Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.68 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2012 - 2013 Môn : Địa lí Lớp : 9 Người ra đề : Đơn vị :. Phan Thị Thanh Lam THCS Nguyễn Trãi A - MA TRẬN ĐỀ. Chủ đề (nội dung chương). I- ĐỊA LÍ DÂN CƯ II- ĐỊA LÍ KINH TẾ: 1) Nông nghiệp. TỔNG. Mức độ nhận thức Nhận biết Nội dung kiểm tra ( theo chuẩn KT -KN) - Địa bàn phân bố của dân tộc Việt. - Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt - Những thành tựu của ngành sản xuất lúa ở nước ta.. Thông hiểu. Vận dụng. Điểm TN C2 0.5đ. TL. TN. TL. TN. TL 1 0.5 đ 1 0.5 đ. C3 0.5đ C1a 2đ. 1 2đ. - Sự phân bố các vùng trồng lúa 2) Công nghiệp. 3) Dịch vụ III- Sự phân hóa lãnh thổ. TỔNG 100%TSĐ = 10đ. - Đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. - Vùng có hoạt động nội thương phát triển nhất nước ta. - Địa bàn thuận lợi cho phát tiển kinh tế của Vùng TDMNBB - Vẽ và nhận xét biểu đồ mật độ dân số của ĐB Sông Hồng - Những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của Bắc Trung Bộ. - Thế mạnh trong nông nghiệp của vùng DH Nam Trung Bộ.. Số câu. C1b 1đ C2 1.5đ. 1 1đ 1 1.5đ. C4 0.5 đ. 1 0.5 đ C5 0.5 đ. 1 0.5 đ C3b 1đ. C3a 1.5đ. C6 0.5 đ. 2 2.5 đ 1 0.5 đ. C1 0.5 đ. 1 0.5 đ. Số Câu. 5. 4. 2. 11. Điểm. 40%TSĐ = 4.0 đ. 40%TSĐ = 4.0 đ. 20%TSĐ = 2.0 đ. 10 đ.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> B- ĐỀ KIỂM TRA: I) TRẮC NGHIỆM : ( 3 đ) Chọn ý trả lời đúng nhât cho các câu sau đây: Câu 1: Thế mạnh trong nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là: A. chăn nuôi bò và chăn nuôi dê B. chăn nuôi dê và trồng cây công nghiệp C. trồng cây công nghiệp và cây lương thực D. chăn nuôi bò, khai thác và nuôi trồng thủy sản. Câu 2: Vùng có ít dân tộc Kinh sinh sống là: A. đồng bằng C. miền núi B. trung du D. ven biển Câu 3: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt là: A. cây lương thực C cây công nghiệp B. cây ăn quả D. cây rau đậu Câu 4: Vùng có hoạt động nội thương phát triển nhất ở nước ta: A. Tây Nguyên C. Đông Nam Bộ B. Đồng bằng sông Hồng D. Trung du và miền núi Bắc Bộ Câu 5: Địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là: A. vùng núi thấp C. các đồng bằng giữa núi B. vùng trung du D. vùng núi Tây Bắc Câu 6: Những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu của vùng Bắc Trung Bộ là: A. sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí B. cơ khí và sản xuất hàng tiêu dùng C. chế biến lương thực thực phẩm và hóa chất D. khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng II) TỰ LUẬN: (7 đ) Câu 1: Cho bảng số liệu: Một số chỉ tiêu về sản xuất lúa Năm 1980 1990 2002 Tiêu chí - Diện tích (nghìn ha) 5600 6043 7504 - Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) 20,8 31,8 45,9 - Sản lượng lúa cả năm (triệu tấn) 11,6 19,2 34,4 - Sản lượng lúa bình quân đầu 217 291 432 người(kg/người).
<span class='text_page_counter'>(3)</span> a) Dựa vào bảng số liệu hãy trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980- 2002 b) Hãy nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta? Câu 2: Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?(1.5đ) Câu 3: Cho số liệu về mật độ dân số của các vùng như sau: Trung du và ĐB sông Vùng Tây Nguyên miền núi Cả nước Hồng Bắc Bộ Mật độ dân số 1178 81 114 242 (Người/ km2 ) a) Vẽ biểu đồ thể hiện mật độ dân số của các vùng trên và nhận xét. b) Cho biết Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp bao nhiêu lần mức trung bình của cả nước, của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.. C- ĐÁP ÁN I). TRẮC NGHIỆM : ( 3 đ) Học sinh chọn ý trả lời đúng như sau: (Mỗi câu đúng được 0,5 đ) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 D C A C B D II) TỰ LUẬN : ( 7 đ) Câu 1: (3đ) a) ( 2d) Những thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa của nước ta thời kì 1980 – 2002 là: (Mỗi ý đúng được 0.5đ) - Diện tích trồng lúa tăng 1904 nghìn ha và tăng 1,34 lần - Năng suất lúa cả năm tăng 25,1 tạ/ ha và tăng 2,2 lần - Sản lượng lúa cả năm tăng 22,8 triệu tấn và tăng 3 lần - Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng 215 kg và tăng 2 lần b) (1 đ) - Những vùng trồng lúa chính ở nước ta là: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. (Đúng tên 2 vùng được 0.5đ) - Vì ở 2 vùng đồng bằng này có địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi…(0.5 đ) Câu 2 : Đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp thực phẩm : - Là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (0.25 đ) - Bao gồm các phân ngành chính đó là: (0.75đ).
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Chế biến sản phẩm trồng trọt ( Xay sát, chế biến rượu bia, bánh kẹo…) (0.25đ) Chế biến sản phẩm chăn nuôi ( Chế biến thịt, trứng, sữa, thực phẩm đông lạnh…)(0.25đ) Chế biến thủy sản ( Làm nước mắm, sấy khô, đông lạnh) (0.25đ) - Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước nhưng tập trung nhất là ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hòa, Đà Nẵng… (0,5đ) Câu 3 (2.5đ) a) ( 1.5đ) Học sinh vẽ được biểu đồ cột, chia tỉ lệ chính xác, khoa học, chú thích phù hợp, đúng tên biểu đồ (1đ) và nhận xét được ĐB sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước (0.5đ) b) ( 1đ) Học sinh tính đúng ĐB sông Hồng có mật độ dân số cao gấp 10.3 lần vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; gấp 14,5 lần vùng Tây Nguyên; gấp 4.9 lần mức trung bình cả nước. (Mỗi phép kết quả đúng được 0.25đ).
<span class='text_page_counter'>(5)</span>