Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn ngữ văn THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG I
*********

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN HỌC
SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN THPT

Người thực hiện

: Lê Thị Thanh

Chức vụ

: Tổ trưởng chuyên môn

SKKN thuộc môn : Ngữ Văn

e THANH HÓA, NĂM 2016 e


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà con người ta có thể dùng để thay đổi
thế giới. (N.Mandela), cũng thế, muốn thay đổi bộ mặt của một nhà trường
cần chú trọng nhất là phát triển giáo dục đặc biệt là giáo dục mũi nhọn và một
trong những mặt trận giáo dục mũi nhọn đó chính là việc bồi dưỡng đội
tuyển học sinh giỏi. Đây chính là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng


đào tạo của nhà trường, để công nhận trường Chuẩn Quốc gia đồng thời thể
hiện trình độ năng lực chuyên môn của giáo viên, chất lượng học tập của học
sinh. Tuy nhiên công việc này gặp không ít khó khăn. Mặc dù lãnh đạo nhà
trường luôn có những chủ trương, chính sách khuyến khích, ưu tiên số 1 cho
việc ôn luyện đội tuyển nhưng người dạy đội tuyển môn Ngữ Văn không mấy
thuận lợi bởi lẽ học sinh học Văn ngày nay thiếu niềm đam mê, học theo lợi
ích tính toán xem sau này sẽ có thuận lợi gì khi thi vào trường theo khối có
môn Văn, đa số các em theo khối A, còn khối C, D ít hơn vì sau này khó xin
việc. Khi chủ trương của Bộ sát nhập hai kì thi làm một, tình hình học sinh có
một chút khả quan hơn nhưng thực chất không hơn gì mấy so với trước. Nếu
chỉ cần thi Văn để xét tốt nghiệp các em không cần đầu tư nhiều, những em
học khối D thì chỉ muốn đầu tư vào môn tiếng Anh là chính, thành thử em có
tư chất thì lao vào đội tuyển tiếng Anh, thậm chí có em đã bị loại khỏi đổi
tuyển Anh, giáo viên vận động các em vào đội tuyển Văn cũng khó vì các em
lại muốn trở về học đều ba môn để thi Đại học. Có phụ huynh ngồi chờ cả
mấy tiếng chỉ để gặp cô giáo xin cho con mình rút khỏi đội tuyển môn Văn vì
nhiều lí do "đặc biệt"… khiến người dạy Văn cảm thấy hẫng hụt, tủi thân khi
học trò đang quay lưng với mình, tình trạng này diễn ra rất nhiều năm, ở rất
nhiều giáo viện dẫn chính chứ không riêng gì ai. Phía giáo viên cũng vấp phải
không ít trắc trở khi mà công việc dạy học đã khá bận rộn, có người vì hoàn
cảnh riêng khó khăn, ít có sự đầu tư hoặc nhiệt tình đam mê có thừa nhưng
thiếu kinh nghiệm dẫn đến việc truyền lửa, truyền kiến thức cho học sinh
chưa đạt như mong muốn, kết quả chưa cao… dẫn đến tâm lí áp lực căng

2


thẳng.
Trước những khó khăn đến từ hai phía khách quan và chủ quan như
thế, với tư cách vừa là Tổ trưởng chuyên môn vừa là người trực tiếp ôn luyện

đội tuyển, tôi trăn trở nhiều năm, cần phải tìm ra một hướng đi như thế nào để
dạy đội tuyển môn Văn đạt kết quả tốt, đáp ứng được yêu cầu chuyên môn hoàn thành chỉ tiêu đứng tốp 10 toàn tỉnh góp phần nâng cao tầm vóc nhà
trường lại vừa cuốn hút các em vào bộ môn khoa học tâm hồn để các em biết
sống nhân ái, chan hòa và có được những kĩ năng sống cần thiết tốt cho tương
lai sau này, trên hết là ngày càng có nhiều học sinh yêu bộ môn Văn hơn! Và
qua nhiều năm nghiên cứu, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm theo tôi là
quí báu, chính nó đã giúp tôi thành công và giờ đây tôi có thể chia sẻ với đồng
nghiệp, giúp đồng nghiệp cùng tiến bộ. Ở trường cũng như nhiều nơi, trong
nhiều năm chưa ai nghiên cứu về nó.
Và đó là lí do tôi chọn đề tài tham luận lần này: Một số kinh nghiệm
trong việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ Văn THPT.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích của việc nghiên cứu là tìm ra một hướng đi tốt nhất cho việc
dạy ôn luyện đội tuyển và chỉ đạo Tổ dạy phối hợp bồi dưỡng học sinh giỏi để
làm cẩm nang cho những năm sau, nhân rộng để bạn bè đồng nghiệp cùng học
tập.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Mảng kiến thức và phương pháp ôn luyện đội tuyển học
sinh giỏi môn Ngữ Văn THPT.
- Thời gian: nghiên cứu từ 2010 đến nay mới đúc rút thành kinh
nghiệm.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh đội tuyển lớp 12

3


PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận

Bồi dưỡng học sinh giỏi quả là một mặt trận hàng đầu của các trường
THPT, là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo
của nhà trường. Vì thế mặt trận này cần phải được quan tâm đúng mức. Nghị
quyết TW2 khóa VIII chỉ rõ: “Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là cung cấp nguồn
nhân tài cho đất nước cần được các nhà trường THPT đặc biệt quan tâm, mọi
giáo viên phổ thông đều phải có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh
giỏi”. Trong Qui chế thi chọn học sinh giỏi ban hành theo quyết định
3479/1997/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/11/1997, điều 1 có viết: Động viên khích
lệ những giáo viên và học sinh trong dạy học là góp phần thúc đẩy việc cải
tiến, nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời phát hiện học sinh có năng
khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho
đất nước.
Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, cứ mỗi một sản phẩm làm ra bao
giờ cũng chiếm một tỷ trọng chất xám khá lớn, mỗi con người cần phải được
đào tạo vững chắc về mặt tri thức mới có thể nắm bắt được khoa học kỹ thuật,
đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Công tác phát hiện bồi
dưỡng học sinh giỏi vì thế lại càng trở nên quan trọng hơn đối với mỗi nhà
trường THPT, mỗi Tổ chuyên môn và mỗi thầy cô giáo.
II- Thực trạng của vấn đề
- Ở một mái trường có bề dày thành tích với 13 năm liên tục xếp thứ
Nhất, thứ Nhì toàn Tỉnh như trường chúng tôi, áp lực cho người dẫn chính là
rất lớn.
- Đã thế trong thực tế khi tiến hành dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh
giỏi chúng tôi đã gặp không ít những khó khăn. Cụ thể là:
1-Từ phía giáo viên
- Thông thường giáo viên được giao trách nhiệm “đơn thương độc mã”
ôn luyện, cô trò tự dạy tự học với nhau, có bao nhiêu dùng bấy nhiêu không
nhận thêm nguồn kiến thức hỗ trợ nào từ đồng nghiệp vì thế giáo viên nào
vững vàng nghiệp vụ, kinh nghiệm có nhiều thì có giải và may ra còn được
4



giải cao còn giáo viên nào mới thử sức lần đầu coi như không hiệu quả lắm
thậm chí bị trắng bảng. Tâm lí không hoàn thành nhiệm vụ mà nhà trường
giao phó, thua kém đồng nghiệp, không khẳng định được vị thế chuyên môn
của mình trước đồng nghiệp và học trò luôn luôn đè nặng.
- Khi nhà trường có chủ trương dạy phối hợp, Ban giám hiệu nhà
trường luôn luôn kêu gọi và yêu cầu các tổ chuyên môn phát huy tinh thần
đồng đội mà hỗ trợ lẫn nhau trong việc ôn luyện học sinh giỏi. Song, ở những
năm trước, công tác hỗ trợ của tổ chúng tôi dường như chưa tốt. Người dạy
chính vẫn phải chủ động dạy bằng hết chương trình cũng có nghĩa phải chịu
trách nhiệm chính về chất lượng đội tuyển. Nhờ đồng nghiệp hỗ trợ cũng
chẳng qua là bổ sung thêm hoặc dạy lại một cách tùy hứng các tác phẩm được
coi là mặt mạnh của người phối hợp, người dạy phối hợp cũng thường chủ
quan dạy cho xong chuyện mà không đầu tư kỹ lưỡng chuyên sâu vì có tâm lí
các em đã được người dạy chính dạy kỹ rồi hơn nữa mình không phải chịu
trách nhiệm gì. Tình trạng đó dẫn đến chất lượng dạy phối hợp đội tuyển
nhiều khi chưa được như mong muôn, đội tuyển môn Văn những năm trước
được giao cho người dạy chính có năng lực và nhiều kinh nghiệm nên kết quả
cũng đã tương đối cao, trách nhiệm của người dạy sau là phải giữ vững hoặc
đạt thành tích năm sau cao hơn năm trước.
Thành thử nhận trách nhiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi thực sự
là một áp lực lớn cho người dạy chính nhất là những đồng chí trẻ mới lần đầu
được giao trọng trách.
2- Từ phía học sinh:
Hàng ngày các em phải tiếp thu một lượng kiến thức khá lớn từ các
môn học, nhất là tâm lí cần phải học đều cả 3 môn thi Đại học đã khiến các
em và cả các bậc phụ huynh lo ngại, họ không muốn thiên lệch về một môn
nào trong khi để có được một giải học sinh giỏi cấp Tỉnh cần phải học thêm
cho bộ môn rất nhiều, mất rất nhiều thời gian học tập và phải rất kỳ công ôn

luyện cày đi cày lại kiến thức nhiều lần, mở rộng, đào sâu nâng cao… Trong
khi đó, thời gian học thêm các môn để thi Đại học, Cao đẳng của các em đã
rất nhiều, chúng tôi không dễ điều các em đội tuyển học riêng được thành một
5


buổi từ 14h đến 16h45 như các môn ôn luyện Đại học, thành thử muốn dạy
bồi dưỡng đội tuyển hầu như các giáo viên đều phải dạy sau giờ học thêm
buổi chiều, tức là từ 17h đến 19h, ở cái giờ lẽ ra cả thầy cả trò phải được nghỉ
ngơi, cơm nước… Đó cũng là một lí do để cả học sinh lẫn phụ huynh e ngại
vì họ lo lắng những hiểm họa trên đường, nhiều phụ huynh phải đưa đón con
em… Thực trạng đó đã làm cho công tác bồi dưỡng ôn luyện đội tuyển học
sinh giỏi của chúng tôi gặp muôn vàn những khó khăn.
Và một khó khăn mới hiện nay không chỉ đặt ra cho môn Văn nói riêng
mà tất cả các môn xã hội nói chung, đó là: Ở thời đại bùng nổ của Khoa học
công nghệ, cả xã hội lao vào học các môn Khoa học tự nhiên, phụ huynh nào
cũng muốn con em mình theo học khối A,B, họ bỏ qua nếu không muốn nói là
xem thường các môn Xã hội, môn Văn cũng nằm trong xu thế chung đó. Và
như đã nói, hai năm trở lại đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo sát nhập hai kì thi,
việc học Văn đòi hỏi cũng phải được nâng cao, nhưng không vì thế số lượng
học sinh học khối C, D cao hơn hẳn, chỉ là có cao hơn năm trước nhưng
không đáng kể, bởi các em cho rằng chỉ học Văn để đủ xét Tốt nghiệp thì
không cần phải đầu tư quá nhiều. Vì vậy, việc vận động các em theo học đội
tuyển môn của mình là rất khó, chưa kể đến việc đi thi liệu có giải hay
không? Đó là một câu hỏi làm các em băn khoăn. Nhất là khi các em thấy
trọng trách này lại được giao cho một đồng chí trẻ, chưa trải qua ôn luyện lần
nào, các em dễ mất niềm tin, điều này lại càng là một thử thách lớn đối với
người dạy Đội tuyển nhất là các đồng chí giáo viên trẻ lần đầu nhận trách
nhiệm bồi dưỡng đội tuyển và đó cũng là một thử thách lớn của Tổ chuyên
môn.

Vậy với tư cách là một Tổ trưởng chuyên môn đồng thời cũng là một
người trực tiếp ôn luyện Đội tuyển, tôi đã giải quyết khó khăn đó như thế
nào ? Đây là nội dung chính tôi sẽ trình bày ở phần tiếp theo.
III- GIẢI PHÁP THỰC HIỆN :
A- Với tư cách của người trực tiếp dạy Đội tuyển:
1- Bắt đầu từ khâu chọn học sinh
- Chọn những em có niềm đam mê với môn Văn. Chỉ chọn những em
6


có niềm đam mê thì các em mới chuyên tâm, hứng thú học tập và học một
cách tự nguyện tự giác. Tuy nhiên, muốn các em có đam mê, cô giáo phải là
người truyền lửa, đem đến cho các em niềm đam mê trước bằng những bài
giảng hay, đầu tư, thu hút sự thích thú của các em. Khi phát hiện được những
học sinh say mê yêu mến bộ môn của mình, lựa chọn và động viên, quan tâm
chăm sóc các em qua từng bài giảng, từng bài kiểm tra châm chữa kĩ lưỡng để
kích thích niềm đam mê đó.
- Chọn những em tư duy nhanh nhạy. Những em tư duy nhanh nhạy là
những em tư chất thông minh, có khả năng tiếp thu kiến thức và kĩ năng một
cách nhanh nhất, ngoài ra các em còn có khả năng tự liên tưởng, sáng tạo để
tìm một hướng đi mới lạ, một giọng điệu cá tính không trùng lặp rập khuôn
với ai, đây là yếu tố cần thiết nhất của học sinh giỏi. Thực tế đã chứng minh
qua các khóa tôi dạy, số các em có tư duy tốt không nhiều, thậm chí có em
giữa chừng do áp lực các môn thi Đại học lớn quá, em muốn xin ra khỏi đội
tuyển để học đều 3 môn, nhưng phát hiện em có tư duy tốt, tôi đã bằng mọi
cách giữ lại, nào động viên, gặp gỡ trao đổi với phụ huynh, tạo điều kiện về
vật chất (miễn học phí ở phần học ôn các môn thi Đại học)… Và cuối cùng
em ấy đạt giải Nhất (2010), đem vinh quang về cho tôi, em của năm 2016
cũng gần tương tự như vậy, sau khi được tôi giữ lại, em đạt giải Nhì.
- Chọn em chữ đẹp sau đó là có sức viết nhanh và dài. Trong sự sàng

lọc thì bao giờ cũng ưu tiên nhiều cho việc chọn học sinh viết đẹp, trình bày
khoa học. Sau đó là viết nhanh, thậm chí nếu chưa nhanh dài thì qua quá trình
luyện viết nhiều lần, vẫn có thể dài được vì thế ưu tiên hơn vẫn là viết đẹp.
2- Dạy phủ kiến thức
- Với phần văn học, dạy theo khung kiến thức ôn thi học sinh giỏi mà
Sở GD & ĐT gửi về cho các trường, ngoài ra còn dạy thêm các tác phẩm đọc
thêm để học sinh có thể mở rộng đề tài so sánh khi cần thiết. Trong quá trình
dạy tác phẩm, người dạy chú trọng tìm kiếm khai thác những ý mới lạ, sưu
tập bộ đề thi học sinh giỏi qua các năm để tham khảo những vùng kiến thức
hay mà đồng nghiệp đã sử dụng làm đề thi. Sau khi Sở GD & ĐT tổ chức hội
thảo Bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi tích cực tham khảo kiến thức đã trình bày
7


trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn THPT để bổ sung
hoàn thiện cho chương trình ôn luyện của mình. Tôi rất tâm đắc với các vấn
đề mà các đ/c biên soạn chương trình đặt ra: Tìm ý tưởng mới lạ, tiêu đề độc
đáo để khai thác bài giảng gây hứng thú say mê, kích thích trí tò mò khám phá
của học sinh; vấn đề dạy tác phẩm theo đặc trưng thể loại… Và nghiên cứu kĩ
lưỡng để dạy bổ sung ngay cho học sinh sau khi đi tiếp thu. Hơn thế nữa, tôi
còn mua cho 5 em đội tuyển, mỗi em một cuốn và giao chương trình về cho
các em tự đọc, tự nghiên cứu, sau đó tôi kiểm tra việc tự đọc đó bằng cách:
Dạy xong một tác phẩm, tôi hỏi các em trong cuốn tài liệu đó có những đề ra
hoặc bài viết nào có liên quan, hãy chỉ ra. Nhờ đó, học sinh của tôi cũng đã
phát huy được khả năng tự tiếp thu và đánh giá tương đối chính xác về các
vấn đề đã học. Để mở rộng tầm hiểu biết và nâng cao kĩ năng cho học sinh,
tôi đề xuất với BGH đồng ý cho mời chuyên viên, cốt cán bộ môn về nói
chuyện văn học với giáo viên ôn luyện đội tuyển và các em học sinh đội
tuyển, buổi nói chuyện diễn ra thành công và cô trò chúng tôi đã gặt hái
không ít kiến thức và kinh nghiệm quí báu cho mình trong quá trình tiếp nhận

kiến thức và làm bài kiểm tra.
- Dạy kĩ phần lí luận văn học. Dạy các vấn đề lí luận nằm trong chương
trình, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến truyện ngắn và thơ, yêu cầu
HS phải vận dụng. Ra một vấn đề nhỏ cho các em viết có vận dụng những vấn
đề lí luận vừa học đó.
- Với phần nghị luận xã hội, tôi chia thành các chủ đề để ôn luyện: Với
dạng bài nghị luận về một tưởng đạo lí tôi xoay quanh các chủ đề thành công;
hạnh phúc; học vấn; cho và nhận; nghị lực vươn lên; hãy là chính mình; tính
trung thực; sự chiến thắng… Mỗi chủ đề tôi giao cho học sinh sưu tầm những
danh ngôn phù hợp để có thể vận dụng khi làm bài. Sưu tầm những câu
chuyện nổi tiếng để làm tư liệu dẫn chứng hoặc dùng chính những câu chuyện
làm đề ôn luyện.
2. Tổ chức cho học sinh học tập tiếp thu kiến thức
- Giao vùng kiến thức tự học tự thảo luận truy bài lẫn nhau. Sau khi dạy
xong một chùm tác phẩm cùng chủ đề (chùm tác phẩm về chủ đề số phận con
8


người hay chủ đề chủ nghĩa anh hùng cách mạng…), tôi tổ chức cho các em
tự học, ngồi với nhau theo cặp để thảo luận tìm ra ý tưởng độc đáo về các
chùm tác phẩm, thảo luận cùng tìm ra đáp án cho những đề khó, cùng hỏi bài
nhau, nhắc kiến thức cho nhau trong khi ôn tập bài cũ, tìm điểm chung và
riêng của các tác phẩm (ảnh minh họa phần phụ lục). Các em nghiên cứu tự
vẽ các sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức. Giáo viên tự sáng chế đồ dùng dạy
học để giúp các em tiếp thu kiến thức một cách sống động, dễ nhớ…
3. Luyện đề và chấm chữa
- Với phần văn học, sau khi dạy xong một tác phẩm tôi cho học sinh về
nhà làm một đề về chính tác phẩm đó. Giai đoạn đầu tôi ra đề kiểm tra kiến
thức cơ bản, mục đích cho các em hiểu và ghi nhớ kiến thức. Về sau tôi ra
đúng dạng đề học sinh giỏi: Từ một tác phẩm làm rõ một vấn đề lí luận hoặc

ngược lại, từ một vấn đề lí luận chứng minh qua tác phẩm. Hoặc từ một chi
tiết hay một nhân vật mà làm sáng tỏ vấn đề lí luận liên quan.
Ví dụ 1:
Từ hình ảnh con tàu chạy qua phố huyện lúc 9 giờ đêm (Hai đứa trẻ Thạch Lam) và âm thanh tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ
- Tô Hoài) anh/chị hãy bàn về ý kiến: Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn
(Gorki).
Ví dụ 2:
Mỗi nhân vật là cuộc hành trình tìm kiếm khám phá chiều sâu bí ẩn,
cái chất người trong con người của nhà văn
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy tìm hiểu hành trình ấy của
Nam Cao qua Chí Phèo (Chí Phèo) và Tô Hoài qua Mị (Vợ chồng A Phủ).
Ví dụ 3:
Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người.
Sự gặp gỡ của anh/chị với tâm hồn Hàn Mặc Tử qua đoạn thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay
9


Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - SGK Ngữ Văn 11, tập 2)
Ví dụ 4:
Một cuộc thám hiểm thật sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới
mà cần một đôi mắt mới. (Mac-xen Pruxt)
Cuộc thám hiểm Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn trích sau

đây:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa…" mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
- Với dạng đề nghị luận xã hội, dựa trên từng chủ đề đã được ôn luyện tôi ra
đề và chấm chữa cho học sinh rút kinh nghiệm. Ra đủ các dạng từ nghị luận
về tư tưởng đạo lí đến hiện tượng xã hội, và chú ý cả dạng đề từ câu chuyện
rút ra bài học cuộc sống.
Ví dụ 1:
"Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng
dài đăng đẳng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn
xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối.
Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi
chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở
thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ".
10


(Dẫn theo Quà tặng cuộc sống)
Suy nghĩ của anh/chị về câu chuyện của viên sỏi nói trên ?
Ví dụ 2:
Con đường chúng ta đi không phải là một con đường bằng phẳng mà là
một con đường gập gềnh đầy chông gai nhưng nó dẫn ta đến nơi có ánh sáng mặt
trời.

Ruth Westtheimer
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận chia sẻ ý kiến của mình về câu nói trên.
Ví dụ 3:
Cháy lên để tỏa sáng.
- Ở giai đoạn đầu của quá trình ôn luyện, tôi ra đề riêng lẻ từng phần
nghị luận xã hội và nghị luận văn học, chủ yếu là học sinh làm ở nhà cho quen
dạng đề và nhớ kiến thức đồng thời luyện sức viết. Giai đoạn sau, nhất là giai
đoạn nước rút (khoảng 1 tháng trước khi thi), tôi lắp ráp đề hoàn chỉnh và học
sinh luyện viết 180 phút tại lớp). Làm nhiều đề chấm chữa từng lỗi nhỏ về
kiến thức và kĩ năng. Những bài đầu học sinh chưa quem, sức viết ngắn, kiến
thức nông nhưng càng về sau các em đã bứt phá vượt lên trong một cuộc đua
gay cấn, căng thẳng, em nào cũng cố gắng nỗ lực cùng với sự động viên chăm
sóc của cả bố mẹ và cô giáo nên các em phấn chấn, hăng say, làm đề vừa bảo
đảm kiến thức vừa đạt chỉ tiêu về sức viết (3 tiếng nhưng các em đều làm 4 tờ
trở lên, khi thi thật 3 em 4 tờ, 2 em sang tờ thứ 5).
4- Phát huy trí tuệ của tổ chuyên môn trong việc ra
đề và làm đáp án
Đề ra yêu cầu phải đạt chất lượng thật sự đúng tầm vóc đề thi học sinh
giỏi vì thế muốn có hiệu quả cao hơn, tôi đã phát huy trí tuệ tập thể trong
khâu ra đề. Cụ thể:
Tôi yêu cầu, kêu gọi tất cả giáo viên trong tổ suy nghĩ tìm ra ý tưởng
hay trong các tác phẩm, tìm thấy mối liên hệ so sánh giữa tác phẩm này với
tác phẩm kia hoặc tìm những danh ngôn về tư tưởng đạo lí để luyện dạng đề
nghị luận xã hội, vạch ý trước rồi trình bày ý tưởng trong phần sinh hoạt
chuyên môn của buổi họp tổ hàng tuần, sau đó mọi người cùng góp ý bổ sung
11


thành một câu hoặc một đề hoàn chỉnh. Thực tế các đồng chí đã đưa được rất
nhiều ý tưởng hay, ví như ý tưởng so sánh hai nhân vật của văn học vùng cao

trong giờ phút đối mặt với cái chết Tnú (“Rừng xà nu” của Nguyễn Trung
Thành) và A phủ (“Vợ chồng A phủ” của Tô Hoài ); chân lí về mối quan hệ
giữa văn học và nghệ thuật đặt ra trong hai tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
của Nguyễn Minh Châu và trích đoạn kịch “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” của
Nguyễn Huy Tưởng; tâm trạng âu lo ám ảnh trước bước đi thời gian của Xuân
Diệu trong “Vội vàng” và Xuân Quỳnh trong “Sóng”; Cách tố cáo kẻ thù của
Nam Cao trong “Chí Phèo” và Kim Lân trong “Vợ nhặt”; Gọi “ Hồn lau”
(“Tây Tiến” - Quang Dũng) là gọi hồn mùa thu và… hồn tử sĩ; Tư thế được
xem là sự bào chữa cho cái trơ trẽn táo bạo của người đàn bà trong tác phẩm
“Vợ nhặt” của Kim Lân… Hoặc những danh ngôn hay được anh em sưu tầm
tung ra cho mọi người cùng suy ngẫm “Ta không thể níu giữ một ngày nhưng
ta có thể làm cho một ngày giàu thêm ý nghĩa” (Ngạn ngữ phương Tây);
“Chúng ta không thể xoay chiều gió nhưng có thể chỉnh lại hướng buồm”
(Bertha Calloway), những câu chuyện hay có thể lấy làm đề thi v.v.. và v.v…
Từ hình thức đó chúng tôi đã thu thập được không ít những ý tưởng hay từ
đồng nghiệp. Có thể nói đây là một hình thức khai thác kiến thức thông qua
sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi, như thế vừa
phát huy được tinh thần sáng tạo, học hỏi của anh em vừa thu hút tập trung
được trí tuệ của tập thể trong việc ra đề cho học sinh đội tuyển.
5- Ôn lại kiến thức lần 2 theo chủ đề:
- Kiến thức lần 1 yêu cầu hết học kỳ I phải xong, lần 2 là khoảng thời
gian 1 tháng sau Tết, tôi chú trọng ôn lại kiến thức cho học sinh nhưng không
phải dạy lại phần kiến thức ban đầu nữa, không đi lại từng bài, từng tác giả,
tác phẩm một cách chuyên sâu như lần 1 mà là: Dạy theo chủ đề, tức là xâu
chuỗi những tác phẩm có cùng một chủ đề để liên hệ, so sánh, mở rộng, nâng
cao. Ví dụ: Chủ đề số phận con người qua các tác phẩm từ trước đên sau cách
mạng “Chí Phèo” của Nam Cao; “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài ; “Vợ nhặt”
của Kim Lân; “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu hay Chủ
nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu qua các tác phẩm “Rừng
12



xà nu” của Nguyễn Trung Thành, “Những đứa con trong gia đình” của
Nguyễn Thi; chủ đề đất nước; chủ đề thiên nhiên … Trong những tác phẩm có
cùng chủ đề này, người dạy có thể đặt ra vấn đề so sánh giữa hai tác phẩm với
nhau hoặc để cả chùm tác phẩm để tìm ra điểm chung, riêng…
- Ở mỗi chủ đề, tôi lại ra đề tổng hợp để luyện cách xử lí dạng đề xâu
chuỗi vài ba tác phẩm làm sáng tỏ cho một nhận định nào đó hay một câu
nghiên cứu lí luận nào đó cho học sinh.
 Mục đích của việc dạy theo chủ đề là vừa củng cố lại được kiến thức
cho học sinh lại vừa rèn luyện được tư duy so sánh, tổng hợp và tránh sự đơn
điệu nhàm chán trong việc tiếp nhận kiến thức cho các em.
6- Tiến hành thăm dò học sinh để nắm nhu cầu ôn
luyện của các em
- Ngay trong khoảng thời gian 1 tháng trước khi thi, tôi đã thăm dò học
sinh dưới dạng trao đổi thẳng thắn hoặc tâm sự: cho từng em phát biểu trước
đội, hoặc gặp gỡ riêng từng em, nghĩa là cũng có nhiều cách để thăm dò, tôi
muốn xem cho đến thời điểm này em yên tâm nhất là mảng nào và chưa yên
tâm nhất mảng nào, tác phẩm nào… các em nói một cách thoải mải, vô tư…
- Sau đó, tôi tổng hợp tất cả các ý kiến đó rồi nghiên cứu những vùng
kiến thức học sinh chưa thực sự yên tâm ôn lại một cách kỹ lưỡng cho các
em.
7- Những lời dặn dò tỷ mỷ sau cùng
- Đây là công việc có lẽ bất cứ thầy cô dạy đội tuyển nào cũng làm và
chúng tôi cũng thế, đó là một công việc tưởng như đơn giản nhưng vẫn rất cần
độ tinh tế, cụ thể tôi đã làm như sau:
+ Ở buổi dạy cuối cùng, sau khi xong phần kiến thức tôi cho tổ chuẩn
bị một buổi liên hoan nhẹ với sự có mặt của cả tổ để chúc các em thành công.
+ Trong buổi liên hoan, mỗi cô sẽ có một kinh nghiệm quí báu trong
việc giữ độ bình tĩnh khi bước vào phòng thi, cách xử lí đề thi cho tinh tường,

đúng hướng, cách phân phối thời gian từng câu cho hợp lí, cách đặt vấn đề
cho hay … tất cả những điều này tuy những người dạy chính đã nói, song mỗi
cô bằng sự trải nghiệm của chính mình mà cung cấp thêm cho các em thì vẫn
13


có điều bổ ích rất đáng trân trọng, học tập.
- Làm như thế, tôi nhận thấy tính cộng đồng tập thể được nâng lên, tình
cảm giữa đồng nghiệp với nhau, giữa cô trò với nhau được xiết chặt và quan
trọng hơn các em sẽ thấy cả tổ chuyên môn cùng quan tâm, cùng kỳ vọng…
các cô luôn ở bên các em… Từ đó, các em sẽ vững vàng tự tin hơn và tất
nhiên quyết tâm đạt được thành công trong các em theo đó cũng sẽ lớn hơn.
Chỉ một việc làm nhỏ nhưng sự tác động đến học sinh sẽ không nhỏ và theo
tôi đó cũng là một lí do thanh công !
B- Với tư cách là một Tổ trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn dạy Đội
tuyển
1. Chia sẻ kinh nghiệm mình đã dạy và thành công cho anh em.
Những việc tôi làm và đã đạt được thành công trong công tác ôn luyện
đội tuyển, tôi đã chia sẻ hết cho các đồng chí được phân công dẫn chính và
chỉ đạo đồng chí đó thực hiện nghiêm túc triệt để những gì tôi đã làm. Ngoài
ra, tôi kêu gọi các đồng chí, dựa vào đối tượng học sinh cụ thể mà có những
biện pháp sáng tạo cho phù hợp với chất lượng học sinh từng năm.
2- Lên kế hoạch ôn luyện cụ thể
- Dựa vào khung kiến thức của Sở gửi về cho các trường, tổ trưởng và
người dạy chính thảo luận lên kế hoạch bao quát tổng thể toàn bộ chương
trình sau đó mới phân chia cho từng giai đoạn và cân nhắc tính toán xem cần
bao nhiêu thời lượng để có thể chuyển tải hết lượng kiến thức đó.
- Điều quan trọng là, ở mỗi bài dạy ngay từ lúc làm chương trình đã
phải có sự định hướng thống nhất: Cần phải bám sát mục đích yêu cầu, Chuẩn
kiến thức, kỹ năng của Bộ để định hướng dạy vấn đề gì, chuyên sâu vấn đề

gì ? Cung cấp kiến thức đó cho học sinh như thế nào để đạt chất lượng hiệu
quả cao.
- Việc lên kế hoạch tổng thể bao quát toàn bộ chương trình như thế sẽ
có ý nghĩa rất lớn đối với cả giáo viên lẫn học sinh:
+ Đối với giáo viên: Mỗi người dạy sẽ nắm được phần kiến thức mình
dạy là phần nào, nằm ở những vị trí nào, giai đoạn nào trong chương trình để
từ đó có kế hoạch cụ thể cho bản thân, để sự liên hệ giữa phần này với phần
14


kia trong chương trình được dễ dàng, chính xác và khoa học hơn.
+ Đối với học sinh: Cho các em biết kế hoạch tổng thể sẽ giúp các em
xác định rõ được lượng kiến thức mình cần phải tiếp nhận, để các em chuẩn bị
tâm lí vững vàng mà bước vào một cuộc chiến đầy gian nan thử thách. Tuy
nhiên, nhìn vào lượng kiến thức lớn đó cùng với một độ căng trong quá trình
học tập, học sinh dễ choáng, vậy để các em yên tâm, tôi đã trao đổi trực tiếp
hướng dẫn tận tình cho các em cách học, nói rõ mục đích của việc ôn luyện,
trách nhiệm và quyền lợi của học sinh khi tham gia đội tuyển, những thành
quả mà đội tuyển môn Văn đã đạt lâu nay… để các em thấy kiến thức dù
nhiều nhưng anh chị đi trước vẫn đạt kết quả cao nhờ sự phấn đấu không
ngừng từ đó các em sẽ có niềm tin mà lao vào học tập.
3- Chia đều kiến thức cho những người tham gia dạy
- Việc làm này tôi áp dụng cho việc dẫn chính giao cho một đồng chí
trẻ mới lần đầu tham gia dạy đội tuyển (còn đồng chí nào đã có kinh nghiệm
và đạt kết quả tốt thì mức độ áp dụng sẽ khác, nhìn chung là rất linh hoạt).
- Nếu ở những năm trước, giáo viên nào dạy chính thì chịu trách nhiệm
chính về chất lượng và kết quả đội tuyển, người dạy phối hợp chỉ là phụ giúp,
hỗ trợ được đến đâu hay đến đó mà thôi vì thế chất lượng hỗ trợ không cao thì
bây giờ tôi thay đổi cách làm:
+ Chia đều kiến thức cho tất cả những giáo viên tham gia dạy đội

tuyển, từ người dạy chính đến người dạy phối hợp, mỗi người đều phải dạy
một mảng kiến thức như nhau và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mảng
kiến thức mình đảm trách.
+ Dựa trên thế mạnh của từng người để phân chia. Mỗi người dạy đều
có một ưu thế riêng, mặt mạnh riêng, có người mạnh ở khả năng thẩm thấu,
cảm nhận bình giá thơ; người rất có lợi thế trong việc khám phá các tác phẩm
văn xuôi; người mạnh ở việc dạy tác phẩm kịch hoặc văn nghị luận … Vì vậy,
khi phân chia kiến thức, tôi dựa vào thế mạnh riêng của từng người, có như
thế các đồng chí mới có thể nhận nhiệm vụ một cách thoải mái và có tâm lí
vững vàng tự tin trước học sinh.
+ Ấn định thời gian hoàn thành chương trình được giao. Trong toàn bộ
15


khoảng thời gian nhất định mỗi người dạy chịu trách nhiệm chuyển tải hết
phần kiến thức mình được giao. Có ấn định thời gian như thế thì mới đảm bảo
đúng tiến độ, hết học kỳ I là “cày” hết kiến thức lần 1, nếu không ấn định,
giao khoán trách nhiệm thì người dạy dễ có thái độ chủ quan - tháng 3 mới thi
việc gì phải vội và “dềnh dàng” lãng phí thời gian, cô không dạy trò không
học.
- Việc chia đều kiến thức cho giáo viên tham gia dạy đội tuyển như thế
sẽ có tác dụng rõ rệt:
+ Xóa bỏ hẳn tình trạng giáo viên dạy phối hợp có tâm lí ỷ lại cho
người dạy chính, mình không phải chịu trách nhiệm gì nên dạy qua loa, tác
trách, thậm chí có giao viên khi được phân công dạy hỗ trợ đã chọn cho mình
những tác phẩm năm trước vừa thi xong để dạy và khi dạy không cần có giáo
án, ngồi nói “tay bo” với học sinh, chuyện trò cho hết buổi bởi họ có suy nghĩ
rằng tác phẩm này năm trước vừa thi xong năm sau chắc chắn không ra vào,
chỉ cần nhận cho xong trách nhiệm trước tổ là được còn dạy như thế nào
không quan trọng. Khi chia đều kiến thức và mỗi người phải chịu trách nhiệm

“ từ A đến Z” phần kiến thức của mình thì tình trạng trên chấm dứt hẳn. Như
trế chất lượng dạy phối hợp được nâng lên rõ rệt.
+ Hơn nữa hình thức chia đều kiến thức này bắt buộc các giáo viên
phải vào cuộc thực sự, phải động não, đầu tư thực sự vì có nhiều cô cùng dạy,
học sinh sẽ có sự so sánh, ai cũng không muốn đánh mất hình ảnh đẹp của
mình trong mắt học sinh nên bắt buộc phải cố gắng, tạo một cuộc cạnh tranh
lành mạnh, thúc đẩy sự phấn đấu, phát triển nâng cao năng lực từng người.
4. Những tiến bộ của học sinh
Như đã nói ở trên, học sinh vào đội tuyển môn Văn thường do niềm
say mê là chính, tư duy không nhanh nhạy như các em ở các đội tuyển thuộc
các môn tự nhiên hay môn Anh vì thế công việc bồi dưỡng gặp không ít khó
khăn. Nhưng với sự nỗ lực của bản thân tôi cũng như các đồng chí dạy đội
tuyển thì sự tiến bộ của các em đã thể hiện một cách rõ rệt: Từ chỗ chưa biết
đến biết, từ mơ hồ đến nắm vững bản chất của một vấn đề. Từ chỗ không biết
trình bày một bài văn nghị luận đến chỗ thuần thục kĩ năng. Từ chỗ không
16


biết vận dụng một vấn đề lí luận như thế nào cho hợp lí đến chỗ hoàn hảo kĩ
thuật, tư duy loogic hết sức chặt chẽ và những điều này được đo bằng chất
lượng giải hàng năm.
Trên đây là những việc làm của tôi trên cả hai tư cách vừa là cá nhân
trực tiếp dạy đội tuyển vừa là Tổ trưởng chỉ đạo Tổ chuyên môn dạy đội
tuyển, chính những việc làm này đã đem lại thành công cho cá nhân tôi và Tổ
chuyên môn của tôi trong nhiều năm qua.
C- KẾT LUẬN VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT
1- Kết quả đạt được
- Với sự nỗ lực không ngừng trong công tác bồi dưỡng ôn luyện đội
tuyển nói trên, bản thân tôi cũng như Tổ chuyên môn đã đạt được những
thành quả đáng khích lệ trong nhiều năm qua:

- Với cá nhân
TT

Năm học

Giải
Nhất

Giải
Nhì

Giải
Ba

Giải
KK

Tổng

1
2
3

2009-2010
2012-2013
2015-2016

1
0
0


4
1
1

3
5
1

1
3
3

9/10
9/10
5/5

Xếp thứ
trong
Tỉnh
3
4
9

- Với Tổ chuyên môn: Từ năm 2010 (từ khi tôi làm Tổ trưởng chuyên
môn) đến nay liên tục được xếp trong tốp 10 của tỉnh. Có năm đồng chí trẻ
lần đầu tham gia dẫn chính, đó là năm học 2010-2011, đội tuyển môn Văn của
trường THPT Quảng Xương I chúng tôi đã đạt được kết quả thắng lợi : 10/10
em đi thi có giải trong đó bao gồm 3 giải Nhì; 5 giải Ba; 2 giải KK. Nghĩa là
100% các em tham gia dự thi đạt giải. Và năm học 2013-2014, lại tiếp tục một

đồng chí khác lần đầu dẫn dắt Đội tuyển, tôi vẫn triệt để thực hiện các biện
pháp chỉ đạo trên và chúng tôi đạt kết quả 5/5 em đạt giải trong đó 1 giải Nhì
và 4 giải Ba.
- Nhìn vào kết quả trên có thể thấy, chất lượng đội tuyển học sinh giỏi
môn Ngữ Văn hàng năm của trường tôi luôn đứng trong tốp 10 của Tỉnh và đã

17


góp phần đắc lực vào việc giữ thương hiệu chung của nhà trường, đưa trường
chúng tôi giữ vững vị trí dẫn đầu khối THPT toàn Tỉnh trong suốt 12 năm liên
tục vừa qua.
2- Kết luận
- Ôn luyện dẫn dắt, bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc vinh
quang nhưng vô cùng gian khổ, đòi hỏi người thầy phải có tâm huyết, sáng
tạo đặc biệt là sự hy sinh tự nguyện rất lớn. Những người dạy chúng tôi trong
bao năm qua đã làm việc này một cách bền bỉ công phu không đòi hỏi sự trả
ơn đáp đền của học sinh hay sự bồi dưỡng của nhà trường, tất cả ai cũng
mong kết quả cuối cùng là công sức mình bỏ ra phải có giải, giải càng cao
càng nhiều thì càng tốt. Và muốn có thành quả đó chúng tôi cũng đã cộng
đồng trách nhiệm cùng chung tay gánh vác, dù mỗi năm trách nhiệm được
giao cho một người đứng chính, song phía sau đó, những người dạy phối hợp
nếu không có tinh thần đồng đội mà tương trợ lẫn nhau một cách vô tư tự
nguyện như chúng tôi đã làm thì kết quả cũng khó lòng như mong muốn, đặc
biệt vai trò chỉ đạo và “cầm trịch” chuyên môn của tổ trưởng là vô cùng quan
trọng.
- Những sáng tạo của bản thân trong khi trực tiếp dạy Đội tuyển hay chỉ
đạo Tổ dạy phối hợp dạy Đội tuyển trong nhiều năm qua đã là một bằng
chứng quan trọng chứng minh cho những điều vừa nêu và cũng đã được anh
em đồng nghiệp trong Tổ ghi nhận và đặc biệt Ban giám hiệu nhìn thấy và

khích lệ, đó là một thành công của tôi. Tuy nhiên, để có một kết quả cao hơn
nữa cho những năm tiếp theo có lẽ tôi vẫn phải nỗ lực nhiều hơn.
3- Những đề xuất
- Nhà trường vẫn nên mạnh dạn giao trách nhiệm chính dẫn dắt đội
tuyển học sinh giỏi bộ môn cho các đ/c trẻ và yêu cầu tổ chuyên môn vào
cuộc, làm như thế là đã tạo cơ hội cho các đ/c trẻ phấn đấu nâng cao năng lực
giảng dạy đồng thời phát huy được tính sáng tạo của các Tổ đặc biệt là vai trò
chỉ đạo sáng tạo của các đ/c tổ trưởng chuyên môn.
- Có khen thưởng xứng đáng đối với các cá nhân và tập thể khi đạt
thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
18


- Đồng thời cũng cần ghi nhận và khen thưởng đúng mức với những
đồng chí tổ trưởng đã chỉ đạo tổ ôn luyện 100% đạt giải, có giải cao để khích
lệ động viên kịp thời và các đ/c cũng sẽ có niềm tin để phấn đấu tiếp .
- Với cấp Sở, hàng năm, Sở GD & ĐT nên phát huy tinh thần năm qua,
tiếp tục tổ chức những đợt học chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi để người
dạy có cơ hội được học hỏi mở mang kiến thức.
Trên đây là một vài suy nghĩ của cá nhân tôi, có gì còn khiếm khuyết,
tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hóa, ngày 18/05/2016
Tôi cũng xin cam đoan vấn đề nghiên
cứu trên hoàn toàn là những kinh
nghiệm tôi đúc rút từ chính quá trình
giảng dạy và chỉ đạo Tổ chuyên môn
của bản thân, không copy của ai hết.
Nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn

trách nhiệm.
Người viết

Lê Thị Thanh

19


PHẦN PHỤ LỤC
1. Tổ chức cho học sinh học nhóm đê thảo luận "truy" bài ôn tập kiến thức
hoặc cùng nhau khai thác bài học trước khi được cô giáo giảng giải.

20


2. Giáo viên dùng đồ dùng giảng dạy để chuyển tải kiến thức một cách sinh
động, hấp dẫn giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.

21


3. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. SGK Ngữ văn 10, 11, 12 - NXB Giáo dục
2. SGV Ngữ văn 10, 11, 12 - NXB Giáo dục

3. Quy chế thi chọn học sinh giỏi.
4. Lí luận văn học. Tập I. NXB Đại học sư phạm
5. Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn THPT (Lưu hành nội bộ)
Của Sở GD & ĐT Thanh Hóa.

23


MỤC LỤC
...........................................................................................................................1
PHẦN I: MỞ ĐẦU............................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài...........................................................................................2
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu.................................................................3
2.1. Mục đích....................................................................................................3
2.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG.......................................................................................4
I. Cơ sở lí luận..................................................................................................4
II- Thực trạng của vấn đề.................................................................................4
1-Từ phía giáo viên..........................................................................................4
2- Từ phía học sinh:..........................................................................................5
III- GIẢI PHÁP THỰC HIỆN :.......................................................................6
A- Với tư cách của người trực tiếp dạy Đội tuyển:..........................................6
1- Bắt đầu từ khâu chọn học sinh.....................................................................6
2- Dạy phủ kiến thức........................................................................................7
2. Tổ chức cho học sinh học tập tiếp thu kiến thức..........................................8
3. Luyện đề và chấm chữa................................................................................9
4- Phát huy trí tuệ của tổ chuyên môn trong việc ra đề và làm đáp án...........11
5- Ôn lại kiến thức lần 2 theo chủ đề:............................................................12
6- Tiến hành thăm dò học sinh để nắm nhu cầu ôn luyện của các em............13

7- Những lời dặn dò tỷ mỷ sau cùng..............................................................13
B- Với tư cách là một Tổ trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn dạy Đội tuyển.......14
1. Chia sẻ kinh nghiệm mình đã dạy và thành công cho anh em...................14
2- Lên kế hoạch ôn luyện cụ thể.....................................................................14
3- Chia đều kiến thức cho những người tham gia dạy...................................15
4. Những tiến bộ của học sinh........................................................................16
C- KẾT LUẬN VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT.......................................................17
1- Kết quả đạt được........................................................................................17
2- Kết luận......................................................................................................18
3- Những đề xuất............................................................................................18
PHẦN PHỤ LỤC............................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................23

24



×