Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) rèn kĩ NĂNG làm văn NGHỊ LUẬN xã hội THEO CHỦ đề CHO học SINH GIỎI môn NGỮ văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.83 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI…………………………………………………….2
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU……………………………………………...3
III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU…………………………………………...3
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………..3
PHẦN NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN……………………………………………………..........4
1. Vai trị của việc bồi dưỡng học sinh giỏi…………………………………4
2. Vai trị vị trí của văn NLXH trong bồi dưỡng HSG……………………..4
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ………………………………………………..5
1. Từ phía giáo viên………………………………………………………….5
2. Từ phía học sinh…………………………………………………………..5
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN……………………………………………….5
1. Chia kiến thức NLXH thành các chủ đề ôn luyện………………………...5
2. Các bước rèn kĩ năng làm văn NLXH cho HSG………………………….6
3. Công tác sưu tầm tư liệu…………………………………………………..7
4. Hướng dẫn học sinh luyện đề …………………………………………….7
5. Giao việc cho học sinh
6. Kiếm tra kiến thức theo chủ đề và kết quả sưu tầm tư liệu của HS bằng hình thức vấn
đáp………………………………………………………….. 8
7. Cho học sinh luyện đề và chấm chữa để kiểm tra mức độ vận dụng của các
em……………………………………………………………………….8
8. Chủ đề minh họa………………………………………………………….8
9. Những tiến bộ của học sinh……………………………………………...16
IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC………………………………………………..17
PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1.Kết luận…………………………………………………………………18
2. Kiến nghị………………………………………………………………..19
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………20
PHẦN PHỤ LỤC




MỞ ĐẦU
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

“Chỉ có quốc gia thu hút những cái đầu vĩ đại hoặc coi trọng giáo dục mới có thể trở
nên giàu có”(Enrics). Vì vậy muốn thay đổi bộ mặt của một nhà trường cần chú trọng
nhất là phát triển giáo dục đặc biệt là giáo dục mũi nhọn và một trong những mặt trận
giáo dục mũi nhọn đó chính là việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. Đây chính là tiêu
chí quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường, để cơng nhận trường
Chuẩn Quốc gia đồng thời thể hiện trình độ năng lực chuyên môn của giáo viên, chất
lượng học tập của học sinh [2]. Bên cạnh việc đào tạo tất cả các kĩ năng NLVH thì nghị
luận xã hội là một mảng vô cùng quan trọng chiếm dung lượng không hề nhỏ trong
kiểm tra đánh giá năng lực HSG môn Văn. Bởi nghị luận xã hội là một trong hai kiểu
bài nghị luận trong nhà trường phổ thông. Nếu nghị luận văn học giúp học sinh nâng
cao năng lực cảm thụ tác phẩm văn học, đưa ra những ý kiến đánh giá về các vấn đề
văn học để từ đó bồi đắp thế giới tâm hồn, tình cảm của mình thì nghị luận xã hội lại
giúp học sinh khả năng đưa ra ý kiến, suy nghĩ của bản thân mình trước những hiện
tượng đời sống, trước các vấn đề xã hội, những tư tưởng đạo lý để từ đó hình thành ý
thức cơng dân và nhân cách con người. Chất lượng của việc dạy và học làm văn nghị
luận xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng giáo dục đạo đức học sinh
trong nhà trường.
Tuy NLXH khơng có gì xa lạ nhưng lại chưa được chú trọng đúng mức. Kết quả
bài viết NLXH của HS cịn nhiều hạn chế vì loại bài này viết rất khó, phải tự suy nghĩ,
khơng sao chép được từ các tài liệu có sẵn [1]. Thêm vào đó các tài liệu NLXH chỉ
dừng lại ở việc cung cấp các dạng đề nhỏ lẻ, không xâu chuỗi thành các chủ đề nên HS
khó mà ghi nhớ hết. Muốn việc dạy và học làm văn nghị luận xã hội cho HSG trong nhà
trường có chất lượng, cần phải rất quan tâm đến việc tìm ra chiếc chìa khóa để học sinh

tự mình làm chủ kiến thức kĩ năng, đặc biệt là tìm ra phương pháp ơn luyện sáng tạo và
thích hợp. Đó là ôn luyện nghị luận xã hội theo chủ đề. Ôn luyện nghị luận xã hội
theo chủ đề là thước đo đồng thời là kim chỉ nam định hướng cho việc dạy và học. Ôn
luyện nghị luận xã hội theo chủ đề sáng tạo, có tính giáo dục, phù hợp với đối tượng
học sinh, phát huy tính chủ động, độc lập suy nghĩ của học sinh mới mong việc dạy và
học làm văn nghị luận xã hội trong nhà trường đạt hiệu quả.
Đặc biệt trong mảng ôn luyện Học sinh giỏi THPT, từ HSG cấp Tỉnh, đến HSG
Quốc gia, nội dung nghị luận xã hội được dành một thời lượng khá cao chiếm 40%
điểm số toàn bài thi. Song mảng này lại chưa được chú trọng đúng mức. Đa số các giáo
viên thường chú trọng mảng NLVH: dạy rất kĩ các tác phẩm mà xem nhẹ


việc tìm tịi sáng tạo trong dạy văn NLXH. Việc ôn luyện nghị luận xã hội theo chủ đề
ở nhà trường trung học nói chung và ở trường THPT Quảng Xương 1 nói riêng chưa
được quan tâm đúng mức. Việc dạy theo văn nghị luận xã hội còn dừng lại ở các đề vụn
vặt manh mún, chưa tạo được hiệu quả cao trong dạy và học. Học sinh khơng có hứng
thú với mảng nghị luận xã hội vì cho là khơ khan, suy lí, khơng hấp dẫn… Trong nhiều
năm qua tơi có may mắn được nhiều lần dẫn dắt chính đội tuyển môn Ngữ Văn ở
trường THPT Quảng Xương 1 nên tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm rèn kĩ năng
làm văn NLXH theo chủ đề cho HSG và đạt được kết quả rất đáng khích lệ - ln đứng
tốp đầu tồn Tỉnh, được tổ bộ mơn nhân rộng trong toàn tổ và được bạn bè đồng nghiệp
các trường học hỏi tích cực. Ở trường cũng như nhiều nơi, trong nhiều năm chưa ai
nghiên cứu và áp dụng cách dạy này. Chính vì thế tơi chọn vấn đề “ RÈN KĨ NĂNG LÀM
VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THEO CHỦ ĐỀ CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN THPT ”
làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu đề tài này, tơi muốn bản thân mình có thêm được những kỹ năng cần
thiết, những tư liệu quý báu của anh em bạn bè đồng nghiệp khi áp dụng dạy theo chủ
đề để ngày càng nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng HSG nói riêng.
Qua đó thúc đẩy việc dạy và học nghị luận xã hội ở trường THPT Quảng Xương 1,

đồng thời muốn chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp gần xa nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học bộ mơn Ngữ văn nói chung và góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo HSG môn Văn trong nhà trường THPT.
Đề tài nghiên cứu của tôi giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học mảng kiến thức kĩ năng làm văn nghị luận
xã hội hiện nay ở trường THPT Quảng Xương 1.
- Những yêu cầu cần thiết của một bài thi nghị luận xã hội cũng như các dạng đề
thi
- Các bước làm bài nghị luận xã hội.
- Giới thiệu một số đề thi và một số chủ đề tóm tắt trong quá trình nghiên cứu áp
dụng vào thực tiễn.
Phạm vi của đề tài:
- Về nội dung: Mảng kiến thức nghị luận xã hội và phương pháp ôn luyện đội
tuyển học sinh giỏi môn Ngữ Văn THPT.
- Thời gian: nghiên cứu từ 2009 đến nay mới đúc rút thành kinh nghiệm.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh đội tuyển lớp 12 trường THPT Cầm Bá Thước và THPT Quảng Xương 1
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu, giáo trình có liên quan đến các
vấn đề cần nghiên cứu. Nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo và các nguồn tư
liệu.
2. Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành ra các đề thi và kiểm tra để sử dụng
trong các bài thi và kiểm tra, làm đáp án, hướng dẫn chấm cho các đề đã ra.


3. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm
4. Phương pháp thống kê toán học: Thu thập, xử lý, đánh giá kết quả khi áp
dụng đề tài.

NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Vai trò của việc bồi dưỡng học sinh giỏi
Bồi dưỡng học sinh giỏi quả là một mặt trận hàng đầu của các trường THPT, là một
trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì thế
mặt trận này cần phải được quan tâm đúng mức. Nghị quyết TW2 khóa VIII chỉ rõ:
“Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là cung cấp nguồn nhân tài cho đất nước cần được các
nhà trường THPT đặc biệt quan tâm, mọi giáo viên phổ thông đều phải có nhiệm vụ
phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi”. Trong Qui chế thi chọn học sinh giỏi ban hành
theo quyết định 3479/1997/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/11/1997, điều 1 có viết: Động viên
khích lệ những giáo viên và học sinh trong dạy học là góp phần thúc đẩy việc cải tiến,
nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục
bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. [8]
Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, cứ mỗi một sản phẩm làm ra bao giờ cũng
chiếm một tỷ trọng chất xám khá lớn, mỗi con người cần phải được đào tạo vững chắc
về mặt tri thức mới có thể nắm bắt được khoa học kỹ thuật, đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của xã hội. Công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi vì thế lại càng trở nên
quan trọng hơn đối với mỗi nhà trường THPT, mỗi Tổ chuyên môn và mỗi thầy cô giáo.
Đối với bản thân tôi là một giáo viên luôn trăn trở tìm tịi và có may mắn được nhiều
năm dẫn chính đội tuyển và đạt được những kết quả đáng khích lệ tơi ln mong muốn
chia se kinh nghiệm mình có được cho bạn bè đồng nghiệp.
2. Vai trị, vị trí của văn nghị luận xã hội trong bồi dưỡng học sinh giỏi
Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết (người nói) trình bày những ý kiến
của mình bằng cách dùng lí luận bao gồm cả lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ một vấn đề
thuộc về chân lí nhằm làm cho người đọc (nghe) hiểu, tin, đồng tình với những ý kiến
của mình và hành động theo những điều mà mình đề xuất. Văn nghị luận đã hình thành
từ xa xưa và phát triển cùng với sự phát triển của tư tưởng, văn hóa nhân loại và góp
phần vào sự phát triển ấy. Ngày nay, văn nghị luận càng phát triển mạnh mẽ. Nó thâm
nhập vào mọi lĩnh vực của đới sống xã hội. Nó là vũ khí khoa học và vũ khí tư tưởng
sắc bén , giúp cho con người nhận thức đúng đắn các lĩnh vực của đời sống xã hội và
hướng dẫn, thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người.

Do đó, học làm văn nghị luận là một công việc, một yêu cầu rất trọng yếu của việc
học văn trong nhà trường. Văn nghị luận đặt ra những vấn đề tư tưởng và học thuật đòi
hỏi người học sinh phải giải quyết, từ đó giúp cho các em vận dụng tổng hợp


các tri thức đã học được từ tự nhiên đến xã hội, rèn luyện khả năng diễn đạt bằng ngôn
ngữ, khả năng tư duy logic khoa học, nghĩa là có phương pháp tư duy đúng để tìm hiểu
đúng vấn đề và có thái độ đúng trước các sự việc xảy ra trong cuộc sống. Từ đó góp
phần tích cực vào việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách của người học sinh. Vì vậy,
văn nghị luận ngày càng chiếm một vị trí, giữ một vai trị quan trọng trong cuộc sống.
Đặc biệt là vấn đề ôn luyện văn NLXH cho HSG ngày càng được chú trọng để phát huy
tính chủ động, tích cực sáng tạo, tư duy trí tuệ của học sinh.

II- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, đúng hướng của BGH nhà trường.
- Học sinh có nhiều cố gắng, nỗ lực, bứt phá. Có khả năng tự tìm tịi sáng tạo dưới sự
hướng dẫn của giáo viên.
- Các bậc phụ huynh ủng hộ nhiệt tình.
- Nguồn tư liệu cho mảng văn nghị luận khá phong phú.
2. Khó khăn
a- Từ phía giáo viên
- Nhận trách nhiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi thực sự là một áp lực lớn
cho người dạy.
- Thời gian dành cho đội tuyển hết sức eo hẹp vì giáo viên phải kiêm nhiệm
nhiều cơng việc, từ dạy trên lớp, ơn luyện đại học, cơng tác đồn…
- Mảng NLXH phong phú về tư liệu, kiến thức phủ rộng, không theo một chuẩn
nào như nghị luận văn học, nếu dạy manh mún sẽ dễ thất bại bởi như muối bỏ bể.
b- Từ phía học sinh:
Hàng ngày các em phải tiếp thu một lượng kiến thức khá lớn từ các mơn học,

nhất là tâm lí cần phải học đều cả 3 môn thi Đại học đã khiến các em và cả các bậc phụ
huynh lo ngại, họ không muốn thiên lệch về một mơn nào trong khi để có được một giải
học sinh giỏi cấp Tỉnh cần phải học thêm cho bộ môn rất nhiều, mất rất nhiều thời gian
học tập và phải rất kỳ công ôn luyện cày đi cày lại kiến thức nhiều lần, mở rộng, đào
sâu nâng cao… Trong khi đó, thời gian học thêm các mơn để thi Đại học, Cao đẳng của
các em đã rất nhiều, chúng tôi không dễ điều các em đội tuyển học riêng được thành
một buổi từ 14h đến 16h45 như các mơn ơn luyện Đại học, vì thế, muốn dạy bồi dưỡng
đội tuyển hầu như các giáo viên đều phải dạy sau giờ học thêm buổi chiều, tức là từ 17h
đến 19h, ở cái giờ lẽ ra cả thầy cả trò phải được nghỉ ngơi, cơm nước… Việc vận động
các em theo học đội tuyển mơn của mình là rất khó vì các em chỉ chú trọng vào thi đại
học, với tâm lí học sẽ mất thời gian học lệch thì kết quả đại học khơng cao … Đặc biệt
phần nghị luận xã hội các em cho rằng mảng ấy khô, kiến thức lại vô cùng rộng trong
đời sống, đề đến đâu tự
“ chém” đến đó. Tất cả gây khó khăn cho việc giảng dạy của GV.

III- GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Chia kiến thức nghị luận xã hội thành các chủ đề để ôn luyện
Tôi chú trọng ôn luyện các câu nghị luận về tư tưởng đạo lí, nghị luận về hiện
tượng xã hội như : tình yêu thương, sự sẻ chia, sự nhiệt tình cống hiến, ý chí nghị lực


vươn lên…Rèn kĩ năng làm văn nghị luận kĩ càng; liên hệ với các vấn đề thực tiễn đặc
biệt vấn đề quốc gia dân tộc. Bản thân tôi không dạy NLXH riêng lẻ từng đề mà nhóm
lại theo từng chủ đề với những câu danh ngôn, câu chuyện, dẫn chứng có nội dung gần
gũi nhau để HS có thể xâu chuỗi, liên hệ và gặp bất cứ đề nào cũng có thể làm được: Vd
chủ đề tình u thương, chủ đề vượt lên số phận bằng ý chí, nghị lực, niềm tin ,
chủ đề sống đẹp……. Dạy theo chủ đề là phát kiến của tơi từ nhiều khóa ơn luyện
trước, tôi đã trao đổi với tổ trong mấy năm nay và đạt hiệu quả tốt. Bản thân tổ tôi cũng
đề xuất thành hoạt động chun mơn thường kì, giao cho mỗi giáo viên làm một chủ đề
thảo luận ở tổ. Từ đó chất lượng dạy HSG nói riêng và ơn luyện ĐH nói chung được

nâng lên rõ rệt. Từ các đề HSG nhiều năm, cho đến các đề thi THPT đều khơng nằm
ngồi các chủ đề tơi đã dạy. Năm nay HS tơi vừa nhìn văn đã huy động tất cả KT, KN
và đây là câu các em có thể đạt điểm gần như tuyệt đối. Tơi kì cơng sưu tầm các câu
thơ, câu danh ngôn, dẫn chứng về các tấm gương trên báo chí yêu cầu HS học thuộc để
có thể lựa chọn phục vụ cho nhiều đề khác nhau… Do thời lượng trên lớp có hạn nên
tơi liên tục ra đề và làm đáp án kĩ càng poto cho các em yêu cầu HS viết thành bàn theo
dàn ý đã cho. Đây là cách tôi vừa cung cấp kiến thức xã hội vừa rèn kĩ năng làm bài cho
các em.
Với dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí tơi xoay quanh ba chủ đề chính
như :
- Vượt lên số phận bằng ý chí nghị lực niềm tin để đến với hạnh phúc thành công
- Sống đẹp: Sống ước mơ khát vọng, cống hiến sáng tạo
- Tình u thương sự sẻ chia
Ngồi ra tơi chọn một số HSG để hướng dẫn cho HS tiến hành thu thập tư liệu trình
bày theo chủ đề giống như tơi đã tiến hành rồi trình bày trước lớp:
- Chủ đề Tình yêu quê hương đất nước
- Người thầy
- Công lao cha mẹ
- Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể
- Tình bạn
- Hạnh phúc
- Thành cơng
- Các tệ nạn xã hội
- Bện vơ cảm
- An tồn giao thơng
- Mơi trường
- Học vấn
- Lao động, tư tưởng
- Các phẩm chất: trung thực, bản lĩnh…
2. Các bước rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội theo chủ đề cho học sinh giỏi

2.1. Làm rõ các khái niệm liên quan đến chủ đề
Khó nhất đối với học sinh là giải thích các khái niệm trong luận đề. Vì vậy tơi chú
trọng từ điển hóa cho các em các khái niệm liên quan đến chủ đề.
Ví dụ:


- Chủ đề Sống đẹp tôi dạy cho HS các khái niệm về ước mơ, lí tưởng, đam mê, …
- Chủ đề Vượt lên số phận bằng ý chí nghị lực niềm tin để đến với hạnh phúc thành
công tôi làm rõ các khái niệm: Số phận, ý chí, nghị lực, niềm tin, hy vọng, bản lĩnh,
hạnh phúc, thành công…
- Chủ đề Tình u thương sự sẻ chia tơi làm rõ các khái niệm: yêu thương, sẻ chia,
quan tâm, tử tế, tấm lòng, cho và nhận…
2.2 Trả lời câu hỏi Tại sao ? ( Tại sao đúng? Tại sao sai?)
Để lí giải rõ vấn đề cần nghị luận tơi giúp các em trả lời câu hỏi vì sao chúng ta
phải làm sống như vây. Việc trả lời câu hỏi bao trùm toàn chủ đề sẽ giúp HS vận dụng
được cho tất cả các vấn đề có trong đề bài liên quan tới chủ đề.
Ví dụ:
Tại sao phải sống đẹp ( ước mơ, khát vọng, lí tưởng, đam mê…)?
Tại sao phải sống yêu thương?
Tại sao phải vượt lên thử thách của số phận?
2.3. Trả lời câu hỏi Làm thế nào ?
Tôi hướng dẫn cho các em cách trả lời câu hỏi làm thế nào để thực hiện theo yêu cầu
của đề đồng thời chỉ rõ cách các em áp dụng giải quyết cho từng dạng đề cụ thể khi vận
dụng kiến thức cơ bản này.
Ví dụ:
Làm thế nào để sống đẹp ( ước mơ, khát vọng, lí tưởng, đam mê…)?
Làm thế nào để sống yêu thương?
Làm thế nào để vượt lên thử thách của số phận?
2.4. Trả lời câu hỏi Có phải ai cũng làm như vậy?
Đây là câu hỏi giúp các em có cái nhìn trái chiều, phê phán những hiện tượng chưa tốt

Ví dụ:
Có phải ai cũng sống đẹp ( ước mơ, khát vọng, lí tưởng, đam mê…)?
Có phải ai cũng sống yêu thương?
Có phải ai cũng vượt lên thử thách của số phận?
2.5. Trả lời câu hỏi Chủ đề đem đến cho ta bài học gì?
Việc hướng dẫn cho HS trả lời câu hỏi này sẽ giúp các em trình bày bài học nhận thức
và hành động của mình một cách dễ dàng khio đã có bài học cơ bản của chủ đề giáo
viên hướng dẫn
3. Công tác sưu tầm tư liệu
Giáo viên cung cấp cho các em HS các tư liệu về:
- Danh ngôn liên quan đến chủ đề
- Thơ liên quan đến chủ đề
- Các mẩu chuyện liên quan đến chủ đề
- Các dẫn chứng về những tấm gương liên quan đến chủ đề
4. Hướng dẫn học sinh luyện đề
Sau khi dạy xong một chủ đề là tôi ra đề kiểm tra, giới thiệu các đề liên quan tới
chủ đề và hướng dẫn HS vận dụng nhuần nhuẫn các kiến thức của chủ đề đó vào trong
bài làm. Chỉ cần các em làm khoảng 5 đề cho tất cả các dạng ( dạng bình luận về một
câu danh ngôn; Dạng cặp nhiếp hai câu danh ngôn; Trình bày suy nghĩ về thơng điệp có


trong một đoạn thơ bài thơ hoặc mẩu chuyện..) là các em có thể vận dụng nhuần nhuyễn
chủ đề.
5. Giao việc cho học sinh
Sau khi tôi dạy kĩ cho các em HS đội tuyển 3 chủ đề chính nêu trên. Khi HS đã
được luyện đề nhuần nhuyễn 3 chủ đề tôi giao việc đến từng HS. Đội tuyển năm 20162017 của tôi ban đầu gồm 10 em tôi giao cho mỗi em một chủ đề : như chủ đề về Văn
hóa thần tượng; Văn hóa lễ hội; Thời gian, Mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần; Ước
mơ; Cá nhâ- Tập thể; Thời gian; Lòng biết ơn; Người thầy; Mối quan hệ giữa hành
động và lời nói… Tơi giao việc cho các em vào dịp hè khi kết thúc chương trình lớp 11
nên các em có thời gian sưu tầm. Kết quả các em nạp đầy đủ và kiến thức cũng như các

dạng đề các em sưu tầm được làm tôi bất ngờ.
6. Kiểm tra kiến thức theo chủ đề và kết quả sưu tầm của học sinh bằng hình thức
vấn đáp.
Sau khi đã có trong tay sản phẩm của các em. Trước hết tôi tiến hành kiểm tra các
kiến thức chủ đề tôi đã dạy cho các em đồng thời kiểm tra khả năng nắm vững kiến thức
chủ đề mà các em được giao sưu tầm, biên soạn. Sau đó tơi xem xét sự đánh giá cơng
tác sưu tầm của từng em và xếp loại. nếu chủ đề nào đạt yêu cầu, đảm bảo khoa học tôi
sẽ cho poto để các em tiếp tục học tập của các bạn trong đội.
7. Cho học sinh luyện đề và chấm chữa để kiểm tra mức độ vận dụng của các em.
Tôi thường xuyên ra đề chấm chữa. Ban đầu tôi dặn các em về ơn từng chủ đề sau đó
ra đề vào đúng chủ đề đó. Sau khi các em đã thành thục cơ bản, nhận diện chính xác và
nhanh yêu cầu của đề, có khả năng huy động kiến thức và có kĩ năng lập luận tốt tơi sẽ
chuyển sang ra đề vào một chủ đề bất kì mà khơng thơng báo trước với các em để tạo
tính bất ngờ và kiểm tra năng lực nhận diện đề và huy động kiến thức chủ đề có chính
xác khơng. Với những đề lạ ban đầu nhiều em vẫn nhận diện sai lệch đề, vận dụng kém.
Nhưng tôi bền bỉ kiên trì cuối cùng các em cũng thành thục. Càng về sau bản thân tơi và
đồng nghiệp ra bất kì dạng đề nào, chủ đề nào thì học sinh của tơi đều làm tốt. Bất kì
đống nghiệp nào cũng cho điểm câu nghị luận xã hội với phổ điểm từ 5.5-7,5/ 8 điểm.
Các đồng nghiệp dạy hỗ trợ đều đánh giá cao năng lực NLXH của các em.
8. Chủ đề minh họa: Sau đây tôi xin minh họa một trong các chủ đề tôi đã dạy cho
HSG.
SỐNG ĐẸP
Chủ đề :
I. KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ
1. Làm rõ các khái niệm
* Ước mơ, khát vọng:
- Là những việc làm con người mong muốn đạt được mà chưa thể có ở trong thực
tại.
- Có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người đặc biệt là những giấc
mơ vĩ đại. Đó là những khát khao, địi hỏi con người phải có cố gắng, nỗ lực hết mình

thì mới có thể biến ước mơ thành hiện thực .Nếu khơng có ước mơ thì cuộc sống sẽ
nghèo nàn.


- Ước mơ giống như ngọn hải đăng cho con tàu cập bến bờ hạnh phúc.Chỉ có ước
mơ mới nâng tâm hồn con người lên tầm vĩ đại.
-Tuy nhiên,ước mơ khát vọng có ranh giới rất mong manh với tham vọng.
- Chúng ta cần phải biết mình là ai, hiểu được bản thân mình, hiểu được hồn cảnh
của mình nếu không sẽ rơi vào thất bại.
* Lý tưởng:
- Là những tư tưởng, là con đường mà con người hướng đến trong tương lai. Lý
tưởng được cụ thể hoá qua những ước mơ. Lý tưởng chỉ được gọi là đẹp, là đúng đắn
khi phù hợp với mong muốn, chuẩn mực của nhân loại về tình yêu, hạnh phúc, khát
vọng làm giàu chính đáng, có những tư tưởng cao q, chinh phục đỉnh cao tri thức…
* Mục đích:
- Là đích đến cuối cùng
* Nhiệt tình,đam mê,nhiệt huyết:
- Là bầu máu nóng,ngọn lửa tri thức để hết tâm,hết sức vào cơng việc mình làm.
- Mong muốn cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội bằng sự nỗ lực hết
mình.
2. Sống đẹp có nghĩa là gì?
- Là sống có ước mơ,lý tưởng, luôn khát khao được toả sáng bằng những đam mê,
luôn nỗ lực vươn lên, khắc phục khó khăn, thử thách để cống hiến cho đời những điều
tốt đẹp nhất bằng sự say mê, lao động, sáng tạo hết mình. Tuy nhiên vẻ đẹp thực sự của
một con người còn là ở cái tâm. Đem đến ý nghĩa cho người khác, yêu thương con
người.
3. Vì sao con người ta phải sống đẹp?
- Làm con người ai cũng có nhu cầu được khẳng định mình, khẳng định ý nghĩa với
sự tồn tại của mình trên cõi đời này. Để trả lời cho câu hỏi tơi là ai?, Tơi có quan trọng
khơng? . Đó là mong muốn để lại tiếng thơm, tên tuổi của mình. Đó là nhu cầu lập danh

chính đáng. Đó là ước muốn làm nên những thành tựu lớn lao, cao cả để được mọi
người tôn vinh, ngưỡng mộ, ngợi ca. Đó là một nhu cầu khẳng định mình.
- Con người luôn mong muốn dược sống trong cõi nhớ của người khác. Tức là nhu
cầu mang đến hạnh phúc cho người khác bởi “ Con người ta sinh ra không phải để tan
biến như hạt cát vô danh mà họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong trái tim
người khác ” ( Xukhômlinski)
4. Nếu không sống đẹp thì sẽ như thế nào?
- Sẽ sống một cuộc đời vô danh, mờ nhạt, leo lét một đời thừa, thậm chí có những
con người cịn trở thành gánh nặng cho xã hội.
5. Làm thế nào để sống đẹp?
- Ni dưỡng ngọn lửa trong trái tim của mình, nung nấu cho mình những ước mơ
đẹp, cố gắng, nỗ lực bằng những hành động cụ thể để biến ước mơ thành hiện thực bằng
cách trau dồi trí tuệ, phẩm chất: ý thức, nghị lực, niềm tin để biến những điều khơng thể
trở thành có thể để bước trên đỉnh vinh quan để toả sáng. Đặc biệt phải trau dồi, vun
đắp tình yêu thương bằng cách quan tâm, sẻ chia tới những người xung quanh bởi “
Trước tài năng tôi cúi đầu, trước lịng tốt tơi quỳ gối ” ( Victo Huygo )


- Bên cạnh những người đang sống đẹp như Ngô Bảo Châu, Bill Gates,.. thì lại có
một bộ phận thanh niên sống dựa dẫm, ỷ lại, thiếu sự nỗ lực, cố gắng, phấn đấu, khơng
có ước mơ, lý tưởng, sống khơng có mục đích, sống một cuộc đời mờ nhạt, vơ danh, …
6. Bài học
- Đã là con người thì cần phải sống đẹp
- Cái danh đi liền với cái thực
- Cái tài đi liền với cái tâm.
* Với dạng đề về một hiện tượng đời sống tôi hướng dẫn cho HS làm theo các
bước sau:
- Hiện tượng đó là gì?
Để trả lời được câu hỏi này các em phải nêu được khái niệm các hiện tượng. Đây là
cơ sở quan trọng để các em có thể trình bày quan điểm của mình theo đúng yêu cầu mà

đề bài đặt ra. Có những hiện tượng diễn ra hàng ngày, rất quen thuộc với học sinh thì
các em sẽ dễ dàng nêu được khái niệm.Ví dụ: hiện tượng tai nạn giao thông, ô nhiễm
môi trường, nghiện internet, bạo lực học đường…
- Hiện tượng đó đang diễn ra trong cuộc sống ra sao?
Tương ứng với câu trả lời này là việc nêu thực trạng của vấn đề. Đây là phần việc đòi
hỏi học sinh phải có kiến thức xã hội sâu rộng để có thể nhận diện được thực trạng vấn
đề đang diễn ra trong cuộc sống như thế nào. Đối với các hiện tượng tiêu cực trong đời
sống như tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, gian lận trong thi cử…, giáo viên
có thể hướng dẫn học sinh “mơ típ” của việc nêu thực trạng là: hiện tượng đó đang diễn
ra ở mức độ nghiêm trọng, ngày càng phổ biến, đáng báo động và là nỗi quan tâm lo
lắng của tồn xã hội.
- Ngun nhân của hiện tượng đó?
Nêu được thực trạng của vấn đề thì phải giải thích được các nguyên nhân dẫn đến
thực trạng đó. Có đưa ra được những nguyên nhân mới chứng tỏ được sự hiểu biết của
mình về vấn đề một cách cặn kẽ, bài viết mới có sức thuyết phục.
- Hậu quả hay tác dụng của hiện tượng đó?
Nếu vấn đề cần nghị luận là hiện tượng tiêu cực của đời sống thì bài viết phải
đưa ra hậu quả của hiện tượng. Ngược lại, nếu là hiện tượng tích cực phải nêu được tác
dụng của hiện tượng.
- Giải pháp để ngăn chặn hay đẩy mạnh hiện tượng đó?
Nếu vấn đề cần nghị luận là hiện tượng tiêu cực của đời sống thì bài viết phải
đưa ra giải pháp để ngăn chặn. Ngược lại, nếu là hiện tượng tích cực phải nêu được giải
pháp để thúc đẩy. Có thể căn cứ vào các nguyên nhân để nêu ra giải pháp.
- Suy nghĩ và hành động của bản thân với hiện tượng đó?
Phần này yêu cầu học sinh phải nêu được cảm nghĩ riêng của mình về hiện tượng
đã nêu. [2]
II. CUNG CẤP DANH NGÔN, THƠ VỀ SỐNG ĐẸP.
1. Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ. ( Steve Job )
2. Chỉ có ước mơ mới khiến ta tạo dựng được tương lai, điều không thể của hơm nay sẽ
hố thành hiện thực của ngày mai.



3. Vua hề Sac lơ có câu : “ Anh muốn ý nghĩa làm gì chứ. Đời là khát khao không phải
một ý nghĩa ”. [ 5]
4. Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Khơng có lý tưởng thì khơng có phương hướng kiên
định. Khơng có phương hướng kiên định thì khơng có cuộc sống (LepTonxtoi)
5. Ai tràn trề hy vọng và nguyện vọng, người đó sống ở tương lai ( L. Sê Phe) [ 5]
6. Trong thành công của tơi có 99% là mồ hơi và nước mắt, cịn một phần trăm là do
trời phú. ( Thomas Edison ) [ 5]
7.

Thà một phút huy hồng rồi chợt tối
Cịn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
( Xuân Diệu )
8.
Sống tung sóng gió thanh cao mới
Sống mạnh dù trong từng phút giây.
( Tố Hữu )
9. Thế giới thuộc về những ai có nhiệt huyết, đam mê và khát khao cháy bỏng.
10. Con người phải sống và sáng tạo. Sống cho đến mức rơi lệ. ( Ơtropxki )
11. Khơng phải ai cũng đạt được giải Fields và giải Nobel nhưng ai cũng có quyền mơ
tới giải Fields hay giải Nobel. ( Ngơ Bảo Châu )
12. Đừng so sánh mình với bất cứ ai trong thế giới này. Nếu bạn làm như vậy có nghĩa
bạn đang sỉ nhục chính bản thân mình.
( Bill Gates )
13. Ta khơng được chọn nơi mình sinh ra. Nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống.
(
Khuyết danh )
14. Anh nên mơ tưởng việc to lớn đi, như thế ít nhất anh cũng làm được việc nhỏ
(J. Rena) [ 5]

15. Cuộc sống vốn không công bằng. Hãy tập quen dần với điều đó. ( Bill Gates )

16.

Đừng thở dài hãy vươn lên cuộc sống
Bùn ở dưới chân nhưng nắng ở trên đầu.
17. Ta khơng được chọn nơi mình sinh ra . Nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống.
18. Một câu niệm Phật, tiêu vạn tội. Hai chữ từ bi, gỉai vạn sầu.
19. Nếu ai hy sinh để duy trì cuộc sống cho con người thì tức là, người đó đã sống đúng
và chết khơng vơ ích. ( V. Nê – Đơ – Van )
20. Ai hiến dâng cuộc đời cho việc tốt, là sống lâu hơn tuổi của mình. Nhớ lại cuộc đời
đẹp đẽ, tức là đã sống hai lần. ( M . Mác – Xi – An )
21. Tơi thích sự ngu dốt nhiệt tình hơn là sự thơng thái thờ ơ.
Anatole France
22.Tất cả những gì ta cần để cho cuộc sống thật sự hạnh phúc và ý nghĩa, chính là có
một điều gì đó để mà thực sự say mê, thực sự tâm huyết” - Charles Kingsley.
23. “Thế giới thuộc về những ai sống có nhiệt huyết, say mê và có khát vọng cháy
bỏng” – Ralph Waldo Emerson.
24. Triết gia Ralph Waldo Emerson từng nói: “Chẳng có thành tựu vĩ đại nào lại khơng
chứa đựng ngọn lửa nhiệt tình.”


25.
Đã là con chim chiếc lá
Thì chim phải hót lá phải xanh
Lẽ nào vay mà khơng có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình ( Tố Hữu)
26.
Hoa sen nở dưới ánh mặt trời
Rồi mất đi tất cả những gì nó có

Nhưng nó khơng muốn làm chiếc nụ
Trong sương mù vĩnh viến của mùa đông ( R. Tagor)
27. Hãy nuôi dưỡng tầm nhìn và ước mơ của bạn vì đó là hạt giống tâm hồn bạn, là con
đường đưa bạn đến những thành tựu lớn nhất của cuộc đời mình ( Napoleon Hill) [6]
28. Giữa một vùng sỏi đá khô càn , cây hoa dại vẫn mọc và nở những chùm hoa tuyệt
đẹp [3]
III. CUNG CẤP MỘT SỐ MẨU CHUYỆN VỀ SỐNG ĐẸP.
1. Câu chuyện về ngọn nến
“Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và đang lung linh toả sáng. Nến
hân hoan khi thây mọi người trầm trồ: “May q, nếu khơng có cây nến này chúng ta sẽ
khơng thấy gì mất”. Thế nhưng khi dịng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng
lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến chợt nghĩ: "Chết thật, ta mà cứ chảy
mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thơi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy nhỉ?”.
Nghĩ rồi nến nương theo một cơn gió thoảng qua để tắt phụt đi. Mọi người trong phịng
xơn xao: “Nên tắt rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Cây nến mỉm cười tự mãn vì sự quan
trọng của mình. Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tơi đì tìm cái đèn dầu… Mị mẩm
trong bóng tối ít phút, người ta tìm được cãy đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên, còn cây
nên cháy dở thì người ta bỏ vào ngăn kéo. Thế là từ hơm đó, nến bị bỏ qn trong ngăn
kéo, rồii cũng khơng cịn ai nhớ đến nó nữa. Nến hiểu ra rằng, hạnh phúc cùa nó là được
cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là
ngọn nến”. [7]
2. Con đường phía trước
Thuở xưa, có một chàng thanh niên ở đất nước Hy Lạp mắc bệnh hiểm nghèo. Biết
mình khơng cịn sống được bao lâu nữa, anh xung phong gia nhập quân đội lúc đó đang
bước vào trận chiến khốc liệt với kẻ thù. Với hy vọng được hy sinh anh dũng trên chiến
trường, anh ta đã chiến đấu hết mình, khơng ngại phơi mình trước làn tên mũi đạn của
kẻ thù và không mảy may lo cho mạng sống của mình. Cuối cùng, khi kẻ thù bị đánh
bại, anh ta vẫn cịn sống! Vơ cùng cảm phục trước sự dũng cảm, can trường của người
lính nọ đã góp phần khơng nhỏ tạo nên chiến thắng ấy, vị tướng quyết định thăng chức
và trao tặng cho anh huân chương danh dự cao quý nhất cho lòng dũng cảm.

Song, đến ngày trao huân chương, anh ta trông rất u buồn. Ngạc nhiên, vị tướng
hỏi lý do và được biết về căn bệnh nguy hiểm mà anh ta đang phải gánh chịu. Làm sao
ơng lại có thể để cho người lính dũng cảm của mình phải chết! Vị tướng đã cho tìm vị
lương y giỏi nhất nước về trị bệnh cho anh ta. Căn bệnh chết người cuối cùng đã được
chữa khỏi.


Nhưng, từ đó trở đi người ta thấy người lính can-trường-một-thời đã khơng cịn
xuất hiện nơi tuyến đầu vất vả hiểm nguy nữa! Anh ln tìm cách né tránh mọi khó
khăn và cố gắng bằng mọi cách để bảo vệ mạng sống của mình thay vì đương đầu với
thử thách.
Về sau có dịp gặp lại, vị tướng đã nói với người lính nọ một câu: “Giờ đây, anh
mới thực sự là chết hẳn rồi!”. [7]
VI. MỘT SỐ TẤM GƯƠNG SỐNG ĐẸP DÙNG LÀM DẪN CHỨNG
1. Dẫn chứng 1: Picaso(1881-1973) – danh họa, nhà điêu khắc người Tây Ban Nha
kiệt xuất của thế kỉ XX người đã tự tạo nên số phận của mình bằng tài năng và sự sáng
suốt. Thuở thiếu thời ơng cịn là một họa sĩ nghèo, vơ danh sống bần cùng ở thủ đô Pari
hoa lệ. Đến thời điểm túng quẫn nhất khi ttrong túi chỉ còn 15 đồng bạc. Ơng đã hốn
cải số phận mình bằng một việc làm hết sức táo bạo. Ông quyết định “đánh canh bạc”
cuối cùng. Ông thuê sinh viên dạo quanh các cửa hàng bán tranh và hỏi một câu duy
nhất “ Ở đây có bán tranh của Picaso khơng?” Chưa đầy một tháng sau, tên tuổi của ông
đã nổi tiếng khắp Pari và tranh của ông bán được va fnooir tiếng khắp thế giới từ đó. [7]
2.Dẫn chứng 2: Hêlen-Keller ( 1880- 1968)- nhà văn, diễn giả người Mỹ, người đã
hoán cải số phận bằng nghị lực phi thường. Tuổi thơ bà phải sống trong bóng tối vất vả,
khó khăn. Chưa đầy hai tuổi bà bị mắc chứng viêm màng não nên bị mù, câm, điếc
hoàn toàn. Dù thế bà vẫn khơng nản lịng, bắt đầu đi học và tập nói những câu đơn giản
trong sự khó khăn của mù và điếc. Thế nhưng bằng nghị lực phi thường bà đã tốt
nghiệp thủ khoa trường đại học nữ Ret-clip và đã khơng ngừng đi thuyết trình khắp các
bang của Mĩ, đi vòng quanh thế giới để giúp những người bị câm điếc. [4]
3.Dẫn chứng 3: Chính tác giả câu nói- Legson Kayira ( người nước cộng hòa Malawi).

Xuất thân từ một bộ tộc nghèo, anh đã có cuộc bộ hành vĩ đại đi từ Nyasaland lên phía
Bắc đi về hướng Đông tới Cario ( Ai Cập) để lên tàu sang Mỹ tìm kiếm tấm bằng Đại
học, vượt hơn 5000 km đi bộ qua 160 bộ tộc nói hơn 50 thứ tiếng khác nhau. Cuối cùng
hơn hai năm sau anh cũng đặt chân lên đất Mỹ và nhận được học bổng ở trường ĐH.
Anh chính là tấm gương sống động vươn lên từ khởi đầu vơ cùng khó khăn để thay đỏi
số phận của mình. [7]
4. Dẫn chứng 4 :BillGates- Người thay đổi số phận bằng đam mê công việc và tự
học.Sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa kì, từng đậu ngành Luật ĐH Harvard.
Song vì niềm đam mê máy tính ơng đã nghỉ học giữa chừng và cùng một người bạn mở
công ty Microsoft. Vượt qua muôn vàn khó khăn ơng đã trở thành người giàu nhất hành
tinh và hiện nay ông đã giành 95% tài sản của mình làm từ thiện. Ơng từng nói: “Tơi
khơng học đại học chứ khơng phải là bỏ học”. Đó chính là điều làm nên BillGates chứ
không phải số phận [7]
5. Dẫn chứng 5 : Thomat Edixon đã phát minh ra bóng đèn điện mang ánh sáng cho
tồn nhân loại. Dù cho gặp hàng nghìn lần thất bại ơng vẫn kiên trì cho rằng thí nghiệm
của mình phải trải qua hàng nghìn bước. Vì thế ơng đã cống hiến cho nhân loại hơn
2000 phát minh. [7]
6. Dẫn chứng 6 : Galile – nhà thiên văn học đã khám phá khẳng định, trái đất quay
xung quanh mặt trời trong khi cả thế giới đang hướng về quan niệm sai lầm [7]


7. Dẫn chứng 7 : Thiên tài Steve Joos người giúp toàn thế giới thay đổi định nghĩa về
phương pháp tiếp cận, cách nhìn và cảm xúc đối với máy tính cá nhân. Người khuyên
tuổi trẻ “ Hãy cứ khát khao hãy cứ dại khờ” [7]
8. Dẫn chứng 8 : Franclin- Hàng triệu năm dài con người sống trong phấp phỏng lo sợ
bởi sấm sét kinh hoàng. Franclin nhà bác học Mĩ đã dũng cảm thực hiện thí nghiệm làm
cột thu lơi. Cơng việc đó có thể gây ra cái chết cho ông bất cứ lúc nào. Sau nhiều năm
đương đầu với sấm sét, năm 1752 Franklin đã thành công [7]
V. HƯỚNG DẪN VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ VÀO GIẢI ĐỀ
1. Đề số 1: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Đầu hàng cám dỗ là hành

động của thú tính, chiến thắng nó mới là con người”.(Waterstone)
Hướng dẫn làm bài
1. Giải thích vấn đề cần nghị luận: (1,0 điểm)
- Cám dỗ: khêu gợi lòng ham muốn đến mức có thể làm cho sa ngã. Sự cám dỗ
có thể là những giá trị vật chất cũng có thể là những yếu tố về tinh thần đánh
vào những ham muốn tầm thường của con người.
- Đầu hàng cám dỗ là hành động của thú tính tức là thể hiện sự bất lực, chịu
thua trước những ham muốn xác thịt, bẩn thỉu, bng thả. Đó là những hành
động có tính bản năng của thú vật.
- Chiến thắng cám dỗ mới là con người: Vượt lên những cám dỗ ấy, thắng được
những ham muốn bản năng ấy chính là thể hiện lý trí, bản lĩnh của con người.
- Ý nghĩa khái quát của câu nói: Đề cao bản lĩnh, ý chí và đạo đức của con
người trong cuộc đấu tranh với những cám dỗ của cuộc sống.
2. Bàn luận về ý nghĩa của câu nói (6,0 điểm)
- Tại sao nói “Đầu hàng cám dỗ là hành động của thú tính”?
Khi đó con người sẽ thiếu ý chí, thiếu bản lĩnh để cho những cái lợi về vật chất
về công danh, địa vị, sự hào nhoáng của vinh hoa phú quý cám dỗ. Họ không
chế ngự được những ham muốn mang tính bản năng, sống bng xi bng
thả mặc cho những ham muốn tầm thường điều khiển để đánh mất chính mình
– tha hóa khơng cịn là mình- đánh mất bản chất tốt đẹp vốn có của con người .
Khi đó con người rơi vào kiếp sống thừa, bị vật hóa thậm chí trở thành phần tử
nguy hiểm cho xã hội ( Học sinh đưa ra những dẫn chứng cụ thể)
- Tại sao chiến thắng được cám dỗ mới là con người?
Chiến thắng được cám dỗ sẽ giúp cho ta được sống thanh thản, hạnh phúc,
được tơn trọng u q. Đó cũng là góp thêm cho cuộc đời những điều tốt đẹp
Đề cao những con người có bản lĩnh và ln nỗ lực vươn lên , đấu tranh với
phần “con” để sống “người”hơn. Đó là những người ln giữ được thiên lương
trong bất cứ hoàn cảnh nào (Học sinh đưa ra những dẫn chứng cụ thể)
- Đây là quan niệm sống đẹp của những con người chân chính.
- Có phải lúc nào con người ta cũng chiến thắng được cám dỗ?

Trong thực tế thực hiện được điều đó khơng dễ dàng. Bởi vì những vinh hoa
phú quý, danh lợi bao giờ cũng có một ma lực khủng khiếp ( Đầu gió hơi men
thơm quán rượu/ Người say vô số tỉnh bao người- Cao Bá Quát)

0,25

0,25

0,25
0,25

1,5

1,5

0,5
0,5


- Làm thế nào để có thể chiến thắng cám dỗ?
0,75
Con người muốn chiến thắng cám dỗ phải có đầy đủ ý chí, sức mạnh, đủ bản
lĩnh, đủ phẩm chất đạo đức; Ln phải có khát vọng sống đẹp, sống tỏa sáng
đặc biệt là sống để yêu thương; Luôn nghiêm khắc với bản thân mình bởi
khơng tỉnh táo chế ngự mình sẽ dễ vấp ngã
- Phê phán: những con người thiếu ý chí, thiếu bản , thiếu mục đích sống tốt 0,5
đẹp, dễ dãi với bản thân…
3. Bài học (0,75 điểm)
0,25
- Cần trau dồi ý chí nghị lực, bản lĩnh, kĩ năng sống

- Hướng tới lối sống đẹp, sống tỏa sáng, sống vì người khác, sống để làm 0.5
Người chân chính
2. Đề số 2
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ngọn lửa của niềm hy vọng trong câu chuyện sau:
Câu chuyện về bốn ngọn nến
Trong phịng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người
ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.
Ngọn nến thứ nhất nói : Tơi là hiện thân của hịa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào
nếu khơng có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.
Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Cịn tơi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất
cả, mọi người đều phải cần đến tơi.
Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : Tơi là hiện thân của tình u. Tơi mới thực
sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu?
Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng. Một cơn gió ùa
theo làm tắt cả ba ngọn nến. "Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?" - cậu bé sửng sốt nói.
Rồi cậu bé ịa lên khóc.
Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tơi vẫn cịn
cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tơi chính là niềm hy vọng.
Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn
nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng.
(Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005)
Hướng dẫn làm bài
1

2

Giải thích :
1,0
Con người cần thắp lên trong mình ngọn lửa của niềm hy vọng
nghĩa là cảm nghĩ rằng mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp; là tin tưởng, trông 0,25

chờ với ước muốn và niềm tin mãnh liệt về điều tốt đẹp sẽ xảy ra
trong tương lai.
Bàn luận :
6,0


3

* Tại sao cần thắp lên ngọn lửa hy vọng?
- Hy vọng làm cho cuộc sống trở nên thú vị, đưa đến những ước mơ,
soi dẫn chúng ta đến hạnh động, khuyến khích chúng ta thực hiện ước
mơ.
- Cuộc sống là một chuỗi những nguyên nhân khách quan và chủ quan
với vô số điều bất ngờ xảy đến không ai biết trước được, cho nên trên
con đường chinh phục hạnh phúc, thành cơng ai cũng có thể gặp
chơng gai, thử thách thậm chí cả thất bại đớn đau. Khi đó con người
cần hy vọng vì hy vọng đem đến tầm nhìn cho tương lai, hy vọng tạo
nên một quyết tâm nội tâm khiến chúng ta chịu đựng được mọi khó
khăn thử thách và chiến thắng nghịch cảnh, để bước tiếp và đi đến
hành động cuối cùng. Đó là động lực để con người vươn lên trong
cuộc sống. Nếu khơng có hy vọng con người sẽ dễ dàng chán nản
buông xuôi, đầu hàng trước số phận.
* Có phải lúc nào cũng cần hy vọng?
Tuy nhiên chỉ hy vọng thôi sẽ không đưa đến thành công. Hy vọng
cao quý bao nhiêu mà biếng nhác, khơng biến thành hành động cụ thể
thì ước mơ mãi mãi không trở thành hiện thực.
* Làm thế nào để có thể thắp lên trong mình ngọn lửa của niềm
hy vọng?
- Trau dồi bản lĩnh trí tuệ
- Nung nấu ước mơ khát vọng

- Nỗ lực hết mình và lạc quan tin tưởng vào khả năng thực hiện ước

Bài học nhận thức hành động :
- Luôn thắp lên ngọn lửa hy vọng bằng niềm tin yêu, sự lạc quan, ln
hướng về phía mặt trời để bóng tối ngả sau lưng.
- Đừng để thất vọng thay thế niềm hy vọng bởi khi một cánh cửa này
đóng lại cánh cửa khác sẽ mở ra ( A. Graham Bell).

3,0

1.0

2.0

1,0
0.5
0.5

9. Những tiến bộ của học sinh
Như đã nói ở trên, học sinh vào đội tuyển mơn Văn thường do niềm say mê là
chính, tư duy không nhanh nhạy như các em ở các đội tuyển thuộc các mơn tự nhiên
hay mơn Anh vì thế cơng việc bồi dưỡng gặp khơng ít khó khăn. Nhưng với sự nỗ lực
của bản thân thì sự tiến bộ của các em đã thể hiện một cách rõ rệt: Từ chỗ chưa biết đến
biết, từ mơ hồ đến nắm vững bản chất của một vấn đề; Từ chỗ khơng biết trình bày một
bài văn nghị luận xã hội đến chỗ thuần thục kĩ năng và dồi dào kiến thức; Từ chỗ không
biết vận dụng kiến thức cho từng dạng đề cụ thể như thế nào cho hợp lí đến chỗ hoàn
hảo kĩ thuật, tư duy loogic hết sức chặt chẽ, làm chủ kiến thức, làm chủ thời gian, dung
lượng; Từ chỗ e ngại, khơng có hứng thú với văn nghị luận đến chỗ sẵn sàng đón nhận
bất cứ đề nào GV ra cũng như hào hứng say mê trong làm bài và học bài… Đặc biệt các
em biết tư duy độc lập, làm chủ kiến thức khơng cịn kêu ca phàn nàn là đề lạ hay đề

khó. Các em viết văn nghị luận hấp dẫn bởi các em có thể vận dụng các câu danh ngơn,


các mẩu chuyện vào làm mềm hóa bài văn NLXH lâu nay các em cho là khô khan... Và
những điều này được đo bằng chất lượng giải của cơ trị trong những khóa học vừa qua.
Trên đây là những việc làm của tôi trên tư cách cá nhân trực tiếp dạy đội tuyển,
chính những việc làm này đã đem lại thành cơng cho cá nhân tơi nói riêng, Tổ chun
mơn và nhà trường THPT quảng Xương 1 nói chung góp phần đưa trường THPT là
cánh chim đầu đàn về chất lượng giáo dục mũi nhọn của Tỉnh Thanh Hóa.

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Với việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong quá trình giảng dạy về nghị
luận xã hội và trong kiểm tra, đánh giá, tơi thấy mình đã thu được những kết quả sau:
- Những giờ học về nghị luận xã hội cho HSG nói riêng và cho HS các lớp tôi
trực tiếp giảng dạy qua nhiều năm nói chung khá sơi nổi, hào hứng.
- Các bài kiểm tra, bài thi về nghị luận xã hội của HS có kết quả cao.
- Đa phần học sinh nắm được các thao tác làm bài và tích cực làm bài, làm chủ
kiến thức. Bài viết có màu sắc riêng của học sinh.
- Đặc biệt trong năm học 2016-2017 này đội tuyển HSG của tôi sở dĩ đạt kết quả
cao bên canh vững bài văn NLVH ( nếu có điều kiện tơi sẽ chia sẻ kinh nghiệm ở lần
sau) thì các em đã rất xuất sắc khi làm bài thi ( nhiều lần thi ở trường cũng như lần thi
chính thức của Tỉnh). Đặc biệt đề thi của Tỉnh đúng vào chủ đề Vượt lên số phận ( Thử
thách, nghịch cảnh) bằng ý chí nghị lực niềm tin sự lạc quan. Tất cả các em đều làm
đúng hướng, lập luận rõ ràng, kiến thức phong phú, dẫn chứng hấp dẫn. Và các em chỉ
mất khoảng 50 phút để hoàn thiện bài thi NLXH với khoảng 1,5 tờ giấy thi. Chính các
em chia sẻ: “Các em đọc đề cái là có thể huy động kiến thức chủ đề ngay, trong khi các
em làm được hơn một nửa bài thi mà nhiều bạn trường khác vẫn đang đọc đề..” ( Lời
em Hoàng Thị Thảo- đạt giải Nhất)
Về bản thân mình, tơi được nhà trường, đồng nghiệp tín nhiệm và giao cho nhiều
cơng việc chuyên môn quan trọng như dạy lớp chọn văn, bồi dưỡng đội tuyển, dạy các

lớp ôn thi đại học, cao đẳng. Trong q trình giảng dạy, tơi đã ra nhiều đề nghị luận xã
hội. Các đề bài của tôi đã được sử dụng trong nhiều kỳ thi các cấp. Trong họp tổ chuyên
môn tôi thảo luận và đưa ra sáng kiến cho tổ và tổ tôi thực hiện triệt để trong ba năm
gần đây. Đặc biệt khi áp dụng cho HS thi THPT quốc gia những năm qua tôi cũng đạt
được kết quả cao.
Đội tuyển học sinh giỏi do tôi bồi dưỡng, giảng dạy nhiều năm đạt kết quả cao
trong kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh, tiêu biểu là đội tuyển lớp 12 năm học 2013-2014 và
2016-2017 đứng thứ 2 tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể:
TT

Năm học

1

2013-2014

Giải
Nhất

Giải
Nhì

Giải
Ba

01

04

Giải

KK

Tổng
Giải

Xếp thứ
trong
Tỉnh

Xếp thứ
trong
Huyện

5/5

4

01


2

2016-2017

01

02

01


01

5/5

2

01

Nhìn vào kết quả trên có thể thấy, chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ
Văn hàng năm của trường tôi luôn đứng trong tốp đầu của Tỉnh và đã góp phần đắc lực
vào việc giữ thương hiệu chung của nhà trường, đưa trường chúng tôi giữ vững vị trí
dẫn đầu khối THPT tồn Tỉnh trong suốt những năm vừa qua.
Kết quả đạt được của tôi thực sự tôi cịn chưa bằng lịng. Tuy nhiên, với tình u
cơng việc dạy văn, tơi sẽ tiếp tục phấn đấu để có thêm nhiều đóng góp cho cơng việc
dạy văn nói chung và việc dạy văn nghị luận xã hội nói riêng.

KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Dạy văn thì nhọc nhằn, lao tâm khổ tứ. Đã theo nghề thì đâu có ngại những gian
khổ của nghề. Chính nỗi nhọc nhằn, vất vả của nghề tạo nên niềm vui, hạnh phúc và ý
nghĩa cao cả của một giáo viên dạy văn. Văn chương thì vơ bờ, nghề dạy học thì thầm
lặng, cuộc sống thì bộn bề, sơi động với bao nhiêu thăng trầm, toan tính. Cái tâm của
người thầy dạy văn là cốt lõi, là nên tảng của mọi kinh nghiệm dạy học. Khi yêu bằng
một tình yêu đủ lớn, người ta có mn ngàn cách vượt qua những trở ngại để giữ gìn và
bồi đắp tình u ấy.
Ơn luyện dẫn dắt, bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc vinh quang nhưng vơ
cùng gian khổ, địi hỏi người thầy phải có tâm huyết, sáng tạo đặc biệt là sự hy sinh tự
nguyện rất lớn. Những người dạy chúng tôi trong bao năm qua đã làm việc này một
cách bền bỉ cơng phu khơng địi hỏi sự trả ơn đáp đền của học sinh hay sự bồi dưỡng
của nhà trường, tất cả ai cũng mong kết quả cuối cùng là công sức mình bỏ ra phải có

giải, giải càng cao càng nhiều thì càng tốt. Và muốn có thành quả đó chúng tôi cũng đã
cộng đồng trách nhiệm cùng chung tay gánh vác, dù mỗi năm trách nhiệm được giao
cho một người đứng chính, song phía sau đó, những người dạy phối hợp nếu khơng có
tinh thần đồng đội mà tương trợ lẫn nhau một cách vô tư tự nguyện như chúng tơi đã
làm thì kết quả cũng khó lịng như mong muốn.
Một số kinh nghiệm về việc rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội theo chủ đề
cho học sinh giỏi ở THPT mà tơi vừa trình bày trên đây, thiết nghĩ chỉ như một vài hạt
muối bé nhỏ ném vào lòng đại dương thăm thẳm của nghiệp dạy văn. Dù bé nhỏ, ít ỏi là
thế nhưng nếu góp được chút mặn mịi nào đó cho cơng việc của những người dạy văn
tôi đã cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện.
Tơi biết, cịn nhiều các thầy cơ dạy văn, tâm huyêt, giỏi nghề, giàu kinh nghiệm
giảng dạy. Rất mong được các thầy cơ góp ý cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi và chia
sẻ thêm những kinh nghiệm của bản thân để công việc dạy văn của chúng ta hiệu quả và
bớt phần nhọc nhằn hơn.

2. Kiến nghị


- Có khen thưởng xứng đáng đối với các cá nhân và tập thể khi đạt thành tích cao
trong cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Đồng thời cũng cần ghi nhận và khen thưởng đúng mức với những đồng chí ơn
luyện 100% đạt giải, có giải cao để khích lệ động viên kịp thời và các đ/c cũng sẽ có
niềm tin để phấn đấu tiếp .
- Với cấp Sở, hàng năm, Sở GD & ĐT nên phát huy tinh thần năm qua, tiếp tục tổ
chức những đợt học chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi để người dạy có cơ hội được
học hỏi mở mang kiến thức.
Trên đây là một vài suy nghĩ của cá nhân tơi, có gì cịn khiếm khuyết, tơi rất
mong nhận được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp.

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị


Thanh Hóa, ngày 18/05/2017
Tơi cũng xin cam đoan vấn đề nghiên
cứu trên hồn tồn là những kinh
nghiệm tơi đúc rút từ chính q trình
giảng dạy và chỉ đạo Tổ chun mơn
của bản thân, khơng copy của ai hết.
Nếu có gì sai tơi xin chịu hồn tồn
trách nhiệm.
Người viết

Nguyễn Thị Hương


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Dạy và học Nghị luận xã hội- Đỗ Ngọc Thống chủ biên- NXB Giáo dục 2010
[2]. Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn THPT (Lưu hành nội bộ)
của Sở GD & ĐT Thanh Hóa.
[3]. Dàn bài làm văn 12- Đỗ Ngọc Thống. NXB GDVN 2009
[4]. Tuyển chọn Đề bài và bài văn Nghị luận xã hội tập 1, 2 – Nguyễn Văn Tùng, Thân
Phương Thu, NXB, GDVN- 2013
[5]. 3600 câu danh ngôn thế giới, Mai Ngọc Lan, NXB VHTT- 2010
[6]. Hạt giống tâm hồn – Nhiều tác giả, Nhà xuất bản TP HCM
[7]. Tham khảo tài liệu trên mạng Internet
- Nguồn: Blog.quatructuyen.com , Quà tặng cuộc sống
- Nguồn : thugian24h.vn/truyen-ngan/con-duong-phia-truoc-053982.html
[8]. Quy chế thi chọn học sinh giỏi.


PHỤ LỤC

Một số hình ảnh về sản phẩm sưu tầm theo chủ đề của học sinh


Một số hình ảnh về sản phẩm sưu tầm theo chủ đề của học sinh


Một số hình ảnh về sản phẩm sưu tầm theo chủ đề của học sinh


Một số hình ảnh về sản phẩm sưu tầm theo chủ đề của học sinh


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 1
*********

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:

RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THEO CHỦ ĐỀ
CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN THPT

Người thực hiện
: Nguyễn Thị Hương
Chức vụ
: Giáo viên
SKKN thuộc mơn : Ngữ Văn

e THANH HĨA, NĂM 2017 f



×