Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số bài ngoại khóa về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.68 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LÊ VĂN HƯU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BÀI NGOẠI KHÓA VỀ GIÁO DỤC SỨC KHỎE
SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Người thực hiện: Nguyễn Thị Chinh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Sinh học

THANH HỐ NĂM 2017


Mục lục
Nội dung
1.Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của SKKN
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
2.2.Thực trạng của vấn đề
2.3. Nội dung biện pháp thực hiện giải quyết vấn đề.
2.4. Hiệu quả của SKKN
3. Kết luận



Trang
1
1
1
2
2
2
2
2
3
4
18
19


1.Mở đầu
1.1.Lý do chọn đề tài.
Trong xu thế đổi mới con người Việt Nam vừa là mục tiêu vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Vấn đề con người là một
trong những vấn đề luôn được xã hội coi trọng và quan tâm ở mọi thời đại.
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay của đất nước, việc coi trọng chất lượng
cuộc sống của con người Việt Nam đã và đang trở thành mục tiêu, động lực
của chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Xã hội phát triển kéo theo các mặt khác của xã hội cùng phát triển đặc biệt
là nền văn hóa, nhất là đang trong quá trình hội nhập. Nền văn hóa tác động
nhiều mặt tới sự phát triển của con người nói chung và học sinh nói riêng.
Bên cạnh những tác động tích cực cũng có những ảnh hưởng tiêu cực, vấn đề
đang được xã hội quan tâm đó là sự du nhập của văn hóa Phương Tây đã có
ảnh hưởng tới học sinh THPT- lứa tuổi vị thành niên.

Ở nước ta, trẻ vị thành niên chiếm khoảng 23,8% triệu người, tức là
khoảng 31% dân số. Tuy nhiên thanh thiếu niên Việt Nam đang phải đối mặt
với nhiều thách thức: mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, các bệnh lây lan
qua đường tình dục, nhiễm HIV…Theo thống kê của hội kế hoạch hóa gia
đình thì Việt Nam là một trong 3 nước nạo phá thai cao nhất thế giới, trong
đó 20% thuộc lứa tuổi vị thành niên. Chính vì vậy các em cần được quan tâm
và giáo dục sức khỏe sinh sản ngày từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để
tạo nền tảng vững chắc về mọi mặt để các em có đủ hành trang bước vào
tương lai.
Nhưng trên thực tế, vị thành niên hiếm khi trao đổi với cha mẹ mình hoặc
những người lớn tuổi hơn về các chủ đề tình dục. Hầu hết thơng tin về những
chủ đề này thường từ bạn bè đồng lứa là những người ít có kinh nghiệm hiểu
biết hoặc hiểu sai như họ, hoặc từ các phương tiện truyền thông không chính
thức với xu hướng đại diện cho những hình mẫu dập khn hay q khích về
tình dục và giới tính. Mặt khác với suy nghĩ và nền văn hóa của nước ta mà
vấn đề tình dục, sức khỏe sinh sản …được coi là vấn đề “phịng the” ít được
tun truyền và phổ biến kiến thức cho vị thành niên và không được thiết kế
giáo dục một cách chi tiết bài bản, không phù hợp với kinh nghiệm của vị
thành niên về quan hệ tình dục, ít khi động chạm đến các chủ đề như các biện
pháp tránh thai, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, bạo lực và
lạm dụng tình dục…đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Vì những lí do trên, tơi đã chọn đề tài “ Một số bài ngoại khóa về giáo dục
sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT”.
1.2.Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy một số bài ngoại
về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THPT, nhằm cung
cấp thông tin và giáo dục về sức khỏe sinh sản giúp các em tự khám phá
những tính cách, các tiêu chuẩn và lựa chọn của riêng mình, đồng thời cũng
nâng cao kiến thức và hiểu biết của các em về các vấn đề sức khỏe sinh
sản.Từ đó hình thành và phát triển thái độ, hành vi giúp học sinh có được

Page 1


những quyết định có trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực này cho cuộc sống
hiện tại cũng như tương lai.
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp và hình thức tổ chức ngoại khóa về giáo dục sức khỏe sinh sản
vị thành niên cho học sinh THPT.
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài này, tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp thống kê, xử lý thông tin.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
1.5. Những điểm mới của SKKN.
Trong các SKKN về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên trước chủ
yếu là lồng ghép trong các mơn học với một thời gian rất ngắn. Chính vì vậy
mà chỉ mang tính chất cung cấp thơng tin một chiều cho học sinh không tạo
ra hứng thú cho học sinh tìm hiểu.
Cịn trong sáng kiến này, tơi đã thiết kế một số bài ngoại khóa giáo dục
sức khỏe sinh sản vị thành niên một cách bài bản về : kiến thức; hình thức tổ
chức (thảo luận, tư vấn trực tiếp, hộp thư thắc mắc, trò chơi) và phương pháp
giảng dạy cụ thể cho từng nội dung.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hiểu một cách đầy đủ, vấn đề giáo dục giới tính bao gồm rất nhiều nội
dung, như sức khỏe sinh sản, các mối quan hệ cá nhân, sự phát triển giới tính,
tình cảm... Để có được những kết quả khả quan, các chương trình giáo dục giới
tính phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, diễn ra trong quá trình lâu dài và đây vẫn là
vấn đề rất nhạy cảm, tồn tại những quan điểm khác nhau và trái chiều. Một số ý

kiến cho rằng, nếu cung cấp cho học sinh những thơng tin và giúp chúng phịng
ngừa thai cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ đẩy các học sinh
này vào hoạt động tình dục sớm và bừa bãi. Nhiều ý kiến khác "tẩy chay" việc
đưa giáo dục giới tính vào trường học, coi giáo dục giới tính là "con dao hai
lưỡi”. Trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện nay, thì sự hiểu biết cơ bản
về giới tính của mỗi người có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là kiến thức không thể
thiếu để mỗi người tự bảo vệ sức khỏe của mình và của cộng đồng; biết quan hệ,
ứng xử với người khác phù hợp với chuẩn mực giới tính và đạo đức xã hội, đồng
thời biết bảo vệ hạnh phúc gia đình, duy trì nịi giống, phịng chống các bệnh xã
hội…
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tuổi vị thành niên là giai đoạn từ 10 –
19 tuổi, nằm trong khoảng thời gian từ lúc dậy thì đến lúc trưởng thành. Ở nước
ta có 50% dân số dưới 20 tuổi, trong đó 20% có độ tuổi từ 10-19, tức là khoảng
15 triệu người thuộc lứa tuổi vị thành niên. (Giáo dục dân số – sức khỏe sinh sản
vị thành niên – Bộ giáo dục và đào tạo – ủy ban dân số, gia đình và trẻ em – Hà
Nội – 2005, tr.37)

Page 2


Trong những năm gần đây, với các chính sách tuyên truyền giáo dục sức
khỏe sinh sản thì nhìn chung tỉ lệ nạo phá thai đã giảm đi khá nhiều so với các
năm khác, nhưng tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên lại tăng lên đáng kể, hiện
nay xu hướng này vẫn chưa có xu hướng giảm đi, điều này thật đáng lo ngại.
Nếu năm 2010 chỉ có 2% trường hợp tuổi vị thành niên trong tổng số ca nạo thì
2 năm gần đây tỷ lệ này đã tăng lên 4% (khoảng hơn 3.000 ca mỗi năm).
Theo Quỹ dân số Liên Hiệp quốc cho biết, việc mang thai ở tuổi vị thành
niên để lại những hệ lụy và hậu quả nặng nề do các bà mẹ nhỏ tuổi còn quá trẻ,
các cơ quan sinh sản chưa phát triển hồn thiện, các “bà mẹ nhí” cịn tâm lí trẻ
con, ham chơi, chưa có suy nghĩ chín chắn về việc chăm sóc con nhỏ, chưa sẵn

sàng cho việc làm mẹ, điều này sẽ khiến con cái sinh ra dễ bị yếu ớt, trí não và
thể chất khơng được phát triển tốt, các bà mẹ nhí dễ gặp các tai biến trong sản
khoa, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người mẹ. Cịn việc
nạo phá thai khi các bà mẹ còn nhỏ cũng dễ bị gây tổn thương cho các cơ quan
sinh sản, dễ gặp các biến chứng trong q trình nạo phá thai có thể gây ảnh
hưởng tới tính mạng của các bà mẹ nhí và có thể khiến vơ sinh. Riêng những
trường hợp nạo phá thai nhỏ tuổi cũng dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
cũng như di chứng suốt đời.
Theo thống kê của Trung y tế huyện thiệu Hóa, tỉ lệ nạo phá thai trong
những năm gần đây có giảm (năm 2014 có 206 ca, năm 2015 có 178 ca, năm
2016 có 164 ca) nhưng số lượng thai phụ dưới 18 tuổi đến phá thai lại có chiều
hướng gia tăng. So với những năm 2010, từ năm 2014 trở đi số trẻ vị thành niên
đến phá thai ở đây đã tăng gấp 3 lần. (Báo cáo của Trung tâm y tế Thiệu Hóa
năm 2016).
Bên cạnh đó, việc mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục tăng lên
nhanh chóng ở thanh thiếu niên. Theo ủy ban quốc gia phòng chống AIDS, tỉ lệ
người nhiễm HIV ở lứa tuổi 20-29 đã tăng từ 15% năm 1993 lên 62% vào cuối
năm 2002 và số nhiễm HIV ở lứa tuổi vi thành niên chiếm 8,3% các trường hợp
nhiễm. (Giáo dục dân số – sức khỏe sinh sản vị thành niên – Bộ giáo dục và đào
tạo – ủy ban dân số, gia đình và trẻ em – Hà Nội – 2005, tr.34). Như vậy, việc
giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, trong đó có một bộ
phận lớn là học sinh đang học tập ở trường THPT là vấn đề cần thiết và cấp
bách. Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản nhằm cung cấp cho các em những
kiến thức, kỹ năng sống đầy đủ về giới tính, sức khỏe sinh sản, về tình bạn, tình
yêu… Đây là việc làm cần thiết bên cạnh việc giảng dạy văn hóa để góp phần
tạo ra một tương lai thật tươi sáng cho học sinh.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng nhận thức của HS về tầm quan trọng, mục tiêu, nội dung
giáo dục SKSS
* Nhận thức của học sinh về khái niệm giới tính và SKSS:

- Nhận thức về khái niệm giới tính: có 96% học sinh trả lời chính xác.

Page 3


- Về khái niệm SKSS: Kết quả điều tra cho thấy thái độ của học sinh không
đồng ý đối với hành vi quan hệ tình dục khi cịn ở tuổi học sinh ( 85,5%), có thai
trước hơn nhân ( 91%) và quan hệ tình dục để thể hiện tình yêu (72,5%).
- Hiểu biết của học sinh về các biện pháp tránh thai: Những biện pháp tránh thai
học sinh biết nhiều hơn cả là sử dụng bao cao su (83,5%), thuốc uống tránh thai
(77,5%), vòng tránh thai (70,5%).
- Đối tượng học sinh trao đổi về vấn đề tình dục và các biện pháp tránh thai:
Các đối tượng rất ít được các em đề cập : Mẹ, Ba, Anh chị em, Thầy / cơ giáo
Cán bộ đồn thể, Bác sĩ... Bạn cùng giới là đối tượng thường xuyên hoặc thỉnh
thoảng có trao đổi. Tỉ lệ không bao giờ trao đổi chiếm tỉ lệ cao ( trên 80%).
- Hiểu biết của học sinh về các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Kết quả
điều tra cho thấy bệnh lây nhiễm HIV/AIDS được học sinh biết nhiều nhất
(99,5%), sau đó là bệnh lậu (78,5%), bệnh giang mai (74%), các bệnh cịn lại
học sinh ít biết như bệnh viêm gan siêu vi (14%), bệnh viêm niệu đạo (36,25%).
- Nhu cầu giáo dục SKSS trong trường THPT của học sinh: Kết quả điều tra
31% học sinh cho là cần thiết, 64,5% cho là rất cần thiết.
- Nhận thức cúa học sinh về nội dung giáo dục SKSS qua kết quả khảo sát, các
vấn đề: Thông tin – Giáo dục – Truyền thông và tư vấn dịch vụ SKSS, tội phạm
tình dục và sự phịng ngừa tội phạm tình dục, phịng tránh các bệnh lây lan qua
đường tình dục được học sinh quan tâm nhiều nhất.
2.2.2.Thực trạng về hình thức giáo dục SKSS
* Thực trạng các hình thức giáo dục SKSS đang được thực hiện. Các hình thức
sử dụng phổ biến nhất là: Báo cáo ngoại khóa mang tính thuyết trình, lồng ghép
trong bài giảng ở một số môn học.
- Ý kiến của học sinh về hiệu quả thực hiện các hình thức tổ chức giáo dục

SKSS thì kết quả điều tra về hiệu quả các hình thức được xếp theo thứ tự sau:
trò chuyện, tư vấn trực tiếp (86,5%); sinh hoạt câu lạc bộ (80%); hòm thư tư vấn
(76%); thảo luận nhóm theo giới (66,5%); thi tìm hiểu (58%); tổ chức hoạt động
văn nghệ (54%); lồng ghép trong các bài giảng ở một số môn học (37,5%).
- Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về hiệu quả thực hiện các hình thức tổ
chức giáo dục SKSS cho học sinh thì các hình thức: trị chuyện, tư vấn trực tiếp,
sinh hoạt câu lạc bộ, hòm thư tư vấn, thảo luận nhóm theo giới được cán bộ
quản lý, giáo viên tán thành. Các hình thức cịn lại chưa được đánh giá cao.
Nhưng từ trước cho đến nay, hình thức tổ chức giáo dục SKSS tại các trường
chỉ được lồng ghép vào các môn học theo quy định của Bộ GD&ĐT, được triển
khai trong các buổi sinh hoạt đầu năm và một số chủ đề hoạt động NGLL. Cịn
các hình thức: Tổ chức ngoại khóa thảo luận,tư vấn trực tiếp, tổ chức thi tìm
hiểu về SKSS, xây dựng phịng truyền thơng, hộp thư tư vấn…chưa được các
trường chú ý.
2.3.Nội dung biện pháp thực hiện giải quyết vấn đề.
2.3.1. Những kiến thức cơ bản liên quan đến vấn đề giới tính – sức khỏe
sinh sản
2.3.1.1. Tuổi dậy thì và những dấu hiệu của tuổi dậy thì
a. Tuổi dậy thì:
Page 4


- Tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển, trong đó trẻ em phát triển thành người
lớn và có khả năng sinh sản.
-Tuổi bắt đầu dậy thì thường kéo dài từ 3 đến 5 năm và chia làm hai giai đoạn
nhỏ:
+ Giai đoạn trước dậy thì : từ 11-13 tuổi ở nữ và 13-15 tuổi ở nam.
+ Giai đoạn dậy thì : từ 13-15 tuổi ở nữ và 15-17 tuổi ở nam.
- Đến tuổi dậy thì dưới tác động của các hoocmơn sinh dục, cơ thể có những
biến đổi trong cơ quan sinh dục và xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ sinh.

b.Những dấu hiệu của tuổi dậy thì
b.1. Ở nam:
- Lớn nhanh, cao vọt.
- Vỡ tiếng, giọng ồm.
- Mọc ria mép, lông nách, lông mu.
- Cơ bắp phát triển.
- Cơ quan sinh dục to ra.
- Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển.
- Xuất hiện mụn trứng cá.
- Xuất tinh lần đầu.
b.2. Ở nữ:
- Lớn nhanh.
- Thay đổi giọng nói.
- Mọc lơng mu, lơng nách.
- Vú phát triển, hơng nở rộng.
- Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển.
- Xuất hiện mụn trứng cá.
- Bộ phận sinh dục phát triển.
- Bắt đầu hành kinh.
2.3.1.2. Cơ quan sinh dục
a.Cơ quan sinh dục nam
a.1. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam

Page 5


a.2. Tinh hoàn và tinh trùng
- Tinh hoàn là bộ phận quan trọng trong cơ quan sinh dục nam sản xuất ra tinh
trùng bắt đầu từ tuổi dậy thì.
- Tinh trùng rất nhỏ (dài khoảng 0,06mm) gồm đầu, cổ và đi. Tinh trùng di

chuyển nhờ đi. Có 2 loại tinh trùng : tinh trùng X và tinh trùng Y. Tinh trùng
Y nhỏ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ chết, còn tinh trùng X lớn hơn có sức sống
cao hơn tinh trùng Y.
- Mỗi lần phóng tinh có tới 200-300 triệu tinh trùng.
- Trong cơ quan sinh dục nữ, tinh trùng có khả năng sống từ 3-4 ngày.
b.Cơ quan sinh dục nữ
b.1. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ

b.2. Buồng trứng và trứng

- Trứng là tế bào sinh dục cái đã trưởng thành (chín), tế bào trứng nhỏ (đường
kính 1,15-1,25mm) chứa nhiều chất tế bào.
Page 6


- Tới tuổi dậy thì, buồng trứng chứa khoảng 40.000 tế bào trứng nhưng trong
cuộc đời người phụ nữ chỉ có khoảng 400 trứng đạt tuổi trưởng thành.
- Trứng bắt đầu rụng từ tuổi dậy thì được phễu dẫn trứng tiếp nhận đưa vào ống
dẫn trứng (vòi trứng).
-Tế bào trứng sau khi rụng chỉ có khả năng thụ tinh trong một ngày nếu gặp
được tinh trùng.
b.3.Hiện tượng rụng trứng

Là hiện tượng xảy ra ở cơ thể người phụ nữ, mối tháng cơ thể đều sản sinh ra
một lượng trứng nhất định. Hiện tượng rụng trứng xảy ra vào giữa chu kỳ kinh
nguyệt, tức là khoảng ngày 14 của chu kỳ.
Mỗi nang buồng trứng sẽ sản sinh ra 1 trứng trong một tháng và lượng
trứng này sẽ được rụng vào ống dẫn trứng tới tử cung. Tại đây, nếu tinh trùng
gặp được trứng thì sẽ dẫn đến hiện tượng thụ thai.
Có thể xác định được ngày rụng trứng nhờ việc theo dõi vịng kinh của cơ

thể, ngồi ra, có thể dựa vào sự bài tiết của tử cung để biết được điều này. Thơng
thường, sau kỳ kinh nguyệt, sẽ có cảm giác khơ ráo hồn tồn ở nơi âm đạo.
Tiếp sau đó, khi cơ thể gần đến giai đoạn bắt đầu rụng trứng, sẽ thấy xuất hiện
dịch nhờn, màu trắng đục. Mức độ chất nhờn tăng nhiều và dịch đặc hơn bình
thường giống như lịng trắng trứng khi đến đúng thời điểm rụng trứng.
Theo nghiên cứu, một trứng ở cơ thể người phụ nữ có thể tồn tại trong vịng 12
đến 24 giờ sau khi rụng. Còn tuổi thọ của tinh trùng thì lớn hơn nhiều so với
trứng, nó có thể tồn tại từ 5 đến 7 ngày trong tử cung của phụ nữ. Vì vậy khơng
phải chỉ có thể thụ thai vào thời điểm rụng trứng
2.3.1.3.Thụ tinh và thụ thai

Page 7


Sự thụ tinh
- Trứng rụng được phễu dẫn trứng tiếp nhận, đưa vào ống dẫn trứng và di
chuyển về phía tử cung. Nếu trứng gặp được tinh trùng, sẽ xảy ra sự thụ tinh để
tạo thành hợp tử.
- Hợp tử di chuyển xuống tử cung làm tổ, khi đến tử cung sẽ bám vào lớp niêm
mạc tử cung đã được chuẩn bị sẵn (dày xốp và xung huyết) để làm tổ và phát
triển thành thai. Đó là sự thụ thai.
2.3.1.4.Hiện tượng kinh nguyệt
- Cùng với sự phát triển của trứng, hoocmon từ buồng trứng tiết ra có tác dụng
làm cho lớp niêm mạc tử cung dày, xốp, chứa nhiều mạch máu để đón trứng thụ
tinh xuống làm tổ. Nếu trứng khơng được thụ tinh thì sau 14 ngày kể từ khi
trứng rụng, lớp niêm mạc bị bong ra từng mảng, thốt ra ngồi cùng với máu và
dịch nhày. Đó là hiện tượng kinh nguyệt.
- Hiện tượng kinh nguyệt xảy ra theo chu kỳ hàng tháng (28-32 ngày) thời gian
có kinh thường kéo dài khoảng 5 ngày. Thời gian có kinh và lượng máu xuất ra
tùy thuộc vào từng cá nhân.

- Trong thời gian hành kinh thường có những biến đổi về tâm sinh lý như mệt
mỏi, rối loạn cảm xúc…
Page 8


- Chế độ ăn, uống tình trạng sức khỏe lối sống,…có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh
nguyệt (kinh nguyệt khơng đều hoặc tắt kinh), do đó ảnh hưởng đến sức khỏe và
chức năng sinh sản.
2.3.1.5.Các biện pháp tránh thai phổ biến.
Biện pháp tránh thai
Bao cao su

Tác động và hiệu quả
Ngăn cản không cho tinh trùng
xâm nhập vào dạ con. Hiệu quả :
90%
Vịng tránh thai
Ngăn cản sự làm tổ của phơi ở dạ
con. Hiệu quả : 90%
Thuốc diệt tinh trùng
Diệt tinh trùng
Viên tránh thai (uống, cấy dưới da) Ức chế rụng trứng
Phẫu thuật đình sản:
- Thắt ống dẫn tinh
- Ngăn cản tinh trùng vào dạ
con
- Thắt ống dẫn trứng
- Ngăn cản trứng vào vịi dẫn
trứng
An tồn tự nhiên:

Tránh tinh trùng gặp trứng :
- Giai đoạn an tồn
- Khơng có trứng rụng
- Xuất tinh ngoài
- Ngăn cản tinh trùng gặp
trứng
2.3.1.6.Một số bệnh lây lan qua đường tình dục.
a. HIV/AIDS
- HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người.
- AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do virut HIV gây ra.
- HIV xâm nhập vào cơ thể qua quan hệ tình dục, qua đường máu, tiêm chích
ma túy. Nếu phụ nữ nhiễm HIV, khi mang thai cũng có thể truyền qua thai nhi.
- AIDS phát triển qua 3 giai đoạn trong đó có giai sơ nhiễm thường khơng biểu
hiện triệu chứng, đây chính là lý do một số người đã nhiễm HIV nhưng khơng
biết mình mắc bệnh và lây nhiễm cho người khác.
- Cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị để chữa khỏi HIV/
AIDS. Vì vậy để phịng tránh, mọi người cần thực hiện lối sống lành mạnh, vệ
sinh y tế, tránh xa tệ nạn xã hội.
b. Bệnh lậu
- Bệnh do một loại vi khuẩn có tên là song cầu khuẩn gây ra.
- Bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục.
- Bệnh này nguy hiểm và dễ lây lan vì phần lớn người mắc bệnh không biểu
hiện rõ ở giai đoạn đầu.
- Bệnh có thuốc điều trị nhưng thường để lại những hậu quả nặng nề như gây vô
sinh ở nam và nữ, có thai ngồi tử cung, con sinh ra có thể bị mù lòa.
c. Bệnh giang mai
- Bệnh do xoắn khuẩn giang mai gây ra.
Page 9



- Bệnh có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, truyền máu, vết xây xát trên cơ
thể, hoặc truyền từ mẹ sang con qua nhau thai.
- Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như tổn thương các phủ tạng,
hệ thần kinh, con sinh ra có thể bị khuyết tật hoặc dị dạng bẩm sinh.
Ngoài một số bệnh kể trên, còn một số bệnh nguy hiểm khác cũng lây lan
qua đường tình dục như viêm gan B, ung thư cổ tử cung.
2.3.2. Thiết kế hoạt động ngoại khóa về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành
niên cho học sinh THPT.
Bài 1: Tuổi vị thành niên.
I/ Mục tiêu:
Nâng cao kiến thức và hiểu biết của học sinh về những biến đổi diễn ra ở tuổi vị
thành niên.
II/ Thời gian thực hiện: 120 phút – 180 phút.
III/ Tài liệu bài giảng:
Bài đọc: “ Vị thành niên”
IV/ Thực hiện trên lớp:
Bước 1: Giáo viên trình bày các điểm chính của “ Tuổi vị thành niên”. Để học
sinh biêt được: Tuổi thành niên bắt đầu với giai đoạn “dậy thì” trong đó xảy ra
nhiều biến đổi về tinh thần và thể chất. Bên cạnh các thay đổi về thể chất tuổi vị
thành niên còn được biểu hiện những phát triển về tinh thần, tình cảm xã hội.
Giáo viên dành cho học sinh nêu thắc mắc và giải đáp.
Bước 2: - Học sinh làm bài tập sau: “ Em hãy nêu một số biến đổi mà các em đã
trải qua khi 10 – 11 tuổi. Các em có phản ứng gì trước những biến đổi đó
(lolắng, ngượng ngùng)? Có chia sẻ lo âu với cha mẹ, bạn bè không?(Học sinh
không cần ghi tên vào giấy và các em có thể ghi các câu hỏi thắc mắc về chủ đề
này).
- Sau khi đã nạp bài, giáo viên bốc một số đọc trước lớp, yêu cầu học sinh nhận
xét và bổ sung.
- Cuối buổi thảo luận, giáo viên tổng kết và nêu lên một số biến đổi quan trọng ở
lứa tuổi này.

Bước 3: Thảo luận nhóm.
- Giáo viên nêu một chủ đề cho học sinh thảo luận trong lớp “ Em có nhận thức
như thế nào về những biến đổi thể chất, tinh thần và tình cảm ở tuổi dậy thì?
Thái độ và hành vi ứng xử với bạn khác giới và với người lớn tuổi như thế nào?
- Giáo viên cho đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo của nhóm, các học sinh
khác bổ sung.
Bước 4: Tóm tắc cuộc thảo luận và nêu kết luận chung.
Bài 2: Tình bạn, tình yêu, hôn nhân và trách nhiệm làm cha mẹ.
I/ Mục tiêu:
Nâng cao hiểu biết của học sinh về tình bạn, tình yêu và trách nhiệm làm cha
mẹ.
II/ Thời gian thực hiện: 120 phút – 180 phút.
III/ Tài liệu bài giảng:
Page 10


Bài đọc: “ Tình bạn và tình yêu”
IV/ Thực hiện trên lớp:
Bước 1: Giáo viên cho học sinh phát biểu quan điểm của mình về tình bạn, tình
u, hơn nhân và trách nhiệm làm cha mẹ thông qua câu hỏi gợi ý:
+ Tình bạn, tình u, hơn nhân và trách nhiệm làm cha mẹ là gì ?
+ Những vấn đề này có quan trọng khơng? Tại sao?
Bước 2: Chia học sinh thành nhóm để thảo luận những khái niệm trên (30 phút).
Tập trung về các vấn đề:
- Các khía cạnh quan trọng của tình bạn là gì?
- Có sự khác nhau giữa tình bạn cùng giới (nam - nam và nữ - nữ) với tình
bạn khác giới (nam – nữ) khơng ? Tại sao?
- Các khía cạnh quan trọng của tình yêu là gì?
- Các tiêu chuẩn của một người vợ hay chồng lý tưởng? Tính cách nào quan
trọng nhất?

- Bạn có muốn kết hơn khơng? Nếu có ở dộ tuổi nào? Nếu khơng thì tại
sao?
Bước 3: Đại diện mỗi nhóm trình bày quan điểm của nhóm mình về những khái
niệm trên.
Bước 4: Giáo viên tổng kết bài ngoại khóa và đưa ra những khái niệm chính về
tình bạn, lịng tự trọng, tình u, hơn nhân và trách nhiệm làm cha mẹ.
Bài 3: Tình dục và sinh sản.
I/ Mục tiêu:
Học sinh có kiến thức và hiểu biết về tình dục và quá trình sinh sản.
II/ Thời gian thực hiện: 180 phút.
III/ Tài liệu bài giảng:
Bài đọc : “ Tình dục là gì?”
Hình ảnh về:- Hệ thống cơ quan sinh dục nam
- Hệ thống cơ quan sinh dục nữ.
- Chu kì kinh nguyệt.
- Sự mang thai.
IV/ Thực hiện trên lớp:
1. Tình dục là gì?
Bước 1: Giáo viên giới thiệu các điểm chính trong bài, đặc biệt nhấn mạnh
những điểm sau:
- Khi sinh ra mỗi người đều mang một giới tính rõ ràng chỉ là con trai hoặc
con gái.
- Kể từ khi bắt đầu dậy thì vị thành niên có thể trải qua những dung cảm
mãnh liệt trước bạn khác giới ( sự lơi cuốn về thể xác, sức hút tình cảm).Điều
này có thể dẫn tới hàng loạt các hoạt động tình dục khác nhau, kể cả giao hợp, đi
cùng rủi ro (nguy cơ) mang thai và mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình
dục, bao gồm cả HIV/ AIDS.
Bước 2: Hộp thư thắc mắc:
- Học sinh viết vào tờ giấy bất cứ câu hỏi gì về chủ đề này (khơng cần đề tên),
sau đó bỏ tờ giấy ghi câu hỏi của mình vào hộp.

Page 11


- Giáo viên phân loại câu hỏi và chọn ra một số câu hỏi chung nhất.
Bước 3: Thảo luận nhóm.
Phân thành từng nhóm học sinh, mỗi nhóm thảo luận về một trong số các chủ
đề sau (trong 15 phút):
- Mối quan hệ giữa tình dục và tình yêu (chúng liên quan với nhau khơng? Tại
sao?)
- Quan hệ tình dục có trách nhiệm là gì? Nó có đồng nghĩa với “ khơng quan
hệ trước hơn nhân hoặc ngồi hơn nhân ” khơng ?
- Quan hệ tình dục “an tồn” là gì? Nó có đồng nghĩa với quan hệ tình dục mà
khơng gây có thai ngồi ý muốn và mắc bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục
khơng
2/ Hệ thống sinh sản nam và hệ thống sinh sản nữ.
Bước 1: + Giáo viên treo tranh vẽ phóng to về hệ thống sinh sản nam và hệ
thống sinh sản nữ (chưa có chú thích ).
+ Vấn đáp học sinh (tái hiện vận dụng kiến thức sinh học 8) giáo viên yêu
cầu học sinh điền tên còn thiếu các cơ quan trong hệ thống sinh sản ở nam và hệ
thống sinh sản nữ trên hình vẽ.
Bước 2: + Giáo viên tóm tắt lại ngắn gọn, chính xác về cơ quan chính và chức
năng của chúng.
3/ Chu kỳ kinh nguyệt
Bước 1: + Giáo viên trình chiếu hình về hệ thống sinh sản nữ . Sau đó trình bày
chi tiết chu kỳ kinh nguyệt xảy ra như thế nào?
Bước 2: Hộp thư thắc mắc .
+ Học sinh viết những câu hỏi thắc mắc về chủ đề này vào tờ giấy (khơng cần
ghi tên), sau đó bỏ tờ giấy ghi câu hỏi của mình vào hộp thư.
+ Giáo viên phân loại câu hỏi và chọn ra những câu hỏi chung nhất.
Bước 3: Thảo luận nhóm.

+ Học sinh có thể thảo luận các chủ đề từ hộp thư thắc mắc hoặc từ các vấn đề
dưới đây :
- Tại sao phụ nữ lại có kinh nguyệt ?
- Việc phụ nữ chậm kỳ kinh nguyệt có ý nghĩa như thế nào?
- Tại sao có người bị đau khi hành kinh?
- Khi bị hành kinh nữ giới phải làm gì?
Bước 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận tập trung vào thong tin đúng.
Sau đó giáo viên tóm tắt đưa ra kết luận ngắn gọn chính xác.
+ Kinh nguyệt là dấu hiệu cho thấy buồng trứng ở em gái bắt đầu rụng trứng và
cơ thể có khả năng mang thai và sinh con.
+ Việc chậm kinh có thể là do chu kỳ vẫn chưa đều đặn (điều này thường xảy ra
ở giai đoạn mới bắt đầu dậy thì hoặc mãn kinh ) hoặc nếu nữ giới có quan hệ
tình dục không được bảo vệ (do không dung biện pháp tránh thai) thì đó là dấu
hiệu đã mang thai.
+ Đau kinh là do tử cung (dạ con) co thắt.
+ Những việc chính nên làm trong chu kỳ kinh nguyệt là: Lau rửa cơ thể hang
ngày với nước sạch (đặc biệt là cơ quan sinh dục ngoài). Sử dụng băng, vải sạch
để thấm máu kinh, thay vài lần trong ngày tùy thuộc vào lượng kinh, ăn thức ăn
Page 12


có lợi cho sức khỏe, tránh lao động nặng hoặc kéo dài, nghỉ ngơi nếu có thể,
tránh căng thẳng về tình cảm và tinh thần.
* Nhấn mạnh rằng các em gái không nên lo lắng hay ngượng ngùng khi bị hành
kinh. Kinh nguyệt không bẩn cũng không phải là bệnh tật, mà là sự kiện hết sức
tự nhiên, phải chú ý giữ gìn vệ sinh.
4/ Sự thụ thai xảy ra thế nào?
Bước 1: Giáo viên trình chiếu về quá trình thụ thai, để từ đó cho học sinh biết vì
sao lại có thai và q trình này diễn ra như thế nào?
Bước 2: Học sinh làm bài tập.

+ Em hãy điền các từ sau vào chỗ trống : Có thai, sinh con, trứng, thụ tinh, giao
hợp, sự rụng trứng, mang thai, tử cung, sinh nở,làm tổ(một từ có thể dung nhiều
lần).
1/ Kinh nguyệt là dấu hiệu cho thấy nữ giới có khả năng………….và………….
2/ Hàng tháng, một …………trưởng thành và rụng từ một trong hai buồng
trứng.
3/ Khi ………….trưởng thành rời khỏi buồng trứng, hiện tượng này được gọi là
………
4/ Nếu trứng gặp tình trùng trong ống dẫn trứng, xảy ra hiện tượng ………..và
phụ nữ sẽ …………….
5/ Sự thụ thai chỉ xảy ra khi …………
6/ Trứng đã được thụ tinh bắt đầu phát triển, đồng thời chuyển
đến……………….
7/ Để có thể phát triển thành bào thai, trứng đã thụ tinh cần phải được bám vào
niêm mạc tử cung và sống trong đó, hiện tượng này được gọi là …………….
+ Sau đó giáo viên đưa ra đáp án đúng(có thai, sinh con, trứng, sự rụng trứng,
thụ tinh, mang thai, giao hợp, tử cung, làm tổ) để học sinh đối chiếu và sửa.
Bài 4: Mang thai sớm và các biện pháp tránh thai.
I/ Mục tiêu:
Học sinh có kiến thức và hiểu biết về mang thai sớm và các biện pháp tránh thai.
II/ Thời gian thực hiện: 180 phút
III/ Tài liệu bài giảng:
Bài đọc 1: Mang thai sớm
Bài đọc 2:Mang thai ngồi ý muốn , khơng phải do may rủi
Bài đọc 3:Tóm tắt về các biện pháp tránh thai
IV/ Thực hiện trên lớp:
1/ Mang thai sớm:
Bước 1: Giảng những điểm chủ yếu của bài học ‘‘ Mang thai sớm ’’
+ Mang thai sớm là trường hợp phụ nữ mang thai trước 18 tuổi kéo theo những
căng thẳng về tình cảm và tài chính là rất lớn đối với nữ thành niên có con ngồi

giá thú, hoặc phải đương đầu với những mệt nhọc của việc nuôi dưỡng một đứa
bé mà khơng có chồng, thậm chí khơng có cả gia đình giúp đỡ. Sinh đẻ ngồi kế
hoạch giống như một tai họa đối với người mẹ trẻ. Cô thường phải đối mặt với
Page 13


sự phản đối của cộng đồngvà nếu vẫn đang đến trường , thì sẽ bị buộc phải thơi
học.
+ Nữ vị thành niên vẫn chưa hoàn toàn trưởng thành về thể chất suy ra đẻ khó,
có thể gây rách dạ con và chết cả mẹ lẫn con, hoặc để non, xảy thai, thai chết
lưu.
+ Mang thai sớm còn là điều kinh hồng cho những cơ gái trẻ tuổi và thiếu hiểu
biết. Cơ có thể chọn cách loại bỏ cái thai khơng mong muốn bằng việc nạo thai .
Để lại những biến chứng nghiêm trọng và có thể dẫn đến vơ sinh , thậm chí là
cái chết .
Bước 2: Hộp thư thắc mắc.
Học sinh tự suy nghĩ về vấn đề ‘‘ Mang thai sớm ’’ trong 10 phút và ghi tất cả
những câu hỏi của em vào giấy , sau đó học sinh bỏ giấy ghi câu hỏi vào thùng.
Bước 3: Thảo luận nhóm
+ Giáo viên phân loại ra những câu hỏi chung nhất ở trên và tổ chức học sinh
thảo luận nhóm ( 15 phút – 20 phút) .
Trong q trình thảo luận , cần nhấn mạnh ở khía cạnh sau :
. Các em trai và em gái vẫn có thể là bạn tốt mà khơng cần phải có hoạt động
tình dục .
. Các em phải tự quyết định ( chứ khơng phải đầu hàng vì áp lực từ bạn bè) xem
có nên bắt đầu quan hệ tình dục hay khơng .
. Các em gái phải tự quyết định xem có sẵn sàng và vui long chấp nhận những
hậu quả do hoạt động tình dục mang lại hay khơng .
. Mỗi em trai và em gái đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của bản than và
những hậu quả do chính hành vi này mang lại .

. Các em gái phải biết cách nói ‘‘khơng’’ với bạn trai.
. Các em trai phải tôn trọng mong muốn của bạn gái . Nếu bạn gái nói ‘‘ Khơng
’’ nghĩa là khơng chấp nhận ‘‘ Quan hệ tình dục ’’.
2/ Mang thai ngồi ý muốn , không phải do may rủi
Bước 1: Giáo viên giảng cho hoc sinh . Để học sinh hiểu rằng : Giao hợp có thể
dẫn đến có thai, mắc bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục và HIV/ AIDS .
Bước 2:Học sinh làm bài tập sau (Thảo luận )
Bài tập 1: + Chia học sinh thành các nhóm nhỏ và yêu cầu các em suy nghĩ
trong 30 phút về các chủ đề sau :
. Những lý do có thể có khi một cặp vợ chồng muốn tránh thai.
. Những lý do có thể có khi vị thành niên muốn tránh thai.
. Hai nhóm lý do trên có gì giống và khác nhau không ? Tại sao ?
. Yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp . So sánh
phần trả lời của từng nhóm có gì khác biệt khơng ? Các câu trả lời có giống nhau
khơng?
+ Giáo viên kết thúc phần thảo luận bằng cách giúp học sinh nhận thức rằng
mọi người có nhiều lý do khác nhau để tránh mang thai hay chậm mang thai .
Mọi người đều có quyền tự quyết định có hay khơng có con và khi nào thì có .
Bài tập 2: Học sinh tự trả lời các câu hỏi sau theo từng nhóm .
. Các em biết gì về các biện pháp tránh thai ?
. Các em đã bao giờ nghe nói các biện pháp tránh thai ?
Page 14


. Em đã nghe hoặc biết những biện pháp pháp nào? Liệt kê lên bảng các biện
pháp tránh thai mà học sinh nêu ra.
Bước 3: Dựa vào phần 2 của bài đọc “Mang thai ngồi ý muốn, khơng phải do
may rủi ” giới thiệu tổng quát cho học sinh “ Cách tránh thai ngoài ý muốn ’’.
+ Giáo viên chú trọng vào 3 biện pháp tránh thai được ưu chuộng nhất ở Việt
Nam đó là : Viên uống tránh thai , dụng cụ tử cung tránh thai và bao cao su .

+ Giáo viên chuẩn bị sẵn :
. Vòng tránh thai , thuốc viên tránh thai và bao cao su .
. Giáo viên treo tranh vẽ phóng to hệ thống sinh sản nam và nữ lên bảng và giải
thích rõ ràng , ngắn gọn .
1. Đây là cái gì ?
2 . Hiệu quả của từng biện pháp tránh thai là gì ?
3 . Dùng như thế nào ?
4. Có phù hợp với vị thành niên khơng ?
5. Có giúp tránh được các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục và HIV/ AIDS ?
6. Làm thế nào để có được biện pháp tránh thai này và ở đâu ?
7. Trong các biện pháp đó , biện pháp nào có tác dụng kép ?
Bước 4: Yêu cầu học sinh suy nghĩ về 4 câu hỏi sau:
1/ Sinh con theo ý muốn, khơng phải vì may rủi mang lại lợi ích gì cho người
mẹ?
2/ Em bé ra đời theo ý muốn của cha mẹ sẽ được những ích lợi gì cho em?
3/ Kế hoạch hóa gia đình, mang lại gì cho một gia đình?
4/ Kế hoạch hóa gia đình, mang lại những ích lợi gì cho quốc gia?
+ Yêu cầu đại diện của nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
+ Giáo viên kết luận và học sinh biết đáp án của các câu hỏi trên.
Bài 5: Sức khỏe sinh sản vị thành niên.
I/ Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhận thức được những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe vị thành
niên. Bao gồm cả các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục và HIV/ AIDS.
- Học sinh hiểu những hậu quả của các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục và
HIV/ AIDS đối với sức khỏe của vị thành niên và cách phòng tránh hữu hiệu.
II/ Thời gian thực hiện: 120 phút
III/ Tài liệu bài giảng:
Bài đọc 1: Sức khỏe vị thành niên.
Bài đọc 2: Bệnh lấy truyền qua quan hệ tình dục và HIV/ AIDS.
IV/ Thực hiện trên lớp:

1/ Sức khỏe vị thành niên
Bước 1: Giáo viên: Trình bày những điểm chính về sức khỏe vị thành niên:
- Tầm quan trọng của sức khỏe vị thành niên so với đời người thì lứa tuổi vị
thành niên chỉ là một giai đoạn ngắn nhưng lại có tác động lớn lao tới sự phát
triển và tăng tiến tới cuộc đời của mỗi người. Nó thể hiện bằng sự phát triển
nhanh chóng khác thường về cả thể chất và trí tuệ, quan hệ xã hội, tinh thần.
- Những khía cạnh lien quan đến sức khỏe trong cuộc sống của thanh thiếu niên:
Page 15


+ Dinh dưỡng.
+ Tập thể dục
+ Vệ sinh cá nhân
+ Rượu và thuốc lá.
+ Sử dụng ma túy.
+ Làm dụng tình dục.
+ Các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục và HIV/ AIDS.
Bước 2: Học sinh thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau:
- Hãy xem xét tình trạng bản thân và suy nghĩ xem những yếu tố nào đe dọa sức
khỏe của mình?
- Những vấn đề gì về sức khỏe cần được đặc biệt quan tâm ở trường học?
- Học sinh có thể làm gì để khuyến khích hành vi lành mạnh?
+ Sau đó đại diện của mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Bước 3: + Giáo viên tóm tắt các ý kiến.
+ Đưa ra kết luận đúng.
2/ Các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục.
Bước 1: Giáo viên cho học sinh trình bày những luận điểm chính về các bệnh
lây truyền qua quan hệ tình dục theo những gợi ý sau:
+ Giải thích được các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục là gì?
+ Cách lây truyền của bệnh.

+ Nêu nêu một số hậu quả của bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục.
+ Nêu một số triệu chứng của hai bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục hay gặp
nhất (bệnh lậu; bệnh giang mai).
* Sau đó giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận chính xác.
Bước 2:
- Hỏi xem học sinh có thắc mắc gì khơng?
- Giáo viên giải đáp.
3/ HIV/AIDS.
Bước 1: Giáo viên dùng phương pháp vấn đáp học sinh:
- Em có nghe nói gì về HIV / AIDS khơng và có biết gì về căn bệnh này khơng?
- Cách lây truyền của bệnh này ?
- Làm thế nào để ngăn chặn sự lây lan của bệnh?
- Trong những trường hợp nào thì khơng bị lây bệnh?
- Làm thế nào để biết rằng bạn có HIV/AIDS dương tính hay khơng?
- Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam?
Bước 2: Giáo viên cho học sinh nhận xét và bổ sung. Sau đó giáo viên bổ sung
hoàn chỉnh kiến thức cho học sinh.
* Kết thúc buổi ngoại khóa, rút ra kết luận chung về:
- Những cách lây lan chính của bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục.
- Các biện pháp phịng tránh.
Bài 6: Kiểm tra và đánh giá và tổng kết chung .
Bước 1: Học sinh làm bài kiểm tra
Page 16


Phiếu kiểm tra [ không cần ghi tên học sinh ]
Tuổi ……giới nam [ nữ ]…..
1/ Hãy đánh dấu [ v ] vào những đặc điểm tâm lý cuẩ tuổi dậy thì , tuổi vị
thành niên
Thích tự giải quyết vấn đề .

Muốn được đối xử như người lớn .
Quan tâm tới bạn bè khác giới.
Dành nhiều thời gian cho bạn bè hơn cho người trong gia đình .
Có cảm xúc mạnh mẽ .
Hay ghi nhật ký.
Thích tâm sự với bạn bè cùng lứa.
Tị mị, hay tìm hiểu cái mới.
Bắt đầu quan tâm đến bản thân nhiều hơn.
Thích trang điểm ngắm vuốt.
Cảm thấy như chẳng ai hiểu mình.
Dễ cảm thấy bị xúc phạm.
Hay bồn chồn lo lắng , bối rối về những thay đổi của bản thân.
Thích ngồi một mình suy nghĩ vẫn vơ.
*Em hãy ghi thêm nếu thấy còn thiếu.
2/ Hãy cho biết những điểm nêu dưới đây đúng hay sai.
a – Kinh nguyệt là dấu hiệu cho thấy nữ giới có khả năng mang thai và sinh con.
b- Sự thụ thai có thể xảy ra bất cứ lúc nào và không phụ thuộc vào chu kỳ kinh
nguyệt.
c- Phụ nữ có thể mang thai ngay sau khi giao hợp, dù chỉ một lần.
d- Sự thụ thai chỉ sảy ra khi giao hợp.
e- Chỉ giao hợp một lần thì khơng bao giờ có thai.
g- Lần giao hợp đầu tiên sau thời kì dậy thì khơng bao giờ gây thụ thai.
h- Giao hợp chỉ làm cho người phụ nữ có thai khi cơ ấy muốn.
i-Tình u chân chính đi cùng với quan hệ tình dục có trách nhiệm.
j-Quan hệ tình dục có trách nhiệm vẫn chưa đủ mà còn phải “ an tồn ”.
k-Quan hệ tình dục “ an tồn” nghĩa là tránh khơng mang thai ngồi ý muốn hay
mang thai sớm, không bị nhiễm các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục và
HIV/ AIDS, nhờ việc sử dụng hiệu quả các biện pháp tránh thai.
l-Trong quan hệ tình dục nam và nữ thì phải quan tâm và co trách nhiệm như
nhau.

m-Kinh nguyệt, mang thai và sinh đẻ là những việc đáng xấu hổ, cần phải giữ bí
mật và chỉ nên đề cập giữa nữ giới với nhau.
3/ Những câu dưới đây câu nào đúng, câu nào sai ?
a- Tuổi tác của người mẹ không quan trọng đối với con cái
b- Trong năm đầu tiên sau khi sinh, con của những người mẹ trưởng thành đều
chết nhiều hơn con của những người mẹ “ trẻ con”.
c- Con của các bà mẹ “ trẻ con” cân nặng hơn con của những người mẹ trưởng
thành.
d- Làm mẹ ở tuổi vị thành niên có nguy cơ biến chứng thai sản trầm trọng, thậm
chí có thể tử vong.
Page 17


e- Có con khi cịn ít tuổi thường gây những khó khăn về kinh tế xã hội và tình
cảm cho người mẹ.
4/ Một cơ gái khơng thể có thai nếu……….
a- Cơ ấy cịn đang ở tuổi dậy thì.
b- Cơ ấy chưa đến ngày hành kinh.
c- Giao hợp trong thời gian hành kinh.
d- Cô và bạn trai giao hợp trong tư thế “ đứng”.
e- Rửa sạch âm đạo ngay sau khi giao hợp.
g- Đi tiều ngay sau khi giao hợp.
h-Dương vật không vào sâu trong âm đạo.
i- Dương vật được cho ra ngồi trước khi phóng tinh.
k-Giao hợp lần đầu tiên.
5/ Những quan niệm dưới đây đúng hay sai :
a- Bạn luôn biết đượckhi bạn mắc bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục hoặc
HIV/ AIDS.
b-Nếu bạn quan hệ tình dục với người bạn yêu bạn sẽ không thể mắc bệnh lây
truyền qua quan hệ tình dục hoặc HIV/ AIDS.

c- AIDS là căn bệnh của phương tây. Bạn chỉ có thể mắc AIDS nếu bạn quan hệ
tình dục với người nước ngồi.
d- Chỉ có gái mại dâm mới mắc bệnh AIDS.
e- Nếu người nào đó trơng khỏe mạnh thì khơng bị mắc bệnh AIDS.
g- Chỉ người đồng tính luyến ái mới mắc bệnh AIDS và Việt Nam khơng có
những người này.
h- Có cách điều trị bệnh AIDS.
Bước 2: Sau khi thu bài, giáo viên đưa ra đáp án đúng và giải thích.
Đáp án:
1 Tất cả các đặc điểm trên đều diễn ra ở tuổi dậy thì.
2 a.Đ – b.S – c.Đ – d.Đ – e.S – g.S – h.S – i.Đ – k.Đ – l.Đ – m.Đ – n.S
3 a.S – b.S – c.S – d.Đ – e.Đ
4 a.S – b.S – c.Đ – d.S – e.S – g.S – h.S – i.S – k.S
5 a.S – b.S – c.S – d.S – e.S – g.S – h.S
Bước 3: Thảo luận nhóm
+Giáo viên đề nghị cả lớp thảo luận về vấn đề “ Không cần phải giáo dục vị
thành niên về tình dục và sinh sản” ( Việt Nam có câu “ Đừng vẽ đường cho
hươu chạy”) Trong thời gian 15-20 phút.
+ Chú ý : Giáo viên không nên áp đặt quan điểm của mình cho học sinh, mà để
các em tự do bày tỏ quan điểm cá nhân hoặc là “ đồng ý” hoặc là “ phản đối” .
Tuy nhiên cuối cùng, giáo viên phải khéo léo thuyết phục học sinh về lợi ích của
mơn học “ Giáo giục sức khỏe vị thành niên” . Giải thích cho học sinh rằng
thơng tin về q trình sinh sản rất quan trọng đối với tất cả mọi người và giáo
viên không hề có ý định khuyến khích các em bắt đầu quan hệ tình dục. Điều
quan trọng là giúp cho vị thành niên biết về quá trình sinh sản để giúp cho tương
lai của các em, đồng thời giúp các em nhận thức được nguy cơ và hậu quả có
liên quan như : Nguy cơ có thai ngồi ý muốn, nguy cơ mắc các bệnh lây truyền
qua quan hệ tình dục, kể cả HIV/ AIDS.
Page 18



2.4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên là một chủ đề khá rộng có liên
quan tới nhiều vấn đề. Trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ
mới đề cập được một số vấn đề cơ bản nhất của giáo dục sức khỏe sinh sản vị
thành niên. Trên cơ sở đó tơi thực hiện giảng dạy cho học sinh lớp 10 (Tơi chọn
bốn lớp có trình độ học sinh tương đương, trong đó lớp 10A1, 10A3 là hai lớp
để làm lớp đối chứng và lớp 10A2 và 10A4 là hai lớp thực nghiệm ), tại đơn vị
công tác là trường THPT Lê Văn Hưu năm học 2016-2017, sau đó tơi đã tiến
hành điều tra qua phiếu trắc nghiệm, và thu được kết thu được sau:
Lớp
Tổng số
Điểm giỏi
Điểm
trung Điểm yếu kém
bình
10A1+ 10A3
84
23(27,4%)
52(61,9%)
9(10,7%)
10A2+ 10A4
84
11(13,1%)
38(45,2%)
35(41,7%)
Ngoài việc giúp học sinh nắm vững được các kiến thức cơ bản về giáo
dục sức khỏe vị thành niên.Từ đó hình thành và phát triển thái độ, hành vi
giúp học sinh có được những quyết định có trách nhiệm liên quan đến lĩnh
vực này cho cuộc sống hiện tại cũng như tương lai. Thì thơng qua những bài

học ngoại khóa đó, học sinh hình thành được một số kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng phỏng vấn, hoạt động nhóm, các em mạnh dạn hơn nhiều khi trao đổi
với tôi về vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên khơng cịn e
dè như trước. Đặc biệt có những em cịn tâm sự với tơi về vấn đề mà các
đang gặp phải để tìm ra giải pháp.
3. Kết luận và kiến nghị.
3.1. Kết luận.
Như vậy, qua kết quả thu được ở trên và qua quá trình giảng dạy tôi đã nhận
thấy một điều rõ ràng là giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên không phải là
“ vẽ đường cho hươu chạy” mà tránh cho các em “ Nhắm mắt làm liều” . Từ đó
các em có cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc.
Thơng qua thực hiện SKKN này, bản thân tôi rút ra một số bài học sau:
- Phải có hình thức tổ chức và phương pháp thích hợp tạo được hứng thú lơi
cuốn các em tham gia một cách tích cực.
- Kiến thức đưa ra phải dễ hiểu, thực tế và giải thích rõ ràng khơng được giải
thích một cách nửa chừng nửa vời.
- Bản thân người hướng dẫn tổ chức cho các em tham gia phải thực sự tạo được
sự thân thiện, gần gũi với các em để các em có thể bày tỏ thái độ ý kiến về vấn
đề này.
3.2.Kiến nghị:
3.2.1.Đối với Sở GD&ĐT
- Tăng cường nguồn đầu tư nguồn lực cho công tác giáo dục SKSS cho học sinh.
- Phối hợp với Sở Y tế để nghiên cứu đưa những nội dung cần thiết về SKSS
vào chương trình thật phù hợp với lứa tuổi và nhu cầu của người học.
- Xây dựng và ban hành chế độ, chính sách thỏa đáng cho những cán bộ trực
tiếp thực hiện công việc.
3.2.2.Đối với các trường THPT
Page 19



- Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm về công tác giáo dục giới tính, giáo dục sức
khỏe sinh sản cho học sinh.
- Có sự liên kết chặt chẽ với các cơ quan chuyên ngành trong công tác giáo dục
SKSS cho học sinh.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Thanh Hóa, tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác
Người viết sáng kiến
Nguyễn Thị Chinh.
Tài liệu tham khảo
1- Sinh học 11 nâng cao (Vũ Văn Vụ tổng chủ biên).
2- Sinh lý người và động vật (Lê Quang Long).
3- Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên(Nguyễn Hữu Châu).
4- Dân số đại cương (Nguyễn Kim Hồng).
5- Báo sức khỏe và đời sống ( Cơ quan ngôn luận bộ y tế)
6- Báo cáo của Trung tâm y tế Thiệu Hóa năm 2016.
7-Giáo dục dân số – sức khỏe sinh sản vị thành niên( Bộ giáo dục và đào
tạo – ủy ban dân số, gia đình và trẻ em – Hà Nội – 2005.

Page 20


Page 21



×