Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Đề tài " KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG THÂM HỤT CÁN CÂN VÃNG LAI CỦA VIỆT NAM " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.49 KB, 8 trang )

KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG THÂM HỤT CÁN CÂN VÃNG LAI CỦA VIỆT NAM
(Tiếp theo số 14 và hết)
TS. Nhật Trung

3. Giải pháp nâng cao khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai
Phân tích nêu trên về tiêu chí khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai và
các nhân tố chi phối sự thâm hụt này cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của cán cân
thương mại. Khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam hiện nay có thể
quy về bài toán duy trì các nguồn tài trợ nhập khẩu. Việc hoàn thiện khả năng chịu đựng
thâm hụt cán cân vãng lai về dài hạn, cũng có thể đồng nhất với vấn đề hoàn thiện cán
cân thương mại.
Làm thế nào để hoàn thiện cán cân thương mại? Đó hẳn không phải là cách thức
“ngắn hạn” để hạn chế nhập khẩu. Nhập khẩu hàng hoá tư liệu sản xuất (máy móc, thiết
bị, một số nguyên liệu đầu vào thiết yếu...) rõ ràng cần được khuyến khích. Những nỗ lực
khác nhằm giảm tiêu dùng dựa trên nhập khẩu nên thực hiện một cách có chọn lọc.
Nhưng các biện pháp thay thế hàng hoá nhập khẩu bằng hàng hoá sản xuất trong nước
với chất lượng tương đương hiển nhiên sẽ hữu ích.
Làm thế nào để thay thế hàng nhập khẩu? Thông qua việc áp đặt hay tăng cường
các rào cản nhập khẩu? Mặc dù hiện nay, cơ hội (đang ngày càng ít đi trong xu hướng hội
nhập khu vực và quốc tế, nhất là sau khi đã gia nhập WTO) áp dụng các chính sách bảo
hộ ngắn hạn đối với các sản phẩm riêng biệt vẫn còn thì câu trả lời về nguyên tắc vẫn sẽ
là không. Không chỉ bởi vì điều này trái với xu hướng hội nhập và các cam kết của WTO,
mà bởi vì các chính sách bảo hộ quy mô lớn sẽ cản trở quá trình cơ cấu lại nền kinh tế
dựa trên các nguyên tắc, tín hiệu thị trường. Như vậy, việc thay thế nhập khẩu một cách
bền vững, chỉ có thể đạt được thông qua quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và tạo lập môi
trường thuận lợi cho đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài và đầu tư của khu vực dân doanh.
Các biện pháp nhằm thay thế nhập khẩu bằng tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế và
tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp
hoàn toàn phù hợp với các hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm
soát nhập khẩu có thể được coi là giải pháp chủ yếu để hạn chế nhập siêu, lành mạnh hóa
cán cân thương mại về dài hạn. Giải pháp mang tính lâu dài là đẩy mạnh chiến lược


hướng mạnh về xuất khẩu, xây dựng một cơ cấu kinh tế thực sự hướng về xuất khẩu dựa
trên những lợi thế so sánh trong nước, có khả năng thích nghi với những thay đổi của nền
kinh tế thế giới, nhằm vừa đáp ứng được mục tiêu tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, vừa
nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Bên cạnh đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu,
cần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế dựa vào năng lực cạnh tranh của từng doanh
nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lại dựa trên nền tảng các nhân tố kinh tế vĩ
mô, quy định môi trường chung cho hoạt động kinh tế của doanh nghiệp và chi phí sản
xuất của doanh nghiệp trong nước so với doanh nghiệp nước ngoài, cũng như các nhân tố
kinh tế vi mô liên quan đến môi trường vi mô và các điều kiện bên trong của doanh
nghiệp. Các nhân tố kinh tế vi mô đóng vai trò đặc biệt quan trọng và các quá trình cơ
cấu lại nền kinh tế ngày càng tăng cường vai trò này. Những nỗ lực trong thời gian qua
của Chính phủ trong việc hoàn thiện môi trường kinh doanh, hoàn thiện hệ thống pháp
luật và đẩy mạnh quá trình hợp tác và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của chúng được kì vọng sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực trong việc
hoàn thiện năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa, khu vực và
quốc tế.
Rà soát, nới lỏng và loại bỏ những nút thắt cổ chai hành chính và hoàn thiện môi
trường đầu tư chung là những nhân tố chủ chốt khác góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp.
Trong các nhân tố kinh tế vĩ mô, cần tập trung vào nhân tố tỉ giá thực. Chúng tôi
cho rằng, đây là một trong những nhân tố quan trọng và là một biến số quy định trạng
thái cân bằng nội và cân bằng ngoại của nền kinh tế. Tỉ giá thực là tỉ giá danh nghĩa được
điều chỉnh theo chỉ số lạm phát tương đối, được xác định theo tỉ lệ giữa chỉ số giá của
nước ngoài so với giá trong nước.
RER
=
d
f
P

, (1)
EnP
k
k

Trong đo, RER là tỉ giá thực; En là tỉ giá danh nghĩa; Pf là chỉ số giá của nước
ngoài và Pd là chỉ số giá trong nước.
Tỉ giá thực hiệu lực (đa phương) (Real effective exchange rate - REER) là sản
phẩm của tỉ giá hiệu lực danh nghĩa (NEER) và chỉ số giá tương đối. REER là trung bình
có trọng số của các tỉ giá song phương của nội tệ so với một nhóm ngoại tệ và được tính
như sau:
jt
REER
=
)/)((
*
1
jtit
i
jit
PPNEER

=


Trong đó, các chỉ số dưới dòng j,i,t biểu hiện cho nước chủ nhà, đối tác thương
mại và thời kì một cách tương ứng. là chỉ số giá có quyền số là kim ngạch mậu dịch
của các đối tác thương mại và Pjt là chỉ số giá của nước chủ nhà. NEERjit là tỉ giá hiệu
lực danh nghĩa (đa phương) của nội tệ so với các đồng tiền của các đối tác thương mại
chủ chốt i và được xác định như một chỉ số phản ảnh động thái của tỉ giá danh nghĩa giữa

nước chủ nhà và các đối tác thương mại được điều chỉnh theo quyền số tương ứng của
các đối tác thương mại. NEER có thể được tính như sau:
jit
NEER
=

=i
itit
Ew
1
*


Trong đó, Eit là tỉ giá danh nghĩa bình quân của nội tệ so với đồng tiền các đối tác
thương mại chủ chốt tại thời điểm t, và wit là quyền số thương mại đối với từng đối tác
thương mại chủ chốt i (i = 1,2,...,k)
Tỉ giá thực cũng có thể được xác định dựa trên các chỉ số giá của hàng hoá có khả
năng trao đổi (tradable goods) và hàng hoá không có khả năng trao đổi (non-tradable
goods):
RER
=
N
T
P
, (2)
f
EnP

Trong đó, là chỉ số giá hàng hoá có khả năng trao đổi, được xác định trên thị
trường quốc tế và được tính bằng ngoại tệ; PN là chỉ số giá hàng hoá không có khả năng

trao đổi và được tính bằng nội tệ.
Từ công thức tính RER ta có thể rút ra kết luận: một sự gia tăng RER hàm ý nội tệ
giảm giá thực. Nội tệ giảm giá thực hàm ý giá hàng hoá trong nước tính bằng ngoại tệ
giảm, và do đó, tăng năng lực cạnh tranh và khuyến khích xuất khẩu. RER giảm hàm ý
giá hàng hoá trong nước tính bằng ngoại tệ cao hơn, và do đó, giảm năng lực cạnh tranh
và giảm xuất khẩu. Rõ ràng nhập khẩu sẽ chịu tác động theo chiều ngược lại.
Giả sử quy luật một giá được tuân thủ (dựa trên thuyết ngang giá sức mua PPP),
chúng ta có thể viết lại: , trong đó PT là chỉ số giá hàng hoá có khả năng trao
đổi được tính bằng nội tệ. Do đó, công thức tính tỉ giá thực có thể viết:
RER
=
N
T
P
, (3)
P

Theo công thức (3), tỉ giá thực được tính bằng tỉ lệ giá hàng hoá có khả năng trao
đổi so với giá hàng hoá không có khả năng trao đổi . Một sự gia tăng giá tương đối của
hàng hoá có khả năng trao đổi so với giá hàng hoá có khả năng trao đổi làm tăng RER,
nghĩa là, nội tệ giảm giá thực đi kèm với những hệ quả tương ứng trong phân phối nguồn
lực và năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, số nghịch đảo của RER cũng thường được gọi là RER, biểu hiện tỉ lệ
chỉ số giá trong một nước so với chỉ số giá ở nước ngoài, và thường được sử dụng khá
phổ biến để phân tích, minh hoạ một cách trực quan hơn sự lên giá hay giảm giá thực
của nội tệ. Theo cách xác định này thì khi RER tăng, hàm ý nội tệ lên giá thực, còn khi
RER giảm, nội tệ giảm giá thực.

Biểu đồ 4: Cán cân thương mại và REER, NEER


Nguồn: Sherman Chan và Tu Packard, “Is Vietnam Facing a Curency Crisic?” June, 11,
2008.

Trong thời gian qua, do đồng Việt Nam gắn với đồng USD đang giảm giá trên thị
trường thế giới nên tỉ giá hiệu lực danh nghĩa (NEER) đã giảm, và tăng trưởng xuất khẩu
do đó, vẫn tăng khá (bình quân trên 20%/năm). Tuy nhiên, lạm phát Việt Nam từ năm
2004 cho đến nay, đặc biệt là từ năm 2007, cao hơn nhiều so với các đối tác thương mại
chủ chốt, làm cho REER tăng mạnh (xem biểu đồ 4), và đi kèm theo đó là tăng trưởng
nhập khẩu đạt mức kỉ lục: năm 2007, nhập khẩu tăng 39,4%, 6 tháng đầu năm 2008, tăng
60,3% so với cùng kì 2007 và bằng 56,7% kế hoạch năm. Độ doãng ra ngày càng lớn
giữa NEER và REER cho thấy tỉ lệ lạm phát cao đã xói mòn năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế chứ không phải do tỉ giá danh nghĩa. Vì vậy, chính phủ cần tập trung vào cuộc
chiến chống lạm phát để đưa REER trở lại mức cân bằng. Sự linh hoạt trong điều hành
chính sách tỉ giá thể hiện qua việc tăng biên độ giao dịch của tỉ giá đồng Việt Nam so với
đồng Đô la Mỹ từ +/- 1% lên +/-2% và một sự linh hoạt định giá tiền đồng Việt Nam gắn

×