Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.52 KB, 12 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Trần Thị Cam. Luyện học sinh lớp 1 viết đúng viết đẹp PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài Cố Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn mình”. Chữ viết đẹp của học sinh là vấn đề được mọi người trong và ngoài ngành Giáo Dục Đào tạo quan tâm lo lắng . Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thày cô giáo đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học chữ viết. Tuy vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới các môn học khác. Người xưa đã nói : “nét chữ nết người” là hàm ý hai vấn đề : Thứ nhất, nét chữ thể hiện tính cách con người ; thông qua rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người . Vì vậy phong trào “vở sạch – chữ đẹp” vừa là mục đích, vừa là phương tiện trong quá trình rèn luyện học sinh viết đúng, dẫn tới việc viết đúng viết đẹp cho học sinh, nó góp một phần vào việc giáo dục toàn diện cho học sinh ngay từ lớp 1.. II. Lí do chọn đề tài Học sinh lớp 1 ngày đầu tiên đi học ở trường còn rất nhiều bỡ ngỡ . Việc làm quen với chữ viết đối với các em thật khó khăn bởi đôi tay còn vụng về, lóng ngóng. Là giáo viên dạy lớp 1, tôi luôn trăn trở suy nghĩ một câu hỏi : ở lớp 1 có nên tiến hành dạy các em viết đẹp hay không ? Qua việc giảng dạy môn Tập Viết tôi nhận thấy rằng đối với học sinh lớp 1 nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng, viết đẹp ngay là một điều không thực tế, khó có thể thực hiện được. Nhưng nếu cây còn nhỏ mà không uốn thì lớn càng khó uốn hơn. Do vây đối vói từng lớp, giáo viên cần lựa chọn mục tiêu trọng tâm của môn học phù hợp với lứa tuổi để học sinh tiếp thu bài một cách vững chắc nên tôi đã xác định muốn viết chữ đẹp thì việc đàu tiên cần làm ở lớp 1 là rèn cho trẻ có nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng thì mới có cơ sở để viết đúng viết đẹp . Đây chính là yêu cầu có tính quyết định trong việc rèn viết chữ đẹp và đúng cho suốt quá trình học tập của các em.. III. Phạm vi nghiên cứu Qua việc dạy và việc học ở trường, tôi khảo sát những khó khăn sai lầm về tư thế ngồi, kỹ năng viết chữ, tìm ra nguyên nhân dẫn đến sai lầm. Từ đó tôi đưa ra biện pháp khắc phục trong quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng viết đưa ra biện pháp khắc phục trong quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1.. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. Để việc nghiên cứu đạt kết quản tốt, tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu các phương pháp sau: 1 - Phương pháp điều tra..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đó là việc theo dõi, kiểm tra chất lượng chữ viết của học sinh trong lớp 2 - Phương pháp đàm thoại, trao đổi. Cùng với giáo viên trong tổ chuyên môn, tôi bàn bạc và trao đổi về phương pháp, cách học đối với học sinh. 3 - Phương pháp thực hiện. Khi đưa ra biện pháp khắc phục, tôi áp dụng trực tiếp vào quá trình giảng dạy ở lớp. 4 - Phương pháp trắc nghiệm. Tôi sử dụng các bài kiểm tra trước khi thực nghiệm và sau khi thực nghiệm để so sánh kết quả. 5 - Các bước nghiên cứu. Bước 1: Điều tra khảo sát trình độ viết chữ và chữ viết của học sinh. Bước 2: Tổng hợp số liệu đánh giá xếp loại. Bước 3: Thực nghiệm đưa ra kết quả Bước 4: Thu thập kết quả, viết kinh nghiệm. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN NỘI DUNG ĐỀ TÀI: ĐIỀU TRA KHẢO SÁT TRÌNH ĐỘ VIẾT CỦA HỌC SINH LỚP 1E 1- Khi tiến hành, tôi đã theo dõi và kiểm tra chất lượng tập viết đầu năm của lớp, tôi kiểm tra 2 bài tập sau: Bài 1: Viết vở 5 ô li mỗi chữ một dòng e, v, bê, ve, bế bé Bài 2: Viết vở 5 ô li. bé vẽ bê hè về bế bé Sau khi chấm bài tôi thu được kết quả như sau: Kết quả bài 1:. Kết quả bài 2:. Loại giỏi:. 5em/29em = 17,2%. Loại khá. 8em/29em. Loại trung bình. 12em/29em = 41,3%. Loại yếu. 4em/29em. Loại giỏi:. 4em/29em = 13,7%. Loại khá. 9em/29em = 31%. = 27,5% = 13,7%.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Loại trung bình. 11em/29em = 37,9%. Loại yếu. 5em/29em = 17,2%. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ. 1 – Các dạng sai lầm của học sinh. - Chữ viết chưa đúng cỡ độ cao, độ rộng (nhất là bài tập 2), điểm đặt bút, dùng bút chưa đúng. - Chữ viết chưa liền mạch. - Dấu thanh, dấu phụ ghi chưa đúng vị trí đa số viết dấu quá to, dấu đặt xa chữ, có em dấu chạm vào chữ, dấu không đúng chữ ghi âm chính. - Chữ viết xấu, các nét nghiêng ngả, méo, khoảng cách các chữ không đều. - Tư thế ngồi, cách cầm bút sai đa số các em ngồi cúi mặt với vở, người cong vẹo, vai thấp vai cao, rất nhiều em cầm bút bằng 4 ngón tay, có em cầm cả 5 ngón tay, thậm chí cầm 3 ngón tay nhưng chưa chụm cả 3 ngón tay vào quản bút, cán bút vuông góc với mặt vở, có em cầm bút ngả về phía trước. 2 – Nguyên nhân. Thứ nhất: Do học sinh chưa nắm các nét cơ bản và cấu tạo các chữ ghi âm, vần, tiếng, dấu thanh; chưa nắm vững quy trình viết chữ cái, quy trình nối các nét trong chữ cái, nối các chữ cái trong chữ ghi tiếng nên chữ viết mới sai độ cao, độ rộng, các nét chữ rời rạc, không đều. Thứ hai: Do nhận thức hạn chế của đa số các bậc phụ huynh học sinh về mẫu chữ và tầm quan trọng của môn Tập viết, sự thiếu quan hướng dẫn các em trong thời gian học ở nhà cũng như chuẩn bị dụng cụ học tập cho các em. Thứ ba: Do học sinh chưa được hướng dẫn, uốn nắn một cách tỉ mỉ, kịp thời thường xuyên từ việc cầm bút, ngồi viết và cách viết theo đúng quy định ngay từ khi các em mới bắt đầu đi học. Thứ tư: Do tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 1, các em chóng nhớ nhưng lại mau quên, vì các em chuyển từ hoạt động chính là vui chơi sang hoạt động chính là học tập nên các em mau chán, không luyện tập theo đúng yêu cầu của giáo viên. Tốc độ viết nhanh, viết ngoáy cũng là hạn chế để các em viết xấu, viết sai. Từ những nguyên nhân đó, tôi nghĩ nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy – học tập viết cho học sinh lớp 1. Trên cơ sở đó tôi đã nghiên cứu đưa ra biện pháp khắc phục trong quá trình giảng dạy tại lớp của mình. III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Để đạt được mục đích yêu cầu luyện cho học sinh lớp 1viết đúng, viết đẹp, khắc phục được nhược điểm đã nêu, tôi đề ra những biên pháp sau: 1 – Giáo viên nắm chắc kiến thức, viết tốt mẫu chữ quy định để dạy học sinh..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trước hết, giáo viên phải nắm chắc cấu tạo, quy trình chữ viết theo đúng mẫu chữ viết trong trường Tiểu học.. Cụ thể: Về mẫu chữ - mẫu chữ cái viết thường. - Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị: b, l, h, k, g, y. - Các chữ cái được viết với độ cao 2 đơn vị: d, đ, q, p. - Các chữ cái được viết với độ cao 1,5 đơn vị: t. - Các chữ cái được viết với độ cao 1,25 đơn vị: r, s. - Các chữ cái còn lại được viết với độ cao 1 đơn vị: o, ô, ơ, a, ă, â, u, ư, i, c, e, ê, n, m. - Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh 0,5 đơn vị. - Mẫu chữ cái viết hoa: Các chữ cái được viết với độ cao 2,5 đơn vị, riêng hai chữ cái được viết với độ cao 4 đơn vị là: Y, G. - Mẫu chữ số được viết với độ cao 2 đơn vị..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ngoài nắm vững mẫu chữ tôi còn phải viết đúng, viết đẹp. Bởi học sinh Tiểu học, nhất là lớp 1 thường hay bắt trước giáo viên. Vì thế, tôi phải thường xuyên tự luyện chữ của mình sao cho đúng, đẹp. Mỗi năm học tôi đều có vở tập viết của mình viết sẵn, vừa để luyện chữ vừa thuận tiện cho việc hướng dẫn, làm mẫu cho học sinh tập viết. Tôi còn sưu tầm những bài viết, vở viết sạch đẹp của những năm trước của chính học sinh trong lớp để giới thiệu cho học sinh học tập. 2 – Dạy học sinh có cách cầm bút và tư thế ngồi viết đung..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Để học sinh có thể tránh được bệnh cong vẹo cột sống, bệnh cận thị thì giáo viên phải luyện cho học sinh có được một tư thế ngồi thật đúng, thật thoải mái. Muốn vậy, người giáo viên cũng phải có tư thế ngồi thật đúng để học sinh bắt trước. Ngay mỗi giờ đầu tập viết tôi đều cho học sinh ngồi đúng tư thế, lưng thẳng, ngực không áp vào bàn, hai chân đặt song song, vuông góc với mặt đất, tay phải cầm bút, tay trái giữ mép vở, vai ngang bằng, đầu hơi cúi để cách mắt với vở khoảng 20 – 30cm (tôi cho học sinh chống cùi chỏ tay trên mặt bàn, ngửa bàn tay ra, áp trán vào sát lòng bàn tay để ước lượng khoảng cách mặt với vở). Cách cầm bút tôi cũng làm mẫu và hướng dẫn tỉ mỉ: Ngón cái và ngón trỏ đặt ở phía trên, ngón giữa ở phía dưới đỡ đầu bút cách đầu bút khoảng 1đốt ngón tay, cán bút nghiêng về bên phải cổ tay; khi viết đưa bút khoảng 1 đốt ngón tay, nhẹ nhàng không ấn mạnh. Khi học sinh nắm các cách cầm bút, cách ngồi thì trước lúc viết tôi thường cho học sinh nhắc lại và thực hiện theo đúng quy định: “Tay phải cầm bút bằng 3 ngón tay, tay trái giữ mép vở, lưng thẳng, đầu hơi cúi, ngực không tì vào bàn”. Trong quá trình học sinh viết rất hay quên, thay đổi tư thế ngồi đúng, lúc đó tôi lại phải kiên nhẫn chỉnh sửa cho từng em. Lặp đi lặp lại nhiều lần, các em cũng dần dần ngồi đúng, cầm bút đúng. Để viết dễ, chữ đẹp tôi còn hướng dẫn các em cách để vở hơi chếch bên trái, khi viết xuống những dòng dưới, các em tự đẩy vở lên trên để cánh tay luôn tì lên mặt bàn làm điểm tựa khi viết..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> 3- Dạy cho học sinh có kỹ thuật viết đúng, viết đẹp. Ngay từ đầu, Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm chắc, viết tốt các nét cơ bản của chữ viết về tên gọi, điểm đặt bút, điểm dừng bút.. Tôi cho học sinh nắm được các thuật ngữ: “Dòng kẻ ngang 1, dòng kẻ ngang 2, …. dòng kẻ ngang 5; Dòng kẻ dọc 1, dòng kẻ dọc 2, … dòng kẻ dọc 5”. Học sinh nắm chắc cách viết các nét sẽ nắm được cấu tạo của từng chữ cái và việc nối chữ cái thành chữ sẽ dễ dàng hơn. Để học sinh viết không bị rời rạc, đứt nét phải nhấn mạnh hơn chỗ nối nét, nối chữ nhất là chỗ rê bút, nhắc các em viết liền mạch đến đâu mới được nhấc bút, ở phần đầu học chữ ghi âm, học âm nào học sinh nắm chắc độ cao, độ rộng, từng nét từng chữ. Khi dạy sang phần vần tuy không cần hướng dẫn quy trình viết từng chữ song tôi vẫn thường xuyên cho học sinh nhắc lại độ cao các chữ cái, những chữ cái nào có độ cao bằng nhau, khoảng cách giữa các chữ cái trong một chữ, giữa chữ với chữ. 4- Khắc sâu những chi tiết học sinh thường gặp khó khăn..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Đó là, giáo viên cần nhấn mạnh chỗ ghi dấu thanh với vần, từng loại vần, cái khó với học sinh là không biết ghi dấu thanh ở vị trí nào nhất là những chữ có từ 2,3 chữ cái trở lên. Khi dạy mỗi vần mới, cuối cùng tôi đều cho học sinh nhận xét chốt lại những chữ ghi vần đó thì viết dấu thanh ở chữ cái ghi âm gì. Đặc biệt ở bài ôn tập mỗi loại vần tôi đều khắc sâu vị trí ghi dấu thanh.Với chữ có dấu phụ là dấu mũ như ô, ơ, ê, thì thanh sắc, huyền, hỏi phải ghi ở bên phải dấu mũ còn thanh ngã thì ghi ở giữa, phía trên của dấu mũ, các dấu thanh phải ngay ngắn, cân đối nằm đúng dòng li quy định và không được chạm vào chữ cái hay dấu phụ. 5- Xây dựng chương trình và phương pháp dạy học cụ thể cho mỗi phần học, mỗi tiết học tập viết cũng như mỗi phần luyện tập. Với mỗi giờ Tập viết, tôi đều thực hiện đầy đủ các bước hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét; giáo viên viết mẫu; học sinh tập viết bảng con, bảng lớp; hướng dẫn học sinh viết vào vở đến bước chấm bài và chữa bài. Khi hướng dẫn học sinh thực hành luyện viết tôi luôn quan tâm theo dõi hoạt động viết chữ của học sinh để kịp thời nhắc nhở và uốn nắn, giúp đỡ để học sinh viết đúng hoặc biểu dương những học sinh viết đẹp; giúp học sinh thấy rõ thành công hay hạn chế trong bài tập viết của các em. Trong quá trình dạy viết, tôi còn để học sinh tự nhận xét chữ viết, tự sửa chữa cho nhau khi cần thiết. Những em viết yếu, ngoài sự kèm cặp của cô giáo còn được sự giúp đỡ của các bạn trong nhóm, trong lớp. Tốc độ viết cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chữ viết. Thời gian đầu tôi cho các em viết chậm. Khi viết đẹp tôi mới cho tăng dẫn tốc độ viết, tạo cho các em thói quen khi viết song mỗi chữ, mỗi từ, phải nhẩm lại kiểm tra độ chính xác Một phương pháp không thể thiếu khi rèn chữ viết là phương pháp luyện tập, mỗi học sinh ngoài vở tập viết bắt buộc ra tôi còn cho các em chuẩn bị 2 loại vở nữa là vở ô li (loại giấy đẹp) và vở thực hành luyện viết để hướng dẫn tập viết ở nhà và luyện tập vào giờ học tăng (buổi chiều). Mỗi loại vở tôi đều thường xuyên chấm điểm, nêu ưu khuyết điểm cho từng em. Việc luyện viết theo nhóm nét, tôi thấy rất hiệu quả để các em viết đẹp, nắm chắc mẫu chữ. Tôi chia chữ viết thành các nhóm để rèn luyện như sau: - Nhóm nét cong gồm các chữ: o, ô, ơ, c, x. - Nhóm nét móc gồm: m, n, u, ư, i, t, v. - Nhóm nét khuyết gồm: b, l, h, k, g, y. - Nhóm nét thắt gồm: r, s, e, ê. - Nhóm nét cong và nét móc gồm: a, ă, â, d, đ. - Nhóm nét cong và nét sổ gồm: p, q. Khi dạy học sinh cỡ chữ nhỏ tôi cũng thường xuyên luyện theo cách đó giúp các em nhớ lâu viết đều nét, đúng độ cao các chữ cái. 6 - Chuẩn bị cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ cho dạy – học Tập viết. Ở lớp ngoài sự trang bị sẵn có như bàn, ghế đúng quy cách, các bóng đèn điện phục vụ ánh sáng đầy đủ, tủ đụng đồ dùng dạy học; tôi còn treo thêm mẫu chữ viết và.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> sổ quy định trong trường Tiểu học, kẻ bảng lớp để thuận tiện cho việc dạy tập viết như: có bảng kẻ các dòng li phóng to như vở Tập viết để viết mẫu và hướng dẫn viết vở. Tôi thương xuyên phối hợp với phụ huynh học sinh của lớp để giúp đỡ các em. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã bàn bạc, thống nhất về sự chuẩn bị và cách dạy kèm cặp các cháu ở nhà. Tôi đề nghị cha mẹ học sinh chuẩn bị cho các em bàn học, góc học tập đủ ánh sáng, vở 48 trang có bìa bao nhựa, bảng kẻ ô vuông 1 mặt, ô li 1 mặt, phấn không bụi, hộp đựng giẻ lau, bút chì mềm, bút máy mực đen, thước kẻ, giấy thấm mực. Sau 8 tuần viết bút chì, học sinh bắt đầu viết bút mực và vở luyện viết đúng viết đẹp lớp 1. Để tránh bẩn tôi phải hướng dẫn tỉ mỉ cách lấy mực, cầm bút , viết xong lắp bút, thấm mực, mỗi cuốn vở viết cho các em kèm một miếng giấy ăn để thấm mực. 7 – Tổ chức các trò chơi và phong trào thi đua “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” Để dạy – học tập viết thành công phải có sự hướng dẫn tỉ mỉ, từng li, từng tí của giáo viên. Mặt khác, giáo viên còn phải hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh. Không nên cho các em ngồi viết liền trong một thời gian dài dễ gây mỏi tay và chán. Cần thường xuyên tổ chức các trò chơi thi viết chữ đẹp trong mỗi tiết học,. Tổ chức thi “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” Trong từng tháng. Động viên khen ngợi kịp thời những tổ hay cá nhân thực hiện tốt, đặc biệt những tổ hay cá nhân có tiến bộ tạo cho học sinh sự ánha khởi hăng hái thi đua luyện viết đúng, viết đẹp.. VI. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Sáng kiến kinh nghiệm này sẽ áp dụng được với tất cả các đối tượng lớp 1, những em có tố chất phát triển bình thường. PHẦN KẾT LUẬN I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. Qua quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy với biện pháp và kết quả nêu trên, tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau: Để học sinh viết đúng, viết đẹp rất cần ở giáo viên sự tỉ mỉ uốn nắn từng nét cho cả lớp và cho từng bàn tay nhỏ, sự kiên nhẫn làm đi làm lại nhiều lần với tất cả tấm lòng yêu thương học trò của thầy cô giáo. Mỗi giáo viên phải nắm chắc kiến thức, quy trình kỹ thuật viết chữ để dạy tốt từng tiết tập viết cho học sinh. Phải đưa ra phương pháp dạy học cụ thể để phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình tuân theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Sử dụng phương pháp làm mẫu, bắt trước, mỗi giáo viên phải tự rèn luyện mình từ chữ viết ở vở, ở bảng đến tư thế ngồi viết, cách cầm bút để làm gương nhất là trước mắt học trò. Trong dạy học Tập viết cần phải thường xuyên tổ chức các trò chơi thi viết nhanh, viết đẹp tạo sự hứng thú rèn luyện cho học sinh. Sự phối hợp giữa cha mẹ học sinh với các thầy cô giáo sẽ tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất về mọi mặt, giúp ích rất nhiều cho việc nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> II. Ý NGHĨA VÀ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Với các biện pháp nêu trên, tôi đã thực hiện và suốt quá trình giảng dạy tôi thấy chất lượng Tập viết lớp tôi được nâng lên rõ rệt. Cuối học kì I năm học 2012 -2013 tôi cho học sinh thực hiện hai bài kiểm tra sau: Bài 1: Viết bài 64, 65 sách tập viết trang 38 tập 1. Bài 2: Tôi cho học sinh viết các từ trong sách Tiếng việt tập 1 trang 164, 166 : ach , cuốn sách; ich, êch, tờ lịch, con ếch Sau khi chấm điểm tôi thu được kết quả sau: Kết quả bài 1:. Kết quả bài 2:. Loại giỏi:. 15em/29em = 51,7%. Loại khá. 11em/29em = 37,9%. Loại trung bình. 3em/29em = 10,3%. Loại yếu. không có. Loại giỏi:. 16em/29em = 55,1%. Loại khá. 12em/29em = 41,3%. Loại trung bình. 1em/29em = 3,4%. Loại yếu. không có. * Kết quả xép loại vở sạch chữ đẹp của lớp: THỜI ĐIỂM ĐÁNH GIÁ. LOẠI A. LOẠI B. LOẠI C. SL. %. SL. %. SL. %. Đầu năm học. 3. 10,3%. 11. 37,9%. 15. 51,7%. Cuối học kỳ I. 19. 65,5%. 9. 31%. 1. 3,4%. Kết quả trên đã khẳng định biện pháp mà tôi thực hiện là có hiệu quả. Không những các em viết đẹp, viết đúng mà các em còn có tư thế ngồi đúng. III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu tham khảo thêm nhiều tài liệu hướng dẫn dạy Tập viết, các sách, báo, tạp chí, tham gia các chuyên đề bồi dưỡng của Phòng GD & ĐT, tổ chuyên môn đưa ra biện pháp tốt nhất cho từng đối tượng học sinh trong dạy học Tập viết VI. NHỮNG KIẾN NGHỊ. 1. Đối với phòng GD & ĐT Cần duy trì tổ chức các hội thi “Viết chữ đẹp” cho giáo viên và học sinh Tiểu học mở rộng từ lớp 1 đến lớp 5. 2. Đối với trường. Tổ chức các chuyên đề về chữ viết để đánh giá và rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp của trường, của từng khối lớp..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Trưng bày các bài viết đẹp, tập vở sạch cho học sinh toàn trường tham khảo. 3. Đối với giáo viên. Cần thấy được vị trí, tầm quan trọng của phân môn Tập viết ở các lớp. Mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho các em noi theo, từ tư thế ngồi viết, cách cầm bút đến chữ viết bảng, cách trình bày bảng, cách chấm bài, nhận xét cho học sinh. V. KẾT LUẬN CHUNG. Mục tiêu giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về mọi mặt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt nam XHCN, nâng cao chất lượng dạy học Tập viết trong dạy học Tiếng Việt cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Ngay từ lớp 1 cần bồi dưỡng cho học sinh có được đức tính và thái độ cần thiết như: lòng say mê, ý chí quyết tâm, tính cẩn thận, chính xác, óc thẩm mĩ. Tinh thần trách nhiệm.. trong rèn luyện chữ viết. Việc rèn chữ viết đúng và đẹp vẫn đang là mối quan tâm của nhiều người nhất là những người trực tiếp giảng dạy. Việc tìm ra khó khăn và hướng khắc phục cùng với sự dạy dỗ công phu của các thầy cô giáo theo một phương pháp khoa học và kinh nghiệm đã được đúc kết cùng với việc kèm cặp thường xuyên của các bậc phụ huynh, sự nỗ lực kiên trì của mỗi học sinh thì chắc chắn chất lượng chữ viết ngày càng được nâng cao. Trên đây là một số nghiên cứu đánh giá và biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 1 viết đúng, viết đẹp được thực hiện trong quá trình dạy học của tôi. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài này của tôi được hoàn thiện hơn.. PHỤ LỤC PHẦN THỨ NHẤT I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................... II. CƠ SỞ KHOA HỌC THỰC TIỄN................................................................. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................1 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................1 V. CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU.........................................................................2 PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG:.........................................................................................................2 I. ĐIỀU TRA KHẢO SÁT TRÌNH ĐỘ TẬP VIẾT CỦA HỌC SINH................2.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN.........................................................3 III. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẬP VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1...............................................................................................4 IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM.....................................................................10 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM...........................................................................9 VI. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...........................9 PHẦN THỨ BA I. KẾT LUẬN CHUNG.....................................................................................10 II. PHƯƠNG HƯỚNG TIẾP TỤC TỔNG KẾT KINH NGHIỆM.................. III. NHỮNG KIẾN NGHỊ...................................................................................11.
<span class='text_page_counter'>(13)</span>