Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

SPEAKING SKILL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.96 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lý luận: Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ giao tiếp quốc tế quan trọng và được dạy học trong trường tiểu học ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, Tiếng anh đã và đang được dạy học ở Tiểu học với tư cách là môn học tự chọn. Trong thời gian không xa, Tiếng anh sẽ trở thành môn học bắt buộc trong các trường tiểu học trên toàn quốc. Mục đích của môn Tiếng anh ở Tiểu học là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản trong giao tiếp hằng ngày ở gia đình và nhà trường, với bốn kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết, trong đó nhấn mạnh kỹ năng nghe và nói. Bên cạnh đó môn học giúp học sinh có thêm những hiểu biết cơ bản về đất nước và con người nói Tiếng anh trên thế giới, hình thành những phẩm chất siêng năng, chịu khó, giàu trí tưởng tượng, cần cù để tiếp tục học tập, lao động. Hiện nay, sách giáo khoa Tiếng anh tiểu học mới đều được biên soạn theo mục tiêu coi nghe - nói tương tác là trọng tâm, năng lực ngôn ngữ giao tiếp (Communicative language Competence) là nội dung dạy và học, coi học sinh là chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, giáo viên là hỗ trợ. Đối với học sinh tiểu học, đối tượng lần đầu tiếp xúc với Tiếng anh, kỹ năng đầu tiên mà các em được làm quen đó là nghe và nói, trong đó kỹ năng nói là một trong những khó khăn nhất mà người học thường gặp phải. Để có được kỹ năng nói thì học sinh phải có quá trình luyện tập thường xuyên, lâu dài, là sự tổng hợp của nhiều yếu tố như sự phát âm chuẩn, kiến thức ngôn ngữ, sự phù hợp tình huống giao tiếp ... Việc dạy và học nói tuy không còn mới mẻ nhưng để tổ chức tiết dạy nói hiệu quả thì khó với hầu hết giáo viên và học sinh. Học sinh tiểu học từ lớp 3 đến lớp 5 đã có đủ khả năng tiếp cận làm quen với cái mới từ góc độ học hệ thống. Trẻ đang trên đường phát triển thông qua các kỹ năng đọc, quan sát, lắng nghe, bắt chước và tự mình thử nghiệm. Ở độ tuổi này trẻ có khả năng bắt chước rất chính xác cách nói của người lớn. Về mặt tính cách trẻ vẫn ở độ tuổi thích chơi, đặc biệt thích thể hiện, giao tiếp với bạn bè. Do đó việc.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> phát triển kỹ năng nói cho học sinh ở giai đoạn này là rất phù hợp, giáo viên cần khơi gợi sự sáng tạo, trí tưởng tượng của học sinh để phát huy tối đa khả năng nói Tiếng anh của các em, Năm 2003 Bộ GD & ĐT đã ban hành chương trình thực nghiệm dạy và học môn Tiếng anh và Tin học ở tiểu học với tư cách là môn học tự chọn với thời lượng 2 tiết/tuần từ lớp 3 đến lớp 5. Từ đó các tài liệu và ban soạn thảo chương trình Tiếng anh tiểu học ra đời. Trên cơ sở đó Bộ GD & ĐT ra quyết định số 50/2003/QĐ – BGD&ĐT ngày 30 tháng 10 năm 2003 về việc ban hành chương trình môn Tiếng anh và Tin học ở bậc tiểu học. Sau đó Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2008 – 2020. Như vậy Tiếng anh đang dần trở thành một môn học chính thức trong trường tiểu học. 2. Cơ sở thực tiễn: Hiện nay việc dạy và học nói Tiếng anh chưa thực sự có hiệu quả cao, giáo viên chưa tạo được bước đột phá giúp học sinh vượt qua rào cản về mặt tâm lý để hình thành thói quen nói Tiếng anh trong giờ học một cách tự nhiên và vui thú. Học sinh còn coi đó là sự ép buộc, máy móc. Thực tế ở nhiều địa phương học sinh còn mắc phải thói quen phát âm mang tiếng địa phương, thiếu chính xác, khiến cho giáo viên gặp không ít trở ngại khi hướng dẫn học sinh nói. Để cải thiện tình hình này giáo viên cần phải kiên trì luyện tập, tạo cho học sinh hứng thú với kỹ năng nói ngay từ những ngày đầu. Với việc nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn góp phần giúp giáo viên khắc phục những khó khăn trong dạy kỹ năng nói và giúp học sinh bớt đi sự ngần ngại khi nói Tiếng anh để có một giờ học đạt hiệu quả hơn. 3. Mục đích nghiên cứu: Sau khi nghiên cứu đề tài này, sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp giáo viên có những kinh nghiệm sau: - Cách thức tổ chức một tiết dạy nói có hiệu quả - Các bước tiến hành một tiết dạy nói - Hướng dẫn cho học sinh tự luyện tập để hình thành kỹ xảo nói Tiếng anh.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 4. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: - Thời gian: Năm học 2011 – 2012 - Địa điểm: Trường Tiểu học Sơn Long - Phạm vi nghiên cứu: + Đối tượng nghiên cứu: Tôi tập trung vào phương pháp giảng dạy kỹ năng nói của giáo viên và học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp 3 và 4. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1. Mục đích cuối cùng của dạy ngoại ngữ là dạy cho học sinh khả năng giao tiếp bằng Tiếng anh qua 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Kỹ năng nói Tiếng anh của học sinh là kết quả của một quá trình học tập, là khả năng sử dụng kiến thức ngôn ngữ vào việc sản sinh ra lời nói dưới nhiều hình thức: nói độc thoại, đối thoại... 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến kỹ thuật dạy nói - Thao giảng, dạy thử nghiệm - Kiểm tra đánh giá việc thực hành của học sinh II. CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ. 1. Những khó khăn trong việc dạy kỹ năng nói. - Giáo viên có xu hướng chữa lỗi toàn bộ - Ngôn ngữ sử dụng trong các hoạt động quá khó với học sinh - Học sinh không đủ cơ hội để luyện tập trong tiết học - Các chủ đề không thu hút học sinh - Các hoạt động quá buồn tẻ - Học sinh sợ mắc lỗi, ngượng ngùng khi nói - Không có những lý do ý nghĩa cho việc nói 2. Các cách giải quyết những khó khăn và khuyến khích học sinh trong việc dạy nói: - Yêu cầu học sinh dự đoán những nội dung trong đoạn hội thoại sắp được nói.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Liên kết các tình huống trong đoạn hội thoại với các tình huống trong khi nói - Sử dụng các trò chơi hoặc các yếu tố vui nhộn như là sử dụng các giọng nói khác nhau để thể hiện tâm trạng. - Cá nhân hoá đoạn hội thoại và đưa cho học sinh sự lựa chọn trong việc nói - Cho học sinh mô tả đoạn hội thoại bằng hành động trước lớp - Luyện tập các đơn vị ngôn ngữ kỹ trước khi thực hiện hoạt động nói. - Ghi chú bất kỳ lỗi nào mà học sinh mắc phải trong khi nói sau đó thực hiện việc chữa lỗi cuối cùng trước lớp, tập trung vào những lỗi thường mắc phải mà không nhắc tới tên cá nhân. - Yêu cầu học sinh luyện tập theo cặp hoặc nhóm 3. Characteritics of a successfull speaking activty: - Children talk a lot, not a teacher - Participartion is even, classroom talk not dominated by talktive students - Motivation is high, have something new to say about, they want achiving - Language is of an expected level .. easy to understand 4. Các nội dung của việc dạy nói: 4.1. Dạy phát âm: - Phát âm được dạy thông qua các đoạn hội thoại, trò chơi, các bài hát dựa theo làn điệu bài hát gốc, dạy từ mới. Thông qua các hình thức này học sinh được làm quen một cách tự nhiên với trọng âm, nhịp điệu và các mẫu ngữ điệu của Tiếng anh. Quan trọng là cung cấp cho các em nhiều mẫu nói để hình thành cách phát âm đầy tự tin, có thể chấp nhận được. 4.2. Repettition giúp học sinh nhớ các từ ngữ và các chuỗi ngôn ngữ. Nhắc lại các các hoạt động thường ngày trong lớp tạo nên một kho ngữ liệu Tiếng anh mở rộng giúp học sinh hiểu và phản ứng lại các tình huống. Hoạt động này là một phần của giao tiếp tương tác trong lớp học. Chiến lược dạy học có hiệu quả nhất là cung cấp cho học sinh nhiều cơ hội để thực hành nói với cảm giác tự tin thông qua việc cùng nhau lặp lại những bài hát “mô phỏng” có kèm động tác minh họa và trò chơi. Hơn nữa là thiết lập các hoạt động thường ngày trong lớp học như là chào hỏi, xin phép, nói những câu thường dùng trong lớp như: I don’t understand, could you say.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> it again, please? May I go out? Hay trong lúc trả lời: I don’t know, I think, Perhaps ... 5. Các bước tổ chức hoạt động nói: - Các hoạt động nói được thiết kế để củng cố việc nghe tích cực của học sinh. Học sinh học cách chờ tới lượt được nói và tôn trọng quan điểm của những người khác khi thực hành theo cặp hoặc theo nhóm. Có các trình tự dạy nói dưới đây: a. Pre – speaking: - Làm rõ mục đích nói - Tạo hứng thú và thu hút học sinh vào hoạt động nói - Thiết lập lý do, chủ đề về việc nói, giới thiệu các mẫu nói - Khuyến khích học sinh nói về ngữ cảnh của hoạt động sắp diễn ra - Làm mẫu các ngôn ngữ, bài nói mẫu một vài lần - Cho cả lớp hoặc một vài cặp nhắc lại b. While – speaking: Nói có kiểm soát: - Cho cặp hoặc nhóm thực hành theo mẫu có sẵn và tập trung vào trọng âm, nhịp điệu, ngữ điệu. - Trợ giúp các em khi cần thiết để làm tăng sự tự tin Nói tự do: - Học sinh tự nói về kinh nghiệm của bản thân, bạn bè, gia đình trên cơ sở các mẫu ngôn ngữ có sẵn. - Giáo viên không nên hạn chế về ý tưởng cũng như ngôn ngữ nên để học sinh luyện nói tự do phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. c. Post – speaking: - Cho cá nhân hoặc nhóm, cặp trình bày lại phần thực hành theo yêu cầu - Giáo viên sửa lỗi trước lớp 6. Những nguyên tắc khi dạy nói: a. Cần phối hợp sử dụng thường xuyên các hình thức tự luyện theo cặp, nhóm để các em có nhiều cơ hội sử dụng Tiếng anh..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> b. Cần làm rõ yêu cầu bài tập, hướng dẫn cách tiến hành hoặc gợi ý, cung cấp ngữ liệu trước khi cho học sinh làm việc theo cặp, nhóm. c. Ngữ cảnh cần được giới thiệu rõ ràng d. Không chê trách, đánh giá năng lực của trẻ mà động viên khích lệ trẻ e. Sử dụng thiết bị VCD, CD bất cứ lúc nào có thể. Khi dạy từ cô giáo phải dùng giáo cụ trực quan: tranh ảnh, đồ vật thật ... giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ bằng âm thanh trước khi bằng chữ viết. f. Dạy trẻ sử dụng mẫu câu trong chương trình. Không dạy ngữ pháp, cho trẻ bắt chước mẫu câu với tư cách là một đơn vị đúc sẵn. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp điều tra - Phương pháp quan sát - Phương pháp đàm thoại IV. KHẢO NGHIỆM Giáo án Tiếng anh 3 Unit 16: The weather . Lesson 1 A. Aim: By the end of the lesson, students will be able to ask and answer about the weather Language focus: What's the weather like ? It's sunny Vocabulary:. sunny, rainy, cloudy, windy. B. Content 1. warm _ up: Hangman Have students guess the letters of the word '' weather '' Have student guess the meaning of ''weather '' (thời tiết ) 2. Newwords _ sunny : có nắng ( picture ) _ rainy : có mưa ( antonym : sunny) _ cloudy : có mây ( picture ) _ windy : có gió ( picture).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Checking: Rub out and Remember 3. Look, listen and repeat Have students close their books Tell students that they are listening to the dialouge betweent Linda and Mai Have students guess the content of the dialouge Play the tape for several times Focus students on the sentences: What's the weather like? It's sunny Have students repeat in chorus and individuals Have students opened the books and checking their comprehension _ What' do the sentences talk about? ( ask and answer about the weather) _ How does it mean in Vietnamese? ( students can use Vietnamese to give answers ) 4. Look and say T models : What's the weather like? ( point to the picture) It's rainy Have students repeat in chorus and individuals Have some students make another models ( look at the pictures) Have the whole_class work in pairs . T monitors and helps Ask some pairs to say aloud in front of class 5. Talk Have students draw their own pictures about the weather ( sunny, rainy, cloudy, windy) and keep in hands Ask students to work in groups of 4 . Ask and answer about the weather in their pictures T goes around and helps if necessary Have some students say aloud a. Homelink Learn by heart '' the weather song.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sau khi nghiên cứu đề tài này bản thân tôi đã dần khắc phục được những khó khăn trong tiết dạy nói, học sinh cũng cảm thấy việc nói tự tin hơn, phần lớn các em thích thú được thể hiện mình trước lớp. Các em tham gia vào hoạt động nhóm, cặp một cách tự nhiên và say sưa. Những tiết dạy nói sau này của tôi dần đi vào quỹ đạo, học sinh và giáo viên làm việc gần gũi tự tin và kết quả đạt được khả quan hơn. Trên đây chỉ là một số ý kiến của riêng tôi, rất mong nhận được sự đóng góp quí báu của các đồng nghiệp để tiết dạy ngày một hoàn thiện hơn. VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách gíáo khoa và sách giáo viên tiếng anh 3,4,5. 2. Một số vấn đề cơ bản trong dạy và học tiếng anh ở tiểu học(Nguyễn Quốc Tuấn). 3. Bồi dưỡng năng lực nghe - nói tiếng anh tiểu học(Nguyễn Quốc Hùng – Nguyễn Quốc Tuấn). 4. Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán môn tiếng anh ở trường THCS(2008) của BGD&ĐT..

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×