. Sinh học. Lịch sử. Tiếng Anh. 9 11 11 31. 11 10 13 34. 9 6 0 15. 0 0 2 2. 0 0 6 6. 7 0 3 10. 7 3 4 14. 2.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Số HS lưu ban (Ở lại lớp hẳn và sau khi thi lại): Kết quả cuối năm không có học sinh ở lại lớp hẵn. Có 38 học sinh thi lại, qua kết quả thi lại ngày 4/8/2011 toàn trường có 20 học sinh lưu ban. Trong đó lớp 6: 4 em, lớp 7: 3 em, lớp 8: 13 em. - Số lượng và tỉ lệ học sinh xét công nhận tốt nghiệp THCS, tuyển vào lớp 10 –THPT công lập (số HS dự thi và số HS trúng tuyển: + Xét tốt nghiệp: 279 em, xét công nhận tốt nghiệp: 279 em – tỷ lệ: 100%. + Dự thi tuyển sinh vào 10-THPT: 218 em, trúng tuyển: 150 em – tỷ lệ: 68,8% * Nhận xét – đánh giá: + Ưu điểm: - Chất lượng giỏi-khá đều có tăng - Chất lượng đại trà giữ vững có nâng lên so với năm học trước - Có được chất lượng như vậy nhờ đổi mới phương pháp dạy-học , phối hợp nhiều biện pháp tích cực và đồng bộ của giáo viên - Tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào 10-THPT công lập khá cao, đứng đầu ở cụm Đông, trong đó có 3 học sinh đạt điểm cao nhất cụm xếp theo thứ tự nhất, nhì, ba đều là học sinh của trường THCS Mỹ Thọ. + Hạn chế : Học sinh giỏi các cấp đạt còn thấp, không có học sinh giỏi cấp tỉnh. + Nguyên nhân của hạn chế : Một số ít giáo viên được phân dạy bồi dưỡng chưa có sự đầu tư sâu về kiến thức bộ môn, thiếu kinh nghiệm. III. Kết quả các hoạt động nâng cao chất lượng dạy -học: 1. Kết quả công tác thi GVDG (Cấp trường, huyện , tỉnh): - Thi GVDG cấp trường: dự thi 6 GV, đạt giải khuyến khích 5 GV. - Thi GVDG cấp huyện: dự thi 5 Gv, không có Gv đạt GVDG cấp huyện. - Thi GVDG cấp tỉnh: không. *Nhận xét-đánh giá : + Ưu điểm: - Chuyên môn, tổ chuyên môn: Có kế hoạch cụ thể, quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên dự thi. - Bản thân giáo viên dự thi: Có nhiều nổ lực phấn đấu, nhiệt tình, tích cực, chịu khó học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp + Hạn chế: Số giáo viên dự thi phần lớn chưa đạt về kiến thức bộ môn và SK-KN. + Nguyên nhân của hạn chế: Thời gian, công sức đầu tư của giáo viên cho kiến thức nâng cao, SK-KN còn ít, chưa sâu. 2. Kết quả công tác thi HSG các bộ môn văn hoá và các cuộc thi do Bộ GD-ĐT tổ chức (Olympic Tiếng Anh, Giải Toán qua Internet, Máy tính cầm tay…..); công tác dạy bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu-kém, ôn luyện thi, dạy học tự chọn, … 3.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> a) Thi HSG lớp 9: đạt 3 giải (01giải nhì, 01giải ba: Vật lý; 01 KK: Địa lý) b) Thi HSG lớp 8 (TCNC): có 7 học sinh đạt giải: 2 giải nhì, 2 giải ba: Hóa học, 01 KK: Ngữ Văn, 01 KK: Tiếng Anh và 01 giải ba: Vật lý. c)Thi Olympic Tiếng Anh, Giải Toán qua Internet: +Cấp trường: - Đăng ký dự thi môn Toán: 3. kết quả đạt 2 giải nhất, 1 giải ba. - Đăng kí dự thi môn Tiếng Anh cấp trường 20 em. Kết quả đạt 2 giải nhất, 8 giải nhì, 1 giải ba, 4 giải khuyến khích. + Cấp huyện: - Đăng ký dự thi môn Toán: 3. kết quả đạt 2 giải khuyến khích. - Đăng kí dự thi môn Tiếng Anh cấp trường 10 em. Kết quả đạt 2 giải nhất, 1 giải nhì *Nhận xét-đánh giá : + Ưu điểm : -Công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu kém được thống nhất trong tổ bộ môn, nhóm bộ môn. Giáo viên được phân công dạy có tinh thần trách nhiệm cao. - Đa số giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp, đầu tư có chất lượng về các hoạt động nâng cao chất lượng dạy học . - Các cuộc thi do Bộ GD-ĐT tổ chức số học sinh dự thi tích cực. + Hạn chế : - Công tác bồi dưỡng HSG còn nhiều bất cập (Mức chi công tác bồi dưỡng thấp, thời lượng bồi dưỡng ít, GV giảng dạy đầu tư nghiên cứu chưa sâu) - Các bộ môn văn hoá số học sinh dự thi đạt tỉ lệ còn thấp. + Nguyên nhân của hạn chế: Giáo viên dạy bồi dưỡng còn thiếu kinh nghiệm, sự đầu tư chưa đúng mức. 3. Kết quả công tác viết Sáng kiến – Kinh nghiệm, tích luỹ chuyên môn: -Cấp trường: Đăng ký dự thi: 6, Kết quả: Đạt 5 -Cấp huyện: dự thi: 4, Kết quả: không đạt. *Nhận xét-đánh giá : + Ưu điểm : -Phong trào viết SK-KN đã trở thành nền nếp, việc đầu tư cho SK-KN để tham gia dự thi các cấp GV có nhiều nổ lực. - Đa số giáo viên được phân công viết SK-KN có tinh thần trách nhiêm cao, nhiều cố gắng. + Hạn chế : - Việc tích luỹ chuyên môn còn đơn điệu, chưa có hiệu quả để đúc kết xây dựng cho SK-KN, có giáo viên còn sao chép trên mạng hoặc của người khác. - Số SK-KN tham gia dự thi đạt còn thấp. + Nguyên nhân của hạn chế : Thời gian, công sức đầu tư của giáo viên cho SK-KN còn ít, chưa nhiệt tình. 4.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 4. Kết quả công tác thao giảng, hội giảng, viết chuyên đề: - Tổng số tiết thao giảng theo chuyên đề: 92, thao giảng (điểm mới, khó …): 24, Hội giảng trường: 0…Xếp loại: Giỏi: 0, Khá: 0; TB: 0; hội giảng cụm: 5 (Giỏi:3, khá:2) - Tổng số tiết dạy học có ứng dụng CNTT: 45 *Nhận xét-đánh giá : + Ưu điểm : - Thể hiện được các phương pháp dạy học tích cực - Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn - Có tính thống nhất ở tổ chuyên môn, nhóm bộ môn - Tích cực trong công tác dạy hội giảng, thao giảng, ứng dụng CNTT, dự giờ theo kế hoạch của chuyên môn, tổ chuyên môn đã xây dựng. - Thực hiện tích luỹ chuyên môn của giáo viên có tác dụng phục vụ cho việc dạy học. + Hạn chế : Một số tiết dạy ứng dụng CNTT, áp dụng phương pháp dạy học tích cực chưa hợp lý + Nguyên nhân của hạn chế : - Giáo viên thực hiện còn chủ quan, không khiêm tốn học hỏi ở đồng nghiệp - Tổ chuyên môn thiếu kiểm tra trước khi giáo viên thực hiện tiết dạy. 5. Kết quả công tác ngoại khoá bộ môn: (Đố vui để học, Hái hoa kiến thức, Rung chuông vàng, Đường lên đỉnh Olympia, NGLL, ……): Trong năm học đã tổ chức ba lượt đố vui để học cho các khối lớp 6,7&8 nhân các ngày lễ như ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và một lượt thi Hái hoa kiến thức cho khối lớp 9. *Nhận xét-đánh giá: + Ưu điểm: - Qua đố vui để học và Hái hoa kiến thức giúp các em hệ thống hóa nội dung kiến thức của các môn học, hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của các ngày lễ và cũng đồng thời tạo khí thế thi đua học tập sôi nổi, có môi trường thân thiện, lành mạnh để giao lưu học tập giữa các khối lớp. - Giáo viên thực hiện đúng theo sự phân công + Hạn chế : Hoạt động NGLL thực hiện chưa thật hiệu quả. +Nguyên nhân của hạn chế : Công tác tổ chức, quản lý hoạt động của giáo viên chưa thật tốt. 6. Kết quả công tác dự giờ, thăm lớp: tất cả CBGV đều tham gia dự giờ, thăm lớp đảm bảo số tiết theo quy định. Cụ thể: *Tổng số tiết dự giờ: 1018 tiết + BGH: 112 tiết + Tổ trưởng, tổ phó CM: 194 tiết + Giáo viên: 712 tiết. 5.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> *Nhận xét-đánh giá: +Ưu điểm: - Thể hiện được các phương pháp dạy học tích cực - Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn - Học hỏi được kinh nghiệm giảng dạy ở đồng nghiệp - Thực hiện đảm bảo chỉ tiêu quy định dự giờ. + Hạn chế: - Việc dự giờ, rút kinh nghiệm, xây dựng cho đồng nghiệp hiệu quả chưa cao. - Một số giáo viên ngại đóng góp cho đồng nghiệp khi dự giờ - Một số giáo viên ghi chép ở sổ dự giờ còn dàn trãi, không xếp loại, ghi nhận xét chung chung. +Nguyên nhân của hạn chế: Cách suy nghỉ thiếu tính tích cực trong công tác dự giờ của một số ít giáo viên. 7. Kết quả công tác chủ nhiệm lớp: *Nhận xét-đánh giá: + Ưu điểm: - GVCN xây dựng đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định, tích cực trong việc tham gia giáo dục đạo đức học sinh. Cuối năm không có học sinh nào rèn luyện đạo đức trong hè, không có học sinh bị xử lí kỉ luật. - GVCN có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh - GVCN cộng tác chặt chẽ với gia đình, chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn làm tốt công tác giáo dục học sinh - Học sinh bỏ hoc giảm, tham gia tốt các phong trào của trường, của lớp. + Hạn chế : Một số lớp nền nếp chưa tốt, số học sinh cá biệt không tiến bộ, sinh hoạt 15 phút đầu buổi chưa thật hiệu quả. + Nguyên nhân của hạn chế : - Một số GVCN chưa có những biện pháp tích cực, sự quan tâm đến lớp mình chủ nhiệm chưa đúng mức, thường vắng mặt. - Một bộ phận nhỏ học sinh không vâng lời, thầy cô giáo, cha mẹ, đua đòi, ham chơi. 8. Kết quả công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên nâng cao tay nghề, đổi mới PP dạy học, Ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học: *Nhận xét-đánh giá: + Ưu điểm: - CBGV trong nhà trường không ngừng nổ lực phấn đấu bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, biết ứng dụng CNTT trong quản lí, sử dụng các phần mềm trong quản lí như phần mềm quản lí học sinh SSM, phần mềm V.EMIS... Hiện nay có 100% CBGV đạt trình độ chuẩn trở lên, trong đó trên chuẩn chiếm 68%. - Giáo viên tích cực trong công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề, đổi mới phương pháp dạy học ( áp dụng các phương dạy học tích cực ) 6.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Giáo viên tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học Hạn chế: - Giáo viên thực hiện hoạt động nhóm trong tiết dạy chưa thực sự hiệu quả, còn hình thức, chưa vận dụng hết các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới. - Thực hiện ứng dụng CNTT trong tiết dạy có trường hợp chưa hợp lý (phần trình chiếu và phần ghi bảng còn trùng lập) + Nguyên nhân của hạn chế : - Một số ít giáo viên thiếu tích cực trong đổi mới PPDH - Chưa chịu khó khai thác, tìm tòi, học hỏi về công nghệ thông tin (Số Gv lớn tuổi). IV. Thực hiện quy chế chuyên môn-nghiệp vụ, kiểm tra nội bộ: 1. Thực hiện quy chế chuyên môn-nghiệp vụ: - Nhà trường PCLĐSP hợp lí, đạt hiệu quả trong công tác giảng dạy, tổ chức các hoạt động dạy và học khá đảm bảo, CBGV soạn giảng nghiêm túc, đúng PPCT, đúng Quy chế hiện hành; CBGV thực hiện đúng quy chế chuyên môn, chấp hành khá đảm bảo các văn bản chỉ đạo của các cấp, không có CBGV nào bỏ giờ, bỏ lớp, cắt xén chương trình, lên lớp giảng dạy có giáo án, bài soạn đảm bảo về nội dung và phương pháp, nhất là phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. - Công tác TN-TH: tổ chức TN-TH đảm bảo các tiết thực hành theo phân phối chương trình. Các phòng TN-TH Lý , Hóa, Sinh và phòng TBDH xây dựng đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách; GVBM sử dụng TBGD có mượn, trả đúng quy định, bảo quản TBDH khá đảm bảo. - Thống kê, xử lý chất lượng đào tạo chính xác, kịp thời. * Một số yếu kém cần khắc phục: - Đổi mới PPDH, đánh giá xếp loại học sinh chưa có hiệu quả - Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá chưa thật sự nghiêm túc thể hiện ở khâu ra đề kiểm tra, coi, chấm chữa bài kiểm tra. - Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ, tinh thần, ý thức tự giác và khả năng cống hiến cho công tác chưa cao. - Thiết bị dạy học tự làm của giáo viên còn ít; việc sử dụng TBDH của giáo viên chưa thật triệt để 2. Kết quả công tác kiểm tra nội bộ: *Nhận xét-đánh giá: + Ưu điểm : - Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ ngay từ đầu năm và tổ chức thanh kiểm tra đảm bảo theo kế hoạch đề ra, công tác kiểm tra toàn diện đảm bảo về số lượng, đúng tiến độ thời gian. Cụ thể: -Tổng số GV được kiểm tra toàn diện: 48, Xếp loại: Xuất sắc: 27, Khá: 17, TB: 4, Kém: 0 - Tổng số GV được kiểm tra chuyên đề dạy –học (định kỳ): 76 - Tổng số GV được kiểm tra đột xuất: 131. 7.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên môn - Số giáo viên được kiểm tra đều xếp loại từ trung bình trở lên. + Hạn chế: Tiến độ thực hiện đôi khi còn chậm so với kế hoạch (ở giai đoạn đầu năm học) + Nguyên nhân của hạn chế: Số lượng giáo viên đông, thực hiện điều chỉnh bổ sung kế hoạch không kịp thời.. PHẦN B. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2011-2012 I. Cơ sở xây dựng kế hoạch: 1. Các căn cứ xây dựng kế hoạch: - Căn cứ Công văn số 224/2011/PGDĐT-THCS ngày 7 tháng 9 năm 2011 của Phòng GD-ĐT Phù Mỹ về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 bậc THCS; - Căn cứ vào Nghị quyết của Chi bộ trường THCS Mỹ Thọ - Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2011-2012 của trường THCS Mỹ Thọ 2. Đặc điểm tình hình của trường: a) Thuận lợi: * Giáo viên: Có đủ giáo viên, hiện nay có 100% CBGV đạt trình độ chuẩn trở lên, trong đó trên chuẩn chiếm 68%. Cụ thể: -Tổng số CB-GV-NV: 55, trong đó: Gián tiếp: 6, Thực dạy: 49 -Tỉ lệ GV/lớp: 1,75 (Tổng phụ trách đội là giáo viên thực dạy). -Trong biên chế: 54, tập sự 1 -Tổng số đảng viên: 20 (Nữ: 7) * Học sinh: Tổng số học sinh toàn trường: 1102 em. Khối 6: 297em; khối 7: 262em; khối 8: 249em; khối 9: 294em. Đa số các em nằm trong độ tuổi dễ giáo dục, các em biết vâng lời thầy cô giáo và người lớn. * CSVC, trang thiết bị dạy học: trường có đủ CSVC, trang thiết bị dạy học đảm bảo công tác thí nghiệm – thực hành. b) Khó khăn: * Giáo viên: Số lượng giáo viên chưa cân đối giữa các môn, có môn thừa, môn thiếu, khó bố trí trong việc PCLĐSP, giáo viên cốt cán, GVDG từ cấp huyện trở lên còn ít, chưa đảm bảo yêu cầu xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2. Cụ thể: GV thực dạy: Ngữ văn: 6, Lịch sử: 3, Địa lý: 3, GDCD: 2, Sinh học: 3, Thể dục 6, Toán: 10, Vật lý: 4, Hoá học: 2, Công nghệ: 1, Tiếng Anh: 5, Âm nhạc: 2, Mỹ thuật: 1, Tin học: 1; Môn học thiếu GV: 01/Mĩ thuật, 01/Sinh học, 01/Công nghệ; Thừa GV: 01/TD, 01/Toán, 01/Vật lí. * Học sinh: Học sinh ở xa trường, là xã bãi ngang địa bàn rộng, vừa có biển, vừa có đồng, học sinh học ở hai cơ sở khó khăn trong vấn đề phân chia lớp, bố trí lịch học. Khu vực gần trường có nhiều dịch vụ Internet, bida tạo ra môi trường học tập không tốt, lôi kéo 8.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> học sinh tụ tập chơi gem, choi bida phần nào đã ảnh hưởng đến nền nếp và chất lượng dạy và học của nhà trường. * CSVC, trang thiết bị dạy học: Đầu năm CSVC nhất là phòng học ở cơ sở 1 bị thiếu trầm trọng. Chủ yếu là do bên thi công xây dựng các phòng học bộ môn của nhà trường tiến độ chậm không đảm bảo theo kế hoạch đề ra ban đầu. Nhà trường đã thu dọn các phòng TN-TH, các phòng chức năng để lấy làm phòng học vừa đủ cho hai ca/ngày. Hiện nay trường không còn phòng học để bố trí công tác TN-TH, phụ đạo, bồi dưỡng và các hoạt động khác, ở đây chỉ bố trí được mỗi ngày Chủ nhật. II. Phương hướng, nhiệm vụ năm học: 1. Nhiệm vụ trọng tâm: a) Mục tiêu: - Tiếp tục triển khai sáng tạo, có hiệu quả cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục; tiếp tục giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi. - Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giảm, đáp ứng mục tiêu giáo dục, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; tích cực chuẩn bị cho việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. - Chú trọng thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục giá trị sống, giáo dục kỹ năng sống trong các môn học và các hoạt động giáo dục. - Tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, dạy học phân hoá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; tạo ra sự chuyển biến mới về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục. - Tăng cường các giải pháp để khắc phục hiện tượng học sinh ngồi sai lớp, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi. Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu; tổ chức tốt dạy học Tin học, Ngoại ngữ. - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy và học. Khuyến khích giáo viên soạn bài giảng điện tử và tham gia trao đổi kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý. Tích cực tham gia các Hội thi do ngành tổ chức: Hội thi giáo viên giỏi ứng dụng CNTT; Hội thi Sáng tạo kỹ thuật; Hội thi phát huy sáng kiến, sáng tạo trong lao động và học tập. Nâng cao chất lượng đề tài, sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên. 9.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Phối hợp triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS thông qua các hoạt động tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, thanh tra giáo viên. b) Giải pháp: - Tiếp tục quán triệt cho toàn bộ CB - GV trong trường tìm hiểu các NQ của Đảng về giáo dục, chấp hành tốt pháp luật của nhà nước, thực hiện có hiệu quả các qui chế, qui định của ngành của trường. Ra sức rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của nhà giáo, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. -Tiếp tục triển khai, tổ chức quán triệt: 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung của phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện-học sinh tích cực” trong tất cả CB-GV, học sinh theo điều kiện thực tế của trường. - Đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình, áp dụng phương pháp, kỹ thuật dạy- học tích cực, BĐTD, dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình. Lồng ghép công tác hướng nghiệp, kỉ năng sống cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 9, quan tâm đến tư vấn hướng nghiệp, hướng học cho học sinh lớp 9. - Tăng cường công tác thanh tra nội bộ để kịp thời uốn nắn những sai sót của giáo viên và học sinh; nâng cao vị thế cá nhân, kiện toàn tổ chức chấn chỉnh lề lối làm việc của giáo viên, gắn với phong trào thi đua lành mạnh, phải thật sự đánh giá chất lượng đào tạo của học sinh theo qui định đánh giá – xếp loại. - Thực hiện tốt công tác chuyên môn, phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua “đọc-chép ”; tránh tình trạng “đọc-chép ” thay cho “nhìn-chép” khi giáo viên sử dụng phần mền trình chiếu Powerpoint . - Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm cho các khối lớp từ 6 đến 9 theo đúng công văn số: 195/ PGDĐT ngày 10/08/2011. Sau khi có kết quả KSCL chuyên môn thực hiện bàn giao chất lượng cho giáo viên bộ môn để làm căn cứ đầu vào – đánh giá chất lượng đầu ra ở mỗi học kỳ và cuối năm. - Công tác xã hội hóa cần được đẩy mạnh hơn nữa. Tham mưu với địa phương và hội đồng giáo dục tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, trong nhân dân và giáo viên cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục nhằm thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực học tập. 2. Nhiệm vụ cụ thể: 2.1. Công tác chính trị - tư tưởng : 2.1.1. Giáo viên: a) Mục tiêu - Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI theo nội dung chương trình hành động của Chi bộ đảng. - Tiếp tục quán triệt Chỉ thị 03-CT/TW ngày 15/4/2011 của Bộ chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện cuộc vận động trong thời gian qua, tiếp tục làm cho CBGV, NV trong Đảng và ngoài Đảng nhận thức sâu sắc 1.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; tạo chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. - Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ; “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đồng thời tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. b) Chỉ tiêu: + 100% GV trong tổ thực hiện đúng đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước. + 100% GV trong tổ không vi phạm đạo đức nhà giáo. + 100% GV trong tổ có tinh thần đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể cao . +100% cán bộ, giáo viên tham gia tích cực các lớp học chính trị hè và tập huấn chuyên môn của ngành cấp trên tổ chức. + 100% giáo viên tiếp tục tích cực hưởng ứng phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. c. Biện pháp: - Thường xuyên đọc sách, báo, theo dõi trên các kênh thông tin đại chúng để kịp thời nắm bắt những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước và những qui định của ngành. - Tham gia đầy đủ các lớp học tập chính trị do ngành, địa phương tổ chức nhằm nâng cao nhận thức chính trị cho cá nhân. -Mỗi giáo viên tùy theo nhiệm vụ được giao, đăng ký thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào thi đua của nhà trường, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng việc làm có hiệu quả thiết thực. -Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các thành viên để ngăn ngừa các vi phạm. - Tổ chức các hoạt động tích cực để nâng cao chất lượng, năng lực chuyên môn của đội ngũ. 2.1.2. Học sinh: a) Mục tiêu - Học sinh toàn trường luôn học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. - Biết rèn luyện đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong nhà trường và phòng chống tác động tiêu cực của trò chơi trực tuyến (Games online ) b) Chỉ tiêu - 100% học sinh tham gia phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; học sinh được giáo dục kỹ năng sống, văn hóa truyền thống, quy tắc ứng xử trong nhà 1.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> trường, các hoạt động văn hóa, giáo dục thể chất, thể thao ngoại khóa và công tác y tế trường học. - 100% học sinh biết phòng chống tai nạn đuối nước. Có biện pháp phòng chống tai nạn thương tích, giảm nhẹ thảm họa thiên tai và biến đổi khí hậu. Học sinh tích cực tham gia công tác bảo hiểm y tế. c) Biện pháp - Niêm yết nội quy trường học ở các lớp, tổ chức cho học sinh học nội quy, quy chế kiểm tra – thi cử ngay từ đầu năm học. - Làm công tác phối hợp tốt giữa ba môi trường giáo dục nhà trường-gia đình-xã hội. - Tổ chức nhiều hình thức giáo dục học sinh: trong giờ chào cờ đầu tuần, kết hợp lồng ghép với giờ dạy các môn văn hóa, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp,….để giáo dục. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, khuyến khích những gương người tốt, việc tốt trong HS. 2.2. Công tác dạy – học: 2.2.1. Công tác giảng dạy của giáo viên: a) Mục tiêu : + Thực hiện nội dung chương trình. - Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng, cán bộ, giáo viên lựa chọn nội dung giảng dạy phù hợp. Cần chú ý: Chuẩn kiến thức, kỹ năng là những qui định tối thiểu cho mỗi học sinh phải đạt được; sách giáo khoa là một phương án thể hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng, nhưng sách giáo khoa là tài liệu chính để giáo viên tham khảo khi soạn giáo án. - Mỗi nội dung chú ý nâng cao phù hợp. + Trong giảng dạy cần chú trọng yêu cầu giáo dục toàn diện. Giáo viên phải phát huy thế mạnh của bộ môn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh, định hướng cho học sinh trong thị hiếu thẩm mỹ, ứng xử có sư phạm, văn hóa trong các mối quan hệ trong cũng như ngoài nhà trường. b) Chỉ tiêu + Thực hiện đầy đủ chương trình mà Bộ, Sở GD-ĐT đã ban hành; thực hiện nghiêm túc những chỉ đạo của BGH, Phòng GD&ĐT. - 100% cán bộ, giáo viên thực hiện đúng phân phối chương trình 37 tuần do Sở GD&ĐT ban hành. - Thực hiện nghiêm túc các tiết dạy tự chọn (bám sát, nâng cao), các tiết học về địa phương, tiết trả bài kiểm tra, tiết ôn tập, luyện tập,... - 100% cán bộ, giáo viên thực hiện sổ đầu bài một cách nghiêm túc. Những tiết dạy bù, dạy thay đều được Ban giám hiệu nhất trí và theo dõi. - 100% GVBM lên lớp có giáo án soạn giảng đúng PPCT và chuẩn KTKN, chất lượng đạt khá trở lên, soạn trước 1 tiết theo quy định . - 100% GVBM sử dụng và khai thác triệt để TBDH hiện có, và dồ dùng dạy học tự làm - 100% GVBM được xếp loại giờ dạy từ khá trở lên, được xếp loại chung học kì và cả năm từ khá trở lên. 1.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> c) Biện pháp - Phối hợp phân công lao động sư phạm hợp lý dựa trên năng lực và điều kiện công tác của từng GV - Chỉ đạo TTCM, GVBM xây dựng và hoàn thành hồ sơ cá nhân đúng theo quy định của ngành. - Phối hợp các TTCM kiểm tra việc thực hiện chương trình, việc sử dụng đồ dùng dạy học, nghiệm thu kết quả đào tạo khi cần thiết . - Chỉ đạo GVBM giảng dạy có kế hoạch phát hiện theo dõi và bồi dưỡng học sinh giỏi, để dự thi HSG các cấp. - Tăng cường bồi dưỡng các đội học sinh giỏi ở các khối lớp, đặc biệt là khối lớp 8 + khối lớp 9 chuẩn bị cho các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Phát hiện nhân tài, bồi dưỡng từ xa nhằm tạo nguồn cho những năm tiếp theo. - Sử dụng và khai thác triệt để các TBDH hiện có và TBDH tự làm là một trong những nội dung quan trọng có yếu tố quyết định chất lượng giờ dạy, nắm rõ những yêu cầu kĩ thuật để việc sử dụng và khai thác kiến thức từ TBDH một cách hiệu quả. - Thực hiện tốt việc giảng dạy lồng ghép về giáo dục kĩ năng sống, lồng ghép giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục dân số, bảo vệ môi trường, AIDS… - Vận dụng một cách hiệu quả sáng tạo linh hoạt các chuyên đề đã được tiếp thu từ chương trình bồi dưỡng chuyên môn hè và quá trình giảng dạy. - Thực hiện đầy đủ các quy định về kiểm tra chấm, chữa bài, chế độ điểm. Kiểm tra dưới nhiều hình thức phù hợp với yêu cầu đổi mới. Đề kiểm tra cần thể hiện rõ 3 nội dung: Biết, hiểu ,vận dụng với đáp án đầy đủ rõ ràng, thang điểm phù hợp, kiến thức đảm bảo cho cả 3 đối tượng học sinh nhằm giúp cho BGH và TTCM dễ phát hiện học sinh khá giỏi để có biện pháp và kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo học sinh yếu kém. - Thực hiện việc đánh giá và xếp loại học sinh theo đúng các thông tư và quy định của Bộ, Sở. Phòng Giáo dục, nghiêm cấm việc tẩy xóa và chữa điểm sai quy chế. - Cần có biện pháp khuyến khích học sinh học tập tích cực đảm bảo công bằng với mọi học sinh. - Lên lịch kế hoạch giảng dạy đầu tuần , chuẩn bị TBDH cho từng tiết học đầy đủ , sử dụng tốt các phương tiện hỗ trợ học tập của học sinh như bản đồ tư duy, bảng phụ, bảng nhóm, khăn trải bàn… nhằm phát huy cao việc dạy và học tích cực . - Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh. Tránh cư xử thiếu giáo dục như đánh đập, chửi mắng học sinh. - Những cán bộ, giáo viên cắt xén chương trình đều không hoàn thành nhiệm vụ. 2.2.2. Công tác học tập của học sinh: a) Mục tiêu: - Học sinh được rèn luyện các phương pháp học tập, thói quen tự học, tự đánh giá kết quả học tập của bản thân. - Học sinh được giáo dục động cơ học tập đúng đắn: học tập là để hình thành giá trị, hoàn thiện nhân cách, học để biết, học để làm…. - Học sinh học đủ không bỏ giờ, tự giác, tích cực học tập ở nhà và ở trường theo sự chỉ bảo của thầy cô giáo. Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ 1.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> học tập theo quy định. Tuyệt đối không quay cóp, không mang tài liệu khi kiểm tra và khi thi. b) chỉ tiêu: * Chỉ tiêu về chất lượng học tập của học sinh theo từng thời điểm. Thời điểm Khối Tổng Giỏi Khá T. Bình TB trở lên số SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% HS 6 297 9 3.0 98 33.0 170 57.2 277 93.3 7 262 8 3.1 90 34.4 147 56.1 245 93.5 Đầu học kì I 8 249 8 3.2 84 33.7 138 55.4 230 92.4 9 294 9 3.1 97 33.0 168 57.1 274 93.2 T.Tr 1102 34 3.1 369 33.5 623 56.5 1026 93.1 6 297 10 3.4 99 33.3 171 57.6 280 94.3 7 262 9 3.4 91 34.7 148 56.5 248 94.7 Học kì I 8 249 8 3.2 85 34.1 138 55.4 231 92.8 9 294 10 3.4 98 33.3 169 57.5 277 94.2 T.Tr 1102 37 3.4 373 33.8 626 56.8 1036 94.0 6 297 10 3.4 99 33.3 171 57.6 280 94.3 7 262 9 3.4 91 34.7 148 56.5 248 94.7 Đầu học kì II 8 249 8 3.2 85 34.1 138 55.4 231 92.8 9 294 10 3.4 98 33.3 169 57.5 277 94.2 T.Tr 1102 37 3.4 373 33.8 626 56.8 1036 94.0 6 297 11 3.7 112 37.7 168 56.6 291 98.0 7 262 10 3.8 99 37.8 152 58.0 261 99.6 Học kì II 8 249 10 4.0 93 37.3 141 56.6 244 98.0 9 294 14 4.8 115 39.1 165 56.1 294 100.0 T.Tr 1102 45 4.1 419 38.0 626 56.8 1090 98.9 6 297 10 3.4 110 37.0 165 55.6 285 96.0 7 262 10 3.8 98 37.4 144 55.0 252 96.2 Cả năm 8 249 9 3.6 92 36.9 137 55.0 238 95.6 9 294 13 4.4 113 38.4 168 57.1 294 100.0 T.Tr 1102 42 3.8 413 37.5 614 55.7 1069 97.0 * Học sinh trúng tuyển vào lớp 10 THPT hệ công lập: Đạt 68% trở lên/tổng số HS dự thi; đạt 55% trở lên/TSHS được xét TN THCS. c) Biện pháp: - Tăng cường các hoạt động mũi nhọn như bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Phụ đạo học sinh yếu kém hạn chế tỉ lệ học sinh ngồi nhầm lớp. - Phối hợp với Phụ huynh thường xuyên theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời mọi diễn biến bất thường ở học sinh 1.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Tổ chức nhiều hình thức giáo dục học sinh: trong giờ chào cờ đầu tuần, kết hợp lồng ghép với giờ dạy các môn văn hóa, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp,….để giáo dục. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, khuyến khích những gương người tốt, việc tốt trong HS. - Phối hợp với nhà trường tổ chức các buổi sinh hoạt kỉ niệm, sinh hoạt chủ điểm, các hoạt động ngoại khóa… để giáo dục học sinh 2.3. Công tác hoạt động nâng cao chất lượng dạy – học: 2.3.1 Công tác thi GVDG: (cấp trường, huyện, tỉnh ): a) Mục tiêu : - Làm đội ngũ nòng cốt cho công tác chuyên môn của nhà trường. - Giáo viên được chọn dự thi nổ lực đầu tư về kiến thức bộ môn, kiến thức xã hội, SKKN b) Chỉ tiêu: - Cấp trường: Đạt từ 2 giáo viên/môn dự thi - Cấp huyện: Đạt từ 01 giáo viên/môn dự thi trở lên. Trong 04 năm liên tiếp tính từ năm học hiện tại trở về trước đạt từ 30% giáo viên trong tổng số giáo viên của trường đạt tiêu chuẩn GVDG từ cấp huyện trở lên; - Cấp tỉnh: Chuẩn bị dự thi GVDG cấp tỉnh vào năm học 2012-2013. c) Biện pháp: - Phân công GV dự thi ngay đầu năm. Thường xuyên tổ chức dự giờ để xây dựng tiết giảng. Tổ chức cho GV dạy mẫu, động viên GV dự thi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, kiến thức bộ môn, xã hội… - Nhà trường, chuyên môn, tổ chuyên môn tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên tham gia dự thi. 2.3.2 Công tác thi HSG các bộ môn văn hoá và các cuộc thi do Bộ GD-ĐT tổ chức (Olympic Tiếng Anh, Giải Toán qua Internet, Máy tính cầm tay…), công tác dạy bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu-kém, ôn luyện thi, dạy học tự chọn, … a) Mục tiêu: - Thực hiện công tác thi HSG, dạy bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu-kém, ôn luyện thi, dạy học tự chọn đúng chỉ đạo của ngành. - Chọn đúng đối tượng học sinh và phân công giáo viên có năng lực để bồi dưỡng HSG. -Nghiên cứu kĩ từng mãn chuyên đề bồi dưỡng được tổ chuyên môn phân công Ngoài việc dạy trên lớp GV hướng dẫn cho học sinh tự học ở nhà . -Giáo viên lên lớp chuẩn bị đầy đủ giáo án đảm bảo tốt cho công tác giảng dạy. -Thường xuyên theo dõi tình hình học tập của từng học sinh, có phương pháp phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập của học sinh. - Chống mọi tiêu cực xảy ra trong công tác tổ chức thi, dạy bồi dưỡng, dạy phụ đạo. - Xây dựng kế hoạch theo từng chuyên đề được nhóm bộ môn thống nhất - Khối 6,7 học môn tự chọn là tin học . 1.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Khối 8&9 học theo chủ đề bám sát (Văn – Toán): Nhằm ôn tập, hệ thống hoá khắc sâu kiến thức, kĩ năng, không bổ sung kiến thức mới. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập chủ đề tự chọn bám sát các môn học thực hiện theo quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS của Bộ GD-ĐT. b) Chỉ tiêu: * Các môn văn hóa + Cấp trường: (những môn được kiểm tra tập trung tại huyện) Lớp 8: Đạt từ 04 đến 05 giải/ môn dự thi trở lên. + Cấp huyện: Lớp 9: Đạt từ 03 đến 04 giải/ môn dự thi trở lên. + Cấp tỉnh: Lớp 9: Đạt 2/3 số học sinh dự thi trở lên, phấn đấu đạt giải chính thức từ 50% số học sinh đạt giải trở lên. * Các cuộc thi do Bộ GD-ĐT tổ chức (Olympic Tiếng Anh, Giải Toán qua Internet, Máy tính cầm tay….) + Cấp huyện: Đạt từ 03 đến 04 giải/lớp/ cuộc thi trở lên. + Cấp tỉnh: Đạt từ 02 đến 03 giải/lớp/ cuộc thi trở lên. + Cấp Quốc gia: Lớp 9: Số học sinh được tham gia dự thi đạt 100%. c) Biện pháp: - Tổ phải có kế hoạch chuyên sâu đối với từng bộ môn của lớp, chú trọng đến công tác bồi dưỡng HSG từng bộ môn. - Đôn đốc, xây dựng kế hoạch kiểm tra. Thống nhất chọn giáo viên, đội HSG để bồi dưỡng. - Quản lý chặt chẽ giờ học, buổi học cuả học sinh. - GVCN nắm chắc từng đối tượng học sinh trong lớp về học lực, có biện pháp kịp thời, sáng tạo để động viên uốn nắn học sinh trong học tập - GVCN củng cố tinh thần tự quản, thi đua ở tổ để thúc đẩy phong trào học tập - Chọn đúng đối tượng học sinh và phân công giáo viên có năng lực để bồi dưỡng HSG. -Chỉ đạo và theo dõi việc dạy bồi dưỡng của giáo viên bộ môn được phân công theo lịch của chuyên môn -Kiểm tra viêc soạn giảng của giáo viên. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học -Tổ chức thi tuyển chọn HSG cấp trường sau đợt bồi dưỡng để chọn đội HSG dự thi cấp huyện. 2.3.3 Công tác viết Sáng kiến – Kinh nghiệm, tích luỹ chuyên môn: a) Mục tiêu: - Đề tài SK-KN phải có tác dụng thực tế áp dụng cho việc quản lý, dạy và học. - Tất cả GVBM phải có sổ tích luỹ chuyên môn theo qui định. - Tích luỹ chuyên môn được tích luỹ từ quá trình tự học, tự bồi dưỡng, thực tế giảng dạy, … 1.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - SK-KN, tích luỹ chuyên môn phải có tính khả thi, đặc biệt phục vụ cho việc dạy và học. b) Chỉ tiêu: - Cấp trường: Đạt 2 giải / tổ chuyên môn - Cấp huyện: Đạt từ 01 giải/tổ chuyên môn trở lên. - Cấp tỉnh: SKKN được chọn dự thi cấp tỉnh đạt giải 100%, phấn đấu đạt 2/3 giải B trở lên. c) Biện pháp: - Tổ chuyên môn thống nhất chọn đề tài, phân công giáo viên viết SK-KN dự thi các cấp. - Mỗi thành viên trong tổ bộ môn phải có tinh thần trách nhiệm đóng góp xây dựng các đề tài, sáng kiến-kinh nghiệm tham gia dự thi của tổ. 2.3.4. Công tác thao giảng, hội giảng, viết chuyên đề: a) Mục tiêu: - Nhằm tháo gỡ những điểm khó, mới của bộ môn. Chú trọng về chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng, việc ứng dụng CNTT, phương pháp dạy học BĐTD, kỹ thuật dạy học tích cực, tích hợp, lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường, kỹ năng sống, … - CB-GV tham gia tập huấn đầy đủ về công tác quản lý và đổi mới PPDH. - Áp dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, ứng dung công nghệ thông tin, phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”,….: Tất cả giáo viên bộ môn sau khi được tập huấn tuỳ theo nội dung của tiết dạy mà chọn các phương pháp, kỹ thuật hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao trong tiết dạy. b) Chỉ tiêu: -Bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin từ 02 tiết/giáo viên/năm học trở lên và Hội giảng hoặc thao giảng (trường hay ngành tổ chức) từ 04 tiết/giáo viên/năm học trở lên. -Thực hiện chủ trương “Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học”. -Thao giảng theo chuyên đề (viết chuyên đề) từ 02 chuyên đề/tổ chuyên môn trở lên. c) Biện pháp : - Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hội giảng, thao giảng đến từng thành viên trong tổ để đảm bảo chỉ tiêu theo quy định. - Thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên thông qua các hoạt động tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, thanh tra giáo viên. 2.3.5. Công tác ngoại khoá bộ môn: a) Mục tiêu: - Tạo sân chơi bổ ích cho học sinh vui để học, học mà vui - Giáo dục cho học sinh tính tự tin, rèn luyện cho học sinh về kỹ năng sống, ngôn ngữ nói, cách diễn đạt ý tưởng… 1.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> b) Chỉ tiêu: - Mỗi khối lớp được tổ chức Đố vui để học hoặc Hái hoa kiến thức hoặc Rung chuông vàng 01 lượt/năm học. Cụ thể: Khối lớp 9 8 7 6. Thời gian tổ chức. Hình thức tổ chức. Chủ đề. Tuần 13 (Ngày17/11/2011) Tuần 17 (Ngày 15/12/2011) Tuần 23 (Ngày 2/2/2012) Tuần 30 (Ngày 21/3/2012). Hái hoa kiến thức. Ngày nhà giáo việt Nam 20/11. Hái hoa kiến thức. Ngày thành lập QĐND Việt Nam. Đố vui để học. Ngày thành lập Đảng CSVN 3/2. Đố vui để học. Ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26/3. c) Biện pháp: - Phân công mỗi tổ chuyên môn đảm trách một chuyên đề ngay từ đầu năm học - Lập kế hoạch, chọn nội dung tổ chức thực hiện - Tất cả thành viên trong tổ, các bộ phận có liên quan tham gia nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao 2.3.6. Công tác dự giờ, thăm lớp: a) Mục tiêu: - Thể hiện được các phương pháp dạy học tích cực - Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn - Học hỏi được kinh nghiệm giảng dạy ở đồng nghiệp - Thực hiện đảm bảo chỉ tiêu quy định dự giờ b) Chỉ tiêu: -Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng dự giờ từ 01 tiết/giáo viên/năm học trở lên; có thể dự giờ đột xuất và chỉ cần báo trước 15 phút. -Tổ trưởng, tổ phó dự giờ giáo viên trong tổ chuyên môn từ 04 tiết/giáo viên/năm học trở lên. Tổ trưởng chuyên môn có thể dự giờ đột xuất và chỉ cần báo trước 15 phút. -Giáo viên dự giờ đồng nghiệp (trong và ngoài nhà trường) từ 18 tiết/giáo viên/năm học trở lên. Riêng giáo viên dạy môn Mỹ thuật và Âm nhạc dự giờ đồng nghiệp ngoài nhà trường từ 50% số tiết quy định trở lên. GV dự giờ đồng nghiệp phải báo trước với người dạy ít nhất là 1 ngày. c)Biện pháp: - Gắn với việc xếp loại chuyên môn của giáo viên. - Góp ý xây dựng, học hỏi đồng nghiệp căn cứ việc đổi mới phương pháp dạy học và quy chế chuyên môn hiện hành 1.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 2.3.7. Công tác chủ nhiệm lớp: a) Mục tiêu: - Tìm hiểu, nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh. - Tổ chức tốt các tiết hoạt động NGLL và tiết sinh hoạt cuối tuần thông qua hội thi: Hái hoa kiến thức, Đố vui để học, Trò chơi dân gian v.v ... - Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng (Kỹ năng nhận thức, kỹ năng cá nhân, kỹ năng xã hội, kỹ năng thực tiễn, Kỹ năng tự học ở lớp, ở nhà). b) Chỉ tiêu: - Học sinh bỏ học: dưới 1% - Học sinh lưu ban: không quá 3%; học sinh không được lưu ban quá 02 lần trong một cấp học. - Chất lượng giáo dục: - Lên lớp thẳng: đạt từ 97% trở lên. - Xếp loại: Giỏi: đạt từ 3,5% trở lên, Khá: đạt từ 36 % trở lên,Yếu-Kém: không quá 3%. - Hạnh kiểm: Xếp loại Khá - Tốt đạt từ 80% trở lên, Yếu: không quá 1%. - Học sinh trúng tuyển vào lớp 10 THPT hệ công lập : Đạt 68% trở lên/tổng số HS dự thi ; đạt 55% trở lên/TSHS được xét TN THCS. c) Biện pháp: - GVCN luôn quan tâm, sát sao đến lớp. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với giáo viên bộ môn, với tổ chức Đội Thiếu niên trong việc giáo dục học sinh, cần nắm tình hình của lớp chủ nhiệm ngay từ đầu năm học ( HS khá, giỏi – HS yếu kém – HS cá biệt). - Biên chế cán sự lớp trong đại hội chi đội, phân công trách nhiệm cho từng cán sự lớp. - Cho học sinh đăng ký thi đua ngay từ đầu năm học. - Thường xuyên theo dõi nền nếp 15 phút đầu giờ ở lớp chủ nhiệm, phối kết hợp với các ban ngành trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức học sinh. - Giáo dục đạo đức nền nếp học sinh thông qua các biện pháp thuyết phục, nêu gương tốt, rèn luyện, khen thưởng và kỷ luật, và bằng cả tấm lòng của GVCN. - Đối xử công bằng với học sinh. Thực hiện đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh kịp thời theo quy định. - Quan tâm nhiều đến các đối tượng học sinh yếu kém, ngồi nhầm lớp, học sinh cá biệt và học sinh có hoàn cảnh khó khăn. - GVCN tham gia quản lý học sinh trong các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi lễ, các buổi lao động do nhà trường tổ chức. 2.3.8. Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên nâng cao tay nghề, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học: a) Mục tiêu : 1.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Giáo viên được tập huấn đầy đủ về nội dung, phương pháp dạy học theo quy định của ngành. - Giáo viên phải được bồi dưỡng và tự học để biết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Giáo viên có trình độ cao đẳng tiếp tục đi học đại học. b) Chỉ tiêu : - Thực hiện chủ trương Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý.Thực hiện 100%. -Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực , ứng dụng CNTT : 100% c) Biện pháp : - Nhà trường, chuyên môn báo cáo đầy đủ một cách nghiêm túc các nội dung tập huấn đến từng CB-GV. - Mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học. - Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có trình độ cao đẳng tiếp tục đi học đại học. 2.3.9. Công tác TN-TH: a) Mục tiêu: - Giáo viên phải lập đầy đủ các loại hồ sơ của công việc mà mình phụ trách. Sử dụng phần mềm V.EMIS quản lý thiết bị, theo dõi mượn -trả thiết bị, ĐDDH của giáo viên. - TBDH được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, có khoa học. - Thường xuyên bảo quản, lau chùi, phát hiện những hư hỏng để sửa chữa kịp thời. Đảm bảo an toàn; phòng chống cháy nổ phòng thiết bị, các phòng học bộ môn. - Phòng thực hành vi tính chú ý an toàn về điện, sử dụng máy, bảo quản máy. b) Chỉ tiêu : - Đảm bảo thiết bị dạy học, ĐDDH, thiếtt bị thí nghiệm thực hành theo danh mục tối thiểu. - Các tiết thí nghiệm thực hành giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện trên phòng học bộ môn: 100%. c) Biện pháp : - Phụ trách phòng thiết bị có kế hoạch mua sắm mới, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học, ĐDDH, thiếtt bị thí nghiệm thực hành ngay đầu năm học. - Phụ trách các phòng học bộ môn lập kế hoạch mua sắm vật mẫu, đồ vật phục vụ cho các tiết thí nghiệm thực hành ở phòng học bộ môn do mình đảm trách. - Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện ở phòng thiế bị, các phòng học bộ môn, phòng thực hành tin học 2.4. Công tác thực hiện quy chế chuyên môn-nghiệp vụ, kiểm tra nội bộ: 2.4.1. Công tác thực hiện quy chế chuyên môn-nghiệp vụ: a) Mục tiêu : 2.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Thực hiện đúng theo CV 1798/SGDĐT-GDTrH ngày 16/10/2009 của SGD-ĐT Bình Định, CV 192 ngày 30/11/2009 và CV 185 ngày 16/8/2010 của PGD-ĐT Phù Mỹ. - Đi đôi với việc quản lý công tác dạy học của giáo viên theo chương trình, kế hoạch, cần coi trọng quy chế chuyên môn của Bộ GDĐT, phát huy vai trò quản lý hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn. -Hoạt động giảng dạy của giáo viên theo hướng đổi mới, áp dụng hợp lý các phương pháp dạy học tích cực và phương pháp kiểm tra, đánh giá nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. - Đảm bảo thực hiện kế hoạch chung về GD-ĐT theo nghị quyết hội nghị CNVC đã thống nhất. - Đảm bảo chỉ tiêu về chất lượng bộ môn được bàn bạc thống nhất trong tập thể chuyên môn. b) Chỉ tiêu: -100% GV nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, SGK của môn học. -100% GV có kiến thức liên quan đến ứng dụng CNTT. -100% GV có kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, biết soạn giáo án theo hướng đổi mới. -100% GV thực hiện nghiêm túc giờ giấc lao động. -100% GV chấp hành và thực hiện nghiêm túc các qui định, qui chế về CM, nghiệp vụ. c) Biện pháp + Phân công LĐSP: BGH phối hợp với công đoàn phân công lao động hớp lí: Hiệu trưởng tăng giờ không quá 1tiết, PHT tăng giờ không quá 2 tiết, giáo viên tăng giờ không quá 5 tiết, chênh lệch tăng giờ giữa các GV không quá 2 tiết. + Công tác soạn giảng: - Soạn bài đầy đủ theo phân phối chương trình. Ghi rõ ngày soạn, ngày dạy theo quy định; đảm bảo bài soạn bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, chính xác, khoa học; đảm bảo đúng cấu trúc, trình bày rõ ràng, sạch đẹp. Giáo án phải được đóng thành tập, đúng thứ tự theo tiết dạy. - Với giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi: Soạn theo các nội dung đã được xây dựng trong kế hoạch từ đầu năm. - Các tiết kiểm tra phải có đầy đủ ma trận, đề, đáp án, biểu điểm. - Các thiết bị, đồ dùng dạy học phải được chuẩn bị chu đáo trước mỗi tiết học. + Lên lớp: - Ra vào lớp đúng giờ. Trước mỗi tiết học giáo viên phải điểm danh, ghi tên HS vắng vào sổ đầu bài, kiểm tra việc trực nhật, vệ sinh và các quy định khác của nhà trường; kiểm tra bài cũ từ 1 đến 3 học sinh, thời gian kiểm tra không quá 10 phút; cuối mỗi tiết học dành thời gian hợp lý để củng cố bài và hướng dẫn học sinh học bài ở nhà. - Giáo viên khi lên lớp tư thế, trang phục chỉnh tề, xưng hô mô phạm, không đút tay vào túi quần; không hút thuốc, không còn ảnh hưởng của rượu, bia. 2.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Chịu trách nhiệm quản lý học sinh. Trong giờ dạy không được cho học sinh ra ngoài (trừ trường hợp đặc biệt). Không thi hành kỉ luật học sinh bằng cách đuổi học sinh ra khỏi lớp. Không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm học sinh. - Nhận xét cho điểm tiết học theo đúng quy định, phê rõ các ưu điểm, khuyết điểm vào sổ đầu bài. Những lỗi vi phạm nặng báo GVCN xử lý theo quy định và trực tiếp phản ánh với Giám hiệu trực. - Hoàn thành chương trình đúng thời gian quy định. + Kiểm tra, chấm bài, cho điểm: - Đề kiểm tra phải bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, có sự phân loại học sinh, phù hợp với trình độ học sinh và thời gian kiểm tra. Đề kiểm tra thường xuyên và định kì không được đính kèm và thực hiện đúng quy chế (Ghi điểm lẻ) - Số lần kiểm tra thực hiện theo Quy chế 40 và Quyết định 51 của Bộ GD&ĐT và công văn 1798 của Sở GD-ĐT Bình Định. Các bài kiểm tra trắc nghiệm phải có ít nhất 2 mã đề, đảm bảo học sinh ngồi gần nhau cần khác nhau về thứ tự câu và đáp án. Tuyệt đối không để học sinh quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra. - Bài kiểm tra phải chấm cẩn thận, sửa chữa sai sót cho học sinh, có nhận xét và rút kinh nghiệm cho học sinh. Bài kiểm tra thường xuyên trả muộn nhất sau 4 ngày, bài kiểm tra định kì trả sau 7 ngày. Riêng bài tập làm văn trả theo phân phối của chương trình. - Giáo viên bộ môn trực tiếp cập nhật điểm kiểm tra môn của mình vào sổ điểm lớp đúng thời gian quy định (sau khi kiểm tra được 1 tuần) - Học sinh nào không dự được kiểm tra thì giáo viên bố trí cho học sinh kiểm tra bù. Nghiêm cấm việc cấy điểm cho học sinh. - Kiểm tra vở ghi, vở bài tập để đánh giá được tinh thần thái độ học tập của học sinh (kiểm tra không lấy điểm, trừ chấm vở soạn bài văn, chấm bài tập làm văn ở nhà). - Các tổ chuyên môn phải có kế hoạch xây dựng ngân hàng đề kiểm tra. 2.4.2. Công tác kiểm tra nội bộ: a) Mục tiêu + BGH cùng tổ chuyên môn, công đoàn trường tiến hành thanh tra kiểm tra theo đúng quy chế dân chủ, đúng theo Kế hoạch kiểm tra nội bộ đã được xây dựng ngay từ đầu năm. + Nội dung kiểm tra chuyên đề, đột xuất gồm: Dự giờ, kiểm tra giáo án chính khoá, phụ đạo và bồi dưỡng, thiết bị dạy học, đăng ký kế hoạch giảng dạy, kế hoạch bộ môn, hồ sơ giáo viên chủ nhiệm, sổ điểm lớp và cá nhân, đề kiểm tra thường xuyên và định kỳ, kiểm tra việc thực hiện đổi mới kiểm tra (bài soạn, ma trận đề , thang điểm, sửa chấm bài …); kiểm tra việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở các môn: GDCD, Địa lý, Vật lý, Sinh học; kiểm tra thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo chuyên đề của tổ chuyên môn. b) Chỉ tiêu: - Kiểm tra toàn diện từ 50% giáo viên/năm học trở lên. - Kiểm tra chuyên đề, đột xuất 1lần /tháng/GV 2.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> c) Biện pháp: - Định thời gian và tiến hành . - Phân công người kiểm tra. - Kết quả kiểm tra phải có số liệu cụ thể và có biên bản ghi nhận có chữ kí của người được kiểm tra. Có kiến nghị hình thức xử lý, khen thưởng - Thông báo cho người được kiểm tra biết kế họach kiểm tra. - Kế hoạch kiểm tra cần nêu rõ mục đích, yêu cầu thời gian và nội dung kiểm tra. 2.5 Công tác thi đua – khen thưởng: a) Mục tiêu Thúc đẩy CBGV, NV nhà trường thi đua dạy tốt-học tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. b) Chỉ tiêu: - Trên 70% CBGV trở lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và được đề nghị cấp trên công nhận LĐTT. - Tập thể đạt danh hiệu lao động xuất sắc. c) Biện pháp: - Phát động phong trào thi đua trong toàn tổ ngay từ đầu năm học. - Thường xuyên nhắc nhở động viên các thành viên hoàn thành công việc. - Bình bầu, xếp loại thi đua thật công bằng, khách quan. - Kết thúc từng tháng: Sơ kết, đánh giá để phát huy những mặt mạnh và khắc phục những tồn tại, yếu kém. - Các tổ khối chuyên môn tổ chức đăng ký các danh hiệu thi đua tập thể và cá nhân ngay đầu năm học, Hội đồng thi đua nhà trường tổng hợp và làm hồ sơ gửi lên Hội đồng thi đua ngành để đăng ký và báo cáo. - Cuối năm học các tổ khối chuyên môn căn cứ vào danh sách đăng ký thi đua của tổ khối, căn cứ kết quả xếp loại thi đua cuối năm, căn cứ các tiêu chuẩn qui định cho từng danh hiệu, tiến hành bình xét, bỏ phiếu tín nhiệm CSTĐ và gửi biên bản (kèm theo bản thành tích và sáng kiến kinh nghiệm) lên Hội đồng thi đua nhà trường. - Hội đồng thi đua nhà trường tiến hành xét từng trường hợp và làm hồ sơ đề nghị Hội đồng thi đua ngành GD huyện công nhận các danh hiệu thi đua tập thể và cá nhân của nhà trường. * Điều kiện xét thi đua khen thưởng cuối năm: + Về cá nhân: Xét danh hiệu Lao động Tiên tiến cho những cá nhân có đủ các điều kiện sau: - Có đăng ký từ đầu năm học. - Cuối năm học được xếp loại thi đua xuất sắc. - Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ tích cực tham gia các phong trào thi đua. - Tích cực học tập chính trị, văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ. - Có đạo đức, lối sống lành mạnh. + Về tập thể: 2.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Xét tặng Tổ lao động Xuất sắc: Hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn của tổ theo quy định và có ít nhất 70% số thành viên của tổ đạt LĐTT. - Xét tặng Tổ lao động Tiên tiến: Hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn của tổ theo quy định và có ít nhất 50% số thành viên của tổ đạt LĐTT Mỹ Thọ, ngày 15 tháng 9 năm 2011 Người lập kế hoạch. Nguyễn Thanh Nhàn III. Bổ sung kế hoạch: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… 2.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> IV. Duyệt kế hoạch của hiệu trưởng: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. 2.

<span class='text_page_counter'>(27)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×