Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN-Giao duc tu tuong tinh cam trong day hoc Van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.15 KB, 23 trang )

SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn
LIÊN HỆ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, TÌNH CẢM TRONG
DẠY HỌC VĂN Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ
PHẦN I : LỜI NÓI ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Nhân loại bước vào thế kỷ XXI tính đến nay đã gần một thập kỷ. Con người
đã đạt được những thành tựu vượt bậc về khoa học kỹ thuật. Nhờ những thành tựu
đó con người đã khám phá cuộc sống ở nhiều phương diện.
Giải quyết tốt các vấn đề đặt ra của cuộc sống. Sau thời kỳ bùng nổ thông
tin khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ XX nhiều người dự đoán thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ
của khoa học nhân văn. Khi điều kiện vật chất có thể xem như đầy đủ và thỏa mãn
ở một trình độ cao, con người sẽ nhìn lại chính mình đểû hoàn thiện nhân cách và
làm cho mối quan hệ trong cộng đồng tốt đẹp hơn. Vì vậy rất cần văn học để soi
sáng và điều chỉnh cái “Thế giới trong ta” của họ. Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn
học. Văn học là khoa học mũi nhọn của thế kỷ XXI. Những nhà khoa học đã dự
đoán như vậy cũng không phải là không có cơ sở. Nhưng cái thế giới trong ta ấy sẽ
sinh động, cụ thể hơn, thực hơn được biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc trong mọi tâm
trạng cảnh ngộ, mọi người một cách đa dạng phong phú hơn nếu được văn chương
hỗ trợ, giáo viên giúp sức. Và như vậy môn văn trong nhà trường và ngoài xã hội
nhất đònh sẽ có chỗ đứng vững chắc. Cho dù hiêïn nay, môn văn chưa được đánh
giá cao, chưa được đặt ngang hàng với các môn khoa học tự nhiên nhưng không
thể phủ nhận vò trí và tầm quan trọng của nó. “Liên hệ giáo giục tư tưởng, tình
cảm trong dạy học văn” góp phần hình thành nhân cách bồi dưỡng trí tuệ tình cảm
cho mỗi con người, tác động đến chỗ sâu kín nhất trong mỗi tâm hồn của mỗi chủ
thể. Nó có tác dụng khơi dậy chất người, thắp lên nguồn sáng cho những cá nhân
trong xã hội.
Hiện nay dưới tác động của cơ chế thò trường có một thực tế đáng buồn là,
trong cách nhìn nhận của nhiều người môn văn còn xem nhẹ. Tư tưởng thực dụng,
học các môn khoa học tự nhiên, hay ngoại ngữ dễ xin việc hơn, kiếm được nhiều
tiền hơn, đã và đang xâm nhập vào tư tưởng học sinh qua sự tác động của gia đình
và xã hội. Trước thực tế đó, giáo viên dạy văn nên có tầm nhìn xa, tin vào thế kỷ


XXI sẽ là thế kỷ của nhân văn, từ đó có ý thức khai thác chất văn, chất người thông
1
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn
qua dạy học văn, hướng học sinh vào thế giới văn chương, thắp lên điểm sáng trong
tâm hồn các em. Muốn làm được như vậy, không thể bỏ sót khâu “Giáo dục tư
tưởng, tình cảm trong dạy học văn”.
Làm tốt vấn đề trên sẽ giúp học sinh có cái nhìn tích cực hơn đối với bộ môn
Ngữ văn, nâng cao vò trí và tầm quan trọng của môn văn. Hơn nữa còn giúp các em
trở thành những con người có ý thức tu dưỡng, biết yêu thương q trọng gia đình,
bè bạn biết hướng tới những tình cảm đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ
phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn
luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo bước đầu cảm thụ các giá trò chân,
thiện, mỹ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học.
Xuất phát từ những quan điểm trên tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề “LIÊN HỆ
GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, TÌNH CẢM TRONG DẠY HỌC VĂN” vào bài viết của
mình, coi đó là những trăn trở của người giáo viên dạy văn trước thực trạng vò trí
của môn hiện nay. Tuy nhiên do chủ quan, nghệ thuật sư phạm của người viết có
hạn nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự góp ý chỉ bảo
các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để lần viết sau được hoàn thiện hơn. Tôi xin
chân thành cảm ơn.
II. NỘI DUNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI.
1. NỘI DUNG.
Nội dung của đề tài được thể hiện thông qua tên gọi của đề tài “Liên hệ giáo
giục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn” thực ra vấn đềø này không xa lạ đối với
giáo viên dạy Ngữ văn, nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên trong quá trình thiết kế
bài dạy, qua giờ dạy vấn đề này chưa thực sự chú trọng. Có thể đây là một vấn đề
khó, đòi hỏi tài năng sư phạm của mỗi giáo viên. Làm sao để khâu giáo dục không
hời hợt, khiên cưỡng. Làm sao để khâu giáo dục trong dạy học văn không trở thành
bài giảng đạo đức hay bài giảng Giáo dục công dân. Làm sao để giáo dục tư tưởng
tình cảm đi sâu vào thế giới tâm hồn của học sinh một cách hài hòa nhẹ nhàng mà

sâu sắc, lắng đọng mà vững bền.
Giải quyết vấn đề trên có ý nghóa tích cực đối với giáo viên lẫn học sinh. Với
giáo viên giúp nâng cao ý thức tìm tòi, suy nghó thiết kế bài dạy, thực hiện tốt mục
tiêu môn Ngữ văn trong nhà trường, giáo viên Ngữ văn yêu nghề hơn. Về phía học
sinh, giúp các em có cái nhìn tích cực hơn, soi rọi vào tâm hồn, khơi dậy chất văn,
thắp lên điểm sáng trong mỗi con người. Mặt khác giúp học sinh hiểu bài sâu hơn,
nhất là những học sinh giỏi.
2
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn
2. PHẠM VI ĐỀ TÀI .
Do điều kiện thời gian, tư liệu và khả năng của người viết nên đề tài chỉ giới
hạn trong việc “ Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm” cho học sinh thông qua phân
môn văn học. Xét về mục tiêu, môn Ngữ văn giúp học sinh hình thành kiến thức,
kó năng và thái độ, tình cảm. Ở đây người viết thiên về giáo dục tư tưởng, tình
cảm. Nói như vậy không phải tác giả bài viết xem nhẹ hai mục tiêu trên, mà vấn
đề là người viết chọn vấn đề mà mình tâm đắc. Ở bài viết này người viết không có
tham vọng giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh trong mọi tình huống, mọi bài
học mà chỉ giới hạn trong việc giáo dục tình cảm qua việc dạy các văn bản tự sự
tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn bậc trung học cơ sở.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phối hợp nhiều phương pháp; phân tích, phân loại, so sánh, thống kê, nghiên
cứu…
IV. LỊCH SỬ VẤÙN ĐỀ.
Thực ra vấn đề “Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn”
không phải là vấn đềø hoàn toàn mới. Trước đây đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều
giáo viên đứng lớp lâu năm trăn trở tìm tòi sáng tạo. Nói như vậy không có nghóa
là vấn đề bài viết này đưa ra không có gì mới. Dưới phương pháp luận mà nhà
nghiên cứu Nguyễn Văn Bổng và Phan Trọng Luận đưa ra, qua kinh nghiệm của
những năm trực tiếp đứng lớp giảng dạy, bài viết này góp phần làm sáng tỏ thêm
những vấn đề cụ thể, chi tiết hơn trong từng bài dạy ở bậc THCS để góp thêm tiếng

nói của mình về vấn đề mà các bậc tiền bối rất tâm đắc.
V. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI.
1. Ý nghóa khoa học.
Góp phần soi sáng một vài khía cạnh phương pháp thiết kế bài dạy theo
hướng đảm bảo mục tiêu ngôn ngữ ở trường trung học sơ sở.
2. Ý nghóa thực tiễn .
Giúp cho việc giảng dạy Ngữ văn ở bậc trung học cơ sở được tốt hơn, rút ra
những bài học bổ ích trong quá trình giảng dạy. Góp phần đảm bảo nguyên tắc
“ Dạy học văn gắn với đời sống”. Góp phần giúp học sinh ham thích môn Ngữ văn
theo hướng tích cực chủ động, giáo dục tình cảm đẹp, góp phần hình thành nhân
cách cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
3
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn
VI. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI: Gồm 5 phần
Phần I: Lời nói đầu. ( mục I đến VI)
Phần II: Phần nội dung. ( giải quyết vấn đề)
Phần III: Đánh giá kết quả.
Phần IV: Phần kết luận.
Phần V: Tài liệu tham khảo.

4
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn
PHẦN II
LIÊN HỆ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, TÌNH CẢM TRONG
GIẢNG DẠY CÁC VĂN BẢN TỰ SỰ Ở BẬC THCS
Trong chương trình Ngữ văn bậc THCS kiểu bài tự sự chiếm tỷ lệ khá lớn
95/561 tiết (16,9%) riêng kiểu bài tự sự trong phân môn Văn học chiếm tỷ lệ
95/232 tiết (40,6%)
Trong đó lớp 6 : 38 tiết; lớp 7: 9 tiết; lớp 8 : 17 tiết; lớp 9 : 31 tiết.
Nhìn vào tỷ lệ trên chúng ta thấy văn bản tự sự có vò trí rất quan trọng trong

chương trình Ngữ văn bậc THCS. Điều đáng mừng là các văn bản tự sự được tuyển
chọn trong chương trình có tính giáo dục rất cao. Xin điểm qua một số tác phẩm
như vậy.
I. CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 6.
1. Không phải ngẫu nhiên mà trong sách Văn học 6 CCGD 1995 và sách Ngữ
văn 6 - 2002 đều chọn tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài để đưa vào
chương trình SGK. Trước hết truyện mang yếu tố đồng thoại phù hợp với sự tiếp
nhận của trẻ em nhất là trẻ em lớp 6. Mặt khác, dù chỉ học đoạn trích nhưng nó có
tính giáo dục rất sâu sắc. Có lẽ vì vậy tác phẩm của Tô Hoài vượt khoảng cách
không gian và thời gian đến với bạn đọc khắp thế giới, khẳng đònh một sức sống
lâu bền.
Học sinh lớp 6 ở độ tuổi 12-13 xét về mặt tâm lý, các em thường hiếu động,
thích đùa nghòch, hướng ngoại, thích quan sát đối tượng. Nắm được đặc điểm này
giáo viên nên đưa yếu tố giáo dục thông qua việc tìm hiểu văn bản bằng các câu
hỏi như :
-Theo em nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” có
nét gì đẹp và chưa đẹp?
Học sinh dễ dàng phát hiện được Dế Mèn có vẻ đẹp ngoại hình cường tráng,
sống động hấp dẫn : “ Đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt nhọn hoắc, cái đầu nổi
từng tảng trông rất bướng, hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi
máy, sợi râu dài uốn cong”. Vẻ đẹp cường tráng còn được thể hiện trong từng điệu
bộ, đôïng tác của Dế Mèn : Co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ: lúc đi
bộ thì cả người rung rinh một màu bóng mỡ; hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng
5
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn
nhai ngoàm ngoạp : chốc chốc lại trònh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt
râu.

Giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn Miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của Dế
Mèn.

- Em thấy trong đoạn văn trên, để miêu tả vẻ đẹp cường tráng Dế Mèn tác giả
đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (Miêu tả)
- Muốn miêu tả được như vậy, cần phải có thói quen nào ? ( Quan sát )
Từ đó giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức quan sát. Đây là một đoạn văn
đặc sắc có thể coi là mẫu mực về miêu tả loài vật. Giáo viên tích hợp kiến thức tập
làm văn về văn miêu tả: Quan sát tưởng tượng, tích hợp với phần Tiếng Việt về hệ
thống tính từ trong đoạn văn (cường tráng, mẫm bóng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, nâu
bóng, đen nhánh, ngoàm ngoạp, hùng dũng, khoan thai … )
Ở đây có thể kết hợp củng cố cho học sinh về tính từ và chức năng hiệu quả
của việc sử dụng đúng chỗ từ loại này. Sau khi phân tích nét đẹp của Dế Mèn, giáo
viên cho học sinh tìm hiểu nét chưa đẹp, chưa hoàn thiện trong tính nết, trong nhận
thức và hành động của một chàng dế thanh niên ở tuổi mới lớn. Đó là tính kiêu
căng, tự phụ về sức mạnh và vẻ đẹp của mình. Xem thường mọi người, hung hăng
xốc nổi. Những nét chưa đẹp ấy thể hiện rõ trong các hành vi: Đi đứng oai vệ, quát
nạt chò Cào Cào, anh Chấu Chấu, đá anh Gọng Vó, cà khòa bà con hàng xóm, tưởng
mình sắp đứng đầu thiên hạ… Đó là những hành động cần phê phán của Dế Mèn
kiêu căng, xốc nổi.
“Bài học đường đời đầu tiên” là một văn bản thuộc kiểu phương thức biểu
đạt tự sự. Nói đến văn bản tự sự là nói đến nhân vật cốt truyện và tình huống
truyện. Giáo viên có thể tích hợp phần tập làm văn khi dạy văn bản này.
- Theo em tình huống truyện nào dẫn đến Dế Mèn rút ra được bài học đường
đời đầu tiên cho mình ?
Giáo viên cho học sinh tìm hiểu đoạn 2 kể chuyện Dế Mèn bày trò trêu chò
Cốc để khoe khoang trước anh hàng xóm Dế Choắt, dẫn đến cái chết thảm thương
của người bạn xấu số này. Giáo viên cho học sinh tìm và nhận xét ngôn ngữ (cách
xưng hô, lời lẽ giọng điệu) của Dế Mèn và Dế Choắt. Từ đó nhận xét thái độ của
Dế Mèn với người bạn hàng xóm (tròch thượng, khinh thường, không quan tâm giúp
đỡ…) Đó là thái độ sống thế nào?( Ích kỷ, đáng phê phán)
- Theo em vì sao Dế Choắt bò chết oan?(Do trò đùa nghỗ nghòch của Dế
Mèn )

6
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn



Giáo viên giáo dục học sinh ý thức chín chắn trong suy nghó, hành động,
tránh đùa cợt không đúng chỗ, quá trớn. Cái chết thảm thương của Dế Choắt làm
minh chứng và hệ quả của thói hung hăng xốc nổi của Dế Mèn.
Tiếp xúc tác phẩm, thoạt đầu bạn đọc ít có thiện cảm với Dế Mèn vì Dế
Mèn tròch thượng, hung hăng xốc nổi, khinh thường không quan tâm giúp đỡ kẻ
yếu. Nói cách khác Dế Mèn hung hăng khoác lác trước kẻ yếu nhưng lại nhát sợ
trước kẻ mạnh. Thế nhưng, tính cách nhân vật này không dừng lại ở đó. Sau cái
chết của Dế Choắt do trò đùa nghỗ nghòch của mình gây ra, Dế Mèn đã hối hận,
nhận ra lỗi lầm và biết rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
Giáo viên có thể bình : Qua nhân vật Dế Mèn, phải chăng nhà văn Tô Hoài
muốn gửi bức thông điệp tới bạn đọc : Ở đời ai cũng có thể mắc sai lầm, cái chính
là ở chỗ họ biết nhận ra lỗi lầm mà sửa chữa hay không?
Sau bài học đường đời đầu tiên với giá quá đắt, Dế Mèn đã trưởng thành,
biết bênh vực kẻ yếu, không hám danh, Dế Mèn đã dũng cảm dám đương đầu với
kẻ mạnh, kẻ ác là võ só Bọ Ngựa-Giáo viên gợi mở, kích thích học sinh đọc trọn
vẹn tác phẩm.
2. Khác với sách Văn học 6 CCGD, sách Ngữ văn 6 có đưa vào một văn bản
mới “Bức tranh của em gái tôi”- Tạ Duy Anh. Theo tôi đây không phải là vô tình
mà là sự tuyển chọn có dụng ý của nhóm biên soạn SGK Ngữ văn 6. Bức tranh của
em gái tôi là một truyện ngắn đặc sắc, đậm tính nhân văn cao, có ý nghóa giáo dục
lớn.
Tạ Duy Anh kể một câu chuyện gần gũi với lứa tuổi thiếu niên, trong đời
sống hàng ngày của gia đình. Qua đó tác phẩm đã nêu được một cách thuyết phục
vấn đề về thái độ, cách ứng xử của người có tài năng đối với những người xung
quanh mình. Thông thường người ta dễ sinh thói ghen tỵ, mặc cảm, tự ti khi chứng

kiến tài năng hay sự thành đạt của một người gần gũi với mình. Và ngược lại, kẻ có
tài năng hay được đề cao cũng sinh ra kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người
xung quanh. Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã khêu gợi sự suy nghó để đi
tới nhận thức và hành động đúng đắn trước tình huống đó của mỗi người đọc. Tác
phẩm có ý nghóa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì
bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân
7
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn
vật chính. Khi dạy văn bản này, sau khi cho học sinh xác đònh ngôi kể, tác dụng
của ngôi kể, giáo viên cho học sinh tìm hiểu nhân vật chính.
- Theo em trong truyện này ai là nhân vật chính?

Thực tếá qua giờ dạy ở lớp, có nhiều học sinh cho rằng người anh là nhân vật
chính, số khác lại cho rằng người em gái chính là nhân vật chính, một số em khác
lại cho rằng nhân vật chính là hai anh em. Giáo viên tích hợp cho học sinh những
kiến thức đã học trong học kỳ I.
Vì sao em cho đó là nhân vật chính?(có vai trò quan trọng, được hiện lên
qua nhiều mặt). Vậy nhân vật chính ở văn bản này là hai nhân vật anh trai Kiều
Phương và Kiều Phương. Giáo viên đặt tiếp câu hỏi:
- Theo em truyện “ Bức tranh của em gái tôi”,Tạ Duy Anh muốn ca ngợi
những nét phẩm chất tốt đẹp của cô em gái hay muốn hướng người đọc tới sự thức
tỉnh ở nhân vật người anh? Đâu là nội dung quan trọng hơn?
- Nếu học sinh nào chọn câu trả lời: Nhà văn Tạ Duy Anh muốn nhấn mạnh
đến nhân vật người anh trai thì có nghóa là học sinh đó có tâm hồn văn chương, khả
năng thẩm văn tốt. Và như vậy học sinh đã nhận thức đúng nội dung chủ đề tác
phẩm. Cũng giống như văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, Bức tranh của em gái
tôi thoạt đầu khi tiếp xúc với tác phẩm, người đọc ít có thiện cảm với nhân vật
người anh. Ta cảm thấy có cái gì đó không hài lòng về nhân vật này: gắt gỏng em,
không thân với em như trước nữa, ghen tỵ với tài năng của em. Nhưng tính cách
nhân vật này không dừng lại ở chỗ đó. Cuối truyện nhân vật này đã nhận ra phần

hạn chế của chính mình. Người anh soi vào bức tranh ấy (Anh trai tôi) cũng tức là
soi vào tâm hồn mình để vượt lên được những hạn chế của lòng tự ái và tự ti. Khi
đọc văn, người ta thường đánh giá truyện này đầy chất văn, truyện kia giàu tính
nhân bản. Đánh giá tác phẩm văn học tức là khẳng đònh giá trò của tác phẩm tác
động đến tình cảm của người đọc. Không hẹn mà gặp, nhà văn Tô Hoài và Tạ Duy
Anh cùng gặp nhau một điểm khi xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Nếu như trong
văn bản Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn nhận ra lỗi lầm và biết rút ra bài học
đường đời đầu tiên cho mình thì nhân vật anh trai Kiều Phương cũng vậy, cuối
truyện nhân vật này đã nhận ra phần hạn chế của chính mình. Giáo viên liên hệ tác
phẩm trước để giáo dục: ở đời ai cũng có thể mắc sai lầm, vấn đề là ở chỗ họ biết
nhận ra lỗi lầm và sửa chữa hay không? Ở văn bản này Giáo viên có thể rút ra bài
học: trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng
mặc cảm, tự ti, để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành. Lòng nhân
8
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn
hậu và sự độ lượng có thể giúp cho con người tự vượt lên bản thân mình. Kết hợp
giáo dục lối sống đẹp: biết sống vì người khác. Đó chính là giá trò nhân
bản của truyện. Có lẽ vì vậy truyện ngắn này đã đạt giải nhì trong cuộc thi viết
Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu Niên Tiền Phong.
3. Có thể nói, SGK Ngữ văn 6 là kết quả cố gắng không ngừng của nhóm
biên soạn sách, xét về mặt tuyển chọn văn bản được học. Nếu như văn học trong
nước, đưa vào văn bản mới Bức tranh của em gái tôi thì ở mảng văn học nước ngoài
nhóm biên soạn chọn văn bản Buổi học cuối cùng của A-phôn–xơ Đô–đê của
nước Pháp. Đây cũng là một tác phẩm có tính giáo dục cao. Để hiểu được cái hay
của tác phẩm này, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ hoàn cảnh và tình huống
được miêu tả trong truyện. Câu chuyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng
của một lớp học ở trường Tiểu học trong một vùng quê thuộc vùng An-dát, sau khi
vùng này bò cắt về cho nước Phổ. Sau buổi học này các trường ở vùng này đều phải
dạy bằng tiếng Đức. Chính trong tình huống và thời đểm đặc biệt ấy mà mỗi người
có mặt trong lớp học, từ thầy giáo Ha-men đến các học trò và cả những người dân,

những cụ già đến dự lớp học này đều cảm thấy ý nghóa đặc biệt của nó. Họ đều
thấm thía hết sức quan trọng và thiêng liêng là phải biết yêu q, trau dồi và giữ
gìn tiếng Pháp, ngôn ngữ của dân tộc mình. Điều đó càng đặc biệt có ý nghóa khi
mà quê hương của họ đang bò kẻ khác chiếm đóng và có ý đồ đồng hóa, trước hết
bằng ngôn ngữ. Lòng yêu nước tình cảm dân tộc ở đây đã được thể hiện cụ thể
trong tình yêu và sự q trọng tiếng nói của dân tộc mình. Ở văn bản này, giáo viên
giáo dục cho học sinh ý thức phải bết q trọng giữ gìn những gì ta đang có. Lúc có,
sở hữu ta không biết, không để ý nhưng lúc sắp mất mới nhận ra giá trò của nó. Học
văn bản này giáo viên cần giúp học sinh nắm được ý nghóa, tư tưởng của truyện.
Phải biết yêu q, giữ gìn học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là
khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản q báu của một
dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập tự do.
Giáo viên có thể liên hệ đến Việt Nam : Sức sống và sự phát triển của tiếng
nói Việt Nam trong trường kỳ lòch sử dân tộc ta là một biểu hiện sức sống của dân
tộc Việt Nam. Qua hơn một nghìn năm bò phong kiến phương Bắc thống trò nhưng
tiếng Việt vẫn không mất đi, tuy có tiếp nhận ảnh hưởng của tiếng Hán nhưng chỉ
để làm giàu thêm tiếng Việt mà thôi. Dưới thời Pháp thuộc các nhà trường chủ yếu
dạy bằng tiếng Pháp, nhưng tiếng Việt vẫn được nói được sử dụng rộng rãi hàng
ngày trong nhân dân, vẫn được giữ gìn và phát triển.
9
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn
Thông thường công dân của một quốc gia thường có năm điều để tự hào về
đất nước của mình. Đó là Quốc huy, Quốc kỳ ,Quốc ca, đồng tiền và ngôn ngữ. Dạy
học văn bản trên lẽ nào giáo viên lại không liên hệ giáo dục học sinh ý thức tự
hào về tiếng việt của mình? Phải chăng đó là ý đồ thầm kín của nhóm biên soạn
SGK Ngữ văn 6?
******************
II. CHƯƠNG TRÌNH LỚP 7
1. Chương trình Ngữ văn được xây dựng theo quan điểm tích hợp đòi hỏi phải
thay đổi lại kết cấu chương trình. Nội dung chương trình được xây dựng theo

nguyên tắc hàng ngang và đồng tâm. Vì thế các văn bản tự sự ở Lớp 7 không nhiều.
Nhưng bù lại, những văn bản được tuyển chọn thực sự là những tác phẩm giàu tính
giáo dục. “Sống chết mặc bay”của (Phạm Duy Tốn) là một tác phẩm như thế.
Ở văn bản này có ít nhất hai vấn đề chúng ta cần giáo dục cho học sinh thái
độ căm ghét tên quan phụ mẫu lòng lang dạ sói thờ ơ vô trách nhiệm trước sinh
mạng hàng ngàn người dân. Sự căm ghét đó càng được nâng cao tột đỉnh khi hắn
thắng ván bài cực lớn : Ù! thông tôm chi chi nẩy ! (Trường hợp cực hiếm xảy ra
trong bài tổ tôm –so với tác phẩm được in trong sách CCGD 1995 thì văn bản này
chú thích rõ ràng hơn. Trường hợp ù! Thông tôm, chi chi nẩy hiếm khi xảy ra nên
thắng bài trong tình huống đó hắn càng khoái trá. Hắn càng khoái trá bao nhiêu
chúng ta càng căm ghét hắn bấy nhiêu, mở rộng ra là căm ghét cái chế độ phong
kiến nửa thực dân thời đó.
Đã là người giáo viên Ngữ văn ai cũng nắm được các nguyên tắc dạy học văn.
Một trong những nguyên tắc đó là dạy học văn gắn với đời sống. Dạy học văn gắn
với đời sống phải được hiểu một cách toàn diện là chuẩn bò cho học sinh về nhận
thức tư tưởng tình cảm thái độ năng lực để các em có thể chuẩn bò bước vào đời
một cách vững vàng. Dạy học văn gắn với đời sống thực chất là đưa tác phẩm về
với cuộc sống đã sản sinh ra nó để hiểu đúng tác phẩm mà từ đó đưa tác phẩm về
với cuộc sống thực tế để học sinh tự rút ra bài học tích cực từ cuộc sống. Gắn với
đời sống trong dạy học văn không chỉ đơn thuần khuyên răn học sinh yêu hoặc ghét
cái này cái kia mà phải giúp họ nhận thức khám phá cuộc sống sự thật trong đời
thông qua cuộc sống được mô tả trong tác phẩm. Con đường nhận thức qua khám
phá đó không đơn giản. Học sinh phải vận dụng kinh nghiệm sống cá nhân
để lựa chọn những vấn đề quan trọng nhất, hấp dẫn nhất. Dạy văn bản trên giáo
viên phải xác đònh những vấn đề có ý nghóa nhất để liên hệ.
- Theo em, ngày nay nước ta có bò thiên tai bão lụt tàn phá không?
10
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn
- Trước thực trạng đó Đảng và Nhà nước đã có những biện pháp nào để hạn
chế những thiệt hại về người và của?

Giáo viên cho học sinh thảo luận.
- Trong bão lụt, em thấy cán bộ Trung ương và đòa phương có quan tâm đến
đời sống nhân dân vùng bão lụt không? Hãy cho ví dụ.
Sau khi cho học sinh trả lời giáo viên nhấn mạnh : Mỗi lần chuẩn bò có bão,
Đảng và Nhà nước ta tuyên truyền cho nhân dân chuẩn bò đối phó với thiên tai qua
các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp với các đơn vò bộ đội đóng chân trên
đòa bàn, chằng néo nhà cửa, sơ tán dân, kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão,…
Trong bão lụt các đồng chí cán bộ dầm mình dưới mưa bão cùng với nhân dân đối
phó với thiên tai. Tiêu biểu là hình ảnh đồng chí Lê Huy Ngọ, đồng chí Phó thủ
tướng Nguyễn Sinh Hùng… luôn gắn bó với dân.
- Vậy em thấy có gì khác biệt giữa các đồng chí cán bộ của ta hiện nay với
những tên quan phụ mẫu thời phong kiến thực dân?
Giáo viên giáo dục học sinh yêu q xã hội ta đang sống: Đất nước thanh
bình, Đảng và Nhà nước quan tâm đến đời sống người dân. Đó là tính ưu việt của
chế độ XHCN mà đất nước ta đang xây dựng.
*******

11
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn

III. CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8.
1. Đề tài người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám được khá nhiều nhà văn
thực hiện thành công. Đó là Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan nhưng tiêu biểu nhất
vẫn là Nam Cao với nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó có tác phẩm “Lão Hạc”.
Ở tác phẩm này, giáo viên nên khai thác giáo dục tình cảm gì? Truyện đã
khắc họa được một nhân vật có đặc điểm điển hình : nhân hậu, yêu thương con hết
mực và giàu lòng tự trọng. Giáo viên có thể thiết kế các câu hỏi để thông qua đó
khắc sâu kiến thức cho học sinh:
- Theo em vì sao lão Hạc lại phải bán cậu vàng trong khi lão hết mực yêu
thương nó?

- Sau khi bán con chó lão đã có thái độ, cử chỉ ra sao?(giáo viên cho học sinh
đọc đoạn văn miêu tả vẻ mặt đau khổ dằn vặt của lão Hạc)
- Khắc họa sự đau đớn cùng cực (những vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy
ra) Như vậy theo em ý đồ của tác giả là gì?
( Lão Hạc quá khổ, đời lão đã khóc nhiều: vợ mất, con trai bỏ đi, đói, sự cô
đơn… khiến lão không còn nước mắt để khóc nữa - giáo viên giáo dục học sinh ý
thức học tập cách viết văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm). Một con chó mà
lão còn thương yêu đối xử như vậy, huống chi con người. Phân tích tác phẩm văn
học là thông qua những gì thấy được ở chữ nghóa của văn bản mà chỉ ra cái nằm
phía sau, cái không xuất hiện trên trang giấy cái được biểu hiện chứ không phải cái
biểu hiện. Giáo viên nên có ý thức giúp học sinh tìm hiểu sâu tư tưởng tác phẩm
theo cách như vậy.
Lão Hạc không chỉ là con người nhân hậu mà ở lão còn toát lên nhân cách
cao cả: giàu lòng tự trọng. Giáo viên cần khai thác để giáo dục tự nhiên khéo léo.
- Theo em vì sao lão Hạc phải tìm đến cái chết? Tại sao lão lại chọn cái chết
đau đớn dữ dội như vậy? Lão chết có phải hết tiền để sống không? (lão còn tiền gửi
ông giáo để lo đám ma cho lão – không muốn phiền hàng xóm).
- Theo em giả sử lão Hạc không còn tiền để gửi ông giáo thì hàng xóm có làm
đám ma tử tế cho lão không? Vậy động cơ gửi tiền của lão nhằm mục đích gì?
Chứng tỏ lão là con người ra sao?
12
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn
Trong cuộc sống thường ngày nhân dân ta thường có quan niện “Đói ăn vụng,
túng làm càn”. Khi đói thì người ta có thể làm mọi việc miễn là có ăn. Nhưng lão
Hạc thì không, lão coi trọng danh dự hơn vật chất, giáo viên giáo dục học sinh tính
tự trọng của mỗi con người.Từ đó có thể khái quát lên mức độ cao hơn :
Từ cuộc đời của lão Hạc, chò Dậu, Chí Phèo (sau này các em sẽ được học) em
có suy nghó gì về đời sống người nông dân trước cách mạng? liên hệ đến đời sống
người nông dân ngày nay? (đóù mới là cái biểu hiện trong tác phẩm – cái nằm phía
sau không xuất hiện trên trang giấy).

*******
2. Có những truyện đọc xong người ta vội quên ngay nhưng có những truyện
đọc xong gấp trang sách lại vẫn ám ảnh ta mãi. “Chiếc lá cuối cùng” của Ô.Hen-ri
là một truyện như thế. Tác phẩm khiến ta nhớ mãi bởi giá trò nhân bản của nó, bởi
cách kết thúc đột ngột, bất ngờ, nuối tiếc.
Ở truyện này có khá nhiều vấn đề mang ý nghóa giáo dục cao. Vấn đề là ở
chỗ, giáo viên có ý thức và biết khai thác hay không. Qua nhân vật Giôn – xi, giáo
viên giáo dục các em cần tránh chán nản tuyệt vọng trước bệnh tật. Từ đó đặt ra
vấn đề mỗi con người cần phải có niền tin vào cuộc sống. Niềm tin, lòng yêu đời
đã giúp Giôn-xi thoát khỏi lưới hái tử thần. Nếu tác phẩm dừng lại ở chỗ đó, ý
nghóa của truyện cũng đã được bộc lộ. Nhà văn Ô. Hen-ri còn cao tay hơn thế. Ông
đảo ngược tình huống hai lần đột ngột, bất ngờ. Có ai ngờ cụ Bơ – men lại “ra
đi” đột ngột như vậy. Cái chết của cụ càng bộc lộ tư tưởng sâu sắc của tác phẩm.
Vượt qua sự sàng lọc khắc nghiệt của thời gian và khoảng cách xa vời vợi của
không gian “ Chiếc lá cuối cùng” có chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc cũng
vì chất nhân văn của truyện. Với truyện ngắn trên, ngoài việc giáo dục niềm tin,
phê phán sự buông xuôi tuyệt vọng của Giôn-xi, chúng ta có thể khai thác một vấn
đề khác đặt ra trong tác phẩm. Làm công tác nghệ thuật, chúng ta nên theo quan
niệm nào? Nghệ thuật vò nghệ thuật hay nghệ thuật vò nhân sinh? Rõ ràng qua
truyện ngắn này Ô.Hen-ri đã bộc lộ tuyên ngôn nghệ thuật của mình: nghệ thuật
phục vụ con người, hướng tới con người.
Văn học nghệ thuật có nhiện vụ phản ánh cuộc sống, thoát ly cuộc sống
nghệ thuật nhất đònh bò khô héo. Bàn về mối quan hệ này có ý kiến cho rằng nghệ
thuật gắn với cuộc sống cũng như việc thả diều. Cho dù diều có bay cao bao nhiêu
cũng phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây. Từ vấn đề trên giáo dục học sinh có
13
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn
cái nhìn đúng đắn về nghệ thuật (biết đâu trong số học sinh sau này các em sẽ trở
thành nghệ sỹ đích thực). Như trên đã nói, phân tích tác phẩm là giúp học sinh tìm
được cái nằm phía sau, cái không xuất hiện trên trang giấy, cái được biểu hiện chứ

không phải cái biểu hiện. Vậy cái được biểu hiện trong tác phẩm này là gì? Giáo
viên dẫn dắt học sinh khám phá.
- Có ý kiến cho rằng, Ô.Hen-ri kết thúc tác phẩm như vậy buồn quá (cụ Bơ-
men chết) nên để đoạn cuối truyện thay đổi : Giôn-xi khỏe mạnh cùng với Xiu đón
cụ Bơ-men ở bệnh viện vừa khỏi bệnh trở về. Kết thúc như vậy có hậu hơn. Ýù kiến
của em như thế nào?
Giáo viên cho học sinh thảo luận sau đó đònh hướng : Đảo ngược tình huống
hai lần, kết thúc như trong truyện là hợp lý hơn bởi vì có kết thúc như vậy chủ đề tư
tưởng truyện mới được bộc lộ sâu sắc :
+ Con người cần phải biết hy sinh vì nghệ thuật ( bởi vì nghệ thuật hướng tới
con người)
+ Bơ-men là họa sỹ già, cụ mất đi nhưng đã kòp để lại kiệt tác (vấn đề mà cụ đã
trăn trở suốt 40 năm cầm cọ vẽ) nhưng điều quan trọng hơn là cái chết của cụ đã
cứu sống Giôn-xi. Giôn-xi là họa sỹ trẻ, biết đâu cảm động và biết ơn trước sự hy
sinh cao cả vì nghệ thuật (con người) của cụ, Giôn-xi sẽ miệt mài sáng tác trở
thành họa sỹ tài năng cho đời. Đó phải chăng là điều thầm kín - cái được biểu hiện
- điều mà Ô.Hen-ri muốn gửi tới bạn đọc? Sức hấp dẫn của tác phẩm là ở chỗ đó.
*******
IV. CHƯƠNG TRÌNH LỚP 9
1. Như trên đã nói, công dân của một đất nước thường tự hào về Quốc huy,
Quốc kỳ, Quốc ca, đồng tiền và ngôn ngữ. Vậy người con của một làng quê tự hào
và hãnh diện điều gì? Nếu như nhà thơ Hạ Tri Chương đời Đường tự hào vì ông xa
quê trên sáu mươi năm mà vẫn “hương âm vô cải” (giọng quê không đổi) thì nhân
vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân lại tự hào, hãnh diện về làng quê
mình : ông luôn khoe về làng quê của mình “Làng” là một văn bản tự sự có ý
nghóa giáo dục cao mà chúng ta không thể không khai thác. Giáo viên có thể dẫn
dắt học sinh nội dung tác phẩm qua các câu hỏi như:
14
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn
- Điều gì khiến thái độ, tâm lý của ông Hai thay đổi từ chỗ náo nức phấn khởi

khi bước ra khỏi phòng thông tin (ông tự thưởng niềm vui đó cho mình bằng cách
vào quán nước làm bát chè xanh, hút điếu thuốc lào) đến chỗ đau khổ dằn vặt, đấu
tranh nội tâm?
Đó là cái tin làng chợ Dầu của ông làm Việt gian theo tây. Giáo viên cho học
sinh phân tích cử chỉ thái độ tâm trạng của ông Hai khi nghe tin này .
(Cổ họng nghẹn đắng, da mặt tê rân rân, giọng lạc hẳn đi, xấu hổ cúi gằm
mặt xuống mà đi, về nhà nước mắt giàn ra, đấu tranh nội tâm dữ dội…)
- Biết tin làng chợ Dầu theo Việt gian ông đã có thái độ như thế nào với làng ?
(Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù).
Thật đau khổ cho ông yêu làng quê sâu đậm như vậy mà phải thù làng. Mới
hay ông yêu làng quê sâu đậm nhưng tình yêu nước của ông còn rộng lớn hơn bao
trùm lên tình cảm làng quê. Giáo viên liên hệ đến văn bản “Lòng yêu nước” của
I.Ê-ren-bua để khắc sâu.
- Đã xác đònh thái độ với làng là thù làng nhưng ông có quên được cái làng chợ
Dầu của mình không ? (Không. Ông muốn khắc sâu với đứa con út : nhà ta ở làng
chợ Dầu). Điều đó chứng tỏ ông Hai yêu cái làng quê sâu nặng, thường trực. Có ai
đó đã nói: “Có thể bứt con người ra khỏi quê hương nhưng không thể bứt quê hương
ra khỏi con người được”. Điều này rất đúng với ông Hai. Tình yêu làng của ông
thật điển hình. Yêu làng quê gắn với kháng chiến, với Cụ Hồ. Đó chính là tình cảm
của quảng đại quần chúng trong những ngày đầu chống Pháp.
Dạy tác phẩm này giáo viên có thể liên hệ người dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên bỏ làng vượt biên ra nước ngoài. Phải chăng họ không yêu làng quê? Vấn
đề không phải vậy. Chỉ vì điều kiện kinh tế khó khăn, quan trọng hơn là nhận thức
của họ chưa cao. Họ bò kẻ xấu tuyên truyền dụ dỗ, kích động cưỡng ép. Giải quyết
vấn đề này là công việc của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể. Mỗi giáo viên chúng ta
phải có trách nhiệm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của họ. Có như vậy, mới
đảm bảo nguyên tắc dạy học văn gắn với đời sống : giúp học sinh rút ra bài học
tích cực từ cuộc sống…
Vấn đề giáo dục tư tưởng tình cảm, thái độ trong văn “Làng” không chỉ có
thế. Giáo viên cho học sinh tìm hiểu phần cuối tác phẩm khi ông Hai nghe tin cải

chính.
- Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính làng
chợ Dầu không theo việt gian? (cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ
hẳn lên, mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy) - ông mừng
phát khóc.
15
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn
Ông mua quà cho con (bánh rán đường, mỗi đứa một cái – đặt tác phẩm vào
hoàn cảnh những ngày đầu chống Pháp, sống ở vùng tản cư đó là hành động “sang”
của người nông dân. Có hề gì, ông đang quá sung sướng trước cái tin cải chính).
- Về hành động của ông Hai ở đoạn này có gì đăc biệt? (đặc biệt là ở chỗ ông
khoe nhà bò đốt. Hơn thế là khoe nhà bò đốt nhẵn. Không những vậy ông còn khoe
hai lần).
- Theo em có ai mất tài sản mà lại khoe không? (nên nhớ rằng ngôi nhà – mặc
dù chỉ có nhà tranh vách đất – là tài sản lớn nhất của người nông dân, có khi phải
làm lụng gom góp cả đời mới làm nổi).
- Ngôi nhà bò đốt, ông khoe có phải vì ông không tiếc của, không yêu quý
ngôi nhà của mình? Thực ra ông rất quý tài sản của mình, (đặc trưng của người
nông dân là tính sở hữu), không phải ông không tiếc, nhưng cái ông mất chưa lớn
bằng cái ông được. Ông mất tài sản ông có thể làm ra nhưng cái ông mất chưa lớn
bằng cái ông được đó là được về danh dự. Nhà bò đốt – đốt nhẵn là minh chứng
hùng hồn làng ông không theo giặc, làng chợ Dầu có tinh thần kháng chiến nên
Pháp mới đốt rụi.
Thật đáng quý biết bao, một người nông dân ít học như ông Hai lại có nhận
thức lớn như vậy: Coi trọng giá trò danh dự hơn tài sản. Đó chính là điểm giáo viên
cần giáo dục khắc sâu cho học sinh. Đó là cái được biểu hiện không xuất hiện trên
trang giấy.

*******
2. Có những nhân vật sống mãi trong lòng bạn đọc bằng những tên họ cụ thể.

Nhưng có những nhân vật không tên vẫn có chỗ đứng vững chắc trong tâm hồn bạn
đọc. Truyện ngắn “lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một tác phẩm như
vậy.
Đọc tác phẩm chúng ta dễ dàng nhận ra chủ đề của tác phẩm là ca ngợi
những con người lao động bình dò, nói rộng ra là ca ngợi những con người lao động
mới XHCN. Khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủû nghóa xã hội, giới văn
nghệ só có nhiệm vụ phản ánh ca ngợi đất nước, ca ngợi những con người lao động
mới. Điểm qua các tác phẩm văn học thời kỳ này chúng ta dễ dàng bắt gặp khuynh
hướng đó. Con người lao động mới xuất hiện khắp miền Bắc từ thành thò, nông
thôn, miền núi, hải đảo. Con người lao động mới XHCN ở thành thò được nhà thơ
Tố Hữu khắc họa qua hình ảnh chò lao công trong tác phẩm “Tiếng chổi tre”. Ở
nông thôn, trong tác phẩm “Ngày công đầu tiên của cu Tí” nhà văn Bùi Hiển ca
16
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn
ngợi cu Tí là một em bé nhỏ nhưng có nhận thức lớn: Yêu lao động, có ý thức trách
nhiệm. Ngoài hải đảo, Nguyễn Tuân ca ngợi anh hùng lao động Châu Hòa Mãn,
những con người đánh cá qua bài ký “Cô Tô”. Hình ảnh con người đánh cá còn
được phản ánh qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Ở đòa bàn
miền núi, chúng ta bắt gặp hình ảnh người lao động mới qua nhân vật anh Nhẫn
trong“Cỏ non” của Hồ Phương. Vẫn biết trong các tác phẩm viết về đề tài trên có
những tác phẩm học sinh không được học nhưng trách nhiệm của giáo viên phải
bao quát, giới thiệu khắc sâu cho học sinh, giúp cho học sinh có ý thức nghiên cứu,
tìm tòi phát huy tính tích cực chủ động trong học tập.
Qua “Lặng lẽ Sa Pa” một lần nữa, chúng ta bắt gặp hình ảnh người lao động
mới ở miền núi : anh thanh niên, ông họa só, cô kỹ sư. Họ đều là nhân vật không rõ
tên.
Từ nhân vật anh thanh niên, giáo viên có thể giáo dục ý thức công việc, lối
sống, phẩm chất đáng quý.
- Theo em thử thách lớn nhất mà anh thanh niên phải vượt qua khi sống một
mình trên đỉnh núi Yên Sơn 2.600m là gì? đó chính là sự cô đơn vắng vẻ. Giáo viên

nhấn mạnh: Phải là một người hết lòng với công việc, nhận thức đúng đắn mới làm
nổi công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, chòu khó. Sau khi phân tích nhân vật anh
thanh niên, ông họa só, cô kó sư, bác lái xe giáo viên đặt câu hỏi khái quát khơi gợi
sự suy nghó của học sinh.
- Từ các nhân vật trên, em có suy nghó gì về việc làm của họ ?
Họ lao động có ích đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ Quốc. Nhờ những con người như vậy, miền Bắc mới trở thành hậu phương lớn
để chi viện sức người sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam chống Mỹ. Lẽ sống của
họ khiến các em có suy nghó gì về trách nhiệm của thanh niên hiện nay? Đó là vấn
đề nhà văn Nguyễn Thành Long đã kín đáo đề cập trong tác phẩm.
*****
3. Trong cuộc sống, không phải ai cũng có hạnh phúc trọn vẹn. Vì lý do này
khác, có những bất hạnh xảy đến với con người không mong muốn nhưng phải chấp
nhận nó. Vấn đề đặt ra là, chúng ta nên có thái độ như thế nào trước bất hạnh của
người khác? Đó là niềm trăn trở của nhiều người cầm bút. Hãy đến với trăn trở của
nhà văn Pháp G.Mô-pa-xăng qua tác phẩm “Bố của Xi Mông” để ta thấy được
điều này.
17
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn
- Theo em vì sao nhân vật Xi-mông lại có ý đònh tự tử?
- Xi-mông đau khổ vì không có bố hay vì bạn bè trêu chọc?
Không có bố là điều bất hạnh, nhưng càng đau khổ và bất hạnh hơn khi bò
bạn bè trêu chọc. Nỗi đau khổ vì không có bố Xi-mông đã vượt qua được. Bằng
chứng là em vẫn sống từ nhỏ đến giờ nhưng nỗi đau bò trêu chọc không có bố là nỗi
đau về tinh thần quá sức chòu đựng của em. Nó như giọt nước làm tràn ly, như sợi
dây đàn căng quá mức chỉ khẽ chạm vào là đứt ngay. Tìm hiểu nhân vật Xi-mông
qua tác phẩm chúng ta thấy Xi-mông là em bé nhỏ nhưng có nỗi khổ lớn. Nỗi khổ
lớn nhất là bò bạn bè đồng trang lứa trêu chọc khiến em có ý đònh tự tử.
Học văn bản này, giáo viên cần giáo dục ý thức tránh đùa cợt chạm vào nỗi đau
của người khác. Nỗi đau trong cuộc sống vốn đa dạng và dễ bắt gặp ở nhiều người.

Đó là nỗi đau của Thành và Thủy khi bố mẹ chia tay nhau (Cuộc chia tay của
những con búp bê – Khánh Hoài). Đó là nỗi đau của dế Choắt ốm yếu khi bò dế
mèn quát nạt, khinh thường. Đó có thể là vài khuyết tật trên cơ thể: đi cà nhắc, nói
cà lăm, vết chàm, thẹo, nói ngọng… Trước nỗi đau của họ cần phải chia sẻ bằng
tình thương, sự chân thành chứ không phải thái độ giễu cợt. Cần phải biết đặt mình
vào hoàn cảnh của họ. Nếu mình cũng bất hạnh như người ta mình có muốn bò
người khác trêu chọc không? Rõ ràng là không. Vậy thì nên có thái độ như thế nào
trước vấn đề đó? Bàn về thái độ ứng xử trong cuộc sống, người xưa có câu: “kỷ sở
bất dục, vật ư thi nhân” có nghóa là cái gì mình không muốn thì chớ đem thi hành
với người. Đó là phương châm sống tích cực, đúng đắn. Không hẹn mà gặp văn học
phương Tây và phương Đông gặp nhau ở một điểm : Tôn trọng giá trò con người. Là
giáo viên dạy văn, chúng ta phải hướng học sinh phát huy phương châm. xử
thế đó. Đó không chỉ là trách nhiệm, ý thức mà còn là cái tâm thường trực của
người dạy học.
***************

18
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn
PHẦN III
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC.
Một vài kinh nghiệm trong đề tài này chưa hẳn là tối ưu, nhưng qua quá
trình giảng dạy có áp dụng những phương pháp này, bản thân nhâïn thấy đã đem lại
một số kết quả thiết thực cho việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn như
sau :
- Giúp học ham thích môn Ngữ văn theo hướng tích cực, chủ động.
- Kỹ năng thực hành viết văn cũng như trình bày một vấn đề trước tập thể
của học sinh được cải thiện.
- Học sinh chủ động soạn bài cũng như việc tìm tòi tài liệu tham khảo phục
vụ cho bộ môn.
- Chất lượng bài viết của học sinh thông qua đó cũng được nâng đặc biệt là

mặt tư tưởng, tình cảm, cảm xúc.
- Qua tổng hợp bài thi học kỳ I cho thấy năm học này kết quả đạt được
cao hơn so với năm học trước.
Sau đây là số liệu cụ thể thông qua bài học kỳ I của hai năm vừa qua .
Năm học : 2006 – 2007 , 2007 – 2008.
Lớp. SSHS Năm học
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
Lớp
8
30 2006.2007 1 3,5% 7 24,1% 17 58,6
%
4 13,8
%
0 0
Lớp
8
34 2007.2008 3 8,8% 10 29,4% 19 55,9
%
2 5,9% 0 0
Lớp
9
36 2006.2007 0 9 25% 23 63,9
%
4 11,1
%
0 0
Lớp
9
34 2006.2007 2 5,9 9 26,5% 21 61,7

%
2 5,9% 0 0
Qua bảng thống kê trên cho ta thấy được rằng sau khi áp dụng đề tài này vào
trong quá trình giảng dạy, kết quả thu được của học sinh thông qua bài kiểm tra đã
có sự tiến triển theo chiều hướng tốt đẹp. Tôi hi vọng với những kinh nghiệm nhỏ
bé này sẽ phần nào cải thiện kết quả học tập của học sinh ở phân môn Ngữ văn
trong giai đoạn hiện nay và giúp các em hứng thú hơn khi học phân môn này.
19
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn
PHẦN IV
PHẦN KẾT LUẬN

Dạy học là công việc khoa học mang tính nghệ thuật cao. Dạy văn càng đòi
hỏi khoa học và nghệ thuật cao hơn nữa. Ngữ văn giống các bộ môn nghệ thuật
khác ở chỗ nó là hoạt động của con người nhằm chiếm lónh thực tại theo quy luật
của cái đẹp nhưng khác với bộ môn nghệ thuật khác sử dụng chất liệu: âm thanh,
đøng nét, mầu sắc. Còn chất liệu xây dựng nên văn là ngôn ngữ nhưng đó là loại
ngôn ngữ hình tượng. Văn là bộ môn nghệ thuật nhưng đó là nghệ thuật ngôn từ.
Các bộ môn khoa học khác hoàn toàn phụ thuộc vào hiện thực khách quan nhưng
môn văn không hoàn toàn phụ thuộc vào hiện thực khách quan mà nó là những
sáng tạo cá nhân độc đáo. Tác phẩm văn học chỉ tồn tại trong lòng người đọc khi
người đọc tiếp nhận nó. Tác phẩm đặt ra cho người đọc những suy nghó, rung động.
Nó chỉ trở thành đối tượng phân tích khi chúng ta đọc nó và thích nó, làm chúng ta
phải suy nghó. Dạy học liên hệ giáo dục với thực tiễn góp phần biến tiếng nói nội
tâm của nhà văn trở thành tiếng nói nội tâm của học sinh. Dạy học là một khoa học
đòi hỏi tính nghệ thuật cao, vì thế dạy văn đòi hỏi sự khổ luyện hơn bất cứ môn học
nào khác. Làm sao để tiếng nói tâm tình của nhà văn trở thành sự suy nghó, niềm
xúc động thực sự của học sinh? Làm sao để học sinh không chỉ biết được nội dung
tác phẩm mà còn rút ra được bài học tích cực từ cuộc sống? Liên hệ giáo dục thái
độ tình cảm góp phần thúc đẩy quá trình đó. Như trên đã nói hoạt động dạy văn là

một nghệ thuật vì vậy nó có cái khó riêng của nó. Giáo sư Lê Trí Viễn từng nói:
“Giảng văn rõ ràng là khó. Nói như vậy để nêu ra một sự thật. Không phải nhằm
hù dọa, càng không phải để làm ngã lòng”, “Trong đời người dạy văn, có tiết dạy
giỏi cũng là đáng q lắm rồi”. Dẫn vấn đề trên để chúng ta thấy rằng cần phải
luôn học hỏi, tìm tòi sáng tạo. Những gì nêu ra trong đề tài này cũng là một phần
của sự tìm tòi sáng tạo, những kinh nghiệm qua các năm đứng lớp.
Theo nhìn nhận chủ quan của người viết, giáo dục tình cảm, thái độ cho học
sinh giúp các em hiểu sâu tư tưởng tác phẩm hơn. Có tác dụng bồi dưỡng học sinh
20
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn
giỏi giúp các em có ý thức chủ động nghiên cứu vấn đề. Xét về mặt nào đó giáo
dục tư tưởng, tình cảm tốt giúp học sinh nhìn môn văn với cái nhìn tích cực hơn, tác
phẩm văn học có sức sống lâu bền hơn.
Cái khó là ở chỗ vận dụng giáo dục như thế nào cho phù hợp với đối tượng.
Giáo dục ở chỗ nào để nó tự nhiên, không gò ép, không phải là bài giảng đạo đức
hay giáo dục công dân. Đó cũng là vấn đề trăn trở của một người muốn bơi nhưng
bơi chưa được xa. Xin mạnh dạn nêu ra đây một vài kinh nghiệm của mình. Với suy
nghó thiển cận và cách nhìn chủ quan, phiến diện, chắc chắn bài đề tài này không
khỏi thiếu sót. Rất mong các đồng chí đồng nghiệp góp ý phê bình.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí !


Người viết

21
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn
VI . TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Bộ giáo dục và đào tạo - Chương trình Trung học cơ sở môn Ngữ văn NXB
Giáo dục 2002.
- Bộ Giáo dục và đào tạo - Nhiều tác giả. SGK Ngữ văn 6, 7, 8, 9.

- Nguyễn Văn Bổng (Chủ biên) – Phương pháp dạy học văn. NXBGiáo dục
1995.
- Phan Trọng Luận- Thiết kế bài học tác phẩm văn chươngở trường phổ
thông.NXB Giáo dục 2001.
- Trần Kiều - Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS. Viện KHGD
1999.
- Vũ Nho – Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong giảng văn ở trườngTHCS.
NXB Giáo dục 1999.
*****************
22
SKKN : Liên hệ giáo dục tư tưởng, tình cảm trong dạy học văn
23

×