Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Cu khach la de men

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.46 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cụ khách lạ dễ mến</b>


Sinh thời, cụ Nguyễn Thị An, người làng Phú Gia nay thuộc xã Phú Thượng, huyện Từ
Liêm, ngoại thành Hà Nội thường kể với mọi người về bóng dáng và niềm vui của ông cụ
khách lạ mặc bộ đồ dân dã, đeo túi vải đơn sơ, bước vào nhà cùng với hàng chục cán bộ,
chiến sĩ tùy tùng.


“Cụ khách lạ có nét mặt vui tươi, phấn khởi và thái độ cởi mở


cho mọi người trong nhà tôi cũng vui lây. Đúng thế, cụ cố Phó Trường là bố chồng cụ An,
đang nghỉ ở ngơi nhà bên trong hay tin có khách lạ vội vàng mặc áo the dài, chít khăn nhiễu
tím lên đầu rồi chống gậy sang đến thềm nhà, luống cuống đặt gậy và chắp tay định vái
chào, thì cụ khách lạ ấy đã vội ra đỡ cụ cố Phó Trường bước lên thềm và nói:


- Ấy, ấy chúng ta là anh em với nhau thôi cụ ạ!
Bà Kha gái là con dâu cụ An cũng kể lại:


- Hôm ấy, tôi vui quá cứ đứng ngây ra nhìn ơng cụ, đến nỗi anh Hồng Tùng hỏi mượn cái
nồi to đun nước tắm cho cụ mà tôi cứ ậm ừ vâng dạ, rồi quên khuấy mất.


<i>Bác Hồ thăm hỏi chiến sĩ thi đua Phạm Trung Pồn, bị mù cả hai mắt nhưng đã có nhiều</i>
<i>nơng cụ</i>


Bà Công Thị Mai, con gái đầu lịng của bà Kha năm đó mới hơn 2 tuổi, thấy cụ khách lạ
tính tình cởi mở vẫy lại gần để ẵm, liền xăm xăm bước đến ngay, sà vào lịng cụ khách ngồi
chơi hớn hở. Hơm ấy, cụ An cũng chưa biết ơng cụ đó là Cụ Hồ, nhưng đoán chắc rằng cụ
là thượng cấp của các anh các chị làm cách mạng từng đi về ở nhà cụ lâu nay, và lại có cảm
tình ngay với cụ khách lạ đó nên vội đi bắt con gà nhà nuôi làm cơm thết đãi cụ. Khi mâm
cơm thịnh soạn vừa được bưng lên thì chị Sáu, cán bộ trong đoàn mới biết vội gọi cụ An ra
ngồi hiên nói nhỏ :



- Chị phải nói khéo cách nào đó, chứ khơng thì ơng cụ khơng chịu ăn đâu, mà cịn phê bình
cho đấy.


Cụ An vội chạy vào nhà chắp tay cung kính:


- Thưa cụ, theo tục lệ dân làng cháu ở đây, khi có khách tới chơi mà mình có ni gà lại để
khách ăn cơm thường thì trong lịng vơ cùng áy náy, bà con xóm ngõ lại chê cười. Hơm nay,
lần đầu tiên được đón cụ đến nhà, nhân thể có con gà của gia đình tự chăn ni, nó đã bị
dập trứng nên giết, chứ khơng phải là của mua bán gì, mời cụ cùng anh em xơi bữa cơm
nhạt với gia đình.


Cụ An khẩn khoản như vậy nên xem ý Bác cũng khơng cịn cách nào từ chối được, nên
Bác chỉ nhắc qua:


- Gia đình cứ coi chúng tơi như người trong nhà chứ khơng phân biệt khách khứa gì, các
bữa sau đừng bầy vẽ tốn kém như thế nữa nhé!


- Thưa cụ vâng ạ!


Cụ An nhẹ nhõm trong lòng, vui hẳn lên và rất cảm động khi thấy cụ khách già không
chịu ăn riêng một mâm đặt trên bục gỗ, cơm chứa trong cái soạn sứ cổ đẹp, mà đưa xuống
ngồi chung với anh em. Khi ăn hết bát cơm, cụ tự đi xới ở nồi như mọi người khác. Cụ An
càng cảm phục tác phong bình đẳng, chan hịa của cụ khách lạ.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×